Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

tiểu luận quản lý rủi ro thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.44 KB, 38 trang )

PHẦN 1.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG THANH

TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIETINBANK.
1.1.

Giới thiệu sơ lược về VietinBank

1.1.1. Thông tin chung về VietinBank
a)

Lịch sử hình thành

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Joint
Stock Commercial Bank for Industry and Trade (gọi tắt là VietinBank) là ngân hàng
thương mại cổ phần. Ngân hàng được thành lập trên cơ sở thực hiện cổ phần hóa
Ngân hàng Công thương Việt Nam, một ngân hàng thương mại Nhà nước được thành
lập theo Quyết định số 402/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và
được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày
21/09/1996 thành lập lại theo mô hình tổng công ty Nhà nước. Ngày 25/12/ 2008,
Ngân hàng Công thương Việt Nam đã thực hiện thành công việc chào bán cổ phần
lần đầu ra công chúng.
Ngân hàng được cổ phần hóa và đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công
thương Việt Nam ngày 03/07/2009 theo Giấy phép thành lập và hoạt động số
142/GP-NHNN. Vietinbank là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ
ISO 9001:2000, đồng thời cũng là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại
Châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị
trường khu vực và thế giới.
b)


Thông tin khái quát

-

Tên giao dịch tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG

THƯƠNG VIỆT NAM
-

Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK

FOR INDUSTRY AND TRADE
-

Tên viết tắt: VietinBank

-

Mã giao dịch SWIFT: ICBVVNVX

-

Giấy phép thành lập và hoạt động: số 142/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nước

cấp ngày 03/07/2009
1


-


Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Mã số doanh nghiệp: 0100111948.

Do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp lần đầu ngày 3/7/2009. Đăng ký thay đổi
lần thứ 11 ngày 1/11/2018
-

Vốn điều lệ: 37.234.045.560.000 đồng

-

Vốn chủ sở hữu: 67.455.517.000.000 đồng (tại thời điểm 31/12/2018)

-

Địa chỉ Trụ sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Việt

Nam
-

Số điện thoại: (84-24) 3942 1030

-

Số fax: (84-24) 3942 1032

-

Website: www.vietinbank.vn

-


Công ty kiểm toán: Công ty TNHH Ernst & Young Vietnam

-

Mã cổ phiếu: CTG

-

Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng/cổ phần

-

Tổng số cổ phần: 3.723.404.556 cổ phần

c)

Ngành nghề kinh doanh

Hoạt động chính của Ngân hàng là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy
động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung và dài hạn từ các tổ chức cá nhân; cho vay
ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả
năng nguồn vốn của Ngân hàng; thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân; thực hiện
các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương
phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác, và các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.
1.1.2. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại VietinBank:
Trong lĩnh vực ngân hàng (NH) đối ngoại, mảng Thanh toán quốc tế và Tài trợ
thương mại (TTQT&TTTM) là mũi nhọn đã làm nên thương hiệu VietinBank và
khẳng định vị thế ngân hàng thương mại (NHTM) dẫn đầu.

VietinBank là NHTM đầu tiên của Việt Nam xử lý giao dịch TTQT&TTTM theo
chuẩn mực quốc tế từ năm 2008 tại Sở Giao dịch III (nay là Trung tâm TTTM), đánh
dấu mốc phát triển quan trọng trong hoạt động TTQT&TTTM,

mang lại cho

VietinBank lợi thế cạnh tranh so với các NH khác và nâng cao uy tín trên trường
2


quốc tế. Không dừng lại ở đó, để có các giải pháp tốt nhất, đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của các đối tượng KH, Trung tâm TTTM VietinBank còn nghiên cứu, phối
hợp với các định chế tài chính nước ngoài phát triển các sản phẩm TTQT&TTTM.
Cụ thể hơn, VietinBank cung cấp đa dạng các danh mục dịch vụ thuộc mảng TTQT
như sau:
- Dành cho DN xuất khẩu


Tài trợ trước xuất khẩu



Thông báo thư tín dụng xuất khẩu



Chuyển nhượng thư tín dụng xuất khẩu




Xác nhận thư tín dụng xuất khẩu



Xử lý bộ chứng từ xuất khẩu



Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu theo LC/Nhờ thu/TTR



Hợp tác với ngân hàng đại lý chiết khấu LC xuất khẩu trả chậm (LC

discounting/forfaiting)


Bao thanh toán xuất khẩu song phương



Tài trợ theo phương thức Tradecard

- Dành cho DN nhập khẩu


Thư tín dụng nhập khẩu




LC trả chậm có giá trị thanh toán trả ngay (UPAS LC)



Thư tín dụng theo chương trình hỗ trợ xuất khẩu nông sản Mỹ GSM-102 và

US EXIMBANK


Nhờ thu nhập khẩu



Bao thanh toán nhập khẩu song phương



Tài trợ dài hạn ECA

- Chuyển tiền ngoại tệ


Chuyển tiền đến



Chuyển tiền ngoại tệ đến, khách hàng nhận VNĐ định trước




Chuyển tiền điChuyển tiền châu Á trong ngày



Chuyển tiền thanh toán biên mậu
3




Chuyển tiền đa tệ

- Bảo lãnh


Phát hành bảo lãnh



Thông báo và hỗ trợ đòi tiền theo bảo lãnh



Tái bảo lãnh

- Tài trợ thương mại nội địa


Bao thanh toán nội địa đơn phương




Bao thanh toán bên mua song phương



Bao thanh toán bên bán song phương



Tài trợ chuỗi cung cấp



Thư tín dụng nội địa (DOMESTIC LC)

- Vietinbank Trade Portal
Nhờ đó, VietinBank luôn vinh dự và tự hào giữ vững vị thế là NHTM cổ phần duy
nhất của Việt Nam được The Asset trao giải “Ngân hàng TTTM vốn lưu động tốt nhất
Việt Nam” cho phân khúc KH vừa và nhỏ (SME) vào tháng 4/2017; Giải thưởng
“Ngân hàng TTTM tốt nhất Việt Nam năm 2017” do The Asian Banker vinh danh tại
Singapore tháng 6/2017. Năm 2018, hoạt động Thanh toán quốc tế (TTQT) và Tài trợ
thương mại (TTTM) của VietinBank đạt được nhiều kết quả nổi bật với các giải
thưởng: Ngân hàng cung cấp dịch vụ TTTM tốt nhất Việt Nam (Global Finance);
Ngân hàng TTTM tốt nhất Việt Nam năm 2018 (Tạp chí The Asian Banker); Ngân
hàng có chất lượng TTQT xuất sắc (Bank of New York Mellon); Ngân hàng đạt chất
lượng xử lý điện TTQT đặc biệt xuất sắc 2018 và Ngân hàng đạt chất lượng xử lý
điện TTTM xuất sắc 2018 (JP Morgan Chase).
Vừa qua VietinBank cũng được Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ) vinh danh là “Ngân
hàng xử lý giao dịch thanh toán quốc tế xuất sắc” (Wells Fargo Operational

