Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

tác động của facebook đến nền kinh tế thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.53 KB, 28 trang )

MỞ ĐẦU
Xã hội loài người không ngừng phát triển, văn minh loài người cũng không
ngừng tiến bộ theo thời gian. Cùng với sự phát triển đó là sự tiến lên của công nghệ
thông tin. Nó đã đem lại nguồn lực mạnh để cải biến không ngừng nhiều mặt của đời
sống xã hội như: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa.... Sự phát triển của toàn xã hội
luôn song hành với sự phát triển của công nghệ thông tin. Điều đó chứng tỏ công nghệ
thông tin là một yếu tố không thể thiếu trong sự đi lên của xã hội.
Từ thời cổ đại, sơ khai cho tới thời công nghệ thông tin ra đời nó đã đánh dấu
một bước ngoặt trong lịch sử loài người. Con người đã biết nắm bắt, tận dụng mọi khả
năng của mình. Minh chứng cho sự ra đời tiến bộ đó chính là chiếc máy tính điện tử
đầu tiên tại Hoa Kỳ. Nó không chỉ giúp con người tính toán, lưu trữ, soạn thảo văn bản
mà còn rất nhiều ứng dụng hiện đại hơn để thảo mãn nhu cầu của con người. Điều
tuyệt vời hơn nữa đó là sự xuất hiện của Internet. Nó đã giúp con người có nhiều thông
tin, liên kết giữa con người với con người trong một xã hội lớn. Nhưng sự xuất hiện
của Internet cũng mang lại nhiều bất cập cho con người. Điều đó được thể hiện rõ nét
qua các mạng xã hội.
Facebook là một mạng xã hội có sự phát triển vượt bậc chỉ trong một thời gian
ngắn. Nó là một trong những trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới, với hơn
400 triệu người sử dụng tích cực. Facebook đã gắn kết thế giới trở thành một trải
nghiệm văn hóa bao quát chung cho mọi người trên thế giới. Mang xã hội này được rất
nhiều bạn trẻ ưa thích và sử dụng, điển hình là sinh viên thế giới nói chung và sinh
viên Việt Nam nói riêng. Facebook mang lại cho ta tất cả sự chia sẻ về tin tức, hình
ảnh và mọi người có thể nói chuyện trực tiếp qua giao diện của facebook. Đó là những
cách thức liên lạc mới và cũng là đặc điểm để facebook cuốn hút nhiều fan tới vậy.
Không chỉ có những tác động đến đời sống con người, Facebook còn có những
tác động vô cùng to lớn đến nền kinh tế thế giới. Vậy Facebook tác động đến những
mặt nào, ảnh hưởng của nó là tốt hay xấu, và có những giải pháp nào để nâng cao sự
phát triển kinh tế mạng của Việt Nam? Đó chính là lý do mà nhóm 11 quyết đinh chọn
đề tài “Tác động của Facebook đến nền kinh tế thế giới”. Bài tiểu luận của chúng em
được chia làm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về Facebook


Phần 2: Tác động của Facebook đến nền kinh tế toàn cầu
3


Phần 3: Tác động của Facebook đến nền kinh tế Việt Nam
Trong quá trình làm bài, do những hạn chế về thời gian cũng như tài liệu, tiểu
luận của chúng em không thể tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất mong nhận được
những góp ý của cô để bài làm của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

4


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ FACEBOOK
1.1 Facebook là gì?
Facebook là một website truy cập miễn phí do công ty Facebook, Inc điều
hành. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm
việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng
có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để
thông báo cho bạn bè biết về chúng. Tên của website nhắc tới những cuốn sổ lưu niệm
dùng để ghi tên những thành viên của cộng đồng campus mà một số trường đại
học và cao đẳngtại Mỹ đưa cho các sinh viên mới vào trường, phòng ban, và nhân viên
để có thể làm quen với nhau tại khuôn viên trường.
Dù vi phạm quy chế thông tin sinh viên của Harvard, “FaceMash” đã thể hiện
khái niệm sơ khai nhất của Facebook - mọi người có thể tìm được nhau online.
1.2 Lịch sử hình thành
Được thành lập vào tháng 2 năm 2004, Facebook ban đầu có tền là Facemash.
Đây là một phiền bản Hot or Not của trường đại học Harvard. Sau đó, Mark
Zuckerberg thành lập “The Facebook” đặt trền domain thefacebook.com. Dịch vụ
mạng xã hội này ban đầu chỉ dành riềng cho các sinh viền của Đại học Harvard. Chỉ

sau một tháng, hơn nửa số sinh viền Đại học Harvard đã đăng ký sử dụng dịch vụ này.
Mark Zuckerberg đã cùng với ba người bạn của mình là Eduardo Saverin,
Dustin Moskivitz và Andrew McCollum mở rộng quảng cáo cho website
thefacebook.com giúp trang này phát triển mạnh mẽ. Mark Zuckerberg quyết định mở
rộng phạm vi hoạt động của thefacebook.com tại hầu hết các trường đại học của Mỹ và
Canada.
Tháng 9 năm 2004, Mark Zuckerberg đã chuyển trụ sở của thefacebbook.com
về Palo, Alto, California và bỏ chữ “the” trong tền miền thefacebook.com, chuyển
thành facebook.com
Facebook nhanh chóng trở thành cái tên quen thuộc đối với người sử dụng các
dịch vụ mạng xã hội.
1.3 Lịch sử phát triển
1.3.1 Facebook bắt đầu như thế nào?
Trong vòng một tháng, nửa số sinh viên Harvard đã đăng ký thành viên của
TheFacebook. Đến tháng 3, website mở rộng sang các trường đại học Yale, Columbia
và Standford. Cùng những người bạn học của mình, Mark quyết định phát triển trang
mạng xã hội theo hướng kinh doanh. Vài tháng sau đó, TheFacebook bắt đầu xuất hiện
5


quảng cáo, nhằm chi trả cho chi phí liên quan đến máy chủ, cơ sở dữ liệu của người
dùng.
1.3.2 Facebook và các mốc nền tảng khi mới thành lập
- Năm 2004:
Cũng trong năm 2004, Mark Zuckerberg bỏ học tại Harvard để tập trung phát
triển trang mạng xã hội của mình và đổi tên nó thành Facebook. Công ty Facebook của
Mark có chủ tịch đầu tiên là Sean Parker, người đồng sáng lập dịch vụ chia sẻ nhạc
Napster. Sau đó, Facebook dời trụ sở đến văn phòng nhỏ tại thành phố Palo Alto thuộc
California, Mỹ.
Facebook khi đó được 500.000 USD đầu tư từ Peter Thiel và Elon Musk - 2 cựu

