Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách và cung tiền đến lạm phát ở các quốc gia đang phát triển châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỖ THỊ THÚY HỒNG

ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH
VÀ CUNG TIỀN ĐẾN LẠM PHÁT Ở CÁC QUỐC GIA
ĐANG PHÁT TRIỂN CHÂU Á

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. DIỆP GIA LUẬT

TP. HỒ CHÍ MINH – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn với đề tài “Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách
và cung tiền đến lạm phát ở các quốc gia đang phát triển châu Á” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Diệp Gia
Luật. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa công
bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Số liệu trong các bảng biểu và các hình sử
dụng cho mục đích đánh giá, phân tích, nhận xét được thu thập từ các nguồn rõ
ràng, đáng tin cậy. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của các tác giả, tổ chức khác đều
được trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn.

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng



năm 2017

Tác giả Luận văn

Đỗ Thị Thúy Hồng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN
SÁCH VÀ CUNG TIỀN ĐẾN LẠM PHÁT ................................................................ 1
1.1

Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1

1.2

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................................ 2

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.4


Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3

1.5

Ý nghĩa khoa học của đề tài .............................................................................. 4

1.6

Cấu trúc bài nghiên cứu .................................................................................... 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ........ 5
2.1

Cơ sở lý thuyết .................................................................................................. 5

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 5
2.1.1.1 Lạm phát ........................................................................................................... 5
2.1.1.2 Thâm hụt ngân sách .......................................................................................... 7
2.1.1.3 Cung tiền ........................................................................................................... 9
2.1.2 Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách, cung tiền và lạm phát........................ 10
2.1.2.1 Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát ........................................ 11
2.1.2.2 Mối quan hệ giữa cung tiền và lạm phát ......................................................... 12
2.2

Lược khảo các nghiên cứu trước đây .............................................................. 15

2.2.1 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thâm hụt, cung tiền và lạm phát .......... 15
2.2.2 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cung tiền và lạm phát .......................... 20
2.2.3 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa các biến kiểm soát và lạm phát ........... 22

2.3

Tóm tắt ............................................................................................................ 24


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ LẠM PHÁT, THÂM HỤT NGÂN
SÁCH VÀ CUNG TIỀN Ở CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN CHÂU Á ... 26
3.1

Tình hình chung của các quốc gia trong khu vực châu Á .............................. 26

3.1.1 Các tiểu khu trong khu vực châu Á ................................................................ 26
3.1.2 Các quốc gia đang phát triển trong khu vực châu Á....................................... 27
3.2
Thực trạng về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách, cung tiền và lạm phát
ở các quốc gia đang phát triển trong khu vực châu Á ................................................ 32
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 44
4.1

Mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 44

4.2

Dữ liệu ............................................................................................................ 44

4.3

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 46

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 50

5.1

Phân tích thống kê mô tả................................................................................. 50

5.2

Kiểm định tính dừng ....................................................................................... 50

5.3

Lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp ................................................................ 51

5.4

Kiểm định các khiếm khuyết của mô hình ..................................................... 52

5.4.1 Hiện tượng đa cộng tuyến ............................................................................... 52
5.4.2 Hiện tượng phương sai thay đổi...................................................................... 53
5.4.3 Hiện tượng tự tương quan ............................................................................... 53
5.4.4 Hiện tượng nội sinh......................................................................................... 53
5.5

Ước lượng GMM ............................................................................................ 53

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................. 57
6.1

Kết luận ........................................................................................................... 57

6.2


Gợi ý chính sách ............................................................................................. 57

6.3

Hạn chế đề tài ................................................................................................. 58

6.4

Hướng mở rộng đề tài ..................................................................................... 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: GDP của 11 quốc gia đang phát triển châu Á (%) ........................................ 27
Bảng 3.2: Lạm phát của 11 quốc gia đang phát triển châu Á (%) ................................. 29
Bảng 3.3: Thâm hụt ngân sách của 11 quốc gia đang phát triển châu Á (%) ................ 30
Bảng 3.4: Cung tiền của 11 quốc gia đang phát triển khu vực châu Á (%) ................... 31
Bảng 5.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình ........................................................ 50
Bảng 5.2: Kiểm định tính dừng Fisher ........................................................................... 51
Bảng 5.3: Kết quả hồi quy các biến trong mô hình........................................................ 51
Bảng 5.4: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai .............. 52
Bảng 5.5: Kết quả hồi quy phần dư với từng biến độc lập trong mô hình ..................... 53
Bảng 5.6: Kết quả ước lượng GMM .............................................................................. 54


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Khung lý thuyết lạm phát mục tiêu ................................................................ 10

Hình 2.2: Quan điểm của Keyness về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm
phát ................................................................................................................................. 11
Hình 2.3: Quan điểm Tiền tệ về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát .... 13
Hình 3.1: Mối quan hệ giữa thâm hụt, cung tiền, lạm phát ở Banglades 1997-2016 .... 32
Hình 3.2: Mối quan hệ giữa thâm hụt, cung tiền, lạm phát ở Cambodia 1997-2016 .... 33
Hình 3.3: Mối quan hệ giữa thâm hụt, cung tiền, lạm phát ở Cambodia 1997-2016 .... 34
Hình 3.4: Mối quan hệ giữa thâm hụt, cung tiền, lạm phát ở Indonesia 1997-2016 ..... 35
Hình 3.5: Mối quan hệ giữa thâm hụt, cung tiền, lạm phát ở Jordan 1997-2016 .......... 36
Hình 3.6: Mối quan hệ giữa thâm hụt, cung tiền, lạm phát ở Malaysia 1997-2016 ...... 37
Hình 3.7: Mối quan hệ giữa thâm hụt, cung tiền, lạm phát ở Pakistan 1997-2016 ....... 38
Hình 3.8: Mối quan hệ giữa thâm hụt, cung tiền, lạm phát ở Philippines 1997-2016 ... 39
Hình 3.9: Mối quan hệ giữa thâm hụt, cung tiền, lạm phát ở Sri Lanka 1997-2016 ..... 40
Hình 3.10: Mối quan hệ giữa thâm hụt, cung tiền, lạm phát ở Thailand 1997-2016 ..... 41
Hình 3.11: Mối quan hệ giữa thâm hụt, cung tiền, lạm phát ở Việt Nam 1997-2016 ... 42