Excellence Award) 2018 – 2019 với các kỷ lục ấn tượng: năm 2018, tỷ lệ điện đạt
chuẩn STP trên 99% (tăng đáng kể so với tỷ lệ 95% của năm 2017) và tỷ lệ tra soát
dưới 1%.Với các chỉ số này, VietinBank nằm trong TOP 1% các ngân hàng có quan
4


hệ đại lý với Wells Fargo trên toàn cầu có chất lượng điện xử lý tự động cao nhất. Sự
thành công của VietinBank còn được các tổ chức uy tín thế giới xếp hạng và công
nhận như: 3 năm liên tiếp đạt giải “Ngân hàng TTTM tốt nhất Việt Nam” của Tạp chí
the Asian Banker; The Banker xếp hạng VietinBank nằm trong Top “100 Ngân hàng
lớn nhất khu vực ASEAN”; 7 năm liền lọt vào Top 2.000 Doanh nghiệp lớn nhất thế
giới theo xếp hạng của Forbes. Đặc biệt, Giá trị Thương hiệu của VietinBank được
hãng tư vấn Brand Finance định giá đạt 625 triệu USD và là ngân hàng có Giá trị
Thương hiệu đứng đầu tại Việt Nam.
Trải qua hơn 31 năm hoạt động cùng với kinh nghiệm nhiều năm, đặc biệt trên lĩnh
vực thanh toán xuất nhập khẩu, VietinBank luôn được các ngân hàng quốc tế đánh
giá là một trong những ngân hàng có tốc độ phát triển mạnh mẽ trong việc cung cấp
các sản phẩm, dịch vụ uy tín, chất lượng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để
phục vụ cộng đồng.
1.2.

Nguyên nhân rủi ro hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại VietinBank:

a)

Nguyên nhân khách quan

- Nhà NK cũng như nhà XK Việt Nam thường có vị thế không cao trong quan hệ mua
bán nên thường gặp một số khó khăn nhất định trong việc thanh toán hay đòi tiền.
Trong việc mở L/C thì thường bị ép mở những L/C bất lợi cho chính họ và gây khó

khăn cho chính VietinBank là ngân hàng phục vụ họ.
- Việc gia tăng kiểm soát chặt chẽ hàng thủy sản XK từ Việt Nam của các thị trường
tiêu thụ lớn như Nhật Bản, EU hoặc sự tăng giá xăng dầu đã ảnh hưởng đến giả cả
các mặt hàng NK, nguyên liệu NK làm hàng XK hoặc tỷ giá ngày càng tăng… khiến
nhiều doanh nghiệp thực hiện thanh toán XNK qua VietinBank gặp khá nhiều khó
khăn. Đã chấp nhận L/C và gửi bộ chứng từ nhưng vận chuyển hàng không đúng như
cam kết do những trở ngại trên, bị kiện là vi phạm hợp đồng. Hay nhà nhập khẩu ký
kết hợp đồng mở L/C nhưng giá hàng nhập khẩu tăng cao nên mở L/C với những
điều kiện bất lợi hoặc đã mở L/C nhưng tình hình không thể nhận hàng được do giá
quá cao hay tỷ giá quá cao.

5


- Tình hình thế giới diễn biến phức tạp và không lường trước như dịch bệnh, chiến
tranh, bạo động, khủng bố khiến hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam
qua VietinBank gặp phải rủi ro bất khả kháng.
- Mức độ hội nhập thế giới ngày càng tăng cao kéo theo môi trường kinh doanh phức
hợp, hệ thống pháp lý có nhiều thay đổi so với trước, tốc độ thanh toán và khối lượng
thanh toán ngày càng cao, các hành vi trái phép từ bên ngoài chưa có kinh nghiệm
nhận biết và khó phòng ngừa.
b)

Nguyên nhân chủ quan:



Trong thanh toán NK:

- VietinBank với hoạt động thanh toán XNK khá lớn, việc xử lý chứng từ mỗi ngày

khá nhiều, đa dạng và phức tạp, đòi hỏi nhân viên xử lý giao dịch phải có kinh
nghiệm và chuyên môn khá vững, nắm rõ quy trình nghiệp vụ cũng như các biện
pháp phối hợp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu. Nếu sơ suất sẽ
không thể phòng ngừa và ngăn chặn một số thanh toán khống hay xuất trình chứng từ
giả mạo hay không có chứng từ gốc mà L/C yêu cầu.
- Nhà nhập khẩu là khách hàng của VietinBank còn một số hạn chế về hiểu biết
nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn nên không lường hết được các rủi ro xảy ra cho
mình. Đó là lý do mà khách hàng thường yêu cầu VietinBank thực hiện một số việc
gây nhiều rủi ro, như: chấp nhận mở L/C dựa trên hợp đồng không rõ ràng, không
mua bảo hiểm để bảo vệ lô hàng nhập khẩu vì sợ tốn phí, chấp nhận thanh toán một
chứng từ không đầy đủ, sơ sài mà không yêu cầu tu chỉnh ngay từ đầu, tìm hiểu đối
tác không kỹ.
- Cán bộ tín dụng nhận hồ sơ mở L/C nhập khẩu đối với trường hợp cam kết mở L/C
bằng vốn vay VietinBank cần có kiến thức về xuất nhập khẩu, nếu không có thể dẫn
đến tình trạng chấp nhận mở những hồ sơ gây nhiều rủi ro.
- Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, đa số các ngân hàng phục vụ vì lợi ích
khách hàng của họ rất nhiều nên có thể làm trái một số quy định gây rủi ro cho ngân

6


hàng đối tác. Ví dụ, có thể cố ý sai sót trong đòi tiền, xuất trình chứng từ giả mạo khi
biết chứng từ đó là có dấu hiệu giả mạo…
- Hiện nay, theo quy định của VietinBank, tất cả L/C của các chi nhánh sau khi mở
phải chuyển tới Hội sở VietinBank để kiểm tra và phê duyệt. Cho nên, mặc dù
VietinBank mở L/C nhanh chóng nhưng L/C đi ra nước ngoài vẫn còn khá chậm.
Đây là nguyên nhân tạo nên một rủi ro hoạt động tiềm ẩn về việc mất uy tín hay
khiếu kiện do vi phạm hợp đồng về việc mở L/C không đúng thời gian (người bán
yêu cầu chỉ giao hàng khi nhìn thấy L/C, ngân hàng mở trễ, người bán hủy hợp đồng
và bán hàng cho đối tác khác, người mua bị thiệt hại phải bồi thường vi phạm hợp

đồng và không có hàng để nhập kịp thời). Mặt khác, VietinBank cũng quy định chỉ
được mở L/C trả chậm nếu khách hàng ký quỹ đủ 100% giá trị L/C hoặc có tài sản
đảm bảo bằng 200% giá trị L/C. Vì theo VietinBank, rủi ro cơ bản của L/C trả chậm
là khó có thể quản lý được nguồn tiền chậm trả dẫn đến khả năng khi đến hạn thanh
toán khách hàng không có/không đủ tiền thanh toán cho nước ngoài theo cam kết (do
sử dụng vòng vốn quay vòng). Điều này gây ra một sự khó khăn hơn trong việc khai
thác thị phần xuất nhập khẩu, đây cũng được xem là nguyên nhân gây nên rủi ro
chiến lược.


Trong thanh toán XK:

- Nhà xuất khẩu là khách hàng của VietinBank cũng có một số hạn chế về hiểu biết
nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn khi: đề nghị chuyển sang hình thức nhờ thu khi
thấy bộ chứng từ có sai sót; chấp nhận L/C với những điều khoản khó thực hiện như
thời hạn xuất trình quá ngắn (không đảm bảo việc xuất trình dễ bị viện cớ để trả
chứng từ không thanh toán)…
- Việc kiểm tra chứng từ của VietinBank do nhà xuất khẩu xuất trình còn nhiều thiếu
sót, chủ quan, chưa tư vấn rõ ràng, chuyên môn nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ còn
yếu. Gửi bộ chứng từ đòi tiền có sai sót hay chiết khấu bộ chứng từ có sai sót, sau khi
thanh toán trước cho người bán thì ngân hàng phát hành từ chối do bộ chứng từ sai
sót.