điều hành của PayPal. Đây là cột mốc cho sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội
này.
-

Năm 2005 – 2006:
Tháng 5/2005, Facebook gây quỹ đầu tư được 13,7 triệu USD.
Năm 2006, tính năng News Feed được tung ra, cho phép người dùng theo dõi

hoạt động của nhau theo thời gian thực. Facebook đã gần chạm mốc số người dùng đã
tăng vọt lền tới 5.5 triệu người. Facebook dần dần mở rộng hoạt động ra phạm vi bền
ngoài các trường đại học. Các trường trung học tại Hoa Kỳ bắt đầu được thềm vào hệ
thống.
-

Năm 2007 – 2008:

Tháng 10 năm 2007, số thành viền của mạng xã hội này đã vượt qua con số 50
triệu. Với số lượng thành viền tăng nhanh chóng mặt, Facebook cũng liền tục cải tiến
nền tảng ứng dụng. Một loạt các tính năng như MarketPlace, FB event, các tuỳ chỉnh
riềng tư như Friend list privacy, Facebook chat…đã lần lượt ra đời.
Tháng 4 năm 2008, Facebook chính thức có mặt trền nhiều quốc gia và vùng lãnh
thổ với 21 ngôn ngữ khác nhau. Số thành viền của mạng xã hội này đã lền tới 100 triệu
người
1.3.3 Thành công của facebook vào những năm bùng nổ công nghệ
- Năm 2009 -2010:
Thành công đến với Facebook nhanh hơn mong đợi khi số lượng thành viền của
mạng xã hội này lần lượt chạm mốc 200 triệu vào tháng 4, 300 triệu vào tháng 9 năm
2009, 400 triệu vào tháng 2 năm 2010. Mới đây nhất, Facebook đã chính thức chạm
mốc 500 triệu người dùng.
6



Thành công của Facebook phần lớn nhờ vào các dịch vụ trực tuyến. Hệ thống
ứng dụng rất phong phú cùng “kho” game đồ sộ đã giúp Facebook giữ chân người
dùng được lâu hơn. Giao diện người dùng đơn giản, ổn định và độ bảo mật tương đối
cao. Hiện tại mạng xã hội này đang có hơn 500.000 ứng dụng và hơn một nửa trong số
đó có lượng người dùng mỗi tháng lền tới hơn 1 triệu.
Theo thống kề của Website-monitoring.com, top 10 quốc gia có lượng người sử
dụng Facebook đông đảo nhất là Mỹ, Anh, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, ý, Canada,
Philipin, Tây Ban Nha và Mexico. Việt Nam cũng là một trong số những nước đầu
bảng về tốc độ tăng trưởng người dùng mạng xã hội này.
-

Năm 2011 – 2012:
2011 là thời điểm Facebook thể hiện sức mạnh của mình trong chính trị, đến

mức mạng xã hội này bị cấm tại Ai Cập.Các luật hôn nhân và quyền con người cũng
được Facebook để ý và ủng hộ. Tháng 5/2012, công ty phát hành cổ phiếu công chúng
lần đầu (IPO) và huy động được 5 tỷ USD. Sự phát triển của Facebook khi đó được
nhận xét là không thể ngăn cản.
Cùng với Facebook, những tên tuổi khác bắt đầu nổi lên như dịch vụ chia sẻ
ảnh Instagram, thực tế ảo Oculus hay WhatsApp. Công ty quyết định loại bỏ tất cả
“mối đe dọa” bằng việc mua lại các công ty này với tổng số tiền 22 tỷ USD.
-

Năm 2014 – 2016:
Năm 2014, tròn 10 năm Facebook ra đời, mạng xã hội có đến 1,23 tỷ lượt truy

cập mỗi tháng, một tỷ trong số đó đến từ thiết bị di động. Để đáp ứng lượng người
dùng khổng lồ, Facebook phải nâng cấp cơ sở hạ tầng và nhân lực. Trong năm 2016,

công ty đã mở rộng thêm khuôn viên cho 2.800 nhân viên.

7


CHƯƠNG II : TÁC ĐỘNG CỦA FACEBOOK ĐẾN KINH TẾ TOÀN CẦU
2.1 Ảnh hưởng của Facebook đến hiệu quả Marketing
Xuất hiện từ khi mạng xã hội trực tuyến vừa bắt đầu bùng nổ, Facebook đã
khẳng định vị trí của mình như một “ông vua” của mạng xã hội. Với số lượng người
dùng lên đến 1 tỷ người, Facebook gần như được sử dụng trên phạm vi toàn thế giới.
Sử dụng Facebook cho doanh nghiệp là một cơ hội tuyệt vời để hướng đến các thị
trường rộng lớn. Đây là lý do ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng Facebook vào
các chiến lược marketing của họ.
Khái niệm online marketing đã xuất hiện từ vài năm trước. Nhưng bây giờ nó
đã trở thành một yếu tố cốt lõi trong việc lập kế hoạch marketing. Facebook đã trở
thành một công cụ không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Bất kể quy mô doanh
nghiệp như thế nào, Facebook cũng khẳng định được sự hữu dụng của mình. Từ doanh
nghiệp nhỏ đến doanh nghiệp lớn, nó cũng được sử dụng như một trang để marketing
cho bất cứ loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào. Bất kỳ doanh nghiệp nào do dự về việc sử
dụng Facebook đều đang bỏ lỡ một khoảng thời gian lớn. Marketing trên mạng xã hội
đang phát triển nhanh đến mức không ngờ.
Có thể khẳng định rằng, các tính năng của Facebook ngày càng được hoàn thiện
và điều này góp phần lớn giúp doanh thu của các doanh nghiệp cũng như cá nhân ở
khắp nơi trên toàn thế giới tăng vọt. Đồng thời, Facebook cũng gạt bỏ nhiều rào cản
marketing cũng như thúc đẩy các cá thể kinh doanh hoạt động ngày một nhiều hơn. Cụ
thể, tính đến thời điểm tháng 1/2015, Facebook đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có
thể tiếp cận 1,35 tỷ người, tương đương 20% dân số thế giới. Theo tính toán của các
chuyên gia, hiệu ứng marketing từ Facebook trong năm 2015 đã mang lại 148 tỷ USD
cho nền kinh tế toàn cầu, đồng thời giúp tạo ra 2,3 triệu việc làm trên toàn thế giới.
Bài viết xem xét ba nguồn tác động mà FB ảnh hưởng tới marketing, đó là:

Trang bán hàng (Page), Quảng cáo Facebook (Facebook Ads) và Chia sẻ liên kết.
2.1.1

Trang bán hàng (Page)