TÓM TẮT
Bài nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách và cung tiền đến
lạm phát ở 11 quốc gia đang phát triển khu vực châu Á trong giai đoạn từ năm
1997-2016. Sử dụng phương pháp ước lượng GMM, kết quả nghiên cứu cho thấy
tác động ngược chiều của thâm hụt ngân sách đến lạm phát trong khi không tìm
thấy bất kỳ tác động có ý nghĩa thống kê nào của cung tiền đến lạm phát. Và sự gia
tăng trong lãi suất sẽ làm gia tăng lạm phát phù hợp với lý thuyết và các nghiên cứu
về mối quan hệ của hai nhân tố trên. Ngoài ra, biến kiểm soát độ mở tài chính
KAOPEN được đưa vào mô hình như một điểm mới trong bài nghiên cứu và kết
quả cho thấy mối tương quan cùng chiều giữa độ mở tài chính và lạm phát.


1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN
SÁCH VÀ CUNG TIỀN ĐẾN LẠM PHÁT
1.1 Lý do chọn đề tài
Lạm phát là hiện tượng tăng mức giá chung và không được mong đợi do tác
động bất lợi của nó đến tiêu dùng, đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, ổn định giá
cả hay kiểm soát lạm phát luôn là mục tiêu hàng đầu trong chính sách tiền tệ của
các ngân hàng trung ương. Trong các yếu tố tác động đến lạm phát, hai yếu tố quan
trọng được nhắc đến nhiều nhất là thâm hụt ngân sách và cung tiền. Về mặt lý
thuyết, có nhiều quan điểm trái chiều giải thích về tác động của thâm hụt ngân sách
và cung tiền đến lạm phát. Theo quan điểm của trường phái trọng tiền cho rằng
trong dài hạn ngân hàng trung ương có thể kiểm soát tỷ lệ lạm phát mục tiêu nếu
kiểm soát được cung tiền. Nhà kinh tế học Milton Friedman cũng cho rằng “Lạm
phát ở đâu và khi nào cũng xuất phát từ những nguyên nhân tiền tệ”. Theo khuôn
khổ lý thuyết trên thì thâm hụt ngân sách chỉ dẫn đến lạm phát nếu việc tài trợ thâm
hụt được thực hiện thông qua việc phát hành tiền. Quan điểm Keynes lập luận rằng
thâm hụt ngân sách dẫn đến lạm phát thông qua việc kích thích tổng cầu và làm tăng
lãi suất thực. Trong khi đó quan điểm Ricardo lại cho rằng thâm hụt ngân sách
không làm thay đổi tổng cầu, lãi suất và mức giá vì các cá nhân, tổ chức trong nền
kinh tế đều dự đoán được việc chính phủ giảm thuế trong hiện tại sẽ được bù đắp
bởi sự tăng thuế trong tương lai (Barro,1989). Không những tồn tại sự khác nhau
trong các quan điểm lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát mà ngay cả
các nghiên cứu thực nghiệm khi xem xét mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách,
cung tiền và lạm phát cũng đưa ra kết quả trái ngược nhau. Trong khi một số nghiên
cứu đưa ra bằng chứng tồn tại mối quan hệ giữa thâm hụt, cung tiền và lạm phát
như Yaya Keho (2016), Nguyễn Văn Bổn (2015), Ignacio Lozano (2008) thì một số
khác lại không tìm thấy mối quan hệ giữa thâm hụt và lạm phát, hay cung tiền và
lạm phát, như nghiên cứu của Tiwari và cộng sự (2015), Hondroyiannis và


2


Papapetrou (1997) hay trong bài báo “Rapid money supply growth does not cause
inflation” của Richard Vague (2016).
Hiện nay, các nghiên cứu đang phát triển theo hướng xem xét đồng thời mối
quan hệ giữa ba yếu tố thâm hụt ngân sách, cung tiền và lạm phát. Tuy nhiên, có ít
nghiên cứu được tiến hành cho các quốc gia đang phát triển trong khu vực châu Á.
Đối với các quốc gia đang phát triển với nhu cầu cao về đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng kinh tế- xã hội thì ngân sách chính là công cụ cốt lõi để các quốc gia thực hiện
mục tiêu đầu tư nói riêng và mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững nói chung. Do
đó, việc các quốc gia này luôn trong tình trạng thâm hụt ngân sách và phải mở rộng
cung tiền là điều không thể tránh khỏi. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới
WorldBank, tỷ lệ thâm hụt ngân sách và cung tiền trung bình so với GDP năm 2016
của các quốc gia này lần lượt là 3.2% và 101.1% trong đó các quốc gia có tỷ lệ
thâm hụt cao như Việt Nam 6.6%, Sri Lanka 5.7% và tỷ lệ tăng cung tiền cao ở các
quốc gia China 208.3%, Malaysia 130.1%, Việt Nam 155.5% và Thái Lan 127.4%.
Do đó, việc tìm hiểu xem trước tình trạng thâm hụt ngân sách cũng như biến
động trong cung tiền ở các quốc gia đang phát triển châu Á như hiện nay có thực sự
gây ảnh hưởng bất lợi đến lạm phát hay không trở thành một câu hỏi đáng quan tâm
không chỉ của các nhà nghiên cứu mà cả các nhà làm chính sách nữa.
Bài nghiên cứu tiến hành xem xét ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách và cung
tiền đến lạm phát ở các quốc gia đang phát triển khu vực châu Á bao gồm
Bangladesh, Cambodia, China, Indonesia, Jordan, Malaysia, Pakistan, Philippines,
Sri Lanka, Thailand và Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1997-2016 bằng phương
pháp ước lượng GMM.
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Bài nghiên cứu tìm kiếm bằng chứng về ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách và
cung tiền đến lạm phát thông qua trường hợp cụ thể tại các quốc gia đang phát triển


