Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

văn hóa australia và kinh nghiệm cho doanh nghiệp việt nam khi đầu tư vào thị trường này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.99 KB, 37 trang )

Môn học: Quản trị Kinh doanh Quốc tế GV: Cô Đinh Thị Thu Oanh
1. Tổng quan về nước ÚC
1.1. Lịch sử hình thành:
Năm 1768, Đô đốc Hải quân của Hoàng gia Anh cử thuyền trưởng James Cook và thuỷ
thủ đoàn thực hiện chuyến đi khảo sát, thám hiểm nơi gọi là Vùng đảo lớn ở phía Nam
(Great South Island). Đoàn thám hiểm mang tên “The Endeavor” đã tới vùng Vịnh
Botany và tuyên bố vùng đảo ở khu vực vùng vịnh này thuộc chủ quyền của Anh. Vua
George III quyết định sử dụng Vịnh Botany là nơi dành cho các phạm nhân. Tháng
1/1788, hạm đội đầu tiên dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng Arthur Phillip đã chở các
phạm nhân ra Vịnh với tổng số trên 168.000 phạm nhân. Trong những năm 1850, khu
vực đảo này được phát hiện có chứa nhiều vàng nên đã thu hút thêm nhiều người đến
định cư tự dư. Cho đến những năm 1890, dân số của khu vực đảo tăng lên nhanh chóng
với sự sát nhập của New South Wale, Wester Australia, Van Di emen’s Land (ngày nay là
Tasmania) và Port Phillip (ngày nay là Victoria). Australia trở thành một quốc gia kể từ
ngày 1/1/1901.
1.2 Các thông tin tóm tắt cơ bản, tổng quát về Liên bang Australia:
- Tên nước: Liên bang Australia (Commonwealth of Australia)
- Ngày quốc khánh: 26/1/1788
- Thủ đô: Canberra
- Vị trí địa lý: Australia nằm ở bán cầu Nam; được bao bọc Nam Thái Bình Dương ở
phía Đông; Ấn Độ Dương ở phía Tây; biển Araphura ở phía Bắc và đảo Taxmania ở phía
Nam. Australia không có biên giới đất liền với nước nào.
- Diện tích: 7.617.930km
2
- Khí hậu: Ôn hòa, lục địa, thay đổi rõ rệt theo ba vùng: Cận xích đạo ở phía Bắc, nhiệt
đới ở vùng trung tâm và cận nhiệt đới ở phía Nam.
- Dân số: 22.509.890 (con số ước lượng đến 2010)
- Dân tộc: Người da trắng (94%), người châu Á (2%), người bản xứ (thổ dân) (1%), các
chủng tộc khác (3%).
Nhóm 9 Lớp NT 3 Trang 1
Môn học: Quản trị Kinh doanh Quốc tế GV: Cô Đinh Thị Thu Oanh


- Cơ cấu hành chính: Australia là một đất nước rộng lớn bao gồm 6 tiểu bang và 2 vùng
lãnh thổ chính. Các tiểu bang đó là: New South Wales (NSW), Queensland (QLD), Nam
Australia (SA), Tasmania (TAS), Victoria (VIC) và Tây Australia (WA). Hai vùng lãnh
thổ chính là Lãnh thổ phía Bắc (Northern Territory - NT) và Lãnh thổ thủ đô Australia
(Australian Capital Territory - ACT). Lãnh thổ thủ đô kết hợp với một vùng lãnh thổ
riêng biệt nằm trong New South Wales gọi là Lãnh địa Vịnh Jervis (Jervis Bay Territory)
đóng vai trò là căn cứ hải quân và cảng biển cho thủ đô.Ngoài ra, Australia còn có một
số vùng lãnh thổ bên ngoài có cư dân sinh sống (đảo Norfolk, đảo Christmas, quần đảo
Cocos và Keeling) và một số đảo hầu như không có người sinh sống như quần đảo Biển
san hô (Coral Sea Islands Territory), quần đảo Heard và McDonald và lãnh địa Nam cực
thuộc Australia.
- Cơ cấu chính quyền: Theo chế độ quân chủ lập hiến, là thành viên khối liên hiệp Anh.
Hệ thống pháp luật: Dựa trên hệ thống pháp luật phổ thông của Anh, Ngành tư pháp
cũng có 2 cấp liên bang và tiểu bang.
- Đơn vị tiền tệ: Đồng đôla Australia (AUD)
- Tôn giáo: Anh quốc giáo (26,1%); Cơ Đốc giáo (26%), các tôn giáo khác (24,3%).
- Ngôn ngữ: Tiếng Anh; một số thổ ngữ khác cũng được sử dụng.
1 . 3. Chính trị:
Thể chế chính trị: Quân chủ lập hiến.
* Hiến pháp: Thông qua ngày 9/7/1990
* Cơ quan hành pháp:
- Đứng đầu Nhà nước là Nữ hoàng Anh, thông qua đại diện toàn quyền. Toàn quyền do
Nữ hoàng chỉ định.
- Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng, thông qua bầu cử, có nhiệm kỳ 3 năm. Thủ tướng
chỉ định các Bộ trưởng trong Nội các. Hệ thống chính trị được xây dựng theo cơ cấu liên
bang-tiểu bang.
* Cơ quan lập pháp: Quốc hội liên bang gồm hai viện:
- Thượng viện: 76 ghế (mỗi bang được 12 ghế và mỗi vùng được 2 ghế; một nửa số
thành viên được bầu 3 năm một lần theo phổ thông đầu phiếu).
Nhóm 9 Lớp NT 3 Trang 2

Môn học: Quản trị Kinh doanh Quốc tế GV: Cô Đinh Thị Thu Oanh
- Hạ viện: 150 ghế (được bầu theo phổ thông đầu phiếu trên cơ sở đại diện tỷ lệ, nhiệm
kỳ 3 năm; không bang nào có dưới 5 đại biểu).
2.KINH TẾ CHÂU AUSTRALIA
2.1 Tổng quan tình hình phát triển kinh tế
Australia có một môi trường kinh tế, chính trị và xã hội ổn định nhất trong khu vực. Nền
kinh tế Australia mang tính cạnh tranh cao và là nền kinh tế đứng thứ 14 toàn cầu. Với
tốc độ phát triển kinh tế, lạm phát thấp, lãi suất thấp, Australia đang được coi là nên kinh
tế phát triển năng động bậc nhất trong số các nước công nghiệp phát triển. Australia có
một khu vực kinh tế tư nhân hoạt động hiệu quả, một thị trường lao động năng động và
một khu vực thương mại rất có tính cạnh tranh.
Australia là một trong những nền kinh tế mở nhất trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế
nhanh trong suốt 17 năm qua luôn đi kèm với lạm phát thấp và năng lực sản xuất cao,
khiến nền kinh tế Australia vận hành vững chắc trong những năm 2000 - 2007 trái ngược
lại với tình trạng suy thoái kinh tế trên toàn cầu. Tuy nhiên trong bối cảnh khủng hoảng
kinh tế thế giới từ cuối năm 2007 đến nay, nền kinh tế Australia cũng bị tác động với tỷ
lệ lạm phát cao nhất kể từ 1991 và những lo ngại nền kinh tế phát triển quá nóng. Trong
quý I/2008 GDP đã tăng 0,6% so với quý IV/2007, gấp đôi so với dự đoán. Tính đến
tháng 6/2008, ngân hàng trung ương nước này đã lần thứ ba tăng lãi suất, lên mức 7.25%
để hãm bớt tốc độ tăng trưởng.
Nhìn chung nước Úc có một nền kinh tế phát triển với thu nhập bình quân theo đầu
người cao hơn Liên Hiệp Anh, Đức và Pháp một chút theo sức mua tương đương. Nước
này cũng được xếp hạng ba về chỉ số phát triển con người của Liên hiệp quốc năm 2007
và hạng sáu về chỉ số chất lượng cuộc sống của tạp chí tin tức The Economist năm 2005.
Nước Úc còn nắm giữ kỷ lục với 4 thành phố lớn nằm trong danh sách những thành phố
dễ sống nhất thế giới là Melbourne (hạng 2), Perth (hạng 4), Adelaide (hạng 7) và
Sydney (hạng 9)
[41]
.
Nhóm 9 Lớp NT 3 Trang 3

