LỜI MỞ ĐẦU
Trong cộng đồng doanh nghiệp, các nhà điều hành luôn trọng dụng những người
có khả năng lãnh đạo. Nhà quản lý nào cũng đều mơ ước có trong doanh nghiệp của
mình một người lãnh đạo với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp.
Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạt động của 1 cá nhân hay một
nhóm nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.
Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower từng nói: “Lãnh đạo là một nghệ thuật
của cá nhân ảnh hưởng đến tính tự giác hoàn tất công việc của những người khác
nhằm đạt mục tiêu chung”. Chỉ một số ít cá nhân có tài bẩm sinh để lãnh đạo, còn
phần lớn đều phải trải qua một quá trình học hỏi, rèn luyện và nỗ lực hết mình để tạo
cho họ những kỹ năng và kiến thức vững chắc cho vai trò lãnh đạo của các nhà lãnh
đạo. Người lãnh đạo là 1 trong các nhân tố đóng vai trò quyết định tới sự sống còn, sự
phát triển của tổ chức. Họ được ví như người chèo lái con thuyền giữa biển. Nếu người
lãnh đạo đủ tài giỏi để chèo lái cùng với sự đồng lòng của những thành viên trong tổ
chức thì con thuyền đó có thể đến được mục tiêu đã định. Nếu không, con thuyền đó sẽ
bị lật đổ trước những trận cuồng phong trên biển. Như vậy, để trở thành một nhà lãnh
đạo giỏi thì một cá nhân phải có những phẩm chất, kỹ năng mà người khác không có
được. Ngoài ra, khả năng lãnh đạo là một trong những kỹ năng vô cùng hữu ích trong
quá trình xây dựng sự nghiệp, từ xin việc làm đến thăng tiến, thường được các nhà
tuyển dụng xem xét dựa trên sự kết hợp với một số đặc điểm tính cách và giao tiếp.
I. Cơ sở lý luận
1. Một số khái niệm liên quan:
a) Lãnh đạo
Lãnh đạo là một quá trình mà một người ảnh hưởng đến những người khác để
thực hiện một mục tiêu nào đó, đồng thời hướng tổ chức tới sự gắn kết chặt chẽ.
b) Phong cách lãnh đạo
i. Khái niệm
Phong cách lãnh đạo là cách thức theo đó người lãnh đạo cư xử đối với cấp dưới
và phạm vi các vấn đề mà họ được phép ra các quyết định.
ii. Phân loại phong cách lãnh đạo
Lãnh đạo độc đoán (chuyên quyền)
1
Được đặc trưng bởi sự áp đặt của nhà quản trị đối với nhân viên. Cấp dưới chỉ
thuần tuý là người nhận và thi hành mệnh lệnh. Nhà quản trị cũng thường xuyên kiểm
tra, giám sát chặt chẽ cấp dưới trong quá trình thực hiện nhiệm vụ (thông tin được lãnh
đạo cung cấp cho cấp dưới ở mức tối thiểu cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, thông tin
là một chiều từ cấp trên xuống cấp dưới).
-
Lãnh đạo dân chủ
Nhà quản trị thường tham khảo, bàn bạc, lắng nghe ý kiến và đi đến sự thống
nhất với các thuộc cấp trước khi ra quyết định, sử dụng nguyên tắc đa số. Nội dung
của quyết định phụ thuộc vào ý kiến đa số của các thành viên trong tổ chức. Trong
phong cách này người lãnh đạo có sự phân giao quyền lực cho cấp dưới nhiều hơn
(thông tin 2 chiều).
-
Lãnh đạo tự do
Nhà quản trị sử dụng rất ít quyền lực, mà dành cho cấp dưới mức độ tự do cao.
Vai trò của nhà quản trị ở đây là giúp đỡ, tạo điều kiện cho cấp dưới thông qua việc
cung cấp thông tin và các phương tiện khác, và hành động như một mối liên hệ với
môi trường bên ngoài (thông tin ngang).
2. Lịch sử các học thuyết (các cách tiếp cận về lãnh đạo)
a) Tiếp cận theo phẩm chất của nhà lãnh đạo
Lý thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở tố chất, phẩm chất:
Theo lý thuyết này (được công bố vào những năm 1930 - 1940), các nhà lãnh đạo
sinh ra đã có các tố chất hay đặc tính tự nhiên, có tính bản năng, năng lực sẵn có (có tố
chất siêu phàm, có những giá trị vượt trội so với người khác), chứ không phải chỉ do
luyện tập hay cố gắng mà đạt được.
Lý thuyết đã tìm ra những đặc điểm, tính cách của nhà lãnh đạo có liên hệ mật
thiết tới thành công của tổ chức. Tuy nhiên, khi các lý thuyết về lãnh đạo khác xuất
hiện và các cuộc tranh luận, phản biện về lãnh đạo có sự tham gia rộng rãi của xã hội,
nhất là khi phần lớn những nhà lãnh đạo thành đạt cũng không thừa nhận họ thừa
hưởng những tố chất đặc biệt, thì quan điểm về tố chất lãnh đạo cũng có sự thay đổi.
Đây cũng chính là lý do dẫn tới việc các nhà nghiên cứu chuyển hướng tới học thuyết
lãnh đạo dựa trên cơ sở hành vi ở giai đoạn 1950.
b) Tiếp cận theo kỹ năng của nhà lãnh đạo
2
Hai mô hình có ảnh hưởng nhất là của Katz (1955) và Mumford et al. (2000). Cả
hai bổ sung cho nhau bằng cách cung cấp các quan điểm khác nhau về lãnh đạo từ
quan điểm kỹ năng. Ví dụ:
Katz (1955) đã xác định ba kỹ năng khác nhau mà một nhà lãnh đạo nên có, đó
là:
Kĩ năng chuyên môn
Kỹ năng nhân sự
Kỹ năng khái quát hóa.
Bảng trên minh họa ba kỹ năng cần thiết của một nhà lãnh đạo trong một tổ chức.
Katz lập luận thêm rằng mức độ quan trọng của từng nhóm kỹ năng (chuyên môn,
nhân sự và khái quát hóa) sẽ dựa trên mức độ thẩm quyền mà người đó có trong tổ
chức. Ví dụ, quản lý cấp cao rất có thể sẽ cần ít kỹ năng chuyên môn và cần nhiều kỹ
năng khái quát hóa hơn để họ có cái nhìn toàn diện về tổ chức. Quản lý giám sát sẽ cần
nhiều kỹ năng chuyên môn hơn để có thể hỗ trợ những người cấp dưới họ. Quản lý cấp
trung nên có trình độ chuyên môn, nhân sự và khái quát hóa tốt để có thể hỗ trợ đội
ngũ quản lý hàng đầu và giám sát.
c) Tiếp cận theo hành vi của nhà lãnh đạo
3
Lý thuyết tập trung vào hành động, công việc cụ thể mà một nhà lãnh đạo thực
hiện. Hành vi của nhà lãnh đạo lại phụ thuộc vào đặc điểm tính cách và kỹ năng của
nhà lãnh đạo đó. Có thể coi lý thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở hành vi là một bước phát
triển của lý thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở tố chất, lấy lý thuyết này làm nền tảng. Có
hai vấn đề quan trọng trong hành vi của nhà lãnh đạo: sự quan tâm tới công việc và
con người trong tổ chức, đây cũng chính là hai nhân tố quyết định tới hiệu quả lãnh
đạo.
Khởi đầu là nghiên cứu tại Đại học Michigan (Mỹ) các học giả đã xác định hai
phong cách lãnh đạo cơ bản: Phong cách tập trung vào công việc và phong cách tập
trung vào nhân viên. Với phong cách tập trung vào công việc, nhà lãnh đạo nhấn mạnh
vào việc hoàn thành các mục tiêu và thúc đẩy hoạt động. Họ sẽ chỉ đạo trực tiếp và
giám sát cấp dưới với các quy định và nguyên tắc rõ ràng. Ngược lại, với phong cách
tập trung vào nhân viên, nhà lãnh đạo sẽ chú trọng đáp ứng nhu cầu của họ và xây
dựng mối quan hệ tốt đẹp cũng như một môi trường làm việc cởi mở và thoải mái. Hai
phong cách lãnh đạo này sẽ tạo ra hai xu hướng hay mô hình/kiểu lãnh đạo khác nhau:
độc đoán, tập quyền/chuyên quyền và dân chủ, tản quyền/phân quyền.
Trong giai đoạn này, nhóm nghiên cứu của Đại học Ohio cũng phân loại hai
phong cách lãnh đạo: xây dựng cấu trúc và xây dựng mối quan tâm trong tổ chức .