3


khu vực châu Á. Qua đó, đưa ra những gợi ý chính sách cho các quốc gia đang phát
triển trong khu vực.
Để đạt được các mục tiêu trên, bài nghiên cứu tập trung làm rõ vấn đề sau:
 Thâm hụt ngân sách và cung tiền có ảnh hưởng đến lạm phát ở các quốc gia
đang phát triển khu vực châu Á không?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài xem xét các vấn đề lý thuyết cũng như bằng
chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách và cung tiền đến lạm
phát.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu 11 quốc gia đang phát triển
khu vực châu Á với bộ dữ liệu về lạm phát, thâm hụt ngân sách, cung tiền, chi tiêu
chính phủ, lãi suất, độ mở tài chính trong giai đoạn từ năm 1997-2016.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu thực hiện nghiên cứu định lượng trên dữ liệu bảng bằng phần
mềm Stata 12, sử dụng phương pháp Pooled OLS, Fem, Rem, đồng thời kiểm định
các khiếm khuyết của mô hình hồi quy gồm hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai
thay đổi, tự tương quan, nội sinh. Sau đó, sử dụng mô hình GMM để khắc phục các
khiếm khuyết của mô hình nhằm đưa ra kết quả định lượng đáng tin cậy.
Nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu về lạm phát, thâm hụt ngân sách, cung
tiền, và một số biến kiểm soát bao gồm chi tiêu chính phủ, lãi suất và độ mở tài
chính. Đặc biệt, trong khi các nghiên cứu trước đây thường xem xét ảnh hưởng của
biến kiểm soát độ mở nền kinh tế đại diện bằng biến độ mở thương mại đến lạm
phát, bài nghiên cứu trên quyết định lựa chọn thay thế biến độ mở thương mại bằng
biến độ mở tài chính, đo lường bằng chỉ số KAOPEN là một điểm mới của đề tài
trong cách tiếp cận về hướng lựa chọn biến kiểm soát trong nghiên cứu về ảnh
hưởng của thâm hụt ngân sách và cung tiền đến lạm phát. Nguồn dữ liệu từ trang


4


web của Ngân hàng thế giới Worldbank và Quỹ tiền tệ thế giới International
Monetary Fund.
1.5 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Về mặt lý luận, bài nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và tổng quan các
nghiên cứu trước đây liên quan đến mối quan hệ của thâm hụt ngân sách, cung tiền
và lạm phát.
Về mặt thực tiễn, bài nghiên cứu củng cố thêm bằng chứng về ảnh hưởng của
thâm hụt ngân sách và cung tiền đến lạm phát trong trường hợp các quốc gia đang
phát triển châu Á bằng mô hình định lượng. Kết quả này giúp các nhà làm chính
sách nhìn nhận rõ hơn về chiều hướng tác động này để từ đó hoạch định các chính
sách góp phần điều chỉnh về lạm phát mục tiêu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.6 Cấu trúc bài nghiên cứu
Đề tài gồm 6 chương: Chương 1-Giới thiệu đề tài ảnh hưởng của thâm hụt
ngân sách và cung tiền đến lạm phát, Chương 2-Cơ sở lý thuyết và tổng quan các
nghiên cứu, Chương 3-Thực trạng vấn đề lạm phát, thâm hụt ngân sách và cung tiền
ở các quốc gia đang phát triển châu Á, Chương 4-Phương pháp nghiên cứu, Chương
5-Kết quả nghiên cứu, Chương 6-Kết luận và gợi ý chính sách.


5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1Lạm phát
Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới, lạm phát đã và đang là vấn đề
phức tạp đặt ra cho mỗi quốc gia, không chỉ ở các quốc gia đang phát triển mà ngay
cả các nền kinh tế phát triển cũng gặp phải. Lạm phát ở một mức độ nhất định có
thể là biện pháp thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nhưng khi vượt qua

ngưỡng lạm phát mục tiêu có thể trở thành căn bệnh gây tác động xấu đến nền kinh
tế. Lạm phát luôn là vấn đề được quan tâm rất nhiều, do đó lạm phát cũng được
định nghĩa theo nhiều quan điểm khác nhau.


Theo C. Mác, Lạm phát là sự tràn đầy các kênh lưu thông các tờ giấy bạc

thừa, gây nên sự mất giá của đồng tiền và sự phân phối lại sản phẩm xã hội và thu
nhập quốc dân.
 Theo Samelson, Lạm phát xảy ra khi mức giá chung thay đổi. Khi mức giá
tăng lên được gọi là lạm phát, khi mức giá giảm xuống được gọi là giảm phát. Vậy
lạm phát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian.
 Theo Friedman và các nhà kinh tế khác, Lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và
kéo dài, lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ - lạm phát bao giờ
và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ.
Lạm phát thường được đo lường bởi hai chỉ tiêu cơ bản là chỉ số giá tiêu dùng
CPI (Consumer price index) và chỉ số giảm phát (GDP deflator). CPI dựa trên một
rổ hàng hóa tiêu dùng và giá cá của các hàng hóa đó ở hai thời điểm khác nhau.
GDP deflator căn cứ vào khối lượng hàng hóa và dịch vụ trong năm và giá cả ở năm
hiện hành với năm cố định được chọn làm gốc. CPI có ưu điểm là tính được lạm
phát tại bất kỳ thời điểm nào chỉ căn cứ vào rổ hàng hóa, tuy nhiên CPI không thể
đo lường lạm phát chính xác do bị tác động bởi hai yếu tố sai lệch của rổ hàng hóa
được quy định trước gồm thứ nhất là sai lệch cơ cấu khi rổ hàng hóa chậm thay đổi


