Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

tiểu luận tăng trưởng và phát triển mô hình kinh tế phát triển của nước đức và bài học phát triển cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.8 KB, 45 trang )

Chương 1.Lý thuyết về mơ hình phát triển kinh tế
1.1. Mơ hình phát triển kinh tế định hướng thị trường
1.1.1. Định nghĩa
Mơ hình kinh tế thị trường là nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, khơng có
sự can thiệp từ chính phủ.
1.1.2. Đặc điểm


Đặc điểm 1: Hoạt động theo cơ chế thị trường:
Duy trì, và khuyến khích rộng rãi tự do cạnh tranh, tự do trao đổi, tiến hành các hoạt
động sản xuất kinh doanh dưới sự điều tiết của thị trường. Do vậy, hoạt động của mọi
chủ thể kinh tế, sự vận động của giá cả đều chịu tác động trực tiếp của hệ thống quy luật
kinh tế thị trường, mà A.Smit gọi là “Bàn tay vơ hình”. Trong giai đoạn vận động, phát
triển của kinh tế thị trường “cổ điển”, Nhà nước can thiệp rất hạn chế và mang tính gián
tiếp vào các hoạt động kinh tế.



Đặc điểm 2 : Linh hoạt nhưng dễ phát sinh mâu thuẫn nội tại:
Nền kinh tế phát triển năng động, linh hoạt. Nhưng sự tồn tại và vận động của nền
kinh tế theo mơ hình này đến một giai đoạn nhất định, thì xuất hiện những khuyết tật của
thị trường, mâu thuẫn nội tại trong phát triển ngày càng gay gắt, khủng hoảng kinh tế bột
phát với sức tàn phá nặng nề. Mà cuộc khủng hoảng 1929-1933 là một minh chứng.


Đặc điểm 3 : Mơ hình này là hành tựu chung của văn minh nhân loại, áp dụng tại
mỗi nước mỗi thời kì lại có những biễn đổi phù hợp:
Kinh tế định hướng thị trường là mơ hình phổ biến của thế giới đương đại. Đây là

thành tựu chung của văn minh nhân loại chứ không phải sản phẩm mang tính đặc thù
của chủ nghĩa tư bản. Việc áp dụng và thực hiện mơ hình kinh tế thị trường trên thế giới


rất phong phú, đa dạng. Ở các nước tư bản phát triển, mơ hình này đã trải qua nhiều giai
đoạn biến đổi thăng trầm, tiến hóa theo thời gian cùng với sự phát triển của lực lượng
sản xuất và các quan hệ kinh tế, dưới tác động của cách mạng khoa học – kỹ thuật, ngày
1


nay là cách mạng khoa học – công nghệ. Các mơ hình kinh tế thị trường của các nước
này có những sự biến đổi, thích nghi để tồn tại và phát triển.
Tổng kết lại, trong mơ hình kinh tế thị trường này, các mối quan hệ kinh tế đều được
giải quyết thơng qua thị trường là chính, sự can thiệp của nhà nước rất hãn hữu. Do đó,
mọi sự bất cập và thất bại của nền kinh tế đều do nguyên nhân chủ yếu từ sự trục trặc
hay sự phát triển thiếu đồng bộ của thị trường. Ở mơ hình này, thị trường lao động có
tính linh hoạt cao và các luật lệ về thị trường lao động đều thiên về bảo hộ người chủ tư
bản hơn là người lao động làm thuê.
1.1.3. Các nước áp dụng
Tiêu biểu là nền kinh tế thị trường của Mỹ, Anh, Ốx-trây-li-a,...
1.2. Mơ hình phát triển kinh tế kế hoạch hóa tập trung
1.2.1. Định nghĩa
Nền kinh tế kế hoạch tập trung là nền kinh tế trong đó chính phủ đóng vai trị quyết
định trong việc phân phối, sản xuất, tiêu thụ của toàn bộ nền kinh tế. Chính phủ sẽ quyết
định mặt hàng nào cần sản xuất, sản lượng và giá cả. Kinh tế tư nhân về hình thức là
khơng tồn tại. Đây là mơ hình kinh tế đối lập với kinh tế thị trường, nơi mà thị trường tự
do đóng vai trị điều tiết giá cả, sản xuất của nền kinh tế.
1.2.2. Đặc điểm
a.

Ưu điểm:


Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ

thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới. Kinh tế kế hoạch hóa tập
trung có những đóng góp quan trọng vào việc cải tạo quan hệ sản xuất, tập trung
tư liệu sản xuất (TLSX) vào tay Nhà nước, do đó có điều kiện tập trung sức sản

xuất, nâng cao năng suất lao động.
− Kinh tế có kế hoạch và tách xa thị trường nên nền kinh tế tránh được lạm phát,
khủng hoảng và các rủi ro thị trường.

2


b.

Nhược điểm:


Các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của

các doanh nghiệp.
− Quan hệ hàng hóa - tiền tệ bị coi nhẹ.
− Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều trung gian vừa kém năng động vừa sinh ra đội
ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu.
− Công nghiệp hóa theo mơ hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát
triển công nghiệp nặng, gắn với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao
cấp.
− Chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ của các
nước xã hội chủ nghĩa...
− Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn khơng quan tâm
đến hiệu quả kinh tế xã hội.
1.2.3. Các nước áp dụng

Liên Xô cũ, Cuba, Bắc Triều Tiên, Belarus. Nền kinh tế của các nước này là một
nền kinh tế chủ yếu là quốc doanh, kế hoạch hóa do chính phủ kiểm sốt dù vẫn có một
số lượng doanh nghiệp đầu từ nước ngoài đáng kể. Phần lớn các phương tiện sản xuất
thuộc chính phủ và phần lớn lực lượng lao động làm cho nhà nước. Đầu tư vốn bị hạn
chế và cần phải được chính phủ chấp thuận.
1.3. Mơ hình phát triển kinh tế hỗn hợp
1.3.1. Định nghĩa
Trong thực tế, không có một mơ hình kinh tế nào là hồn tồn tự do hay tập trung.
Thay vào đó, hầu hết các nền kinh tế có thể đươc coi là kinh tế hỗn hợp, có nghĩa là rơi
vào khoảng giữa của kinh tế tư bản – kinh tế xã hội chủ nghĩ. Kinh tế hỗn hợp cho rằng
do kết quả hoạt động của nhà nước tư sản, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hiện đại khơng
cịn là nền kinh tế tư nhân nữa, mà là sự kết hợp hai khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế
nhà nước bổ sung cho nhau thành một nền "kinh tế hỗn hợp". Chủ trương phải kết hợp
hai mặt "bàn tay vơ hình" của Smit (A. Smith) và Thuyết cân bằng tổng quát với "bàn
tay của nhà nước". Bởi nếu nền kinh tế chỉ dựa vào “bàn tay vơ hình” sẽ q tự do, dẫn
3


đến khủng hoảng (như Mỹ trước đây) còn nếu chỉ dựa vào “bàn tay hữu hình” thì tập
trung quan liêu, khơng kích thích lực lượng sản xuất (LLSX) phát triển (thời bao cấp
Việt Nam là 1 ví dụ điển hình). Vì vậy cần kết hợp lý luận cả 2 mơ hình trên.
1.3.2. Đặc điểm


