Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

tiểu luận nguyên lý kế toán các dịch vụ tư vấn và hoạt động hành nghề trong lĩnh vực kế toán kiểm toán trên thế giới và việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.76 KB, 26 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa đã đang trở thành yêu cầu tất yếu
với các quốc gia, nhằm mở cửa nền kinh tế, tăng cơ hội giao lưu và tiếp thu tri thức
chung trên toàn thế giới. Nền kinh tế nước ta sau hơn 30 năm mở cửa hội nhập và đổi
mới cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, giúp cho kinh tế và đời sống người dân
thay đổi rất nhiều so với thời kì bao cấp trước kia. Trong đó, phải kể đến sự đóng góp
không hề nhỏ của các hoạt động, dịch vụ trong ngành kế toán, kiếm toán, đã tạo môi
trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, nâng cao tính minh bạch trong
các hoạt động kinh tế, góp phần đảm bảo sự lành mạnh và an ninh trong hệ thống tài
chính quốc gia.
Chính vì tầm quan trọng đó mà nhu cầu của các doanh nghiệp về một đội ngũ kế
toán, kiểm toán có trình độ chuyên môn và kĩ năng tốt ngày càng cao, phải có thể hỗ
trợ doanh nghiệp thực hiện quá trình sản xuất cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả, đáp
ứng được các đòi hỏi khắt khe của nền kinh tế liên tục thay đổi, chuyển biến.
Để làm được điều đó, việc hình thành loại hình dịch vụ tư vấn, hành nghề kế toán
và kiểm toán đã đang là một trong những yêu cầu cấp thiết và là xu thế chung trên toàn
thế giới. Dịch vụ này đang từng bước xâm nhập vào các doanh nghiêp và dần trở thành
một lĩnh vực kinh doanh được nhiều người biết đến. Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu,
tìm ra các giải pháp nhằm phát triển nâng cao dịch vụ này để có thể tận dụng được hết
các cơ hội và vượt qua những thách thức trong tiến trình hội nhập. Nắm bắt được vấn
đề cấp thiết đó, nhóm chúng tôi thực hiện bài tiểu luận với đề tài “Các dịch vụ tư vấn
và hoạt động hành nghề trong lĩnh vực kế toán kiểm toán trên thế giới và Việt
Nam hiện nay”.
Nhằm giúp mọi người có cái nhìn tổng quát và thực tế về vấn đề nói trên, tiểu
luận sẽ được chia thành các phần như sau:




Chương 1: Tổng quan về các dịch vụ tư vấn và hoạt động hành nghề trong lĩnh
vực kế toán kiểm toán


Chương 2: Thực trạng các dịch vụ tư vấn và hoạt động hành nghề trong lĩnh
vực kế toán kiểm toán trên thế giới và Việt Nam hiện nay
Chương 3: Đề xuất các định hướng, giải pháp cho dịch vụ tư vấn và hoạt động
hành nghề trong lĩnh vực kế toán kiểm toán

1


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN VÀ HOẠT ĐỘNG
HÀNH NGHỀ TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
1. Các khái niệm và phân loại
1.1. Dịch vụ tư vấn
Theo Quy định tại Khoản 8 Điều 4 Luật đấu thầu 2013, dịch vụ tư vấn là một
hoặc một số hoạt động bao gồm: lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát
triển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả
thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dự toán; lập hồ sơ
mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan
tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định; giám sát;
quản lý dự án; thu xếp tài chính; kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ; các dịch
vụ tư vấn khác.











Luật và kinh doanh:
Nghiên cứu khả thi và đánh giá môi trường đầu tư
Tư vấn khung pháp luật và cơ cấu quản lý
Phân tích chính sách của Chính phủ đối với phát triển kinh tế
Nghiên cứu thị trường và đánh giá về ngành nghề kinh doanh
Xác định và đánh giá cơ hội đầu tư
Giải pháp doanh nghiệp:

Các doanh nghiệp luôn luôn phải thay đổi để thích ứng và cần những chiến lược
kinh doanh cũng như những sản phẩm mới để dành được ưu thế cạnh tranh hoặc mở
rộng thị trường mới. Do vậy, công ty tư vấn sẽ cung cấp những kinh nghiệm kinh
doanh, những kiến thức chuyên môn và kỹ năng triển khai nhằm giúp các doanh
nghiệp biến khó khăn thành giải pháp.
1.2.

Dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn doanh nghiệp

Các dịch vụ tư vấn bao gồm tư vấn tài chính và tư vấn doanh nghiệp nhằm giúp
cho các nhà đầu tư giải quyết các khó khăn trong kinh doanh tại Việt Nam. Mục tiêu là
cùng hợp tác với các nhà đầu tư nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh của họ bằng cách
đưa ra những kiến nghị để đổi mới hoặc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, phát
triển các quy trình và tài liệu đào tạo chuyên môn hóa, nâng cao năng lực hoạt động và
năng lực quản lý của các nhân viên, phù hợp với chuẩn mực chung trên thế giới, đề ra
các giải pháp thực tế cho vấn đề kinh doanh và kiểm soát. Dịch vụ tư vấn này chủ yếu
bao gồm:
 Tư vấn về cổ phần hóa, sát nhập và giải thể doanh nghiệp
 Rà soát mô hình tài chính và hoạt động
2














Tư vấn phát triển hoạt động; Tư vấn về tài sản
Tư vấn về giá tài sản
Tư vấn về tái tổ chức cơ cấu nợ
Tiếp thị và chiến lược
Hỗ trợ công nghệ thông tin bao gồm: chiến lược công nghệ thông tin, hệ thống
công nghệ thông tin và kiểm soát các hoạt động
Quản lý dự án
Dịch vụ kiểm toán nội bộ
Tư vấn tổ chức bộ máy doanh nghiệp
Rà soát, đào tạo và tư vấn quản lý rủi ro
Giải pháp nguồn nhân lực
1.3.

Dịch vụ tư vấn kế toán

Dịch vụ tư vấn kế toán là dịch vụ tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp, cá nhân thực
hiện các thủ tục kế toán, thủ tục thuế một cách hiệu quả và tốt nhất. Trong quá trình
hoạt động của doanh nghiệp chắc chắn sẽ phát sinh nhiều vấn đề, những câu trả lời cho
các vấn đề đó không phải lúc nào cũng khách quan và hoản hảo cũng như tính độc lập

của nó. Do vậy, dịch vụ tư vấn kế toán còn đem lại hiệu quả có thể so sánh bằng chi
phí cơ hội mà doanh nghiệp phải mất đi nhiều hơn. Dịch vụ tư vấn kế toán cung cấp:
Tư vấn, giải đáp các vấn đề của doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp thực thi theo chính sách ban hanh
Hỗ trợ kế toán viên hoàn thành các báo cáo
Xử lý tình huống bất thường trong kinh doanh
Hoàn tất các loại báo cáo như : báo cáo thuế hàng tháng, quý, năm
Thay mặt doanh nghiệp giải trình cho cơ quan thuế và các cơ quan ban ngành
liên quan
 Thường xuyên có báo cáo tổng thể các vấn đề tồn tại, rủi ro cũng như hướng xử
lý kịp thời cho ban giám đốc







1.4.