6

không tính đến các mặt hàng mới phát sinh nhưng được sử dụng phổ biến; thứ hai là
sai lệch thay thế khi giá cả mặt hàng trong rổ gia tăng và người tiêu dùng chuyển
sang sử dụng mặt hàng thay thế với giả rẻ hơn nằm ngoài rổ. Do đó, lạm phát được

tính theo CPI có thể dẫn đến dự báo lạm phát quá mức. Đó cũng chính là lý do bài
nghiên cứu sử dụng số liệu lạm phát được tính theo GDP deflator.
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát bao gồm:
 Lạm phát do cầu kéo hay là sự mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu hàng
hóa dịch vụ. Nguyên nhân này gắn liền với sự gia tăng trong tổng cầu của nền kinh
tế, qua đó gây áp lực lên lạm phát. Cầu kéo có thể do các vấn đề liên quan đến tiền
tệ hoặc do việc thực hiện chính sách tài khóa dẫn đến thâm hụt cao, hoặc do tình
trạng đầu cơ tài sản.
 Lạm phát do chi phí đẩy, xảy ra khi có tác động của các yếu tố bên ngoài
không gắn với tổng cung và cầu của nền kinh tế như các cú sốc về giá đối với các
mặt hàng như xăng dầu. Ở một số quốc gia, lạm phát do chi phí đẩy có thể xuất phát
từ các yếu tố mang tính chất cơ cấu như chi phí sản xuất của nền kinh tế cao, hiệu
quả đầu tư thấp.
 Lạm phát do tiền tệ, giá tăng do khối lượng tiền đưa vào lưu thông vượt quá
khối lượng cần thiết cho lưu thông của thị trường, hay nói cách khác là cung tiền
vượt quá cầu tiền. Thực chất nguyên nhân này cũng được tính vào nhóm lạm phát
do cầu kéo.
Từ các định nghĩa, nguyên nhân và cách tính lạm phát nêu trên, có thể thấy
đặc trưng cơ bản của lạm phát: đó là sự tăng lên trong mức giá chung của hàng hóa
dịch vụ và sự mất giá của đồng tiền do hiện tượng khối lượng tiền trong lưu thông
vượt quá nhu cầu cần thiết.


7

2.1.1.2Thâm hụt ngân sách
Theo Cẩm nang Thống kê tài chính của Chính phủ (GFS) do Quỹ tiền tệ IMF
ban hành, thâm hụt ngân sách (hay bội chi ngân sách) được xác định bằng chênh
lệch giữa các khoản thu ngân sách và chi ngân sách. Trong đó:
 Thu ngân sách là các khoản thu vào quỹ ngân sách mà không kèm theo, không

làm phát sinh nghĩa vụ hoàn trả trực tiếp cho các đối tượng có nghĩa vụ phải nộp
ngân sách. Thu ngân sách bao gồm thuế, phí và thu khác (kể cả viện trợ không hoàn
lại), không bao gồm các khoản vay trong và ngoài nước. Theo đó, thu ngân sách là
các khoản thu mang tính chất cưỡng bức hay là trách nhiệm của mọi người hoặc của
các thành phần kinh tế đối với nhà nước.
 Chi ngân sách là các khoản chi từ ngân sách nhà nước không làm phát sinh
nghĩa vụ phải bồi hoàn trực tiếp đối với các các đối tượng được thụ hưởng ngân
sách. Chi ngân sách bao gồm chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, các khoản chi
khác, chi trả lãi vay nhưng không bao gồm chi trả nợ gốc.
Mỗi quốc gia có cách xác định phạm vi các khoản thu chi ngân sách khác nhau
dẫn đến các kết quả khác nhau về thâm hụt ngân sách.
Thâm hụt ngân sách có thể được định nghĩa và tính toán theo nhiều tiêu chí
khác nhau. Việc sử dụng thước đó “thâm hụt ngân sách” nào phụ thuộc vào mục
tiêu phân tích và điều hành chính sách của mỗi quốc gia. Mỗi thước đo thâm hụt thể
hiện một khía cạnh nào đó trong bức tranh tổng quan về tình hình ngân sách, do đó,
để đánh giá chính xác và đầy đủ về tình hình ngân sách của một quốc gia cần sử
dụng đồng thời nhiều thước đo thâm hụt.
Có 3 loại thước đo thâm hụt ngân sách phổ biến:


Thâm hụt ngân sách tổng thể
Đây là thước đo được IMF khuyến nghị các quốc gia sử dụng trong việc xác

định tình trạng mất cân đối tài khóa và cũng là thước đo được sử dụng phổ biến
nhất. Thâm hụt ngân sách tổng thể được xác định bằng chênh lệch giữa tổng thu và


8

tổng chi ngân sách trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm ngân sách. Phạm vi

xác định các khoản thu chi ngân sách đã được nêu ở phần trên.


Thâm hụt ngân sách thường xuyên
Thước đo thâm hụt trên được xác định bằng chênh lệch giữa thu thường xuyên

và chi thường xuyên. Đây là thước đo phản ánh sự tích lũy của chính phủ cho nhu
cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của quốc gia. Điều quan trọng nhất để tính toán
thước đo này là việc xác định và phân loại đâu là khoản thu thường xuyên. Theo
thông lệ quốc tế, thu thường xuyên là các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí không mang
tính chất “một lần” và “không tái tạo”. Theo đó thì các khoản thu từ việc bán tài sản
sẽ không được tính vào các khoản thu thường xuyên. Ngoài ra, có một số quốc gia
cũng không đưa các khoản thu từ bán tài nguyên là khoản thu thường xuyên. Chi
thường xuyên bao gồm các các khoản chi ngân sách nhà nước (bao gồm chi trả lãi
vay) trừ chi đầu tư phát triển và chi viện trợ.
Thước đo cán cân ngân sách thường xuyên có ý nghĩa quan trọng trong việc
phân tích đánh giá tính bền vững của tình hình tài khóa một quốc gia. Những quốc
gia có thâm hụt ngân sách thường xuyên sẽ phải đối mặt với nguy cơ bất ổn về tài
khóa. Việc cắt giảm các khoản chi thường xuyên đề giảm thâm hụt lúc nào cũng
khá nhạy cảm và gây phản ứng tiêu cực từ người dân. Do đó khi đối mặt với thâm
hụt ngân sách kéo dài, giải pháp giảm chi thường xuyên thường là giải pháp được
chính phủ sử dụng sau cùng và khi không thể tăng thu thuế lên mức cao hơn nữa.