Đặc điểm 1: Hoạt động theo cơ chế nửa kinh tế định hướng thị trường – nửa kinh
tế kế hoạch hóa tập trung: kết hợp cả cơ chế thị trường và vai trị của Chính phủ
để hình thành nền kinh tế thị trường, trong đó thị trường quyết định hầu hết giá cả
và sản lượng cịn chính phủ kiểm soát tổng thể nền kinh tế với các chính sách về

thuế, chi tiêu ngân sách, quy định về tiền tệ…

− Đặc điểm 2: Hai khu vực tư bản tư doanh và kinh tế nhà nước hợp thành một nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa thống nhất, trong đó vai trò quyết định là thuộc các tổ
chức kinh tế tài chính trong tổ chức độc quyền mạnh. Mơ hình này vừa phát huy
hiệu quả của nhân tố chủ quan như các quy luật của thị trường, lại vừa coi trọng
các nhân tố chủ quan như vai trị của chính phủ.
− Đặc điểm 3: Nhà nước và thị trường đều có vai trị nhất định trong điều tiết nền
kinh tế: nhà nước sở hữu các nhân tố kinh tế quan trọng, người tiêu dùng và các
cơng ty tư nhân có thể ảnh hưởng đến giá cả, chất lượng hàng hóa. Ví dụ, chính
phủ có thể sở hữu các cơng ty sản xuất ơ tơ. Nhưng thay vì u cầu các nhà quản
lý phải bán mỗi chiếc xe với giá bao nhiêu, chính phủ để cung cầu thị trường
quyết định giá bán của xe.
1.3.3. Các nước áp dụng
Hầu hết các nền kinh tế trong thế giới hiện nay là những nền kinh tế hỗn hợp. Các
nước được xếp vào hang các nền kinh tế hỗn hợp tiêu biểu gồm có Nam Phi, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Pháp, Braxin, Đức và Ấn Độ.Mỗi quốc gia có nền “ kinh tế hỗn hợp khác
nhau” nhưng đều khẳng định vai trò của cả “2 bàn tay” trong nền kinh tế.
Hệ thống doanh nghiệp tự do của các nước nhấn mạnh đến sở hữu tư nhân. Các doanh
nghiệp tư nhân tạo ra phần lớn hàng hóa và dịch vụ trong và 1 phần lớn trong tổng sản
lượng kinh tế của quốc gia là dành cho tiêu dùng cá nhân.

4


Chương 2. Mơ hình phát triển kinh tế của Đức
2.1. Bối cảnh lịch sử
2.1.1. Tình hình nước Đức ngay sau khi CTTG 2 kết thúc (năm 1945)
−Kinh tế - Xã hội: Nền công nghiệp thuộc loại hàng đầu Thế giới giờ chỉ còn lại 20%, gần

phân nửa nhà cửa bị xóa sạch số cịn lại xem như khu cắm trại tạm bợ khơng nước,
khơng điện, khơng lị sưởi, nhiều nhà khơng vách che, 12% dân số tử vong, nạn đói

kéo dài ba năm mà cao điểm là vào mùa đông 1946, trao đổi mua bán chủ yếu là ở các
khu chợ trời, trộm cắp hoành hành khắp nơi cộng thêm các khoản bồi thường chiến
tranh khổng lồ.
−Chính trị: Đất nước bị chia cắt thành bốn vùng chiếm đóng của phe đồng minh chiến
thắng áp đặt thể chế của riêng mình, điều đó trong thực tế là sự chia cắt đất nước thành
hai miền Đông - Tây với hai chế độ chính trị đối lập. Cụ thể về địa lý, Đức đã phải
nhường lại ¼ lãnh thổ cho Ba Lan và Liên Xơ, lãnh thổ phía Tây chia làm 4 vùng
chiếm đóng và đặt dưới sự quản lý của Anh, Pháp, Hoa Kỳ và Liên Xơ.
2.1.2. Tình hình nước Đức trong thời kỳ chiến tranh lạnh


Năm 1949, nước Đức chia làm hai: nửa bị ba nước phương Tây chiếm đóng trở
thành Cộng hòa Liên bang Đức (FRG), còn nửa do Liên Xơ chiếm đóng trở thành



Cộng hịa Dân chủ Đức (GDR).
Cộng hòa Liên bang Đức (hay còn gọi là Tây Đức) đã nhận được 1,3 tỷ USD hỗ
trợ tái thiết từ Kế hoạch Marshall của Mỹ, nhưng lãnh tụ của Liên bang Xơ Viết
là Joseph Stalin thì từ chối khoản hỗ trợ của Mỹ dành cho Cộng hịa Dân chủ Đức
(Đơng Đức). Thỏa thuận nợ London năm 1953 cho thấy 60% các khoản vay và

phân phối của Đức đếu đã được xóa bỏ.
− Kinh tế Tây Đức được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa tư bản do thủ tướng phe bảo
thủ Konrad Adenauer và bộ trưởng tài chính Ludwig Erhard dẫn đầu đã nhanh
chóng khởi sắc trong giai đoạn 1946-1975, với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt
7%, mặc dù trong thời gian đó cũng đã xảy ra một đợt suy thoái. Tỷ lệ thất nghiệp
đã giảm từ 11% năm 1950 xuống cịn 0,7% năm 1965.
2.1.3. Tình hình nước Đức từ 1990 đến đầu thế kỉ 21
Năm 1990 nước Đức tái thống nhất. Từ khi tái thống nhất tốc độ tăng trưởng kinh tế

ở Đông Đức thấp hơn ở Tây Đức, tỷ lệ thất nghiệp cao gấp hai lần, vì thế nhiều lao động
5


có tay nghề đi tìm việc làm ở Tây Đức. Năng suất lao động ở Đông Đức vẫn ở mức thấp.
Lượng tiêu dùng ở Đông Đức phụ thuộc trực tiếp vào số tiền chi viện từ Tây Đức, hằng
năm vào khoảng 65 tỷ $ hay hơn 4% tổng sản phẩm quốc nội của Tây Đức. Kết quả là
hạ tầng cơ sở Đông Đức được cải tiến rất nhiều và một vài vùng phát triển rất tốt. Mặc
dù vậy, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn rất cao mà hậu quả là nhiều người, đặc biệt là những
người trẻ tuổi, đã bỏ sang Tây Đức. Đức được tờ Economist mô tả là “người đàn ơng ốm
yếu” của châu Âu năm 1999.
2.1.4. Tình hình nước Đức trong thế kỉ 21
Đức là một đại cường quốc và có kinh tế lớn thứ tư thế giới theo GDP danh nghĩa,
lớn thứ năm theo sức mua tương đương. Đức đứng hàng đầu thế giới trong một số lĩnh
vực công nghiệp và công nghệ, và là nước xuất khẩu và nhập khẩu đều ở vị trí lớn thứ ba
thế giới (2015). Đức là một quốc gia phát triển, có tiêu chuẩn sinh hoạt rất cao được duy
trì nhờ một xã hội có kỹ năng và năng suất. Liên bang này duy trì một hệ thống an ninh
xã hội và chăm sóc y tế phổ quát, bảo vệ mơi trường và giáo dục đại học miễn học phí.
- Đức là một thành viên sáng lập của Liên minh châu Âu vào năm 1993, là bộ phận của
Khu vực Schengen, và trở thành đồng sáng lập của Khu vực đồng euro vào năm 1999.
Đức là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, NATO, G8, G20 và OECD. Chi tiêu quân sự
quốc gia của Đức cao thứ chín thế giới. Đức có lịch sử văn hóa phong phú, liên tục sản
sinh nhiều nhân vật có ảnh hưởng trong nghệ thuật, triết học, âm nhạc, thể thao, giải trí,
khoa học, kỹ thuật và phát minh.
2.2. Các mơ hình nổi bật ở Đức
2.2.1. Mơ hình kinh tế thị trường xã hội (KTTTXH)
Mặc dù có thừa nhận vai trị của chính phủ giống như các nhà kinh tế học của các
trường phái khác nhưng các nhà kinh tế học ở Cộng hòa liên bang Đức hạn chế rất nhiều
sự can thiệp cuả chính phủ trong nền kinh tế thị trường. Ở đây họ nhấn mạnh sự tự do:
tự do trong tất cả các mặt về kinh doanh cũng như thị trường kinh doanh. Các nguyên

tắc của chính phủ phải đảm bảo quyền tự chủ của người tiêu dùng và công dân phải

6


chiếm địa vị thống trị. Từ đó mọi hoạt động chính trị, kinh tế phải được hoạch định trên
cơ sở chú ý đến nhu cầu và nguyện vọng của cá nhân.
Các tiêu chuẩn của nền kinh tế thị trường xã hội ở Đức bao gồm 6 tiêu chuẩn chính:


