Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

tiểu luận kỹ năng lãnh đạo phân tích phong cách lãnh đạo của muck zuckerberg

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.31 KB, 20 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Lí do chọn đề tài
Trong điều kiện môi trường thay đổi như hiện nay, lãnh đạo đã trở thành đề tài
thu hút sự quan tâm rộng rãi không chỉ của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp mà còn
của cả những người lãnh đạo đất nước. Để đối mặt với sự thay đổi và lãnh đạo đội
ngũ nhân viên khác nhau về nhiều mặt như năng lực, kinh nghiệm, đặc điểm tâm
lí,…thì đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải biết vận dụng linh hoạt các phong cách lãnh
đạo để có thể hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
Nghiên cứu về phong cách lãnh đạo của Mark Zuckerberg, người đã sáng lập
nên trang mạng xã hội Facebook, sẽ cung cấp nền tảng lí thuyết cũng như bài học
thực tiễn quan trọng giúp các nhà lãnh đạo có thể hiểu và vận dụng các phong cách
lãnh đạo phù hợp cho tổ chức của mình.
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu/ phân tích/ đánh giá phong cách lãnh đạo của Mark Zuckerberg.
Phương pháp nghiên cứu
Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những
nhận xét, đánh giá.


NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI THIỆU VỀ MARK
ZUCKERBURG
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm về lãnh đạo
Khi tìm hiểu về môn “Kĩ năng lãnh đạo” một số người hay nhầm lẫn định
nghĩa lãnh đạo là quản trị hay ngược lại quản trị là lãnh đạo. Thực ra, lãnh đạo và
quản trị là hai vai trò khác biệt của người đứng đầu một tổ chức, một khâu việc
hay một nhóm người. Lãnh đạo là một phần trong vai trò quản trị nhưng không
phải là tất cả. Quản trị viên thường được coi là một nhà lãnh đạo, nhưng một người


lãnh đạo chưa chắc là một quản trị viên.
Lãnh đạo là khả năng thuyết phục và gây ảnh hưởng lên người khác để đạt những
mục tiêu mong muốn. Nói cách khác, lãnh đạo thiên về khía cạnh nhân bản và
nhắm đến “người’ để kết nối họ thành một đội ngũ và động viên họ tiến tới mục
tiêu mong muốn.
1.1.2. Phong cách người lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể hiện
các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của người khác. Hay nói cách khác phong cách
lãnh đạo là những phương pháp hoặc cách thức nhà lãnh đạo thường dùng để gây
ảnh hưởng đến đối tượng bị lãnh đạo.
Phân loại phong cách lãnh đạo theo nghiên cứu của đại học IOWA: chia
làm 3 loại
1. Phong cách lãnh đạo độc đoán
Kiểu quản lí mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi
quyền lực vào tay một mình người quản lí, người lãnh đạo – quản lí bằng ý chí của
mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.


Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với các nhân viên
chính xác những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo
bất kì lời khuyên hay hướng dẫn nào cả.
Đặc điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán:


Nhân viên ít thích lãnh đạo



Hiệu quả làm việc cao khi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặt lãnh đạo.




Không khí trong tổ chức: gây hấn, phụ thuộc vào định hướng cá nhân.

2. Phong cách lãnh đạo dân chủ.
Kiểu quản lí dân chủ được đặc trưng bằng việc người quản lí biết phân chia
quyền lực quản lí của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc
khởi thảo các quyết định.
Kiểu quản lí này tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp dưới
được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch,
đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lí.
Đặc điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ:


Nhân viên thích nhà lãnh đạo hơn.



Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ.



Năng suất cao, kể cả không có mặt lãnh đạo.

3. Phong cách lãnh đạo tự do.
Với phòng cách lãnh đạo này, nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên có
quyền ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiêm đối với những
quyết định được đưa ra.
Phong cách lãnh đạo tự do được sử dụng khi các nhân viên có khả năng phân
tích tình huống và xác định những gì cần làm và làm như thế nào. Bạn không thể

ôm đồm tất cả công mọi công việc mà phải đặt ra các thứ tự ưu tiên trong công
việc và ủy thác một số nhiệm vụ nào đó.
Đặc điểm của phong cách lãnh đạo tự do:




Nhân viên ít thích lãnh đạo.



Không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng vui chơi.



Năng suất thấp, người lãnh đạo vắng mặt thường xuyên.

1.2. Giới thiệu chung về Facebook và Mark Zuckerberg.
1.2.1. Sự ra đời của Facebook
Đầu tiên vào năm 2002, chàng thanh niên Mark Zuckerberg lúc đấy đang là
sinh viên của đại học Harvard danh tiếng. Một ngày nọ, Mark Zuckerberg tự hỏi
tại sao không có một công cụ nào giúp bạn có thể tìm hiểu về người khác.
Không biết làm thế nào để xây dựng một công cụ như vậy nên Mark Zuckerberg
bắt đầu xây dựng những công cụ nhỏ hơn.
Từ ý định trên Mark Zuckerberg đã suy nghĩ và nảy ra ý tưởng xây dựng
nên một trang web làm nơi giao tiếp của các sinh viên trường Harvard nơi anh
đang theo học, thậm chí hướng phát triển ban đầu là chọn ra những bức ảnh cá
nhân trong trường Harvard sau đó người xem có thể lựa chọn bức ảnh nào “hot”
hơn.
1.2.2. Quá trình Facebook chính thức ra đời