Dịch vụ tư vấn kiểm toán

Dịch vụ kiểm toán cung cấp các dịch vụ mang tính đảm bảo về kết quả hoạt động
và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra còn hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện
chất lượng báo cáo tài chính cung cấp ra bên ngoài và tuân thủ theo những quy định
mới bao gồm: Chế độ kế toán Việt Nam, Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chuẩn mực
báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Các công ty có dịch vụ này cung cấp những công cụ,
nguồn lực và phương pháp kiểm toán hiệu quả cho đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
của mình để thực hiện dịch vụ kiểm toán với chất lượng cao nhất, tuân thủ các chuẩn
mực khắt khe về tính độc lập, khách quan nghề nghiệp và các chuẩn mực về kỹ

thuậtnghiệp vụ. Bên cạnh việc cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC hàng năm, còn cung
cấp các dịch vụ khác như soát xét khả năng sát nhập và mua bán doanh nghiệp, soát
3


xét BCTC hàng quý hoặc sáu tháng, thực hiện hợp nhất BCTC cho các tập đoàn trong
nước và quốc tế. Các loại dịch vụ kiểm toán bao gồm:











Kiểm toán Báo cáo Tài chinh
Kiểm toán vì mục đích thuế
Kiểm toán tuân thủ
Kiểm toán hoạt động
Kiểm toán công trình xây dựng cơ bản
Kiểm toán tuân thủ
Kiểm toán các chương trình dự án
Kiểm toán các báo cáo quyết toán hàng nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa
Kiểm toán xác định vốn góp liên doanh
Rà soát và tư vấn kiểm soát nội bộ

2. Các hiệp hội/ công ty tư vấn và hành nghề trong lĩnh vực kế toán kiểm toán

hiện nay
2.1. Trên thế giới
Nói đến ngành công nghiệp kiểm toán người ta không thể không nhắc tới Big
Four (Big 4). Big Four là bốn công ty kiểm toán quốc tế hàng đầu trên thế giới . Hiện
nay thị phần dịch vụ của Big Four mang tính toàn cầu các dịch vụ kế toán- kiểm toán
chuyên nghiệp rất cao, Big Four xử lý phần lớn các công việc kiểm toán cho các công
ty có giao dịch công khai lớn nhất ở mọi quốc gia.
Tuy nhiên, một điều ít ai biết đó chính là vai trò của kiểm toán tuy quan trọng
nhưng không còn là lĩnh vực có nhiều tính đột phá hay tăng trưởng cao đối với lĩnh
vực kinh doanh của các công ty Big Four. Khi việc kiểm tra sự trung thực và hợp lý
của các báo cáo tài chính cho các công ty, tập đoàn lớn được coi là một nhu cầu cơ
bản, để tăng trưởng và mở rộng thêm các dịch vụ khác dựa trên các thông tin nghiệp
vụ đa dạng cùng mạng lưới khách hàng đồ sộ, các công ty Big Four từ nhiều năm
trước đã phát triển những dịch vụ khác (non-audit services), mà ở đó vai trò của tư vấn
thuế và tư vấn doanh nghiệp đã nhanh chóng lớn mạnh, trở thành những mảng dịch vụ
không thể thiếu trong thị trường.



Deloitte

Không có gì bất ngờ khi Deloitte nắm giữ vị trí số một toàn cầu. Deloitte nằm ở
hơn 150 quốc gia, có hơn 600 văn phòng trên toàn thế giới. Công ty có trụ sở tại New
York. Gần đây khi sáp nhập với Curtis Mclean họ đã đạt đến cột mốc 100 đối tác.
Deloitte chuyên về kiểm toán và bảo hiểm, thuế, tư vấn, rủi ro. Công ty còn cung cấp
một loạt các dịch vụ về chiến lược, tài chính và kỹ thuật, nguồn nhân lực



PwC (PricewaterhouseCoopers)

4


Đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong nhiều năm qua của Deloitte chính là PwC-công
ty kế toán lớn thứ hai trên thế giới. PwC có mặt ở hơn 150 quốc gia và hơn 750 văn
phòng trên toàn thế giới. Không giống như Deloitte, PwC có trụ sở tại London Công ty
vừa sáp nhập với công ty tư vấn Booz&Co. Việc sáp nhập được phê duyệt vào ngày
23/12/2013. Họ cung cấp một oạt các dịch vụ nhưng chủ yếu chuyên về kiểm toán, bảo
hiểm, thuế và tư vấn.



Ernst & Young

Công ty Ernst & Young đứng ở vị trí thứ ba các công ty kế toán toàn cầu. Công ty
hoạt động tại hơn 150 quốc gia và có hơn 700 văn phòng trên thế giới Trụ sở được đặt
tại London. Gần đây, công ty đã mua lại công ty tư vấn Greenwich, bổ sung thêm 7
văn phòng vào danh sách của mình. Công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư
vấn chiến lược



KPMG

Giữ vững vị trí thứ tư trong 4 công ty lớn nhất chính là KPMG. Công ty hoạt
động tại hơn 150 nước và có 650 văn phòng trên toàn cầu. Trụ sở công ty đặt tại
Amsterdam, Hà Lan. Trong tin tức mới nhất, công ty đã sáp nhập với Ernst & Young
Đan Mạch. Việc sáp nhập giúp công ty cung cấp nhiều dịch vụ hơn nữa cho khách
hàng của mình.
Ngoài Big4, cũng có một số công ty được xếp vào Top 10 Công ty kế toán kiểm

toán hàng đầu thế giới như: Grant Thornton, BDO, RSM Tenon, Smith và Williamson,
Baker Tilly, Moore Stephens.
2.2.

Tại Việt Nam

Tính đến thời điểm tháng 2/2017, theo thống kê của Hội kiểm toán viên Hành nghề tại
Việt Nam, có khoảng 108 công ty Kế toán Kiểm toán. Trong đó phải kể đến top 10
Công ty Kiểm toán lớn nhất Việt Nam năm 2015 theo số liệu thống kê của Bộ Tài
chính và VACPA năm 2015 (đvt: tỷ VNĐ)

5


Trong hình 1, có thể nhận thấy sự vượt trội của nhóm BIG4 so với các công ty kiểm
toán còn lại. Hơn nữa, ở các tiêu chí khác như Doanh thu kiểm toán BCTC hay Doanh
thu từ các công ty cổ phần niêm yết, BIG4 vẫn chiếm được sự tin tưởng từ khách hàng.
(đvt: tỷ VNĐ)

Các doanh nghiệp trong hình 2 này không có nhiều sự thay đổi so với bảng về 10 công
ty kiểm toán có doanh thu lớn nhất, có chăng chỉ là sự hoán đổi của CPA VN và
Mazars. EY là công ty có doanh thu ít nhất nhưng lại có doanh thu từ BCTC cao nhất
trong 4 Big. Ngoài ra, EY còn là công ty có doanh thu các công ty cổ phần niêm yết
cao nhất. Ở tiêu chí này, Mazars và DTL đã không còn nằm trong top 10, GT và UHY
ACA lần lượt đứng ở vị trí thứ 8 và 9.
CHƯƠNG II.
6


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN VÀ HOẠT ĐỘNG

HÀNH NGHỀ TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Trên thế giới
1.1. Tình hình chung
Nhìn chung, ngành dịch vụ tư vấn và các hoạt động hành nghề trong linh vực kế
toán kiểm toán tiếp tực tăng trưởng nhanh chóng trong 5 năm gần đây. Nó bao gồm
cung cấp các dịch vụ như kế toán, iểm toán và kế toán trong lĩnh vực thuế, báo cáo tài
chính vàkiểm toán. Dịch vụ kiểm toán và tư vấn thuế tiếp tục đại diện cho một nguồn
tăng trưởng ổn định, khi các doanh nghiệp tìm cách để tối đa hóa lợi nhuận trong môi
trường kinh tế hiện nay. Các ngành dịch vụ kế toán sử dụng nhiều hơn 133,000 người
Úc, đại diện cho một phần quan trọng của nhà chuyên môn. Nó góp phần đáng kể vào
nền kinh tế, tạo ra 17 tỷ USD doanh thu trong năm 2014-15. Nhiều công ty trong lĩnh
vực nằm trong thành phố lớn của Úc, phần lớn có trụ sở tại NSW, theo sau là Victoria.

Tình hình chung của thế giới (Nguồn: westbank.com.au)



1.2. Thực trạng tại một số nước điển hình
1.2.1.
Mỹ
Lý do chọn:

Thị trường tài chính của Mỹ vốn mạnh, lợi nhuận kế toán chính là thước đo năng
lực của nhà điều hành công ty cũng như giá trị công ty đó. Vì vậy, các dịch vụ tư vấn
và hoạt động hành nghề kế toán – kiểm toán tại Mỹ luôn diễn ra hết sức sôi động. có
thể nói, Mỹ là một điển hình trong lĩnh vực này. Hơn nữa, Việt Nam và Mỹ đã ký Hiệp
định thương mại Việt - Mỹ (có hiệu lực năm 2001).




