Tiểu luận: Môi trường bên ngoài của Ngân hàng TMCP Vietcombank
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIETCOMBANK
I.
Cơ cấu và lịch sử
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) trước đây là Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam, được thành lập và chính thức đi vào ho ạt động ngày 01/4/1963,
với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa ch ọn th ực
hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động v ới tư cách là m ột ngân
hàng TMCP vào ngày 02/6/2008. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng
khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Hình 1.1 và Hình 1.2: Logo của Vietcombank qua các th ời kì
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có nh ững đóng góp
quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của m ột
ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng
thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày
nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh v ực, cung c ấp cho khách
hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại qu ốc tế; trong
các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động v ốn, tín d ụng, tài tr ợ dự
án… cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công v ụ
phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…
3
Tiểu luận: Môi trường bên ngoài của Ngân hàng TMCP Vietcombank
II.
Nguồn lực
Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhi ều l ợi th ế
trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các d ịch v ụ ngân hàng, phát
triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công ngh ệ cao. Các
dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, Phone Banking,… đã, đang và
sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng s ự ti ện lợi, nhanh chóng, an toàn, hi ệu
quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng.
Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có gần 14.000
cán bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao d ịch/Văn phòng đ ại di ện/Đ ơn v ị
thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội s ở chính tại Hà N ội, 1 S ở Giao d ịch, 1 Trung
tâm Đào tạo, 89 chi nhánh và hơn 350 phòng giao dịch trên toàn qu ốc, 2 công ty con t ại
Việt Nam, 2 công ty con và 1 văn phòng đại diện tại n ước ngoài, 6 công ty liên doanh,
liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát tri ển m ột h ệ th ống Autobank v ới h ơn
2.100 máy ATM và trên 49.500 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn qu ốc.
Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại
trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng l ực, nhạy bén v ới môi tr ường
kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank luôn là s ự l ựa ch ọn hàng
đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cá nhân.
Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, trên nhiều lĩnh vực hoạt động quan trọng,
Vietcombank liên tục được các tổ chức uy tín trên th ế gi ới bình ch ọn và đánh giá là
“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”.
4
Tiểu luận: Môi trường bên ngoài của Ngân hàng TMCP
Vietcombank
PHẦN II: MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA VIETCOMBANK
I.
LÝ THUYẾT VỀ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP
Môi trường bên ngoài của một danh nghiệp là những định chế hay l ực lượng
bên ngoài doanh nghiệp có khả năng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh
nghiệp. Môi trường bên ngoài bao gồm hai yếu tố, môi trường tác nghiệp và môi
trường chung.
1.
Môi trường tác nghiệp
Môi trường tác nghiệp là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và ngay lập tức đến
các quyết định và hành động của nhà quản trị, có ảnh hưởng trực ti ếp đến khả năng
thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Đó là khách hàng, các nhà cung c ấp, các đ ối th ủ
cạnh tranh và các nhóm công chúng tạo sức ép. Tuy nhiên, ở môi tr ường kinh t ế th ương
mại của Việt Nam, đặc biệt là trong ngành tài chính – ngân hàng, các nhóm công chúng
tạo sức ép còn ít và hoạt động chưa có ảnh hưởng nhiều.
2.
Môi trường chung
Môi trường chung bao gồm các yếu tố kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa xã h ội,
dân cư, công nghệ và toàn cầu hóa. Những yếu tố này đều có tác đ ộng đ ến doanh nghi ệp.
Sự thay đổi các các yếu tố trong môi trường chung thường không có tác động m ạnh mẽ
đến doanh nghiệp bằng các yếu tố trong môi trường tác nghiệp. Tuy nhiên, đó v ẫn là các
yếu tố thiết yếu, không thể bỏ qua khi nghiên cứu về hoạt động của các doanh nghiệp.
II.
MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP CỦA VIETCOMBANK
1.
Khách hàng
Khách hàng là những người tiêu thụ đầu ra của doanh nghiệp. Đây là thành
phần phức tạp, với nhiều đặc điểm không ổn định như cơ cấu về đ ộ tu ổi, v ề nhu c ầu,
thị hiếu,… Đối với ngành ngân hàng, khách hàng của một ngân hàng có th ể là cá nhân,
các doanh
nghiệp hoặc các tổ chức tín dụng khác.
