Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

tiểu luận tài chính tiền tệ tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến thị trường tài chínhde11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 21 trang )

1)
1.1.

Một số khái niệm
Thị trường tài chính
Thị trường tài chính là một thị trường trong đó mọi người và các thể chế có

thể trao đổi các chứng khoán tài chính, các hàng hóa, và các món giá trị có thể thay
thếkhác với chi phí giao dịch thấp và tại các giá cả phản ánh cung và cầu. Các chứng
khoán bao gồm cổ phiếu và trái phiếu, và các hàng hóa bao gồm kim loại quý hoặc hàng
hóa nông nghiệp.
Thị trường tài chính là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường, sự xuất hiện và
tồn tại của thị trường này xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc giải quyết mẫu thuận
giữa nhu cầu và khả năng cung ứng vốn lớn trong nền kinh tế phát triển. Trong nền kinh
tế luôn tồn tại hai trạng thái trái ngược nhau giữa một bên là nhu cầu và một bên là khả
năng về vốn. Mâu thuẫn này ban đầu được giải quyết thông qua hoạt động của ngân hàng
với vai trò trung gian trong quan hệ vay mượn giữa người có vốn và người cần vốn. Khi
kinh tế hàng hóa phát triển cao, nhiều hình thức huy động vốn mới linh hoạt hơn nảy sinh
và phát triển, góp phần tốt hơn vào việc giải quyết cân đối giữa cung và cầu về các nguồn
lực tài chính trong xã hội, làm xuất hiện các công cụ huy động vốn như trái phiếu, cổ
phiếu của các doanh nghiệp, trái phiếu của chính phủ... - Đó là những loại giấy tờ có giá
trị, gọi chung là các loại chứng khoán. Và từ đó xuất hiện nhu cầu mua bán, chuyển
nhượng giữa các chủ sở hữu khác nhau các loại chứng khoán. Điều này làm xuất hiện
một loại thị trường để cân đối cung cầu về vốn trong nền kinh tế là thị trường tài chính.
1.2.

Ngân sách Nhà nước
Ngân sách Nhà nước là một khâu của hệ thống tài chính quốc gia, nó phản ánh

quan hệ tài chính phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền
tệ tập trung của Nhà nước khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia


nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước, trên cơ sở luật định.
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
1


phủ và các cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của
đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân.
1.3.

Thâm hụt ngân sách Nhà nước
Thâm hụt ngân sách trong kinh tế học vĩ mô và kinh tế học công cộng là tình trạng

các khoản chi của ngân sách Nhà nước (ngân sách chính phủ) lớn hơn các khoản thu,
phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách.
Trường hợp ngược lại, khi các khoản thu lớn hơn các khoản chi được gọi là thặng
dư ngân sách. Thu của chính phủ không bao gồm khoản đi vay. Đi vay chính là một cách
mà chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Trong lịch sử, phát hành thêm tiền đã từng
là một cách tài trợ cho thâm hụt ngân sách, nhưng do hậu quả nghiêm trọng của nó là dẫn
đến lạm phát ở mức cao nên ngày nay cách này hầu như không được chính phủ của bất
cứ quốc gia nào sử dụng nữa. Do chính phủ bù đắp cho thâm hụt ngân sách bằng cách đi
vay, nên lũy kế các khoản thâm hụt ngân sách chính phủ đến một thời điểm nào đó chính
là nợ chính phủ.
1.4.

Nhìn nhận chung về thâm hụt ngân sách của các quốc gia trên thế giới
Thâm hụt ngân sách nhà nước đã trở thành hiện tượng phổ biến ở hầu hết các nước

bao gồm các quốc gia đang phát triển và quốc gia phát triển. Tác động của thâm hụt ngân
sách lên các biến kinh tế vĩ mô luôn là một chủ đề gây tranh luận trong nhiều thập kỷ qua

và chiếm một vị trí nổi bật trong các nghiên cứu của các học giả trên thế giới.
Theo Cơ quan thống kê châu Âu Eurostat, trong quý IV/2016, thâm hụt ngân sách
của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã giảm xuống 1,4% GDP, so với mức 1,6%
GDP trong quý trước đó và ghi nhận mức thấp nhất kể từ quý I/2008, nhờ chương trình
cắt giảm chi tiêu của các chính phủ. Nhờ tình hình tài chính công của Bồ Đào Nha cải
thiện, Ủy ban châu Âu (EC) muốn dừng quy trình kỷ luật đối với nước này, điều sẽ cần
được các bộ trưởng tài chính EU ủng hộ. EC cho biết, thâm hụt ngân sách của Bồ Đào
Nha đã giảm xuống mức 2% GDP vào năm 2016. Trong khi đó, Pháp, nền kinh tế lớn thứ
hai Eurozone, vẫn thâm hụt ngân sách vượt mức trần. Mức thâm hụt ở nước này vào năm
ngoái là 3,4% GDP và được dự báo sẽ giảm trong năm 2017, nhưng sẽ tăng trở lại vượt
2