Dựa trên hình mẫu của trang “Hot or Not”, Zuckerberg đã cùng với 3 người
bạn thân là Eduardo Saverin, Dustin Moskovitz và Chris Hughes thành lập mạng
xã hội giữa các sinh viên Harvard với nhau mang tên “FaceMash”, tiền thân của
Facebook bây giờ. Sau đó Mark Zuckerberg sử dụng ảnh của các sinh viên mà anh
“hack” được từ dữ liệu trường Harvard. Dù vi phạm quy chế thông tin sinh viên
của Harvard, “FaceMash” đã thể hiện khái niệm sơ khai nhất của Facebook - mọi
người có thể tìm được nhau online.
Học kỳ tiếp theo, Zuckerberg thành lập "The Facebook", ban đầu đặt tên là “the
Facebook.com”, vào ngày 4 tháng 2 năm 2004. Việc đăng ký thành viên ban đầu
giới hạn trong những sinh viên của Đại học Harvard. Trong vòng một tháng đầu
tiên, hơn một nửa số sinh viên đại học tại Harvard đã đăng ký sử dụng dịch vụ này.


Một tuần sau khi thành lập, 3 sinh viên Harvard khác cáo buộc Mark ăn cắp ý
tưởng của họ. Việc cáo buộc bùng nổ thành một vụ kiện um xùm, kéo dài trong
mấy năm liền. Năm 2008, hai bên thỏa thuận dàn xếp ngoài tòa án, 3 sinh viên
Harvard nhận một khoản tiền đền bù 65 triệu USD mặc dù Mark khẳng định anh
không ăn cắp ý tưởng của ai cả.
Hiện tồn tại một số nghi vấn về việc Mark được thuê để phát triển sản phẩm
tuy nhiên sau đó đã trì hoãn sự phát triển của đối thủ bằng cách từ chối hợp tác làm
việc, trong lúc đó phát triển sản phẩm của riêng mình.
Mạng xã hội này ban đầu chỉ dành cho thành viên thuộc đại học Harvard.
Chỉ sau hơn 1 tháng, 50% sinh viên Harvard sử dụng dịch vụ.
Từ thành công đối với sinh viên Harvard, MarkZuckerberg cùng với 3 người
bạn Eduardo Saverin, Dustin Moskivitz và Andrew McCollum đã đẩy mạnh quảng
bá trang web đến nhiều trường đại học tại Mỹ và Canada.
Tháng 9/2004, trụ sở của Facebook chuyển về Palo, Alto, California,
thefacebook.com chuyển thành facebook.com. Facebook nhận khoản tiền đầu tư
đầu tiên từ người đồng sáng lập PayPal.

Tháng 12/2004, 10 tháng sau khi thành lập, 5,5 triệu người đã dùng Facebook.
Phạm vi của Facebook không còn giới hạn trong các trường đại học mà mở
rộng ra cả nhóm trường trung học, nhân viên của Apple, Microsoft cũng như bất
kỳ ai có địa chỉ email hợp pháp.
Tháng 10/2005, Facebook đẩy mạnh các tính năng phục cho người dùng, cụ thể
thêm tính năng chia sẻ hình ảnh.
Tháng 6/2005, phiên bản Facebook Mobile được đưa vào hoạt động.
Tháng 10/2007, số lượng người sử dụng Facebook vượt con số 50 triệu.
Facebook không ngừng cải tiến tính năng, tùy chỉnh tính năng riêng tư cho
người sử dụng.

Microsoft mua lại 1,6% cổ phần của Facebook với giá 240 triệu USD, như
vậy Facebook được định giá khoảng 15 tỷ USD. Microsoft được quyền đặt


quảng cáo quốc tế trên Facebook.
Tháng 4/2008, Facebook hoạt động với 21 ngôn ngữ khác nhau. Số thành viên
vượt 100 triệu.
Tháng 10/2008, Facebook ký hợp đồng quảng cáo với Microsoft; Facebook
Ads được đưa vào hoạt động.
Tháng 10/2008, Facebook thông báo thành lập trụ sở quốc tế tại Dublin –
Ireland, nơi thuế doanh nghiệp thuộc loại thấp nhất ở châu Âu.
Tháng 9/2009, Facebook công bố có lãi lần đầu tiên.
Tháng 4 và tháng 10/2009, số lượng người dùng lần lượt vượt 300 và 400 triệu
người.
Tháng 10/2010, số lượng người dùng chạm mức 500 triệu người.
Tháng 11/2010, theo số liệu từ Second Market, Facebook có giá trị 41 tỷ USD
và trở thành công ty web lớn thứ 3 tại Mỹ sai Facebook và Amazon.
Tháng 1/2011, hơn 600 triệu người trên thế giới có tài khoản Facebook
Dưới sự lãnh đạo của Mark Zuckerberg, Facebook thực hiện sứ mệnh giúp mọi

người trên thế giới giao tiếp với nhau thông qua mạng xã hội. Anh cũng nhắn nhủ
với các nhà đầu tư của mình “Chúng ta không tạo nên dịch vụ để kiếm tiền, chúng
ta kiếm tiền để phát triển dịch vụ tốt hơn”.
1.3. Mark Zuckerberg - chàng trai Do Thái mù màu đầy tài năng.
1.3.1. Thân thế

Sinh ngày 14/5/1984 tại một thị trấn cũ kĩ có tên Dobbs Ferry thuộc New York.
Mark Zuckerberg là con của Edward và Karwn Zuckerberg, một nha sĩ và một nhà
tâm thần học gốc Do Thái. Mark Zuckerberg có ba anh, chị em là Randi, Donna và
Arielle.