Phong cách xây dựng cấu trúc, tương tự như phong cách tập trung vào công việc trong
nghiên cứu của Đại học Michigan, tập trung/ưu tiên vào việc hoàn thành mục tiêu.
Phong cách xây dựng mối quan tâm, tương tự như phong cách tập trung vào nhân viên
trong nghiên cứu của Đại học Michigan, tập trung/ưu tiên vào xây dựng các mối quan
hệ với nhân viên và thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ.
Người tiếp tục kế thừa và phát triển hai mô hình này là Rô-bớt Bla-ke và Giên
Mâu-ton với mô hình Mạng lưới lãnh đạo (năm 1964) (Robert R. Blake & Jane
S.Mouton, The Managerial Grid III, Houston: Gulf, 1985). Mô hình Mạng lưới lãnh
đạo tiếp tục sử dụng hai yếu tố trong phong cách của nhà lãnh đạo. Mỗi yếu tố sử dụng
một thang đo tính điểm từ 1 đến 9 và do đó, có tổng cộng 81 trường hợp có thể xảy ra
về kiểu hành vi lãnh đạo, tuy nhiên hai tác giả chỉ đề xuất 5 nhóm chính:
1- Lãnh đạo độc tài: tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ, không quan tâm tới nhu
cầu của các thành viên trong đội nhóm, tổ chức;
4
2- Lãnh đạo câu lạc bộ: quan tâm tới các thành viên trong đội nhóm nhưng
không hoàn thành nhiệm vụ;
3- Lãnh đạo yếu: không hoàn thành cả nhiệm vụ và không quan tâm tới con
người trong tổ chức;
4- Lãnh đạo nhóm: hoàn thành tốt cả nhiệm vụ và quan tâm tới các đội, nhóm;
5- Lãnh đạo trung bình.
d) Tiếp cận theo tình huống của nhà lãnh đạo
Lý thuyết lãnh đạo theo tình huống được đưa ra dựa trên các cơ sở thực tiễn cho
rằng phong cách lãnh đạo phù hợp nhất sẽ phụ thuộc vào tình huống.
Theo lý thuyết lãnh đạo theo tình huống, các nhà lãnh đạo vừa sáng suốt vừa linh
động thì sẽ là các nhà lãnh đạo hiệu quả.
Theo khảo sát và nghiên cứu thì hiện nay trên thế giới có ba mô hình lãnh đạo
theo tình huống là: Lãnh đạo theo tình huống của Fiedler; Hersey và Blanchard, và lý
thuyết lãnh đạo đường dẫn-mục tiêu. Với các mô hình lãnh đạo theo tình huống, xem
xét làm thế nào với mô hình đó có thể làm nổi bật phong cách lãnh đạo hiệu quả nhất
bạn có thể sử dụng trong các tình huống khác nhau.
5
-
Lý thuyết mô hình lãnh đạo tình huống của Fiedler
Mô hình này đã được Fred Fiedler – nhà khoa học chuyên nghiên cứu tính cách
và đặc điểm của các nhà lãnh đạo, lần đầu tiên đề cập vào giữa những năm 1960.
Lý thuyết này cho rằng không có phong cách lãnh đạo tối ưu nhất. Thay vào đó,
hiệu quả lãnh đạo dựa trên việc giải quyết tình huống cụ thể. Hiệu quả này là kết quả
của hai yếu tố – “phong cách lãnh đạo” và “giải quyết tình huống theo hướng có triển
vọng tốt” (sau này gọi là “kiểm soát tình huống”)
-
Mô hình của Paul Hersey và Ken Blanchard:
Paul Hersey và Ken Blanchard đã phát triển một về lý thuyết về lãnh đạo cuốn
hút được sự ủng hộ của các chuyên gia phát triển quản trị. Mô hình này, với tên gọi lý
thuyết sự lãnh đạo tình huống (SLT), là một thuyết tình huống mà tập trung chủ yếu
vào sự sẵn sàng của nhân viên. Hersey và Blanchard lập luận rằng sự lãnh đạo thành
công sẽ đạt được bằng việc lựa chọn phong cách lãnh đạo đúng đắn trên cơ sở dự sẵn
sàng của nhân viên.
Lý thuyết về lãnh đạo tình huống của Hersey và Blanchard sử dụng hai đặc
điểm lãnh đạo giống như Fiedler đã xác định là định hướng nhiệm vụ và định hướng
quan hệ. Tuy nhiên, Hersey và Blanchard đã phát triển thêm một bước nữa bằng việc
xem xét mỗi đặc điểm này ở hai mức độ cao và thấp và sau đó kết hợp lại thành bốn
nhóm phong cách lãnh đạo riêng biệt.
-
Thuyết đường dẫn mục tiêu:
Được phát triển bởi Robert House, lý thuyết đường dẫn – mục tiêu là mô hình
tình huống về lãnh đạo các yếu tố chính trong thuyết kỳ vọng. Thuật ngữ đường dẫn –
mục tiêu được xuất phát từ niềm tin rằng những nhà lãnh đạo hiệu quả sẽ vạch ra con
đường để giúp đỡ nhân viên của họ có thể nhận được từ những thành tựu trong mục
tiêu công việc của họ và vạch ra một lộ trình dể dàng hơn bằng cách giảm đi những rào
chắn và cạm bẫy.
Theo lý thuyết đường dẫn - mục tiêu, hành vi của nhà lãnh đạo có thể chấp nhận
được đối với các thành viên trong nhóm ở mức độ mà họ coi nó như một nguồn thỏa
mãn trước mắt hoặc như một một phương tiện hỏa mãn nhu cầu tương lai.
e) Các cách tiếp cận đương đại:
Theo quan điểm hiện đại, có 3 phong cách lãnh đạo:
6
• Phong cách lãnh đạo lôi cuốn (Charismatic Leadership): Thu hút mọi người
bằng đặc điểm, uy tín chứ không bằng quyền lực.
• Phong cách lãnh đạo trao đổi, giao dịch (Transactional Leadership): nhà lãnh
đạo gây ảnh hưởng dựa vào mối quan hệ trao đổi giữa người lãnh đạo và người đi
theo.
• Phong cách lãnh đạo chuyển hóa, biến đổi (Transformational Leadership):
nhà lãnh đạo thay đổi, chuyển hóa cấp dưới của mình khiến cấp dưới làm được những
việc nhiều hơn trước đây, vượt xa sự kỳ vọng của họ.
3. Phong cách lãnh đạo chuyên quyền
a) Đặc trưng
Phong cách lãnh đạo độc đoán còn được gọi là phong cách lãnh đạo chuyên
quyền, phong cách lãnh đạo theo hành chính xử phạt, phong cách lãnh đạo theo chỉ thị,
phong cách lãnh đạo cương quyết. Ở đây nhà lãnh đạo sẽ áp đặt nhân viên; các nhân
viên nhận lệnh và thi hành mệnh lệnh. Nhà lãnh đạo sẽ tập trung hết quyền lực vào tay
của mình.
Lãnh đạo độc đoán là sự áp đặt công việc với sự kiểm soát và giám thị chặt chẽ.
Quản trị viên độc đoán thường lấy mình làm thước đo giá trị. Họ không quan tâm đến
ý kiến của người khác dù là đồng đội hay nhân viên mà chỉ hoàn toàn dựa vào kiến
thức và kinh nghiệm của chính mình. Hình thức này thường phù hợp với lối quản trị cổ
điển, hoặc khi tổ chức đang trong tình trạng canh tân nội bộ để loại trừ những phần tử
làm lũng đoạn sinh hoạt chung, vv… Nhất là khi tinh thần kỷ luật và trật tự của tổ
chức lỏng lẻo cần sửa đổi.
Phong cách này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với nhân viên chính xác
những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kỳ lời
khuyên hay chỉ dẫn nào
b) Ưu điểm và hạn chế
Ưu điểm
Phong cách chuyên quyền gắn liền với sự độc đoán có vẻ tiêu cực khi làm việc
trong một tập thể. Tuy nhiên, tính chất chuyên quyền sở hữu những ưu điểm mà các
lãnh đạo khác không có được. Khi người lãnh đạo là người hiểu biết nhất trong nhóm,
phong cách chuyên quyền có thể dẫn đến các quyết định nhanh chóng và hiệu quả.
7
Nếu một tổ chức bị đặt vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” phải đưa ra quyết định
nhanh chóng và không có thời gian để tham khảo ý kiến tập thể, thì phong cách lãnh
đạo độc đoán là phương án giải quyết tốt nhất.
