Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

tiểu luận giao tiếp trong kinh doanh ảnh hưởng của giới tính đến thói quen giao tiếp trong kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.57 KB, 14 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế ngày càng bước vào những bước tiến
mới. Để làm ăn được thành công và tốt đẹp thì các doanh nghiệp mà đứng đầu là
những người chủ doanh nghiệp cần biết nắm bắt mọi thứ. Biết các ứng xử giao tiếp
để mang lại những cơ hội cho doanh nghiệp mình bằng những phương pháp giao
tiếp phù hợp. Họ cần hểu rõ về giao tiếp. Nếu như trong đời sống giao tiếp đóng
vai trò như cầu nối tình cảm giữa mọi người, còn trong kinh doanh giao tiếp giống
như bậc thang để đưa doanh nghiệp đến gần với thành công hơn. Tuy nhiên trong
kinh doanh cũng có nhiều điều cần chú ý về giao tiếp khi ngày nay không chỉ phái
nam mà còn có khá nhiều doanh nhân nữ thành đạt và làm ăn. Để không mắc phải
những thiếu sót hay bỏ lỡ cơ hội với các đối tác thì các lãnh đạo cần chú ý nhiều
hơn tới vấn đề về giới tính trong giao tiếp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nên em đã quyết định chọn đề tài
tiểu luận “ Ảnh hưởng của giới tính đến thói quen giao tiếp trong kinh doanh” .
Bài viết sẽ đề cập tới vấn đề giao tiếp trong kinh doanh và sự ảnh hưởng của giới
tính ( giữa nam giới và nữ giới) tới giao tiếp trong kinh doanh khi làm việc với các
đối tác.

1


NỘI DUNG
Chương I: Khái niệm giao tiếp và giao tiếp trong kinh doanh
1. Khái niệm về giao tiếp
Giao tiếp đó là một tập hợp những qui tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp
được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người hiểu nhau hơn.
Có thể nói kỹ năng giao tiếp đã được nâng lên thành nghệ thuật giao tiếp bởi trong
bộ kỹ năng này có rất nhiều kỹ năng nhỏ khác như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng
thấu hiểu, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng ngôn từ, âm điệu…
Để có được kỹ năng giao tiếp tốt đòi hỏi người sử dụng phải thực hành thường
xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp của


mình. Ngoài ra giao tiếp cũng là một loại hình thông minh của con người.
2. Giao tiếp trong kinh doanh
Nếu như trong đời sống giao tiếp đóng vai trò như cầu nối tình cảm giữa mọi
người, còn trong kinh doanh giao tiếp giống như bậc thang để đưa doanh nghiệp
đến gần với thành công hơn.
Giám đốc truyền thông Andy Cook nói: “Trong thế giới kinh doanh, các
doanh nghiệp luôn đấu tranh để chiếm lĩnh thị trường và tìm kiếm một mảnh đất
màu mỡ. Muốn đứng trên bục vinh quang, doanh nghiệp cần xây dựng một lực
2


lượng hùng hậu và thúc đẩy đội ngũ của mình phát triển. Yếu tố nào sẽ giúp bạn
biến lý thuyết thành hiện thực đó chính là giao tiếp. Giao tiếp tốt mang đến cho bạn
và doanh nghiệp nhiều lợi ích hơn những gì bạn tưởng tượng”.
“Đôi khi cách diễn giải “loằng ngoằng” có thể khiến đối tác hiểu nhầm hoặc
hiểu sai lệch đi thông tin và thông điệp bạn muốn gửi tới. Điều này sẽ thật tệ hại.
Nhưng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn hoàn thành công việc thậm chí là “tút tát” lại sai
lầm. Với những thông tin “lỡ” sai, bạn cũng có thể quay ngược 180 độ nếu có một
cái miệng khôn khéo và một bề dày kinh nghiêm trong giao tiếp”, Andy nói.
Giao tiếp trong kinh doanh không khó nhưng bạn cũng đừng nên xem nhẹ
nó, bởi khi bạn nói ra điều gì đó với đối tác, khách hàng nghĩa là bạn đã có dự định
trước và điều đó rất quan trọng đối với bạn. Vì thế, bạn nên chuẩn bị thật kỹ cho
những lần giao tiếp như vậy, bởi bạn không thể nói với khách hàng một điều gì đó
xong lại nói rằng tôi nhầm, đó không phải là sự thật… Điều đó sẽ khiến đối tác của
bạn khó chịu và đẩy bạn vào thế bị động, làm ảnh hưởng đến kết quả cuộc trò
chuyện của cả hai bên.
Chị Nguyễn Hồng Mai - Tổng Giám đốc công ty CP Hồng Phát: “Tôi nghĩ là
hạn chế của nữ doanh nhân hay các doanh nghiệp Việt Nam là vấn đề ngôn ngữ, đó
là điều chúng ta phải tìm hiểu, kể các những doanh nghiệp đã thành đạt trên thương
trường. Các doanh nghiệp trẻ, các nữ doanh nhân trẻ, hơn bao giờ hết, chúng ta