7


- Ngân hàng đối tác bất chấp uy tín của mình, vì bảo vệ lợi ích khách hàng mà họ
phục vụ đã từ chối thanh toán bộ chứng từ với những lỗi không xác đáng; trì hoãn,
dây dưa thanh toán hoặc viện lý do bộ chứng từ không hợp lệ để yêu cầu giảm giá
hay không nhận hàng do hàng nhập khẩu về vì tình hình kinh tế biến động sẽ không

bán được…
- Ngoài các nguyên nhân rủi ro được phân loại theo thanh toán nhập khẩu và xuất
khẩu nêu trên, còn có các nguyên nhân như các chính sách chưa phù hợp với thực
tiễn, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn yếu kém, thiết kế hệ thống thông tin
chưa đồng bộ và hiện đại (hệ thống bảo mật, đường truyền chưa mạnh…), sự phụ
thuộc vào công nghệ, cán bộ xử lý nghiệp vụ không chấp hành đúng quy trình nghiệp
vụ (cán bộ không thực hiện các nghiệp vụ, nhiệm vụ không được ủy quyền và/hoặc
vượt quá thẩm quyền cho phép hoặc không đúng chức năng được giao; chưa phối
hợp tốt với các phòng nghiệp vụ khác để phòng ngừa rủi ro tốt; che dấu sai sót, né
tránh khó khăn…), kiến thức yếu, chưa được đào tạo đúng mức gây ra rủi ro tác
nghiệp, một rủi ro được đánh giá là có nguy cơ xảy ra nhiều nhất
1.3.

Quản lý rủi ro hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại VietinBank

1.3.1. Quản trị rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu được thực hiện theo chuẩn
mực quốc tế
Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung và trong hoạt động thanh toán
xuất nhập khẩu nói riêng luôn được VietinBank thực hiện theo một chuẩn mực quốc
tế. Hoạt động này được triển khai theo mô hình 3 vòng kiểm soát về quản trị rủi ro,
cụ thể là: Vòng 1 và Vòng 1.5 (chi nhánh và các đơn vị trụ sở chính quản lý theo
nghiệp vụ); Vòng 2 (các đơn vị thuộc khối quản lý rủi ro) và Vòng 3 (kiểm toán nội
bộ). Bên cạnh đó, công tác kiểm tra cũng được VietinBank tiến hành theo chiều dọc,
đẩy mạnh kết hợp các hoạt động của kiểm toán nội bộ và các đơn vị Vòng 1, Vòng 2.
Điều này giúp giảm sự chồng chéo công việc mà vẫn đảm bảo tối đa nguồn lực để
việc quản lý rủi ro đạt hiệu quả cao nhất.

8



1.3.2. Tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp sử dụng rất nhiều phương thức để
thanh toán như chuyển tiền, nhờ thu, thư tín dụng... Phương thức nào cũng tiềm ẩn
những rủi ro nhất định nên việc VietinBank thực hiện những biện pháp để phòng
ngừa rủi ro cho khách hàng và cho chính ngân hàng là vô cùng cần thiết. Một trong
những biện pháp quan trọng nhất là tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ trong thanh
toán quốc tế.
a)

Phương thức nhờ thu

Đối với phương thức nhờ thu, khi nhận được bộ chứng từ, ngân hàng phải tiến hành
kiểm tra ngay xem số lượng chứng từ được gửi đến có đúng với số lượng chứng từ
quy định hay không, đồng thời kiểm tra xem đã có chứng từ vận tải bản gốc hay chưa
để thông báo cho nhà nhập khẩu. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng quy định các nhân
viên phải kiểm tra kỹ lưỡng chữ ký và dấu của nhà nhập khẩu. Trong trường hợp sử
dụng phương thức D/P (nhờ thu kèm chứng từ trả ngay), VietinBank còn có những
biện pháp khác như ký quỹ hoặc cho vay để đảm bảo việc thanh toán. Trong trường
hợp sử dụng phương thức D/A (nhờ thu kèm chứng từ trả chậm), vào ngày đáo hạn
thanh toán, nếu bộ chứng từ thiếu chứng từ vận tải gốc thì người nhập khẩu phải xuất
trình tờ khai hải quan chứng minh hàng hóa đã được thông quan.
b)

Phương thức thư tín dụng

Đối với phương thức thư tín dụng, VietinBank cũng áp dụng nghiêm ngặt các thủ tục,
quy trình nghiệp vụ. Trước khi đồng ý yêu cầu mở L/C của khách hàng, nhân viên
kiểm tra kĩ đơn và xem xét các điều kiện mà khách hàng đưa ra có điểm gì tiềm ẩn
rủi ro đối với chính họ và đối với ngân hàng hay không. Nếu tồn tại thì yêu cầu khách
hàng sửa đổi hợp đồng cũng như các điều khoản trong L/C cho phù hợp. Khi kiểm tra

bộ chứng từ, ngân hàng quy định phải kiểm tra số tiền ghi trên các hóa đơn so với số
tiền đòi thanh toán một cách kỹ lưỡng. Đồng thời kiểm tra có đòi tiền những hàng
mẫu hay hàng giao ngoài L/C hay không, nếu có, phải đánh điện báo ngay cho ngân
hàng nước ngoài biết là không chấp nhận thanh toán các trường hợp này dù người
mua chấp nhận và thanh toán bằng tiền của người mua.
Đối với những bộ chứng từ chưa có chứng từ vận tải gốc, VietinBank thông báo ngay
cho người nhập khẩu biết và đánh điện cho ngân hàng nước ngoài trong vòng 5 ngày
9


làm việc để thông báo là ngân hàng chỉ thanh toán bộ chứng từ khi tờ khai hải quan
được xuất trình, và tờ khai này phải thể hiện hàng hóa, số lượng, số và ngày chứng từ
vận tải, phương tiện vận tải, số và ngày hợp đồng ngoại thương, số hóa đơn thương
mại đúng như bộ chứng từ đã xuất trình.
Tuy nhiên, đối với mặt hàng xăng dầu, thanh toán chỉ dựa trên cam kết bồi hoàn của
người thụ hưởng mà không dựa trên chứng từ gốc. Đối với trường hợp này,
VietinBank cũng đề ra một số biện pháp để phòng ngừa rủi ro, cụ thể như sau:


Tại thời điểm mở L/C, yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp chứng thư bảo hiểm

liên quan đến lô hàng hoặc cung cấp các thông tin liên quan đến lô hàng để ngân
hàng chuyển cho cơ quan bảo hiểm làm cơ sở bảo hiểm lô hàng