Dù là tỷ phú hiện tại và ông hoàng của mạng xã hội ngày nay nhưng gia đình
Mark không thực sự giàu. Nơi anh sinh ra chỉ là 1 thị trấn nhỏ và cậu bé hiếu
động Mark đã từng có thời gian băn khoăn về tín ngưỡng của mình trước khi thực
sự tin tưởng vào đạo Do Thái.
Sinh ra đã mắc bệnh mù màu, chỉ nhìn thấy tốt nhất với màu xanh nhưng Mark
lại là 1 học sinh rất giỏi. Năm 12 tuổi, Mark Zuckerberg đã phát triển được một
phần mềm nhắn tin có tên Zucknet sử dụng Atari BASIC. Anh cũng lập trình một
trò chơi máy tính cho bạn bè của mình khi còn rất nhỏ.
1.3.2. Thời gian học tập tại Harvard

Vargas lưu ý rằng vào thời điểm Zuckerberg bắt đầu học tại Harvard, anh đã
vang danh như một "một thần đồng lập trình". Anh nghiên cứu về tâm lý học và
khoa học máy tính với các vấn đề liên quan đến Alpha Epsilon Pi và Kirkland
House. Năm thứ hai, ông viết một chương trình mà ông gọi là CourseMatch, cho
phép người dùng đưa ra các quyết định chọn lớp dựa trên sự lựa chọn của các sinh
viên khác và cũng giúp họ thành các nhóm nghiên cứu. Một thời gian ngắn sau đó,
ông đã tạo ra một chương trình khác mà ông gọi là Facemash cho phép sinh viên
lựa chọn người đẹp nhất từ một số bức ảnh. Nhà trường sau đó quyết định dừng

trang web của ông vì cho rằng nó không phù hợp.
Các học kỳ sau, vào tháng 1 năm 2004, Zuckerberg đã bắt đầu viết mã cho một
trang web mới. Vào ngày 4 tháng 2 năm 2004, Zuckerberg tung ra "Thefacebook",
ban đầu được đặt tại thefacebook.com. Zuckerberg đã bỏ Harvard vào năm thứ hai
để hoàn thành dự án của mình.
Vào ngày 28 tháng 5 năm 2017, Zuckerberg nhận được bằng danh dự từ
Harvard.
1.3.3. Tính cách

Theo trắc nghiệm tính cách MBTI thì Mark Zuckerberg thuộc nhóm tính cách
INTJ là một trong những loại tính cách hiếm nhất và thú vị nhất - chỉ chiếm
khoảng 2% dân số Hoa Kỳ (INTJ nữ là đặc biệt hiếm - chỉ 0,8%). Các INTJ
thường được xem là rất thông minh và bí ẩn một cách khó hiểu. Những người
mang tính cách INTJ thường tỏa ra sự tự tin, dựa trên kho lưu trữ khổng lồ của họ
về kiến thức bao trùm nhiều lĩnh vực và phạm vi khác nhau. Các INTJ thường bắt

Trang 10


đầu phát triển những kiến thức trong thời thơ ấu (những "con mọt sách" là biệt
danh khá nổi tiếng của INTJ) và tiếp tục làm điều đó sau này trong cuộc sống.

Tính cách của Mark Zuckerberg (hay nói cách khác là nhóm INTJ) cũng có
một sự kết hợp khác thường giữa sự quyết đoán và trí tưởng tượng sống động.
Điều này có nghĩa là trong thực tế họ có thể thiết kế một kết hoạch tuyệt vời và
thực hiện nó. Hãy tưởng tượng một bàn cờ khổng lồ nơi các đối tượng thường
xuyên di chuyển, cố gắng đưa ra những chiến thuật mới, luôn luôn được chỉ dẫn
của một bàn tay vô hình - trí tưởng tượng của INTJ là như thế. INTJ sẽ đánh giá tất
cả các tình huống có thể, tính toán di chuyển chiến lược và chiến thuật, và thường
thì họ sẽ phát triển một kế hoạch dự phòng hoặc hai kế hoạch song song. Họ sẽ coi