Một trong những đặc điểm quan trọng của ngành ngân hàng là khách hàng vừa là
người mua các sản phẩm dịch vụ thông qua hình thức tài trợ của ngân hàng, vừa là người
cung cấp nguồn lực cho ngân hàng thông qua các hình thức gửi tiền, lập tài khoản giao
dịch, cho vay liên ngân hàng… Đặc điểm này đã tạo áp lực không nhỏ cho ngân
5
Tiểu luận: Môi trường bên ngoài của Ngân hàng TMCP Vietcombank
hàng khi mà những người bán yêu cầu nhận được lãi suất càng cao càng tốt, còn những
người mua mong muốn chi phải trả lãi suất càng thấp càng tốt. Điều này tạo nên một
sự mâu thuẫn cơ bản, cần xử lý cân bằng thì Ngân hàng mới có thể đảm bảo thu về
nguồn vốn rẻ nhất trong khi vẫn phải đảm bảo hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng
hiệu quả và tạo lợi nhuận cao.
Đối với Vietcombank, không xét hoạt động giao thương với các doanh nghiệp
và các tổ chức tín dụng, khách hàng cá nhân chủ yếu của Vietcombank là những cá
nhân có thu nhập khá.
Các khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm hoặc gửi tiền tiêu dùng có quyền lực
thương lượng cao hơn so với khách hàng đi vay. Vốn của ngân hàng tồn tại và phát
triển dựa trên dòng vốn huy động của khách hàng. Mặt khác, đối tượng khách hàng này
đối diện với chi phí chuyển đổi thấp, nguy cơ có sản phẩm thay thế cao, vì vậy đối
tượng khách hàng này có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào. Việc Vietcombank phải thu hút
và làm hài lòng đối tượng khách hàng này là rất quan trọng.
Bên cạnh đó, khách hàng vay cá nhân lại có quyền thương lượng là rất yếu,
việc có vay được vốn hay không phải phụ thuộc vào quyết định cho vay của ngân
hàng. Tuy nhiên, cho cá nhân vay vốn không phải là mảng quan trọng trong định
hướng của Vietcombank, ngân hàng này có định hướng cho vay vốn hoặc góp vốn đối
với các doanh nghiệp hoặc các tổ chức tín dụng khác là chủ yếu.
Phần lớn nguồn thu của Vietcombank vẫn dựa trên kinh doanh trên thị trường tiền
tệ và cho vay đối với các doanh nghiệp lớn, chưa phát triển mạnh được m ảng d ịch v ụ bán
lẻ. Tuy nhiên, bán lẻ là mảng dịch vụ có tiềm năng và sẽ quy ết định sự sống còn c ủa các
NHTM trong tương lai, vì vậy, Vietcombank sẽ còn phải đẩy mạnh hơn về mảng này.
2.
Các nhà cung cấp
Các nhà cung cấp ở đây là các công ty chuyên cung cấp v ật tư, thi ết b ị, tài chính
và lao động đầu vào cho doanh nghiệp, đó là các nguồn cung cấp đảm b ảo cho ho ạt
động của doanh nghiệp. Các nhà quản trị cần tìm kiếm nguồn cung cấp đầu vào c ần
thiết một cách ổn định với giá thành thấp nhất có thể.
Đối với Vietcombank, các nhà cung cấp chủ yếu là Ngân hàng Nhà n ước Vi ệt
Nam và các cổ đông, một phần vốn cũng có th ể đến từ khách hàng g ửi ti ết ki ệm; Bên
cạnh đó còn các các nhà cung cấp về cơ sở vật chất, thiết bị.
6
Tiểu luận: Môi trường bên ngoài của Ngân hàng TMCP Vietcombank
Quyền lực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam: Hệ thống Ngân hàng thương
mại nói chung và Vietcombank nói riêng phụ thuộc và bị tác đ ộng c ủa các chính sách
của NHNN thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chi ết khâu, chính sách t ỷ giá, chính
sách lãi suất và quản lý dự trữ ngoại tệ… Ngoài ra do mức độ tập trung ngành, đ ặc
điểm hàng hóa - dịch vụ, tính chuyên biệt hóa sản ph ẩm d ịch v ụ mà quy ền l ực th ương
lượng thường nghiêng về NHNN.