Theo đó, người đứng đầu sẽ tự mình vạch ra kế hoạch tối ưu nhất và yêu cầu các
thành viên thực hiện theo chỉ thị của mình. Nhờ vậy, ngăn chặn các doanh nghiệp hoặc
dự án bị trì trệ do tổ chức kém hoặc thiếu sự thống nhất.
Trong những tình huống khi chúng ta phải làm việc trong một tập thể tập trung
những người giỏi nhưng không thể hoàn thành dự án vì vị trưởng nhóm thiếu năng lực
tổ chức và không có khả năng đặt ra thời hạn , các nhà lãnh đạo độc đoán sẽ có sức
ảnh hưởng lớn khiến các cá nhân buộc phải thực hiện nhiệm vụ đúng thời hạn được
giao. Một số dự án đòi hỏi sự lãnh đạo mạnh mẽ để hoàn thành công việc một cách
nhanh chóng và hiệu quả.
Điều này cũng yêu cầu các thành viên trong tổ chức phải trau dồi thường xuyên
để có kỹ năng thực hiện các nhiệm vụ hiệu quả, suy cho cùng sẽ có lợi cho sự thành
công của toàn nhóm.
-
Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm trên, những người lạm dụng phong cách lãnh đạo độc
đoán này thường bị gắn với cái mác bảo thủ và độc tài. Hoặc đôi khi dẫn đến sự bất
đồng quan điểm và phẫn nộ giữa các thành viên trong nhóm.
Các nhà lãnh đạo độc đoán có xu hướng bỏ qua những đề xuất mới và không
tham khảo ý kiến của các thành viên khác. Vì vậy, các thành viên cảm thấy kỹ năng và
ý kiến đóng góp của mình không được tôn trọng và không hài lòng.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng tính chất độc đoán của người đứng
đầu có thể loại bỏ các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề, như vậy sẽ làm tổn hại đến
thành công chung của nhóm.
Lãnh đạo độc đoán cũng dần không phổ biến như trước đây vì nhiều lý do.
Chẳng hạn, lực lượng lao động ngày nay được giáo dục tốt hơn về kỹ năng và kiến
thức, đồng thời sự phát triển của các ngành công nghiệp tri thức khuyến khích việc ra
quyết định ở tất cả các cấp.
Phong cách lãnh đạo dân chủ và chuyển đổi hiện đang chiếm ưu thế trong các tổ
chức vì biết cách kết hợp ý kiến của thành viên và lãnh đạo. Tuy nhiên cũng không nên
vội vàng từ bỏ vai trò lãnh đạo độc đoán trong những trường hợp cấp bách.
8
c) Trường hợp áp dụng
Có nhiều ý kiến cho rằng phong cách lãnh đạo mệnh lệnh/độc đoán làm hạn chế
hiệu quả làm việc và tạo ra bầu không khí căng thẳng cho đội nhóm. Tuy nhiên, phong
cách này không đồng nghĩa với việc thường xuyên quát tháo, sai bảo nhân viên, và nếu
áp dụng đúng trường hợp, phong cách này lại phát huy hiệu quả của nó. Phong cách
mệnh lệnh có thể áp dụng tốt trong những trường hợp sau:
Giai đoạn đầu thành lập đội nhóm: Ở giai đoạn này, các thành viên trong đội
nhóm còn chưa hiểu rõ về nhau, chưa rõ nhiệm vụ và phương hướng nên nhà lãnh đạo
cần sử dụng phong cách độc đoán để tạo sự thống nhất về mục tiêu, cách thức làm việc
và các quyết định của đội nhóm.
Đối với các nhân viên mới, còn non nớt kinh nghiệm làm việc: Các nhân viên
này thường cảm thấy bỡ ngỡ với môi trường làm việc mới, chưa hiểu rõ về cách thức
làm việc trong công ty. Do vậy, với tình huống này, nhà quản lý phải đóng vai trò là
người giao việc và hướng dẫn cho nhân viên một cách cụ thể, chi tiết, giúp nhân viên
hòa nhập tốt hơn với môi trường làm việc và các nhân viên khác.
Những tình huống phải ra quyết định trong thời gian ngắn: Trong những tình
huống này, với áp lực phải ra quyết định và thời gian hạn hẹp, phong cách lãnh đạo
độc đoán là cần thiết để giải quyết vấn đề. Chẳng hạn như trong một trận đánh, các
tướng lĩnh thường phải ra quyết định trong gang tấc về việc tiếp tục tấn công hay rút
lui của quân mình.
4. Phong cách lãnh đạo dân chủ
a) Đặc trưng:
Phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách mà theo đó nhà quản trị chủ yếu sử
dụng uy tín cá nhân đưa ra những tác động đến những người dưới quyền. Nói cách
khác, họ rất ít sử dụng quyền lực hay uy tín chức vụ để tác động đến những người dưới
quyền.
Lãnh đạo thường sử dụng hình thuc động viên khuyến khích, không đòi hỏi cấp
dưới phục tùng tuyệt đối lãnh đạo dân chủ. Thường thu thập ý kiến của những người
dưới quyền, thu hút, lôi cuốn cả tập thể và tổ chức không chính thức
b) Ưu điểm và hạn chế:
Ưu điểm
Những nhà lãnh đạo theo phong cách Dân chủ luôn lắng nghe mọi phản hồi từ
các nhân viên để điều chỉnh kịp thời công việc hoặc các mối quan hệ trong công ty.
9
Phong cách lãnh đạo dân chủ dường như được đặt ở vị trí trung gian khi nó điều hoà
được sự độc đoán và tính tự do, các cá nhân luôn được khích lệ để đưa ra ý kiến, khích
lệ tranh luận, ai cũng có cơ hội để nói lên điều mình suy nghĩ và quan tâm – ngay cả
đối với những cá nhân bình thường tỏ ra rụt rè và kiệm lời, điều đó khiến các thành
viên cảm thấy được tôn trọng, cảm thấy mình có ích, cảm thấy mình là một phần của
nhóm, và qua đó nhóm cũng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn.
-
Nhược điểm
Phong cách lãnh đạo dân chủ có nhiều ưu điểm nhưng không hẳn là không có
nhược điểm, nó tốn khá nhiều thời gian để ra được một quyết định, và đôi khi cũng
khó đi đến thống nhất ý kiến trong một số vấn đề cụ thể nếu không có người điều hành
đủ chuyên môn, hiểu biết và sự quyết đoán. Không phải lúc nào cũng có thể lấy được ý
kiến của các thành viên vì còn tuỳ xem vấn đề được nêu ra có thuộc phạm vi hiểu biết
và chuyên môn của họ hay không. Trong nhiều trường hợp, thành viên nhóm không có
đủ năng lực để có thể thảo luận sâu về một vấn đề nêu ra, ví dụ như vấn đề quản lí, vấn
đề tạo dựng “thương hiệu nhóm”, vấn đề “đối ngoại”, những lúc như vậy, luôn cần có
một trưởng nhóm đủ chuyên môn và khả năng ra quyết định. Phong cách lãnh đạo dân
chủ nhà quản trị phát huy được năng lực tập thể, trí tuệ của tập thể, phát huy được tính
sáng tạo của cấp dưới, quyết định của nhà quản trị được cấp dưới chấp nhận và làm
theo. Tuy nhiên với phong cách lãnh đạo này nhà quản trị dễ là người theo chân cấp
dưới, khó lựa chọn quyết định cho mình, bỏ lỡ thời cơ kinh doanh.
c) Trường hợp áp dụng
Phong cách lãnh đạo dân chủ được đánh giá là phong cách mang lại hiệu quả làm
việc cao nhất. Tuy nhiên, để áp dụng được phong cách này một cách tốt nhất khi thỏa
các điều kiện sau:
Người quản lý là người đã hiểu rõ vấn đề nhưng cần thêm các ý kiến, thông tin từ
cấp dưới để xử lý vấn đề đó.
Đội nhóm phải tương đối ổn định về nề nếp và nhân sự, các thành viên trong đội
nhóm phải là những người đã nắm rõ công việc, nhiệm vụ và cách thức tiến hành công
việc.