Môn học: Quản trị Kinh doanh Quốc tế GV: Cô Đinh Thị Thu Oanh
GDP của Úc (đỏ) và chỉ số giá tiêu dùng (xanh), 1970-2008.
Nguồn từ ngân hàng chính của Úc
2.2 Nền kinh tế Australia có một số nét đặc trưng tiêu bi ểu :
2.2.1. Nền Kinh tế tự do :
Từ đầu những năm 1980 trở đi, kinh tế Australia đã tiếp tục thực hiện theo nền kinh tế tự
do. Trong năm 1983, dưới thời thủ tướng Bob Hawke, đồng đô la Úc được thả nổi và
chính sách tài chính khôn khéo bãi bỏ sự điều tiết được đưa vào thực hiện. Đầu những
năm 1990 cho thấy nền kinh tế Australia lâm vào thoái trào và nợ của chính phủ tăng lên
tới $96 tỷ dưới thời thủ tướng Paul Keating.
Món nợ $96 tỷ của chính phủ đã được thanh toán đầy đủ vào giữa những
năm 1996 và 2007 bởi chính phủ theo đường lối tự do của thủ tướng John Howard và
giám đốc ngân hàng Peter Costello. Trong suốt thời kỳ lãnh đạo, giới thiệu thuế hàng
hóa và dịch vụ (GST) tìm cách khuyến khích mức độ tiết kiệm giữa người có thu nhập
thấp.
2.2.2. Nền kinh tế có sức cạnh tranh cao
Australia là một trong những nền kinh tế lớn có tính mở và có sức cạnh tranh cao. Nền
kinh tế phát triển mạnh bắt nguồn từ sự quản lý kinh tế hiệu quả và cải cách cơ cấu hợp
lý. Khu vực kinh tế tư nhân của Australia có sức canh tranh cao, năng động và một lực
lượng lao động lành nghề, linh hoạt.
Nhóm 9 Lớp NT 3 Trang 4
Môn học: Quản trị Kinh doanh Quốc tế GV: Cô Đinh Thị Thu Oanh
Từ năm 2002 đến nay, ngân sách chính phủ liên tục thặng dư nhờ doanh thu tăng trưởng
mạnh.
2.2.3. Nền kinh tế tăng trưởng mạnh và lạm phát thấp
Trung bình tăng trưởng GDP thực tế của Australia vào khoảng 3.4% kể từ năm 1998.
Tăng trưởng kinh tế luôn đi kèm với lạm phát thấp. Nhưng từ cuối năm 2006, nền kinh
tế hiện đang có những dấu hiệu tăng trưởng nóng. Tăng trưởng GDP thực tế năm 2007 là
3.9%, kèm theo lạm phát tăng do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới.
Một nhân tố quan trọng đóng góp vào sự thành công của Australia trong việc duy trì lạm

phát thấp với mức tăng trưởng cao chính là sức sản xuất cao của nền kinh tế. Từ năm
1990, sức sản xuất của Australia tăng trung bình 2.3%. Đây là một trong những mức cao
nhất trong các nước OECD - trên 1.8%.
Khu vực kinh doanh quy mô nhỏ của Australia có vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Khu vực này giải quyết việc làm cho 58% lực lượng lao động tăng thêm hàng năm và
khoảng 30% sản xuất kinh tế của Australia.
2.2.4. Một cơ cấu kinh tế mạnh
Australia hiện có một khung chính sách kinh tế khá toàn diện. Nền kinh tế có sức cạnh
tranh mang tính toàn cầu và là một địa chỉ đầu tư hấp dẫn. Australia có một cơ cấu kinh
tế hợp lý, ổn định và hiện đại tạo sự an toàn cho hoạt động kinh doanh.
Australia là một nền kinh tế mở với hệ thống thuế dành ưu đãi khá nhiều cho giới kinh
doanh, ít rào cản thương mại và đầu tư. Thị trường lao động linh hoạt và độ lành nghề
cao, với tăng trưởng kinh tế mạnh, mức lương và giá cả vừa phải, tạo sức đẩy liên tục
trong giải quyết việc làm.
2.2.5. Nền công nghiệp tri thức
Australia là một trong những nền kinh tế hiện đại chủ yếu dựa trên kinh tế tri thức - tức
là nền kinh tế được điều khiển bởi các hoạt động sản xuất, phân phối sử dụng tri thức và
công nghệ thông tin. Các ngành công nghiệp dựa trên tri thức (knowledge-based
industries) hiện đóng góp gần một nửa GDP của Australia.
Vai trò của kỹ năng, tri thức, đổi mới các doanh nghiệp cũng như mạng thông tin trong
nước và quốc tế đối với sức cạnh tranh trong thương mại quốc tế của Australia ngày
Nhóm 9 Lớp NT 3 Trang 5
Môn học: Quản trị Kinh doanh Quốc tế GV: Cô Đinh Thị Thu Oanh
càng trở nên quan trọng. Thông tin và công nghệ thông tin là một trong những ngành
công nghiệp chủ chốt đem lại sự tăng trưởng kinh tế cho Australia.
Người dân Australia có một phần không nhỏ là dân di cư đến từ khoảng 200 nước trên
thế giới, nhờ đó lực lượng lao động Australia được đánh giá là biết nhiều thứ tiếng nhất
trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Hơn 4.1 triệu người Australia có thể nói được
ngôn ngữ thứ hai trong đó có 3 triệu người nói ngôn ngữ không phải là tiếng Anh bản
địa.

2.2.5. Sự điều chỉnh kinh tế trong nước
Cải cách cơ cấu là nhân tố đầy sức mạnh đưa nền kinh tế Australia hoạt động hiệu quả
hơn, có sức sản xuất lớn hơn. Tương ứng với những cải cách này, rất nhiều công ty của
Australia lĩnh hội rằng hướng vào nhu cầu của thị trường thế giới và những cơ hội hiện
có sẽ có thể mang lại lợi nhuận cao cho họ.
Các doanh nghiệp của Australia hiện được coi là những nhà sản xuất hàng hoá và dịch
vụ chất lượng cao trên thị trường thế giới. Đây là một thuận lợi về uy tín, hỗ trợ cho sức
cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ của Australia trên thị trường thế giới. Những cải
cách trong thời gian gần đây của Australia tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:
+ Giảm thuế quan nhập khẩu, mở cửa thị trường: Australia đã thừa nhận lợi ích của việc
mở cửa thị trường thông qua việc giảm hơn một nửa thuế đánh trên hàng nhập khẩu.
+ Cải tiến chính sách cạnh tranh: Nhận ra rằng sự tiếp cận thị trường của hàng hoá nhập
khẩu có thể gặp khó khăn nếu chính sách cạnh tranh không phát huy hiệu
+ Thay đổi hệ thống thuế: Những thay đổi trong hệ thống thuế đã làm giảm đáng kể chi
phí kinh doanh, đặc biệt là đối với những người xuất khẩu
+ Cải cách về quan hệ lao động: Những cải cách về quan hệ lao động làm cho thị trường
lao động linh hoạt và có khả năng thích nghi cao hơn, củng cố niềm tin vào chất lượng
và trách nhiệm cuả hoạt động cung cấp sản phẩm xuất khẩu của Australia.
+ Bãi bỏ một số quy định trong một số ngành của nền kinh tế - như tài chính, vận tải
hàng không, điện và các ngành viễn thông-điều này đã làm tăng sức cạnh tranh cho nền
kinh tế Australia.
+ Các chương trình mục tiêu của Chính phủ đang đẩy mạnh khả năng đổi mới của
Australia
Nhóm 9 Lớp NT 3 Trang 6
Môn học: Quản trị Kinh doanh Quốc tế GV: Cô Đinh Thị Thu Oanh
2.2.7. Một số đặc điểm khác:
+ Với nguồn tài nguyên tự nhiên dồi dào, ngay từ thế kỷ 19, Australia đã có mức sống
cao. Quốc gia này đã đầu tư tương đối lớn vào cơ sở hạ tầng xã hội, bao gồm giáo dục,
đào tạo, y tế và vận tải.
+ Lực lượng lao động Australia được xem là có nhiều tiến bộ trong những năm vừa qua,