Quyền lực đại cổ đông: Hầu hết các ngân hàng Việt Nam đều có sự góp vốn của
một ngân hàng khác. Do đo quyền lực của nhà đầu tư sẽ tăng lên r ất nhi ều n ếu nh ư h ọ
cổ phần hóa và có thể sáp nhập với ngân hàng được đầu tư. Vietcombank có s ự liên
doanh, liên kết với nhiều ngân hàng khác để h ỗ tr ợ nhau cùng phát tri ển. Tuy nhiên,
Vietcombank là một ngân hàng mạnh, uy tín cao và số l ượng v ốn khá l ớn nên quy ền l ực
thương lượng vẫn nghiêng về Vietcombank.
Quyền lực của khách hàng gửi tiết kiệm: So với lượng vốn của hai nguồn cung
cấp nói trên, lượng vốn đề từ các khách hàng gửi ti ết kiệm không chi ếm tỉ l ệ l ớn, m ặt
khác lại thường có thời hạn ngắn, tính ổn định không cao. Tuy nhiên đây vẫn là m ột
nguồn cung cấp đáng lưu ý, bởi tương ứng với sự nhạy cảm của khách hàng, ngu ồn
cung cấp này có độ nhạy cảm cao đối với các thay đổi trong l ợi ích mà ngân hàng đ ưa
ra. Nhìn chung, ở đây, quyền lợi thương lượng vẫn nghiêng về Vietcombank.
Quyền lực nhà cung cấp thiết bị: Hiện tại ở Việt Nam các ngân hàng thường tự
đầu tư thiết bị và chọn cho mình những nhà cung cấp riêng. Đi ều này góp ph ần gi ảm
quyền lực của nhà cung cấp thiết bị khi họ không thể cung cấp cho c ả m ột th ị tr ường
lớn mà phải cạnh tranh với các nhà cung cấp khác. Tuy nhiên khi đã t ốn m ột kho ản chi
phí khá lớn vào đầu tư hệ thống, ngân hàng sẽ không muốn thay đổi nhà cung c ấp vì
quá tốn kém, điều này lại làm tăng quyền lực của nhà cung cấp thi ết bị đã th ắng th ầu.
3.
Đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh là những lực lượng bên ngoài rất quan trọng mà một doanh
nghiệp cần phải tính đến trong các hoạt động. Đối với ngành ngân hàng, các y ếu t ố v ề giá
(lãi suất), cung cấp dịch vụ, phát triển dịch vụ mới,… ở các ngân hàng khác nhau th ường
không có sự chênh lệch quá lớn; các sản phẩm thay thế trong ngành ngân hàng cũng r ất đa
dạng, vì vậy, sức ép từ các đối thủ cạnh tranh đối với ngân hàng Vietcombank là rất l ớn. Để
cạnh tranh một cách hiệu quả, Vietcombank cần cân đối trên nhiều tiêu chí.
7
Tiểu luận: Môi trường bên ngoài của Ngân hàng TMCP Vietcombank
Theo thống kê cho đến đầu năm 2015, về về quy mô mạng l ưới và tổng tài s ản,
đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát tri ển nông thôn (Agribank) v ẫn là l ớn nh ất.
Nhưng nếu về quy mô vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, đặc bi ệt là về con s ố l ợi nhu ận
tuyệt đối, thì VietinBank đang dẫn đầu. Mặt khác, xét đến con s ố l ợi nhu ận tuy ệt đ ối,
nhiều năm trước Vietcombank khẳng định vị trí số một một cách v ững ch ắc, khi l ợi
nhuận 4 ngân hàng xếp sau cộng lại với có thể so sánh v ới h ọ. Nh ưng nh ững năm g ần
đây, tăng trưởng lợi nhuận của Vietcombank thấp, trong khi VietinBank bứt phá và v ượt
trôi. Hai năm gần đây, lợi nhuận VietinBank khựng l ại và s ụt nh ẹ, nh ưng v ẫn b ỏ xa
Vietcombank, xét theo con số giá trị tuyệt đối. Trong khi đó, Ngân hàng Đ ầu t ư và Phát
triển Việt Nam (BIDV) đang nổi lên. Năm 2014, lợi nhuận tr ước thu ế của VietinBank là
7.300 tỷ đồng, Vietcombank là 5.680 tỷ đồng và BIDV là 6.065 tỷ đồng.