công việc như là một nghĩa vụ đạo đức, sáp nhập sự cầu toàn của họ và biến nó
thành một sức mạnh to lớn. Bất cứ ai không có đủ tài năng hay chỉ đơn giản là
không nhìn thấy điểm nổi trội, bao gồm cả các cấp bậc cao hơn của quản lý, thì
ngay lập tức và có thể vĩnh viễn mất sự tôn trọng của họ.
Các INTJ cũng thường gánh vác trách nhiệm đưa ra quyết định quan trọng mà
không tham khảo ý kiến đồng nghiệp của họ. Họ là những nhà lãnh đạo tự nhiên
và các chiến lược gia xuất sắc, nhưng sẵn sàng nhường đường cho những người
khác đang cạnh tranh vào một vị trí lãnh đạo, thường là những người mang tính
cách hướng ngoại (đặc điểm E ). Tuy nhiên, hành động đó có thể là lừa dối và
thậm chí có thể tính toán. Một INTJ sẽ rút lui vào bóng tối, duy trì sự đeo bám của
họ trên các quyết định quan trọng nhất - nhưng ngay sau khi các nhà lãnh đạo
không thành công và có nhu cầu cần những "tay lái", các INTJ sẽ không ngần ngại
hành động, thậm chí ngay khi đang ở phía sau. Tính cách INTJ là "Người đứng sau
bức màn" cuối cùng.

CHƯƠNG 2. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA MARK ZUCKERBERG
2.1. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 5P CỦA CEO FACEBOOK
2.1.1. Passion - Niềm đam mê
Bất cứ CEO thành công nào trên thế giới đều mang trong mình niềm đam mê,
đây là điều cơ bản nhất dẫn đến mọi thành công. Đối với Mark Zuckerberg, anh có

Trang 11


niềm đam mê cháy bỏng là giúp mọi người có thể kết nối với nhau dễ dàng hơn, chính
điều này đã giúp Mark có niềm tin xây dựng Facebook trong thời điểm rất nhiều nhà
đầu tư quay lưng lại.
Bài học: Hành động vì niềm đam mê và kêu gọi những con người có cùng
đam mê làm việc cùng mình.
2.1.2. Purpose - Mục đích

Mục đích có thể hiểu như một kim chỉ nam định hướng cho khởi nghiệp mỗi
khi chán nản và mất phương hướng. Ngoài ra, tất cả mọi việc khi tiến hành đều phải
có mục đích rõ ràng. Mục đích của Mark đơn giản là làm cho thế giới tốt đẹp hơn và
con người có thể chia sẻ nhiều thứ với nhau hơn. Vì thế, tất cả những tính năng hiện
diện trên Facebook đều phục vụ mục đích này.
Bài học: Mỗi công ty khởi nghiệp cần có mục đích rõ ràng trong việc
định hướng phát triển.
2.1.3. People - Con người
Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất đóng góp vào sự thành công của mỗi sản
phẩm. Việc chọn lọc nhân sự, phân bổ nguồn nhân lực, xây dựng văn hóa công ty là
việc bất cứ công ty nào đều phải làm. Nếu thật sự làm tốt, đây sẽ là động lực mạnh mẽ
đưa công ty phát triển. Tại Facebook, văn hóa “Hacker way” rất thịnh hành, đây là
văn hóa để cao tính đổi mới, sáng tạo của từng cá thể trong một tập thể lớn mạnh
Bài học: Hãy tìm những con người phù hợp với công việc, trao cho họ
quyền tự quyết và chủ động hoàn toàn trong công việc.
2.1.4. Product - Sản phẩm
Bất cứ sản phẩm nào khi làm ra đều phải tuân theo những tiêu chuẩn cụ thể. Nó
phải dễ sử dụng và phục vụ số đông khách hàng. Chất lượng sản phẩm chính là tiêu
chí đánh giá chính xác chất lượng của một doanh nghiệp. Đối với Mark Zuckerberg,
anh luôn coi trọng chất lượng sản phẩm trước khi nghĩ đến xây dựng mô hình kinh
doanh
Bài học: Hãy tập trung vào phát triển sản phẩm trước, không nên quá
tập trung vào doanh thu.

Trang 12


2.1.5. Partnerships - Đối tác
Không một CEO nào có thể tự mình vận hành bộ máy một cách trơn tru, họ cần
những cánh tay phải đắc lực có thể bổ sung những kỹ năng còn thiếu. Ngoài ra, thiết

lập được mối quan hệ đối tác đúng đắn, có thể là với các nhà đầu tư, ê kíp quản lý,
hoặc nhà cung cấp, đều có ý nghĩa quan trọng đối với bất kỳ công ty nào.
Bài học: Tìm được những đối tác tốt là một trong những chìa khóa của sự
thành công.
Với vai trò một nhà lãnh đạo công ty, Zuckerberg đã đưa tầm nhìn của anh vào
mọi khía cạnh của Facebook, từ văn hóa làm việc, cách sáng tạo không ngừng, các
mối quan hệ đối tác và các vụ thâu tóm. Anh có thể không phải là một nhà lãnh đạo
doanh nghiệp truyền thống, nhưng niềm tin không thể lay chuyển của anh vào sứ
mệnh của Facebook và tầm nhìn dài hạn của anh đã đóng vai trò then chốt cho sự
thành công của mạng xã hội này.
2.2. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA MARK: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
TỰ DO
Mark Zuckerberg được biết đến là một trong những vị tỷ phú giàu nhất thế giới và
người sáng lập kiêm giám đốc điều hành trang mạng xã hội Facebook. Vị tỷ phú trẻ
luôn nhận được sự ủng hộ, yêu mến của nhân viên bởi ngoài kiến thức và năng lực,
Zuckerberg còn có phong cách và những bí quyết lãnh đạo đặc biệt.
Đối với vị giám đốc điều hành Facebook, thành công trong việc quản lý một công ty
truyền thông xã hội khổng lồ là nhờ hai yếu tố: ủy thác và cho phép nhân viên của
mình làm những việc anh ta không đồng ý mọi lúc.
“Phần lớn các hoạt động của Facebook đều mang lại sự tự do cho nhân viên. Các
kỹ sư của chúng tôi được thoải mái sáng tạo và làm những gì mà họ muốn”, Zuckerberg
chia sẻ trong một chương trình truyền hình Freakonomics Radio của WNYC.

