Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.61 KB, 14 trang )

TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế
Quan hệ đối ngoại của mỗi quốc gia bao gồm tổng thể các lĩnh vực: kinh tế,
chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật, du lịch... trong đó các quan hệ này nếu xét
trên khía cạnh kinh tế thì được chia thành quan hệ mậu dịch và quan hệ phi mậu
dịch.
Trong các quan hệ đối ngoại trên thì quan hệ kinh tế là quan hệ giữ vị trí
quan trọng nhất, là cơ sở của các quan hệ khác. Hiệu quả các quan hệ đó đều được
đánh giá thông qua kết quả hoạt động của nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
“Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ
sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với
tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế,
thường được thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước có liên quan”.
Khác với các hoạt động thanh toán nội địa, hoạt động thanh toán quốc tế gắn
với việc trao đổi giữa đồng tiền của quốc gia này với đồng tiền của quốc gia khác.
Để tiến hành các hoạt động thanh toán quốc tế đòi hỏi các bên tham gia
trong hợp đồng thương mại phải lựa chọn phương tiện thanh toán, phương thức
thanh toán sao cho phù hợp nhất. Các phương tiện thanh toán ở đây có: Séc, hối
phiếu, kì phiếu, thẻ thanh toán. Các phương thức thanh toán phổ biến được sử dụng
hiện nay gồm có: phương thức Chuyển tiền, phương thức Nhờ thu và phương thức
Tín dụng chứng từ.
1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế
“Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín
dụng mà hoạt động chủ yếu của nó là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm
hoàn trả, sử dụng số tiền đó để đầu tư, cho vay, chiết khấu và làm phương tiện
thanh toán”.
Với nền kinh tế thế giới đang ngày càng hội nhập và phát triển, việc mở rộng
các lĩnh vực hoạt động, xây dựng mô hình Ngân hàng hiện đại đang là hướng đi
chung của tất cả các Ngân hàng thương mại trên thế giới. Ngân hàng hiện đại là


ngân hàng hoạt động theo hướng đa năng, tức là ngoài các nghiệp vụ truyền thống
như nhận tiền gửi của khách hàng, cho vay và làm trung gian thanh toán còn thực
hiện nhiều hoạt động dịch vụ khác. Một trong các dịch vụ đem lại lượng doanh thu
lớn cho ngân hàng chính là hoạt động TTQT.
Hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động
kinh doanh khác của ngân hàng phát triển. Nó tạo ra một nguồn thu lớn cho các
ngân hàng thương mại, phí thu từ hoạt động này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong
tổng thu nhập của Ngân hàng.
Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá như hiện nay thì hoạt động TTQT ngày
càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cũng như
trong việc thúc đẩy xuất nhập khẩu của nền kinh tế. Tháng 11/2006, Việt Nam đã
trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nền kinh tế Việt
Nam bước vào một sân chơi lớn, khắc nghiệt, đòi hỏi hệ thống pháp luật, các
doanh nghiệp cần có những đổi mới nhanh, quyết liệt hơn để thích ứng kịp thời.
Tốc độ phát triển của nền kinh tế nước ta diễn ra phụ thuộc vào tốc độ phát triển
của các ngành kinh tế then chốt, trong đó có lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng. Hoạt
động Ngân hàng hội nhập và phát triển như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến nền
kinh tế. Chính vì vậy, mở rộng và phát triển hoạt động TTQT là việc các Ngân
hàng cần phải chú trọng quan tâm.
1.2. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
Trong các điều kiện thanh toán quốc tế, phương thức thanh toán có một vị trí
quan trọng. Quan hệ TTQT được thực hiện thông qua các phương thức thanh toán.
Phương thức thanh toán là phương pháp, cách thức tiến hành nghiệp vụ nhất định,
thông qua đó người nhập khẩu trả tiền, nhận hàng và người xuất khẩu giao hàng,
nhận tiền thanh toán.
Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau, mỗi phương thức đều có những
ưu, nhược điểm riêng biệt. Để phù hợp với từng mối quan hệ thương mại và trong
những điều kiện hoàn cảnh cụ thể, các bên sẽ thỏa thuận và lựa chọn một phương
thức thanh toán nhất định sao cho có lợi nhất.