3


phải trau dồi về ngôn ngữ. Khi tham gia vào hội nhập thì phải biết ngoại ngữ, biết
càng nhiều ngoại ngữ càng tốt, như vậy chúng ta có thể dễ dàng nắm bắt được cơ
hội để vươn ra thế giới, mang lại hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam đến với thế giới,
mang lại chất lượng doanh nghiệp Việt Nam so với thế giới. Đó là điều chúng ta
cần phải có để tránh sự thiếu tự tin trong tương lai”. Từ đó tháy được vai trò quan
trọng của ngôn ngữ trong giao tiếp dù là phụ nữ.

4


Chương II. Ảnh hưởng của giới tính đến giao tiếp trong kinh doanh

Giới tính là một vấn đề liên quan đến nhiều mặt của đời sống con người như
nhận thức, thói quen, hành vi ứng xử, xã hội, văn hoá, v.v… Trong giao tiếp giới
tính có ảnh hưởng tới ngôn ngữ, cách nói, xưng hô, đánh giá địa vị cũng như
những hành vi cư xử với người khác giới.
1. Sự khác biệt cơ bản giữa nam và nữ trong giao tiếp
Trong các cuộc nói chuyện giữa nam và nữ thì nam thường nói nhiều hơn.
Nữ thường đưa ra câu hỏi nhiều hơn, nữ hay khích lệ người khác nói nhiều hơn
nam giới, nam giới thường hay ngắt lời nhiều hơn, phản đối nhiều hơn. Chủ đề của
các cuộc trò chuyện cũng khác nhau, khi nam nói chuyện với nam thì thường nói
vè sự cạnh tranh trong công việc, thể thao, chính trị, phụ nữ… còn khi nói chuyện
với nữ giới thì họ lại bàn về bản thân, tình cảm, gia đình, nhà cửa…
Khi làm việc, phụ nữ và nam giới sử dụng những chiến thuật khác nhau
trong giao tiếp và không phải lúc nào cũng được phía bên kia thông hiểu trọn vẹn.
Điều này có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc và thậm chí là quan hệ đồng
nghiệp.

 Nam giới trong giao tiếp công sở

5




Phê bình, bỡn cợt

Có thể bạn thấy nam giới thường nói đùa, không nghiêm túc, hay chọc ghẹo,
phê bình người khác. Thực chất đây chính là cách mà đàn ông sử dụng để chứng tỏ
vị trí của mình.
Phụ nữ cho rằng: Chọc ghẹo người khác khiến đối phương cảm thấy nhỏ bé,
và với phụ nữ, những kiểu phê bình, bỡn cợt này chỉ thể hiện sự kiêu ngạo, thậm
chí là gây hấn.
Những kiểu bỡn cợt của nam giới thường là vô hại, miễn là có bên tung bên
hứng. Thậm chí, đôi lúc, nếu đừng quá nghiêm túc xét nét thì đây cũng là một kiểu
giải tỏa áp lực trong công việc khi mọi người đang phải bù đầu chạy theo dự án,
hay doanh số.



Ít đặt câu hỏi

Nam giới thường ít đặt câu hỏi trong công việc vì sợ rằng người khác sẽ nghĩ
mình thiếu kiến thức, năng lực. Họ đánh đồng kiến thức với quyền lực nơi công sở
và không muốn bị mất mặt nếu tỏ ra thấp kém.

6



Phụ nữ cho rằng: Những hành động như thế thật trẻ con, thậm chí là “chảnh”
và mất thời gian. Sẽ hiệu quả hơn nếu anh ta mạnh dạn hỏi, có câu trả lời và xúc
tiến nhanh công việc.
Một số môi trường làm việc không khuyến khích nhân viên hỏi quá nhiều và
đôi lúc tạo cho nhân viên cảm giác tự ti nếu làm gì cùng hỏi. Trong một số cuộc
họp, không nhất thiết phải đưa ra quá nhiều câu hỏi vì mọi người cần thống nhất
với nhau để có thể chọn lựa chiến lược tốt nhất cho công ty, từ đó từng nhân viên
sẽ có cách riêng để tự tìm hiểu chi tiết.