Tổng quan:

Trong năm năm qua, ngành công nghiệp đã phát triển, tăng trưởng nhờ tăng
trưởng kinh tế, tăng thị trường chứng khoán và số lượng doanh nghiệp mới gia tăng.
Tỷ suất lợi nhuận ngành công nghiệp cũng đã được cải thiện do tăng chi phí kế toán,
khối lượng khách hàng cao hơn và tăng đầu tư vào công nghệ. Phần mềm phân tích bộ
7


dữ liệu lớn, được gọi là Big Data, và các công nghệ lao động khác, đã giúp lợi nhuận
mở rộng suốt 5 năm. Trong năm năm tới, ngành dịch vụ kế toán dự kiến sẽ tăng trưởng
với tốc độ hàng năm là 4,0% lên 126,3 tỷ USD.



Thực trạng các sản phẩm và dịch vụ:

(Nguồn: www.ibisworld.com)
Các dịch vụ kiểm toán và kiểm tra tài chính Kiểm toán và kiểm toán báo cáo tài
chính lần lượt chiếm 30,2% và 3,2% doanh thu. Việc kiểm toán thường được thực hiện
dựa trên báo cáo tài chính của công ty, theo đó kiểm toán viên trình bày thông tin tài
chính theo cách phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi (GAAP).
Vì tính độc lập và chuyên môn được đánh giá cao trong loại hình dịch vụ này, phần lớn
công tác kiểm toán được cung cấp bởi các kế toán viên được công nhận (CPA).
Chuẩn bị thuế và các dịch vụ điển hình chiếm 28,0% doanh thu trong năm 2016.
Các nhà khai thác công nghiệp chuẩn bị thu nhập của khách hàng và các tờ khai thuế
khác, xem lại các khoản thu nhập do người khác lập, nộp hồ sơ và chuẩn bị các tài liệu
bổ sung liên quan đến thu nhập. Kế toán viên chuyên nghiệp đại diện cho khách hàng
về kiểm toán thuế và kháng cáo. Dịch vụ chuẩn bị thuế được chia thành các dịch vụ

doanh nghiệp và các dịch vụ riêng lẻ, chiếm 16,8% và 11,2% doanh thu.
Dịch vụ lập kế hoạch thuế và tư vấn chiếm 8,1% doanh thu ngành trong năm
2016. Điều này có thể được chia thành các cá nhân và khách hàng doanh nghiệp,
tương ứng 1,6% và 6,5% doanh thu. Các kế toán hỗ trợ những khách hàng này có thu
nhập, thừa kế, bất động sản, tài sản và các loại thuế hoạt động khác. Trong năm năm
qua, nhu cầu về kế hoạch thuế và dịch vụ tư vấn đã tăng lên do lợi nhuận của công ty
tăng cao, và do đó hoạt động đầu tư kinh doanh mới.

8


Các dịch vụ kế toán tổng hợp chiếm 5,7% tổng thu nhập của ngành và bao gồm
việc cung cấp dịch vụ kế toán, biên soạn và các dịch vụ biên chế khác với một khoản
phí duy nhất. Ngoài ra, các dịch vụ đảm bảo khác bao gồm việc tuân thủ các tiêu
chuẩn kiểm soát khác chiếm 2,9% tổng doanh thu. Các dịch vụ này vẫn giữ được tỷ lệ
doanh thu ổn định trong năm năm.
Các dịch vụ khác bao gồm các dịch vụ bảo hiểm phi tài chính như đánh giá sự
tuân thủ các thoả thuận, điều lệ và quy định,... Nhìn chung, các dịch vụ khác chiếm
21,9% phần còn lại của doanh thu năm 2016.
1.2.2.
Úc
 Lý do chọn:
Nước Úc là một quốc gia với nền kinh tế mở, luôn tạo điều kiện cơ hội cho các
công ty, các tổ chức tài chính có cơ hội đầu tư phát triển. Úc thuộc Top 4 quốc gia có
thế mạnh về đào tạo Tài chính Kế toán trên toàn cầu. Vì vậy, có thể coi Úc là một quốc
gia điển hình về các hoạt động trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán.



Tổng quan:


Ngành dịch vụ kế toán đã phát triển trong năm năm qua nhờ sự tăng trưởng kinh
tế ổn định và nhu cầu về các dịch vụ tư vấn cụ thể cho ngành. Dịch vụ kiểm toán vẫn
là nguồn thu đáng tin cậy cho các doanh nghiệp trong 5 năm qua vì nhu cầu về các
dịch vụ này không phụ thuộc vào điều kiện kinh tế. Ngoài ra, doanh thu từ các dịch vụ
tư vấn có giá trị gia tăng đã tăng lên khi khách hàng nhìn vào các công ty kế toán để
được tư vấn về việc cắt giảm chi phí và trở nên cạnh tranh hơn trong điều kiện kinh
doanh đầy thách thức. Doanh thu ngành công nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục tăng
trong 5 năm tới, tăng 1,8% hàng năm trong 5 năm tới 2021-22, đạt 22,3 tỷ USD. Tăng
trưởng dự kiến này sẽ bắt nguồn từ sự gia tăng chi tiêu vốn của khu vực tư nhân, dự
báo sẽ tăng trong giai đoạn này.



Thực trạng sản phẩm và dịch vụ:

9


(Nguồn: www.ibisworld.com)
Phân khúc dịch vụ trong ngành nghề khác nhau tùy thuộc vào quy mô của doanh
nghiệp. Trong năm năm qua, các công ty công nghiệp ngày càng thuê ngoài các hoạt
động kế toán cấp thấp hơn cho các công ty nước ngoài. Các công ty lớn đã thành lập
các chi nhánh gia công chuyên dụng ở các quốc gia như Ấn Độ hoặc sử dụng các công
ty gia công thành lập để tận dụng lợi tức thấp hơn được trả ở các nước khác. Trong khi
các công việc thuê ngoài chủ yếu bao gồm các hoạt động không chủ chốt, nó đã phát
triển bao gồm các công việc kỹ thuật như kế toán, thuế và các dịch vụ thuế kinh doanh.
Dịch vụ kiểm toán được khách hàng sử dụng cho cả mục đích bên trong và bên
ngoài. Kiểm toán nội bộ được sử dụng để đạt được một đánh giá độc lập về hoạt động
và kết quả hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Phần lớn các công ty Úc

được liệt kê đều phải kiểm toán và báo cáo tài chính với trình độ kỹ thuật cao. PwC,
Ernst & Young, KPMG, và Deloitte Touche Tohmatsu được ước tính thực hiện hơn
80% các dịch vụ này theo doanh thu vì họ có các nguồn lực cần thiết để phân tích sự
phức tạp của các công ty đa quốc gia.
Dịch vụ thuế là một nguồn doanh thu ngành tương đối ổn định trong năm năm
qua do tính chất thiết yếu của chúng. Các cá nhân có giá trị cao là những người sử
dụng dịch vụ thuế nổi bật nhất vì tài chính của họ thường rất phức tạp. Nhiều công ty
lớn đã làm tăng sự tiếp xúc của họ với những cá nhân này trong năm năm qua, lấp
khoảng trống trong doanh thu do giảm dịch vụ thuế truyền thống. Sự sụt giảm trong
các dịch vụ thuế truyền thống là do việc sử dụng hệ thống myTax của ATO và các phần
mềm kế toán dựa trên phần mềm khác cũng như tăng dịch vụ cắt giảm ngoại tệ ở mức
độ thấp.
Nhiều công ty dịch vụ kế toán cung cấp các dịch vụ tư vấn. Phân đoạn này bao
gồm đưa ra các lời khuyên liên quan đến các dịch vụ kiểm toán và thuế như IPO; Thực
hiện các giao dịch phức tạp; Thực hiện các tiêu chuẩn kế toán mới; Tư vấn về cấu trúc
kinh doanh, dịch vụ liên quan đến phá sản và mất khả năng thanh toán; phát triển kế
10


hoạch kinh doanh. Các dịch vụ tư vấn không liên quan đến kế toán, chẳng hạn như tư
vấn quản lý, không được bao gồm trong ngành. Phân khúc dịch vụ tư vấn đã tăng lên
trong năm qua do các doanh nghiệp tìm kiếm các phương pháp mới để giảm chi phí và
tăng hiệu quả, và sự gia tăng đều đặn về số lượng doanh nghiệp.