trần vào năm 2018, trừ phi Tân Tổng thống Emmanuel Macron thông qua các cải cách
kinh tế mới trong những tháng tới. Tây Ban Nha cũng trong tình trạng tương tự, khi thâm
hụt ngân sách 4,5% GDP trong năm 2016, một trong những mức cao nhất ở EU.
Trong khi đó, Bộ Tài chính Mỹ cho biết thâm hụt ngân sách của nước này tăng lên
666 tỷ USD cho năm tài chính 2017 do các khoản chi ngân sách khổng lồ không bù đắp
được từ nguồn thu. Thâm hụt của năm tài chính 2017 tăng lên 3,5% GDP. Thâm hụt của
năm trước là 586 tỷ USD, với tỷ lệ thâm hụt so với GDP là 3,2%. Thu ngân sách năm tài
chính 2017 tăng 1% lên 3.315 tỷ USD, trong khi chi tiêu tăng 3% lên 3.981 tỷ USD. Kể
từ khi nhậm chức vào tháng 1, chính quyền của Trump tìm cách sửa đổi lại hệ thống thuế
của Mỹ với các nội dung chi tiết hiện đang được bàn thảo tại Quốc hội. Kế hoạch cải
cách thuế của đảng Cộng hòa yêu cầu cắt giảm tới 6 nghìn tỷ USD, điều này sẽ làm giảm
đáng kể nguồn thu.
Đối với khu vực Đông Nam Á, theo Bloomberg, thâm hụt ngân sách gia tăng trong
bối cảnh căng thẳng thương mại và biến động tiền tệ. Khi lãi suất của Mỹ cao hơn và
đồng đôla tăng giá mạnh cùng việc giá dầu tăng đột biến, chính phủ các nước Philippines
đến Malaysia phải đối mặt với nợ tăng cao. Kết quả là các nước vay nhiều hơn khi mà lãi
suất gia tăng, gây thêm áp lực căng thẳng tài chính lên các chính phủ. Nhiều quốc gia

Đông Nam Á đã chi hàng tỷ USD cho các dự án đường sắt, đường bộ trước khi thị trường
biến động. Ví dụ điển hình là Indonesia, đang nỗ lực thu gọn kế hoạch chi tiêu nhằm giữ
ổn định thâm hụt ngân sách.
2)

Tổng quan nghiên cứu nước ngoài

2.1.

Nghiên cứu của Paul Evans (1987) – “Interest Rates and Expected Future
Budget Deficits in the United States”
Tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách trong quá khứ, hiện tại hay

tương lai có ảnh hưởng đến lãi suất hay không bằng cách sử dụng mô hình hồi quy
(VAR). Nghiên cứu được thực hiện theo số liệu của Hoa Kỳ trong khoảng thời gian 19081984.
Quy trình nghiên cứu:
3




Tổng hợp dữ liệu theo thời gian hoặc bằng ước tính với các biến số.



Dựa vào phương pháp hồi quy để phân tích thâm hụt ngân sách nhà nước

ảnh hưởng đến lãi suất hay không.



So sánh các tác động có thể kiểm chứng của mô hình với thực tế để đánh

giá liệu lý thuyết kinh tế học thông thường có hoàn toàn đúng.
Lãi suất thực Rt được cho bởi phương trình đầu tiên của mô hình:

Trong đó:
t

: chỉ số thời gian

Gt , D t , M t

: chi tiêu chính phủ, thâm hụt ngân sách thực tế, cung tiền thực tế
: tỷ lệ lạm phát kỳ vọng giữa giai đoạn t và t+1

t

Zt

: vector của tất cả các biến khác ảnh hưởng đến lãi suất hoặc tỷ lệ lạm phát

hoặc được sử dụng trong việc hình thành kỳ vọng
Et

: giá trị kỳ vọng có điều kiện hoặc thông tin được biết đến tại thời điểm t

a,b

: tham số hoặc vector tham số
Công thức thứ 2 của mô hình:


Trong đó:
It là lãi suất danh nghĩa kép liên tục trên trái phiếu trong 1 kỳ
t

là tỷ lệ lạm phát kỳ vọng giữa giai đoạn t và t+1
Phương trình tiếp theo của mô hình bắt nguồn từ kỳ vọng của cấy trúc thuật ngữ:

4


Với là hệ số (
Kết quả nghiên cứu cho thấy lãi suất không liên quan đến thâm hụt hiện tại, quá khứ
và tương lai như kinh tế vĩ mô thông thường
2.2.