Page là một công cụ giới thiệu tên tuổi thực sự hữu hiệu cho những ai có ý định
kinh doanh online, trên trang bán hàng, người bán có thể giới thiệu, quảng cáo thương
hiệu, sản phẩm của mình một cách trực quan và gần gũi nhất với người tiêu dùng. Khi
sử dụng Page, người bán có thể cung cấp địa chỉ, cách liên lạc, cũng như đăng tải
catalouge lên page để người tiêu dùng biết được các mức giá trung bình của sản phẩm,
8


điều này cũng giống như việc bạn đi siêu thị, nhưng tiện lợi hơn vì chỉ cần ở nhà, lướt
facebook mà vẫn có thể mua được món đồ mà mình ưng ý, mọi tương tác giữa người
bán và người mua đều diễn ra một cách trực tiếp, rõ ràng thông qua Page. Điều này
thúc đẩy việc mua bán rộng rãi trên nhiều thị trường trong và ngoài nước.
2.1.2

Quảng cáo Facebook (Facebook Ads)

Ngoài các trang được thiết kế dành riêng cho các nhà kinh doanh, FB còn hỗ trợ
người bán thông qua công cụ “Quảng cáo nhắm tới đối tượng cụ thể” (Targeted
advertising) – Facebook Ads. Công cụ này hiện là đối thủ của “ông trùm” tìm kiếm
Google Ads và thậm chí còn có nhiều ưu điểm hơn. Năm 2014 quảng cáo Facebook đã
tăng trưởng 680% so với năm 2010.

Nguồn : lammarketing.com
Không phải tất cả 1,35 tỉ người sử dụng FB đều là khách hàng mục tiêu của bất
cứ một người bán nào, họ cần khoanh vùng khách hàng để việc kinh doanh diễn ra một

cách hiệu quả hơn. Một trong những điều tuyệt vời khi sử dụng Facebook là người bán
có thể nhắm vào lượng khách hàng mà họ mong muốn thông qua việc lựa chọn các các
tiêu chí mà Targted Ad của FB cung cấp, sau đó FB sẽ lọc và đưa ra kết quả phù hợp
với yêu cầu của người bán. Dưới đây là hình ảnh minh họa cho việc FB lọc ra những
đối tượng tiềm năng phù hợp với yêu cầu người bán.
Ngoài ra, ứng dụng gửi tin nhắn “Facebook Messenger” cũng được sử dụng
như một công cụ quảng cáo thương mại. Từ ứng dụng này, người dùng có thể sẽ nhận
9


được những tin nhắn được tài trợ trực tiếp từ doanh nghiệp. Giống như những quảng
cáo xuất hiện trên dòng thời gian của Facebook, chúng cũng được xác định mục tiêu
và cụ thể đó chính là bạn. Ông Stan Chudnovsky - người đứng đầu Messenger
Facebook cho biết, Facebook sẽ có một khởi đầu nhẹ với các quảng cáo trên màn hình
chính trong Messenger. Sau đó, tùy vào phản ứng của người dùng mà công ty này sẽ
điều chỉnh cho phù hợp. Nếu số đông người dùng ghét phải xem những quảng cáo đó,
Facebook sẽ có những tùy chỉnh khác để hiển thị một cách dễ chịu hơn ở những vị trí
khác.

2.1.3

Chia sẻ liên kết

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng sẽ được hưởng lợi từ việc chia sẻ liên kết của
họ cho bạn bè, cũng giống như quảng cáo bằng phương thức “truyền miệng” trong
cuộc sống, việc chia sẻ đó có ảnh hưởng đáng kể đến việc bán hàng và cả việc gây
quỹ. Ví dụ, trào lưu “Ice bucket challenge” – trào lưu dội nước đá lên người cực kỳ
“hot” trên mạng xã hội vào năm 2014, đó là trào lưu do một sinh viên người Mỹ khởi
xướng, nhằm quyên góp tiền phục vụ cho nghiên cứu về bệnh “Xơ cứng teo cơ một
bên” ALS (amyotrophic lateral sclerosis). Vào thời điểm đó, trào lưu đã được chia sẻ

lan tỏa rộng rãi trên các mạng xã hội mà trong đó Facebook chiếm phần lớn, thu hút cả
những người nổi tiếng như Bill Gate, Mark Zuckerberg...Sau chiến dịch, “Ice bucket
challenge” đã mang lại kết quả không tưởng, gây quỹ tới hơn 115 triệu USD (tương
đương 2,5 ngàn tỉ đồng), vài năm sau, chỉ với 1% số tiền có được, các chuyên gia đã
nghiên cứu ra loại gene trực tiếp gây ra ALS.
10


Như vậy, từ những ảnh hưởng mà Facebook mang lại cho việc Marketing
online, các chuyên gia đã ước tính rằng, năm 2015, FB đã đóng góp 148 tỷ USD cho
nền kinh tế toàn cầu và tạo ra 2,3 triệu việc làm trên khắp thế giới. Thị trường lớn nhất
của FB là Mỹ, chiếm gần một nửa tác động tổng thể nền kinh tế toàn cầu (81 tỷ USD
và 870 nghìn việc làm ). Tiếp nối Mỹ là Brazil, quốc gia xếp thứ hai về ảnh hưởng
marketing toàn cầu, ước tính tạo ra 8,4 tỷ USD và 189 nghìn việc làm. Xếp hạng ảnh
hưởng thứ ba là Vương Quốc Anh với 6,6 tỷ USD và 89 nghìn việc làm.

11


Nguồn : deloitte.com
Tóm lại, có thể thấy rằng Facebook ở hiện tại và trong tương lai sẽ là một
“mảnh đất màu mỡ” cho các doanh nghiệp thỏa sức sáng tạo, quan trọng là việc “canh
tác” mảnh đất ấy ra sao và hiệu quả mang lại như thế nào. Hiện nay hầu hết các thương
hiệu lớn nhỏ trên khắp thế giới đều sở hữu một trang Facebook riêng, giúp rút ngắn
khoảng cách địa lý giữa người bán và người mua, chúng ta thậm chí có thể mua hàng ở
nơi cách nửa vòng trái đất. Việc kinh doanh online trên Facebook mang lại rất nhiều
lợi ích cho doanh nghiệp, cần biết tận dụng và khai thác một cách hợp lý để mang tới
hiệu quả tích cực nhất.
2.2 Hiệu ứng nền tảng
2.2.1 Hiệu ứng nền tảng

Nền tảng Facebook là một thuật ngữ dùng để mô tả các dịch vụ, công cụ và sản
phẩm được cung cấp bởi dịch vụ mạng xã hội Facebook dành cho các nhà phát triển
bên thứ ba để tạo ra các ứng dụng và dịch vụ riêng của họ truy cập dữ liệu trên
Facebook. Hiệu ứng nền tảng sẽ ước tính tác động kinh tế từ các sản phẩm và dịch vụ
của bên thứ ba được xây dựng trên nền tảng đó.

