Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tiểu luận quản trị KDQT phân tích môi trường vĩ mô của hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.15 KB, 19 trang )

NỘI DUNG
I.

Cơ sở lý luận
1. Khái niệm môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô là tổng hợp các yếu tố nằm bên ngoài một tổ chức, một đối tượng

mà nhà quản trị khó có thể kiểm soát được; tuy nhiên chúng lại có những ảnh hưởng gián
tiếp mà to lớn đến kết quả hoạt động của tổ chức, đối tượng đó.
Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp là nơi mà doanh nghiệp phải bắt đầu tìm kiếm
những cơ hội và những mối đe dọa có thể xuất hiện, nó bao gồm tất cả các nhân tố và lực
lượng có ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả thực hiện của Doanh nghiệp.
2. Đặc trưng của môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô gồm 3 đặc điểm chính: - Môi trường vĩ mô thường có tác động gián
tiếp đến các hoạt động cũng như kết quả hoạt động của đối tượng. - Các yếu tố về môi
trường vĩ mô là một tổng thể; có tác động qua lại, tương tác với nhau và cùng ảnh hưởng
đến đối tượng. - Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả các ngành; tất cả các tổ chức hay
lĩnh vực.
3. Các yếu tố PEST trong môi trường vĩ mô
PEST là công cụ phân tích liên quan đến những yếu tố vĩ mô, bên ngoài môi trường
kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Thường dùng trong các phân tích chiến lược kinh
doanh, chiến lược marketing, …
P (Politics – Chính trị) - Các yếu tố chính trị và luật pháp có thể tác động tới ngành
kinh doanh, ví dụ Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005, các chính sách của chính
phủ,....
E (Economics – Kinh tế)- Các yếu tố kinh tế, ví dụ như thay đổi trong giá dầu, hoặc
GPD tăng trưởng cao,…

2



S (Social – Xã hội)- Các yếu tố xã hội như thay đổi về niềm tin hoặc thái độ từ việc
tăng thu nhập hoặc tiếp cận với các xu hướng quốc tế.
T (Technology – Công nghệ) - Các yếu tố về kỹ thuật như tăng việc sử dụng Internet
hoặc có thêm nhiều thông tin trên mạng về lĩnh vực kinh doanh của bạn.
Phân tích PEST giúp xác định được các yếu tố bên ngoài mà có khả năng là cơ hội
hoặc thách thức đối với doanh nghiệp.
II. Phân tích môi trường vĩ mô của Hàn Quốc (PEST)
1. Sơ lược về Hàn Quốc
Hàn Quốc tên đầy đủ là Đại Hàn Dân Quốc,
còn được gọi là Nam Hàn, Đại Hàn hay Nam
Triều Tiên.
Hàn Quốc là quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở
phía nam bán đảo Triều Tiên, giáp với Bắc Triều
Tiên và Nhật Bản. Thủ đô của quốc gia này là
Hình 2.1: Quốc kỳ Hàn Quốc Seoul – một trong những thành phố sầm

uất nhất trên Thế giới.

Hàn Quốc thuộc vùng lãnh thổ có khí hậu Ôn đới với nhiều đồi núi. Lãnh thổ Hàn
Quốc trải rộng 100.032 km vuông. Dân số của quốc gia này khoảng 50 triệu người – mật
1

độ dân số cao thứ ba trong các quốc gia có diện tích đáng kể .

1 "About Korea". Trang web quảng bá cho Hàn Quốc, 26/12/2015, truy cập ngày 20 tháng 09 năm 2017.
3


Hình 2.2: Bản đồ Hàn Quốc
Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên trước Chiến tranh Thế giới thứ II là một quốc gia “Đế

quốc Đại Hàn”. Nhưng sau đó bị chia cắt nên năm 1948, Hàn Quốc được thành lập như
một nền dân chủ độc lập. Và ngày nay, Hàn Quốc đã trở thành một quốc gia có sự phát
triển vượt bậc cả về nền kinh tế (thứ 4 châu Á) và văn hóa – du lịch (làn sóng Hàn Quốc
1

tuy vẫn còn những vấn đề chính trị với Bắc Triều Tiên mà chưa thể giải quyết được .
2. Phân tích PEST
2.1.