những tiến bộ đó đã nâng cao năng lực sản xuất trong những năm 1990. Australia có
khoảng 10 triệu lao động. Người lao động Australia được đào tạo tốt và có trình độ cao.
+ Trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay, kỹ năng ngôn ngữ là lợi thế chủ yếu của lực
lượng lao động. Mặc dù Australia là một nước nói tiếng Anh, nhưng hơn 4.1 triệu người
Australia biết ngôn ngữ thứ hai
+ Australia là một nước có một nền kinh tế tư bản phương tây phát triển, với khu vực
dịch vụ chiếm ưu thế, đóng góp 68% GDP. Khu vực nông nghiệp và khai khoáng chỉ
chiếm 4.7% nhưng lại chiếm tới 65% giá trị xuất khẩu. Australia có chỉ số GDP/ đầu
người tương đương với bốn nền kinh tế lớn của Tây âu. Năm 2007, GDP đạt 908.8 tỷ
USD, đứng thứ 14 thế giới.
+ Sự gia tăng sản lượng trong nền kinh tế nội địa, sự kinh doanh sôi động, cùng với sự
gia tăng xuất khẩu của những nguyên liệu thô và những sản phẩm nông nghiệp đã tiếp
lửa cho nền kinh tế đất nước.
2.3 Các ngành kinh tế trọng điểm
2.3.1. Nông nghiệp và thủy sản
Nông nghiệp ở Australia phát triển theo hướng hiện đại và thậm chí được xem như một
ngành công nghiệp. Nó thu hút 420000 lao động và đóng góp 3% vào GDP. Tuy phần
đóng góp rất nhỏ bé so với khu vực dịch vụ, nhưng đây lại là mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Úc. Vào thập niên năm mươi của thế kỷ XX, nông nghiệp đóng góp tới 80% giá trị
xuất khẩu, nhưng đến nay con số đang giảm dần.
Nền nông nghiệp Australia phải đối mặt với một số thách thức như: vấn đề bảo vệ nguồn
nước để chống hạn hán, chống nhiễm mặn đất và cuộc tranh cãi xung quanh việc phát
triển thực phẩm biến đổi gen. Ở thị trường trong nước, các doanh nghiệp kinh doanh
nông phẩm phải cạnh tranh gay gắt để giành cơ hội xuất khẩu.
Nhóm 9 Lớp NT 3 Trang 7
Môn học: Quản trị Kinh doanh Quốc tế GV: Cô Đinh Thị Thu Oanh
Ngành thuỷ sản cũng phát triển mạnh mẽ. Mặt hàng tôm sú, tôm hùm, bào ngư,… của
Australia được xuất khẩu ra thị trường thế giới với kim ngạch đạt1,6 tỷ A$ (tính theo giá
FOB)trong năm2003-2004.
2.3.2 Dịch vụ

Lĩnh vực dịch vụ của Australia đã tăng trưởng đáng kể trong những thập kỷ gần đây.
Lĩnh vực này bao gồm phần lớn các hoạt động kinh tế đa dạng.
Dịch vụ chiếm khoảng 47% GDP trong năm 2003-2004 và có kim ngạch xuất khẩu ngày
càng tăng, ở mức trung bình 10,3%/năm trong vòng 20 năm qua.
Kim ngạch xuất khẩu đạt mức kỷ lục là 33,9 tỷ A$ trong năm 2003-2004, tăng khoảng
4,7% so với năm 2002-2003 và 0,8% so với năm 2000-2001, năm diễn ra Thế vận hội
Olympic. Trong năm 2003-2004, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chiếm khoảng 24% tổng
kim ngạch xuất khẩu của Australia
Sự phát triển trong lĩnh vực dịch vụ của Australia phần lớn là do sự tămg trưởng nhu cầu
đối với các dịch vụ mới và phức tạp như việc ứng dụng công nghệ mới để đáp ứng nhu
cầu này, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, kinh doanh, vận tải, viễn thông và
giải trí.
Du lịch là ngành dịch vụ mũi nhọn của Australia, góp phần đáng kể trong việc tạo việc
làm, thúc đẩy xuất khẩu và kinh tế khu vực.
Việc tận dụng những tiềm năng du lịch của Australia là một yếu tố quan trọng để thúc
đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ, tạo công ăn việc làm và phát triển xuất khẩu.
Du lịch từ nước ngoài dự kiến sẽ đóng góp 30 tỷA$ vào tổng kim ngạch xuất khẩu của
nền kinh tế Austalia vào năm 2009-2010, thu hút 9 triệu du khách nước ngoài.
Xuất khẩu dịch vụ giáo dục cũng đóng góp một phần quan trọng trong tăng trưởng
chung của xuất khẩu dịch vụ. Đây là lĩnh vực đứng thứ 3 trong xuất khẩu dịch vụ của
Australia sau du lịch và vận tải.
Dịch vụ kinh doanh và dạy nghề là một trong những ngành công nghiệp tri thức có tốc
độ phát triển nhanh nhất của Australia. Lĩnh vực này bao gồm các lọai hình dịch vụ đa
dạng, từ các ngành truyền thông như kế toán, luật, kiến trúc và cơ khí máy móc cho tới
dịch vụ nghiên cứu thị trường, quản lý kinh doanh và công nghệ thông tin.
Nhóm 9 Lớp NT 3 Trang 8
Môn học: Quản trị Kinh doanh Quốc tế GV: Cô Đinh Thị Thu Oanh
Tăng trưởng dịch vụ tài chính trên toàn cầu thông qua các thị trường tài chính mở và ít
ràng buộc bởi các luật lệ đã tạo ra thị trường toàn cầu cho các quỹ đầu tư.
2.3.3 Sản xuất chế tạo

Hầu hết các ngành sản xuất chế tạo của Australia được hỗ trỡ bởi các mức thuế suất bảo
hộ trong nửa đầu thế kỷ và trong những năm đầu của thời kỳ sau chiến tranh. Tuy nhiên,
rất nhiều ngành do được hình thành nhờ các rào cản thuế quan bảo hộ nên có rất ít động
lực để nâng cao hiệu quả hoặc vươn ra ngoài thị trương nội địa.
Trong thập kỷ qua, sức cạnh tranh của rất nhiều ngành sản xuất chế tạo đã được nâng cao
thông qua chương trình cải cách kinh tếvi mô của Chính Phủ bao gồm các biện pháp như
hạ giá đồng tiền, kiềm chế tiền lương và điều tiết lợi nhuận.
Sự hỗ trợ kịp thời của Chính Phủ đã tạo nên cú hích cho rất nhiều ngành tìm cách nâng
cao khả năng cạnh tranh, đặc biệt là sản xuất hướng vào xuất khẩu.
Ngành sản xuất chế tạo của Australia đã đạt được những thành quả quan trọng trong
những năm gần đây nhờ những cải cách mạnh mẽ như giảm thuế suất và ứng dụng công
nghệ tiến bộ. Với khả năng cạnh tranh toàn cầu và hướng vào xuất khẩu, ngành này đang
trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trong đó trọng tâm là những
hàng hoá có mức độ tinh xảo cao.
Trong năm 2003-2004, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng sản xuất chế tạo của Australia
chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, giảm 5,5% so với cùng kỳ
năm trước, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng bình quân hàng năm trong vòng 5
năm qua.
2.3.4.Năng lượng và khai mỏ
Rất nhiều tài nguyên khoáng sản được tìm thấy ở Australia và hầu hết được xuất khẩu.
Trên thực tê, Australia là một trong số ít các nền kinh tế phát triển dòng năng lượng với
kim ngạch xuất khẩu khoáng sản chiểm 35% tổng kim ngạch xuất khẩu (bao gồm cả
dịch vụ) và 64% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trong năm 2003-2004.
Xuất khẩu năng lượng của Australia ước đạt 20,7 tỷ A$ trong năm 2003-2004, trong đó
khoáng sản chiếm 32,3 tỷ A$ (tính theo giá FOB). Các mặt hàng khoáng sản xuất khẩu
chính bao gồm than đá, dầu mỏ, vàng, quặng sắt, ôxit nhôm, nhôm, khí đốt tự nhiên và
đồng
Nhóm 9 Lớp NT 3 Trang 9
Môn học: Quản trị Kinh doanh Quốc tế GV: Cô Đinh Thị Thu Oanh
Ngành công nghiệp khai mỏ của Australia phát triển mạnh mẽ và Australia được đánh

giá là một trong những nước có tiềm năng nhất trên thế giới trong ngành này.
2.3.5.Chế biến thực phẩm
Ngành chế biến thực phẩm của Australia rất đa dạng về chủng loại sản phẩm và là một
thành phần thiết yếu của nền kinh tế quốc gia này. Đây là ngành công nghiệp lớn nhất cả
nước với doanh thu hơn 71.4 tỷ USD trong năm 2005-06. Mặt hàng này tăng trưởng về
giá trị trung bình 2% mỗi năm trong suốt mười năm qua.
50 công ty chế biến thực phẩm và đồ uống lớn nhất nước Úc chiếm tới ¾ thị trường
nội địa. Siêu thị và các đại lý chiếm phần lớn doanh số tiêu thụ thực phẩm, khoảng 60%
tổng giá trị bán lẻ mặt hàng này trong năm 2006-2007
2.3.6 Khai khoáng
Khai khoáng là một trong những ngành công nghiệp xuất hiện sớm nhất ở Úc. Quan
trọng nhất phải kể tới ngành khai thác than đá. Than được khai thác ở tất cả các bang của
Úc. Nó được dùng để sản xuất nhiệt điện và xuất khẩu. 75% sản lượng than được xuất
khẩu, chủ yếu là tới thị trường Đông Á. Than cung cấp 85% sản lượng điện tiêu thụ cho
quốc gia này.
Khai khoáng đóng góp 5.6% vào GDP, nhưng lại chiếm tới 35% kim ngạch xuất khẩu
của Úc. Đây là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới về than đá, quặng sắt, chì, kim cương,
titan, thiếc và riniconi; đứng thứ hai về vàng và uranium; đứng thứ ba thế giới về xuất
khẩu nhôm.
2.3.7. Thương mại
Bên cạnh việc duy trì tốc độ phát triển thương mại hàng hoá mạnh mẽ, thị trường xuất
khẩu các dịch vụ mới và các sản phẩm sản xuất chế tạo tinh vi cũng đã phát triển. Tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ năm 2007 của Australia lên đến 454.3 tỷ
A$, chiếm khoảng 1% thương mại toàn cầu. Những đối tác thương mại lớn nhất của Úc
là Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc.
Nghiên cứu gần đây của OECD cho thấy sức mạnh của Australia không những thể hiện ở
những ngành truyền thống, mà còn đứng trong hàng ngũ sáu nền kinh tế mới tăng trưởng
nhanh và thành công nhất. Australia là một nước có hạ tầng công nghệ thông tin liên lạc,
môi trường kinh doanh và đào tạo nguồn nhân lực rất phát triển. Hơn nữa,
Nhóm 9 Lớp NT 3 Trang 10