Xác nhận thông tin lô hàng với ngân hàng nước ngoài



Sau khi thanh toán, VietinBank thường xuyên đánh điện nhắc nhở để ngân


hàng nước ngoài chuyển bộ chứng từ gốc như đã cam kết.
1.3.3. Tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng
Bên cạnh việc thực hiện chặt chẽ các quy trình, nghiệp vụ, VietinBank còn chú trọng
trong vấn đề tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng. Ngân hàng luôn theo
đuổi phương hướng trẻ hóa nhân lực, tuyển dụng những cán bộ và nhân viên có năng
lực để làm việc. Không chỉ vậy, đội ngũ nhân lực còn thường xuyên được tập huấn,
đào tạo, bồi dưỡng để trau dồi thêm kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp cũng như
nâng cao kỹ năng xử lý nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu. Ngoài ra, VietinBank
cũng không ngừng tăng cường lực lượng cán bộ làm công tác phòng ngừa rủi ro qua
chính sách tuyển dụng những lao động lâu năm, có kinh nghiệm dày dạn trong mảng
này tại các doanh nghiệp. Những cán bộ này sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng
trong việc dự báo những rủi ro có thể xảy ra với hoạt động thanh toán quốc tế tại
ngân hàng.
1.3.4. Phát triển sức mạnh công nghệ tin học
Ngoài những biện pháp nêu trên, VietinBank còn không ngừng nâng cao công tác
điều hành quản lý cũng như tăng cường trao đổi thông tin trong nội bộ ngân hàng và
kết nối với bên ngoài thông qua việc phát triển sức mạnh của công nghệ tin học. Dù
sở hữu đội ngũ cán bộ nhân viên chất lượng, giàu kinh nghiệm nhưng rủi ro ngoài ý
10


muốn đôi khi vẫn tồn tại. Việc sử dụng máy móc trong quá trình quản lý và thực thi
nghiệp vụ sẽ giúp phát hiện sai sót của con người cũng như giảm thiểu tối đa rủi ro
có thể xảy ra.
Không chỉ vậy, VietinBank cũng luôn chú trọng việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho
từng phòng ban, đảm bảo hệ thống trao đổi thông tin giữa các phòng với Ban lãnh
đạo cũng như giữa các phòng ban với nhau hoạt động một cách hiệu quả để nâng cao
năng suất làm việc và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các mục tiêu chung đã đề ra.
Đồng thời, VietinBank cũng tăng cường kết nối với nhiều nguồn khác nhau để khai

thác và thu thập thông tin: mạng Internet, trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt
Nam CIC của Ngân hàng Nhà nước, các phương tiện thông tin đại chúng như báo,
đài, ...
1.3.5. Những biện pháp khác
Bên cạnh chú trọng thực hiện những biện pháp trên, VietinBank còn đưa ra vô số
những giải pháp khác trong việc quản lý rủi ro. Một trong số đó là từng bước bổ
sung, hoàn chỉnh và nâng cao quy chế phòng ngừa rủi ro toàn diện trong nghiệp vụ
thanh toán quốc tế. Ngoài ra, ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh cho vay xuất nhập khẩu
kết hợp chặt chẽ với việc kiểm tra, rà soát hoạt động các doanh nghiệp đang có quan
hệ với mình. Đối với những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, ngân hàng tiếp tục thắt
chặt mối quan hệ làm ăn, ngược lại, đối với những doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu
quả, VietinBank theo dõi sát sao, ngưng cho vay xuất nhập khẩu và tập trung thu hồi
nợ. Ngoài ra, trong thời buổi nền kinh tế - chính trị - pháp luật liên tục thay đổi, ngân
hàng cũng thường xuyên theo dõi các quy định của nhà nước để đưa ra những điều
chỉnh kịp thời và thích hợp, đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích
của khách hàng và ngân hàng.
Có thể nói, hoạt động quản lý rủi ro tại ngân hàng VietinBank đang ngày một hoàn
thiện và phát triển. Thông qua những biện pháp như áp dụng chuẩn mực quốc tế,
nâng cao kỹ năng nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu, đào tạo nhân lực, áp dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng cùng những biện pháp phòng ngừa
rủi ro khác, VietinBank đang ngày càng hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu và kỳ

11


vọng của khách hàng, đồng thời cũng khẳng định vị thế là một trong những ngân
hàng nhóm đầu tại Việt Nam.

12



PHẦN 2.

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CÁC

PHƯƠNG THỨC TTQT TẠI VIETINBANK.
2.1.

Định hướng phát triển của VietinBank

2.1.1. Định hướng chung:
Định hướng phát triển chung của VietinBank được thể hiện qua tầm nhìn và sứ mệnh
được đăng tải trên website của công ty:
Tầm nhìn: Trở thành một Tập đoàn tài chính ngân hàng dẫn đầu Việt Nam, ngang
tầm khu vực, hiện đại, đa năng, hiệu quả cao.
Sứ mệnh: Là ngân hàng số 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm
dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng hướng tới những giá trị cốt lõi sau đây:


Hướng đến khách hàng: “Khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động của

VietinBank. VietinBank cam kết mang đến những sản phẩm, dịch vụ và phong cách
phục vụ đồng nhất, một VietinBank duy nhất đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu phù hợp
của khách hàng”.


Hướng đến sự hoàn hảo: “VietinBank sử dụng nội lực, nguồn lực để luôn đổi

mới, hướng đến sự hoàn hảo”.



Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện đại: “Lãnh đạo, cán bộ và người lao

động VietinBank luôn thể hiện sự năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh
bạch và hiện đại trong mọi giao dịch, quan hệ với khách hàng, đối tác và đồng
nghiệp”.


Trung thực, chính trực, minh bạch, đạo đức nghề nghiệp: “Đội ngũ lãnh đạo,

cán bộ và người lao động VietinBank luôn suy nghĩ, hành động đảm bảo sự công
bằng, chính trực, minh bạch và trách nhiệm”.


Sự tôn trọng: “Tôn trọng, chia sẻ, quan tâm đối với khách hàng, đối tác, lãnh

đạo và đồng nghiệp”.


Bảo vệ và phát triển thương hiệu: “Lãnh đạo, cán bộ và người lao động bảo vệ

uy tín, thương hiệu VietinBank như bảo vệ chính danh dự, nhân phẩm của mình”.


Phát triển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội: “Đổi mới, sáng tạo

là động lực; tăng trưởng, phát triển, kinh doanh an toàn, hiệu quả, bền vững là mục
13



tiêu. Thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng, xã hội là niềm vinh dự và tự hào của
VietinBank”.
Để thực hiện và đảm bảo những điều trên, VietinBank xây dựng triết lý hoạt động
bao gồm 3 ý chính là:


An toàn, hiệu quả và bền vững;



Trung thành, tận tụy, đoàn kết, đổi mới, trí tuệ, kỷ cương;



Sự thành công của khách hàng là sự thành công của VietinBank.

2.1.2. Định hướng năm 2019
(i) Cải thiện mạnh mẽ hiệu quả, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý gắn với quản lý tốt
chất lượng tăng trưởng;
(ii) Cải thiện NIM, quản trị tốt chi phí vốn và chi phí hoạt động;
(iii) Cải thiện mạnh mẽ chất lượng dịch vụ, phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ hiện
đại, tăng thu ngoài lãi, chuyển dịch cơ cấu thu nhập theo hướng tăng thu ngoài lãi;
(iv) Đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, nợ bán VAMC, nâng cao chất lượng tài
sản;
(v) Tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm tăng năng lực tài chính, tăng vốn
tự có, đồng thời bám sát kế hoạch tăng vốn trình các cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt. Phương án tăng vốn tự có được thông qua sẽ tạo nguồn lực lớn để VietinBank
phát triển mạnh mẽ hoạt động kinh doanh, cung ứng đầy đủ, kịp thời vốn tín dụng
cho nền kinh tế, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn và dịch vụ tài chính ngân hàng cho

nền kinh tế. Theo đó, năm 2019, dự kiến dư nợ tín dụng tăng trưởng 6 - 8%, nguồn
vốn huy động tăng trưởng phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, tỷ lệ nợ xấu được kiểm
soát dưới 2%, lợi nhuận dự kiến đạt 9.500 tỷ đồng (tăng 41% so với năm 2018), tỷ lệ
sinh lời ROE ở mức 10 -13%, đảm bảo lợi ích cho cổ đông.