Nghiên cứu của Willie Belton and Richard Cebula (1994)- “International
Capital Flows, Federal Budget Deficits, and Interest Rates, 1971-1984”
Nghiên cứu này điều tra tác động của thâm hụt ngân sách ở Hoa Kì tới lãi suất trên

cả ngắn hạn và dài hạn trong giai đoạn 1971 - 1984 theo mô hình IS-IM mở bao gồm
dòng vốn quốc tế ròng.
 Mô hình nghiên cứu:
Nghiên cứu này kiểm tra thực nghiệm phiên bản kinh tế mở của mô hình IS-LM
tiêu chuẩn. Tác giả đã khẳng định rằng, theo mô hình IS-LM, lãi suất danh nghĩa (R)
được xác định qua chi tiêu của chính phủ (G), ngân sách thực tế thâm hụt (D), cổ phiếu
tiền tệ được xác định ngoại lai thực sự (M), và lạm phát dự kiến (P):
(1) R = R(G,D,M,P)
Họ mong đợi:
(2) RG > 0, Ro > 0, RM < 0, Rp > 0 với các bảng số liệu thể hiện sự khác biệt.

Sau Hoelscher (1986) và Johnson (1992), mô hình IS-LM mở được sửa đổi phiên
bản của phương trình (1) bao gồm các luồng vốn quốc tế ròng (NCAP):
(3) R = R (G, D, M, P, NCAP)
(4) RNCAP<0
Dựa trên các phương trình (2) đến (4), tác giả ước tính phương trình tỷ lệ lãi suất đã
giảm.
Trong hệ thống này, ngoài lãi suất và lạm phát dự kiến, tất cả các biến được chia
cho biến Y là mức độ thực tế của GNP của nền kinh tế trong quý t. Biến Y, là thước đo
tiêu chuẩn về quy mô của nền kinh tế Hoa Kỳ. Tác giả chia biến cho Y, vì hai lý do: thứ
nhất, nó cho phép sự tăng trưởng theo thời gian của các biến trong hệ thống; thứ hai, chi
tiêu của chính phủ, thâm hụt ngân sách, hoạt động thị trường mở, và dòng vốn ròng nên
được đánh giá tương đối so với quy mô của nền kinh tế để có một tiêu chí liên quan đánh

5


giá chúng và tầm quan trọng của chúng. Phương trình biểu mẫu giảm được ước tính được
cho bởi:
(5)
: lãi suất trung bình danh nghĩa trong quý t (%)
G/Y: Tỷ lệ chi tiêu chính phủ liên bang trong quý trên GNP được điều chỉnh trong quý
được biểu thị bằng phần trăm
D/Y: Tỷ lệ thâm hụt ngân sách liên bang được điều chỉnh theo thời gian trên GNP trong
quý t, tính bằng phần trăm
M/Y: mức trung bình các giá trị của khu vực trong việc mua ròng được điều chỉnh theo
thời gian của thị trường tín dụng FED, trên GNP trong quý được biểu thị bằng phần tram
: Tỷ lệ lạm phát dự kiến cho quý t, được biểu thị bằng phần trăm trên mỗi năm
: Tỷ lệ dòng vốn ròng điều chỉnh theo thời gian trong quý t trên GNP được điều chỉnh
trong nước theo quý được biểu thị bằng phần tram
 Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu đã chỉ ra tác động của thâm hụt ngân sách tới lãi

suất. Trong ngắn hạn lãi suất không bị ảnh hưởng, còn trong dài hạn thâm hụt
ngân sách tác động đến một số lãi suất danh nghĩa nhưng không phải là tất cả.
2.3.

Ngiên cứu của Richard Cebula (2003)- “Budget Deficits and Real Interest Rates:
Updated Empirical Evidence on Causality”
Tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách tới lãi suất tại Hoa Kì

bằng cách kiểm tra thực nghiệm thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số ECM. Trong một
mô hình bao gồm thuế suất, thuế thu nhập cá nhân liên bang và dòng vốn quốc tế ròng,
cũng như tăng trưởng cung tiền, các ước tính của ECM cho thấy một mối quan hệ hai
chiều giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất thực.


Khung lí thuyết và mô hình nghiên cứu: Ràng buộc ngân sách của chính phủ liên
bang cho bởi công thức

: nợ quốc gia nổi bật trong giai đoạn t + 1
: nợ quốc gia chưa thanh toán trong kỳ t
: chi tiêu chính phủ trong khoảng thời gian t
: thanh toán chuyển khoản phi lợi nhuận của chính phủ trong thời gian t
6


: lãi suất hiệu quả trung bình đối với nợ quốc gia trong kỳ t
: thuế và các khoản thu khác trong kỳ t
Thâm hụt ngân sách của chính phủ liên bang trong giai đoạn t (TDt), là biến phụ
thuộc, khác biệt giữa . Ta có:
Thâm hụt ngân sách chính (PDt) được tính bằng cách loại trừ các khoản thanh
toán lãi suất. Như vậy,