Ông chủ Facebook tiết lộ, ông đã không ngừng học cách lãnh đạo một bộ máy
về truyền thông xã hội từ khi bắt đầu khởi nghiệp trong căn phòng ký túc xá của
trường Đại học Harvard cho tới khi trở thành ông chủ của hơn 20.000 nhân viên như
hôm nay.
Zuckerberg nhận ra rằng, mỗi chúng ta không thể làm việc gì một mình. Xây
dựng một đội ngũ làm việc có đẳng cấp là cách duy nhất để gặt hái được những thành


Trang 13


công lớn lao. Ở Facebook, nhân viên được trao quyền lực để tạo ra những thay đổi và
xây dựng ý tưởng của họ. Đó là phương pháp sáng tạo nhanh chóng và liên tục mà
tất cả mọi nhân viên cùng theo đuổi.
“Tôi thực sự nghĩ rằng điều quan trọng nhất là cách bạn đưa ra quyết định và
để nhân viên làm việc trong môi trường tự do, chủ động tham gia vào công việc như
thế nào”, ông nói.
Để xây dựng Facebook trở thành một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như ngày
nay, một trong những bí quyết lãnh đạo đem lại thành công cho Mark Zuckerberg là
cho phép nhân viên thực hiện những ý tưởng mà các sếp có thể không chấp thuận.
"Việc có một nhân viên thường xuyên đưa ra những ý tưởng tuyệt vời không phải là
một thách thức bởi dù bạn có không đồng tình với anh ta đi chăng nữa, thì cuối cùng,
điều này cũng mang lại lợi ích cho công ty”, ông chủ Facebook nói.
"Tự do sẽ thúc đẩy nhân viên làm việc sáng tạo hơn và mọi người sẽ có cơ hội để
thử nhiều thứ khác nhau trong tương lai. Vì vậy, tốt hơn là bạn nên để họ thoải mái
làm những gì họ nghĩ thay vì bắt ép, gò bó nhân viên trong những khuôn khổ”,
Zuckerberg nói.
Giám đốc mạng xã hội Facebook chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với người sáng lập
LinkedIn, Reid Hoffman trong chương trình Masters of Scale: “Từ một kỹ sư trở
thành nhà điều hành của một tổ chức thực sự là một sự thay đổi thú vị. Một trong
những điều tuyệt vời khi trở thành một kỹ sư là bạn thực sự có thể tạo nên một cái gì
đó cho chính mình. Đó là một trong số ít ngành nghề mà bạn có thể ngồi xuống, viết
các dãy số và cuối cùng, bạn có một sản phẩm.
Khi bạn chuyển sang điều hành một tổ chức, những gì bạn học được là bạn đang
làm nhiều việc khác nhau và bạn không thể tự mình làm tất cả mọi việc được. Nếu tôi
muốn đẩy nhanh tiến độ của một công việc nào đó, điều tốt nhất mà tôi có thể làm là
chắc chắn rằng có một người thực sự đủ năng lực đang dành toàn bộ thời gian để làm
việc đó". Là giám đốc điều hành, Zuckerberg chia sẻ, ông đã học cách tìm những

người giỏi nhất để có thể hoàn thành tầm nhìn của mình đối với Facebook.

Trang 14


CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG CỦA MARK
ZUCKERBURG
3.1. Không phân biệt đẳng cấp
Một nhân viên Facebook đã từng chia sẻ trên trang web Quora rằng: “Thực tế
là giám đốc điều hành của một công ty năng động nhất và phát triển nhanh nhất
trên thế giới như Mark Zuckerberg khi gặp gỡ các nhân viên sơ cấp lại thường nói
rất nhiều về việc mà anh kinh doanh”.
Hơn nữa thay vì phân biệt đẳng cấp của nhân viên dựa vào tuổi tác và kinh
nghiệm như những người khác thì đối với Mark Zuckerberg, ý tưởng của tất cả
mọi người dù là “lính mới” hay “lính cũ” thì đều có giá trị, miễn là có sự sáng tạo
và được trình bày một cách rõ ràng.
3.2. Gỡ bỏ rào cản giữa giám đốc và nhân viên
Một phần của việc loại bỏ hệ thống đó là rào cản giữa các giám đốc điều hành
và các nhân viên khác hoàn toàn được gỡ bỏ.
Văn phòng làm việc của Mark Zuckerberg là một văn phòng tường làm bằng kính,
trái ngược với những ý tưởng truyền thống của một CEO là phải ở trong một căn
phòng riêng kín đáo với một thư kí ngồi bên ngoài. Mark Zuckerberg muốn nhân viên
của mình có thể tiếp cận anh một cách dễ dàng hơn. Anh luôn làm cho mọi người cảm
thấy sự bình đằng là một cách tuyệt vời dể cho thấy anh rất tôn trọng họ.