12


Các nền tảng phát triển Facebook lần đầu tiên được tạo ra vào năm 2007 đó là
một cách để các lập trình viên kết hợp trải nghiệm Facebook vào ứng dụng của họ. Sử
dụng nền tảng này, Facebook đã đưa ra một số ứng dụng mới, bao gồm Quà tặng, cho
phép người dùng gửi quà ảo cho nhau. Marketplace, cho phép người dùng đăng các
quảng cáo phân loại miễn phí. Sự kiện, cho phép người dùng thông báo cho bạn của họ
về việc tham gia các sự kiện. Video, cho phép người dùng chia sẻ các video gia đình
với nhau. Và trò chơi mạng xã hội, nơi người dùng có thể kết hợp lại với nhau để giúp
đỡ nhau tiến bộ trong các trò chơi đang chơi.
Nền tảng này, ban đầu chỉ hỗ trợ các ứng dụng đang chạy trong trang Facebook,
đã mở rộng cho phép các nhà phát triển iPhone, Android và các nền tảng khác để "xây
dựng, phát triển và kiếm tiền từ các ứng dụng của họ" bên trong và bên ngoài
Facebook. Ứng dụng cho tất cả các loại và đối tượng có thể tích hợp các tính năng
Facebook và cung cấp cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ đám mây trên Facebook. Thông
qua các công cụ phát triển của Facebook, người sáng tạo ứng dụng sẽ cung cấp những
trải nghiệm nền tảng vững chắc trong cả Facebook và các ứng dụng gốc.
Các sản phẩm trên nền tảng của Facebook cho phép các nhà phát triển, khi được
sự cho phép của người dùng có thể tùy chỉnh ứng dụng của họ. Những tính năng này
đặc biệt hữu ích các ứng dụng chơi game có thể kết nối nhiều người chơi lại với nhau
dẫn đến sự phát triển của một lĩnh vực chơi game xã hội mới.
Ứng dụng khi tích hợp với Facebook sẽ tăng cường trải nghiệm, thu thập và
duy trì khách hàng hoặc có thể sử dụng quảng cáo để thúc đẩy cài đặt hoặc tương tác.

Các ứng dụng này tận dụng nền tảng nhà phát triển của Facebook để tăng cường đề
xuất kinh doanh của họ và tăng doanh thu chuyển đổi. Hơn nữa, các nhà phát triển có
thể mở rộng phạm vi tiếp cận của họ và kiếm tiền từ ứng dụng của họ với quảng cáo từ
các nhà quảng cáo của Facebook thông qua mạng lưới đối tượng Facebook.
Facebook đã giúp thiết lập một thể loại mới của ứng dụng tập trung vào việc
giới thiệu các khía cạnh xã hội vào trải nghiệm bằng cách liên tục cho phép mọi người
cạnh tranh, cộng tác, hoặc so sánh mình với bạn bè của họ. Facebook App Center đóng
vai trò là trung tâm phát hiện ra các ứng dụng mới có thể được sử dụng trên Facebook.
Nhà phát triển kiếm tiền từ ứng dụng của họ thông qua mua hàng trong ứng dụng trong
Facebook hoặc thông qua các kênh khác, bao gồm quảng cáo trong ứng dụng hoặc tính
phí cho tải xuống. Trên 80% và 90% các ứng dụng có doanh thu hàng đầu ở Mỹ trên
13


iOS và Android được tích hợp với Facebook, điều đó chứng tỏ tác động của nền tảng
đã cho phép các nhà phát triển thu lợi.
Các chủ trang web sử dụng plugin xã hội để nhúng chức năng chia sẻ và bình
luận của Facebook vào các trang web của họ, thúc đẩy sự phân bố nội dung. Bằng
cách cho phép khách truy cập tương tác với nội dung, các nhà xuất bản trang web có
thể tăng thời gian độc giả chi tiêu trên trang web của họ, làm cho nó có giá trị hơn cho
các nhà quảng cáo. Ngoài ra, chức năng chia sẻ mang lại nhiều người hơn đến các
trang web của họ và tiếp tục tăng doanh số bán hàng chuyển đổi và thu nhập quảng
cáo.
Các hiệu ứng nền tảng bao gồm cả tác động kinh tế của các sự kiện được tổ
chức thông qua các sự kiện của Facebook. Quy trình đơn giản hóa việc tổ chức sự kiện
và mời bạn bè cho phép sự tham gia cao hơn và tăng chi tiêu.
Nền kinh tế ứng dụng tạo ra tác động kinh tế thông qua các khoản thu nhập
được kích hoạt bởi nền tảng Facebook, ngoài lưu lượng truy cập từ các plugin xã hội.
Thông qua việc tạo điều kiện việc tạo ra, quảng bá và kiếm tiền từ các ứng dụng mới,
Facebook thúc đẩy hoạt động kinh doanh và tạo ra việc làm ở những nơi khác nhau

trên thế giới.
2.2.2

Các kết quả đạt được

Nền tảng Facebook cung cấp cho các nhà phát triển ứng dụng cơ hội khám phá
và kiếm tiền từ các ứng dụng của họ. Bằng cách tạo điều kiện cho việc tạo, quảng cáo
và kiếm tiền từ các ứng dụng mới, Facebook thúc đẩy hoạt động kinh doanh và tạo ra
việc làm.
Bảng 2.1: Tác động vùng sâu vùng – Tác động nền tảng
Vùng

Tác động (tỷ)

Việc làm (nghìn)