Thâm hụt ngân sách cơ sở
Thâm hụt ngân sách cơ sở được xác định bằng cách lấy thâm hụt ngân sách

tổng thể trừ đi phần chi trả lãi vay. Thước đo này cung cấp các thông tin đầy đủ và
chính xác hơn về tác động và hiệu quả của việc điều hành chính sách trong năm của
Chính phủ. Việc trả lãi vay là việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính cho các quyết

định vay nợ trong quá khứ, không gắn với chính sách mà chính phủ thực hiện trong
năm hiện tại (ngoại trừ các khoản vay trong năm hiện tại). Việc phân biệt giữa thâm
hụt ngân sách tổng thể và thâm hụt ngân sách cơ sở có ý nghĩa quan trọng đối với
các quốc gia có tỷ trọng chi trả lãi vay cao (cũng là các quốc gia có dư nợ chính phủ


9

cao), giúp cho việc tách bạch và hiểu rõ được các biến động bất thường trong việc
tăng nghĩa vụ trả nợ do biến động tỷ giá hối đoái đối với khoản vay nước ngoài hay
lãi suất đối với trường hợp lãi suất thả nổi.
Thực tế có trường hợp thâm hụt ngân sách tổng thể cao không đồng nghĩa với
việc Chính phủ đã thực hiện chính sách tài khóa mở rộng nếu như trong năm xuất
hiện sự gia tăng đáng kể về nghĩa vụ trả tiền lãi vay một phần do các biến động liên
quan đến kinh tế vĩ mô như tỷ giá tăng hay lãi suất tăng.
2.1.1.3Cung tiền
Cung ứng tiền tệ, gọi tắt là cung tiền là khối lượng tiền cung ứng cho lưu
thông nhằm đáp ứng nhu cầu về giao dịch, dự trữ của các cá nhân và tổ chức trong
nền kinh tế. Khối lượng tiền được đo lường bằng các mức cung tiền khác nhau và
được xác định theo nguyên tắc tính thanh khoản giảm dần: Tiền gửi không kỳ hạn,
Tiền gửi có kỳ hạn, chứng khoán ngắn hạn, cổ phiếu, bất động sản.
Có 3 mức cung tiền chính thường được sử dụng trong thực tiễn và trong các
nghiên cứu bao gồm:
 Cung tiền M1 gồm lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng và tiền gửi không kỳ
hạn, có tính thanh khoản cao nhất và chủ yếu sử dụng cho nhu cầu giao dịch.
 Cung tiền M2 gồm M1 và tiền gửi có kỳ hạn, M2 kém thanh khoản hơn so với
M1, tuy nhiên kiểm soát M2 khá quan trọng vì tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn
thường chuyển hóa cho nhau.
 Cung tiền M3 gồm M2 và chứng chỉ tiền gửi như tín phiếu, trái phiếu do
Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức phát hành.



10

2.1.2 Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách, cung tiền và lạm phát

Hình 2.1: Khung lý thuyết lạm phát mục tiêu
Theo lý thuyết về lạm phát mục tiêu ở hình 2.1, các công cụ của chính sách
tiền tệ giúp kiểm soát lãi suất và lạm phát bao gồm: các nghiệp vụ trên thị trường
mở, lãi suất tái chiết khấu và tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Cầu trong nước được kiểm soát
thông qua lãi suất, cầu nước ngoài được kiểm soát thông qua tỷ giá hối đoái. Đồng
thời chính sách tài khóa cũng tạo ra các cú sốc về cầu trong nước. Tổng cầu được
tạo thành từ cầu trong nước, cầu nước ngoài và thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên tổng
cung lại không bị kiểm soát bởi cơ chế này, do đó giữa tổng cung và tổng cầu sẽ có
khoảng chênh lệch nhất định tạo ra áp lực lạm phát trong nước. Lý thuyết về lạm
phát mục tiêu cũng cho rằng lạm phát nước ngoài cũng có thể được kiểm soát thông
qua kênh tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu. Bằng cách kiểm soát áp lực lạm phát
trong nước và áp lực lạm phát nước ngoài, nền kinh tế có thể kiểm soát lạm phát
mục tiêu. Nhiều lý thuyết kinh tế và các nhà kinh tế nhấn mạnh rằng thâm hụt ngân


11

sách tác động đến lạm phát thông qua kênh cung tiền và phương thức tài trợ cho
thâm hụt.
Bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào 2 quan điểm lý thuyết: Thứ nhất là quan
điểm Keyness cho rằng thâm hụt tác động đến lạm phát là do nó kích thích tổng
cầu. Phương pháp tiếp cận này dựa trên phương thức tài trợ thâm hụt, thông qua lý
thuyết tổng cung và tổng cầu. Thứ hai là quan điểm Tiền tệ cho rằng thâm hụt ngân
sách tác động đến lạm phát thông qua tăng trưởng cung tiền.

2.1.2.1Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát

Hình 2.2: Quan điểm của Keyness về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và
lạm phát
Theo quan điểm Keyness ở hình 2.2, nếu xảy ra thâm hụt ngân sách, chính phủ
nên tài trợ thông qua vay nợ trong nước hoặc vay nợ nước ngoài từ thị trường tài
chính. Sau đó, chính phủ rút tiền từ thị trường tài chính trong nước để tài trợ cho
thâm hụt, việc này làm giảm tiết kiệm quốc gia và giảm nguồn cung các khoản cho
vay, dẫn đến tăng lãi suất, giảm đầu tư tư nhân, giảm tăng trưởng và tổng cung.