Đề cao quyền tự do cá nhân: đảm bảo nguyên tắc tự do cá nhân, khuyến khích,
động viên động lực cá nhân thơng qua lợi ích kinh tế. Đảm bảo và nâng cao tự do
về vật chất cho mọi công nhân bằng cách đảm bảo cơ hội kinh doanh cá thế bằng

1hệ thống an tồn xã hội.
− Thực hiện cơng bẵng xã hội theo nghĩa là công bằng trong khởi nghiệp và phân
phối. Đồng thời cũng có chính sách phù hợp để giúp đỡ những người không trực
tiếp tham gia vào quá trình kinh tế.
− Chính sách kinh doanh theo chu kỳ, Nhà nước phải có chính sách khắc phục hậu


quả của khủng hoảng kinh tế, đảm bảo ổn định bên trong của xã hội.
Chính sách tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội: tạo ra khuôn khổ pháp lý về
kết cấu hạ tầng cần thiết đối với quá trình phát triển liên tục về kinh tế. Chính
sách tăng trưởng kinh tế phải tạo ra những kích thích cần thiết nhằm hiện đại hóa

năng lực sản xuất ở các xí nghiệp trung bình.
− Chính sách cơ cấu, được coi là tiêu chuẩn hạt nhân trong chính sách tăng trưởng.
− Đảm bảo tính phù hợp với cạnh tranh trên thị trường, ngăn ngừa sự phá vỡ hay
cạnh tranh quá mức trên thị trường. Hay nói cách khác hơn là tính tương hợp

trong cạnh tranh đối với tất cả các hành vi của các chính sách kinh tế.
Ưu điểm: dễ thấy mơ hình kinh tế này có những ưu điểm lớn như sau:


Thứ nhất, mơ hình đã tư nhân hóa tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả những lĩnh vực
quan trọng như điện, nước hay nhiên liệu... Chính phủ Đức hồn tồn không mở
bất cứ doanh nghiệp Nhà nước nào mà để cho các cá nhân tự do phát triển. Điều
này là một đông lực lớn thúc đẩy doanh nghiệp khác cống hiến nhiều hơn cho

tăng trưởng quốc gia.
− Thứ hai, mô hình đã tạo ra mơi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp từ
nhỏ đến lớn. Mặc dù không can thiệp sâu vào thị trường, nhưng Đức có rất nhiều
chính sách và luật pháp bảo vệ lợi ích kinh tế của mỗi cá nhân. Ví dụ như hạn chế
7


độc quyền, thâu tóm kinh tế hay quyền lực; đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ; và ln
sẵn sàng ứng cứu khi doanh nghiệp gặp khó khăn.
− Thứ ba, Đức có rất nhiều khuyến khích thúc đẩy sản xuất và đặc biệt là xuất
khẩu. Dịng tiền ln khá ổn định và lãi suất thấp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp
vay vốn mở rộng sản xuất. Hay trợ cấp cho doanh nghiệp để xuất khẩu, đưa
thương hiệu hàng hóa Đức trở nên gần gũi hơn trong con mắt người tiêu dùng
quốc tế.
− Thứ tư, về lao động, Đức khá cởi mở trong vấn đề để người nhập cư vào tìm kiếm
việc làm tại Đức. Có thể nói đây là chính sách cực kỳ mềm dẻo của chính phủ, vì
hiện nay dân số nước này thậm chí đang có xu hướng giảm xuống, việc thiếu lao
động khá cấp bách. Vì vậy với chính sách này, doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn
trong tuyển và sử dụng lao động hiệu qủa.
Sự thành công của KTTTXH trước hết do nhận thức đúng đắn nguyên lý của thị
trường để đưa ra các biện pháp hợp quy luật. Thành phần kinh tế tư nhân đã đóng vai trị

cực kỳ quan trọng. Với chính sách bảo vệ triệt để quyền tư hữu TLSX, nhà nước đã huy
động được thành phần kinh tế tư nhân khổng lồ vào cơng cuộc xây dựng. Từ tình trạng
thiểu số trong chế độ Quốc xã, thành phần kinh tế tư nhân trở thành tuyệt đại đa số sau
chưa đầy 40 năm.
Hạn chế: việc khơng can thiệp q sâu vào thị trường có thể tạo nên những bước
đột phá tuy nhiên, về lâu dài, những hạn chế dần dần sẽ được bộc lộ, cụ thể như:


Mơ hình khiến cho chủ nghĩa cá nhân cực đoan tăng lên, việc quá thả lỏng hoạt
động kinh doanh có thể dẫn đến những hành động tiêu cực bất chấp để đạt được
lợi nhuận. Đức có thể ít gặp hạn chế này, vì những chính sách đảm bảo quyền lợi
tương đối chặt chẽ và công bằng cho mọi cá nhân trong xã hội. Nhưng vấn đề này
có thể là điểm bất lợi vô cùng lớn cho những nước có luật pháp ít nghiêm ngặt

hơn, như các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam nếu muốn áp dụng.
− Khi thị trường gặp khủng hoảng, Nhà nước gặp khó khăn trong can thiệp giải
quyết. Ví dụ như doanh nghiệp muốn có một dịng tiền ổn định để tránh rủi ro,
8


nhưng đôi khi cũng muốn tự do để dễ dàng luân chuyển vốn. Nhưng, rất khó để
nhà nước có thể đảm bảo được cả hai tiêu chí thuận lợi đó diễn ra, nếu đã chọn tự
do thì đơi lúc phải chấp nhận rủi ro và khủng hoảng.
= > KẾT LUẬN: Mọi mơ hình đều có ưu và nhược điểm, tuy nhiên nhược điểm có
thể được khắc phục một phần nào đó nếu nó phù hợp với thực trạng xã hội của quốc gia.
Như ở Đức, nhờ có chính quyền tin cậy, cá nhân hồn tồn có thể tự do phát triển và có
thể tin rằng rủi ro sẽ khơng q nghiêm trọng hay thường xun. Mơ hình có ưu điểm rất
lớn và phù hợp với nền kinh tế Đức.
2.2.2. Mô hình giáo dục kép
Sự phát triển của mỗi quốc gia đều phụ thuộc rất nhiều vào phát triển nguồn nhân

lực, do vậy, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn lao động chất lượng
cao là một trong những yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của mọi quốc
gia. CHLB Đức là một trong những quốc gia đã tạo được sự phát triển kinh tế-xã hội cao
và bền vững nhờ làm tốt chiến lược phát triển nguồn nhân lực, trong đó hệ thống “đào
tạo nghề kép” được coi là mơ hình đào tạo có hiệu quả.

a.

“Đào tạo kép” là gì?
Hình thức “Đào tạo kép” của Đức đã và đang là mơ hình đào tạo nghề tiên tiến nhất

hiện nay. Khi học chương trình này, sinh viên vừa được đào tạo lý thuyết tại trường dạy
nghề và thực hành nghề tại các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khi có nhu cầu mở rộng
về nhân lực sẽ lập kế hoạch và lên chương trình tuyển sinh. Nếu doanh nghiệp đó có cơ
sở dạy lý thuyết thì sinh viên sẽ học lý thuyết đồng thời kết hợp với thực hành ngay tại
doanh nghiệp. Trong trường hợp ngược lại, doanh nghiệp khơng có cơ sở đào tạo lý
thuyết thì sẽ kết hợp tuyển sinh và đào tạo với một trường dạy lý thuyết nghề.
Hệ thống đào tạo nghề kép được điều chỉnh bởi nhu cầu cung cấp vị trí đào tạo của
các công ty. Các công ty là người quyết định số lượng công nhân được đào tạo và đào
tạo theo chuyên ngành nào. Công ty được quyền tự do lựa chọn các ứng cử viên được
tham gia đào tạo. Tuy nhiên, trong việc thực hiện những chức năng như vậy, công ty
9


phải tuân thủ hàng loạt những quy chế do Chính phủ Liên bang đặt ra với sự tư vấn của
các đồn thể xã hội.
b.