Bắc Mĩ

$9

140

Trung và Nam Mĩ

$1

50

EMEA


$13

270

APAC

$7

200

14


Tổng cộng toàn cầu

$50

660

Nguồn : Deloitte Việt Nam
Người ta ước tính rằng hiệu ứng nền tảng của Facebook trong năm 2014 đã cho
phép tác động kinh tế là 29 tỷ đô và 660.000 việc làm trên toàn cầu. EMEA là đối
tượng hưởng lợi lớn nhất của hiệu ứng nền tảng, với 13 tỷ đô la ước tính về tác động
kinh tế và 270.000 việc làm. Các tác động chủ yếu là do nền kinh tế ứng dụng được lợi
từ các công ty thành công như Spotify hoặc King.com, các nhà phát triển nền tảng phát
nhạc và các trò chơi Candy Crush Sage, có trụ sở tại EMEA. Ngoài ra, các nhóm
doanh nhân đã nổi lên ở các thành phố như Berlin, Minsk và Tel Aviv tập trung phát
triển các ứng dụng Facebook cho các đối tượng trên toàn cầu của họ.
Nền kinh tế ứng dụng ở Hoa Kỳ tạo ra tác động lớn nhất giữa các quốc gia, như
là kết quả của một cộng đồng tích cực ở cả thung lũng Silicon và phần còn lại của đất

nước, và đóng góp cho nền tảng tổng thể tác động lên tới 8,2 tỷ đô la và 126,000 việc
làm đối với tác động tổng thể của nền tảng này.
Mặc dù một phần tác động kinh tế đã được tạo ra trên nền tảng Facebook thông
qua các ứng dụng chạy trong Facebook, phần lớn tác động đã được tích lũy bởi các
nhà phát triển và nhà xuất bản trong hệ sinh thái rộng lớn hơn. Đây là kết quả của việc
tích hợp ngày càng mở rộng các ứng dụng của bên thứ ba vào nền tảng nhà phát triển
của Facebook.
Bảng 2.2: Ảnh hưởng của quốc gia - Ảnh hưởng nền tảng
Quốc gia

Ảnh hưởng (tỷ)

Việc làm (nghìn)



$ 8,2

126

Canada

$0,6

16

Vương quốc Anh

$ 2,6


39

Đức

$ 1,8

27

Pháp

$ 1,8

27

Tây Ban Nha

$ 0,8

16

15


Ý

$0,7

10

Các nước EU khác


$2,8

79

Brazil

$0,6

17

Ấn Độ

$ 0,5

40

Nhật Bản

$1

12

Châu Úc

$ 0,6

8

Nguồn : Deloitte.com

2.3 Hiệu ứng kết nối
2.3.1 Việc mua sắm thiết bị và kết nối internet của Facebook thúc đẩy nhu
cầu sử dụng dữ liệu
Hiệu ứng kết nối tạo ra tác động kinh tế thông qua việc sử dụng Facebook –
thúc đẩy sử dụng Internet và mua sắm các thiết bị. Facebook là một trong những dịch
vụ phổ biến nhất trên cả máy tính để bàn và di động được đo bằng số lần truy cập cũng
như thời gian dành cho ứng dụng này. Ứng dụng di động Facebook là một sản phẩm có
ảnh hưởng đặc biệt. Ở Hoa Kỳ người ta dành gần 1 trong 5 phút của thời gian sử dụng
điện thoại di động vào Facebook. Sự tăng trưởng của công ty tại các thị trường mới nổi
quan trọng như Ấn Độ và Brazil cũng được thúc đẩy bởi việc sử dụng ứng dụng di
động của Facebook.
Hơn 33% số người hoạt động trên Facebook đăng nhập vào nền tảng này chỉ
dành riêng cho thiết bị di động của họ và chia sẻ này đã phát triển liên tục. Các ứng
dụng Facebook và ứng dụng Facebook Messenger xếp hạng trong số 10 ứng dụng
miễn phí phổ biến nhất trong cả Apple AppStore và trên Google Play. Số lượng các
sáng kiến về các thiết bị di và cơ sở hạ tầng internet, và số lượng dịch vụ được xây
dựng ngày càng tăng, đang tạo điều kiện cho việc chia sẻ nội dung đa phương tiện
ngày càng phong phú hơn. Ví dụ: người trên Facebook chia sẻ video độ nét cao được
chụp bởi điện thoại di động của họ, đăng liên kết đến nhạc trực tuyến hoặc xem ảnh có
độ phân giải cao. Để truy cập vào các dịch vụ này, người tiêu dùng đang mua các kết
nối nhanh hơn và cung cấp nhiều dữ liệu hào phóng hơn.
16


Song song đó, những tiến bộ trong máy tính, bao gồm sức mạnh xử lý nhanh
hơn và đồ họa thực hơn, đẩy nhanh chu trình đổi mới mà các nhà phát triển tận dụng
để tạo ra các ứng dụng trên Facebook. Chuỗi cải tiến thúc đẩy mọi người mua các thiết
bị di động mới, mạnh hơn và tiêu thụ dữ liệu cao hơn.
2.3.2


Facebook cải thiện sự liên kết của nền kinh tế và kích thích tăng

trưởng kinh tế
Kết nối ở các nước đang phát triển cho phép người dân tham gia vào nền kinh
tế số, kích thích tác động kinh tế và cho phép chuyển đổi sang các nền kinh tế dựa trên
tri thức. Sau đó, mọi người có thể truy cập vào một hệ sinh thái số lớn hơn bao gồm
thông tin y tế, dữ liệu thương mại và giáo dục. Tiếp cận thông tin trực tuyến, lần lượt,
kích thích các hoạt động thương mại và kinh doanh ngoài những ảnh hưởng đã thu
được trong nghiên cứu này.
Trong nỗ lực nhằm kết nối internet với nhiều người ở các nước đang phát triển,
Facebook đã phát triển quan hệ đối tác với các nhà khai thác địa phương và tối ưu hóa
các sản phẩm của họ với tốc độ thấp hơn và các gói dữ liệu nhỏ hơn. Trong năm 2013,
Facebook tiết lộ sáng kiến Internet.org, hợp tác với các nhà sản xuất thiết bị và các nhà
cung cấp kết nối để đưa Internet tới những người hiện chưa kết nối. Nó đã đưa ra ứng
dụng Internet.org, cho phép người dân ở Kenya, Zambia và Tanzania duyệt qua các
dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ thông tin khác mà không phải chịu phí dữ liệu.
Sự cải thiện cơ sở hạ tầng băng thông rộng, thiết bị và sự kết nối chung lan
truyền đến phần còn lại của nền kinh tế, kích thích tăng trưởng kinh tế. Tăng năng suất
tạo điều kiện thuận lợi cho các quy trình nghiệp vụ hiệu quả hơn, các ứng dụng và dịch
vụ mới. Những cải tiến này cũng hỗ trợ những lợi ích to lớn hơn thông qua các nỗ lực
về y tế và giáo dục.
Ảnh hưởng của Facebook tới nền kinh tế được ước tính trong nghiên cứu này
được các nhà cung cấp dịch vụ internet và các nhà bán lẻ thiết bị. Vì Facebook không
bán một trong hai sản phẩm hoặc dịch vụ này nên các thành viên trong hệ sinh thái của
họ sẽ tích luỹ được các hiệu ứng này. Các nhà phát triển ứng dụng Facebook tạo ra các
tính năng mới đổi mới, thúc đẩy mọi người mua các thiết bị di động mới, mạnh hơn và
kích thích tiêu thụ dữ liệu cao hơn.
2.3.3