Hiện nay ở Việt Nam, không tính các ngân hàng 100% v ốn nước ngoài và ch ỉ có
chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam, trên thị trường có khoảng g ần 40 ngân
hàng, trong đó có 32 ngân hàng là ngân hàng thương mại cổ phần. Nh ư vậy, các đ ối th ủ
cạnh tranh là một lực lượng rất có ảnh hưởng đối với Vietcombank.
Bên cạnh đó, nguy cơ xuất hiện đối thủ tiềm ẩn đối với ngành ngân hàng là
tương đối cao, vì Việt Nam đã gia nhập WTO nên các doanh nghi ệp n ước ngoài có th ể
đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng tại nước ta, hiện nay đã xuất hi ện nhi ều ngân hàng có
100% vốn đầu tư nước ngoài và có khả năng vẫn tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, các đ ối
thủ tiềm ẩn có nguồn gốc nội địa lại không đáng lo ngại bởi Chính ph ủ tạm ng ưng c ấp
phép thành lập các ngân hàng mới từ 8/2008 và rào cản gia nh ập ngành là tương đ ối
cao.
Hình 3. Một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam
8
Tiểu luận: Môi trường bên ngoài của Ngân hàng TMCP Vietcombank
III.
1.
MÔI TRƯỜNG CHUNG
Các yếu tố kinh tế
Ngân hàng là một ngành nhạy cảm, chứa đựng nhiều rủi ro và phụ thu ộc mạnh mẽ
vào môi trường mà nó hoạt động, trong đó môi trường kinh tế vĩ mô có nh ững tác đ ộng
không nhỏ tới năng lực cạnh tranh của NHTM, được thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể.
a)
Nội lực nền kinh tế: Thể hiện qua quy mô và mức độ tăng trưởng của GDP, dự
trữ
ngoại hối. Ở phạm vi hẹp hơn, nội lực nền kinh tế còn được đánh giá qua ti ềm l ực tài
chính và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong nước cũng nh ư xu th ế chuy ển
hướng hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài vào lãnh thổ.
Trong vòng 10 năm qua tỉ lệ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6,4%/năm
nhưng tốc độ tăng trưởng gần đây đã bắt đầu suy giảm. Năm 2014, mức tăng GDP là
6%, dự tính sẽ giữ ở mức tương đương trong năm 2015 và bắt đầu tăng năm 2016. G ần
đây Chính phủ đã chú ý hơn tới vấn đề cải thi ện môi trường kinh doanh và đã thông
qua hai nghị quyết tháng 3/2014 và tháng 3/2015, trong đó đề ra các hành đ ộng c ụ th ể
nhằm gỡ bỏ các rào cản kinh doanh tại Việt Nam, phấn đấu bắt kịp môi tr ường kinh
doanh tại các nước nhóm ASEAN-6.
Ngoài ra, năm 2015 cũng là năm mà cổ phần hóa Doanh nghi ệp nhà n ước được
chú trọng đẩy mạnh, những đề án cải cách, tái cơ cấu nền kinh t ế, đ ổi m ới chính sách
để thu hút đầu tư, tận dụng nguồn nhân lực phát tri ển n ền kinh tế... cũng đ ược Qu ốc
hội và Chính phủ tập trung hơn nữa, từ đó tạo thêm nhi ều điều ki ện thu ận l ợi cho
doanh nghiệp kinh doanh và cạnh tranh công bằng.