12

Mặt khác, trong trường hợp chi tiêu chính phủ cao cho thấy tăng chi tiêu dùng
làm tăng tổng cầu. Tổng cầu tăng trong khi tổng cung giảm hoặc không đổi. Do đó,
dựa trên quan điểm Keyness về tổng cung và tổng cầu, kết quả là làm tăng mức giá.
Theo quan điểm của Miller (1985) thì thâm hụt ngân sách dẫn đến lạm phát
thông qua hai kênh tài trợ: Ngân hàng trung ương có thể tài trợ cho thâm hụt bằng
cách tạo ra tiền hoặc bằng cách vay tiền.
- Đồng quan điểm với Keyness, Miller cho rằng phương thức thứ nhất là vay
tiền sẽ dẫn đến lãi suất cao hơn, làm giảm đầu tư tư nhân, giảm tăng trưởng
sản lượng đầu ra, và tăng giá.
- Phương thức thứ hai là tạo tiền hay phát hành tiền, là biện pháp giúp chính
phủ huy động nguồn vốn kịp thời để cân đối ngân sách mà không phải trả nợ.
Tuy nhiên, việc phát hành tiền trực tiếp làm tăng cung tiền trên thị trường gây
lạm phát cao, đặc biệt là khi thâm hụt lớn và diễn ra liên tục.
Hơn nữa, nhiều lý thuyết nghiên cứu cho rằng việc in tiền và vay nợ thị trường
trong nước tương quan cùng chiều với lạm phát (Demopoulos et.al, 1987: Cardoso,
1992: Sowa, 1994: Agha and Khan, 2006).
2.1.2.2Mối quan hệ giữa cung tiền và lạm phát

Giả thuyết về tiền tệ dựa trên học thuyết số lượng tiền tệ của nhà kinh tế học
Irvin Fisher và phương trình trình cân bằng cho thấy lạm phát bị ảnh hưởng bởi tăng
trưởng cung tiền.
Mối quan hệ giữa cung tiền và lạm phát được thể hiện qua phương trình sau:
MV=PY
Trong đó M là lượng tiền, V là vòng quay của tiền, P là giá cả, Y là sản lượng
Phương trình có thể được viết dưới dạng phần trăm như sau:


13

% thay đổi của M +% thay đổi của V = % thay đổi của P + % thay đổi của Y
Tốc độ vòng quay của tiền V thường ổn định, nhất là trong ngắn hạn. Từ
phương trình trên ta có thể thấy lạm phát xảy ra khi tốc độ tăng cung tiền nhanh hơn
tốc độ tăng trưởng sản lượng. Vậy trong trường hợp nền kinh tế đạt mức sản lượng
cố định hoặc toàn dụng thì tỷ lệ tăng của giá cả cũng chính là tỷ lệ tăng trong cung
tiền hay nói cách khác là cung tiền có tác động cùng chiều đến lạm phát. Dựa trên
phương pháp tiếp cận này, Sunil và cộng sự (2004) đã phát triển mô hình lý thuyết
để giải thích mối quan hệ giữa thâm hụt và lạm phát ở hình 2.3 sau đây. Và đây
cũng là mô hình ở hầu hết các quốc gia đang phát triển với hệ thống ngân hàng
trung ương có tính độc lập tương đối thấp.

Hình 2.3: Quan điểm Tiền tệ về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và
lạm phát
Theo đó, khi thâm hụt ngân sách xảy ra, ngân hàng trung ương phân bổ tín
dụng cho chính phủ nhiều hơn. Điều này dẫn đến tăng lượng tiền mạnh làm tăng
cung, do đó làm tăng mức giá chung của nền kinh tế. Hay nói cách khác, thâm hụt
ngân sách và cung tiền có tác động cùng chiều đến lạm phát ở các quốc gia mà ngân
hàng trung ương có tính độc lập thấp.
Tuy nhiên, đối với các quốc gia phát triển hầu hết ngân hàng trung ương có

tính độc lập cao thì mục tiêu chính của họ là ổn định giá, kiểm soát lạm phát.


14

Ngoài ra, còn có ý kiến cho rằng tuy việc phát hành tiền để bù đắp thâm hụt đã
chấm dứt nhưng việc các tổ chức tín dụng mua trực tiếp trái phiếu Chính phủ, sau
đó Ngân hàng nhà nước mua lại số trái phiếu đó có thể làm tăng cung tiền. Thực tế
nếu Chính phủ bù đắp thâm hụt bằng cách vay nợ trong nước từ các hộ gia đình và
doanh nghiệp thì sẽ không làm thay đổi cung tiền, song vì thực hiện thông qua các
tổ chức tín dụng sẽ kéo theo sự gia tăng trong cung tiền và tác động đến lạm phát.
Tuy nhiên cũng có những quan điểm trái chiều cho rằng việc gia tăng cung
tiền có thể không làm tăng lạm phát nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng
trưởng, khi mà nhu cầu tiền giao dịch tăng lên tương ứng với mức cung tiền. Còn
trong trường hợp nhu cầu nắm giữ tiền của khu vực tư nhân đã bão hòa thì việc gia
tăng cung tiền sẽ làm giảm lãi suất trên thị trường. Theo đó, nhu cầu tiêu dùng hàng
hóa và đầu tư tăng lên kích thích tổng cầu của nền kinh tế, giá cả sẽ tăng lên và gây
áp lực lạm phát. Trên phương diện này có thể thấy chính phủ đã gián tiếp đánh thuế
lên những người nắm giữ tiền mặt hay còn gọi là “thuế lạm phát”. Nghiên cứu của
Sagent và Wallance (1981) cho thấy chính phủ của những quốc gia có thâm hụt
ngân sách kéo dài sớm hay muộn cũng phải bù đắp cho sự thâm hụt này thông qua
việc tạo tiền và theo đó sẽ gây nên lạm phát. Trường hợp của Argentina, Bolovia và
Brazil những năm cuối 1980 là ví dụ điển hình cho phương thức bù đắp thâm hụt
bằng phát hành tiền và đã gây ra những tác động xấu cho nền kinh tế.
Quan điểm tiền tệ chiếm ưu thế trong những năm 1980 và những thập kỷ tiếp
theo khi cho rằng tăng trưởng cung tiền là nguyên nhân gây ra lạm phát. Không
đồng tình với quan điểm này, gần đây Richard Vague (2016) Viện Tư duy Kinh tế
mới (The Institute for New Economic Thinking) trong bài báo “Rapid money
supply growth does not cause inflation” đã đưa ra các bằng chứng thực nghiệm cho
thấy việc tăng cung tiền không có ảnh hưởng đến lạm phát. Tác giả tính toán dựa cơ