Tác động của Facebook đến nền kinh tế và việc làm của các Vùng -


Quốc gia
17


Bảng 2.3: Tác động vùng sâu vùng - Hiệu ứng kết nối
Đơn vị: tỷ USD
Vùng
Bắc Mĩ
Trung và Nam Mĩ
EMEA
APAC
Tổng cộng toàn cầu

Tác động
$14
$5
$18
$13
$50

Việc làm
150
150
580
680
1600

Nguồn: Deloitte.com
Người ta ước tính rằng những ảnh hưởng kết nối của Facebook vào năm 2014

đã cho phép tác động kinh tế trị giá 50 tỷ đô la Mỹ và 1,6 triệu việc làm trên toàn cầu
vào năm 2014. Bắc Mỹ và EMEA dẫn đầu bởi Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, là
những người hưởng lợi chính của tác động này. Điều này là do cơ sở hạ tầng Internet
đã được phát triển chưa được cải tiến và thu nhập dùng một lần tương đối cao cho
phép mua thiết bị di động mới. Ví dụ: iPhone và điện thoại Android cao cấp phổ biến
hơn trong Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Ngược lại,
việc sử dụng Facebook ở các nước đang phát triển như Ấn Độ hoặc Việt Nam được
điều khiển bởi các điện thoại tính năng có giao diện được tối ưu hóa với tốc độ chậm
hơn và các gói dữ liệu cụ thể của Facebook. Nói chung, APAC là một đối tượng hưởng
lợi đáng kể những ảnh hưởng này do dân số đông đảo đang nhanh chóng nắm bắt công
nghệ số và đầu tư vào kết nối cơ sở hạ tầng.
Nhìn vào bảng 2.4, chúng ta có thể thấy Facebook có tác động mạnh mẽ nhất
đến nền kinh tế Mỹ giới trị giá 13,8 tỷ đô la Mỹ và có tác động nâng cao số việc làm
nhanh nhất ở các nước EU với 165 triệu việc làm.
Bảng 2.4: Ảnh hưởng của quốc gia - Ảnh hưởng kết nối
Đơn vị: tỷ USD
Quốc gia

Ảnh hưởng

Việc làm



$ 13,8

135

Canada


$ 1,1

15

EU

$ 12,9

197

18


Vương quốc Anh

$ 2,1

26

Đức

$ 1,4

16

Pháp

$ 1,6

16


Tây Ban Nha

$ 1,2

14

Ý

$2,1

24

Brazil

$1,3

25

Ấn Độ

$ 2,1

165

Nhật Bản

$ 1,1

9


Châu Úc

$ 1,0

11

Nguồn : Deloitte.com

19


CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA FACEBOOK ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ MẠNG
3.1 Tác động của Facebook đến kinh tế Việt Nam
3.1.1 Tình hình sử dụng Facebook trong kinh doanh tại Việt Nam
Để thành công trong nền kinh tế kỹ thuật số và di động, các doanh nghiệp cần
hiểu rõ môi trường kinh tế hiện tại và tương lai nơi mà họ đang hoạt động. Facebook
cung cấp một cơ hội cánh cửa sổ đặc biệt cho phép các doanh nghiệp nhỏ mới và lâu
năm có thể nhìn được bản thân doanh nghiệp họ cũng như khung cảnh trên thế giới
thông qua Bản khảo sát Doanh nghiệp trong tương lai, được phát triển nhờ sự hợp tác
giữa OECD và Ngân hàng thế giới. Sự hiểu biết chuyên sâu về đặc điểm và chiến lược
doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều cơ hội đến cho mọi người và doanh nghiệp trên toàn
thế giới và thực hiện hóa lời hứa áp dụng kỹ thuật số trong công cuộc phát triển và cải
tiến nền kinh tế.
Hiện nay, 78% doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đang sử dụng dịch vụ
của Facebook trong hoạt động kinh doanh của mình. Theo người đại diện Facebook tại
Việt Nam - ông Huỳnh Kim Tước thì hiện ở Việt Nam có khoảng 50 người dưới 24
tuổi trở thành triệu phú đôla nhờ kiếm tiền trên Facebook, một người trong số này còn
tiết lộ bình quân kiếm được 100.000 USD một tháng.

Dự kiến năm nay sẽ có khoảng 100 triệu phú đôla nữa. Thị trường thương mại
điện tử Việt Nam đang rất sôi động và có nhiều dấu hiệu rất tích cực. Những chỉ số của
Facebook cho thấy Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 7 đến 8 trên bảng tổng sắp và nếu
trừ đi số ngày lễ, Tết, chỉ số này còn có thể tăng hơn.
Theo kết quả của cuộc khảo sát về doanh nghiệp sử dụng Facebook trong kinh
doanh ở Việt Nam, có 52% ý kiến phản hồi cho biết họ cảm thấy tích cực về tình trạng
tại doanh nghiệp của mình, 39% giữ thái độ trung lập và chỉ 9% bày tỏ suy nghĩ tiêu
cực. Khi được hỏi về triển vọng tương lai của doanh nghiệp, có đến 73% ý kiến bày tỏ
thái độ tích cực, 22% trung lập và chỉ 5% cảm thấy tiêu cực.
Kết quả khảo sát cũng chỉ ra 5 thử thách quan trọng nhất đối với các doanh
nghiệp lần lượt là: Thu hút khách hàng (83%), Tăng doanh thu (68%), Duy trì khả
năng sinh lợi (51%), Phát triển các sản phẩm mới/cách tân (41%) và Lưu dụng/Tuyển
mộ các nhân viên các kỹ năng (37%). Về phái tính của ban quản trị doanh nghiệp,
thống kê cho thấy có 22% số doanh nghiệp có ban quản trị phần lớn là phụ nữ, 35%
20


cân bằng và 43% phần lớn là đàn ông. Ngoài ra, chỉ 23% số doanh nghiệp được khảo
sát có tham gia các hoạt động ngoại thương.
Tính trung bình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam sử dụng công cụ
trực tuyến cho các mục đích như sau: Trình bày các sản phẩm/dịch vụ (94%), Cung
cấp thông tin (93%), Quảng cáo cho những người có thể là khách hàng mới (93%),
Bán các sản phẩm/Dịch vụ (92%), Liên hệ với khách hàng hoặc các nhà cung cấp
(92%) và Quản lý các tiến trình doanh nghiệp nội bộ (77%).