II. Sam Walton và phong cách lãnh đạo của Sam Walton
1. Tiểu sử về Sam Walton
10
Samuel Moore Walton (Sam Walton), (Ông sinh ngày 29/3/1918 và mất
4/5/1992) Ông là một nhà kinh doanh và doanh nhân nổi tiếng. nổi tiếng vì sáng lập ra
chuỗi cửa hàng bán lẻ Wal-Mart và Sam's Club. Những kinh nghiệm sống và bí quyết
kinh doanh của ông được hé lộ qua cuốn hồi ký có tên "Made in America" được dịch
qua tiếng Việt với tên "Cuộc đời kinh doanh tại Mỹ"
Ông được sinh ra ở Kingfisher, Oklahoma, Hoa Kỳ. Sau đấy, ông và gia đình đã
chuyển đến Missouri. Lúc còn đi học, ông là Một học sinh có khả năng và một vận
động viên giỏi. Năm 1936, ông tốt nghiệp trường trung học Hickman ở Missouri. Năm
1940, Ông tốt nghiệp Đại học Missouri với bằng cử nhân kinh tế. Từ 1942-1945, ông
phục vụ như là đội trưởng quân đội tình báo quân Lục chiến quân đội Hoa Kỳ. Năm
1945, Sam Walton trở lại cuộc sống riêng tư và sử dụng khoản vay 25.000 đô la từ cha
vợ để mua lại cửa hàng đầu tiên của mình, nhượng quyền thương mại Ben Franklin ở
Newport, Arkansas. Năm 1985, ông được tạp chí Forbes vinh danh là người đàn ông
giàu nhất nước Mỹ. Năm 1991, khi nước Mỹ đang trong khủng hoảng kinh tế nặng nề
thì Walmart lại tăng doanh số hơn 40%. Ông mất năm 1992, và trước đó 1 tháng, ông
được tổng thống George HW Bush trao tặng Presidential Medal of Freedom.
Năm 1962, Sam Walton chỉ là một công nhân làm thuê cho một tiệm giặt là tại
thị trấn Bentonville bang Arkansas nước Mỹ. Tại đây, Sam Walton có nhiệm vụ hàng
ngày cùng ba nhân viên khác đem những món đồ đã được là ủi sạch sẽ trao tận tay cho
khách hàng. Khi đó thống trị hệ thống cửa hàng bán lẻ tại Arkansas và các bang lân
cận là hai tập đoàn bán lẻ khổng lồ Kmart và Sears. Sam Walton sau nhiều lần đi giao
hàng, trực tiếp “va chạm” với đủ các loại khách hàng, đã phát hiện ra sở đoản của hai
tập đoàn trên là: các cửa hàng bán lẻ của Kmart và Sears không hề xuất hiện ở các thị
trấn nhỏ bé hẻo lánh như thị trấn Benton quê mình. Với phản xạ kinh doanh nhạy bén,
Sam Walton lập tức quyết định mạo hiểm dốc toàn bộ số tiền 150 đô-la thuê 8 công
nhân và thành lập một cửa hàng bán lẻ lấy tên là Wal-Mart ngay tại thị trấn
Bentonville quê ông. Thời gian đầu tiên do vốn liếng ít ỏi, kinh nghiệm thiếu, cửa
hàng của Sam chủ yếu kinh doanh buôn sỉ bán lẻ theo phương châm lấy công làm lãi,
buôn bán những nhu yếu phẩm cần thiết nhất. Sam Walton đã chinh phục thu hút số
lượng lớn khách hàng trong thị trấn bằng tác phong phục vụ nhiệt tình chu đáo, chất
lượng hàng bảo đảm, giá cả phải chăng. Cho tới năm 1965, Wal-Mart đã trở thành một
trong những cửa hàng bán lẻ thu hút nhiều khách hàng tại thị trấn Benton. Đến năm
11
1976 Walmart là một công ty giao dịch công khai với giá trị cổ phiếu là 176 triệu đô la.
Đến đầu những năm 1990, giá trị cổ phiếu của Walmart đã tăng lên 45 tỷ đô la. Năm
1991 Walmart đã vượt qua Sears, Roebuck & Company để trở thành nhà bán lẻ lớn
nhất của đất nước.
2. Môi trường làm việc tại Walmart
a) Chính sách huấn luyện nhân viên
Tại Wal-Mart, có một chính sách huấn luyện nhân viên rất khác biệt. Xét về khía
cạnh kỹ thuật tuy nó không đồng nhất với hệ thống huấn luyện của quân đội, nhưng
những chính sách áp dụng thì đều theo kiểu quân đội. Áp dụng chính sách này cũng
chính là một trong những bí quyết thành công của Wal-mart.
i. Ba niềm tin cơ bản
Chính sách huấn luyện đặt cho nhân viên Wal-Mart ba niềm tin cơ bản tương tự
như trong các nhiệm vụ của quân đội bao gồm : tôn trọng mỗi cá nhân, phục vụ khách
hàng, luôn phấn đấu vì sự ưu tú.
-> Học tập và áp dụng những niềm tin này sẽ làm cho từng nhân viên trở nên
trưởng thành hơn và đóng góp cho sự tiến bộ của cả tổ chức.
ii. Lãnh đạo phục vụ
WalMart tin vào khái niệm người lãnh đạo phục vụ. Kỹ năng này được áp dụng
trong toàn bộ chuỗi cửa hàng của Wal-Mart. Vào mỗi mùa cao điểm, những người
quản lý cấp cao và những công nhân làm việc theo giờ cùng nhau làm việc và giúp đỡ
lẫn nhau ở các kho hàng và trung tâm phân phối.
Văn hóa này tạo nên sự tin tưởng của các nhân viên và người quản lý. Tác
động về tinh thần của văn hóa này là rất lớn.
iii. Văn hóa làm việc nhóm
Tại WalMart, làm việc nhóm không chỉ còn là kỹ năng làm việc mà còn trở thành
một văn hóa quan trọng trong mỗi cá nhân. Một trung tâm phối hợp lại thành một
nhóm như một gia đình cùng chia sẻ khó khăn, đối mặt với thử thách. Nhờ đó, các
trung tâm phân phối của WalMart luôn luôn phá kỷ lục của công ty hàng ngày. Các
nhóm đều luôn phấn đấu trở thành trung tâm phân phối tốt nhất công ty cũng như phấn
đấu vì sự xuất sắc hàng ngày.
12
iv. Sự an toàn
Để tạo tâm lý thoải mái và yên tâm cho nhân viên, Wal-mart luôn đặt sự an toàn
lên hàng đầu. Walmart cung cấp cho nhân viên và các đối tác một môi trường làm việc
lành mạnh. Đạt kỷ lục phi thường với hơn 1,5 triệu giờ làm việc không xảy ra tai
nạn. Sự an toàn được đặt lên hàng đầu tại Walmart tạo thành kỷ lục với hơn 1,5 triệu
giờ làm việc không có tai nạn
v. Các khóa đào tạo là bí quyết thành công
Một điểm tập trung khác Wal-Mart dành cho nhân viên của mình là cung cấp các
khóa đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới và đào tạo nâng cao một cách có hệ thống.
Các hệ thống của Walmart phải luôn ở tình trạng cập nhật mới nhất, thay đổi liên tục
theo thời gian để đáp ứng môi trường luôn luôn thay đổi.
Tổ chức các khóa đào tạo để làm mới hệ thống và con người. Mỗi năm một
lần, các chuyên gia đào tạo của các trung tâm phân phối họp và chia sẻ các sáng kiến,
kỹ năng mới.
Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao cho nhân viên, giúp họ chia sẻ kinh nghiệm
làm việc và đóng góp ý kiến để mọi người làm việc chuyên nghiệp hơn. Đồng thời kết
hợp với nghỉ ngơi và giải trí để giảm stress.
Tại Walmart, Sam Walton đã nhận ra rằng, con người là nhân tố tạo nên sự khác
biệt, do đó, một trong những bí quyết kinh doanh thành công của ông là tạo được sự
động viên kịp thời và hợp lý đến toàn bộ nhân viên của mình để có được kết quả làm
việc tốt nhất.
b) Tại sao nhân viên trung thành với WalMart
Tuy chính sách huấn luyện nhân viên của WalMart có phần khắt khe nhưng rõ
ràng WalMart đã tạo ra cho mình một văn hóa doanh nghiệp có dấu ấn. Với văn hóa
này, con người ở WalMart luôn tươi mới và trưởng thành hơn. Bên cạnh đó, làm việc
trong cùng một nhóm lớn khiến họ cảm thấy ấm áp và vững tin như một gia đình. Đó
chính là bí quyết thành công giúp cho Walmart luôn giữ chân được nhân viên của
mình. Các nhà phân tích kinh tế Mỹ cũng thường nói rằng, cho dù nền kinh tế Mỹ và
thế giới có suy thoái ra sao thì các nhân viên của tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới này
cũng chưa bao giờ phải lo lắng về sự sa thải hay những tác động tiêu cực tới doanh thu
và lợi nhuận của doanh nghiệp.