Môn học: Quản trị Kinh doanh Quốc tế GV: Cô Đinh Thị Thu Oanh
Nhờ sự đa dạng hoá cơ sở xuất khẩu (export base), Australia hiện không chỉ là nước
xuất khẩu hàng hoá mà còn là nước có nền công nghiệp sản xuất chế tạo và công nghiệp
dịch vụ tinh vi. Thương mại hàng hoá của Australia phát triển mạnh, thị trường xuất
khẩu các dịch vụ mới và các sản phẩm sản xuất chế tạo tinh vi cũng đã nổi lên.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Australia vẫn tiếp tục tăng trưởng đều
và khá cao trong những năm qua với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 12%/năm. Năm
2004 đã có sự chuyển biến rất lớn trong quan hệ thương mại hành hoá giữa hai nước;
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Australia tăng trưởng mạnh so với năm 2003
(tăng 27%, đạt 1,82 tỷ US$) trong khi kim ngạch nhập khẩu từ Australia tăng 72% (đạt
456 triệu US$)
Hiện Australia là đối tác thương mại thứ 7 của Việt nam, về xuất khẩu là thị trường xuất
khẩu lớn thứ tư sau Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quan hệ thương mại
Việ Nam – Australia, thặng dư thương mại khá lớn, đạt 1,4 tỷ US$, (chủ yếu do Việt
Nam xuất khẩu dầu thô sang Australia). Các mặt hàng xuất khẩu (ngoài dầu thô) gồm
thuỷ hải sản, hật điều, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ đều có tốc độ tăng trưởng rất mạnh. Điều
này cho thấy tiềm năng xuất khẩu sang thị trường này rất lớn mà ta chưa khai thác hết.
Điểm mạnh nhất của hoạt động xuất khẩu Australia được thể hiện trong hoạt động
xuất khẩu các sản phẩm sơ cấp (primary products). Sản phẩm sơ cấp xuất khẩu của
Australia bao gồm nông sản, khoáng sản và sản phẩm năng lượng. Những sản phẩm này
có đóng góp rất to lớn đối với sự phát triển quốc gia.
Australia là nước dẫn đầu thế giới về hàng nông sản và thực phẩm chất lượng cao.
Australia cũng xuất khẩu những sản phẩm sơ cấp của mình dưới hình thức gia công xuất
khẩu, thể hiện sự nhanh nhạy trong xuất khẩu tổng hợp. Những nhân tố thúc đẩy sự tăng
trưởng và thay đổi to lớn trong xuất khẩu của Australia bao gồm: sự đa dạng hoá sản
phẩm, đa dạng hoá thị trường mục tiêu và đổi mới, tạo giá trị gia tăng ngay từ sản phẩm
gốc, tăng nhu cầu của thế giới đối với đồ uống và thực phẩm gia công.
2.4 . Đầu tư
Úc là một địa chỉ đầu tư có sức cạnh tranh cao ở châu Á Thái Bình Dương với khá nhiều
lợi thế thu hút đầu tư như:

Nhóm 9 Lớp NT 3 Trang 11
Môn học: Quản trị Kinh doanh Quốc tế GV: Cô Đinh Thị Thu Oanh
- Một nền kinh tế mở, phát triển mạnh và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng cao trong những
năm tới.
- Lạm phát và lãi suất thấp.
- Chính sách tài chính và tiền tệ được quản lý và thực hiện tốt.
- Lực lượng lao động tận tuỵ và đáng tin cậy và tỷ lệ tranh chấp công nghiệp thấp.
- Lực lượng lao động biết sử dụng nhiều thứ tiếng, được đào tạo ở trình độ cao, lành
nghề, biết sử dụng máy vi tính.
- Các chi phí về tiền lương, chi phí bất động sản và xây dựng thấp so với các nước phát
triển khác, năng suất lao động cao.
- Môi trường pháp lý có tính mở và hiệu quả.
- Thị trường nội địa có quy mô tương đối lớn và liên kết chặt chẽ với khu vực châu Á -
Thái Bình Dương.
- Chi phí nghiên cứu và phát triển và chi phí cơ sở hạ tầng kinh doanh thấp.
- Hạ tầng viễn thông và kỹ thuật thông tin ngang tầm với các nước phát triển khác trên
thế giới.
- Môi trường chính trị ổn định, đầu tư trực tiếp nước ngoài được khuyến khích và ưu đãi
trong đó Chính phủ Úc cam kết cung cấp các dịch vụ đầu tư chất lượng cao.
Trong suốt 18 năm qua, Úc đã thực hiện thành công cuộc cách mạng kinh tế và hiện nay
quốc gia này đã trở thành một trong những nước có nền kinh tế mở nhất, ổn định nhất và
đáng tin tưởng nhất trên thế giới với mức tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát thấp. Úc
mời gọi đầu tư nước ngoài và liên kết tốt với nền kinh tế toàn cầu. Những cải cách gần
đây trong hệ thống thuế của Úc dự báo sẽ có nhưng ảnh hưởng sâu sắc tích cực hơn nữa
tới môi trường đầu tư vµ kinh doanh.
Sự phát triển công nghệ và đổi mới ngày càng trở nên quan trọng đối với tăng trưởng
kinh tế Úc. Trong suốt thập kỷ qua, Úc đã nhanh chóng thực hiện phát triển công nghệ
thông tin để tăng giá trị gia tăng cho các hoạt động kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực
công nghiệp và dịch vụ.
Tính đến 31/12/2004, Australia có 133 dự án được cấp giấy phép với 1,042 tỷ US$ vốn

đầu tư vào Việt Nam. Tổng mức vốn thực hiện đạt 312 triệu US$, doanh thu đạt 1,115 tỷ
Nhóm 9 Lớp NT 3 Trang 12
Môn học: Quản trị Kinh doanh Quốc tế GV: Cô Đinh Thị Thu Oanh
US$ trong năm 2003 và sử dụng 5.958 lao động. Các dự án của Australia đã có mặt tại
21 tỉnh, thành phố của Việt Nam, chủ yếu tập trung vào 4 lĩnh vực là bưu chính- viễn
thông, công nghiêp nặng, công nghiệp thực phẩm, các dịch vụ giáo dục, tài chính, y tế,
bảo hiểm … và đã mang lại hiệu quả tôt, góp phần tích cực vào sự phát triển của Việt
Nam.
Đến nay, có hơn 120 công ty của Australia đã và đang hoạt động tại Việt Nam trong
nhiều lĩnh vực như khai khoáng, dầu khí, chế biến thực phẩm, dịch vụ, sản xuất vật liệu
xây dựng, khách sạn, bưu chính viễn thông, y tế … Australia có thế mạnh đặc biệt trong
lĩnh vực nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Trong những năm gần đây, các công ty
Australia đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm và nước giải khát ở Việt Nam đã tăng đáng kể,
nhất là trong sản xuất bia, chế biến thực phẩm từ bơ sữa, đóng gói đồ uống v.v… Năm
1996, Australia đã xuất khẩu thực phẩm và nước giải khát sang Việt Nam đạt giá trị 37,8
triệu A$
2.5. Cở sở hạ tầng kinh tế
2.5.1.Truyền thông - thông tin
Úc có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông và thông tin liên lạc
hiện đại trên thế giới. Lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ITC) của Úc cung
cấp những dịch vụ rất đáng tin cậy và có giá cả rất cạnh tranh. Trong lĩnh vực thương
mại, tháng 6/2002 có 84% doanh nghiệp sử dụng máy tính và trên 80% doanh nghiệp lớn
và 55% doanh nghiệp vừa đã thiết lập được trang web cho riêng mình.
Úc đã có mạng thông tin kết nối rộng khắp tới các địa phương trong cả nước và tới Bắc
Mỹ và Châu Âu bằng các đường cáp và vệ tinh. Sydney được coi là một trung tâm viễn
thông và là điểm giao dịch Internet chính của Úc. Thành phố được kết nối thông qua
đường dây cáp chạy dưới đáy biển nối liền những đường cáp ngầm với mạng lưới đường
dây cáp trong thành phố.
Số thuê bao điện thoại: thuê bao cố định 9,94 triệu (2006), thuê bao di động 19,76 triệu
(2006)