Các biến I: thuế thu nhập liên bang; EALR: lãi suất thực trên Standard & Poors
(S & P) trái phiếu thành phố dài hạn cao cấp; C: vốn quốc tế ròng; và M2: tốc độ tăng
trưởng của nguồn cung tiền M2, được kết hợp trong mô hình, trong đặc tả thay thế:

Giả thuyết rằng các yếu tố chính đáng ảnh hưởng đến F,T và G bao gồm lãi suất
dài hạn, đặc biệt là lãi suất cho vay dài hạn thực tế EALR. Nếu EALR tăng lên, sau đó
các thị trường khác cạnh tranh cho các khoản vay dài hạn, bao gồm các vấn đề về ngân
sách dài hạn và các khoản thế chấp khu vực tư nhân, có lẽ sẽ phải đối mặt với lãi suất
thực cao hơn, do cạnh tranh. Trong phạm vi mà thực tế cao hơn lãi suất dài hạn dẫn đến
giảm hoạt động kinh tế, thu thuế có khả năng giảm và việc chuyển giao của chính phủ
như bồi thường thất nghiệp có thể sẽ tăng lên. Các hoạt động chi tiêu của chính phủ có
thể tăng lên hoặc thuế suất được giảm xuống để bù đắp bất kỳ xu hướng suy thoái nào do
EALR cao hơn, đặc biệt là trong một năm bầu cử. Hơn nữa, mức EALR cao hơn có thể
tác động tạo ra các hiệu ứng giàu có (âm) do lãi suất (trong hình thức giảm giá trái
phiếu), có thể hành động để giảm chi tiêu khu vực tư nhân. Đến mức độ mà các hiệu ứng
tiềm năng bổ sung của EALR cao hơn được thể hiện, chúng có thể ở một mức độ nào đó
7


có tác dụng nâng cao F ở mức thấp hơn T, nếu không có khả năng ảnh hưởng đến G và I.
Trong mọi trường hợp, một kết quả hợp lí từ các mức gia tăng EALR sẽ là sự gia tăng
trong thâm hụt ngân sách.
Tác giả đã sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM. Phương trình ước tính cho
biến số ngân sách chính là:

Ước tính lãi suất thực tế đối với trái phiếu thành phố dài hạn cao cấp S & P được
cho bởi phương trình dưới đây:




Kết quả nghiên cứu: Trong bài báo này, kỹ thuật mô hình hóa và điều chỉnh lỗi
(ECM) được sử dụng để điều tra mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân sách
liên bang và lãi suất thực tế đối với trái phiếu đô thị dài hạn cao cấp. Mô hình ước
8


tính cung cấp sự hỗ trợ mạnh mẽ cho một mối quan hệ hai chiều giữa lợi suất thực
tế của lãi suất thực trên các trái phiếu chính quyền TP & S cao cấp dài hạn và thâm
hụt ngân sách chính trong giai đoạn 1973-1996. Do đó tác giả đưa ra kết luận:
Thâm hụt ngân sách làm tăng lãi suất dài hạn trong khi không ảnh hưởng đến lãi
suất ngắn hạn.
2.4.

Nghiên cứu của William G. Gale và Peter R.Orszag (2004)- “Budget Deficits,
National Saving, and Interest Rates”
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên số liệu của CBO, Bureau of Economic

Analysis,… trong thời gian 1976- 2004. Tác giả thực hiện các mẫu hồi quy dạng rút gọn
của dạng chung:

Trong đó:
i : lãi suất
f : thước đo chính sách tài khóa ( ví dụ như thâm hụt ngân sách)
Z : vecto của các biến
: hệ số, cung cấp ước tính sảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến lãi suấtTác giả đã
nghiên cứu tác động của thâm hụt ngân sách đến nền kinh tế và đưa ra kết quả về mối
quan hệ của thâm hụt ngân sách và lãi suất như sau:


Mối quan hệ mạnh mẽ, kinh tế vầ có ý nghĩa thống kê giữa lãi suất thực dài hạn và

các biến số dự báo trong các biến nợ dự kiến. Mỗi % GDP được dự đoán thâm hụt
thống nhất trong tương lai làm tăng lãi suất lên 25-35 điểm cơ bản. Mỗi % GDP
trong thâm hụt dự kiến trong tương lai làm tăng lãi suất them 40-70 điểm cơ bản.



Ảnh hưởng của thâm hụt dự kiến đối với lãi suất có thể sẽ nhỏ hơn nếu nền kinh tế
đang trong suy thoái

9


2.5.