13
c) Những chính sách và chương trình ưu đãi dành cho nhân viên là bí quyết
thành công
Các nhân viên của WalMart luôn được hưởng ưu đãi 10% giá thành của mỗi sản
phẩm khi hàng tại Walmart. Để động viên hơn nữa nhân viên của mình, Walmart cũng
đã đưa ra một chương trình mới tên là “chương trình cảm ơn” đối với nhân viên. Trong
chương trình này, ngoài 10% ưu đãi bình thường, mỗi nhân viên Walmart được giảm
giá thêm 10% nữa vào các ngày lễ.
Do khôi hài là một trong những bí quyết thành công, Walmart đã tạo nên một
không khí làm việc vui vẻ, với các quản lý vui tính luôn biết làm nhẹ không gian làm
việc. Tổ chức các cuộc thi tài năng cho các nhân viên, có thể biểu diễn một tiết mục
văn nghệ hoặc bất cứ điều gì có thể khiến mọi người vui vẻ, cũng có thể là cười lăn
cười bò.Mỗi tuần, Walmart tổ chức cho nhân viên chơi trò chơi đồng đội, vừa để vui
vẻ , vừa để nâng cao kỹ năng, giúp các thành viên của một nhóm hiểu nhau và hiểu
tâm lý khách hàng hơn.
Tùy theo văn hóa từng vùng trên thế giới, có nơi, Walmart còn có những trò thú
vị và nghịch ngợm như cho phép nhân viên treo ảnh biếm họa người quản lý hoặc một
số tấm ảnh để mọi người vẽ râu và quát mắng nếu như có điều không vừa ý.
Sau khi giải tỏa bớt sự bức xúc, điều này thực sự có hiệu quả giải quyết vấn đề
nhanh hơn và hòa bình hơn giữa nhân viên và người quản lý.
Như vậy, không chỉ có sự đặc biệt trong khâu chăm sóc khách hàng mà đối với
nhân viên, Walmart cũng có những ứng xử khiến cho hầu hết mọi người đều trung
thành với tập đoàn bán lẻ này. Và để kinh doanh hoạt động được bền vững, một trong
những bí quyết thành công đó là luôn dành những ưu đãi thiết thực nhất cho đội ngũ
nhân viên của mình.
3. Tiếp cận theo kỹ năng
a) Kỹ năng chuyên môn
Sam Walton được mệnh danh là "ông vua bán lẻ ở Mỹ". Ông là người thành lập
tập đoàn bán lẻ Wal-mart và cũng được lịch sử ghi dấu như một trong những nguười
giàu nhất thế giới trong nhiều năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Ngay từ nhỏ, Sam
Walton đã sớm chứng tỏ khả năng tài giỏi hơn người. Năm lớp 8 tại Shelbina, ông là
ứng cử viên nhỏ tuổi nhất đoạt giải Eagle Scout trong lịch sử Mỹ. Không chỉ xuất sắc
ở môn học vật lý, Sam Walton còn thể hiện được tài năng và bản lĩnh của mình ở việc
14
chơi bóng rổ, bóng đá… Năm 1935, ông đoạt giải quán quân ở trường Columbia’s
Hickman. Sau này, khi mở những cửa hàng bán lẻ đầu tiên ở Arkansas, Walton đã
chứng tỏ năng lực “vua bán lẻ” của mình. Ông là người có rất nhiều ý tưởng mới lạ,
không xáo mòn, rập khuôn. Với phương châm bán hàng giá rẻ, cửa hàng của ông tuy
mở ra sau những cửa hàng khác nhưng lại bán chạy nhất, đặc biệt là trong mùa Giáng
sinh. Ông luôn học hỏi cách làm của các cửa hàng khác, nhưng không học một cách
rập khuôn mà luôn vạch rõ cái hay, cái dở của họ rồi rút ra cho mình liệu pháp tối ưu
nhất trong cách thức tổ chức và quản lý cửa hàng. Năm 1954, Walton cùng người anh
rể của mình mở ra nhiều cửa hàng ở Kansas, trong đó có một trung tâm mua sắm ở
Ruskin Heights, Kansas. Sam Walton quyết định tập trung mọi nguồn lực vào ngành
kinh doanh bán lẻ này. Ông mở rộng các trung tâm mua sắm, các cửa hàng dưới tên
gọi “Đại gia đình Walton”.
b) Kỹ năng nhân sự
Để có thể xây dựng đế chế Wal-Mart thành công như vậy, Walton đã nhận được
sự giúp đỡ và đóng góp rất nhiều từ phía người thân và những nhân viên của mình.
Walton biết cách động viên nhân viên của mình, tạo cho họ động lực làm việc và cống
hiến hết mình cho Wal-Mart. Ông luôn tạo cơ hội thăng tiến cho những giám đốc,
những chủ cửa hàng dưới ông, cho họ góp vốn cổ đông để họ trở thành những ông chủ
và có trách nhiệm hơn với sự sống còn của cửa hàng mình. Năm 1962, Walton cùng
người anh trai của mình đã làm chủ 16 cửa hàng các loại, kể cả trung tâm mua sắm ở
Arkansas, Missouri và Kansas.
Một chiến lược khác nhằm động viên nhân viên mà Sam Walton đã triển khai đó
là việc phân chia lợi nhuận từ cổ phiếu cho nhân viên của mình. Năm 1970, Wal-Mart
bắt đầu niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán. Công ty đã thu về khoảng 5 triệu USD
– số tiền đủ để xây dựng 6 cửa hàng và hoàn thiện trung tâm phân phối đầu tiên của
công ty. Từ năm 1970 đến 1990, cổ phiếu của công ty không những tăng trưởng tốt
hơn so với những cổ phiếu khác trên thị trường, mà còn mang đến giấc mơ tươi hồng
nhất cho những người sở hữu chúng. Một trăm cổ phiếu được mua năm 1970 với giá
1.650 USD sẽ có giá trị 2,6 triệu USD vào năm 1992.
Song song với việc bán cổ phiếu ra thị trường, Sam thực hiện kế hoạch chia lợi
nhuận chính thức cho các nhà quản lý. Tiếp theo, Walton mở rộng kế hoạch này đến tất
cả nhân viên. Các nhân viên đã làm việc với công ty ít nhất một năm và những người
15
làm việc nhiều hơn 20 giờ một tuần sẽ nhận được khoản tiền thưởng trung bình là 5%
lương hàng năm. Lợi nhuận được chia sẻ nằm trong tài khoản của họ cho đến khi nhân
viên đó rời công ty. Vì phần lợi nhuận này được trả bằng cổ phiếu Wal-Mart có mức
tăng trưởng tăng cao, nên rất nhiều nhà quản lý cũng như nhân viên khi về hưu đã
nhận được khoản tiền lên đến hàng triệu USD.
Kế hoạch phân chia lợi nhuận là sự khích lệ đáng kể đối với những nhân viên lâu
năm. Tuy nhiên, Sam yêu cầu rất cao nơi nhân viên của mình. Phần lớn thời gian làm
việc hàng ngày của Walton, ngày thường cũng như ngày nghỉ, là giữ cho hàng trăm
ngàn nhân viên chú tâm vào công việc. Mặc dù hàng hóa tại Wal-Mart luôn có xu
hướng rẻ hơn so với các cửa hàng Kmart hoặc Target, nhưng việc Wal-Mart có tạo ra
sự khác biệt rõ rệt hay không còn phụ thuộc vào đội ngũ nhân viên bán hàng. Tất cả
nhân viên của Wal-Mart đều phải thân thiện, sẵn lòng giúp đỡ khách hàng, nhiệt tình,
chu đáo. Thành công của Walton phụ thuộc rất lớn vào yếu tố phục vụ khách hàng.
c) Kỹ năng khái quát hóa
Năm 1945, ở tuổi 27, Sam Walton đã mở cửa hàng giảm giá đầu tiên của mình,
Walton's 5-10. Cửa hàng đã hoạt động rất tốt, nhưng Walton biết anh ta có thể làm tốt
hơn thế. Walton rất chú ý đến đối thủ cạnh tranh của mình và bắt đầu thử nghiệm các
chiến thuật bán hàng mà ông quan sát thấy những người khác đang sử dụng. Điều này
thực sự mang đến thành công lớn, một số trong những ý tưởng này tốt đến mức chúng
vẫn được coi là một tiêu chuẩn trong bán hàng ngày nay.