Thiếu phản hồi

Đơn giản là đàn ông không thích bị chỉ trích và nghĩ rằng những lời khen chỉ
khiến người khác ngủ quên trên chiến thắng. Do đó, họ không yêu cầu phản hồi và
cũng không muốn phản hồi với người khác.
Phụ nữ cho rằng: Nam giới không biết trân trọng đóng góp của họ và chỉ biết
chỉ trích. Thậm chí phụ nữ cũng cho rằng mục đích của việc không phản hồi là
không muốn cho chị em cơ hội thăng tiến hoặc được đảm nhận các dự án lớn.

7


Các phản hồi mang tính chất xây dựng là cần thiết đối với văn hóa công ty. Cả
hai giới cần tìm cách tận dụng công cụ này nhằm cải thiện chất lượng công việc.
 Nữ giới trong giao tiếp công sở




Đòi hỏi bình đẳng

Phụ nữ luôn cố gắng đảm bảo sự bình đẳng cho mọi nhân viên trong công sở.
Họ mong muốn tất cả được đối xử như là nhân viên có ích và đóng góp hiệu quả
cho công ty.
Đàn ông cho rằng: Nam giới cho rằng đây là dấu hiện cho thấy phụ nữ thiếu tự
tin và năng lực để làm lãnh đạo.
Phụ nữ có thể tạo thế và lực cho mình bằng cách điều phối và hợp tác tốt với
các bên. Đây là điều nam giới có thể học hỏi. Tuy nhiên, phụ nữ khi nắm giữ các vị
trí lãnh đạo cần tỏ rõ lập trường và ranh giới về mặt quyền hạn với nhân viên.



Quá cầu toàn trong các cuộc thương thuyết

Phụ nữ muốn thấy toàn cảnh và đảm bảo các bên nắm rõ tất tần tật mọi chi tiết
và thông hiểu lẫn nhau trước khi đưa ra quyết định.

8


Đàn ông cho rằng: Cách làm của phụ nữ hoàn toàn trái ngược với nam giới.
Với cách làm này, phụ nữ tỏ ra mình thiếu lập trường rõ ràng và không quyết đoán.
Trong thương thuyết, quan trọng là ở chỗ bạn phải nắm các yếu tố có tính ảnh
hưởng trước khi ra quyết định. Mặt khác, đảm bảo mọi người đều vui vẻ không
phải là cách các nhà lãnh đạo ra quyết định. Sẽ thật lý tưởng nếu phối hợp được sự
quyết đoán của nam giới và tính tỉ mỉ của phụ nữ.




Không chắc chắn

Phụ nữ không muốn tỏ ra hối thúc hoặc không lo nghĩ đến vị trí và ý kiến của
người khác.
Đàn ông cho rằng: Vì vậy, phụ nữ thường không chắc chắn trong mọi việc và
thường cần người khác đứng ra chịu trách nhiệm.
Cân bằng giữa khiêm tốn và nhún nhường là phẩm chất tốt của lãnh đạo.
Nhưng nếu lúc nào cũng nương theo ý kiến và mong đợi của người khác sẽ khiến
bạn thiếu sự cương quyết.

9


2. Trong một số hoàn cảnh giao tiếp kinh doanh với đối tác
a. Chào hỏi
. Khi hợp tác giữa đàn ông với đàn ông thì có thể có những cái bắt tay mạnh
mẽ hoặc một số cử chỉ khác. Khi tiếp xúc với phái nữ thì các doanh nhận nam
thường có các cử chỉ trân trọng hơn như bắt tay nhẹ, hôn má, hoặc ôm xã giao. Tuy
nhiên cần biết xem xét và làm đúng cách nếu không sẽ bị coi là hành vi bất lịch sự.
Ví dụ như trường hợp một người da trắng có thói quen chào hỏi bằng việc hôn má
hay ôm lại dùng việc đó để chào hỏi một người Châu Á có cuộc sống truyền thống
cổ điển mà không thông báo trước.
Ngoài ra cũng cần chú ý địa vị và xưng hô cho phù hợp đủ tôn trọng!
b. Về trang phục
Cả hai bên đều cần ăn mặc lịch sự, gọn gàng và thanh lịch khi giao tiếp để
cho người đối diện có cảm giác tôn trọng và thoải mái. Nam giới thường mặc âu
phục. nữ giớ dùng đồ công sở thì cơ thể dùng vest và mặc váy thể hiện sự nữ tính.
Hai bên cũng không nên mặc đồ với sự chênh lệch quá nhiều về giá trị
Ví dụ khi đã ở chức cao trong một công ty thì người nam giới càng cần ăn
mặc lịch sự dù cho giao tiếp với những người ở địa vị thấp hơn.