3.3. Tài năng tuyệt vời
Những nhân viên của anh không những chỉ yêu quý mà họ còn thực sự khâm phục
anh bởi tài năng của một tỉ phú trẻ nhất thế giới này. Anh đã một tay tạo dựng

ý tưởng và sử dụng các kỹ năng cũng như hiểu biết của mình để biến nó thành một

đế chế hùng mạnh. Anh đã thay đổi các con người chúng ta kết nối với nhau.
Một nhân viên khác mới đây nhận xét rằng: “Anh xây dựng công ti hàng tỷ
USD này từ phòng ký túc xá của mình, vượt qua mọi trở ngại để có hàng tỷ người
sử dụng và tập hợp được đội ngũ nhân viên tài năng nhất thế giới”.

Trang 15


3.4. Biết nhìn xa trông rộng
Một phần lớn của việc mọi người phía sau Mark Zuckerberg được thể hiện một
cách rõ ràng khi luôn đưa ra những mục tiêu rõ ràng để nhân viên tiến về phía
trước. Tham vọng cuộc sống của Mark Zuckerberg là tạo ra một thế giới cởi mở
hơn, được kết nối rộng rãi hơn cùng với cam kết sẽ hoàn thành được những mục
tiêu đó. Anh luôn truyền những cảm hứng tốt đẹp nhất để nhân viên có thể cùng
anh làm được điều tuyệt vời đó.
3.5. Can đảm, quyết đoán, dám chấp nhận rủi ro
Theo một nhân viên Facebook chia sẻ: “Liệu có giám đốc điều hành nào đủ can
đảm bỏ ra 19 tỷ USD để mua một công ty “tán gẫu” hay không?”
Điều này liên quan đến việc mua lại Whatsapp của Facebook và dù có hay không
sự đồng ý từ nhân viên của mình, Mark Zuckerberg vẫn dùng trí thông minh, sự
quyết đoán và can đảm để thực hiện thương vụ này. Đó là một trong những phẩm
chất mà nhân viên Facebook rất tôn trọng anh.
Ngay cả khi vào năm 2007, Microsoft – hãng phần mềm số 1 thế giới và
Google đều đã đưa ra con số 15 tỷ USD để thâu tóm Facebook nhưng Mark
Zuckerberg đã từ chối vì anh biết mình có thể đưa Facebook tiến xa hơn nữa. Anh
hoàn toàn tin tưởng anh có thể lãnh đạo công ty để tạo ra giá trị lâu dài. Và kết quả
Facebook trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay là câu trả lời rõ ràng
nhất cho những mạo hiểm của Mark Zuckerberg.
3.6. Bỏ qua những hủ tục nơi công sở
Mark Zuckerberg thể hiện sự tôn trọng đối với nhân viên của mình bằng cách

đánh giá về chất lượng, hiệu quả công việc của họ chứ không phải bằng việc săm
soi cách nhân viên ăn mặc và trang trí bàn làm việc.
Thực tế Mark Zuckerberg cũng thường xuyên mặc quần bò và áo có mũ trùm
đầu đến nơi làm việc. Đó cũng chính là ví dụ thực tế cho thấy đối với Mark
Zuckerberg, công việc mới là vấn đề quan tâm chứ không phải là những chi tiết
vụn vặt.

Trang 16


3.7. Đền đáp xứng đáng cho nhân viên
Thật khó để kiếm được một ông chủ cung cấp bữa ăn miễn phí và một môi
trường làm việc thoải mái cho nhân viên như Mark Zuckerberg. Xả stress ngay tại
nơi làm việc là một trong những điều tuyệt vời nhất mà nhiều người muốn cũng
không dễ để có được. Anh luôn đền đáp một cách xứng đáng cho những cống hiến
từ những nhân tài của mình.
3.8. Trao quyền cho nhân viên
Mark Zuckerberg nhận ra rằng mỗi chúng ta không thể làm việc gì một mình.
Xây dựng một đội ngũ làm việc có đẳng cấp là cách duy nhất để gặt hái được
những thành công lớn lao. Ở Facebook, nhân viên được trao quyền lực để tạo ra
những thay đổi và xây dựng ý tưởng của họ. Đó là phương pháp sáng tạo nhanh
chóng và liên tục mà tất cả mọi nhân viên cùng theo đuổi. Facebook không chỉ
chọn những người giỏi nhất cho công việc, mà còn chọn những người phù hợp với
văn hóa của công ty. Đó là sự tổng hòa của chiến lược từ trên xuống và phát triển
sản phẩm từ dưới lên ở Facebook.
3.9. Sẵn sàng giao tiếp với nhân viên
Đối với nhân viên, việc gặp “sếp” thực sự rất khó khăn bởi các ông chủ thường
bận bịu đến nỗi không có thời gian để đến công ty hoặc thậm chí còn “treo” hàng
tá dự án trên đầu nhân viên trong khi mình lại là người chủ chốt của dự án đó.
Tuy nhiên riêng Mark Zuckerberg lại đưa ra hẳn một cam kết rằng luôn sẵn sàng