sở dữ liệu của 47 quốc gia nằm trong top 70 nền kinh tế có GDP lớn nhất, chiếm
91% trong GDP của toàn thế giới và trong đó có 20 quốc gia hàng đầu trong khoảng
thời gian từ 1960 đến 2015 với mục tiêu xem xét trong từng giai đoạn với mức độ


15

tăng trưởng cung tiền khác nhau có theo sau đó là một tỷ lệ lạm phát cao hay
không? Kết quả từ nhiều tình huống cho thấy lạm phát cao thường không theo sau
đó là tăng cung tiền cao và ngược lại, lạm phát cao xảy ra thường không liên quan
đến sự tăng cung tiền trước đó.
Qua đó, có thể thấy sự khác nhau tromg các quan điểm lý thuyết về mối quan
hệ giữa thâm hụt ngân sách, cung tiền, và lạm phát. Do đó, bài nghiên cứu sẽ trình
bày lược khảo một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này.
2.2 Lược khảo các nghiên cứu trước đây
2.2.1 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thâm hụt, cung tiền và lạm phát
Yaya Keho (2016) sử dụng bộ dữ liệu của Liên minh kinh tế và tiền tệ Tây Phi
(WAEMU) trong giai đoạn từ năm 1970-2013 và phương pháp kiểm định đường
bound ARDL trong bài nghiên cứu của Pesara và các cộng sự (2001) để xem xét tác
động của thâm hụt ngân sách và cung tiền đến lạm phát. Bằng chứng cho thấy tồn
tại mối quan hệ dài hạn giữa thâm hụt ngân sách, cung tiền và lạm phát ở tất cả các
quốc gia ngoại trừ Mali. Mức giá và thâm hụt ngân sách có mối quan hệ cùng chiều
ở Niger và Togo, quan hệ ngược chiều ở Benin và Senegal. Ngoài ra, cung tiền và
mức giá có mối quan hệ cùng chiều ở Burkina Faso, Cote d’Ivoire và Senegal. Kết
quả khi thực hiện kiểm định nhân quả Granger chỉ ra rằng thâm hụt tác động đến
tăng trưởng cung tiền ở Cote d’Ivoire, Mali và Togo, và tác động đến mức giá ở
Senegal; không tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa cung tiền và lạm phát trong ngắn
hạn. Bài nghiên cứu đưa ra kết luận chung rằng thâm hụt ngân sách không tác động
đến lạm phát ở các quốc gia WAEMU. Bài nghiên cứu lựa chọn mẫu là các quốc
gia trong WAEMU mà không xem xét đến đặc điểm chung trong tình hình thâm hụt

ngân sách và mở rộng cung tiền ở các quốc gia này dẫn đến kết quả thiếu sự thống
nhất trong các quốc gia nghiên cứu.
Nguyễn Văn Bổn (2015) sử dụng hai phương pháp ước lượng PMG và GMM
Arellano-Bond để xem xét ảnh hưởng của thâm hụt tài khóa và cung tiền M2 đối
với lạm phát ở các nước châu Á trong giai đoạn từ năm 1985-2012. Kết quả ước


16

lượng cho thấy cung tiền M2 có ảnh hưởng cùng chiều đến lạm phạt khi sử dụng
phương pháp PMG trong khi thâm hụt ngân sách, chi tiêu chính phủ và lãi suất đều
có tác động đến lạm phát trong cả hai phương pháp ước lượng. Trong bài nghiên
cứu có đưa biến soát vào mô hình tuy nhiên có một số biến kiểm soát chưa phù hợp
với tình hình thực tế tại các quốc gia đang nghiên cứu, do đó không tìm thấy tác
động có ý nghĩa thống kê đến biến phụ thuộc.
Ishaq & Mohsin (2015) phân tích mối quan hệ giữa thâm hụt và lạm phát khi
có xem xét đến mức độ độc lập của các ngân hàng trung ương và sự phát triển của
các thị trường tài chính. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của 11 quốc gia châu
Á từ năm 1981-2010 và ước lượng GMM cho thấy thâm hụt tác động đến lạm phát
trong mẫu các quốc gia được chọn, trong khi thâm hụt tác động đến lạm phát đặc
biệt mạnh mẽ khi thị trường tài chính không phát triển đầy đủ và các ngân hàng
trung ương không được tự do theo đuổi mục tiêu của mình.
Jayaraman và Chen (2013) xem xét mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và
lạm phát với phạm vi dữ liệu là bốn quốc gia quần đảo Thái Bình Dương gồm Fiji,
Samoa, Tonga, và Vanuatu trong thời gian từ năm1981-2011 bằng cách tiến hành
nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách ở bốn quốc gia
thông qua phân tích kinh tế lượng dạng bảng, phương pháp kiểm định đồng liên kết
bảng dựa trên hiệu chỉnh sai số Westerlund. Nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan
hệ trực tiếp cùng chiều và mạnh mẽ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát ở bốn
quốc gia PICs. Đối với trường hợp cụ thể ở Fuji, kết quả nghiên cứu tìm thấy thâm

hụt ngân sách, tỷ giá hối đoái danh nghĩa và việc quản lý điều hành kém có ảnh
hưởng đến lạm phát.
Lin và Chu (2013) sử dụng mô hình hồi quy tứ phân vị bảng động (DPQR) với
phương pháp tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) để xem xét mối quan hệ giữa thâm
hụt tài khóa và lạm phát ở 91 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1960-2006. Mô hình
DPQR ước lượng ảnh hưởng của thâm hụt tài khóa đến lạm phát tương ứng với các
mức độ lạm phát khác nhau và cho phép điều chỉnh động bằng phương pháp ARDL.