Tính ưu việt của “Đào tạo kép”


Sinh viên được định hướng nghề nghiệp từ sớm và rõ ràng:
Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông bắt buộc, theo quy định của Chính phủ CHLB


Đức, học sinh có thể tham gia vào học nghề ở lứa tuổi 15-18. Tham gia vào hệ thống đào
tạo nghề, học sinh có thể lựa chọn hình thức đào tạo tồn bộ tại trường hoặc hệ thống
đào tạo nghề kép, tuy nhiên 2/3 học sinh trong nhóm độ tuổi này đã chọn hình thức đào
tạo nghề kép. Các học sinh tham gia hệ thống này, được dậy các kỹ năng cơ bản cho
ngành nghề đã chọn và sau đó được đào tạo chuyên sâu.
− Phần lớn kiến thức sẽ được ứng dụng vào cơng việc:
Vì đào tạo theo mơ hình “vừa học, vừa làm” nên sau khi học lý thuyết, ngay lập tức sinh
viên sẽ có cơ hội được áp dụng ngay tại doanh nghiệp. Hầu hết, thời gian học tập và thực
hành sẽ là 50 - 50. Vì vậy, kiến thức học được vừa được hệ thống, lại được ghi nhớ vô
cùng hiệu quả. Hơn nữa, vì nhà trường liên kết với doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp
tự đào tạo, nên phần lớn sinh viên học nghề ra trường sẽ có tay nghề và đảm bảo tìm
kiếm được cơng việc tốt trong tương lai.
− Dễ dàng hơn trong phát triển chất lượng nguồn nhân lực và đảm bảo tính lâu bền
giữa nhân viên và cơng ty:
Vì sử dụng nguồn nhân lực tự đào tạo nên doanh nghiệp có thể nắm bắt hồn tồn những
gì nhân viên đã học được. Từ đó phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu và điều chỉnh
kiến thức lý thuyết và thực hành sao cho hợp lí. Đúng ngành đúng nghề, đúng sở thích,
đúng sở trường là một trong những điều kiện quan trọng giúp cho nhân viên đam mê với
công việc là gắn kết với công ty. Hệ thống 3 trong 1: định hướng nghề, đào tạo chuyên
môn và kỹ năng làm việc là một bước tiến lớn phát huy hết vai trò giáo dục trong phát
triển kinh tế và một nước đi và chính sách hiệu quả của Đức. Sinh viên được trải nghiệm
môi trường lao động chuyên nghiệp thật sự sẽ phát huy tinh thần trách nhiệm, thấm
nhuần văn hóa của cơng ty. Thay vì nhảy việc, thử việc, thì việc gắn bó lâu dài với công
ty sẽ giúp cho chất lượng lao động luôn được đảm bảo ở mức độ cao.
− Tiết kiệm và hiệu quả:
10



Tại hầu hết các nước trên thế giới, sinh viên sau khi ra trường mới bước đầu làm quen
với môi trường làm việc. Điều đó có thể gây lãng phí thời gian, chưa kể đến lượng kiến
thức đã bị hao mịn nếu khơng được áp dụng ngay lập tức. Bất lợi ở đây là cả doanh
nghiệp và sinh viên mới ra trường vừa mất thời gian vừa mất tiền bạc để đào tạo và được
đào tạo lại.Tuy nhiên, với mô hình vừa học vừa làm, sinh viên sau khi ra trường đã có
trong tay những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất trong công việc. Điều này không chỉ
tiết kiệm được thời gian, chi phí mà cịn hiệu quả hơn rất nhiều so với mơ hình học – học
lại – làm.
c.

Thành tựu và các yếu tố đem đến sự thành cơng của mơ hình “ Đào tạo
kép”
Sau khi học sinh tốt nghiệp từ hệ thống đào tạo nghề kép, tình hình việc làm của học

sinh nói chung tốt, phần lớn học sinh xin được việc làm ngay. Theo báo cáo về hệ thống
đào tạo kép của Bộ Giáo dục và Khoa học CHLB Đức cho biết, sau 6 tháng học sinh tốt
nghiệp từ hệ thống, khoảng 60% học sinh nhận được việc làm với hợp đồng khơng hạn
chế, có nghĩa là hợp đồng trong thời gian 3-4 năm, rồi sau đó ký tiếp hoặc hợp đồng
vĩnh viễn nếu cả hai bên mong muốn, 10% thất nghiệp, 17% tham gia quân ngũ hoặc
nhận hợp đồng ngắn hạn (từ 6 tuần cho đến 5 năm) và 13% tham gia đào tạo tiếp. Trong
số những học sinh có việc làm ngay, 78% học sinh được làm việc theo đúng chuyên
ngành đào tạo. Thơng thường, các học sinh theo học các khóa đào tạo nghề trong các
cơng ty lớn có cơ hội việc làm lớn hơn so với học sinh theo học các khóa đào tạo trong
các cơng ty nhỏ. Theo số liệu thống kê, có khoảng 80% học sinh tốt nghiệp học nghề
trong các công ty lớn được ở lại làm việc tại công ty đã đào tạo. Chỉ số này khiêm tốn
hơn nhiều đối với đào tạo trong các công ty nhỏ, sử dụng chưa đến 1/2 số học sinh họ đã
đào tạo.
Song, nhờ chất lượng đào tạo của hệ thống đào tạo nghề kép, nên cơ hội việc làm

của các học sinh tốt nghiệp không được công ty đào tạo thuê vẫn cao. Hơn nữa, thường
xuyên diễn ra quá trình trao đổi giữa hãng tổ chức đào tạo và hãng không tổ chức đào
tạo, nên việc điều chỉnh về các quyết định đào tạo và sử dụng được diễn ra theo điều
kiện thị trường lao động. Một yếu tố chủ chốt tạo ra hiệu quả cao của hệ thống đào tạo
11


nghề kép ở Đức là chất lượng cao, chế độ đãi ngộ tốt là các động cơ khuyến khích mạnh
của giáo viên trong cả hai bộ phận, tại trường nghề và tại công ty. Khả năng cung cấp
các giáo viên có chất lượng cao là một tiêu chuẩn chính yếu, cho phép các hãng thực
hiện quá trình đào tạo trong hệ thống đào tạo kép. Các giáo viên đào tạo tại hãng được
lựa chọn từ các xưởng và phòng làm việc của cơng ty và phải có ít nhất 5 năm kinh
nghiệm làm việc. Họ còn phải là những người có đủ năng lực sư phạm và chun mơn
để tham gia giảng dạy. Các yêu cầu chuyên môn là một chứng chỉ thợ chính thức của
ngành cộng với 1,5 năm đào tạo thêm tại các lớp học buổi tối của trường kỹ thuật và kỳ
thi tốt nghiệp, xác nhận trình độ về cả chuyên môn lẫn sư phạm. Đối với những người
được lựa chọn làm giáo viên, họ có quyền lợi đi kèm là được chuyển hẳn từ vị trí sản
xuất như là “cơng nhân cổ xanh” sang vị trí làm việc của tầng lớp nhân viên cổ trắng,
với 20 giờ dạy trong một tuần, thay cho khoảng thời gian tăng gấp đôi làm việc tại nơi
sản xuất. Những quyền lợi này là động cơ thực sự cho phép lớp trẻ tham gia đội ngũ
giảng dạy tại hệ thống đào tạo nghề kép.
Có thể khẳng định, hệ thống đào tạo nghề kép là mơ hình đào tạo chiếm vị trí quan
trọng trong hệ thống đào tạo ở CHLB Đức, được thế giới cơng nhận là mơ hình đào tạo
tiên tiến với mục đích chính là phát triển một lực lượng lao động chất lượng cao với quy
mô ngày càng tăng.