Về mức độ gia tăng việc làm tại doanh nghiệp trong 6 tháng vừa qua, 33% số ý
kiến phản hồi cho biết doanh nghiệp của họ có sự gia tăng nhân viên, 59% không có sự
thay đổi và 12% giảm sút. Về triển vọng việc làm trong 6 tháng tới, 55% số ý kiến
phản hồi dự trù có sự gia tăng nhân viên, 36% không thay đổi và chỉ 5% giảm sút.
Các doanh nghiệp nhỏ là xương sống của nền kinh tế. Họ đại diện hơn 90% các

doanh nghiệp trên tất cả các nền kinh tế toàn cầu và cũng cấu thành phần lớn lượng
việc làm toàn cầu. Nguồn thông tin đáng tin cậy và kịp thời về doanh nghiệp cung cấp
sự hiểu biết tốt hơn về xu hướng kinh tế, từ đó cung cấp những kiến thức sâu để giúp
doanh nghiệp phát triển.

21


3.1.2

Ứng dụng Facebook Marketing trong kinh doanh

Tuy kinh tế Việt Nam những năm gần đây có dấu hiệu tăng trưởng nhẹ, lạm
phát giảm nhưng khó khăn vẫn còn chồng chất lên vai các doanh nghiệp. Đứng trước
tình hình này, để kích cầu, một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp đã chuyển hướng
từ những hình thức quảng cáo truyền thống chi phí cao như quảng cáo truyền hình, sự
kiện, PR... sang Digital Marketing, đặc biệt là Social Media Marketing. Việc này vừa
giúp doanh nghiệp xoay sở tốt về ngân sách, đo lường hiệu quả chính xác hơn, gia tăng
sự tương tác với khách hàng tiềm năng đồng thời cũng phù hợp với xu hướng dân số
thế giới ảo (thành viên mạng xã hội) đang tăng nhanh.
Trên thực tế trong hơn một năm trở lại đây, đã có nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ
tại Việt Nam tham gia tiếp thị trên mạng xã hội Facebook như: SamSung, Vietnam
Airlines, HTC, P&G… So với các hình thức marketing truyền thống như TVC, Print
Ads... thì Facebook Marketing đang chiếm ưu thế về độ phủ, khả năng tương tác cao,
thống kê chi tiết, có thể tùy biến chi phí quảng cáo. Ngày nay, xây dựng trang hâm mộ
trên Facebook (Fan Page) của các công ty có đối tượng khách hàng từ 15 đến 40 tuổi
đang dần trở thành phổ biến. Các công ty cố gắng tạo cho mình một Fan Page và làm
mọi cách để thu hút khách hàng quan tâm đến nó.
22



Hầu hết các cá nhân, công ty làm Facebook Marketing chuyên nghiệp đều sử
dụng các ứng dụng Facebook (Facebook Apps) để tổ chức các cuộc thi, khuyến mãi,
bán hàng… Với các ứng dụng Facebokook, ngay cả những người làm marketing
không có nhiều am hiểu về kỹ thuật cũng có thể tự mình triển khai các hoạt động tăng
fan, tăng doanh thu trên Fan Page một cách dễ dàng với thao tác cài đặt chưa tới một
phút.
Có thể điểm qua một số ứng dụng Facebook đang được sử dụng nhiều trong các
hoạt động Facebook Marketing:
-

Photo Contest
Ứng dụng dùng tổ chức một cuộc thi ảnh trên
Facebook rất tiện lợi và hiệu quả. Ứng dụng cho phép
người dùng đăng ảnh dự thi trực tiếp trên Facebook
fanpage của đơn vị tổ chức. Ứng dụng hỗ trợ nhiều
tính năng quản lý như: sắp xếp ảnh, quản lý tương tác,
xuất dữ liệu thống kê ra dạng file CSV, Excel… Với
Photo Contest, cuộc thi sẽ được tổ chức chặt chẽ, bảo
mật và công bằng.
Điển hình như fanpage của Tiki.vn, sau khi thực
hiện một cuộc thi với ứng dụng Photo Contest đã có
thêm 8,000 fan. Hay như nhãn hàng La Vie cũng đang

thực hiện cuộc thi: ‘Sống khỏe cùng La Vie’ thu hút được sự quan tâm của hơn 10.000
fan.
-

Facebook Sweepstakes
Làm sao để tăng fan nhanh chóng cho Fan Page trong một thời gian ngắn luôn


là điều quan tâm của tất cả những người quản lý (admin) Fan Page, nhất là những Fan
Page mới lập. Ứng dụng Facebook Sweepstakes (bốc thăm trúng thưởng) sẽ giúp
admin tăng nhanh lượng fan và chất lượng fan được đảm bảo vì khả năng tùy biến
chương trình cho phù hợp với khách hàng mục tiêu cần thu hút.
Chẳng hạn doanh nghiệp có thể tạo các chương trình bốc thăm trúng thưởng
nhắm vào một đối tượng nhất định nhờ đó vừa tăng lượng fan, vừa thu thập được
thông tin của họ.

23


-

Facebook Coupon
Với Facebook Coupon, doanh nghiệp
không còn tốn nhiều chi phí để thiết kế, in ấn và
vận chuyển các coupon đến tay khách hàng nữa
mà vẫn có thể tạo các chương trình khuyến mãi,
tặng voucher… Việc này giúp doanh nghiệp
thông qua đó tăng fan, tăng lượng người dùng
thử sản phẩm.
Ứng dụng này phù hợp với các chương
trình ra mắt sản phẩm mới hoặc các chương trình
khuyến mãi nhân dịp lễ, Tết, giúp chăm sóc
khách hàng, tăng nhận diện thương hiệu cũng

như độ gắn kết giữa fan và thương hiệu.
- Facebook Store
Facebook Store là ứng dụng cho phép doanh nghiệp lập gian hàng trực tiếp

trên Fan Page của mình, giúp doanh nghiệp quảng bá, bán hàng trực tiếp tới khách
hàng (chính là những người hâm mộ của Fan Page) mà không cần phải thông qua
website. Khách hàng có thể xem, chọn lựa và đặt hàng trực tiếp trên Facebook Fan
Page của doanh nghiệp.

24


Đây thực sự là một sự lựa chọn không thể tuyệt vời hơn cho các doanh nghiệp,
cửa hàng bán lẻ đang nghiên cứu giải pháp thương mại điện tử trên môi trường mạng
xã hội.

3.1.3

-

Đánh giá tác động của facebook đến lĩnh vực kinh tế tại Việt Nam
Tích cực

Facebook cho phép cả những doanh nghiệp cũ và mới trên toàn thế giới tiếp cận

khách hàng tại địa phương và toàn cầu.
-

Facebook giảm rào cản tiếp thị bằng việc giúp các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ

nâng cao tầm ảnh hưởng của thương hiệu và tìm ra những khách hàng thực sự thích
thú với các sản phẩm và dịch vụ của công ty.
-


Hỗ trợ các doanh nghiệp như một công cụ để quảng bá, phát triển hoạt động của

họ.
-

Tạo ra những công cụ có tính kinh tế, thúc đẩy sáng tạo và tạo ra việc làm.