Sau đây là một số phương thức thanh toán chủ yếu được sử dụng trong
thương mại quốc tế:
1.2.1. Thanh toán quốc tế theo phương thức Chuyển tiền
Khái niệm : Phương thức thanh toán chuyển tiền là một phương thức thanh
toán trong đó một khách hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu Ngân hàng
phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng)
ở một địa điểm nhất định.
Các hình thức chuyển tiền:
- Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer), gọi tắt là M/T (phải gửi địa chỉ tên
những người có quyền ký ở ngân hàng);
- Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer), gọi tắt là T/T (phải quy định
khoá mật mã điện tử);
- Chuyển tiền bằng Fax (trong phạm vi giới hạn Fax được sử dụng như là
một phương tiện chuyển tiếp trong thanh toán quốc tế);
- Chuyển tiền bằng điện thoại (thường có nhiều sai sót nên ít được sử dụng);
- Chuyển tiền qua hệ thống SWIFT: SWIFT (Society for Worldwide
Interbank Financial Telecommunication). Đây là một tổ chức hoạt động theo đạo
luật của Bỉ, có trụ sở tại Brucxen. Mục đích hoạt động của SWIFT là chuyển
những thông tin thanh toán, giá thành hạ, an toàn, nhanh chóng, không dùng chứng
từ giữa ngân hàng với ngân hàng. Mọi thông tin của SWIFT đều được mật mã hoá
mà chỉ những người có phận sự mới được tiếp nhận.
Dùng nghiệp vụ chuyển tiền trong thanh toán xuất nhập khẩu thường không
an toàn nên ít khi sử dụng. Người ta thường sử dụng phương thức chuyển tiền
trong các trường hợp sau:
- Thanh toán các khoản chi tiêu phi thương mại và các chi phí liên quan đến
xuất nhập khẩu hàng hoá, trị giá hợp đồng nhỏ, đối tác quen biết, tín nhiệm;
- Chuyển vốn ra bên ngoài để đầu tư;
- Chuyển kiều hối;
- Thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu (khi hai bên mua bán có quan hệ lâu
đời và tín nhiệm lẫn nhau hoặc khi trị giá hợp đồng không lớn).

Trong phương thức thanh toán chuyển tiền ngân hàng đóng vai trò trung
gian thực hiện dịch vụ chuyển tiền và thu phí chuyển tiền.
1.2.2. Thanh toán quốc tế theo phương thức Nhờ thu
Khái niệm: Nhờ thu (ủy thác thu) là phương thức thanh toán, trong đó người
xuất khẩu (bên bán hàng) sau khi hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa hoặc
cung ứng dịch vụ cho khách hàng, ủy thác cho Ngân hàng phục vụ mình thu hộ số
tiền ở người nhập khẩu (người mua hàng), trên cơ sở tờ hối phiếu do người xuất
khẩu kí phát hành.
Căn cứ vào nội dung chứng từ được gửi đến ngân hàng nhờ thu mà người
ta chia phương thức thanh toán này thành hai loại:
- Nhờ thu trơn (Clean Collection): là phương thức thanh toán, trong đó
người xuất khẩu ủy nhiệm cho Ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người
nhập khẩu, chỉ căn cứ vào hối phiếu do nhà xuất khẩu lập ra mà không kèm theo
các chứng từ hàng hóa.
- Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Credit): là một phương thức thanh
toán, trong đó người xuất khẩu ủy nhiệm cho Ngân hàng phục vụ mình thu hộ số
tiền ở người nhập khẩu, không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ
chứng từ gửi kèm theo, yêu cầu ngân hàng chỉ trao bộ chứng từ hàng hóa cho
người nhập khẩu sau khi họ đã thanh toán tiền (phương thức thanh toán D/P) hoặc
ký chấp nhận thanh toán lên tờ hối phiếu có kỳ hạn (phương thức thanh toán D/A).
Phương thức thanh toán quốc tế qua nhờ thu, nhất là nhờ thu hối phiếu trơn
thường gặp rất nhiều rủi ro trong thanh toán. Người ta thường sử dụng phương
thức nhờ thu trong các trường hợp sau:
- Người bán và người mua tin cậy lẫn nhau;
- Trị giá hợp đồng không lớn.
1.2.3. Thanh toán quốc tế theo phương thức L/C
Theo “ quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ” (UCP
No.600) Tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau:
“Tín dụng chứng từ là bất cứ một thỏa thuận nào, dù cho được gọi hoặc mô
tả như thế nào, theo đó một Ngân hàng (Ngân hàng phát hành) hành động theo yêu

cầu và chỉ thị của một khách hàng (người yêu cầu phát hành Thư tín dụng) hoặc
đại diện cho chính bản thân Ngân hàng mình: thực hiện thanh toán theo lệnh của
một người thứ 3 (người thụ hưởng) hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu do
người thụ hưởng ký phát hành; hoặc ủy quyền cho Ngân hàng khác thực hiện việc
thanh toán hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu; hoặc cho phép Ngân hàng khác
chiết khấu chứng từ quy định trong Thư tín dụng với điều kiện chứng từ phù hợp với
tất cả điều khoản và điều kiện của Thư tín dụng”.
Đây là phương thức thanh toán phức tạp nhất nhưng lại có độ an toàn cao và
phổ biến nhất hiện nay. Chính vì sự phức tạp trong quá trình thực hiện mà phí dịch
vụ của loại hình này cao, thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập về thanh

×