12


2.2.3. Điểm sáng của kinh tế Đức: Khối Mittelstand

Là một đất nước không giàu về tài nguyên thiên nhiên, Đức đi sâu vào phát triển
nguồn lực con người. Bên cạnh đó, định hướng phát triển đúng đắn đi theo con đường
kinh tế thị trường xã hội với cơ cấu kinh tế: Khu vực dịch vụ đóng góp khoảng 71% cho
tổng GDP (bao gồm công nghệ thông tin), công nghiệp 28%, và nơng nghiệp 1% đã góp
phần cho sự vực dậy kỳ diệu của nước Đức. Và để đưa đất nước phát triển mũi nhọn là
các ngành CN-DV, phải kể tới chính sách phát triển mơ hình kinh tế “Khối Mittelstand”
của CHLB Đức.
a.

Tổng quan
Trong khối Mittelstand: chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) làm

“xương sống” của nền kinh tế, các mơ hình kinh doanh khơng phải là thứ đơn lẻ. Các
doanh nghiệp Đức thành công nhờ vào sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các trường đào tạo
và doanh nghiệp, giữa vốn và lao động, chính quyền địa phương, nhà cung ứng, ngân
hàng xã hội và các tổ chức khác. Sau trung học, nhiều học sinh Đức đi trực tiếp vào
trường học nghề hoặc trường kỹ thuật, và tự đo, học đi vào một cơng ty Mittelstand hay
cịn được gọi là “hệ thống GD kép”. Bởi vì điều này, tỷ lệ có việc làm của thanh niên
Đức là cao nhất Châu Âu. Điều này, cùng với vai trò được được giao trong công ty của
họ, mỗi nhân viên sẽ được trau dồi một mức độ trung thành cao. Nhiều nhân viên Đức ở
lại với một công ty một hàng chục năm hoặc thậm chí suốt đời. Các cơng ty Mittelstand
truyền cảm hứng cho sự trung thành phi thường trong cơng nhân của họ: trung bình chỉ
có 2,7% trong số họ rời khỏi mỗi năm, so với con số 30% tại một số công ty lớn của Mỹ.
b.

Các chiến lược của khối Mittelstand


Thứ nhất, các công ty Mittelstand thường tập trung chuyên sâu vào thành công
trong dài hạn và sự ổn định hơn lợi nhuận tức thời. Thay vì thực hiện những

khoản đầu tư mạo hiểm hoặc vay nợ, các doanh nghiệp đó lại đầu tư vào nghiên
cứu và phát triển vốn thường đem lại những lợi ích dài hạn. Sức mạnh chủ yếu
của Mittelstand là mối liên hệ gia đình mạnh mẽ mà nhiều người trong số họ có.
"Các đặc tính thành cơng của các cơng ty Mittelstand - hoặc các công ty đa quốc
13


gia nhỏ như chúng có thể được gọi - là quyền sở hữu gia đình hoặc quyền sở hữu
độc lập", Will Stirling, chia sẻ với CNBC trong chương trình “Meet The
Mittelstand”. Theo Stirling, cơ cấu sở hữu này cho phép các cơng ty đưa ra quyết
định nhanh chóng khi đầu tư và dành tỷ trọng cao hơn doanh thu cho nghiên cứu
và phát triển. Chính vì điều này mà các cơng ty Mittelstand thường có khả năng
kiểm sốt chất lượng của các sản phẩm của họ hơn và phản ứng tốt hơn với lượng
gia tăng đột xuất trong nhu cầu. Những doanh nghiệp gia đình này với tầm nhìn
phát triển dài hạn, không quá chú trọng đến lợi nhuận của quý tiếp theo và có
quyền sở hữu ổn định, sản xuất ra các sản phẩm được phát triển tốt và có chất
lượng cao. Đây cũng chính là lợi thế cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu Đức.
− Thứ hai là Mittelstand đang thay đổi với tốc độ chóng mặt. Trong khi các nước
khác đang cố gắng học hỏi, chính Đức cũng đang bận rộn học hỏi thế giới bên
ngoài. Tập đồn cơng nghiệp Freudenberg thuộc sở hữu của nhà Freudenberg đến
nay đã là thế hệ thứ 8. Tuy nhiên, họ chấp nhận CEO Mohsen Sohi là 1 người gốc
Mỹ có 20 năm đầu đời sinh sống ở Iran. Các Mittelstand cũng nhận ra rằng họ
phải vươn ra bên ngoài để phát triển chứ không thể chỉ hoạt động trong phạm vi
thị trấn nhỏ. Để đảm bảo tính cạnh tranh, họ phải tồn cầu hóa và đem hàng hóa
đến bất cứ nơi nào khách hàng có nhu cầu. Do đó ngày càng nhiều người nước
ngoài xuất hiện trong các doanh nghiệp Đức. Công ty chuyên sản xuất tai nghe và
thiết bị âm thanh Sennheiser mới đây đã được chuyển giao cho một thế hệ mới
gồm những con người trẻ tuổi ln coi trọng tầm quan trọng của việc tồn cầu
hóa. Họ muốn học hỏi từ “các khách hàng tân tiến” trên khắp thế giới: người Nhật
đặc biệt coi trọng chất lượng âm thanh trong khi có thể học hỏi người Mỹ về yếu

tố thời trang
c.

Sự hỗ trợ từ Chính phủ
Nói đến thành công của khối Mittelstand, cũng phải kể đến các chính sách hỗ trợ

của Chính phủ: Nếu đo lường trong GDP của mỗi nước, Đức đầu tư gấp 20 lần Mỹ vào
các nghiên cứu công nghiệp quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ năm 2010

14


đến 2013 các cơng ty, tập đồn cơng nghiệp ở Đức đã tăng 22% tổng chi cho nghiên cứu
và phát triển, lên đến hơn 57 tỷ Euro.
Theo chia sẻ của tiến sĩ Wolfgang Manig - Phó Đại sứ kiêm Tham tán kinh tế Đức tại
Việt Nam, ở Đức có rất nhiều cơng cụ để hỗ trợ DNVVN, từ phía Chính phủ liên bang,
chính quyền bang hay thậm chí là cả những tập đồn lớn. Phịng Cơng nghiệp, Thương
mại và Ngành nghề thủ cơng Đức đã ban hành những chính sách hỗ trợ như vận động
cho quyền lợi của DNNVV hay tổ chức những khóa đào tạo hướng nghiệp cho sinh viên,
học sinh.
Không những Ngân hàng Phát triển nhà nước (KfW) đưa ra những kênh tín dụng
đặc biệt cho các DNVVN, mà ngay cả các ngân hàng tư nhân cũng xúc tiến những
chương trình dành riêng cho khối này. Một số DNVVN nằm trong khối hợp tác xã, và
thậm chí, các khối hợp tác xã này cũng có hệ thống ngân hàng riêng (Ngân hàng Nhân
dân tại các khu đô thị và Ngân hàng Raiffeisen tại các vùng nông thôn). Ở cấp Nhà nước
và liên bang, Bộ Kinh tế trợ giúp các DNVVN trong các vấn đề thương mại, xuất khẩu
hay tổ chức những chương trình quảng bá sản phẩm tại nước ngồi.
Sự thành cơng của các doanh nghiệp Đức đang ngày càng được nhiều người biết đến.
Nhiều quan chức và doanh nhân từ khắp nơi trên thế giới háo hức muốn học tập mơ hình
Mittelstand, giống như làn sóng tới Nhật Bản vào những năm 1970 để học tập Toyota.