14


2.2.

Các giải pháp cơ bản nhằm quản lý rủi ro các phương thức TTQT chủ yếu

tại VIETINBANK:
2.2.1. Các giải pháp để quản lý rủi ro trong phương thức chuyển tiền
- Xem xét tài trợ cho khách hàng xuất khẩu đã được cấp hạn mức tín dụng thanh tóan
XNK, có hợp đồng xuất khẩu thanh tóan theo phương thức này và có tài sản đảm
bảo, có kinh nghiệm, uy tín trong thanh tóan XNK, có khách hàng nhập khẩu đáng
tin cậy tại các thị trường truyền thống
- Tư vấn cho khách hàng là nhà xuất khẩu một cách rõ ràng:
• Điều tra kỹ khả năng tài chính và uy tín của nhà nhập khẩu
• Chỉ áp dụng cho các giao dịch mua bán có giá trị nhỏ
• Chấp nhận thanh tóan cho hợp đồng có giá trị lớn khi nhà xuất khẩu và nhà nhập
khẩu có quan hệ chặt chẽ với nhau
• Khi hợp đồng quy định điều khoản thanh toán bằng T trả sau thì nhà xuất khấu nên
quy định tỉ lệ phạt đối với việc thanh toán chậm. Cần quy định rõ về điều khoản luật
áp dụng trong hợp đồng, trọng tài và giải quyết tranh chấp
2.2.2. Các giải pháp để quản lý rủi ro trong phương thức nhờ thu
Nhờ thu là một phương thức khá đơn giản và còn ẩn chứa nhiều rủi ro cho các bên
tham gia. Nếu muốn sử dụng phương thức nhờ thu, hãy bảo đảm một số vấn đề sau:
- Các đối tác có sự tin tưởng nhất định đối với đối phương hoặc có sự tìm hiểu kỹ

lưỡng về đối phương
- Tham vấn ngân hàng về lịch sử kinh doanh của đối tác
- Lựa chọn hãng tàu có uy tín khi vận chuyển
- Các ngân hàng tham gia phải là những ngân hàng lớn , có uy tín tại các lãnh thổ của
các bên tham gia
- Hợp đồng cần phải qui định chặt chẽ quyền hạn và nghĩa vụ của các bên tham gia

15


- Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần có các chế tài nghiêm ngặt để bảo
đảm nhà nhập khẩu thanh toán. Ví dụ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do không
thanh toán, chậm thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ; chịu lãi suất chậm trả,
chịu phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán . . .
- Giá trị hợp đồng không quá lớn
- Cần có những hình thức bảo hiểm thích hợp cho hàng hóa
- Hai bên cam kết mua bảo hiểm cho hàng hóa theo điều khoản bảo hiểm thống nhất
trong hợp đồng
- Đối với các đối tác giao dịch lần đầu tiên càng cần có sự quản trị rủi ro chặt chẽ,
toàn diện và hiệu quả để lường trước được các rủi ro có thể xảy ra với doanh nghiệp
để kịp thời ứng phó, không gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp
- Bố trí nhân sự giỏi về nghiệp vụ ở khâu lập bộ chứng từ
- Thỏa thuận ngay với nhà nhập khẩu những chứng từ cần xuất trình ngay khi ký hợp
đồng ngoại thương
2.2.3. Các giải pháp quản lý rủi ro trong phương pháp tín dụng chứng từ:
Đặc trưng của việc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng là có các rủi ro thị
trường là yếu tố khách hoàn toàn không thể tránh được, ngân hàng chỉ có biện pháp
nhằm giảm thiểu tối đa hậu quả mà rủi ro mang lại. Trong phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ, ngân hàng sẽ gặp phải 2 loại rủi ro chính, xét theo khía cạnh vai trò
của khách hàng là rủi ro liên quan đến người yêu cầu và rủi ro liên quan đến người

nhập khẩu.
Tuy mỗi khía cạnh lại có những rủi ro và cách quản lý riêng, nhưng cả 2 đều có một
số biện pháp quản lý rủi ro chung, bao gồm:


Hoàn thiện môi trường pháp lý liên quan đến hoạt động thanh toán sử dụng tín

dụng chứng từ


Nâng cao nghiệp vụ của ngân hàng, tránh xảy ra rủi ro do yếu kém về nghiệp

vụ

16


a)

Rủi ro liên quan đến người yêu cầu và cách quản lý



Rủi ro từ trách nhiệm của Ngân hàng phát hành với Người yêu cầu



Rủi ro từ khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhập khẩu

Về bản chất, L/C là cam kết thanh toán của Ngân hàng phát hành đối với Người thụ

hưởng. Khi L/C đã được phát hành thì ngân hàng phải thực hiện thanh toán khi người
xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp, cho dù Người yêu cầu có thiện chí hoặc có
khả năng thanh toán hay không. Có 2 trường hợp có thể xảy ra:
-

Doanh nghiệp nhập khẩu không thanh toán cho ngân hàng: do họ không có

thiện chí, hoặc không có khả năng thanh toán. Trong trường hợp doanh nghiệp không
nhận hàng, ngân hàng sẽ phải dành thời gian để xử lý bộ chứng từ và lô hàng “bất
đắc dĩ” của mình. Còn nếu doanh nghiệp đã nhận hàng dựa trên Thư bảo lãnh nhận
hàng mà không thanh toán thì nó sẽ hình thành khoản nợ xấu cho ngân hàng.
-

Doanh nghiệp thanh toán chậm: do thiếu hụt vốn tạm thời hoặc muốn sử dụng

vốn vào mục đích khác. Ngân hàng có thể phải chịu phí phạt do thanh toán chậm,
cũng như ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng.


Rủi ro từ việc cấp tín dụng nhập khẩu cho doanh nghiệp.



Cách hạn chế rủi ro



Thẩm định tài chính doanh nghiệp




Định giá hàng tháng Khoản phải thu luân chuyển căn cứ vào tổng hợp chi tiết

phát sinh tài khoản 131. Có thể yêu cầu bảo lãnh thanh toán của một đơn vị uy tín đối
với khoản phải thu
b)

Rủi ro liên quan đến người thụ hưởng và cách quản lý

Trong giao dịch thanh toán quốc tế bằng L/C, ngân hàng phát hành chủ yếu làm việc
với người xuất khẩu (người thụ hưởng) ở 2 bước: kiểm tra bộ chứng từ và tiến hành
thanh toán. Các rủi ro mà ngân hàng phát hành có thể đổi mặt trong quá trình này bao
gồm:

17




Bộ chứng từ không phù hợp nhưng bên thụ hưởng vẫn yêu cầu ngân hàng

tiến hành thanh toán:
Khi tiến hành kiểm tra chứng từ, ngân hàng phát hành thường thông báo trước hạn
mức 5 ngày cho người thụ hưởng về tính phù hợp của bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ
là phù hợp, ngân hàng sẽ đồng ý thanh toán, quá trình thanh toán diễn ra bình thường.
Tuy nhiên, có trường hợp bộ chứng từ sẽ không phù hợp và ngân hàng vẫn phải tiến
hành thông báo cho bên thụ hưởng (theo quy định ở Điều 16c UCP600) và đưa ra
thời gian cho bên thụ hưởng sửa chữ sai biệt trong bộ chứng từ. Bộ chứng từ không
phù hợp có thể do có một số sai biệt không được chấp nhận hay không được quy định
trong điều khoản của L/C.