để gặp gỡ và giao tiếp một cách hiệu quả và thường xuyên với nhân viên mình.
3.10. Luôn nỗ lực, cống hiến hết mình và không ngừng theo đuổi đam mê
Theo vài quan điểm cá nhân, những vị giám đốc thành công với trong tay một
khoản tiền lớn khoảng 33 tỷ USD thì sẽ rất hiếm khi thấy họ xuất hiện tại nơi làm
việc. Tuy nhiên, thực tế là Mark Zuckerberg vẫn cực kỳ chăm chỉ và nỗ lực hết
mình để cống hiến, tham gia sâu sắc vào mọi hoạt động của Facebook để chứng tỏ
rằng, anh không phải ở vị trí này là vì tiền mà là vì anh luôn đam mê với công
việc và hy vọng một ngày có thể thay đổi thế giới.
Bất cứ CEO thành công nào trên thế giới đều mang trong mình niềm đam mê,
đó là điều cơ bản nhất dẫn đến thành công. Đối với Mark Zuckerberg, đam mê của
anh là giúp mọi người có thể kết nối với nhau dễ dàng hơn. Câu chuyện của

Trang 17


Facebook bắt đầu giống như hầu hết các doanh nghiệp, với một ý tưởng duy nhất
và một người đầy tham vọng thực hiện nó. Và quả thực, Facebook không chỉ đơn
giản là một trang mạng xã hội thú vị để ghé thăm mọi người tại bất kì thời gian
nào mà còn là một công cụ mà hàng triệu người sử dụng để kết nối với nhau.

CHƯƠNG 4. BÀI HỌC RÚT RA TỪ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA
MARK ZUCKERBERG
4.1. Hành động vì niềm đam mê và kêu gọi những người có cùng niềm đam
mê làm việc với mình
Mỗi sản phẩm ra đời đều là kết quả của ý tưởng, của niềm đam mê. Nếu không có
đam mê, không đi đến cùng với niềm đam mê đó thì người ta khó đưa lại được kết quả
tuyệt vời. Niềm đam mê là nền tảng cơ bản nhất dẫn tới thành công. Trong lời phát
biểu của Mark tại trường Belle Haven có nói "Khi bạn về nhà ăn tối và bạn có món
rau kinh khủng nhất thì bạn vẫn có thể ăn được nếu muốn. Kể cả khi bạn chơi một trò
chơi, cho dù nó rất khó thì bạn cũng có thể thành công nếu yêu thích nó. Thực tế là

nếu làm những gì mà bạn đam mê, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn và có nhiều động cơ
thực hiện hơn.” Sự ra đời và phát triển của Facebook chính là quả ngọt cho niềm đam
mê của Mark và những người cộng sự của mình. Đối với Mark Zuckerberg, anh có
niềm đam mê cháy bỏng là giúp mọi người có thể kết nối với nhau dễ đàng hơn, chính
điều này đã giúp Mark có niềm tin xây dựng Facebook trong thời điểm rất nhiều nhà
đầu tư quay lưng lại.
4.2. Mỗi công ty khởi nghiệp đều phải có mục đích rõ ràng trong việc định
hướng phát triển
Chúng ta có thể thấy, ngày nay, rất nhiều startup “chết trẻ”, nguyên nhân sâu xa không
phải do thiếu nguồn vốn mà là do mơ hồ về mục đích, do thiếu định hướng rõ ràng. Bởi
vậy, bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào dù lớn dù nhỏ cũng cần có cho mình mục tiêu cụ
thể và hướng tất cả thành viên cùng thực hiện, cùng phấn đấu vì mục tiêu chung ấy. Mục
đích của Mark đơn giản là làm cho thế giới tốt đẹp hơn và con người có

Trang 18


thể chia sẻ nhiều thứ với nhau hơn. Vì thế, tất cả những tính năng hiện diện trên
Facebook đều phục vụ mục đích này.
4.3. Hãy liên tục thúc đẩy sự sáng tạo không ngừng cho nhân viên, hãy ủng hộ
và tạo môi trường năng động sáng tạo, chủ động trong công việc và cuộc
sống
Trong bất kì một tổ chức nào, yếu tố con người cũng là yếu tố quan trọng nhất, cần
được đặt lên hàng đầu. Làm tốt được về phần yếu tố con người là chìa khóa mở cánh
cửa thành công cho doanh nghiệp. Nhận thức được điều này, Mark đã chú trọng xây
dựng, đầu tư vào đội ngũ nhân viên của mình, tìm kiếm những con người phù hợp,
những người có đam mê gia nhập vào ngôi nhà chung Facebook.
Mark Zuckerberg được nhân viên của Facebook yêu quý khi ông có những điểm
"không giống ai" trong phong cách lãnh đạo, điều hành công ty của mình. Ông không
phân biệt đẳng cấp, gỡ bỏ rào cản giữa giám đốc và nhân viên, bỏ qua những “hủ tục”

