Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Vai trò của chính phủ trong bất bình đẳng phân phối thu nhập ở việt nam giai đoạn 2008 – 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.92 KB, 33 trang )

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Cơ sở lý thuyết
1. Khái quát chung về phân phối thu nhập
Thu nhập là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân, doanh
nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công
việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó. Thu nhập có thể gồm các khoản như tiền lương,
tiền công, tiền cho thuê tài sản, lợi nhuận kinh doanh. Thu nhập có thể có được từ
nhiều nguồn khác nhau, có thể từ lao động, từ việc sở hữu những giấy tờ có giá trị, từ
thừa kế, được tặng cho…
Phân phối thu nhập là sự phân chia thu nhập quốc dân cho các đầu vào nhân tố
khác nhau (phân phối thu nhập theo chức năng, phân phối lần đầu) hoặc giữa người
nhận được thu nhập từ các nhân tố sản xuất và những người khác (phân phối lại, tái
phân phối thu nhập). Các cá nhân có thể tự phân phối lại thu nhập dưới hình thức quà
tặng, biếu. Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường là một khâu quan trọng
trong quá trình tái sản xuất xã hội. Phân phối thu nhập vừa là mục tiêu, vừa là động lực
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội.
2. Khái quát về bất bình đẳng phân phối thu nhập
Bất bình đẳng xã hội là sự không ngang bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích
đối với những cá nhân khác nhau trong nhóm hoặc nhiều nhóm xã hội. Từ đó ta có thể
hiểu bất bình đẳng thu nhập là sự không ngang bằng nhau về thu nhập, của cải của
những cá nhân khác nhau trong xã hội.
Phân phối thu nhập quá bình đẳng có thể không tốt đối với tính hiệu quả kinh tế.
Lấy kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa nơi mà có sự bất bình đẳng thấp (mức
lương, mức tiền công ít chênh lệch) thì con người không có động lực tham gia một
cách tích cực vào các hoạt động kinh tế. Mặt khác, quá bất bình đẳng sẽ gây ảnh hưởng


xấu tới chất lượng cuộc sống của người dân, làm tăng tỷ lệ nghèo đói, cản trở tiến bộ
trong y tế và giáo dục, góp phần làm gia tăng tình trạng tội phạm. Do đó cần có những
chính sách phân phối thu nhập sao cho có thể đảm bảo cho nền kinh tế phát triển một
cách bền vững.


Nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng phân phối thu nhập:
Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản. Trong nền kinh tế thị trường,
một bộ phận thu nhập của các cá nhân được phân phối theo sở hữu các nguồn lực. Tùy
theo các yếu tố sản xuất mà mỗi người có được cũng như việc định giá các yếu tố đó
trên thị trường cạnh tranh mà chúng có ảnh hưởng đến mức thu nhập của mỗi cá nhân.
Cách phân phối như vậy gọi là phân phối theo sở hữu các nguồn lực hay còn gọi là
phân phối thu nhập từ tài sản. Tài sản của mỗi cá nhân có được là do nhiều nguồn hình
thành khác nhau: Do được thừa kế tài sản, do hành vi tiêu dùng và tiết kiệm khác nhau
của các cá nhân ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau về của cải tích luỹ được, do kết quả
kinh doanh. Trong số các nguyên nhân nêu trên thì sản xuất kinh doanh là một cách
quan trọng nhất để tăng thu nhập và tăng tài sản của mỗi cá nhân.
Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động. Lao động là điều kiện cơ
bản tạo ra thu nhập. Tuy nhiên với kỹ năng lao động, điều kiện lao động và tính chất
nghề nghiệp khác nhau sẽ dẫn đến thu nhập khác nhau. Một số nguyên nhân dẫn đến
bất bình đẳng thu nhập từ lao động: do khác nhau về khả năng và kỹ năng lao động dẫn
đến khác nhau về thu nhập, do khác nhau về cường độ làm việc cũng dẫn đến thu nhập
không bằng nhau, do khác nhau về nghề nghiệp và tính chất công việc, do những
nguyên nhân khác như sự phân biệt đối xử trong xã hội, xuất phát điểm của các cá
nhân hay sự không hoàn hảo của thị trường lao động, ảnh hưởng của thiên tai và các
rủi ro khác đều có liên quan đến sự khác biệt về tiền lương của các cá nhân.


3. Các tiêu chí đánh giá bất bình đẳng phân phối thu nhập
Đo lường bất bình đẳng trong phân phối thu nhập: Các thước đo bất bình đẳng
phụ thuộc vào mức thu nhập/tiêu dùng trung bình trong một nước và sự phân phối thu
nhập/tiêu dùng trung bình đó. Có nhiều thước đo bất bình đẳng khác nhau, điển hình
các nước thường dùng các thước đo sau:
3.1. Đường Lorenz
Đường Lorenz là một loại đồ thị dùng để biểu diễn mức độ bất bình đẳng trong
phân phối. Nó được phát triển bởi Max.O.Lorenz từ năm 1905 để thể hiện sự phân phối

thu nhập. Đường cong Lorenz là sự biểu diễn bằng hình học của hàm phân bố tích lũy,
chỉ ra quan hệ giữa tỷ lệ phần trăm của một giá trị thể hiện qua trục tung với tỷ lệ phần
trăm của một giá trị khác thể hiện qua trục hoành. Đường cong Lorenz thường được sử
dụng trong việc nghiên cứu sự phân bố thu nhập, chỉ ra tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình
hay dân số trong tổng số và tỷ lệ phần trăm thu nhập của họ trong tổng thu nhập.
Một đường cong Lorenz điển hình:




×