Sức mạnh của kinh tế Đức trong những năm gần đây là lý do rõ ràng nhất lý giải tại sao
nhiều nước muốn học tập mơ hình này đến thế. Mittelstand cũng được kỳ vọng sẽ mang
đến một giải pháp giải quyết những vấn đề nhức nhối của hệ thống kinh tế tư bản, ví dụ
như nỗi lo về tình trạng mọi hoạt động kinh tế chỉ tập trung vào một số công ty lớn và
một vài thành phố nhỏ, hay nỗi lo về tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ.
Winfried Weber, giáo sư tại ĐH Mannheim, giải thích rằng trong thời kỳ khủng
hoảng nợ châu Âu, sự kết hợp giữa các cơng ty có quy mơ vừa với gốc gác địa phương
và hệ thống đào tạo nghề chuyên nghiệp giúp Đức có tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm từ 25
tuổi trở xuống chỉ ở mức 7,8%, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ 22,1% ở Thụy Điển và
54% ở Tây Ban Nha.
Kết luận: Rõ ràng các Mittelstand ở Đức là một minh chứng hùng hồn cho thấy bí
quyết để các nhà sản xuất ở những nước phát triển tận dụng triệt để tồn cầu hóa là phải
đầu tư vào nguồn nhân lực cũng như tập trung vào các sản phẩm tinh xảo. Người quản lý
15


tốt là người biết chọn lựa các ý tưởng từ khắp mọi nơi và kết hợp chúng một cách hoàn
hảo. Đức đã chứng minh mình chính là “phịng thí nghiệm” hàng đầu thế giới trong công
đoạn “pha chế” này.
2.3. Thành tựu và hạn chế
2.3.1. Thành tựu:
Đức là một đại cường quốc và có nền kinh tế lớn thứ tư thế giới theo GDP danh
nghĩa, lớn thứ năm theo sức mua tương đương. Đức đứng hàng đầu thế giới trong một
số lĩnh vực công nghiệp và công nghệ, và là nước xuất khẩu và nhập khẩu đều ở vị trí
lớn thứ ba thế giới (2015).
 Về kinh tế:
−Nông nghiệp: Nông nghiệp của Đức chỉ chiếm gần 1% trong tổng giá trị GDP và chỉ có

khoảng 2-3% tổng dân số lao động làm việc trong lĩnh vực này bởi vì dân số Đức có
xu hướng già hóa cộng thêm việc Đức nghèo nàn về tự nhiên nên chỉ có thể tập trung

vào Dịch vụ-Công nghiệp. Tuy nhiên, Đức vẫn đảm bảo được an ninh lương thực quốc
gia. Trong Liên minh châu Âu, về vấn đề lương thực, Đức chỉ đứng sau Pháp và Italy.
−Công nghiệp, dịch vụ
o Đức là quê hương của ô tô hiện đại, ngành công nghiệp ô tô tại Đức được nhìn
nhận là nằm vào hàng cạnh tranh và cải tiến nhất trên thế giới, và đứng thứ ba
về sản lượng trên thế giới (hơn 7 triệu chiếc) trong năm 2016.
o Sức mạnh kinh tế của Đức chủ yếu dựa trên năng lực công nghiệp và khả năng
đổi mới công nghiệp.Trước hết phải kể đến ngành công nghiệp ô tô với 775000
nhân lực.Với những thương hiệu mạnh như BMW, Audi, Porsche, MercedesBenz, Volkswagen, … ngành công nghiệp ô tô Đức là ngành đầu tàu của ngành
công nghiệp ô tô tồn cầu. Và để duy trì năng lực cạnh tranh này, các tập đoàn
o

đầu tư hàng tỷ Euro vào hoạt động R&D.
Ngồi ra, Đức cịn ngành chế tạo máy và thiết bị và ngành cơng nghiệp hóa
chất. Cơng nghiệp Đức tập trung chun mơn hóa vào phát triển và sản xuất
những sản phẩm phức hợp, nhất là những sản phẩm đầu tư địi hỏi cơng nghệ
mới.
16


o

Đức nổi tiếng với các tuyến du lịch đa dạng, như Con đường lãng mạn, Tuyến
đường rượu vang, Con đường Thành lũy, Con đường hai hàng cây. Với bề dày
lịch sử và văn hóa, khơng có gì đáng ngạc nhiên khi Đức có 41 di sản thế giới
UNESCO, trong đó có các vùng lõi đơ thị cổ của Regensburg, Bamberg,
Lübeck, Quedlinburg, Weimar, Stralsund và Wismar. Các cảnh quan được viếng
thăm nhiều nhất tại Đức có thể kể đến như Lâu đài Neuschwanstein, Nhà thờ
chính tịa Kưln, Bundestag Berlin, Hofbräu München, Lâu đài Heidelberg,
Zwinger Dresden, Tháp truyền hình Berlin và Nhà thờ chính tịa Aachen.

Europa-Park gần Freiburg là khu nghỉ dưỡng cơng viên chủ đề đơng khách thứ
nhì tại châu Âu. Đây là quốc gia được viếng thăm nhiều thứ bảy trên thế giới
(năm 2011 theo thống kê của World Tourism Barometer (UNWTO)) với tổng
cộng 407 triệu khách nghỉ qua đêm vào năm 2012 (theo số liệu thống kê của Ủy

ban Du lịch Đức - German National Tourist Board).
−Xuất khẩu: Bên cạnh đó, tăng trưởng mạnh cịn nhờ tập trung xuất khẩu, đặc biệt là các
mặt hàng chứa hàm lượng công nghệ cao, phương tiện tự động, điện tử, kĩ thuật…
o Đức là nước xuất khẩu hàng hóa lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau Mỹ và Trung
Quốc với tổng kim ngạch xuất khẩu là $1.283.000.000.000 theo số liệu thống kê
kê của Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (Central Intelligence Agency) .
Trong đó 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Đức là xe cộ, máy móc, hóa chất,
sản phẩm điện tử, thiết bị điện, dược phẩm, thiết bị vận chuyển, kim loại
thường, sản phẩm thực phẩm, cao su và chất dẻo (2015).
o Đức đứng đầu thế giới về xuất khẩu sản phẩm cơng nghệ cao và đóng góp 12%
vào tổng giá trị thương mại thế giới và trong Liên minh châu Âu (EU)

Biểu đồ: Phần trăm đóng góp xuất khẩu trong GDP

17


(Nguồn : IMF-Quỹ tiền tệ quốc tế)
−Về xã hội: Đức là một quốc gia phát triển, có tiêu chuẩn sống rất cao được duy trì nhờ

một xã hội có kỹ năng và năng suất. Liên bang này duy trì một hệ thống an ninh xã hội
và chăm sóc y tế phổ quát, bảo vệ môi trường và giáo dục đại học miễn học phí.
o Các chính sách an sinh xã hội, tự do cá nhân và đoàn kết xã hội được thực
hiện hiệu quả, lực lượng lao động trình độ cao, vốn tư bản lớn, mức độ tham
nhũng thấp,và mức độ sáng tạo cao. Theo báo cáo năm 2011 của Tổ chức

Minh bạch Quốc tế (TI), trong số các nền kinh tế quốc gia lớn nhất thế giới,
Đức và Nhật là hai nước có mức độ tham nhũng thấp nhất, cùng chiếm vị trí
số 14. Trong khi đó Mỹ đứng thứ 24, cịn Trung Quốc ở vị trí 75. So với năm
2010, Đức đã tăng 1 bậc trong xếp hạng, Nhật tăng 3 bậc, Mỹ tăng 2 bậc,
Trung Quốc cải thiện 3 bậc.
Biểu đồ: Tỷ lệ thất nghiệp ở Đức qua các năm 2012 – 2017

( Nguồn: Tổng cục thống kê Đức)
Động lực kinh tế tích cực đã giúp thị trường lao động phát triển thuận lợi. Đức
thuộc nhóm nước có tỷ lệ có việc làm cao nhất EU và tỷ lệ thanh niên thất nghiệp thấp
nhất. Điều đó cũng nhấn mạnh giá trị của hệ thống đào tạo nghề song hành đã trở
thành mặt hàng xuất khẩu. Những yếu tố như lực lượng lao động chun mơn sẵn có
(Theo OECD, Đức nằm trong các quốc gia có mức năng suất lao động cao nhất trên thế

giới), cơ sở hạ tầng hiện đại và sự an tâm về môi trường pháp lý là sự hấp dẫn trong
môi trường kinh tế Đức.
 Về giáo dục:

18


Đức là một trong những địa chỉ hàng đầu thế giới về nghiên cứu khoa học và đào
tạo hàn lâm. Hơn 80 giải Nobel cho người Đức đã giúp cho Đức giành vị trí thứ ba
trong số các quốc gia có người được trao giải thưởng Nobel.
Mơi trường tri thức được tạo dấu ấn bởi ba nhân tố: Mạng lưới dày đặc của
khoảng 400 trường đại học, 4 cơ sở nghiên cứu khoa học bên ngoài trường đại học nổi
tiếng trên thế giới, nghiên cứu công nghiệp phát triển mạnh.
−Hoạt động R&D: Đức chú trọng đầu tư vào nghiên cứu và khoa học và xây dựng một cơ

cấu nghiên cứu ưu tú với những tổ chức nghiên cứu lớn nổi tiếng trên khắp thế giới.