Chính trị và luật pháp

Chính trị

Hàn Quốc là nước theo thể chế Cộng hòa Tổng thống. Người đứng đầu Đại Hàn sẽ
Tổng thống do người dân trực tiếp bầu ra mỗi năm. Tổng thống là đại diện cao nhất của
quốc gia và có quyền chỉ huy quân đội (tương đương chức: Tổng Tư lệnh). Thủ tướng do
Tổng thống chỉ định và lãnh đạo chính phủ.
Tình hình chính trị của Hàn Quốc gần đây có nhiều sự bất ổn. Năm 2016, scandal bê
bối chính trị lớn nhất Hàn Quốc – tổng thống Park Geun-hye bị luận tội dính líu đến vụ bê
bối gây áp lực lên các doanh nghiệp lớn tại Hàn Quốc của người bạn thân Choi Soon-sil,
1 “South Korea history - geography:: Economic and social developments”. Encyclopedia Britannica,
18/02/2015, truy cập 20 tháng 9 năm 2017.
4


trong đó bà Choi bị cáo buộc đã lợi dụng vị thế bạn thân của tổng thống để gây sức ép
buộc các tập đoàn lớn của nước này phải ủng hộ tiền cho 2 quỹ phi lợi nhuận của mình.
Ngoài ra, bà Choi cũng bị nghi ngờ đã can thiệp vào một số vấn đề chính sách của tổng
thống Park, mà một trong số đó là các chính sách kinh tế, gây ảnh hưởng xấu đến lượng

tiêu thụ và đầu tư trong nước. Tổng thống Park Geun-hye đã chính thức bị Quốc hội Hàn
Quốc tuyên bố ngưng chức vào ngày 9.12 vừa qua để chuẩn bị luận tội là một trong
những scandal lớn nhất trong nền chính trị nước này nhiều năm qua.
Ngoài ra, chính trị bất ổn khi vẫn tiếp tục có những giao tranh tranh chấp với Triều
Tiên. Căng thẳng gia tăng với Bắc Triều Tiên cũng khiến nền kinh tế Hàn Quốc lãnh đủ,
khi sau một vụ phóng tên lửa khác của Bình Nhưỡng. Tình hình tranh chấp giữa hai miền
Triều Tiên đang ngày càng trở nên căng thẳng mà không hề có sự thuyên giảm hay giảng
hòa nào.
Hàn Quốc tham gia nhiều tổ chức quốc tế như: AEC, APEC, OECD, WTO,…Ngoài
ra Việt Nam và Hàn Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Năm 1990, khi Việt Nam đã
thực hiện chính sách mở cửa thì mối quan hệ này đã thiết lập quan hệ và chính phủ Hàn
Quốc đã ào ạt đầu tư hạ tầng giáo dục, hợp tác, truyền bá ngành phim ảnh truyền hình; âm
nhạc,... Cả hai đều có đại sứ quán cùa mình. Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam: tầng 28
tòa nhà Lotte Center – 54 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. Còn đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc
là : 28 – 58, Sancheong – dong, Jongno – ku, Seoul, Hàn Quốc 110 – 230. Bên cạnh đó,
hai nước luôn tăng cường giao lưu và hợp tác cùng nhiều các chuyển viếng thăm giữa các
nhà chức trách của hai nước.
Có thể nhận thấy, trong thời kì hội nhập như hiện nay, Hàn Quốc cũng là một trong
những nước chủ động tham gia các tổ chức, hiệp định quốc tế; mở rộng giao thương với
các nước trên toàn thế giới tuy nền chính trị còn bất ổn. Hàn Quốc là một thị trường tiềm
năng cho Việt Nam nhưng cần lưu ý và tìm hiểu kỹ thông tin trước khi thâm nhập.


Luật pháp

5


Hàn Quốc có nền kinh tế mở cửa, luật pháp cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
nước ngoài, tuy nhiên khó tránh khỏi những quy định ngặt nghèo.

Sau khi Việt Nam và Hàn Quốc kí Hiệp định định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn
Quốc (VKFTA), Quốc gia này sẽ có những ưu đãi nhất định về luật đối với các mặt hàng
được nhập khẩu từ Việt Nam.
Hàn Quốc chấp nhận và thông qua hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 từ năm 1992 và hệ
thống quản lý môi trường năm 1997. Hàn Quốc có một số Luật quan trong liên quan đến
quản lý hàng hóa là Nông – Lâm – Thủy sản, Thực phẩm và Dược phẩm như: Food code,
Agricultural and Fisheries Product Quility Control Act, The Plant Protection Act,… Ngoài
ra, quốc gia này còn có quy định chấp thuận trước (pre – approval) các phương tiện sản
xuất và xuất khẩu sang Hàn Quốc và quy định kiểm tra tại chỗ (spot inspection) hàng hóa
tại nước xuất khẩu trước khi hàng được tổ chức xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần lưu ý đến các thủ tục giấy tờ, quy định đóng gói, và danh
sách những hàng hóa cấm, hạn chế hay có những yêu cầu hay kiểm định đặc biệt (ví dụ:
những loại hàng như dược phẩm và thiết bị ý tế phải đăng ký nhập khẩu từ trước)… trước
khi thâm nhập vào thị trường này.
2.2.