1.2.3.
Singapore
Lý do chọn:


Cũng là một thành viên Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) với Việt Nam, có thể
thấy, Singapore là một trong những nước phát triển trong khu vực về kinh tế. Đồng
nghĩa với sự tăng trưởng kinh tế là sự phát triển của các doanh nghiệp, công ty thuộc
quốc gia này. Các doanh nghiệp đều thể hiện các họat động tài chính của mình thông
qua các báo cáo tài chính. Chính vì vậy, hoạt động kế toán – kiểm toán tại đây ngày
càng được thúc đẩy. Xếp thứ 3 trong bảng thống kê số lượng kế toán viên chuyên
nghiệp trong khu vực ASEAN, Singapore đã khẳng định và chứng tỏ được vị thế của
mình trong hoạt động ngành kế toán – kiểm toán, đặc biệt là từ khi Singapore ban hành
các tiêu chuẩn báo cáo tài chính, chuẩn mực kiểm toán dành riêng cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Tình hình dịch vụ tư vấn và các hoạt động hành nghề trong lĩnh vực kế toán –
kiểm toán tại Singapore:
 Dịch vụ tư vấn: Giám đốc điều hành của Deloitte Singapore Philip Yuen cho
biết nhu cầu của khách hàng từ các dịch vụ tư vấn như tư vấn kiểm toán, tư
vấn tài chính cho sáp nhập và mua lại, tái cơ cấu và quản lý rủi ro như quản lý
rủi ro mạng… của các doanh nghiệp Singapore là lớn nhất. Bên cạnh đó, nhu
cầu về dịch vụ tư vấn giao dịch - bao gồm cơ cấu lại doanh nghiệp - tăng
12,9% tại Singapore trong năm tài chính 2015.
 Các hoạt động từ các dịch vụ kế toán, sổ sách kế toán và kiểm toán đã đóng
góp vào tổng sản phẩm quốc nội Singapore vào năm 2014 là 1,4 tỷ USD. Tại
singapore, số lượng kế toán viên chuyên nghiệp là 28.869 người, chiếm 16,8%
trong tổng số kế toán viên chuyên nghiệp thuộc khu vực ASEAN, xếp thứ 3
chỉ sau Thái Lan (57.467) và Malaysia (32.750). Với số lượng kiểm toán viên
lớn và trình độ ngoại ngữ tốt, việc các kế toán viên nước ngoài chuyển sang
Việt Nam làm việc là có thể xảy ra và điều này sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh trực
tiếp với đội ngũ kế toán, kiểm toán nước ta. Tại đây, các công ty thuộc hai
nhóm sau bắt buộc phải kiểm toán: Có cổ đông là một công ty, tổ chức và có
doanh thu hàng năm trên 10 triệu SGD. Theo Ủy ban Kế toán Singapore (The
Singapore Accountancy Commission – SAC) cho thấy thị trường kiểm toán bị
chi phối bởi các công ty Big Four, chiếm 67% thị phần, và 33% thị trường còn

lại được chia sẻ giữa hơn 690 công ty kiểm toán nhỏ hơn.
 Ban hành chuẩn mực kiểm toán riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Khác với
Liên minh châu Âu (EU), Hồng Kông, Nhật Bản và Anh, trước đây, Singapore



11


không có sẵn một quy định riêng về báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Đây là điểm giống với Việt Nam ở hiện tại. Tất cả các công ty thành lập
tại Singapore, bất kể quy mô hoặc mức độ lợi ích công cộng đều phải tuân thủ
Luật công ty và Tiêu chuẩn báo cáo tài chính Singapore (SFR), trong đó phần
lớn được lấy từ IFRS đầy đủ.
1.2.4.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Học hỏi có chọn lọc từ các nước phát triển như Mỹ, Úc có thể sẽ trở thành lợi thế
đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập với nền tài chính thế giới nói chung và
ngành kế toán – kiểm toán thế giới nói riêng. Việc thúc đẩy ngành kế toán – kiểm
toán, đánh mạnh vào dịch vụ kiểm toán, tư vấn thuế (như Mỹ và Úc) có thể là bước đi
mang tính quyết định với Việt Nam.
Singapore có bước đầu khá giống Việt Nam về chuẩn mực, tiêu chuẩn báo cáo tài
chính. Nhưng nước bạn đã giải quyết được gánh nặng cho đa số doanh nghiệp tại đất
nước mình với bộ tiêu chuẩn báo cáo tài chính dành riêng cho doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Thực tế ở Việt Nam đa số các doạnh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Chúng ta có
thể xem xét chỉnh sửa Chuẩn mực kế toán quốc tế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cho
phù hợp với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam hoặc tham khảo tiêu chuẩn nước bạn.
2. Tại Việt Nam

2.1. Những thành tựu đạt được
Hoạt động kế toán – kiểm toán Việt Nam đã trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn cải
tiến hệ thống kế toán Việt Nam (1984 – 1993), hệ thống kế toán chuyển từ kế toán
phục vụ cho quản lý kinh tế nhà nước trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chuyển
sang nền kinh tế thị trường. Giai đoạn cải cách kế toán (1994 - 2000) là nền tảng và
định hướng cho sự phát triển hệ thống kế toán Việt Nam trong cơ chế thị trường, của
nền kinh tế mở, trong xu thế hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Giai đoạn luật
hóa, chuẩn hóa và hội nhập, tiếp tục phát triển kế toán Việt Nam (từ 2001đến
nay), 26 chuẩn mực kế toán, 36 chuẩn mực kiểm toán đã được thiết lập và công bố.
Thứ nhất, Việt Nam đã cải cách và hoàn thiện hệ thống pháp lý, góp phần xây
dựng nền tảng vững chắc cho dịch vụ kế toán – kiểm toán. Hội nhập với nền kinh tế
thế giới đồng nghĩa với yêu cầu được đặt ra là cải cách hệ thống kế toán, kiểm toán. Vì
vậy, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược kế toán, kiểm toán Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, đặt ra những cải cách cơ bản về khung pháp lý
trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán phù hợp với tình hình xã hội, chính trị, kinh tế Việt
Nam và thông lệ kế toán, kiểm toán phổ biến trên thế giới. Luật Kiểm toán nhà nước
được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2005) và đã có hiệu lực từ ngày
01/1/2006. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên có giá trị cao nhất về kiểm toán nhà nước.
Luật Kế toán số 88/2015/QH13 cũng đã được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2015, có
12


hiệu lực thi hành từ 1/1/2017. Cùng nhiều văn bản dưới dạng nghị định của Chính phủ;
quyết định, thông tư của Bộ Tài chính; quy định và hướng dẫn công tác Kế toán.
Thứ hai, sự ra đời của những hiệp hội, tổ chức kế toán – kiểm toán tại Việt Nam
cho thấy sự phát triển chắc chắn, có định hướng.
(1) Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (Vietnam Association of Accountants
and Auditors – VAA), ra đời năm 1996, được sự bảo trợ chính thức của Bộ
Tài chính, với nhiệm vụ là tổ chức nghề nghiệp của các tổ chức và cá nhân
làm nghề kế toán và kiểm toán ở Việt Nam. VAA đã trở thành thành viên của

Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) cũng như là thành viên của Liên đoàn Kế
toán các nước ASEAN (AFA)..
(2) Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (Vietnam Association of Certified
Public Accountants – VACPA) chính thức đi vào hoạt động ngày 1/1/2006.
Là tổ chức nghề nghiệp của những người có Chứng chỉ kiểm toán viên độc
lập (CPA VN) và các doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam, , trở thành thành
viên chính thức của Hiệp hội kế toán Châu Á - Thái Bình Dương (CAPA) từ
tháng 6/2010. VACPA được đánh giá cao và có quan hệ hợp tác với các tổ
chức nghề nghiệp quốc tế danh tiếng như ACCA, CPA Aus, ICPAS, …
(3) Hội đồng quốc gia về Kế toán, thành lập vào tháng 9/1999, trực thuộc Bộ
Tài chính. Hội đồng bao gồm các nhà khoa học, các giáo sư, các nhà lãnh
đạo, quản lý Nhà nước… về kế toán – kiểm toán, có chức năng tư vấn cho
Bộ trưởng Bộ Tài chính về chiến lược, chính sách phát triển và các vấn đề
khác liên quan đến kế toán – kiểm toán.
Thứ ba, Việt Nam thực hiện việc ký kết và tuân thủ theo các quy định, cam kết
về dịch vụ Kế toán theo hướng phù hợp với quy định chung và thông lệ của các nước
trong khu vực và trên thế giới. Chúng ta đã thực hiện tốt các cam kết trong khuôn khổ
những cam kết đã ký với các tổ chức trên thế giới như Hiệp định khung ASEAN về
dịch vụ (AFAS), Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA), Hiệp
định chung về thương mại dịch vụ của tổ chức thương mại thế giới WTO (GATS).