Trong những năm qua cả giới kinh tế và nhà nước đều liên tục tăng ngân sách đầu tư
vào hoạt động tri thức.
o Riêng năm 2013 Đức đã chi tổng cộng gần 80 tỷ Euro, tương đương 2,84% tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) cho nghiên cứu và phát triển, trong đó giới cơng
nghiệp gánh vác 67% tổng chi cho nghiên cứu, các trường đại học đóng góp
18% và nhà nước đóng góp 15%.
o Từ năm 2005 đến 2015 Chính phủ Liên bang đã tăng 65% tổng chi cho đào tạo
và nghiên cứu. Năm 2015 ngân sách đào tạo và nghiên cứu là 15,3 tỷ Euro, đến
năm 2017 dự kiến sẽ tăng tiếp 25% .
−Tồn cầu hóa cũng đặt môi trường khoa học Đức trước những thách thức mới, trong đó
năng lực kết nối tri thức và kết nối các nhà khoa học đóng một vai trị trung tâm. Về
điểm này Đức có được một vị trí tốt đẹp. Hiện nay gần một nửa các cơng trình khoa
học của các nhà khoa học được họ hoàn thành trong quan hệ hợp tác với quốc tế.
o Từ năm 2006 số lượng nhân sự khoa học là người nước ngoài đã tăng 74%, số
lượng giáo sư tăng 46%. Trong thời gian gần đây thủ tục xin visa đơn giản hơn
cũng đóng một vai trị đối với các nhà khoa học đến từ ngoài khu vực EU.Số
lượng các nhà khoa học nước ngoài được tài trợ đến trao đổi khoa học có thời
hạn ở Đức cũng phát triển một cách tích cực.
−Định hướng quốc tế là một trọng tâm đặc biệt: 86% người trưởng thành ở Đức tốt nghiệp
phổ thông trung học hoặc đã qua đào tạo nghề. Tỷ lệ trung bình của OECD chỉ là 75%
o Chương trình đào tạo đã chuyển hướng đào tạo theo hai bậc cấp bằng cử nhân
và thạc sĩ, nhiều chương trình được giảng dạy bằng ngoại ngữ. Môi trường
19


nghiên cứu Đức định hướng tới quốc tế, được liên kết tốt và cởi mở với các nhà
khoa học đến từ nước ngồi. Trong số những quốc gia có trường đại học được
o

sinh viên quốc tế ưa thích nhất thì Đức đứng thứ ba sau Mỹ và Anh.

Sinh viên Đức du học ở nước ngoài với tỷ lệ khá cao, khoảng 30%. Trong thập
niên vừa qua tỷ lệ cán bộ, nhân viên người nước ngoài làm việc trong các
trường đại học Đức đã tăng thêm hai phần ba và hiện nay chiếm 10% trong tổng

số.
o Nhiều trường đại học Đức tích cực “xuất khẩu” các chương trình đào tạo và
tham gia xây dựng trường đại học theo mơ hình Đức trên thị trường đào tạo
quốc tế. So sánh trên thế giới thì về cơ bản hệ thống đào tạo Đức phù hợp tương
đối tốt với nhu cầu của thị trường lao động.
 Môi trường
Thế kỷ 21 được coi là “Thế kỷ của mơi trường”. Điều đó có nghĩa là những thập
niên tới sẽ quyết định điều kiện sống tự nhiên của những thế hệ tương lai trên trái đất
sẽ thay đổi như thế nào. Ở Đức từ lâu nay công cuộc bảo vệ mơi trường và bảo vệ khí
hậu có một vị thế rất cao. Trên trường quốc tế Đức là một nước đi tiên phong trong
công cuộc bảo vệ khí hậu và là một nước khai phá trong quá trình phát triển năng
lượng tái tạo.
Chuyển đổi năng lượng Đức (Energiewende) (German for Energy transition): là
một sự chuyển đổi của Đức từ một danh mục đầu tư năng lượng chiếm ưu thế bởi
nguồn năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng và phát triển bền vững.
Mục tiêu cuối cùng của dự án này là loại bỏ than đá và những nguồn năng lượng
không tái tạo khác. Đây là bước đi được công nhận để hướng đến một nền kinh tế bền
vững bằng các biện pháp hiệu suất năng lượng và năng lượng tái tạo. Theo kế hoạch
này, đất nước sẽ vận hành hầu như hoàn toàn bằng các nguồn năng lượng tái tạo vào
năm 2050.

20


Biểu đồ: Phân bổ tiêu dùng năng lượng tái tạo tại Đức


(Nguồn:Federal Ministry for Economics)
Với bước ngoặt năng lượng – quá trình cải tạo lĩnh vực năng lượng, Đức bỏ lại phía
sau kỷ ngun năng lượng hóa thạch-hạt nhân, tiến vào một tương lai của năng lượng
bền vững. Trong bước ngoặt năng lượng đó có chương trình từng bước từ bỏ năng
lượng hạt nhân đến năm 2022. Ngoài ra theo kế hoạch đến năm 2020 Đức muốn giảm
lượng cacbonic phát thải 40% so với mức năm 1990, đến năm 2050 thậm chí giảm ít
nhất 80%. Cụ thể kết quả của quá trình này là tới cuối năm 2014, Đức đã đạt được mức
giảm 27%.
“Người khổng lồ” Đức đang quyết tâm theo đuổi chiến lược kết hợp tăng trưởng
kinh tế và bảo vệ môi trường trong một nền kinh tế bền vững. Bên cạnh việc phát triển
năng lượng tái tạo thì đòn bẩy trung tâm là tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và tài
nguyên, cũng như sử dụng một cách thơng minh những nguồn tài ngun tái tạo. Đó là
một chiến lược với hai lợi ích. Một mặt sẽ giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường và khí hậu,
mặt khác sẽ nảy sinh những lĩnh vực kinh doanh mới và tạo thêm nhiểu cơ hội việc
làm mới.
2.3.2. Hạn chế
 Về xã hội: chủ nghĩa cá nhân cực đoan tăng lên, sự khủng hoảng về con người. Điều

đó được thể hiện ở việc tỷ lệ sinh ở Đức giảm xuống ở mức thấp. Kết quả của việc này,
các thay đổi về kết cấu dân số (ngày càng ít người trong độ tuổi lao động trong khi chi
cấp cho người già ngày càng nhiều thêm), là các thử thách mới cho những hệ thống
bảo vệ an sinh xã hội.
Ảnh hưởng của xu hướng tồn cầu hóa ngày một gia tăng từ thập niên 1980 kết
hợp với việc các nền kinh tế trẻ ở châu Á bắt đầu chuyển hướng phát triển sang công
nghiệp – dịch vụ đã dẫn đến việc lao động không cần tay nghề cao bị cắt giảm đi ở
21


Đức. Trong một thời gian dài thiếu hụt ngân sách cho các hệ thống bảo vệ xã hội lại
được cân đối bằng cách tăng các phí tổn phụ từ lương của người lao động. Điều này lại

càng làm cho vấn đề trầm trọng thêm.
 Kinh tế:

- Kể từ khi bắt đầu đổi mới thị trường từ những năm 50, Đức vẫn liên tục phát
triển nhanh chóng và vững mạnh, tuy nhiên, những năm trở lại đây, có thể một số điểm
trong mơ hình vẫn cịn hạn chế. Ví dụ như quá nới lỏng và thả nổi thị trường đã nảy
sinh ra nhiều vấn đề nan giải, điển hình là sự nhức nhối về vấn đề lao động.
Đức có mức tiền lương trì trệ, các ngân hàng bị phá sản, thiếu đầu tư, năng suất
tăng chậm, cơ cấu dân số tiêu cực và sản lượng tăng trưởng thấp. Chủ trương cởi trói
thị trường lao động, đã giúp cho các doanh nghiệp khơng bị bó buộc về khối lượng giờ
làm việc hay về mức lương cố định, hay không bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội
cho nhân viên, đồng thời có quyền dễ dàng tuyển dụng hoặc sa thải nhân viên tùy theo
tình hình thời cuộc.
Đây là một lợi thế khơng hề nhỏ đối với 80 % các doanh nghiệp Đức nhưng lại là
bất lợi cho tầng lớp lao động thấp hơn. Hiện nay, có tới 20% dân số Đức trong cảnh bị
coi là bấp bênh. Hơn 6 triệu người lao động đi làm với đồng lương chỉ bằng 75% so
với mức lương tối thiểu của Pháp vì Đức hiện khơng có mức lương tối thiểu.
Từ năm 2000 đến 2010, lương trung bình tại Đức chỉ tăng 1%. Nhưng khi nhìn
đến thu nhập thực sự của người lao động Đức, tức là sau khi họ phải đóng thuế thì
lương của tầng lớp có thu nhập thấp nhất, chẳng những đã khơng tăng mà lại còn bị
giảm đi từ 16 đến 22% trong cùng thời kỳ.
Cuộc chạy đua để nâng cao năng suất và lợi nhuận của các doanh nghiệp đã khiến
xã hội Đức trở nên bất cơng hơn. Phân hóa giàu nghèo ngày càng trở nên rõ rệt. Có thể
thấy rằng, đôi lúc việc quá nới lỏng thị trường cũng không phải là tốt. Chính phủ chỉ
nên can thiệp ở một mức độ nhất định để hướng tới mục tiêu quan trọng nhất là tăng
22


phúc lợi của tồn xã hội chứ khơng phải là một nhóm lợi ích nào đó. Bởi vậy sự can
thiệp của chính phủ cũng cần phải xem xét lại.

Mơ hình kinh tế “lợi mình hại người” – kiềm chế tăng lương để trợ cấp xuất khẩu
– của Đức không nên được xem là một ví dụ cho các nước cịn lại trong khu vực đồng
EURO noi theo. Nền kinh tế Đức đã thu hẹp lại trong quý 2 năm 2014, và chỉ tăng
trưởng 1,4% kể từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 – nhỉnh hơn so với
Pháp và Anh, nhưng chưa bằng một nửa so với mức tăng trưởng ở Thụy Điển, Thụy Sĩ
và Mỹ. Từ năm 2000, mức độ tăng trưởng trung bình GDP hằng năm là 1,1%, xếp thứ
13 trong 18 nước thành viên của khu vực đồng tiền chung euro.

Biểu đồ: Tốc độ tăng GDP hằng năm của Đức

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Đức)
Yếu tố lớn nhất bị cho là đã kéo giảm nền kinh tế này là hoạt động đầu tư vốn suy
giảm. Theo đó, đầu tư vốn và lĩnh vực xây dựng của Đức lần lượt giảm 2,3% và 4,2%
trong quý II. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp nước ngoài cũng khá dè dặt khi đầu
tư vào Đức nói riêng và châu Âu nói chung trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị tại
Đơng Âu ngày càng leo thang. Cụ thể, tỉ lệ đầu tư so với GDP giảm từ 22,3% năm
2000 xuống còn 17% năm 2013.
= > Bị hạn chế bởi thiếu vốn đầu tư, nền kinh tế khập khiễng của Đức phải đấu tranh
để thích nghi. Mặc dù có các cải cách thị trường lao động, việc sa thải một nhân viên
trong biên chế ở Đức khó khăn hơn nhiều so với ở các nước trong Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế (OECD). Đức rơi xuống hạng 111 trên toàn cầu về mức độ dễ dàng
cho việc khởi nghiệp, theo bảng xếp hạng Doing Business của Ngân hàng Thế giới.
23


 Giải quyết hạn chế:

Nền kinh tế Đức cần có một cuộc cải cách tổng thể. Các nhà hoạch định chính
sách nên tập trung vào nâng cao năng suất hơn là tính cạnh tranh và nhân cơng phải
được trả lương xứng đáng. Chính phủ nên tận dụng mức lãi suất gần như bằng khơng

để đầu tư và khuyến khích đầu tư từ các doanh nghiệp – đặc biệt là các công ty mới
khởi nghiệp. Cuối cùng, nước Đức cần chào đón những người nhập cư trẻ năng động
để ngăn chặn sự suy giảm cơ cấu dân số.
Chính phủ Đức nên thúc đẩy quá trình sửa đổi bằng cách chi tiêu nhiều hơn. Ngân
sách của Đức đã đi từ mức thâm hụt trên 3% GDP trong năm 2010, lên thành mức có
thặng dư nhỏ. Các quan chức Đức gọi đây là sự thận trọng, nhưng vì tiết kiệm của khu
vực tư nhân cao, điều này rất khó để biện minh. Đức có rất nhiều dự án cần được chi
tiêu. Các trường học và đường sá của nước Đức đang xuống cấp, do việc siết chặt đầu
tư công để đáp ứng những quy tắc tài chính sai lầm của chính nó.
Biểu đồ: Bảng xếp hạng nền kinh tế các quốc gia theo GDP

(Nguồn:Tổng cục thống kê Đức)
24


Đánh giá mơ hình kinh tế Đức: Nhờ có sự kết hợp tuyệt vời giữa nền kinh tế thị trường
xã hội và chính sách chính phủ quan tâm sâu sắc và đúng mức tới doanh nghiệp vừa và
nhỏ, chính sách giáo dục giữa học và hành đã đưa nền kinh tế Đức vươn lên vị trí thứ 4
trên thế giới với tổng mức GDP là 3.7nghìn tỷ $ (năm 2015)

Chương 3.Bài học cho Việt Nam
3.1. So sánh bối cảnh của Việt Nam và Đức
3.1.1. Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam
a.

Giai đoạn 1945-1975
 Về kinh tế
− Nông nghiệp: thách thức hàng đầu là “giặc đói” do vậy Chính Phủ cho tập trung

phát triển nông nghiệp. Để hỗ trợ cho nông nghiệp và nông thôn khắc phục hậu

quả nặng nề của chiến tranh và tàn dư của chế độ phong kiến, Đảng và Nhà nước
đã có nhiều chủ trương và chính sách kinh tế, tài chính tích cực, trong đó nổi bật
nhất là cải cách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, 810.000 ha đất nơng
nghiệp của địa chủ được tịch thu và chia cho nông dân nghèo. Đến năm 1965, có
88,8% số hộ nơng dân vào hợp tác xã sản xuất nơng nghiệp; trong đó 71,7% số hộ
lên hợp tác xã bậc cao. Nền nông nghiệp hợp tác hóa cùng giai cấp nơng dân tập
thể đã hình thành và phát triển. Tốc độ tăng bình quân về giá trị tổng sản lượng
nông nghiệp là 4,1%. Nông nghiệp miền Bắc từ một nền nông nghiệp lạc hậu, độc
canh, năng suất thấp dần dần trở thành một nền nông nghiệp phát triển tương đối


tồn diện.
Cơng nghiệp: Cơng nghiệp và thủ công nghiệp kháng chiến được xây dựng, đặc
biệt là công nghiệp quốc phịng đã góp phần khơng nhỏ đáp ứng nhu cầu chiến
đấu và tiêu dùng. Sau khi hịa bình được lập lại ở miền Bắc (1954), sản xuất công
nghiệp từng bước được khơi phục và phát triển. Vai trị chủ đạo của công nghiệp
trong nền kinh tế quốc dân bước đầu được phát huy. Các ngành công nghiệp chủ
yếu như điện, cơ khí, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng... đã hình thành và
25


×