Thuê bao Internet: 9,458 triệu (2007)
Số người sử dụng Intenet: 15,3 triệu (2006).
Mã Internet quốc gia: .au
Số đài phát thanh, truyền hình :104 (1997).
Nhóm 9 Lớp NT 3 Trang 13
Môn học: Quản trị Kinh doanh Quốc tế GV: Cô Đinh Thị Thu Oanh
Tần số radio: AM 262, FM 345, sóng ngắn 1 (1998).
2.5.2 Giao thông
Mạng lưới đường giao thông nội địa (bao gồm đường ô tô và đường xe lửa) đóng vai trò
quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia Úc.
Việc vận chuyển bằng ô tô chiếm tới gần 80% tổng lượng vận chuyển có quãng đường
nhỏ hơn 100 km và là phương thức vận chuyển thích hợp với những hàng hoá dễ hỏng.
Vận chuyển bằng đường ô tô cũng được sử dụng để phân phối những hàng hoá có quãng
đường vận chuyển từ trung bình đến dài. Đường xe lửa phù hợp với việc vận chuyển
container, sắt thep và các loại hàng hoá siêu trường siêu trọng, với quãng đường vận
chuyển dài.
+ Đường sắt: 38.550 km. Trong đó 3.727 km có độ rộng 1,6m; 20.519 km có độ rộng
1,435m (trong đó 1.877 km là đường tàu điện); 14.074 km có độ rộng 1,067 m (trong đó
2.45km đường tàu điện); 230 km có độ rộng nhỏ hơn 1,067m (2006).
+ Đường thuỷ: 2,000 km (chủ yếu sử dụng cho các hoạt động trên sông Murray và hệt
thống sông Murray - Darling) (2006).
+ Đường bộ: 812,972 km. Trong đó đã lát: 341.448 km; chưa lát: 471.524km (2004).
+ Đường ống: gas/khí đặc 469 km; gas 26.719 km; xăng dầu 240 km; dầu 3.720 km;
dầu/gas/nước 110 km (2007.)
+Hải cảng và kho bãi: Brisbane, Dampier, Fremantle, Gladstone, Hay Point, Melbourne,
Newcastle, Port Hedland, Port Kembla, Port Walcott, Sydney.
+Hàng hải: có 52 tàu trọng tải từ 1000 GRT trở lên
Trong đó: tàu chuyên chở cỡ lớn: 16; tàu hàng: 5; tàu chở hóa chất: 1; tàu container: 1;
tàu chở khí hóa lỏng: 4; tàu chở khách: 7; tàu chở khách/hang: 6; tàu chở dầu: 7; roll
on/roll off: 5.

2.6. Các chỉ số kinh tế, thương mại cơ bản (2007)
- GDP (ngang giá sức mua): $760,8 tỷ (ước năm 2007)
- GDP (tỷ giá chính thức): 908,8 tỷ (ước năm 2007).
- Tỷ lệ tăng GDP thực tế: 3,9% (ước 2007).
- GDP đầu người (ngang giá sức mua): 36 300$ (ước năm 2007).
- Tỷ lệ đóng góp GDP: Nông nghiệp: 3%
Công nghiệp: 26,4%.
Nhóm 9 Lớp NT 3 Trang 14
Môn học: Quản trị Kinh doanh Quốc tế GV: Cô Đinh Thị Thu Oanh
Dịch vụ: 70,6%. (ước năm 2007)
- Tỷ lệ lạm phát: 2.3% (2007).
- Lực lượng lao động: 10,95 triệu (ước 2007).
- Tỷ lệ lực lượng lao động theo ngành: Nông nghiệp: 3,6%.
Công nghiệp: 21,2%.
Dịch vụ: 75,2% (ước 2004).
- Tỷ lệ thất nghiệp: 4,4% (ước 2007).
- Hệ số Gini: 30,5 (2006).
- Đầu tư: 27,3% GDP (ước 2007).
- Thu chi ngân sách:
+ Thu ngân sách : $321,3 tỷ (ước 2007)
+ Chi ngân sách: $309,1 tỷ (ước 2007)
- Nợ quốc gia: 15,4% GDP (Chính phủ đã trả hết nợ ròng vào năm 2006 nhưng tiếp tục
vay nợ để hỗ trợ thị trường trước những rủi ro chứng khoán) (ước 2007).
- Sản phẩm nông nghiệp: lúa mì, lúa mạch, mía, gia súc, cừu, gia cầm.
- Các ngành công nghiệp: khai khoáng, thiết bị công nghiệp và giao thông, chế biến thực
phẩm, hóa chất, thép.
- Mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp: 13,8% (2007)
- Cán cân vãng lai: $-56,2 tỷ (ước 2007).
- Xuất khẩu: $141,7 tỷ (ước 2007).
- Nhập khẩu: $159,4 tỷ (ước 2007).

(Nguồn: CIA Factbook)
2.7. Quan hệ quốc tế
Những thập niên gần đây, quan hệ đối ngoại của Australia chịu ảnh hưởng của liên minh
quân sự với Hoa Kỳ thông qua Hiệp ước ANZUS, đồng thời thể hiện mong muốn thắt
chặt quan hệ với các nước Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là với khối ASEAN và
Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương PIF.
Australia là thành viên của khối Thịnh vượng chung (Gồm Vương quốc Anh và một số
quốc gia độc lập và phụ thuộc), nơi mà sự gặp gỡ của các nguyên thủ trong khối là một
diễn đàn chính thúc đẩy hợp tác.
Australia ủng hộ mạnh mẽ tự do hoá thương mại quốc tế. Quốc gia này khới xướng
thành lập khối Cairns (nhóm 19 nước xuất khẩu nông sản lớn) và Diễn đàn Hợp tác Kinh
tế Châu Á - Thái Bình Dương.
Nhóm 9 Lớp NT 3 Trang 15
Môn học: Quản trị Kinh doanh Quốc tế GV: Cô Đinh Thị Thu Oanh
Là một trong số những nước sáng lập Liên Hợp Quốc, Australia duy trì một chương trình
viện trợ quốc tế cho 60 quốc gia kém phát triển. 2005-2006, ngân sách cho khoản viện
trợ này ước tính 2.5 tỷ A$, chiếm 1%GDP.
Việt Nam và Australia đã ký nhiều Hiệp định quan trọng như sau:
• Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại (6/90)
• Hiệp định khuyến khích và đảm bảo đầu tư(3/91),
• Hiệp định tránh đánh thuế hai lần(4/92),
• Hiệp định hàng không (7/95),
• Thoả thuận hợp tác phát triển (5/93) và trên cơ sở thoả thuận này, hai bên đã ký
tiếp Thoả thuận bổ sung về dự án trợ giúp lĩnh vực pháp luật (2/97),
• Thoả thuận chung về hợp tác khoa học và công nghệ (5/93)
• Bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (8/95),
• Cam kết hợp tác xây dựng Cầu Mỹ Thuận (7/95),
• Hiệp định lãnh sự (7/2003) và hai bên đang xem xét ký tiếp các hợp đồng về du
lịch và vận tải biển.
Australia tham gia các tổ chức quốc tế sau: ADB, ANZUS, APEC, ARF, ASEAN (nước