nơi công sở, đền đáp xứng đáng cho nhân viên, “trao quyền” cho nhân viên và sẵn
sàng giao tiếp với nhân viên của mình. Đối với nhân viên, đây là động lực thúc đẩy họ
làm việc, là cơ hội để họ học hỏi và phát triển bản thân, là “sân chơi” để họ thể hiện
bản thân mình. Trong một tập thể, hãy tạo điều kiện tốt nhất để tất cả mọi người đều
được nói lên ý tưởng của mình, đó không chỉ là bạn tôn trọng người khác mà cũng là
cách để người khác tôn trọng lại bạn. Là một nhà lãnh đạo, bạn hãy để nhân viên tự do
đưa ra quyết định và trao quyền cho họ dấn thân vào những rủi ro. Khi đó, họ sẽ sẵn
sàng làm mọi thứ trong khả năng của mình để giúp công ty thành công.
“Việc có một nhân viên thường xuyên đưa ra những ý tưởng tuyệt vời không phải
là một thách thức bởi dù bạn có không đồng tình với anh ta đi chăng nữa, thì cuối
cùng, điều này cũng mang lại lợi ích cho công ty”, ông chủ Facebook nói. “Tự do sẽ
thúc đẩy nhân viên làm việc sáng tạo hơn và mọi người sẽ có cơ hội để thử nhiều thứ
khác nhau trong tương lai. Vì vậy, tốt hơn là bạn nên để họ thoải mái làm những gì họ
nghĩ thay vì bắt ép, gò bó nhân viên trong những khuôn khổ”, Zuckerberg nói.

Trang 19


4.4. Hãy tập trung vào phát triển sản phẩm trước, không nên quá tập trung
vào doanh thu
Chất lượng sản phẩm làm nên hình ảnh, tên tuổi của công ty, vậy nên, tập trung vào
việc tạo ra một sản phẩm tuyệt vời là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải đặt lên
hàng đầu, nếu muốn thành công, có chỗ đứng trên thị trường và tồn tại lâu dài. Nhìn vào
một sản phẩm hoàn hảo như Facebook, ta có thể thấy được sự đầu tư, cố gắng tập trung
vào xây dựng mạng xã hội này của Mark cũng như là các cộng sự của mình. Với Mark,
anh luôn coi trọng chất lượng trước khi tính đến mô hình kinh doanh. Mặc dù Facebook
đã là một sản phẩm rất tuyệt vời nhưng anh cùng toàn thể nhân viên không ngủ quên trên
chiến thắng, mà luôn cố gắng nghiên cứu để cho ra đời những tính năng mới phù hợp với
xu thế và có ích cho người dùng. Ông chủ Facebook sợ sẽ đi vào vết xe đổ của những sản
phẩm công nghệ khác nên luôn ý thức tự làm mới chính mình. Zuckerberg cho rằng

“Chúng tôi không làm dịch vụ để kiếm tiền mà đơn giản, chúng tôi kiếm tiền để tạo ra các
dịch vụ tốt hơn”. Và quả thật, những chức năng và dịch vụ mới của Facebook luôn khiến
người dùng cảm thấy thú vị và ngạc nhiên.

4.5. Tìm được những đối tác tốt là một trong những chìa khóa của sự thành
công
“Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi cao”, không một CEO
nào có thể tự mình vận hành bộ máy một cách trơn tru, bởi vậy, họ luôn cần có những
cánh tay đắc lực để hỗ trợ, giúp đỡ, bổ sung những kỹ năng còn thiếu cho mình trong
suốt quá trình làm việc. Thiết lập được mối quan hệ đối tác tin tưởng là chìa khóa, là
nền tảng cho sự phát triển vững mạnh của bất kì một tổ chức nào.

KẾT LUẬN
Trang 20


Có thể nói, mẫu hình doanh nghiệp Facebook thực sự là mẫu hình doanh
nghiệp thành công, và phong cách lãnh đạo của Mark Zuckerberg đóng một phần
vô cùng quan trọng cho thành công này. Từ phong cách lãnh đạo này, chúng ta rút
ra được rất nhiều bài học quý giá cho việc quản trị, vận hành doanh nghiệp.

Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, các diễn biến kinh doanh vẫn
luôn vận động và biến đổi không ngừng, bởi vậy, để đuổi kịp dòng chảy này, các
nhà lãnh đạo, quản trị của các tổ chức, công ty phải có phong cách lãnh đạo
đúng đắn, phải biết học hỏi từ những nhà lãnh đạo thành công để áp dụng, vận
dụng vào thực tiễn quản lý, đưa doanh nghiệp đi đến thành công.

Trang 21



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình
Stephen P.Robbins; David A. Decenzo and Mary Coulter (2013), Quản trị học
(Sách dịch của trường ĐH Ngoại thương), Prentice Hall Publications.
2. Websites
-

Báo Brands Vietnam: “Mark Zuckerberg: Tự do thúc đẩy nhân viên làm việc sáng

tạo hơn” - Hoài Thu CNBC hon?
fbclid=IwAR1VofF2BwEkIqFL8tPb7FxO0QfQclJ87s3BB6w49huijylFaGHx
zhnWLB0;

- Học từ phong cách lãnh đạo 5P của Mark Zuckerberg
/>- -

/>MRcFjzHdqanjmhd4PF9xcWWorJhFT0lYtJLlt7dWuLp4yNHo.

Trang 22




×