Nghiên cứu của hai tác giả Aisen và Hauner (2008) - “ Budget
Deficits anh Interest Rates : A Fresh perspective”
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã chỉ ra, tác động tích cực của thâm hụt ngân

sách lên lãi suất, nhưng hiệu quả phụ thuộc vào các điều khoản tương tác và chỉ đáng kể
theo một trong các điều kiện: thâm hụt cao, chủ yếu là tài trợ trong nước hoặc tương tác
với nợ trong nước cao; mở tài chính thấp; lãi suất được tự do hóa; hoặc độ sâu tài chính
thấp.
Tác giả đã sử dụng hệ thống GGM cung cấp cho hiệu quả tiềm năng lớn hơn nhiều
trong ước tính để làm sáng tỏ ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến đặc điểm, cấu trúc
nền kinh tế.
Hệ thống GMM chạy phương trình hồi qui nhằm đo lường sự tác động của thâm
hụt ngân sách đối với lãi suất ở 60 quốc gia tiên tiến và mới nổi giai đoạn 1970-2006 ,
thông qua 7 biến : lãi suất danh nghĩa dài hạn nước ngoài, khấu hao dự kiến, rủi ro
quốc gia, lãi suất danh nghĩa trong nước, lạm phát, cung tiền, thâm hụt ngân sách,
tăng trưởng GDP thực. Theo phương trình sau:


Trong đó:
ii,t* : lãi suất danh nghĩa nước ngoài
e

i,t

: kỳ vọng khấu hao

rit: rủi ro cụ thể cho từng quốc gia
πi,t: lạm phát
mi,t: cung tiền thực
yi,t: GDP thực
o

: hằng số

di,t: thâm hụt ngân sách

10


Nhóm tác giả đã sử dụng cơ sở dữ liệu thu thập từ nguồn số liệu thứ cấp, cụ thể:
Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), từ năm 1970 đến năm 2006 trên khoảng 60 nền ninh tế phát
triển và mới nổi. Qua đó, nhóm tác giả đã có 3 kết luận chính:
 Thứ nhất, có một tác động tích cực đáng kể về thâm hụt ngân sách về lãi
suất theo thứ tự khoảng 26 điểm cơ bản trên 1% GDP cho toàn bộ bảng
điều khiển.
 Thứ hai, tuy nhiên, hiệu ứng này thay đổi theo nhóm và thời kỳ quốc gia:
hiệu ứng lớn hơn và mạnh mẽ hơn ở các thị trường mới nổi và trong những

giai đoạn muộn hơn so với các nền kinh tế tiên tiến và trong giai đoạn trước
đó.
 Thứ ba, ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đối với lãi suất phụ thuộc vào
các điều khoản tương tác và chỉ đáng kể theo một trong các điều kiện: thâm
hụt ngân sách cao, chủ yếu là tài trợ trong nước hoặc tương tác với nợ trong
nước cao; mở tài chính thấp; lãi suất được tự do hóa; hoặc độ sâu tài chính
thấp. Những tương tác này có thể đi một chặng đường dài hướng tới giải
thích một số tính không đồng nhất trong các tài liệu hiện có. Hơn nữa,
những phát hiện này cũng giữ những hàm ý chính sách quan trọng, đặc biệt
là về hiệu quả ổn định tài chính. Họ cho rằng chính sách tài chính có hiệu
quả hơn khi thâm hụt ngân sách ban đầu và mức nợ thấp hơn, và khi độ mở
tài chính và chiều sâu tài chính lớn hơn, bởi vì ảnh hưởng của thâm hụt lãi
suất nhỏ hơn trong các điều kiện này, hàm ý ít ùn tắc hơn.
2.6.

Nghiên cứu của Emanuele Baldacci and Manmohan S.Kumar (2010)- “Fiscal
Deficits, Public Debt, and Sovereign Bond Yields”
Nhóm tác giả đã nghiên cứu thâm hụt ngân sách, nợ công và lãi suất dài hạn thông

qua mô hình hồi qui với số liệu thu thập của 31 nền kinh tế thị trường mới nổi và tiên tiến
(phát triển) gồm các biến sau: lãi suất danh nghĩa nước i thời kỳ t; lãi suất danh nghĩa
ngắn hạn, tỷ lệ lạm phát, cán cân tài khóa tính theo GDP, nợ công, dữ liệu đầu ra tăng
trưởng, với mô hình cụ thể sau:
11