2.2. Các chủ thể cung cấp dịch vụ tư vấn và các hoạt động hành nghề
trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán tại Việt nam hiện nay
Số doanh nghiệp/ hộ kinh doanh:

Tính đến ngày 09/5/2017, theo danh sách của Bộ tài chính, trên toàn Việt Nam có
89 doanh nghiệp/ hộ kinh doanh dịch vụ kế toán đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế
toán năm 2017, gồm: 87 công ty TNHH và 2 hộ kinh doanh dịch vụ kế toán. Hai

doanh nghiệp ra đời đầu tiên và cung cấp dịch vụ tư vấn, hành nghề kế toán – kiểm
toán tại Việt Nam là Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) (nay là Deloitte Việt Nam)
và Công ty Dịch vụ tư vấn Tài chính kế toán và Kiểm toán (AASC) (13/05/1991).
Hiện nay, thị trường kế toán – kiểm toán Việt Nam đã có gần 10 công ty kiểm toán, tư
13


vấn tài chính được các công ty kiểm toán quốc tế lớn công nhận là thành viên như:
Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) – thành viên của hãng Deloitte Touche
Tohmatsu, Công ty CP Kiểm toán và Tư vấn (A&C) – thành viên của HLB
International và các công ty khác như U&I, UHY, ACPA, ACA Group, AC&C,…



Số kế toán viến, kiểm toán viên hành nghề:

Theo số liệu của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), hiện đang
có 11.000 người tham gia làm việc trong lĩnh vực này, trong đó 2.800 người đã được
cấp chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam, 500 người đạt chứng chỉ kiểm toán viên quốc
tế và mỗi năm cung ứng trên 20 loại hình dịch vụ cho 33.000 khách hàng… Sự phát
triển cả về số lượng, chất lượng đã từng bước khẳng định vị trí hoạt động nghề nghiệp
kế toán, kiểm toán Việt Nam trong khu vực và quốc tế.



2.3. Khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn và hoạt động hành nghề kế toán –
kiểm toán
Đối tượng kiểm toán:

Theo quy định tại Điều 37 của Luật Kiểm toán độc lập ngày 29/03/2011 và Điều

15 của Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/02/2012, đối tượng bắt buộc phải kiểm
toán là báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức tín
dụng, tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp
kiểm toán, dự án tài trợ bằng nguồn vốn ODA…



Cơ cấu khách hàng:

Cơ cấu khách hàng được phân chia khá rõ nét giữa các công ty kiểm toán lớn tại
Việt Nam. Theo Bộ Tài chính và VACPA, hơn 70% các doanh nghiệp chọn Big4 để sử
dụng dịch vụ kiểm toán (như hình dưới). Trong khi Deloitte chiếm ưu thế khi khách
hàng chủ yếu nằm trong những ngành năng lượng như: gas, dầu khí, phân bón...
(Deloitte đang kiểm toán cho Đạm Phú Mỹ, , Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP...)
thì KPMG thường được những doanh nghiệp bất động sản hay các ngân hàng thương
mại lựa chọn như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân
hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)... Còn PwC hoặc EY thường có ưu
thế đối với các công ty hàng tiêu dùng nhanh như Công ty CP tập đoàn Kido, Công ty
CP Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood… Một số khách hàng khác của PwC và EY như
Công ty TNHH Bảo hiểm AIG, Công ty CP đầu tư Sabeco Pear, Tập đoàn Vingroup…

14


Mười doanh nghiệp kiểm toán có số lượng khách hàng lớn nhất năm 2015 tại
Việt Nam
(Nguồn: Bộ Tài chính và VACPA)
2.4. Tình hình phát triển các loại hình dịch vụ tư vấn và các hoạt động
hành nghề kế toán – kiểm toán
2.4.1.

Dịch vụ tư vấn
Xét về lĩnh vực dịch vụ tư vấn (dịch vụ tư vấn và giải pháp cho doanh nghiệp) tại
thị trường Việt Nam, có thể thấy, Deloitte đang có lợi thế về mảng tư vấn và giải pháp
cho doanh nghiệp vì Deloitte có công ty luật trực thuộc để tư vấn mặt pháp lý cho
khách hàng. Năm 2015, Deloitte Việt Nam đã được vinh dự trao tặng giải thưởng
Rồng Vàng năm thứ ba liên tiếp cho “Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn chuyên nghiệp”.
Tuy nhiên, xét về mặt tư vấn thuế thì PwC hiện nay có phần nhỉnh hơn. (PwC Việt
Nam đã đoạt giải “Công ty Kiểm toán của Năm tại Việt Nam” và “Nhà tư vấn Thuế
cho doanh nghiệp tốt nhất Việt Nam” năm 2016 do tạp chí Acquisition International
trao tặng. PwC Việt Nam cũng là một trong các công ty Tư vấn Thuế hạng Nhất (Tier
1) trong cẩm nang Thuế Thế giới năm 2016 của International Tax Review).
2.4.2.

Dịch vụ kế toán

Theo đà tăng trưởng của năm 2015, có gần 95.000 doanh nghiệp mới thành lập
tại Việt Nam. Ngay Quý I/2016, có 23.767 doanh nghiệp đăng ký thành lập, trong đó
hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với số vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
việc sử dụng các dịch vụ thuê kế toán hay dịch vụ kế toán thuế từ các doạnh nghiệp
kinh doanh dịch vụ kế toán sẽ giúp nâng cao hiệu quả công việc và tiết kiệm chi phí
đầu tư. Các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay nảy sinh rất nhiều nhu cầu về hoạt
động kế toán như: Tập hợp chứng từ, xử lý chứng từ kế toán, ghi chép sổ sách kế toán;
15


Soát xét và hoàn thiện chứng từ, sổ sách, lập báo cáo kế toán; Tư vấn và vận hành bộ
máy kế toán (trực tiếp hoặc gián tiếp) có hiệu quả cao, phù hợp với quy định của pháp
luật;…
Tại Việt Nam, có nhiều công ty uy tín và dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực kế
toán như: Công ty TNHH Mazars Việt Nam, Công ty TNHH Kế toán M&F, Công ty

TNHH Woori Thuế và Kế toán, Công ty TNHH Kế toán AGS, Công ty TNHH Kế toán
U&I,…
2.4.3.

Dịch vụ kiểm toán

Có thể thấy, thị trường kiểm toán tại Việt Nam từ trước đến nay vẫn bị “thâu
tóm” bởi Big4 ngành Kiểm toán là EY, Deloitte, PwC và KPMG. Thị phần của Big
Four chiếm đếm 80% thị trường kiểm toán. Tuy vậy, các doanh nghiệp kiểm toán Việt
Nam hiện nay đã và đang dần tìm được chỗ đứng cho mình như VACO, A&C,
AASC… Đồng nghĩa với sự lớn mạnh của các doanh nghiệp kiểm toán chính là sự
phát triển các dịch vụ tư vấn, dịch vụ kiểm toán.