Nếu bộ chứng từ không phù hợp do các sai biệt không được chấp nhận hay không
được quy định theo điều khoản của L/C, ngân hàng có thể từ chối thanh toán hoặc
thương lượng thanh toán theo quy định của Điều 16 UCP600.. Nếu như bên nhập
khẩu và ngân hàng đều có thiện chí, 2 bên này có thể liên hệ với bên xuất khẩu để
tiến hành thương lượng về việc bỏ qua sai biệt trên và chấp nhận thanh toán, đồng
thời thu thêm phí sai biệt (trong L/C này, phí sai biệt là 100 đô la cho một sai biệt).
Tuy nhiên, trong trường hợp này, ngân hàng cần phải chú ý xem vấn đề khiến L/C
không phù hợp là gì và cân nhắc kĩ trước khi chấp nhận thương lượng. Ví dụ, nếu
ngày tháng ghi trên các chứng từ là ngày sau ngày xuất trình chứng từ thì ngân hàng
sẽ từ chối thanh toán luôn theo Điều 14i UCP600; trường hợp khác, trên vận đơn ghi
ngày tháng là “ngày nhận hàng để chở” nhưng trên thực tế hàng được giao muộn hơn
so với ngày đó, ảnh hưởng đến ngày hàng đến cảng đích theo quy định của L/C thì
các bên có thể thương lượng thanh toán.


Chứng từ không phù hợp nhưng ngân hàng vẫn tiến hành thanh toán do

kiểm tra không kỹ
Có một số trường hợp, do sai sót trong quá trình tác nghiệp, ngân hàng thanh toán bỏ
qua một hoặc một số sai biệt trong vận đơn và vẫn tiến hành thanh toán cho người
thụ hưởng. Điều này gây tổn hại cho chính ngân hàng và có thể gây ra tranh chấp
giữa ngân hàng và bên nhập khẩu. Để tránh được vấn đề này, ngân hàng không còn
biện pháp nào khác ngoài việc nâng cao tay nghề, cập nhật các quy định liên quan
18


cũng như cẩn trọng trong quá trình kiểm tra chứng từ. (Điều 14, Điều 15, Điều 16
UCP600)



Bộ chứng từ phù hợp nhưng nghi ngờ có dấu hiệu gian lận thương mại

Một số trường hợp, bên thụ hưởng xuất trình ra bộ chứng từ phù hợp, nhưng thông
qua kinh nghiệm và nghiệp vụ, ngân hàng nghi ngờ có dấu hiệu gian lận hoặc làm giả
chứng từ. Lúc này, ngân hàng có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp là yêu cầu lệnh
dừng thanh toán của Toà án Việt Nam (Điều 664, Điều 666 Bộ luật Dân sự 2015) để
tạm hoãn việc thanh toán cho đến khi xác minh được tính hợp pháp và minh bạch của
bộ chứng từ.
2.3.

Các giải pháp đồng bộ nhằm quản lý rủi ro các phương thức TTQT tại

VIETINBANK:
2.3.1. Thực trạng tại VietinBank
a)

Các giải pháp nâng cao doanh số thanh toán quốc tế đi đôi với tiêu chí an

toàn.
Viettinbank đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao doanh số thanh toán quốc tế
mà vẫn giữ được tiêu chí an toàn. Trong đó năm 2018-2019, có nhiều điểm sáng nổi
bật trong tài trợ thương mại:


UPAS L/C

-

Đây là thư tín dụng trả chậm có giá trị thanh toán trả ngay (UPAS L/C), đã


được triển khai hơn 6 năm tại Vietinbank. đã trở thành một trong những sản phẩm tài
trợ thương mại hiện đại nổi trội, mang đến nhiều lợi ích và được các khách hàng
doanh nghiệp sử dụng thường xuyên trong các giao dịch mua bán xuất nhập khẩu với
các đối tác quốc tế cũng như thương mại nội địa với đối tác trong nước.
-

Lợi thế của sản phẩm:



Thư tín dụng trả chậm có giá trị thanh toán trả ngay (UPAS L/C) là thư tín

dụng (L/C) có thời hạn trả chậm nhưng khách hàng bên bán được nhận tiền thanh
toán ngay mà không phải chờ đáo hạn hối phiếu trả chậm như L/C trả chậm thông
thường. Trong khi đó, khách hàng bên mua không phải thanh toán ngay cho
19


VietinBank mà được trả chậm theo L/C do VietinBank thu xếp được với ngân hàng
đại lý dùng nguồn vốn quốc tế thanh toán cho đối tác bên bán.


Mức phí dịch vụ cạnh tranh trên cơ sở mức lãi suất hợp lý của ngân hàng đại

lý dành cho VietinBank. Ngoài ra, nhờ UPAS L/C, VietinBank có thể giúp khách
hàng thỏa thuận điều kiện thanh toán tốt với bên bán và giúp khách hàng kéo dài thời
gian trả chậm lên tới 360 ngày. Về hồ sơ, thủ tục với ngân hàng, khách hàng vẫn
được thực hiện như L/C thông thường mặc dù được hưởng nhiều lợi ích hơn từ UPAS
L/C. Doanh nghiệp nhập khẩu đủ điều kiện/không đủ điều kiện vay ngoại tệ theo quy
định hiện hành đều được cấp tín dụng với lãi suất ngoại tệ cạnh tranh trên cơ sở

nguồn vốn huy động ưu đãi mà ngân hàng nước ngoài dành cho VietinBank.
-

Trong suốt thời gian triển khai, VietinBank đã không ngừng cải tiến sản phẩm

để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. VietinBank đã hoàn thiện sản
phẩm như bổ sung loại hình Deffered UPAS L/C, UPAS L/C VNĐ, cho phép khách
hàng thanh toán trước hạn, đa dạng hóa các cấu trúc tài trợ với NH đại lý…. Đặc biệt,
từ năm 2017, với việc sửa đổi cấu trúc sản phẩm UPAS L/C, không yêu cầu khách
hàng nhập khẩu nhận nợ VietinBank vào ngày ngân hàng tài trợ thanh toán cho người
hưởng L/C, chuyển từ thu lãi sang thu phí dịch vụ UPAS L/C, sản phẩm đã thể hiện
rõ những lợi ích ưu việt mang lại cho khách hàng doanh nghiệp, thu hút đông đảo
hơn khách hàng sử dụng sản phẩm.
-

Không dừng ở đó, năm 2019, VietinBank tiếp tục cải tiến sản phẩm UPAS L/C

nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của từng nhóm khách hàng chuyên biệt cũng như
nắm bắt các cơ hội từ thị trường thông qua một số sản phẩm hợp tác với các ngân
hàng tài trợ hay cơ chế xử lý giao dịch đặc thù như: Tài trợ bằng đồng JPY cho các
UPAS L/C phát hành bằng đồng USD, Cố định phí dịch vụ UPAS L/C với khách
hàng trên cơ sở lãi suất chào thả nổi của các ngân hàng tài trợ…
Tài trợ dài hạn ECA
VietinBank tài trợ dài hạn cho khách hàng nhập khẩu dựa trên bảo lãnh, bảo
hiểm của các tổ chức hỗ trợ xuất khấu của chính phủ nước xuất khẩu (ECA) châu Âu,
Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… như Euler Hermes, SERVE, US Eximbank,
JBIC, NEXI, SINOSURE, KEXIM.
-

Lợi ích sản phẩm:


20




Khách hàng nhập khẩu được tiếp cận với món vay tài trợ dài hạn có thể lên

đến 10 năm,


hạn mức lớn lên đến hàng trăm triệu USD,



lãi suất cạnh tranh, hợp lý.