đối thoại), Australia Group, BIS, C, CP, EAS, EBRD, FAO, IAEA, IBRD, ICAO, ICC,
ICCt, ICRM, IEA, IFC, IFRCS, IHO, ILO, IMF, IMO, IMSO, …
3. VĂN HÓA ÚC
3.1 Ngôn ngữ:
Trải qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Chấp nhận và tuỳ nghi.
Trong giai đoạn này, ở một số vùng như Victoria và South Australia, cư dân nói nhiều
thứ tiếng khác nhau; ở một số vùng khác như New South Wales và Tasmania thì lại có
thể xem như vùng đơn ngữ. Chính phủ không khuyến khích hay ngăn cản việc sử dụng
những thứ tiếng khác tiếng Anh, ngoại trừ vẫn còn duy trì sự coi thường đối với các
ngôn ngữ thổ dân.
Nhóm 9 Lớp NT 3 Trang 16
Môn học: Quản trị Kinh doanh Quốc tế GV: Cô Đinh Thị Thu Oanh
Giai đoạn 2: Khoan dung và hạn chế (từ những năm 1870 đến đầu những năm 1900).
Từ những năm 1870, các trường Anh ngữ được thành lập và được xem là các trường
chuẩn mực. Điều này làm nảy sinh xu hướng thuần nhất. Trong những năm đầu thế kỷ
20, các ngôn ngữ không phải tiếng Anh bị giới hạn số giờ dạy ở một số trường tư thục
của một số bang. Trong quá trình hội nhập thế giới có nhiều biến động, căng thẳng, nước
Australia xuất hiện đã thể hiện mạnh mẽ xu hướng là một nước nói tiếng Anh.
Giai đoạn 3: Loại bỏ và đồng hoá (từ 1914 đến 1970).
Thế chiến thứ I và những năm sau đó chứng kiến một xu hướng bài ngoại ở Australia
cũng như những cố gắng nhằm khẳng định vị thế của nó vừa với tư cách là một dân tộc
độc lập vừa với tư cách là một bộ phận của Đế chế British. Đi kèm với quá trình này là
một thứ chủ nghĩa đơn ngữ quá khích: nước Australia và người Australia cần phải quên
đi di sản đa ngữ của mình. Thái độ này được tiếp tục trong giai đoạn sau Chiến tranh thế
giới lần thứ hai, khi một dạng người nhập cư đông đảo đến định cư ở Australia. Những
nhu cầu về ngôn ngữ của những người nhập cư rất ít được quan tâm. Đã có những quy
định nhằm ngăn cản các đài phát thanh chuyển phát "tiếng nước ngoài" vượt qua mức
2,5% thời lượng phát sóng và yêu cầu tất cả các thông điệp không phải tiếng Anh phải
được chuyển dịch sang tiếng Anh. Các ngôn ngữ thổ dân chịu một số phận tồi tệ hơn.

Trong giai đoạn này, sự kỳ thị, sự đồng hoá mang tính cưỡng bức, chẳng hạn, tách trẻ em
khỏi bố mẹ dưới những hình thức nào đó khiến cho 100 trong tổng số 250 ngôn ngữ thổ
dân được bị tiêu diệt. Số còn lại thì được miêu tả là đang trong t.nh trạng "ngoắc ngoải".
Giai đoạn 4: Chấp nhận, thậm chí là khuyến khích (từ đầu những năm 1970).
Giai đoạn này thể hiện sự thay đổi trong chính sách ngôn ngữ, chuyển từ đồng hoá sang
chấp nhận thực tế đa văn hoá. Tất cả các ngôn ngữ được sử dụng trong các cộng đồng cư
dân ở Australia, trong chừng mực nào đó, đều được xem là hợp pháp. Nói chung, việc
dùng kết hợp tiếng Anh và các ngôn ngữ khác được thừa nhận rộng rãi. Tình trạng song
ngữ được xem là một thực tế bình thường (cũng có nghĩa là một số cư dân mà tiếng Anh
không phải là tiếng mẹ đẻ đã coi tiếng Anh như là một trong các ngôn ngữ của họ).
Nhóm 9 Lớp NT 3 Trang 17
Môn học: Quản trị Kinh doanh Quốc tế GV: Cô Đinh Thị Thu Oanh
Những tàn tích của tư tưởng đơn ngữ dần dần bị loại bỏ trong đời sống xã. hội. Khái
niệm "các ngôn ngữ cộng đồng" (community languages) xuất hiện lần đầu tiên vào năm
1974, được dùng để chỉ tất cả các ngôn ngữ không phải là tiếng Anh, bao gồm cả các
ngôn ngữ thổ dân, là biểu hiện cho sự thừa nhận mà chính phủ đã dành cho ngôn ngữ
này. Có khoảng 100 ngôn ngữ cộng đồng đang được sử dụng thường xuyên ở Australia.
3.2.Tôn giáo:
Australia là một nước đa văn hoá, đa dân tộc, đa tôn giáo. Tôn giáo của Australia
bao gồm: tôn giáo, tín ngưỡng của thổ dân Australia, Công giáo (Catholicism) 12,7%,
Anh giáo (British Religious Sect) 23,9%, giáo phái Uniting (Uniting Religious Sect)
7,6%, Chính Thống giáo (The Orthodox Religion) 2,7%, giáo phái Baptit (Baptize
Religious Sect) 1,3%, giáo phái Lute (Lute Religious Sect) 1,3% và giáo phái Giáo hội
của Chúa (Church of God Religious Sect) 0,6%. Ngoài ra, ở Australia còn có nhiều tín
ngưỡng, tôn giáo khác, bao gồm Do Thái giáo (Juidaism), Hồi giáo (Islam Religion)
khoảng 148.000 người, Phật giáo (Buddhism Religion) khoảng 140.000 người, giáo phái
Tân Trưởng lão (Presbyterian New Religion) 732.000 người, giáo phái Ngũ tuần
(Pentecostal Religion) 151.000 người), v.v… Do sự đa dạng tôn giáo của đất nước này,
trong phần trình bày tiếp theo, chúng tôi chỉ tập trung chủ yếu vào tôn giáo, tín ngưỡng
của thổ dân Australia, còn các tôn giáo khác xin được lược qua và sẽ trình bày trong một

dịp khác.
Các tôn giáo chính:
3.2.1. Kitô giáo
Ở Australia, 3/4 dân số coi mình là người theo Kitô giáo, nhưng chỉ có 1/4 là thường
xuyên đi lễ nhà thờ. Nhà thờ đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội qua các việc
làm từ thiện, tổ chức các cuộc quyên góp hay các chương trình giúp đỡ cộng đồng, thí dụ
Dịch vụ Bác sĩ Bay cung cấp các trợ giúp y tế cho các gia đình sống biệt lập nơi những
vùng rừng núi ở Queensland của một giáo phái Tin Lành.
Trong các giáo hội Kitô giáo ở Australia, Anh giáo có tổ chức đầu tiên và giữ vai
trò thống trị trong việc hình thành pháp luật cũng như các thể chế chính trị và xã hội ở
xứ này. Những người theo Anh giáo cho rằng, tôn giáo không thể tách khỏi đời sống
Nhóm 9 Lớp NT 3 Trang 18
Môn học: Quản trị Kinh doanh Quốc tế GV: Cô Đinh Thị Thu Oanh
hằng ngày và những người đứng đầu nhà thờ được coi là người phát ngôn về các vấn đề
của xã hội.
3.2.2.Công Giáo La Mã
Lúc đầu do những người di cư Ireland du nhập vào Australia đầu thế kỉ XX. Sau
này, những người di cư từ Italia và Châu Á sang đây đã làm gia tăng số lượng tín đồ.
Hiện nay, 1/4 người Australia theo Công giáo La Mã. Các chính sách của Giáo hội do
Hội đồng các Giám mục quyết định.
Tín đồ Công giáo La Mã và Anh giáo chiếm 2/3 số người theo Kitô giáo ở
Australia. 13% dân số Australia theo các tôn giáo khác, trong đó có các tín đồ Do Thái
giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Phật giáo.
Những người theo Do Thái giáo sống khá thoải mái trong việc tuân thủ 613 điều
răn vốn hợp thành Luật Do Thái, nhưng họ luôn tuân thủ nghiêm ngặt ba ngày lễ trọng,
đó là các ngày lễ Rosh Hashana (Lễ Năm mới), Lễ Passover (Lễ Vượt qua), Lễ Cứu
chuộc
Người theo Ấn Độ giáo tại Australia chủ yếu đến từ ấn Độ và Đông Phi. Ấn Độ
giáo xem trọng các nghi lễ, và mỗi giai đoạn trong cuộc đời của một cá nhân đều được
đánh dấu bằng một nghi lễ.