Mười doanh nghiệp kiểm toán có doanh thu lớn nhất năm 2015 tại Việt Nam
(Nguồn: Bộ Tài chính và VACPA)
Doanh thu từ các hoạt động tư vấn và dịch vụ kiểm toán giai đoạn 2014-2015
xuất hiện hai xu hướng rõ rệt. Thứ nhất, bốn vị trí đầu tiên vẫn được nắm giữ bởi Big
Four và doanh thu của 4 công ty này có xu hướng tăng trong khoảng 55 đến gần 200 tỷ
VNĐ/ năm. Năm 2015, Deloitte là công ty kiểm toán đạt doanh thu cao nhất (735 tỷ
đồng). Sau đó lần lượt là PwC (695 tỷ đồng), KPMG (692 tỷ đồng) và cuối cùng là EY
với doanh thu 677 tỷ đồng. Thứ hai, những doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam có
doanh thu chỉ bằng 10% - 40% doanh thu của một trong số các công ty Big4.
16


Tình hình của một số dịch vụ tư vấn và hoạt động kiểm toán hiện nay:

 Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính:
Kiểm toán báo cáo tài chính được xem là dịch v ụ ki ểm toán ph ổ bi ến nh ất
trong các loại hình dịch vụ kiểm toán. Hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính

năm 2015 tiếp tục được Big4 giữ vị trí đầu. Doanh thu của dịch v ụ ki ểm toán
báo cáo tài chính của mỗi công ty Big4 chi ếm gần 50% - 60% tổng doanh thu c ủa
cả công ty. Điều này chứng tỏ dịch vụ kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính hi ện
nay vẫn luôn là dịch vụ có nhu cầu lớn của ngành ki ểm toán.
Big4 luôn dẫn đầu về doanh thu kiểm toán Báo cáo tài chính vì khi làm vi ệc
với hãng kiểm toán nước ngoài, mỗi doanh nghiệp phải chi trả từ 35.000 40.000 USD/mỗi kỳ kiểm toán. Trong khi đó, nếu làm vi ệc v ới doanh nghi ệp
kiểm toán trong nước thì mức giá khoảng 10.000 - 12.000 USD. Dù giá d ịch v ụ
kiểm toán rẻ hơn khi thuê doanh nghiệp kiểm toán trong nước nhưng khi làm
việc với đối tác nước ngoài theo từng thương vụ (chẳng hạn như ký kết nhà đ ầu
tư chiến lược) thì họ thường thuê Big4 soát xét lại báo cáo tài chính đã ki ểm
toán của mình do thương hiệu Big4 đã rất nổi tiếng trong gi ới ki ểm toán. H ơn
thế nữa, nhìn chung, chất lượng ki ểm toán viên của một công ty qu ốc t ế cũng sẽ
cao hơn so với một công ty trong nước.

 Dịch vụ kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành:
Khác với Báo cáo tài chính được thực hiện lập theo thông l ệ qu ốc t ế, Báo
cáo quyết toán dự án hoàn thành là loại hình báo cáo mang tính ch ất đ ặc thù c ủa
Việt Nam, áp dụng chủ yếu đối với các dự án hoàn thành thu ộc ngu ồn v ốn Nhà
nước. chính vì vậy, đây là mảng dịch vụ mà các công ty ki ểm toán Vi ệt Nam
chiếm lợi thế hơn cả.

17


Mười doanh nghiệp kiểm toán có doanh thu từ kiểm toán Báo cáo quy ết toán d ự
án hoàn thành cao nhất năm 2015 tại Việt Nam
(Nguồn: Bộ tài chính và VACPA)
Trong năm 2015, dịch vụ kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
mang lại doanh thu cao cho các công ty ki ểm toán trong n ước. N ổi b ật nh ất là
Công ty Dịch vụ tư vấn Tài chính kế toán và Ki ểm toán (AASC) v ới doanh thu 34

tỷ VNĐ (vượt ngưỡng 30 tỷ). Các công ty còn lại như Công ty TNHH Ki ểm toán và
Định giá Thăng Long - T.D.K (TL – TDK), Công ty ki ểm toán Vi ệt Nam (VACO)…
đều có doanh thư trong khoảng 20 tỷ - 28 tỷ VNĐ.
2.5.

Cơ hội phát triển

Bắt đầu chỉ với 4 công ty hoạt động, đến nay, Việt Nam đã có khoảng 160 công
ty cung cấp dịch vụ tư vấn và hành nghề kế toán, kiểm toán. Dự báo trong tương lai,
con số này vẫn tiếp tục gia tăng với nhiều cơ hội phát triển.
Thứ nhất, Luật Kế toán, các nghị định, thông tư, quyết định,... được ban hành đã
cho thấy sự quan tâm của cơ quan Nhà nước đối với ngành nghề dịch vụ mới mẻ này ở
Việt Nam và đang tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị trong ngành có thể khai
thác hết tiềm năng của mình để phát triển. Đặc biệt Luật Kế toán sửa đổi 2015 dành
riêng một chương quy định rõ về hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán. Với những
quy định này, Nhà nước đã tạo ra một môi trường pháp lý vừa kiểm soát hoạt động
dịch vụ kế toán, kiểm toán luôn minh bạch, vừa tạo cơ hội để ngành dịch vụ này phát
triển một cách lành mạnh.
Thứ hai, vai trò của các tổ chức nghề nghiệp bước đầu được khẳng định. Hiện
nay, tại Việt Nam, các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán bao gồm: Hội Kế toán
và Kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội đồng Quốc gia về Kế toán, Hội kiểm toán viên
hành nghề Việt Nam (VACPA), Câu lạc bộ Kế toán trưởng toàn quốc. Chức năng của
các tổ chức này là định hướng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán, kiểm toán; tham
gia nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi các điều luật, quy định về kế toán, kiểm toán và các
hoạt động cung cấp dịch vụ; kết nối những người hành nghề kế toán, kiểm toán,... Với
các chức năng này, các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán,
kiểm toán sẽ có định hướng phát triển rõ ràng hơn và nhận được sự giúp đỡ từ phía các
tổ chức nghề nghiệp nếu gặp khó khăn, vướng mắc.
Thứ ba, kinh tế hội nhập ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu về các dịch vụ
kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp cũng tăng cao. Với những nghiệp vụ phức tạp, đòi

hỏi chuyên môn cao, liên quan đến nhiều quy định khác nhau của các quốc gia khác
nhau khiến cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng các dịch vụ kế toán, kiểm toán
bên ngoài do nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ khó có thể đảm bảo trình độ chuyên
môn với các nghiệp vụ phức tạp. Mặt khác, các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn và
18


hành nghề kế toán, kiểm toán ở nước ta hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, do vậy chi phí sử dụng các dịch vụ này không quá cao, giúp doanh nghiệp tiết
kiệm chi phí mà vẫn nâng cao được hiệu quả công việc.
Thứ tư, trên thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán Việt Nam có sự gia nhập của
các công ty lớn nước ngoài. Đó chính là Big4 bao gồm: PricewaterhouseCoopers
(PwC), Deloitte, Ernst and Young (E&Y), KPMG. Sự góp mặt của bốn hãng dịch vụ
kế toán, kiểm toán hàng đầu thế giới này đã chứng tỏ phát triển loại hình dịch vụ này ở
Việt Nam hoàn toàn phù hợp với xu hướng thế giới.
Thứ năm, Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ với các tổ chức kế toán, kiểm toán
trong khu vực và trên thế giới. Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) là thành
viên thứ 130 của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC). Việc gia nhập tổ chức thế giới này
giúp Việt Nam phát triển và tăng cường sự phối hợp nghiệp vụ kế toán, kiểm toán trên
phạm vi toàn thế giới; học hỏi, trao đổi các phương pháp giải quyết vấn đề về chuyên
môn, kĩ thuật; các tổ chức, đơn vị Việt Nam có thể tiếp cận những định hướng có tính
nền tảng để áp dụng vào nước mình,... Ngoài ra, VAA còn là thành viên thứ 7 của Liên
đoàn Kế toán các nước ASEAN (AFA) từ năm 1998.
2.6.