Kinh tế

Tình hình Kinh tế Hàn Quốc

Hàn Quốc là nước có nền kinh tế thị trường trong đó Nhà nước đóng vai trò quan
trọng. Nếu cách đây khoảng 55 năm trước, tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc chỉ
ngang với với các nước nghèo ở Châu Phi và Châu Á thì giờ đây, Hàn Quốc đã vươn thế
đứng thứ 4 Châu Á (sau Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc) và thứ 15 Thế giới.

6


Biểu đồ 2.1: Tổng sản phẩm quốc nội Hàn Quốc và một số nước Châu Á

giai đoạn 1985 - 2015
16000000
14000000
12000000
10000000
8000000
6000000
4000000
2000000
0

13828000
Hàn Quốc
Singapore
Thái Lan
Việt Nam

1002731
1985

1990

1995

2000

2005

2010


2015

Nguồn: Word Bank, 18/09/2017

Từ Đồ thị 2.1, có thể thấy GDP của Hàn Quốc có sự vượt trội hơn hẳn so với các
Quốc gia mạnh khác của Châu Á như Thái Lan và Singapore.
Theo Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK), trong năm 2016, chi tiêu khu vực
công và tư nhân tăng cao đã giúp nền kinh tế Hàn Quốc tăng lên. Tổng thu nhập quốc dân
(GNI) tính theo bình quân đầu người ở mức 27.561 USD năm 2016, tăng 1,4% so với
mức 27.171 USD trong năm 2015. Thu nhập khả dụng của người dân Hàn Quốc - thước
đo sức mua của người dân - đã tăng 3,5% so với năm trước đó, đạt 18,14 triệu Won năm
2016. Còn năm 2017, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc trong 3 tháng đầu
năm 2017 tăng 1,1% so với quý trước. Ngoài ra, chi tiêu tiêu dùng của người dân Hàn
Quốc đã tăng 0,4% trong quý I/2017.
Hàn Quốc có nền Công nghiệp nặng phát triển như: sản xuất thép, đóng tàu, sản xuất
ô tô,… Ngoài ra, Hàn Quốc còn rất nổi tiếng với các tập đoàn gia đình (Chaebul). Các tập
đoàn Chaebul như: Samsung, Lotte, Hyundai,… đều mang lại những đóng góp rất lớn cho
nền kinh tế của Nam Hàn. Tuy nhiên, trong năm 2016 và 2017 vừa rồi, vấn đề chính trị về
tổng thống Park Geun-hye cùng một vài thất bại kinh doanh của các tập đoàn lớn (ví dụ
như năm 2016, Hyundai với công ty con Kia Motor đã dự báo tốc độ tăng trưởng doanh
số bán hàng thấp nhất trong vòng 10 năm) đã gây ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế Hàn
7


Quốc trong giai đoạn tới. Dịch vụ, công nghệ giải trí cũng rất phát triển, chiếm 70% GDP
của đất nước này. Đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới của văn hóa Kpop và Hallelujah đã góp phần không nhỏ đẩy mạnh dịch vụ du lịch và công nghệ giải trí
của Hàn – mang lại những lợi nhuận vô cùng to lớn cho đất nước này.
Hàn Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu nông sản, thực phẩm chế biến lớn
trên thế giới. Trước đây, người tiêu dùng Hàn Quốc thiên về các sản phẩm thực phẩm liên
quan đến thịt, nhưng giờ thiên về thuỷ sản, gạo, ngũ cốc, sử dụng sản phẩm không sử

dụng hoá chất, không sử dụng thực phẩm sử dụng công nghệ biến đổi gen... Và chính xu
hướng tiêu dùng của người dân cũng trở thành quy định của Chính phủ Hàn Quốc trong
nhập khẩu thực phẩm. Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng xuất khẩu nhóm hàng này.
Tuy nhiên, hàng nông sản thực phẩm của Việt Nam vẫn chưa có thị phần tương xứng so
với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường Hàn Quốc (Việt Nam chiếm khoảng 2,3%
tổng tiêu dùng thực phẩm của Hàn Quốc).


Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc

Hàn Quốc là một đối tác kinh tế quan trong của Việt Nam. Hàn Quốc còn luôn là
nước đứng trong top đầu các quốc gia có quan hệ kinh tế quy mô lớn nhất với Việt Nam.
Việt Nam và Hàn Quốc đã cùng nhau ký rất nhiều Hiệp định để phát triển hơn nền kinh tế
của cả hai nước như: Hiệp định Hàng không, Hiệp định Thương mại (5/1993), Hiệp định
tránh đánh thuế 2 lần (5/1994), Hiệp định Vận tải biển (4/1995), Hiệp định về viện trợ
không hoàn lại và hợp tác kỹ thuật (4/2005), và đặc biệt Hiệp định Thương mại tự do Việt
Nam – Hàn Quốc (5/5/2015)…
Cuối năm 2015, Hiệp định định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)
chính thức có hiệu lực. Đây là cột mốc mở ra một thời kỳ phát triển mới trong quan hệ
hợp tác kinh tế giữa hai nước và giúp hàng hóa hai nước thuận lợi thâm nhập thị trường
của nhau (thuế được cắt giảm: Hàn Quốc sẽ tự do hóa tới 96,48% giá trị nhập khẩu từ