Ví dụ, vào những năm 1940, việc các cửa hàng giảm giá có nhiều nhân viên thu
ngân ở các khu vực khác nhau là điều bình thường. Nhưng khi đến thăm một cửa hàng
ở Minnesota, Walton nhận thấy nó chỉ có hai quầy thanh toán chuyên dụng, mỗi quầy
nằm ở phía trước. Ông thích ý tưởng này và đưa nó vào sử dụng trong cửa hàng của
mình, nhanh chóng tiết kiệm chi phí bằng cách cắt giảm số lượng nhân viên thu ngân.
Và sau khi quan sát một đối thủ cạnh tranh đã sử dụng kệ gỗ để trưng bày một số
hàng hóa nhất định, Walton nhận ra điều này cũng có thể tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên,
Walton đã tiến thêm một bước: ông đã thay thế tất cả các kệ gỗ của mình bằng kệ kim
loại. Mặc dù các kệ mới trông không đẹp mắt, nhưng chi phí rẻ hơn, cho phép Walton
giữ giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Ngay cả sau khi ông đã thành công, Walton không bao giờ ngừng “sao chép” ý
tưởng kinh doanh tốt bất cứ khi nào anh ta nhìn thấy chúng. Khi ông đến thăm một nhà
16
cung cấp vào năm 1975, Walton quan sát cách các nhân viên làm việc với nhau trước
khi ngày làm việc mới bắt đầu và thực hiện một buổi tiệc cổ động ở công ty. Walton
nhận thấy hoạt động này rõ ràng thúc đẩy tinh thần của các nhân viên. Vì vậy, khi trở
về Hoa Kỳ, ông ấy đã thực hiện chương trình “Walmart cheer” tại các cửa hàng hàng ở
Bentonville, Arkansas.
4. Tiếp cận theo phong cách lãnh đạo hiện đại:
a) Phong cách lãnh đạo lôi cuốn (Charismatic Leadership):
Thu hút mọi người bằng đặc điểm, uy tín chứ không bằng quyền lực.
Nắm giữ khoảng 20% cổ phiếu của Wal-Mart và giá trị tài sản thực tế lên đến 2.8
tỉ đô la vào năm 1985 (cổ phần hiện nay của ông có giá trị gấp 10 lần con số đó), Sam
Walton được tạp chí Forbes xếp vào vị trí cao nhất trong danh sách 400 người giàu
nhất nước Mỹ. Để trở thành tỉ phú, Sam Walton đã tiến hành rất nhiều cuộc cách tân
lớn nhưng chỉ duy nhất một điều ông không thay đổi – đó là tính cách con người. Dù
có trong tay tất cả mọi quyền lực của một ông chủ lớn và một giám đốc điều hành, ông
vẫn quản lý đế chế 400 ngàn nhân viên của mình bằng tấm lòng rộng mở. Ông gọi
nhân viên là “những cộng sự” và thuật ngữ này không chỉ dừng lại ở mức độ ngữ
nghĩa đơn thuần. “Đối với Sam Walton, chỉ gia đình mới có thể quan trọng hơn những
cộng sự của ông”, David Glass, giám đốc điều hành kế nghiệp Walton nhận định.
“Thật vậy, ngôi nhà thứ hai của ông là bất kỳ cửa hàng Wal-Mart nào đó trong lòng
nước Mỹ”.
Dưới sự lãnh đạo của Sam Walton, phương châm hoạt động hàng đầu của WalMart là sự ân cần phục vụ khách hàng và tôn trọng nhân viên. Sự kết hợp này đã trở
thành nét tính cách đặc trưng của chính Walton - một doanh nhân tỉnh lẻ có sự nghiệp
thành công rực rỡ.
i. Biết nắm bắt cơ hội.
Đây được xem là tính cách nổi bật của Sam Walton. Ông là người luôn tranh đấu
và không bao giờ nói không thể. Ông có lối sống tằn tiện, chăm chỉ, luôn cần mẫn và
biết làm cháy lên những hoài bão để đi đến thành công. Điều này có thể giúp chúng ta
giải thích tại sao ông có thể thành công từ việc kinh doanh với hai bàn tay trắng. Có lẽ
lý do quan trọng nhất khiến tính cách này của Sam cũng như những người trong gia
đình bắt nguồn từ chính cuộc sống đầy khó khăn lúc nhỏ.
17
Ngay từ khi ông chỉ là một công nhân giặt là, với phản xạ kinh doanh nhạy bén,
Sam Walton lập tức quyết định mạo hiểm dốc toàn bộ số tiền 150 Đô-la thuê 8 công
nhân và thành lập một cửa hàng bán lẻ lấy tên là Wal-Mart ngay tại thị trấn Banton quê
ông. Sam Walton đã chinh phục thu hút số lượng lớn khách hàng trong thị trấn bằng
tác phong phục vụ nhiệt tình chu đáo, chất lượng hàng bảo đảm, giá cả phải chăng. Chỉ
trong 1 vài năm, ở bất cứ nơi đâu, Wal-Mart đều tiến những bước chậm rãi và chắc
chắn, dần thiết lập một vành đai gồm các cửa hàng bao quanh thành phố, chờ đợi cho
đến khi thành phố phát triển đến tận nơi. Ngoài ra, Sam Walton còn nhạy bén trong
việc nắm bắt những công nghệ mới. Ông là người đầu tiên đầu tư xây dựng một trung
tâm công nghệ lớn để ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý kho bãi và chuỗi các
cửa hàng, đảm bảo việc xuất nhập kho và giao hàng được nhanh chóng, tiện lợi, khoa
học, tiết kiệm diện tích, tiết kiệm thời gian nhất.
ii. Luôn tranh đấu và không bao giờ nói không thể
Sam Walton từng nói: “Nếu phải chọn ra một đặc điểm nào đó tạo ra sự khác biệt
của tôi đối với người khác, đó chính là sự đam mê cạnh tranh. Nó giữ cho tôi luôn bận
rộn, luôn mong chờ những chuyến thăm các cửa hàng sắp mở, cửa hàng kế tiếp hay
những hàng 9 hóa sắp đến… Và tôi không hiểu điều gì sẽ xảy ra với Wal-Mart nếu
chúng tôi làm chậm lại và không khuấy động sự cạnh tranh với nhiều công ty khác”.
Cuộc đời Sam Walton giống như cuộc đời của một võ sĩ quyền anh. Muốn trở thành
người vô địch, võ sĩ quyền anh phải liên tục thách đấu với những người giỏi và nổi
tiếng hơn mình. Chỉ khi thắng trận, họ mới giành được chiếc đai vô địch và đăng
quang, thay thế vị trí đứng đầu của kẻ vừa bị đánh bại. Không những thế, ông còn
thách đấu với cả những tư duy kinh doanh cũ kỹ, lạc hậu tồn tại bao đời, cũng như
thách đấu với chính bản thân để tìm ra lối đi đúng đắn nhất cho Wal-Mart.
iii. Sáng tạo không ngừng và có óc khôi hài
Thư ký của Sam Walton cho biết, ngày nào ông cũng nảy ra những ý tưởng mới.
Và mỗi khi nghĩ ra ý tưởng mới nào, ông nỗ lực không mệt mỏi cho việc thuyết phục
các cộng sự ứng dụng ngay nó vào thực tế. Walton là người đầu tiên đưa ra sáng kiến
"Hãy tiết kiệm tối đa tiền bạc cho khách hàng", ông cũng là người đề xướng hoạt động
"giảm giá hàng ngày" được thực hiện trong các ngày lễ lớn ở Mỹ và châu Âu. Do đó,
18
số lượng khách hàng đến mua ở WalMart ngày càng lớn vì họ không chỉ được ưu đãi
về giá cả mà hơn thế họ còn được tự tin, thoải mái như ở nhà. “Đừng nên tỏ ra quá
nghiêm trọng. Nên thoải mái một chút và mọi người xung quanh anh cũng sẽ cảm thấy
nhẹ nhàng. Tôi luôn thấy tự hào khi phá vỡ những nguyên tắc của người khác và tôi
cũng luôn ủng hộ những người muốn thay đổi các nguyên tắc của tôi”, Walton nói. Với
quan niệm này, Walton đã làm cho các nhân viên của mình cảm thấy thoải mái, vui vẻ
khi đi làm mỗi ngày.