-

Tăng nhu cầu cho thiết bị di động và dịch vụ Internet.


-

Tiêu cực

Facebook là thị trường tiêu thụ một khối lượng khổng lồ hàng nhái, hàng kém

chất lượng.
-

Là nơi giao dịch các mặt hàng cấm như động vật hoang dã, tiền giả,…

-

Là nơi để kẻ gian lợi dụng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

25



-

Việc phân bổ không hợp lí và dành thời gian sử dụng facebook quá nhiều đã

ngốn không ít thời gian, tiền bạc cho những người sử dụng, từ đó vô tình kéo giảm
năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc, gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của đất
nước nói chung, thu nhập và tài chính mỗi của tổ chức, cá nhân nói riêng.
3.2 Đề xuất phát triển kinh tế mạng cho Việt Nam
Sau khi xem xét và đánh giá về thực tế kinh doanh các trang web bán hàng, rõ
ràng để hạn chế những nhược điểm và tiếp tục nâng cao tốc độ phát triển đưa bán hàng
qua mạng trở thành một xu thế mới trong mua bán hàng tiêu dùng ở Việt Nam thì cần
nhiều giải pháp hiệu quả hơn, đặc biệt là các giải pháp về Marketing hiệu quả.
3.2.1

Một số đề xuất về sản phẩm, hình thức bán hàng

Về sản phẩm, doanh nghiệp nên dựa vào đặc tính của sản phẩm mình cung cấp
để sắp xếp và đưa ra 1 catalogue hợp lý nhất. Nên tham khảo ý kiến khách hàng
thường xuyên về catalogue về sản phẩm của mình và tham khảo các trang web bán
hàng quốc tế để đưa ra catalogue hợp lý. Các sản phẩm được bày bán nên được chụp
ảnh thực cùng với các thông tin sản phẩm chi tiết để khách hàng có cảm giác chân thực
nhất về sản phẩm lựa chọn.
Về thanh toán, doanh nghiệp nên bổ sung các hình thức thanh toán mới để đa
dạng và tiện dụng hơn cho khách hàng. Các doanh nghiệp nên kết hợp với các ngân
hàng hay thanh toán qua mạng di động một cách nhanh chóng hơn. Hình thức trả trước
cũng là một hình thức thanh toán có thể tiếp tục phát triển với môi trường Việt Nam.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên sử dụng phổ biến hơn các hình thức thanh toán
quốc tế như thẻ tín dụng hay Paypal. Cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề bảo mật thông
tin tài khoản để tránh những thiệt hại đáng tiếc do bị mất cắp tài khoản khách hàng.
Về việc giao hàng, tùy vào trụ sở và các kênh phân phối, hệ thống kho hàng

cũng như tính chất vật lý của sản phẩm để đưa ra phương thức giao hàng hợp lý nhất
về chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng. Chẳng hạn, có thể chuyển hàng miễn phí
trong khu vực nội thành như một số trang web. Việc chuyển hàng hóa đi quốc tế nên
được xem xét cân nhắc kỹ. Đây có thể là một cơ hội lớn để đến với thị trường quốc tế
nhưng cũng là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp nếu không có những hình thức
vận chuyển hợp lý cũng như những hiểu biết về kinh doanh trên thị trường thế giới.
Trang web chính là bộ mặt của kinh doanh online nên hình thức trình bày của
nó rất quan trọng. Với trang web bán hàng, yếu tố đơn giản nên được đặt lên hàng đầu
26


để khách hàng có thể tập trung và lựa chọn sản phẩm. Cần hạn chế tối đa những hình
ảnh động, những ảnh kích thước quá lớn hay những quảng cáo quá nhiều làm chậm tốc
độ lướt web gây ảnh hưởng đến việc lựa chọn sản phẩm. Điều này không chỉ phụ
thuộc vào người thiết kế mà còn phụ thuộc vào người làm marketing thiết kế sao cho
đảm bảo tiện lợi nhất cho quá trình mua hàng.
3.2.2

Giải pháp sử dụng cơ sở dữ liệu của khách hàng

Cơ dở dữ liệu của khách hàng là những thông tin của khách hàng được doanh
nghiệp lưu trữ bằng thông tin do khách hàng cung cấp, hay qua lịch sử mua sắm của
khách hàng. Doanh nghiệp nên khuyến khích khách hàng đăng kí thành viên trước khi
mua hàng để tiện lợi cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu. Dùng hình thức khuyến mại giả
giá đối với những khách hàng thường xuyên để thúc đẩy tiêu dùng. Việc khéo léo lấy
thông tin khách hàng qua các hình thức bình chọn trực tiếp trên web cũng là hình thức
thu thập cơ sở dữ liệu rất tốt.
3.2.3

Một số giải pháp khác về quảng cáo và xây dựng thương hiệu trong


tâm trí khách hàng
Trước tiên phải kể đến giải pháp xây dựng thương hiệu ngay trực tiếp trên chính
trang web bán hàng. Không chỉ để lại ấn tượng cho khách hàng về sản phẩm tốt, bố
cục trang web hợp lý, nổi bật nhưng lại tiện lợi khi sử dụng hay hỗ trợ trực tuyến tốt,
chất lượng phục vụ đúng như cam kết.
Điều cơ bản nhất và cần thiết nhất và cần thiết nhất cần được khách hàng lưu
tâm chính là địa chỉ (tên miền) của trang web bởi vì đây chính là cách khách hàng có
thể nhớ đến doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên lựa chọn hoặc đăng kí một tên miền
dễ đọc, dễ phát âm, dễ nhớ và không dễ có sự nhầm lẫn với một trang web khác.
Thiết kế logo và banner ấn tượng đi kèm tên trang web và slogan để có thể gây
ấn tượng với người dùng. Hơn thế nữa, nên tận dụng cơ sở dữ liệu trên trang web để
tạo điều kiện cho khách hàng tự cá nhân hóa hình thức mua hàng của họ bằng cách
đưa ra một số công cụ như giỏ hàng ưa thích, thông tin các lần giao dịch trước đó khi
khách hàng đăng nhập tài khoản.
Doanh nghiệp cũng nên chú trọng xây dựng một hệ thống hướng dẫn sử dụng
và giải đáp thắc mắc thật cụ thể, dễ hiểu. Xây dựng hệ thống hỗ trợ khi khách hàng
cần. Liên tục bổ sung cập nhật các chương trình khuyến mại mới.

27


×