Tác giả đã phân tích các yếu tố nợ công, cán cân ngân sách ban đầu, cán cân
ngân sách sơ cấp tác động đến lãi suất trái phiếu Chính phủ cho thấy rằng có sự
tương quan thống kê và hồi qui đưa ra một tác động ngược của cán cân ngân sách
lên lãi suất và mối tương quan có vẽ tăng cường hơn từ nữa thập niên 1990. Tác giả tiến

hành kiểm định mối quan hệ trên bằng mô hình ước lượng hồi qui với điều kiện tài khóa
ban đầu, đặc trưng quốc gia, thị trường trái phiếu quốc tế, thông qua các kênh truyền dẫn
ảnh hưởng đến mối quan hệ thâm hụt ngân sách, nợ công tác động đến lãi suất dài hạn
như tiết kiệm quốc gia, kỳ vọng lãi suất, kỳ vọng lạm phát. Khi thâm hụt ngân sách tăng
làm giảm tiết kiệm, tăng tổng cầu dẫn đến tăng cung nợ chính phủ và làm cho lãi suất
tăng; Đường cong lãi suất dốc lên thể hiện dự báo cho thâm hụt tài khóa tăng và lãi suất
dài hạn có xu hướng tăng nhiều hơn lãi suất ngắn hạn.; Kỳ vọng lạm phát khi lạm phát
tăng thì lãi suất danh nghĩa tăng, và có thêm hai trường hợp ngoại lệ dân chúng tăng tiết
kiệm khi thâm hụt tăng; luồng vốn từ nước ngoài đổ vào trong nước nhiều hơn khi thâm
hụt tăng.
Kết quả cho thấy rằng 1% của sự gia tăng thâm hụt tài khóa làm cho lãi suất đáo
hạn của trái phiếu chính phủ tăng 17 điểm cơ bản. Khi thêm biến giả phản ánh đặc trưng
của các quốc gia ( THNS ban đầu lớn hơn 2 % GDP , tỷ lệ nợ ban đầu lớn hơn 80% GDP,
THNS lớn hơn 2%, chỉ số VIX index, lãi suất của FED > 4%, nhu cầu tài trợ trung bình
nợ nước ngoài > 20% GDP, sự lão hóa dân số, độ bất ổn tài chính ) nhưng chỉ có các biến
là tỷ lệ nợ ban đầu lớn hơn 80% GDP, THNS lớn hơn 2%, sự lão hóa dân số, độ bất ổn tài
chính là tác động tích cực lên lãi suất. Kết quả cho thấy là tác động của sự suy giảm tài
khóa lên lãi suất dài hạn là đáng kể nhưng phi tuyến.
3)
3.1.

Tổng quan nghiên cứu trong nước
Tác giả Sử Đình Thành (2012)
Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá mối liên hệ giữa thâm hụt ngân sách và

lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1985-2011.
12


3.1.1.


Giới thiệu
Tác giả đã thực hiện nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và

lạm phát bằng cách tiếp cận mô hình ARDL (Autoregressive Distributed Lag) theo
phương pháp Engle – Granger.
Nghiên cứu nhằm đạt được ba mục tiêu: (1) Đánh giá tổng quan tình hình thâm hụt
ngân sách của Việt Nam giai đoạn 1985-2011. (2) Đánh giá mối quan hệ giữa thâm hụt
ngân sách và lạm phát trong hàm lạm phát gồm các biến: thâm hụt ngân sách, cung tiền,
tăng trưởng và độ mở thương mại. (3) Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thâm hụt
ngân sách ở Việt Nam.
Do vậy, phần 2 của nghiên cứu trình bày cơ sở lý thuyết và xây dựng mô hình
nghiên cứu; Phần 3 trình bày khảo sát thực tiễn ở Việt Nam; Phần 4 làm rõ dữ liệu nghiên
cứu và phương pháp nghiên cứu, kết quả kiểm định và cuối cùng là Phần 5, kết luận và
gợi ý chính sách.
3.1.2.

Khung lí thuyết



Cơ sở lí thuyết:

Để đánh giá sự ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách tới lạm phát, tác giả đã sử dụng
cơ sở các cơ sở lí thuyết:


Tác động của thâm hụt ngân sách lên lãi suất: thâm hụt ngân sách cao sẽ đẩy lãi
suất tăng gây kìm hãm đầu tư tư nhân. Hiệu ứng chèn lấn đầu tư cuối cùng sẽ làm
giảm sự hình thành vốn mới của xã hội, kéo theo tổng cầu xã hội giảm và giá cả

tăng lên.



Hiệu ứng của tài trợ thâm hụt: Khi thâm hụt được tài trợ bằng phát hành trái phiếu
chính phủ và những người nắm giữ trái phiếu không xem trái phiếu như là khoản
thuế tương lai thì của cải quốc gia được cho là sẽ tăng lên. Hiệu ứng của cải gia
tăng sẽ kéo theo nhu cầu hàng hóa gia tăng và giá cả cũng tăng theo.



Thâm hụt ngân sách có thể gây hiệu ứng lên lạm phát là thông qua tiền tệ hóa
thâm hụt. Hay là hiệu ứng của nó lên giá cả thông qua tác động lên tổng cung tiền,
sau đó lan truyền đến giá cả và lạm phát.
13




Dựa vào định đề nổi tiếng của Friedman “Lạm phát luôn luôn và bất kỳ ở đâu là
một hiện tượng tiền tệ” là “Sự gia tăng liên tục và kéo dài của giá cả nhất thiết
được đi liền theo bởi sự gia tăng liên tục của cung tiền”.