Như vậy, đó sẽ là cơ hội và cũng đồng thời là thách th ức cho các doanh nghi ệp,
đặc biệt là các tổ chức tín dụng như Vietcombank để có th ể b ắt k ịp làn sóng c ủa th ị
trường và đối phó với sự thay đổi của giá trị đồng Việt Nam đồng.
b) Mức độ ổn định nền kinh tế vĩ mô: Được xét thông qua các chỉ số cơ bản như chỉ
số lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái,…
Trong các năm qua, Việt Nam đã thành công trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kéo t ỉ
lệ lạm phát từ mức đỉnh 23% vào thời điểm tháng 8/2013 xu ống còn 4,1% năm 2014. Lãi
suất ổn định và có xu hướng hỗ trợ đẩy mạnh sự phát triển của các doanh nghi ệp trong
nước. Đối với khối Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), trong năm 2015, các doanh nghiệp sẽ
có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ngân hàng tốt hơn với kế hoạch giảm lãi suất cho vay trung
9
Tiểu luận: Môi trường bên ngoài của Ngân hàng TMCP Vietcombank
và dài hạn từ 1 đến 1,5% của Ngân hàng Nhà nước, từ đó biến "n ỗi lo về v ốn" tr ở thành
"sự tự tin tăng trưởng" trong tương lai.
c) Độ mở cửa của nền kinh tế: thể hiện qua các rào cản, các cam kết quốc tế, s ự gia
tăng nguồn vốn đầu tư trực tiếp, sự gí tăng trong hoạt động xu ất nhập kh ẩu. Các y ếu
tố này tác động đến khả năng tích lũy và đầu tư của người dân, từ đó tác đ ộng đ ến kh ả
năng phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng như thu hút ti ền gửi, cấp tín d ụng,
các dịch vụ thanh toán hoặc phát hành thẻ ngân hàng, tác đ ộng đ ến kh ả năng m ở r ộng
mạng lưới phân phối, mở rộng thị phần của ngân hàng.
Vì Việt Nam ngày càng định hướng mở cửa nhiều hơn nên s ự bi ến động của
nền kinh tế thế giới ngày càng sẽ có tác động mạnh đến l ưu l ượng v ốn của nước ngoài
vào Việt Nam thông qua các hình thức đầu tư trực ti ếp và gián ti ếp, ảnh h ưởng đ ến các
tổ chức kinh tế, cá nhân có giao dịch quốc tế hoặc có liên quan. Và dĩ nhiên ho ạt đ ộng
kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh của các ngân hàng th ương m ại không n ằm
ngoài luồng ảnh hưởng chung đó. Điều này thể hiện rõ nhất đối với Vietcombank thông
qua các đối thủ cạnh tranh có thể xuất hiện dưới hình thức ngân hàng n ước ngoài,…
2.
Các yếu tố chính trị - pháp luật
Nền chính trị ở Việt Nam được đánh giá thuộc vào dạng ổn định trên thế gi ới. Đây
là một yếu tố rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành ngân hàng và nền kinh tế Vi ệt
Nam nói chung. Khi các doanh nghiệp phát triển và các doanh nghi ệp nước ngoài yên tâm
đầu tư vốn vào ngành kinh doanh trong nước sẽ thúc đẩy ngành Ngân hàng phát tri ển. Đây
là một yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của các ngân hàng thương mại như Vietcombank.
Các hoạt động của ngành Ngân hàng được điều chỉnh một cách ch ặt chẽ của
Ngân hàng Nhà Nước, chịu sự chi phối của các văn bản luật và dưới luật trong ngành
như: Luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng, Các Nghị định, Thông tư có liên quan
để điều chỉnh các hành vi cạnh tranh đa dạng và liên tục thay đ ổi nhằm duy trì môi
trường kinh doanh lành mạnh cho tất cả các tổ chức tín dụng.
3.
Các yếu tố văn hóa – xã hội
Cùng với việc phát triển kinh tế ổn định, dân trí phát triển cao, đời sống ng ười dân
ngày càng được cải thiện… nhu cầu người dân liên quan đến việc thanh toán qua ngân
hàng, và các sản phẩm dịch vụ tiện ích khác do Ngân hàng cung c ấp ngày càng tăng. Tâm lý
của người dân Việt Nam luôn biến động không ngừng theo những quy luật do sự biến
10
Tiểu luận: Môi trường bên ngoài của Ngân hàng TMCP Vietcombank
động trên thị trường mang lại. Tốc độ đô thị hóa cao (sự gia tăng các khu công nghi ệp
mới) cùng với cơ cấu dân số trẻ khiến cho nhu cầu s ử dụng các d ịch v ụ ti ện ích do
Ngân hàng mang lại gia tăng. Số lượng doanh nghiệp gia tăng mạnh mẽ d ẫn đ ến nhu
cầu vốn, tài chính tăng.