Sam Walton từng nói: “Nếu những người khác đang cố gắng làm theo cách này,
thì tại sao chúng ta lại không thử cách khác.” Ông luôn cố gắng tìm tòi những con
đường riêng cho mình và tránh không đi theo những lối mòn. Là người học rộng, Sam
Walton luôn hăm hở tìm kiếm những ý tưởng mới và cách thức để đưa những ý tưởng
ấy vào thực tiễn cuộc sống. Thực hiện nguyên tắc cốt lõi của công ty là không ngừng
học hỏi, không ngừng cải tiến, các lãnh đạo Wal-Mart luôn vận động, thử thách chính
thực trạng của công ty mình, coi sự thay đổi là người bạn đồng hành quan trọng.
Thêm một ví dụ cho sự sáng tạo, Weldon Wyatt, một doanh nhân đã làm việc với
công ty này nhiều năm, phát biểu với tạp chí Chain Store Age Executive: “Tôi nhận
thấy có ba đặc điểm ở ông Walton thu hút sự chú ý của tôi. Thứ nhất là ông sẵn sàng
lắng nghe ý tưởng của bất kỳ ai vào bất kỳ lúc nào. Thứ hai là khả năng của ông trong
việc chọn lựa những ý tưởng khả thi. Thứ ba là ông sẵn sàng bỏ công sức và sinh lực
cần thiết để thực hiện các ý tưởng mà ông đã chọn”.
Với phong cách con người như thế, cùng tư duy vượt trội, nhân viên cấp dưới
luôn cảm thấy tin tưởng và tín nhiệm ông vì chính con người ông, không phải vì quyền
lực hay bất cứ thứ gì khác, thậm chí sự tin tưởng đến từ chính từ những đối thủ cạnh
tranh với mình.
b) Phong cách lãnh đạo trao đổi, giao dịch (Transactional Leadership):
Nhà lãnh đạo gây ảnh hưởng dựa vào mối quan hệ trao đổi giữa người lãnh đạo
và người đi theo.
Năm 1970, Wal-Mart bắt đầu niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán. Công ty đã
thu về khoảng 5 triệu đô la – số tiền đủ để xây dựng 6 cửa hàng và hoàn thiện trung
tâm phân phối đầu tiên của công ty. Từ năm 1970 đến 1990, cổ phiếu của công ty
không những tăng trưởng tốt hơn so với những cổ phiếu khác trên thị trường, mà còn
mang đến giấc mơ tươi hồng nhất cho những người mua nó.
19
Song song với việc bán cổ phiếu ra thị trường, Sam thực hiện kế hoạch chia lợi
nhuận chính thức cho các nhà quản lý. Tiếp theo, Walton mở rộng kế hoạch này đến tất
cả nhân viên. Các nhân viên đã làm việc với công ty ít nhất một năm và những người
làm việc nhiều hơn 20 giờ một tuần sẽ nhận được khoản tiền thưởng trung bình là 5%
lương hàng năm. Lợi nhuận được chia sẻ nằm trong tài khoản của họ cho đến khi nhân
viên đó rời công ty. Vì phần lợi nhuận này được trả bằng cổ phiếu Wal-Mart có mức
tăng trưởng tăng cao nên rất nhiều nhà quản lý cũng như nhân viên khi đã về hưu đã
nhận được khoản tiền lên đến hàng triệu đô la.
Kế hoạch phân chia lợi nhuận là một sự khích lệ đáng kể đối với những nhân
viên lâu năm. Tuy nhiên, Sam yêu cầu rất cao nơi nhân viên của mình. Phần lớn thời
gian làm việc hàng ngày của Walton, ngày thường cũng như ngày nghỉ, là giữ cho
hàng trăm ngàn nhân viên chú tâm vào công việc. Mặc dù hàng hóa tại Wal-Mart luôn
có xu hướng rẻ hơn so với các cửa hàng Kmart hoặc Target, nhưng việc Wal-Mart có
tạo ra sự khác biệt rõ rệt hay không còn phụ thuộc vào đội ngũ nhân viên bán hàng.
Tất cả nhân viên của Wal-Mart đều phải thân thiện, sẵn lòng giúp đỡ khách hàng, nhiệt
tình, chu đáo. Thành công của Walton phụ thuộc rất lớn vào yếu tố phục vụ khách
hàng.
Ngay cả khi hệ thống cửa hàng được mở rộng, mỗi tuần Walton vẫn đi thăm một
vài cửa hàng ở các thành phố bằng máy bay riêng. Thỉnh thoảng ông lại dành riêng
một ngày làm việc để trèo lên một chiếc xe tải và cùng với người lái xe của công ty đi
giao hàng. Ông thường đến thăm một cửa hàng Wal-Mart bất kỳ mà không thông báo
trước, quan sát tổng thể trước khi đến bộ phận thông tin để tự giới thiệu với các nhân
viên và khách hàng. Không phải tất cả các cuộc viếng thăm đều làm ông hài lòng. Nếu
phát hiện thấy một cửa hàng nào đó không sạch sẽ hay trưng bày hàng hóa lộn xộn,
ông lập tức yêu cầu đóng cửa hàng để khắc phục ngay những khuyết điểm đó. Mỗi
cuộc ghé thăm của Walton giống như một chiến dịch của các ứng cử viên chính trị sắp
ra tranh cử: nhà sáng lập Wal-Mart bước dọc các lối đi, lắng nghe những lời phàn nàn
của khách hàng và phản ứng, thái độ của nhân viên.
Walton xây dựng ba chính sách để thúc đẩy động cơ làm việc của nhân viên.
Thứ nhất, ông luôn cố gắng tham dự các buổi lễ khai trương cửa hàng. Với khiếu
hài hước và uy tín của mình, ông biến những giây phút trịnh trọng của buổi lễ khai
trương cửa hàng và các cuộc họp công ty thành những buổi gặp gỡ vui vẻ, sôi động.
20
Ông sẵn sàng chúc mừng nhân viên vì họ đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ, nhưng bên
cạnh lời khen, ông cũng đưa ra những thách thức công việc mới để nhân viên phát huy
năng lực. Ông thường kết thúc hoặc bắt đầu bằng cách nhảy lên bàn và khởi xướng
những lời chúc mừng cho Wal-Mart. Những người tổ chức chương trình của cửa hàng
thậm chí còn nghĩ ra lời chúc làm cho tất cả đều cảm thấy hứng khởi và tự hào như:
“Wal-Mart! Wal-Mart! Đó là tên của chúng tôi! Kinh doanh bán lẻ là trò chơi của
chúng tôi. Chúng tôi đã đạt được vị trí số một. Vì thế hãy coi chừng Kmart! Nào nâng
ly lên!”. Sam Walton khám phá ra rằng nhân viên rất thích làm việc cho một công ty
mà họ muốn gắn bó, và họ đã thực sự gắn bó với công ty: chúc mừng cho Wal-Mart
cũng giống như chúc mừng cho chính bản thân họ vậy.
Walton tự mình viết một cột báo hàng tháng đăng trên tờ báo Wal-Mart World
của công ty và ông xem đây là chính sách thứ hai. Năm 1983, ông đã sử dụng cột báo
của mình để kêu gọi sự đồng lòng của nhân viên để mang về 8% lợi nhuận trước thuế
cho năm đó. Walton viết, nếu họ làm được, ông sẽ nhảy một điệu hula Một điệu nhảy
có nguồn gốc từ đảo Hawaii. trên Wall Street. Họ đã làm được. Và rất nhiều tờ báo
đăng những bức ảnh chụp Walton với một chiếc váy bằng lá khoác bên ngoài bộ
comple đang nhảy múa ở Wall Street, dù điều đó có thể làm nhiều người cười nhạo
ông. Tuy nhiên, cũng chính điều này đã chứng tỏ cho mọi người ở Wall Street biết
rằng Wal-Mart đang phát triển nhanh chóng đến mức nào.
Chính sách thứ ba của Sam Walton là luôn tiếp đón bất kỳ nhân viên nào và sẵn
sàng lắng nghe mọi vấn đề về cửa hàng, mọi lời nhận xét hoặc góp ý. Mỗi lần nhận
được thư đóng góp ý kiến của nhân viên, Walton đều đích thân trả lời. Bất kỳ ai đến
Bentonville cũng có thể hẹn gặp “ông Sam”, như cách gọi trân trọng mà nhiều nhân
viên dành cho ông.