Tài trợ xuất khẩu nông sản mỹ
Bằng việc phát hành LC trả ngay/trả chậmnhập khẩu hàng nông sản từ Mỹ qua
VietinBank, Doanh nghiệp nhập khẩu có cơ hội được tài trợ nhập khẩu lãi suất ưu đãi
theo chương trình hỗ trợ xuất khẩu nông sản Mỹ GSM-102 và US Eximbank.
-

Lợi ích sản phẩm:



Dễ dàng tiếp cận được nguồn tín dụng giá thấp;




Được thanh toán trả chậm tối đa 360 ngày kể từ ngày chấp nhận hối phiếu;



Yên tâm về uy tín của các nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu sẽ được

CCC/Eximbank/ngân hàng nước ngoài thẩm định và chỉ được phê duyệt khi đủ điều
kiện tham gia chương trình.
Tài trợ chuỗi cung cấp
VietinBank tài trợ chuỗi cung cấp cho cả Bên bán và Bên mua dựa trên việc
cam kết thanh toán các khoản phải trả từ phía Bên mua. Với sản phẩm này, khách
hàng sẽ được cung cấp các dịch vụ sau:


Tài trợ vốn hoạt động ngắn hạn cho Bên bán dựa trên sự chấp nhận thanh toán

từ Bên mua và việc chuyển nhượng các Khoản phải thu cho VietinBank;


Tài trợ cho nghĩa vụ phải thanh toán của Bên mua khi đến hạn Khoản phải trả;



Theo dõi quản lý Khoản phải thu, Khoản phải trả, giảm chi phí hoạt động cho

cả Bên mua và Bên bán.
-

Lợi ích sản phẩm:


Đối với bên mua:


Đáp ứng được nhu cầu mua trả chậm;



Được tài trợ trong trường hợp không có khả năng thanh toán khi đến hạn

Khoản phải trả;


Tiết kiệm chi phí trong việc quản lý và theo dõi các khoản phải trả. Do đó, sản

phẩm này rất phù hợp với các khách hàng là Bên mua có số lượng nhà cung cấp lớn.
Đối với bên bán:


Được tài trợ vốn lưu động;
21




Giảm thời gian thu hồi các khoản tiền bán hàng;



Giảm/Loại trừ nguy cơ không thanh toán từ phía Bên NK/Bên mua.


Tất cả các nghiệp vụ TTQT được xử lí chuẩn xác, không bỏ qua công đoạn nào để
đảm bảo tính an toàn, không vi phạm công ước, đạo luật và thông lệ quốc tế.
Ngoài ra, Viettinbank còn đa dạng hóa sản phầm, phù hợp với nhu cầu của từng
khách hàng. Hoạt động TTQT của Ngân hàng còn được hỗ trợ bởi nhiều hoạt động
khác như: mua bán ngoại tệ. tài trợ thương mại như bảo lãnh thanh toán, bao thanh
toán, chiết khấu chứng từ,… giúp dễ dàng hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu vốn vay của
doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu. Không chỉ dừng lại ở đó, Trung tâm
TTTM VietinBank còn nghiên cứu, phối hợp với các định chế tài chính nước ngoài
phát triển các sản phẩm TTQT&TTTM để có các giải pháp tốt nhất, đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của các đối tượng KH. Viettinbank cũng đang phối hợp với các công
ty Fintech nước ngoài trong các lĩnh vực khác nhau nhằm đưa ra các sản phẩm mang
yếu tố công nghệ và tài chính ngân hàng để phục vụ khách hàng. Riêng việc hợp tác
với ON mang tới cho KH những cơ hội thúc đẩy phát triển kinh doanh. Cơ hội đó
được thể hiện thông qua kết nối với mạng lưới hơn 15.000 CEOs tại 113 quốc gia với
các cơ hội kinh doanh, đầu tư tiềm năng và đa dạng ngành nghề công nghiệp, hàng
tiêu dùng, xây dựng…
Thêm vào đó, việc có quan hệ với hơn 900 ngân hàng đại lý, tại hơn 90 quốc gia
cũng là một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn của Viettinbank, Càng mở rộng quan hệ
đại lý, Viettinbank càng thu hút nhiều khách hàng xử dụng dịch vụ TTQT.
Đặc biệt, Viettinbank cũng là 1 trong 80 ngân hàng toàn cầu golive SWIFT GPI. Dự
án “Sáng kiến đổi mới thanh toán toàn cầu SWIFT GPI” của VietinBank là một trong
những sự chuyển mình nâng tầm chất lượng dịch vụ của VietinBank trong năm 2018.
Dự án được golive mang lại tiện ích cho khách hàng thực hiện thanh toán chuyển tiền
quốc tế tại Việt Nam cũng như trên thế giới qua VietinBank. GPI là giải pháp độc
quyền của SWIFT nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế
cho các ngân hàng cũng như khách hàng. Việc triển khai GPI được đánh giá là một
cuộc cách mạng lớn nhất về thanh toán quốc tế trong vòng 30 năm trở lại đây. GPI
cung ứng các dịch vụ cho phép ngân hàng theo dõi khoản thanh toán theo thời gian
thực với tốc độ nhanh hơn và đảm bảo thực hiện thanh toán trong ngày. GPI cung cấp

22


cho các ngân hàng thành viên dữ liệu thanh toán đa dạng và khả năng yêu cầu
hủy/dừng lệnh thanh toán giúp ngân hàng giảm tải thời gian tra soát, tiết kiệm chi phí
và nhân lực. Tới nay, đã có 220 ngân hàng trên toàn cầu đăng ký tham gia GPI, 172
ngân

hàng

đang

triển

khai,

80

ngân

hàng

chính

thức

golive.

Tháng 3/2018, VietinBank đã quyết định đăng ký tham gia Sáng kiến đổi mới thanh
toán toàn cầu của SWIFT, triển khai dự án. Sau 6 tháng triển khai quyết liệt,

VietinBank đã sẵn sàng để golive SWIFT GPI vào ngày 29/9/2018. Với hệ thống
CoreBanking mới, hiện đại và tiên tiến, VietinBank liên tục đi đầu trong việc triển
khai các dịch vụ mới về thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại cho khách hàng.
Việc triển khai SWIFT GPI tiếp nối ngay sau khi VietinBank Trade Portal Internet
Banking đi vào hoạt động. Cùng với việc triển khai SWIFT GPI, VietinBank Trade
Portal, VietinBank sẽ tiếp tục đồng hành với khách hàng trong thời kỳ cách mạng
công nghiệp 4.0. Có thể thấy, Viettinbank đãứng dụng rộng rãi CNTT trong phát triển
hoạt động kinh doanh và quản trị; nâng cao năng suất lao động; đơn giản hóa, tinh
gọn quy trình, thủ tục, hồ sơ; tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho KH tiếp cận thuận lợi, sử
dụng các dịch vụ NH an toàn, bảo mật, hiện đại với chất lượng tốt.
Về vấn đề huy động vốn: VietinBank tiên phong thực hiện thành công các cấu trúc
giao dịch huy động vốn quốc tế mới cho hoạt động TTTM; thực hiện thành công
nhiều chương trình, giao dịch lớn với các định chế tài chính hàng đầu thế giới như:
Huy động vốn thông qua chương trình tín dụng xuất khẩu (ECA) của Chính phủ các
nước OECD với lãi suất tốt, thời hạn dài; Chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu
của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ GSM 102; là NHTM đầu tiên ở Việt Nam được ADB
cấp hạn mức theo chương trình TTTM vào năm 2009 và tăng hạn mức từ 30 triệu
USD lên 110 triệu USD; là NHTM cổ phần Nhà nước duy nhất ở Việt Nam được IFC
cấp hạn mức TTTM toàn cầu trị giá 120 triệu USD từ năm 2013 đến cuối năm 2018.