4.
Các yếu tố nhân khẩu học
Các điều kiện nhân khẩu học đó là xu hướng thay đổi về đặc đi ểm dân s ố nh ư
giới tính, độ tuổi, trình độ văn hóa, vị trí địa lý, thu nhập, cấu trúc gia đình,…
Ngày nay, đi kèm sự phát triển nóng của trình độ văn hóa ở Vi ệt Nam, càng ngày
sự cần thiết của các dịch vụ liên quan đến thanh toán và ngân hàng đ ối v ới đ ối t ượng
khách hàng trẻ càng gia tăng. Vì vậy, việc đẩy mạnh các d ịch v ụ, các s ản ph ẩm h ướng
đến đối tượng khách hàng này là việc làm cần thiết. Vietcombank đã nhận th ức và th ực
hiện điều này rất rõ ràng thông qua nhiều chương trình khuy ến mãi như m ở tài kho ản
miễn phí, các chương trình ưu tiên riêng dành cho đối tượng sinh viên, cũng nh ư liên
kết với các trường đại học để tiếp cận đến sinh viên một cách gần gũi hơn.
5.
Các yếu tố công nghệ
Việt Nam ngày càng phát triển dần bắt kịp với các nước phát tri ển trên thế gi ới,
do đó hệ thống kỹ thuật – công nghệ của ngành ngân hàng ngày càng đ ược nâng c ấp và
trang bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Với xu thế hội nhập thế giới, ngày càng có nhiều
nhà đầu tư nhảy vào Việt Nam. Các ngân hàng nước ngoài
vẫn chiếm ưu thế hơn các ngân hàng trong nước về mặt
công nghệ do đó để có thể cạnh tranh các ngân hàng trong
nước phải không ngừng cải tiến công nghệ của mình. Khi
công nghệ càng cao thì càng cho phép ngân hàng đổi mới và
hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, các cách thức phân
phối, và đặc biệt là phát triển các sản phẩm dịch vụ mới
như: dịch vụ Ngân hàng trực tuyến VCB-iB@nking, dịch vụ
Ngân hàng qua điện thoại VCB PhoneB@nking, dịch vụ
Ngân hàng qua tin nhắn di động VCB SMS-B@nking và các
Hình 4. Dịch vụ Mobile Banking
của Vietcombank
dịch vụ Ngân hàng điện tử khác như hệ thống ATM, Home B@nking…sẽ giúp cho các
ngân hàng giảm được chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng thêm s ự trung
thành ở khách hàng của mình.
11
Tiểu luận: Môi trường bên ngoài của Ngân hàng TMCP Vietcombank
IV.
TỔNG KẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ĐỐI VỚI
NGÂN HÀNG TMCP VIETCOMBANK.
Tổng kết lại, hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Vietcombank ch ịu
sự tác động và ảnh hưởng của nhiều yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghi ệp.
Các yếu tố này có mức độ thay đổi và mức độ phức tạp khác nhau, nhưng luôn có s ự
tương tác, sự liên quan đối với nhau. Ngoài ra, các y ếu tố bên trong c ủa doanh nghi ệp
như nguồn lực, văn hóa, mô hình tổ chức,… cũng chịu sự tác động b ởi các y ếu t ố bên
ngoài. Vì vậy, để hoạt động hiệu quả, các nhà quản trị của Vietcombank c ần có s ự
nghiên cứu các yếu tố này, từ đó có các chi ến lược phù h ợp đ ể nh ận bi ết các khó khăn
cũng như các cơ hội để có thể phát huy điểm mạnh và giảm thi ểu các h ạn ch ế của
doanh nghiệp như đã trình bày trong các phần trên.
12
Tiểu luận: Môi trường bên ngoài của Ngân hàng TMCP Vietcombank
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Quản trị học – Stephen P. Robbins, Mary Coulter, Rolf Bergman, Lan Stagg.
Danh sách ngân hàng tại Việt Nam – Wikipedia.org.
Đâu là ngân hàng số một Việt Nam? – VNEconomy.vn, 18/2/2015.
Tổng quan về Việt Nam – Worldbank.org.
Báo cáo thường niên năm 2014 – Vietcombank.com.
13