3.2.3 Hồi giáo: là tôn giáo phát triển nhanh nhất tại Australia. Hồi giáo được du nhập
vào Australia bởi những người chăn dắt lạc đà Afghanistan, những người được các nhà
khai phá tiên phong đưa đến Australia cùng với họ. Giống như Do Thái giáo, Hồi giáo ở
Australia tương đối mềm dẻo, mặc dù các tín đồ vẫn phải tuân theo các giáo luật, bao
gồm phải thường xuyên cầu nguyện và dành một phần thu nhập để làm việc thiện. Luật
Hồi giáo không được Nhà nước Australia chính thức thừa nhận.
Ngày nay, các ngôi chùa của Phật giáo và đền thờ của Hồi giáo đã trở nên một
quang cảnh rất quen thuộc ở nhiều nơi trong thành phố Sydney. Chùa Phước Huệ của
Việt Nam nằm ở vùng Bonnyrigg. Hiện nay, tại thành phố Sydney, riêng cộng đồng
người Triều Tiên có đến 70 giáo điểm (congregations), cộng đồng người Hoa cũng có
đến hơn 50 giáo điểm. Có một điều đáng chú ý là chưa từng xảy ra một mâu thuẫn lớn
nào giữa tín đồ các tôn giáo ở đây, ngược lại, họ có nhiều quan điểm trùng hợp, cùng
nhau hợp tác làm những công việc nhân đạo.
Nhóm 9 Lớp NT 3 Trang 19
Môn học: Quản trị Kinh doanh Quốc tế GV: Cô Đinh Thị Thu Oanh
3. 3 Thói quen và cách ứng xử :
3.3.1 Quy tắc ứng xử
• Xưng hô với mọi người - người Úc thường có hai tên - tên và họ. Những người ở
tuổi của bạn hoặc trẻ hơn sẽ thường được gọi theo tên. Khi được giới thiệu với
người lớn tuổi hơn bạn, hãy gọi cho họ là Ông, Bà hoặc Cô sau đó là họ của họ
cho tới khi bạn biết rõ họ hoặc họ yêu cầu bạn gọi học bằng tên;
• Lời chào - good morning, good afternoon, good day hoặc how do you do? là
những lời chào nghi thức. Những lời chào không nghi thức là hello hoặc hi;
• G’day – một kiểu chào không chính thức và truyền thống của Úc (dạng ngắn gọn
của từ ngữ "Good day");
• Nói excuse me, please và thank you – excuse me được sử dụng phổ biến nhất khi
nói với ai đó không có dự định là bạn trò chuyện với họ hoặc khi tham gia vào
một cuộc đàm thoại đang diễn ra. Nói please khi yêu cầu điều gì đó và thank you
khi nhận được bất cứ thứ gì;
• Tiếp xúc bằng ánh mắt - cho dù địa vị xã hội hay tuổi tác của bạn ra sao thì người

Úc cũng thích tiếp xúc bằng ánh mắt trực tiếp với những người trò chuyện với họ;
• Không gian cá nhân - người Úc thích duy trì một khoảng không gian cá nhân phù
hợp giữa họ và người khác. Đứng gần một người khác dưới một mét một cách vô
cớ có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái;
• Trang phục - người Úc có xu hướng ăn mặc khá tùy tiện. Nếu cần phải ăn mặc
trang trọng hơn, bạn thường sẽ được người khác nói cho biết;
• Xếp hàng - mọi người xếp hàng khi họ chờ đợi đến lượt cho điều gì đó (ví dụ như
đón taxi, xe buýt, chờ đợi tại quầy bán vé hoặc quầy thu ngân). Không bao giờ
vượt những người khác hoặc "chen ngang" - điều này sẽ không được chấp nhận;
• Đúng giờ – đến muộn sẽ không được chấp nhận. Nếu bạn không thể tới một cuộc
hẹn hoặc lời mời; hoặc sắp bị muộn, luôn gọi điện thoại để giải thích trước khi sự
việc xảy ra;
• Hút thuốc - hút thuốc bị nghiêm cấm trong các tòa nhà của chính phủ và trên
phương tiện giao thông công cộng bao gồm cả các chuyến bay nội địa và quốc tế.
Việc hút thuốc hiện nay bị cấm ở hầu hết các nhà hàng và các địa điểm có đăng
Nhóm 9 Lớp NT 3 Trang 20
Môn học: Quản trị Kinh doanh Quốc tế GV: Cô Đinh Thị Thu Oanh
ký. Khách hàng phải đi ra ngoài đường nếu họ muốn hút thuốc. Nếu bạn đang tới
thăm một ngôi nhà của một người bạn hoặc một thành viên gia đình, luôn xin
phép để được hút thuốc;
• Khạc nhổ - khạc nhổ ở nơi công cộng là hành vi không chấp nhận được và có thể
gây khó chịu cho người khác;
• Xả rác – nước Úc là một đất nước rất có ý thức về môi trường và xả rác là hành vi
không chấp nhận được. Nếu xả rác, bạn cũng có thể bị phạt; và
• Tập quán trên bàn ăn – Bạn có thể ăn bằng tay ở những bữa ăn không trang trọng
ví dụ như một cuộc dã ngoại, tiệc nướng thịt ngoài trời hoặc khi ăn đồ ăn sẵn mua
ngoài. Bạn phải sử dụng dao dĩa cho những bữa ăn tại nhà hàng. Nếu bạn không
biết sử dụng vật dụng nào cho mục đích gì, trước tiên hãy hỏi hoặc theo dõi và
làm theo những người khác.
3.3.2 Về cử chỉ giao tiếp chào hỏi

- Bắt tay là cách chào hỏi được người Úc sử dụng phổ biến nhất;
- Đàn ông thì không nên nháy mắt với phụ nhữ vì họ coi như vậy là sự thiếu lịch sự;
- Khi tiếp xúc với người Úc bạn cũng cần nhìn thẳng vào mắt họ để thể hiện sự tôn trọng
của mình giành cho họ;
- Người Úc sống rất vui nhộn và có lòng nhiệt tình, cởi mở. Tuy nhiên khi có một vấn đề
nào đó cần bàn luật, họ sẽ sẵn sàng tranh luận, không ngần ngại bày tỏ quan điểm của
mình. Điều này thể hiện bản tính sôi nổi nhiệt tình và chân tình của người Úc. Họ coi
thảo luận, tranh luận là thú vui;
- Bạn hoàn toàn không nên thể hiện thái độ lấn át lên đất nước và con người Úc vì họ rất
khó để tiếp thu những lời nói có ý chỉ trích lên bản thân họ cũng như đất nước của họ;
- Khi chào hỏi người Australia, bạn nên chào hỏi bằng cách kèm theo các từ “ông”, “bà”,
“cô” hay lịch sự hơn nữa là “ngài” vào trước họ của một người nào đó để thể hiện thái
độ kính trọng;
- Khi gọi tên, người Australia có xu hướng chuyển nhanh sang tên thánh, tuy nhiên bạn
chỉ nên gọi tên thánh của họ nếu như được phép;
Nhóm 9 Lớp NT 3 Trang 21
Môn học: Quản trị Kinh doanh Quốc tế GV: Cô Đinh Thị Thu Oanh
- Cần lưu ý rằng khi tự giới thiệu mình, bạn không nên giới thiệu chức danh, trừ khi
được yêu cầu, hoặc nếu có giới thiệu thì chỉ nên giới thiệu qua; nếu không bạn sẽ bị coi
là khoe khoang.
3.3.3 Về gặp gỡ và đàm phán
- Bạn cần lên kế hoạch hẹn gặp trước đó một khoảng thời gian khá dài thông thường là
một tháng trước đó;
- Bạn có thể bị phạt nếu như trễ hẹn hoặc hủy bỏ buổi hẹn mà không thông báo trước.
Khác với một số quốc gia khác trên thế giới thì với người Úc, người luôn trễ hẹn thường
được coi là người không đáng tin cậy;
- Trước khi tiến hành cuộc họp thường có sự hội ý sơ bộ;
- Khi đàm phán, người Australia thích sự thẳng thắn, nêu thẳng vấn đề cái gì có lợi và
cái gì có hại. Bạn trình bày càng ngắn gọn, đơn giản, càng nêu bật được vấn đề lên càng
tốt. Sự dài dòng hoặc quá chi tiết sẽ làm họ thấy khó chấp nhận. Với người Úc nếu bạn

thể hiện thái độ nhiệt tình hay nghiêm túc thái quá thì đều có khả năng khiến cho cuộc
đàm phán đi đến thất bại;
- Một nét văn hóa rất nổi bật của người Úc đó là sự khiêm tốn, luôn thích tạo không khí
nhẹ nhành cởi mở - Người Úc thường rất chú trọng tới những chính sách và quy định
chung của doanh nghiệp vì thể việc giải quyết vấn đề và đưa ra quyết sách thường được
dựa trên tình hình thực tế chứ hoàn toàn không căn cứ trên cơ sở tình cảm hoặc cá nhân.
Tuy nhiên việc đưa ra quyết định đòi hỏi khá nhiều thời gian vì thông thường cấp trên
trước khi đưa ra quyết định thường lấy ý kiến của cấp dưới. Đây là cách làm việc có tính
tập thể cao và là một đặc điểm trong văn hoá kinh doanh của người Australia, vì vậy mà
sự vội vàng của bạn sẽ là không cần thiết;
- Một điều nữa cần lưu ý trong quá trình đàm phán với đối tác người Úc đó là cần tránh
nói đến cuộc sống cá nhân trên bàn đàm phán.
3.4.Văn hóa vật chất:
3.4.1 Nhà hát Opera Sydney: Công trình này được xây đã gây ra nhiều tranh cãi và kéo
dài hàng chục năm (1957-1973) qua bao nhiêu nhiệm kỳ bầu cử tiểu bang, vượt qua
hàng loạt những vấn đề về vốn, khó khăn trong kỹ thuật xây dựng thậm chí kiến trúc
Nhóm 9 Lớp NT 3 Trang 22
Môn học: Quản trị Kinh doanh Quốc tế GV: Cô Đinh Thị Thu Oanh
sư thiết kế chính là Jorn Utzon cũng không theo đuổi dự án của mình tới cùng vì những
bất đồng trong giai đoạn triển khai xây dựng. Và giờ đây nó là một biểu tượng đáng tự
hào, là thành quả của nhiều thế hệ, và hơn hết nó định hình một cụm quần thể kiến trúc
độc nhất vô nhị cho không gian cảng Sydney
3.4.2 Cầu càng Sydney: Cầu cảng Sydney cũng đóng vai trò quan trọng không kém
trong tổng thể quy hoạch chung của cụm công trình ngay ở Circular Quay. Được khánh
thành vào tháng 3 năm 1932 sau hơn 6 năm xây dựng, công trình được xem là biểu
tượng của Australia và được xếp hạng là cây cầu kết cấu sắt lớn nhất thế giới (không
phải dài nhất thế giới) với 8 làn xe, 2 làn xe lửa và một làn đi bộ và một làn xe đạp.
Được ví như biểu tượng nữ thần tự do của Mỹ, mọi người dân Australia trước đây điều
mong muốn có một bức hình chụp chung với cây cầu này. Tuy nhiên công trình nhà hát
con sò xây dựng sau đó đã thay thế vị trí này.