Những hạn chế và thách thức

Như đã nói, dịch vụ tư vấn và hoạt động hành nghề trong lĩnh vực kế toán, kiểm
toán Việt có rất nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ. Song cơ hội luôn đi kèm với thách
thức, ngành kế toán, kiểm toán cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong môi

trường kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập toàn cầu hiện nay.
Thứ nhất, các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn và hành nghề kế toán, kiểm toán
đều khá non trẻ, sức cạnh tranh còn yếu so với các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài.
Ngoại trừ những công ty là thành viên của các tập đoàn quốc tế lớn hoặc 100% vốn
nước ngoài, các công ty kế toán, kiểm toán Việt Nam hầu như chưa đảm bảo được các
yêu cầu về chất lượng dịch vụ. Thậm chí những công ty vừa và lớn cũng chưa theo kịp
trình độ chuyên môn và chất lượng dịch vụ của thế giới. Ngoài ra, sự hạn chế về quy
mô, số vốn điều lệ cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty. Đây là một
trong những hạn chế lớn nhất của dịch vụ kế toán, kiểm toán của nước ta hiện nay và
đang là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của ngành.
Thứ hai, đội ngũ nhân viên kế toán, kiểm toán có trình độ không đảm bảo về số
lượng và chất lượng. Số lượng nhân viên kế toán, kiểm toán hành nghề có đủ trình độ,
các chứng chỉ cần thiết còn tương đối ít, không đáp ứng được nhu cầu của các tổ chức
cung cấp dịch vụ này. Do vậy, trên thực tế, nhiều công ty, tổ chức vẫn sử dụng nhân
viên chưa đủ chứng chỉ, bằng cấp về kế toán, kiểm toán. Điều này lý giải vì sao chất
lượng các dịch vụ tư vấn và hành nghề kế toán, kiểm toán ở Việt Nam không được cao
và khó có thể cạnh tranh trong khu vực cũng như trên thế giới. Không những vậy, vấn
19


đề đào tạo đội ngũ nhân viên kế toán, kiểm toán chưa được quan tâm đúng mức. Các
doanh nghiệp, công ty đa số chưa nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của
những chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên đối với sự phát triển của chính
doanh nghiệp nói riêng và của ngành kế toán, kiểm toán Việt Nam nói chung.
Thứ ba, dịch vụ kế toán, kiểm toán chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam (chiếm
khoảng 5-10% trong các dịch vụ kế kiểm và tư vấn tài chính). Thay vì sử dụng dịch vụ
tư vấn và hành nghề kế toán, kiểm toán bên ngoài, phần lớn các doanh nghiệp ở Việt
Nam vẫn lựa chọn tự tổ chức công tác kế toán, kiểm toán cho đơn vị mình. Khách
hàng sử dụng dịch vụ kế toán, kiểm toán chủ yếu do quy định của luật định. Với những
doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này, họ lại thường có đòi hỏi quá cao trong các nghiệp

vụ như tính hiệu quả, coi nhẹ tính tuân thủ,... gây ra khó khăn cho sự phát triển lâu dài
và sự minh bạch của thị trường kế toán, kiểm toán.
Thứ tư, hệ thống pháp luật và việc thực thi pháp luật liên quan đến hoạt động
dịch vụ kế toán, kiểm toán của nước ta chưa đồng bộ, thống nhất và có tính hiệu lực
không cao. Chuẩn mực kế toán, kiểm toán chưa đồng bộ với hệ thống pháp luật khác
của Việt Nam như Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư,... và chưa tương thích với hệ thống
pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, định hướng hoàn thiện các
quy định pháp lý liên quan đến kế toán, kiểm toán và cung cấp dịch vụ tư vấn, hành
nghề kế toán, kiểm toán vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu, soạn thảo và ban
hành nên chưa có tính ổn định.
2.7.

Nguyên nhân

Nguyên nhân đầu tiên là từ phía các cơ quan Nhà nước và hệ thống pháp luật
liên quan đến dịch vụ kế toán, kiểm toán. Khung pháp lý đạt chuẩn quốc tế chưa được
ban hành kịp thời, đầy đủ và thống nhất; những quy định cần thiết để kiểm soát chất
lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán được cung cấp còn chưa được đề cập đến; các quy
định pháp luật về việc thành lập và cung cấp dịch vụ của một doanh nghiệp không có
sự thống nhất giữa các văn bản,... đã khiến cho các doanh nghiệp còn khá e dè trong
việc tiếp xúc và sử dụng những dịch vụ kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp từ các công
ty bên ngoài. Các cơ quan Nhà nước như Bộ Tài chính hay Hội nghề nghiệp chưa thực
sự phát huy được vai trò, vị trí của mình.
Nguyên nhân thứ hai là nhận thức của đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ
này còn nhiều hạn chế. Thông thường, khi nhắc đến dịch vụ kế toán, kiểm toán, người
ta thường nghĩ đến việc ghi sổ và lập báo cáo thuế mà ít ai biết đến các dịch vụ khác
như soát xét chứng từ. sổ kế toán, báo cáo tài chính, tư vấn về thuế, tư vấn về tài chính
kế toán, tư vấn tuyển dụng nhân sự,... Phần lớn đối tượng khách hàng chưa được trang
bị nhận thức đầy đủ về lợi ích của việc sử dụng dịch vụ cũng như chưa có niềm tin đối
với các tổ chức bên ngoài doanh nghiệp trong việc ghi nhận và xử lý sổ sách, các số

liệu kế toán của doanh nghiệp. Không những vậy, mặc dù dịch vụ kế toán, kiểm toán
20


đòi hỏi nhiều thời gian, công việc cần sự tỉ mỉ và hiểu biết sâu rộng về các khuôn khổ
pháp lý cũng như các lĩnh vực kinh doanh nhưng chi phí mà khách hàng sẵn sàng chi
trả cho dịch vụ này lại khá thấp, không tương ứng với chi phí mà các công ty kế toán,
kiểm toán đã phải bỏ ra.
Cuối cùng, nguyên nhân chủ yếu nhất từ phía các công ty cung cấp dịch vụ. Chất
lượng dịch vụ không được chú trọng mà thay vào đó là doanh thu và số lượng hợp
đồng. Các công ty cũng không có chiến lược cụ thể đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công
nhân viên thường xuyên để nâng cao chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó, các loại hình
dịch vụ chưa đa dạng, phong phú và chưa được phổ biến rộng rãi. Hầu hết các công ty
đều tập trung vào một số dịch vụ như soát xét báo cáo tài chính, lập báo cáo thuế,... mà
chưa thật sự chủ động giới thiệu, quảng bá và cung cấp định hướng cho khách hàng
khi sử dụng dịch vụ kế toán, kiểm toán. 
CHƯƠNG III.

21


CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Việc giải quyết các tồn đọng trước mắt là một trong những vấn đề cấp thiết và vô
cùng quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành cung cấp dịch
vụ kế toán và kiểm toán ở nước ta. Để phát triển toàn diện và bền vững, dịch vụ tư vấn
và hành nghề kế toán, kiểm toán đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Sau đây,
nhóm 18 xin đưa ra một số giải pháp giải quyết các tồn đọng, hạn chế gắn với từng đối
tượng liên quan.
 Về phía các cơ quan Nhà nước
Trước hết cần phải hoàn thiện khung pháp lý, hệ thống các quy định, chuẩn mực