10


c. Khi làm việc
Là lối nói khác nhau giữa nam nữ khi trình bày. Bên nam thường có ý phê
phán và phản bác nhiều hơn trong khi bên nữ là bảo vệ lẽ họ cho là đúng.
Địa điểm làm việc và đàm phán thì cả hai bên đều có thể tương đồng với
nhau và không bị ảnh hưởng nhiều do giới tính.
Trong cuộc họp thì không nên gác chân lên ghế hay lên bàn. Cũng không
nên ngồi gác chéo chân khi đang nói vì như vậy dẽ gây sao lãng cuộc đàm thoại
hoặc đôi khi trông gợi cảm.
Ví dụ trường hợp nữ giới mặc váy ngồi gác chéo chân trong khi mặc váy.
d. Khi đi ăn
Thường thì nam giới có thể là người kéo ghế cho nữ giới trừ một vài trường
hợp khi mà địa vị nam giới quá cao hoặc trình độ hai người khá tương xứng và độc
lập.
Nam giới có thể nhường nữ giới chọn đồ ăn. Bữa ăn để giao tiếp kinh doanh
thường có thể để hai bên tận dụng hiểu rõ nhau hơn và dễ trao đổi được sự đồng ý
hơn với nhiều tình huống.

11


e. Khi tặng quà
Một món quà tặng được đối tác đón nhận có thể đem về cho bạn nhiều “cái
lợi” trong kinh doanh, mà ngay chính bạn nhiều lúc không thể ngờ tới.
Chọn một món quà cho đối tác thường phải xét đến nhiều yếu tố về địa vị ,
sở thích và quan trọng là về giới tính. Quà tặng dành cho nam giới thường là cà vạt
hay đồng hồ… Quà cho nữ giới thì thường là trang sức hoặc mỹ phẩm kèm theo

có thể là một bó hoa. Việc tặng quà ngoài chú ý tới món quà còn cần chú ý tới hình
thức tặng quà. Đặc biệt ở những nước Châu Á còn phải trao quà bằng hai tay mới
được coi là lịch sự
Tặng quà có thể xem là một cách để duy trì giao tiếp tốt là chủ đề để nói
chuyện thuận lợi hơn với bên dối tác và phù hợp với nhau. Nhiều khi nó mang lại
rất nhiều lợi ích cho hoạt động của chính công ty.
Ví dụ khi bạn tặng một món quà khiến đối tác cảm thấy hài lòng thì họ sẽ
sẵng sàng hợp tác với bạn hơn!

12


KẾT LUẬN
Giao tiếp trong kinh doanh không khó nhưng bạn cũng đừng nên xem nhẹ
nó, bởi khi bạn nói ra điều gì đó với đối tác, khách hàng nghĩa là bạn đã có dự định
trước và điều đó rất quan trọng đối với bạn. Vì thế, bạn nên chuẩn bị thật kỹ cho
những lần giao tiếp như vậy, bởi bạn không thể nói với khách hàng một điều gì đó
xong lại nói rằng tôi nhầm, đó không phải là sự thật… Điều đó sẽ khiến đối tác của
bạn khó chịu và đẩy bạn vào thế bị động, làm ảnh hưởng đến kết quả cuộc trò
chuyện của cả hai bên.
Cũng như đã phân tích thì có nhiều yếu tố khác nhau giữa cách nhìn nhận và
giao tiếp giữa phái nam và phái nữ nên khi giao tiếp kinh doanh cả hai bên đều cần
chú trọng điều này. Bài viết chủ yếu đề cập tới những mặt tốt khi giao tiếp của nam
giới với nữ giới. Tuy nhiên trong thực tế còn một số nơi và một số người vẫn còn
quan điểm phân biệt giới tính nên việc cư xử khiếm nhã là khó tránh khỏi khi họ
giao tiếp.
Tuy đã cố gắng song còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được góp ý từ
phía giảng viên và mọi người để nó được hoàn thiện hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!


13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />4. />5. />6. />7. />
14



×