Những hành động hay cách mà ông gây ảnh hưởng lên những người đi theo đã
vô hình tạo nên những nguyên tắc lãnh đạo thành công:
Chia sẻ lợi ích của mình với tất cả mọi người trong nhóm và đối xử với họ như
những cộng sự chân thành. Đổi lại, họ sẽ đối xử với mình cũng như với cộng sự, và
chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện những dự tính lớn lao hơn. Duy trì và kiểm soát đoàn
thể, nhưng phải cư xử như một nhà lãnh đạo “vì dân” trong công ty của mình, tạo điều
kiện cho nhân viên có thể tích luỹ và quan tâm tới những người nghỉ hưu. Đây là điều
tốt nhất mà chúng tôi đã làm được.
21
Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều thích được nghe nói về những đóng góp, sự
đánh giá cao về công việc mà chúng ta đã làm cho tập thể. Chúng ta thích nghe điều
này thường xuyên, và đặc biệt khi chúng ta làm những việc gì mà bản thân cảm thấy tự
hào. Không gì có thể thay thế được những lời ngợi khen chân thành, đúng lúc. Chúng
hoàn toàn miễn phí nhưng đáng giá cả một gia tài.
Bàn luận mọi thứ có thể với cộng sự: Cộng sự càng biết nhiều, họ càng hiểu
nhiều. Càng hiểu, họ càng chuyên tâm với công việc. Một khi họ đã chăm lo cho công
việc thì không có gì có thể ngăn cản được họ. Nếu không cho cộng sự biết điều gì sẽ
xảy ra, họ sẽ cho rằng trong thâm tâm bạn không coi họ như những cộng sự đáng tin
cậy. Thông tin luôn là sức mạnh và lợi ích mà bạn có được từ việc tin tưởng cộng sự sẽ
lớn hơn nhiều so với nguy cơ bạn bị rò rỉ thông tin sang đối thủ cạnh tranh.
22
III. BÀI HỌC VỀ LÃNH ĐẠO TỪ SAM WALTON:
1. Chia sẻ lợi nhuận với nhân viên của mình:
Song song với việc bán cổ phiếu ra thị trường, Sam thực hiện kế hoạch chia lợi
nhuận chính thức cho các nhà quản lý. Tiếp theo, Walton mở rộng kế hoạch này đến tất
cả nhân viên. Các nhân viên đã làm việc với công ty ít nhất một năm và những người
làm việc nhiều hơn 20 giờ một tuần sẽ nhận được khoản tiền thưởng trung bình là 5%
lương hàng năm. Lợi nhuận được chia sẻ nằm trong tài khoản của họ cho đến khi nhân
viên đó rời công ty.
Hãy xem nhân viên như là đối tác trước, rồi họ cũng sẽ xem người lãnh đạo của
mình như vậy. Khi đó, tất cả mọi người sẽ cùng nhau làm việc với hiệu quả vượt quá
sự mong đợi. Hãy khuyến khích các đồng sự nắm cổ phần trong công ty bằng cách bán
cổ phiếu với giá ưu đãi và trợ cấp cho họ cổ phiếu khi họ nghỉ hưu.
2. Luôn động viên, khích lệ nhân viên:
Walton luôn cố gắng tham dự các buổi lễ khai trương cửa hàng. Với khiếu hài
hước và uy tín của mình, ông biến những phút giây trịnh trọng của buổi khai trương và
các cuộc họp công ty thành những buổi gặp gỡ vui vẻ, sôi động. Ông sẵn sàng chúc
mừng nhân viên vì học đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ, nhưng bên cạnh lời khen, ông
cũng đưa ra những thách thức công việc mới để nhân viên phát huy năng lực. Ông
thường kết thúc hoặc bắt đầu bằng cách nhảy lên bàn và khởi xướng những lời chúc
mừng cho Wal-Mart. Những người tổ chức chương trình của cửa hàng thậm chí còn
nghĩ ra lời chúc làm cho tất cả đều cảm thấy hứng khởi và tự hào như: “Wal-Mart!
Wal-Mart! Đó là tên của chúng tôi! Kinh doanh bán lẻ là trò chơi của chúng tôi. Chúng
tôi đã đạt được vị trí số một. Vì thế Kmart hãy coi chừng! Nào nâng ly lên!”.
Chỉ có tiền bạc và quyền sở hữu thôi thì không đủ. Mỗi ngày,nhà lãnh đạo nên cố
gắng nghĩ ra những cách mới và thú vị hơn để động viên và thử thách nhân viên. Hãy
tạo ra những mục tiêu hấp dẫn, khuyến khích sự cạnh tranh và… tính điểm, đồng thời
chuẩn bị sẵn những khoản thưởng lớn.
Nếu công việc của các nhà quản lý bắt đầu trở nên nhàm chán, hãy cho phép họ
hoán đổi công việc với nhau để tiếp tục được thử thách. Để công việc trở thành thứ mà
mọi nhân viên luôn luôn trông chờ, hứng thú để làm thì hiệu quả công việc sẽ tốt ngoài
sức tưởng tượng.
23
3. Biết lắng nghe và chia sẻ:
Sam Walton luôn tiếp đón bất kỳ nhân viên nào và sẵn sàng lắng nghe mọi vấn đề
về cửa hàng, mọi lời nhận xét hoặc góp ý. Mỗi lần nhận được thư đóng góp ý kiến của
nhân viên, Walton đều đích thân trả lời. Bất kỳ ai đến Bentonville cũng có thể hẹn gặp
“ông Sam”, như cách gọi thân mật mà nhiều nhân viên dành cho ông.
Vậy nên, một người lãnh đạo nên biết lắng nghe ý kiến đóng góp từ cấp dưới của
mình để có thể nắm bắt được tình hình công việc một cách khách quan, đa chiều hơn.
Đồng thời người lãnh đạo cũng nên chia sẻ những thông tin mình có được với
nhân viên về công việc bởi với nhiều thông tin, họ sẽ hiểu nhiều hơn và chú tâm vào
công việc hơn và đem lại lợi ích trong việc xử lý rủi ro nếu không may những thông
tin đó lọt vào tay đối thủ cạnh tranh của bạn.
4. Tạo ra môi trường làm việc an toàn, hiệu quả:
Tuy chính sách huấn luyện nhân viên của WalMart có phần khắt khe nhưng rõ
ràng WalMart đã tạo ra cho mình một văn hóa doanh nghiệp có dấu ấn. Tại WalMart,
làm việc nhóm không chỉ còn là kỹ năng làm việc mà còn trở thành một văn hóa quan
trọng trong mỗi cá nhân. Một trung tâm phối hợp lại thành một nhóm như một gia đình
cùng chia sẻ khó khăn, đối mặt với thử thách. Nhờ đó, các trung tâm phân phối của
WalMart luôn luôn phá kỷ lục của công ty hàng ngày. Các nhóm đều luôn phấn đấu trở
thành trung tâm phân phối tốt nhất công ty cũng như phấn đấu vì sự xuất sắc hàng
ngày.
Với văn hóa này, con người ở WalMart luôn tươi mới và trưởng thành hơn. Bên
cạnh đó, làm việc trong cùng một nhóm lớn khiến họ cảm thấy ấm áp và vững tin như
một gia đình. Đó chính là bí quyết thành công giúp cho Walmart luôn giữ chân được
nhân viên của mình.
Hơn nữa, để tạo tâm lý thoải mái và yên tâm cho nhân viên, Wal-mart luôn đặt sự
an toàn lên hàng đầu. Walmart cung cấp cho nhân viên và các đối tác một môi trường
làm việc lành mạnh đã đạt kỷ lục phi thường với hơn 1,5 triệu giờ làm việc không xảy
ra tai nạn.
24
KẾT LUẬN
Để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba quả thật không dễ dàng chút nào. Người
lãnh đạo phải biết tổ chức của mình cần làm gì, thay đổi những gì để thích nghi với
môi trường kinh doanh, đồng thời cũng đem lại sản phẩm chất lượng nhất đến tay
khách hàng. Họ cần biết cách truyền đạt ý tưởng cho mọi người, đặt tổ chức vào đúng
chỗ và giao quyền cho nhân viên làm việc. Để thực hiện được điều này, lãnh đạo cần
có những kỹ năng thông qua trau dồi, học hỏi và hoàn thiện bản thân. Đồng thời họ
cũng cần áp dụng phương pháp lãnh đạo, những bài học kinh nghiệm trên toàn thế
giới. Nhà lãnh đạo giỏi là người thúc đẩy quá trình quyết định một vấn đề và trao cho
nhân viên của họ quyết định vấn đề đó. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo giỏi, quyền lực sẽ
tự đến với bạn, nhưng bạn cũng phải biết khai thác quyền lực của những người khác.
Bạn phải thúc đẩy quá trình quyết định và làm cho quá trình đó hoạt động. Đó là một
bài toán khó.
25