17

Kết quả nghiên cứu cho thấy thâm hụt tài khóa có ảnh hưởng mạnh đến lạm phát
trong giai đoạn có lạm phát cao, và tác động yếu trong giai đoạn lạm phát thấp. Kết
quả đưa ra ngụ ý rằng việc củng cố tài khóa sẽ trở nên hiệu quả hơn trong việc ổn
định mức giá trong giai đoạn lạm phát cao, và điều này cũng phù hợp với mô hình
lý thuyết của Catão và Terromes (2005).
Akinbobola (2012) xem xét mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân sách và
lạm phát nhằm cung cấp các bằng chứng thực nghiệm về tác động của thâm hụt
ngân sách trong việc kích thích tăng trưởng thông qua lạm phát ở Nigeria. Với
nguồn dữ liệu thứ cấp về tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, tổng sản phẩm trong nước
GDP và thâm hụt ngân sách được thu thập từ Tạp chí Thống kê và Báo cáo thường
niên, Báo cáo tài khoản của Ngân hàng trung ương Nigeria và Thống kê tài chính
quốc tế (IFS) của Quỹ tiền tệ quốc tệ (IMF). Sử dụng kiểm định Granger, kết quả
cho thấy không tồn tại mối quan hệ nhân quả từ lạm phát tác động đến thâm hụt
ngân sách trong khi tồn tại mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa của thâm hụt ngân sách
tác động đến lạm phát. Điều này hàm ý rằng tồn tại mối quan hệ nhân quả duy nhất
từ thâm hụt ngân sách đến lạm phát ở Nigeria. Hơn nữa, kết quả cho thấy thâm hụt
ngân sách ảnh hưởng trực tiếp đến lạm phát và gián tiếp thông qua những biến động
tỷ giá hối đóai trong nền kinh tế Nigeria.
Cheah và Hamid (2011) nghiên cứu mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và

lạm phát ở 13 quốc gia đang phát triển ở châu Á gồm Indonesia, Malaysia,
Philippines, Myanmar, Singapore, Thailand, India, South Korea, Pakistan, Sri
Lanka, Taiwan, Nepal và Bangladesh. Sử dụng dữ liệu năm trong thời gian từ năm
1950-1999, kiểm định nhân quả Granger và mô hình hiệu chỉnh sai số ECM cho
thấy tất cả các biến (gồm thâm hụt ngân sách, cung tiền và lạm phát) đều dừng tại
bậc 1 và kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa thâm hụt
ngân sách và lạm phát ở các quốc gia nghiên cứu. Tuy nhiên, trong ngắn hạn chỉ tồn
tại mối quan hệ cùng chiều giữa thâm hụt và lạm phát ở South Korea và mối quan
hệ ngược chiều ở Bangladesh, Sri Lanka.


18

Catõx và Terrones (2005) sử dụng phương pháp ước lượng PMG đối với dữ
liệu 107 quốc gia trong giai đoạn từ 1960-2001. Kết quả thực nghiệm cho thấy thâm
hụt có ảnh hưởng đến lạm phát và ảnh hưởng này mạnh hơn ở các quốc gia lạm
phát cao hoặc các quốc gia đang phát triển. Cũng được đề cập trong bài nghiên cứu,
các quốc gia đang phát triển với việc thu thuế kém hiệu quả, chính trị không ổn
định, giới hạn trong việc tiếp cận vay nợ nước ngoài hướng, do đó làm tăng lạm
phát.
Solomon và De Wet (2004) xem xét mối quan hệ giữa thâm hụt và lạm phát
đối với nền kinh tế Tanzania – một quốc gia ở phía đông châu Phi đã trải qua lạm
phát tương đối cao cùng với thâm hụt tài khóa cao trong một thời gian dài. Sử dụng
dữ liệu năm trong giai đoạn từ 1967-2001 và phương pháp vector đồng liên kết cho
thấy tác động của thâm hụt ngân sách đến lạm phát ở quốc gia này dưới giả định về
tính trung lập tiền tệ trong dài hạn (giá thay đổi cùng tỷ lệ với thay đổi của cung
tiền).
Fischer và các cộng sự (2002) đã tìm thấy mối quan hệ giữa thâm hụt tài khóa
và lạm phát với bộ dữ liệu 94 quốc gia đang phát triển và quốc gia phát triển trong
giai đoạn từ năm 1960-1995. Và tác động này chỉ mạnh ở các quốc gia lạm phát cao

trong thời kỳ lạm phát cao trong khi tác động yếu ở các quốc gia lạm phát thấp và
các quốc gia lạm phát cao trong thời kỳ lạm phát thấp.
Cottarelli và các cộng sự (1998) đã tìm thấy tác động có ý nghĩa giữa thâm hụt
tài khóa đến lạm phát ở các nền kinh tế chuyển đổi và các nền kinh tế công nghiệp
khi sử dụng mô hình dữ liệu bảng động đối với 47 quốc gia trong giai đoạn từ năm
1993-1996.
Tuy nhiên, có một số nghiên cứu đưa ra quan điểm ngược lại là không tồn tại
mối quan hệ giữa thâm hụt và lạm phát.
Tiwarivà cộng sự (2015) kiểm định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và
lạm phát ở 9 quốc gia châu Âu trong giai đoạn từ 1990-2013 sử dụng dữ liệu theo


×