Dựa vào lí thuyết định lượng tiền tệ nhiều nhà kinh tế đồng thuận quan điểm số
lượng tiền tệ là yếu tố quyết định tỉ lệ lạm phát (Mankiw, 1997). Tuy nhiên, không
đồng tình quan điểm này, Mortaza (2006) cho rằng trong các nước đang phát triển,
lạm phát không hoàn toàn thuộc về hiện tượng tiền tệ mà có liên quan mật thiết
với thâm hụt ngân sách.



Khung lí thuyết:

Tác giả đã biến thâm hụt ngân sách được đưa trực tiếp vào mô hình và mối quan
hệ với lạm phát. Sử dụng hàm lạm phát:
LP=F(BC,M2,GDP,TOP)
Trong đó:
LP: chỉ số giá tiêu dùng
M2: cung tiền
TOP: độ mở thương mại được đo lường qua chỉ tiêu tổng kim nghạch xuất
khẩu/GDP
Thứ nhất, đưa BC và M2 vào mô hình là để đo lường hiệu ứng các yếu tố tài khóa
và tiền tệ lên mức giá cả; điều này phù hợp với mô hình quyết định mức giá của Keynes.
Thứ hai, đưa biến GDP vào mô hình để kiểm soát mức giá trong mối tương quan với
cung tiền, phù hợp với thuyết định lượng tiền tệ. Thứ ba, cũng đưa biến số độ mở thương
mại vào mô hình để xác định hiệu ứng của nó lên lạm phát.
3.1.3.

Mô hình nghiên cứu
Để nghiên cứu mối liên hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát, nghiên cứu này

đã sử dụng mô hình ARDL- phân phối độ trễ tự hồi quy. Mô hình đồng liên kết dài hạn
của hai biến y và x có dạng:
Viết dưới dạng mô hình ARDL như sau giả sử với độ trễ (1,1):
14


Trong đó, dộ co dãn dài hạn được xác định bởi tỉ lệ:
Và mô hình hiệu chỉnh sai số theo phương pháp Engle - Granger như sau:

Trong đó ECM là hiệu chỉnh sai số.
Từ hàm lạm phát (LP=F (BC, M2,GDP,TOP)), có thể viết thành phương trình hồi
quy sau:
(2)
Phương trình (2) có thể viết dưới dạng mô hình ARDL như sau, giả sử các độ trễ của mô
hình là (1,1,1,1,1):
(3)
Mối liên hệ đồng liên kết dài hạn có thể được tính bằng việc loại bỏ các chỉ số chỉ dẫn
thời gian và sau đó rút ra các phần:
Cơ chế hiệu chỉnh sai số (ECM - ARDL) với độ trễ (1,1,1,1,1) được thiết lập bằng việc
sắp xếp lại phương trình (3):
(4)
Trong mô hình ARDL, tác giả còn đưa thêm hai biến giả (dummy) để kiểm tra các
cú sốc tác động dài hạn đến lạm phát. Biến giả thứ nhất liên quan đến cú sốc siêu lạm
phát trên hai con số suốt thời gian 1985-1992. Biến giả thứ hai liên quan đến cuộc suy
thoái kinh tế do khủng khoảng tài chính - tiền tệ năm 1998 và kéo dài cho đến năm 2003.
Các biến thời gian được sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu hàng năm trong
khoảng thời gian 1985-2011. Dữ liệu của các biến được thu thập từ ấn phẩm “Key
Indicators for Asia and the Pacific 2011”, gồm tỉ lệ lạm phát (LP%), tỉ lệ thâm hụt ngân
sách (BC), cung tiền (M2), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và độ mở thương mại đo
lường (TOP) bằng tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu/GDP. Khi áp dụng cách tiếp cận
ARDL, các biến chuỗi thời gian được chuyển sang dạng logarit tự nhiên để ước lượng.

15


Bằng phương pháp đệ quy, dựa vào các tiêu chí AIC và SBC tác giả đã chọn độ trễ thích
hợp của mô hình ARDL là (1,0,0,0,0). Sau đó, ông tiến hành thực hiện một số kiểm định
thống kê để chuẩn đoán tính phù hợp của mô hình. Kiểm định Larange multiplier (LM)
để kiểm tra tính tự tương quan và kiểm định RESET của Ramsey để kiểm tra sai dạng mô