kế toán, kiểm toán Việt Nam thống nhất và hiện đại, trên cơ sở quy định, chuẩn mực
trên thế giới. Bộ Tài chính cần liên tục rà soát, điều chỉnh hệ thống chuẩn mực kế toán
và bổ sung những quy định cần thiếu nhằm nâng cao tính chặt chẽ của hệ thống. Hiện
nay nước ta chưa có quy định riêng về quy chế quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán,
do vậy trong tương lai, cơ quan Nhà nước nên nhanh chóng nghiên cứu, xây dựng và
ban hành bộ quy chế đầy đủ về vấn đề này, tạo môi trường hoạt động và phát triển lành
mạnh cho loại hình dịch vụ này.
Ngoài ra, cơ quan Nhà nước cần phải tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra,
thanh tra chất lượng dịch vụ tư vấn và hành nghề kế toán, kiểm toán ở các đơn vị, tổ
chức, đảm bảo tính công bằng, minh bạch và chất lượng dịch vụ cung cấp. Kiểm tra và
kiên quyết xử phạt đối với các tổ chức và cá nhân hành nghề kế toán nhưng không
đăng ký kinh doanh, không đăng ký hành nghề theo quy định của pháp luật.
Nhà nước có thể từng bước mở rộng và giao thêm chức năng hoạt động cho Hội
nghề nghiệp như hoàn thiện và hướng dẫn chuẩn mực kế toán, kiểm toán, bồi dưỡng
và thi tuyển kiểm toán viên, chuyên gia kế toán, quản lý và kiểm soát chất lượng hành
nghề và tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế toán, kiểm toán viên; Hình thành cơ
chế giám sát chất lượng hoạt động kiểm toán và giao chức năng này cho tổ chức nghề
nghiệp. Hỗ trợ, đầu tư cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật cho Hội. Mở rộng và củng cố
quan hệ trong nước và quốc tế.
 Về phía các Hội nghề nghiệp và cơ sở đào tạo kế toán, kiểm toán viên
Đối với các hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp, thường xuyên có những chính sách ưu
đãi cho người hành nghề trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán như hỗ trợ thu thập, tìm
kiếm thông tin,... VAA và VACPA cũng cần đổi mới, chủ động hơn trong việc tổ chức
để trở thành những tổ chức độc lập, mang tính nghề nghiệp cao. Một trong những công
việc quan trọng nhất đối với các tổ chức, hiệp hội kế toán, kiểm toán là phải tạo môi
trường kết nối, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ giữa các kế toán, kiểm toán
22


viên trên toàn Việt Nam. Cuối cùng, cần duy trì và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế

như thực hiện đầy đủ vai trò thành viên của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC).
Đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kế toán, kiểm toán viên, cần liên tục đổi
mới chương trình đào tạo sao cho phù hợp với bối cảnh thực tế của đất nước cũng như
thế giới. Bên cạnh việc học lý thuyết, các cơ sở đào tạo cần cho học viên của mình có
cơ hội thực hành, áp dụng những kiến thức mình vào thực tiễn, để rút ra được những
bài học cho hoạt động hành nghề sau này. Ngoài ra, cần tạo nhiều cơ hội cho những
người hành nghề kế toán, kiểm toán đạt được các chứng chỉ cơ bản bằng những khóa
học ưu đãi nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng.
 Về phía các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn và hành nghề kế toán,
kiểm toán
Vấn đề cốt lõi là cần tập trung hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ cung
cấp. Để làm được điều này, trước hết cần xây dựng và hoàn thiện đầy đủ các quy chế
ràng buộc và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kế toán, kiểm soát
chất lượng kế toán. Các công ty cần có tính liên kết với nhau, có tính tổ chức chung
trong một hiệp hội, tránh tình trạng "mạnh ai ấy hay", không có tổ chức, không có
trách nhiệm với nhau, hoặc tham gia tổ chức hiệp hội chỉ là hình thức...
Các công ty phải có một tầm nhìn chiến lược dài hạn để phát triển bền vững. Xây
dựng triết lý kinh doanh phù hợp, định vị thương hiệu trên thị trường cũng như tạo
dựng hình ảnh đẹp về công ty trong lòng khách hàng. Đặc biệt, phải quan tâm đến
nguồn nhân lực: đội ngũ cán bộ quản lý chủ chốt và kế toán, kiểm toán viên. Phải coi
trọng vấn đề tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng kế toán viên. Bên cạnh đó, công tác quản
lý cần được hiện đại hóa, áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật,
chú ý xây dựng văn hóa công ty, môi trường làm việc cho cán bộ và kế toán viên.
Ngoài ra, các công ty cung cấp dịch vụ nên đa dạng hóa các loại hình dịch vụ kế
toán, kiểm toán như dịch vụ kiểm toán (kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán vì mục
đích thuế, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động, kiểm toán công trình xây dựng cơ
bản...); dịch vụ kế toán, dịch vụ tài chính, dịch vụ thuế và kinh doanh, dịch vụ đào tạo,
bồi dưỡng kế toán, kiểm toán...
Nói tóm lại, việc khắc phục các hạn chế, vấn đề tồn đọng và phát triển dịch vụ tư
vấn, hành nghề kế toán, kiểm toán không phải là trách nhiệm của một tổ chức, đơn vị

riêng lẻ mà cần sự chung tay góp sức, nỗ lực của nhiều đối tượng từ Nhà nước, các
Hội nghề nghiệp đến các công ty cung cấp dịch vụ và từng cá nhân kiểm toán, kế toán
viên. Để loại hình dịch vụ này phát triển mạnh mẽ, bền vững ở Việt Nam và có thể
cạnh tranh với các quốc gia trên thế giới không phải điều dễ dàng, tuy nhiên nếu có
những chính sách đúng đắn, phù hợp cùng với sự quyết tâm, nỗ lực của các cá nhân, tổ

23


chức, chắc chắn dịch vụ tư vấn và hành nghề kế toán, kiểm toán Việt Nam sẽ đạt được
nhiều thành tựu to lớn trong tương lai.


24


PHẦN KẾT LUẬN
Nhìn chung, trong quá trình mở cửa, đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện
nay, các quốc gia đặc biệt là những nước đang phát triển, luôn có được các cơ hội lớn
cũng như những thách thức không nhỏ đối với việc phát triển nền kinh tế đất nước.
Đối với Việt Nam nói riêng, xuất phát điểm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán khi bước
vào hội nhập tuy có những khả quan thế nhưng không thể phủ nhận còn đang ở mức
khá thấp. Thị trường chưa đủ lớn, khả năng cung cấp dịch vụ còn hạn chế, dịch vụ lại
chưa đa dạng và chất lượng còn chưa ổn định.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về các dịch vụ tư vấn và hành nghề trong lĩnh
vực kế toán, kiểm toán cần được đẩy mạnh, chú trọng hơn. Chỉ có như vậy, hoạt động
này mới có thể phát triển và nâng cao, giúp các doanh nghiệp Việt tận dụng được
những cơ hội cũng như vượt qua được những khó khăn thách thức, nhằm đẩy nhanh
tiến trình tham gia hội nhập quốc tế. Bởi các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn, hành
nghề kế toán, kiểm toán đóng vai trò rất quan trọng trong việc trợ giúp, tư vấn cho các

nhà đầu tư, các doanh nghiệp về pháp luật, chế độ, thể chế tài chính, kế toán của nhà
nước, cũng như việc lập, ghi sổ kế toán, tính thuế và lập báo cáo tài chính.
Để phát triển được hoạt động này, cần phải trước hết thực hiện đầy đủ cam kết
về cung cấp dịch vụ tư vấn, hành nghề kế toán kiểm toán theo thông lệ chung của thế
giới, chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh, đào tạo nhân lực kế toán trên cơ sở thay
đổi nhận thức của các đối tượng sử dụng dịch vụ.
Bên cạnh đó, để có được những định hướng đúng đắn trong dịch vụ tư vấn,
hành nghề kế toán, kiểm toán với nền kinh tế thị trường hiện nay, rất cần sự hợp tác
đồng bộ giữa các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các đơn vị cung cấp dịch vụ tư
vấn, hành nghề kế toán, kiểm toán. Chỉ khi có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, và sự
đồng thuận giữa các đơn vị mới có thể xây dựng nên một nền kinh tế phát triển toàn
diện và đa dạng về ngành nghề theo xu hướng chung của thời đại.
Những định hướng, giải pháp được nêu ra trong tiểu luận này hi vọng sẽ là
những đóng góp hữu ích, góp một phần nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển dịch
vụ tư vấn, hành nghề kế toán kiểm toán. Từ đó, giúp cho ngành nghề kế toán kiểm
toán nói chung sẽ vươn lên mạnh mẽ và sẵn sàng vượt qua mọi thách thức cũng như
những khắt khe trong nền kinh tế thị trường thời kì hội nhập mở cửa.

25


×