3.4.3. Sân vận động Etihad: Sân vận động Etihad nằm ngay khu đô thị mới Dockland
và kế cận nhà ga Southern Cross (mảng mái lượn sóng bên phải khung hình). Sân vận
động với sức chứa hơn 60 ngàn người trong một khuôn viên 19 ngàn m
2
. Là nơi tổ chức
khoảng 85 sự kiện thể thao hằng năm và là một trong 7 sân vận động chính của
Melbourne.
3.4.4. Cụm đô thị Dockland: Được thiết kế trên nền khu cảng công nghiệp cũ,
Dockland thực sự lột xác và trở thành một trong những biểu tượng kiến trúc cho thành
phố Melbourne. Tôi đã lăn lội quanh khu vực này không biết bao nhiêu lần, từ buổi sáng
sớm cho đến những buổi hoàng hôn tối trời, cốt chỉ tìm được cái hồn của không gian, cái
khung cảnh mà tôi có thể so sánh sự khác biệt với những khu đô thị khác. Và trong một
buổi chiều lang thang suốt 4 giờ đồng hồ, tôi cũng tìm được cái khoảnh khắc riêng cho
mình. Khoảnh khắc lên đèn của Dockland Và tôi gọi đó là khoảnh khắc thăng hoa của
kiến trúc nơi này, khi mọi thứ đều lung linh và rực rỡ một cách lạ thường.
3. 4.5. Tòa nhà Quốc hội: Toà nhà được quy hoạch trên vùng đồi cao, với thiết kế âm
xuống phần đất bên dưới tạo cảm giác hài hòa, không lấn át. Cấu trúc chính của tòa nhà
lấy ý tưởng từ 2 cây boomerang ghép lại, mặt bằng của tòa nhà được bố trí hợp lý giữa
các khu chức năng với hơn 4.700 phòng và phần lớn mở cửa cho khách tham quan khi
ko có sự kiện quan trọng được tổ chức. Được xem là tòa nhà xây đắt đỏ nhất của Nam
Nhóm 9 Lớp NT 3 Trang 23
Môn học: Quản trị Kinh doanh Quốc tế GV: Cô Đinh Thị Thu Oanh
bán cầu tại thời điểm xây với giá trị hơn 1,1 tỷ đô Australia. Hình ảnh của tòa nhà được
in trên tờ tiền giấy 5 đô Australia lưu hành rộng rãi đã chứng tỏ sự nổi tiếng và giá trị
biểu tượng của nó như thế nào đối với người dân.
3.4.6. Tòa nhà bảo tàng chiến tranh: Cách thiết kế cũng đáng chú ý khi mặt bằng của
tòa nhà dựa trên hình của cây thánh giá với gian trưng bày về chiến tranh thế giới thứ 1
phía tây và chiến tranh thế giới thứ 2 bên phía đông của tòa nhà, với không gian chia làm
2 tầng. Ấn tượng hơn cả là cách mà họ thiết kế các không gian tưởng niệm. Hai bức
tường khắc tên các liệt sĩ của Australia đã tử nạn trong từng chiến trường. Hai bức tường

chi chít chữ với vô số hoa trang trí. Mặc dù hoa vải nhưng cách trang trí và màu sắc cho
thấy sự trân trọng đối với những người đã hy sinh trong các cuộc chiến.
3.5.Thẩm mỹ:
3.5.1 Nghệ thuật thị giác:
Từ đầu thập kỷ 1970, các thổ dân và những người sống trên đảo Torres Strait đã phát
triển những cách thức diễn đạt nhằm đem nghệ thuật và văn hóa của họ đến với thế giới.
Việc chuyển hóa các thiết kế của những bức họa trên cát thành các tác phẩm trên giấy và
vải do Pintupi thực hiện trong cộng đồng ở vùng trung tâm sa mạc vùng Papunya vào
năm 1971 là một trong những khởi xướng về nghệ thuật đã tạo ra những gạch nối vững
chắc giữa người Úc thổ dân và người Úc phi thổ dân Những họa sĩ được trọng vọng như
Rover Thomas, Emily Kngwarreye và Ken Thaiday đã tạo ra những tác phẩm đương đại
mà vẫn giữ nền tảng của truyền thống tinh thần của những nền văn hóa thổ dân và đảo
Torres Strait.
3.5.2 Nghệ thuật biểu diễn:
Các loại hình nghệ thuật biểu diễn của Úc đầy sinh lực, tính sáng tạo và sự hóm hỉnh.
Những đơn vị nghệ thuật của thổ dân như Sân khấu Múa Bangarra và Sân khấu Múa Thổ
dân và Vùng Đảo đã được cả thế giới hoan nghênh nhờ những tác phẩm đổi mới và
đương đại rút ra từ những nghi thức và những mục trình diễn truyền thống sâu sắc.
Nghệ thuật múa của Úc vốn nổi tiếng về tính trữ tình và sự phong phú các thể loại.
Những đoàn múa lớn như Đoàn Múa Ba Lê Úc và Đoàn múa Sydney đi lưu diễn thường
Nhóm 9 Lớp NT 3 Trang 24
Môn học: Quản trị Kinh doanh Quốc tế GV: Cô Đinh Thị Thu Oanh
xuyên, với một vốn tiết mục rất đa dạng về các điệu múa của Úc và những điệu múa
quốc tế. rạp.
Âm nhạc của Úc đã được làm cho phong phú hơn bởi những người nhập cư sau chiến
tranh, và bao trùm một dải rộng đến mức kinh ngạc. Nghệ sĩ bậc thầy về đàn ghi ta là
Slava Grigoryan, sinh ở Kazakhstan, đã nghiên cứu các điệu nhảy tango và điệu nhảy
bossa nova trong khi Dàn nhạc Nghệ thuật Úc hợp tác với các bậc thầy âm nhạc đến từ
Nam Ấn ĐộNhững dàn nhạc giao hưởng của Úc đã khắc họa nên một vai trò trung tâm
trong lịch sử văn hóa Úc

3.5.3 Opera
Qua nhiều thế kỷ, nhân dân thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau đã bị thu hút bởi loại
hình nghệ thuật biểu diễn kinh điển và trữ tình là opera. Úc chưa bao giờ bị bỏ lại phía
sau trong loại hình nghệ thuật này. Nhà hát Opera Sydney được bắt đầu xây dựng từ năm
1947, và công trình kiến trúc cách mạng này đã mất 14 năm để hoàn tất. Năm 1973, Nữ
hoàng Elizabeth II đã chính thức khai trương nhà hát này. Ở nhà hát này, qua nhiều năm,
hàng ngàn vở nhạc kịch opera đã được biểu diễn.
3.5.4 Điện ảnh:
Những giải thưởng cao nhất, như giải thưởng Academy đã được những cuốn phim và
những diễn viên của Úc đạt được kể từ những năm 1940. Gần đây, những phim đoạt giải
Academy có The Piano (1993), Priscilla, Queen of the Desert ( 1994), Babe (1995) và
Shine (1996).
Những nhà làm phim như Peter Weir và Bruce Bersford, những diễn viên như Geoffrey
Rush, Nicole Kidman, Mel Gibson, Judy Davis và Cate Blanchett, và những nhà quay
phim như Dean Semmler, hiện nay là những gương mặt lớn trong cộng đồng điện ảnh
toàn cầu.
3.6. Văn hóa lễ hội ở Úc
3.6.1. Văn hóa lễ hội
Du lịch tại Úc là một môi trường trong sạch, không khí trong lành không bị ô nhiễm bởi
rác, vì vậy nước này có quy định cấm vứt rác lung tung, bạn cũng nên lưu ý khi đi tới Úc
du lịch.
Nhóm 9 Lớp NT 3 Trang 25

×