hình. Kết quả các kiểm định cho thấy mô hình ổn định, đảm bảo để ước lượng các hệ số
dài hạn và ngắn hạn.
Kết quả kiểm định cho thấy phần dư là một chuỗi dừng với giá trị ADF - 5,56 với
ý nghĩa thống kê 1%. Như vậy, các biến trong mô hình là đồng liên kết. Các hệ số được
ước lượng cho thấy biến thâm hụt ngân sách không có quan hệ trực tiếp với lạm phát
trong dài hạn; cung tiền có quan hệ dương với lạm lạm phát, ý nghĩa thống kê 1%; tăng
trưởng kinh tế và độ mở thương mại có quan hệ âm với lạm phát, ý nghĩa thống kê lần
lượt là 5% và 1%; và các cú sốc D1 và D2 không có quan hệ với lạm phát.
Với sự chấp nhận các hệ số dài hạn của phương trình lạm phát, tác giả tiến hành
ước lượng các hệ số ngắn hạn trên cơ sở triển khai mô hình ECM (phương trình 4). Mô
hình ECM có hai phần: Thứ nhất ước lượng các hệ số ngắn hạn; thứ hai, phần sai số hiệu
chỉnh (ECT) cung cấp thông tin phản hồi hay tốc độ điều chỉnh của các hệ số ngắn hạn
quy tụ về cân bằng dài hạn trong mô hình. Phần sai số hiệu chỉnh (ECT) thu được từ kết
quả ước lượng các hệ số dài hạn. Ước lượng cho thấy các biến thâm hụt ngân sách và
cung tiền tác động dương lên lạm phát với ý nghĩa thống kê là 5%; tăng trưởng kinh tế và
độ mở thương mại có quan hệ âm với lạm phát, ý nghĩa thống kê đều là 1%. Hệ số của
phần sai số hiệu chỉnh (ECM) bằng -0,47 với ý nghĩa thống kê 1%. Theo ước lượng này,
tốc độ điều chỉnh chậm. Thêm vào đó, mô hình ECM giải thích tới 95% sự biến động của
giá cả hay lạm phát. Các cú sốc không có tác động đến lạm phát trong ngắn hạn.
Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các cơ sở dữ liệu:


Minh chứng diễn biến lạm phát, thâm hụt ngân sách và cung tiền (M2) trong giai
đoạn 1985-2010:

16





Dữ liệu thống kê các biến trong mô hình.



Ước lượng độ trễ phân phối tự hồi quy

17




Bảng 4:

18


3.1.4.

Kết quả nghiên cứu

Từ việc nghiên cứu mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát qua mô hình
ARDLL, tác giả đã rút ra kết luận:


Thâm hụt ngân sách không có quan hệ với lạm phát trong dài hạn, nhưng tác động
có ý nghĩa thống kê lên lạm phát trong ngắn hạn.

19



II. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Báo điện tử Đài truyền hình Việt Nam, 26/4/2017, “Eurozone: Thâm hụt ngân sách
giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm”, />2.Ari Aisen and David Haune, “Budget Deficits and Interest Rates: A Fresh
Perspective,2008”,
/>3.Đặng Văn Cường và Phạm Lê Trúc Quỳnh, “Tác động của thâm hụt ngân sách
đến tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng ở các nước Đông Nam Á”,
/>4.Emanuele Baldacci and Manmohan S.Kumar, 2010, “Fiscal Deficits, Public Debt,
and Sovereign Bond Yields”, />%2Fwww.imf.org%2F~%2Fmedia%2FWebsites%2FIMF%2Fimported-full-textpdf%2Fexternal%2Fpubs%2Fft%2Fwp
%2F2010%2F_wp10184.ashx&h=AT0cfXiqOmdpTSMv7SaEccSk1bYxvxoeuA2tA
B5G7oe6n2fpVxiLNN8YvFZp7lFxvigRyFouHLrMXlZL6Trv_ATcDcB6zH58yiy6SQNRhFCazHRW7mgyC9D
5.Paul Evans, 1987, “Interest Rates and Expected Future Budget Deficits in the
United States”, />seq=18#metadata_info_tab_contents
6.Richard Cebula, 2003, “Budget Deficits and Real Interest Rates: Updated Empirical
Evidence on Causality”,
/>_deficits_and_real_interest_rates_Updated_empirical_evidence_on_causality/links/0
0b49518533abd7e74000000/Budget-deficits-and-real-interest-rates-Updatedempirical-evidence-on-causality.pdf?origin=publication_detail
7.Sử Đình Thành, “Thâm hụt ngân sách và lạm phát minh chứng thực nghiệm ở Việt
Nam”, Tạp chí phát triển kinh tế, số 252, năm 2012,
/>
20


8.Willie Belton and Richard Cebula,1994, “International Capital Flows, Federal
Budget Deficits, and Interest Rates, 1971-1984”, />9.William G. Gale and Peter R. Orszag, 2004, “Budget Deficits, National Saving, and
Interest Rates”, />ID=38012406912211109109200906912307208105908902206402702306410706912508
302511900400212303306200002904712310812707807709511800401805807100705307
806507008607800312400108404809109209811107212312406901611302707008412512
0093123098067117118100114066003066&EXT=pdf

21




×