Nhờ những giải pháp trên, Ngày 16/1/2019, tại London (Anh), VietinBank đã

được Tạp chí Global Finance (Mỹ) vinh danh giải thưởng “Ngân hàng cung cấp dịch
vụ Tài trợ Thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2019 - Best Trade Finance Provider in
Vietnam for 2019”. Đây là lần thứ 2 liên tiếp VietinBank là ngân hàng Việt Nam duy
nhất vinh dự được nhận giải thưởng này. Ngoài giải thưởng nói trên, VietinBank đã
vinh dự nhận Giải thưởng Ngân hàng Tài trợ Thương mại tốt nhất Việt Nam 2018”
23



của Tạp chí The Asian Bankers; Giải thưởng “Ngân hàng cung cấp dịch vụ Tài trợ
Thương mại tốt nhất Việt Nam 2018” của Tạp chí Global Finance (Mỹ); Tháng
8/2019 VietinBank vừa vinh dự nhận giải thưởng “Ngân hàng xử lý giao dịch Thanh
toán Quốc tế xuất sắc” 2018 - 2019 do Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ) trao tặng và các
giải thưởng khác về chất lượng xử lý, vận hành thanh toán quốc tế và tài trợ thương
mại do các ngân hàng quốc tế trao tặng.
Đầu năm 2020 VietinBank lần thứ 3 liên tiếp là Ngân hàng Tài trợ thương mại tốt
nhất
Ngày 15/1/2020 tại Frankfurt (Đức), VietinBank đã được Tạp chí Global Finance
(Mỹ) vinh danh với giải thưởng “Ngân hàng cung cấp dịch vụ Tài trợ thương mại
(TTTM) tốt nhất Việt Nam năm 2020 - Best Trade Finance Provider in Vietnam for
2020”. Đây là lần thứ 3 liên tiếp VietinBank là ngân hàng Việt Nam duy nhất vinh dự
được nhận giải thưởng này.
Với sự nỗ lực không ngừng hướng tới khách hàng, VietinBank đã nhận được các kết
quả ấn tượng về số lượng và doanh số giao dịch UPAS L/C. Cụ thể, 9 tháng đầu năm
2019 ghi nhận số lượng giao dịch và doanh số phát hành UPAS L/C tăng hơn hai lần
so với cùng kỳ 2018 và gấp 1,5 lần số lượng giao dịch và doanh số phát hành của cả
năm 2018. Thu nhập từ phí dịch vụ UPAS L/C 9 tháng đầu năm 2019 tăng gần 4 lần
so với cả năm 2018, đóng góp rất lớn trong tổng thu phí dịch vụ Thanh toán quốc tế
và Tài trợ thương mại của VietinBank.
Phát huy lợi thế là một trong những ngân hàng tiên phong triển khai sản phẩm UPAS
L/C và sự nỗ lực cao của các chi nhánh trong việc áp dụng sản phẩm mới, tới nay,
UPAS LC đã quen thuộc với hơn 75 chi nhánh, hơn 300 khách hàng thường xuyên
sử dụng sản phẩm (chủ yếu thuộc hai phân khúc là khách hàng doanh nghiệp lớn và
khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ) với danh mục mặt hàng nhập khẩu đa dạng
như sắt thép, nhựa, nông sản, hóa chất… Có thể kể đến một số khách hàng sử dụng
sản phẩm UPAS LC thường xuyên như Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải, Tập đoàn
Hoa Sen, Tập đoàn SMC, Công ty Cổ phần Tôn Đông Á, Tập đoàn Kim Tín…
Mạng lưới Ngân hàng đại lý hợp tác về UPAS L/C cũng được VietinBank liên tục

chú trọng phát triển. Đến nay, VietinBank đã thiết lập thỏa thuận tài trợ UPAS L/C
với trên 30 ngân hàng tài trợ trên khắp các châu lục, khu vực (Mỹ, châu Âu, châu Á,
Trung Đông). Các ngân hàng tài trợ chiến lược của VietinBank đã và đang tích cực
24


hỗ trợ ngân hàng đưa ra mức lãi suất tài trợ ưu đãi, cơ chế phối hợp thực hiện giao
dịch linh hoạt, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm UPAS L/C
VietinBank cung cấp tới các khách hàng.
b)

Xây dựng mô hình quản lí rủi ro mới trong thanh toán quốc tế

-

Triển khai Basel II ở VietinBank: Hơn 3 năm thực hiện thí điểm Hiệp ước vốn

theo chuẩn mực Basel II, năm 2018, VietinBank đã đáp ứng các chuẩn mực Basel II
theo định hướng của NHNN. Đồng thời, VietinBank đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu
quả, trở thành ngân hàng nhóm đầu khu vực, hội nhập cùng nền tài chính quốc tế.
Ngay sau khi được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chọn là 1 trong 10 ngân hàng đầu
tiên thí điểm thực hiện triển khai Hiệp ước Vốn theo chuẩn Basel II, VietinBank đã
chủ động nghiên cứu nhằm đổi mới, sáng tạo trong quá trình triển khai áp dụng
chuẩn Basel II vào hoạt động quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, tiến độ thực hiện các dự án
cũng được VietinBank đẩy mạnh nhằm ứng dụng nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi
thế

cạnh

tranh


trên

trường

quốc

tế.

VietinBank nghiên cứu và hoàn thành Dự án Mô hình 3 vòng kiểm soát theo thông lệ
quốc tế. Từ quý III.2015, VietinBank đã ứng dụng kết quả vào công tác quản trị điều
hành. Từ đó, phân tách trách nhiệm rõ ràng về quản trị rủi ro giữa các vòng; nâng cao
sức mạnh tổng thể của trong quản trị rủi ro từ cấp giao dịch đến khung quản trị toàn
hàng; giảm thiểu sự phân tán trong dữ kiện về rủi ro; bảo đảm kiểm soát toàn bộ các
lĩnh vực trọng yếu của ngân hàng.
Theo đó, công tác quản trị rủi ro được VietinBank thực hiện một cách chủ động với
sự phối hợp chặt chẽ từ các đơn vị tại 3 vòng, từ khâu thiết lập, giám sát đến chủ
động nhận diện các rủi ro trọng yếu đã được VietinBank triển khai từ đó giúp đưa ra
các giải pháp quản trị rủi ro phù hợp.
Đối với các giải pháp hiện đại hóa, VietinBank tiếp tục phát triển và nâng cấp các hệ
thống công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu theo phương pháp tiên tiến nhất để hỗ trợ
công tác quản trị rủi ro hiện tại cũng như tạo tiền đề tiến đến những chuẩn mực cao
cấp hơn.
-

Công tác quản trị rủi ro không ngừng được tăng cường từ cấp độ danh mục tới

cấp độ giao dịch, nhận diện sớm các rủi ro và ngăn ngừa nợ xấu mới phát sinh. Nâng
cao chất lượng tài sản, tăng cường quản trị tài sản có rủi ro, giảm tỷ lệ tài sản có rủi
ro so với tổng tài sản. Chủ động trong công tác phòng chống gian lận bên trong và

25


×