8


1

VN ). Ngoài ra, hai nước cũng thường xuyên tổ chức các triển lãm thương mại để giới
thiệu sản phẩm hai nước. Ví dụ, ngày 10 – 13/5/2016, Cơ quan Xúc tiến Thương mại và
Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) đã tổ chức Triển Lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul 2016 tại

Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hàn Quốc (KINTEX). Trong triển lãm này, có tới 12 doanh
nghiệp Việt Nam trong ngành thực phẩm đã tham gia và Công ty Cổ phẩn Lavifood đã ký
được hợp đồng có giá trị khoảng 1 triệu USD với Công ty TNHH Semiwwon Food của
Hàn Quốc và xuất khẩu mặt hàng xoài.
Vê mặt kinh doanh, có khoảng 3.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động taih
Việt Nam và khoantg 40.000 công nhân Việt Nam đang làm việc ở Hàn Quốc. Nhờ những
đóng góp tích cực của các doanh nghiệp và công nhân này mà mối quan hệ thương mại
song phương và đầu tư giữa hai nước đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Và tính đến năm 2016 hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng trưởng
36,23% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, đạt trên 3,34 tỷ USD so với cùng kỳ năm
ngoái với các mặt hàng chủ lực là linh kiện, dệt may phụ tùng,…
Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc 2015 và 2016
Đơn vị: USD

Mặt hàng
Tổng kim ngạch

2016

2015

3.344.192.189 2.454.829.040

% chênh lệch
+36,23

Điện thoại các loại và linh kiện

809.942.785


217.496.753

+272,39

Hàng dệt may

677.200.035

587.718.259

+15,23

Sản phẩm điện tử và linh kiện

357.271.183

184.056.495

+94,11

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng

190.874.850

137.348.196

+38,97

Gỗ và sản phẩm gỗ


173.529.451

152.008.735

+14,16

Hàng thuỷ sản

155.663.338

166.655.875

-6,60

Nguồn: Thống kê của Tổng cục Hải Quan 2016

1 , truy cập ngày 18/09/2017.
9


2.3.


Xã hội và môi trường

Xã hội

Dân số Hàn Quốc tương đối lớn, khoảng 51247 triệu người. Trong thành phần dân cư
Hàn Quốc thì người Triều Tiên chiếm đại đa số. Dân tộc thiểu số duy nhất là một bộ phận
nhỏ người gốc Hoa. Vì sự bất ổn chính trị, xã hội và kinh tế trong nước từ thời kỳ trước,

nhiều người Hàn Quốc di cư sang Canada và Hoa Kỳ. Khi tình hình ổn định hơn, một số
đã trở về quê hương. Vì vậy, xã hội Hàn Quốc có được sự đa dạng cũng như tiếp thu văn
hóa các quốc gia khác.
Tuy nhiên xã hội Hàn Quốc là một xã hội có nhiều sự khắt khe. Cũng như nhiều nước
Châu Á khác, họ rất coi trọng cấp bậc và khoảng cách quyền lực lớn. Họ có những yêu
cầu và phép tắc nhất định khi giao tiếp với những người có khoảng cách tuổi lớn, đề cao
người cao tuổi và yêu thương trẻ em. Trong doanh nghiệp, họ đề cao sự trung thành và kỷ
luật. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng là quốc gia có tính tự tôn cao và đề cao giáo dục, bằng cấp.
Điều này được thể hiện rõ trong việc họ luôn ưu tiên dùng hàng nội. Chủ yếu người dân
luôn ưu tiên dùng hàng hóa do trong nước sản xuất từ hàng hóa tiêu dùng nhanh như thực
phẩm, quần áo (Forever21),… đến hàng hóa lớn như ô tô (Huyndai), điện thoại
(Samsung)…. Hay còn thể hiện rõ hơn là họ rất đề cao ngôn ngữ bản địa của họ là tiếng
Hàn, không quá coi trọng Tiếng Anh – ngôn ngữ quốc tế. Hàn Quốc có một điểm yếu đó
là quá coi trọng bằng cấp. Họ thường quá tập trung nhìn vào những bằng cấp hay chứng
chỉ để đánh giá sự việc, con người hay hàng hóa.
Có lẽ vì xã hội Hàn Quốc còn tương đối khắt khe nên đây là một quốc gia nằm trong
những quốc gia có áp lực và tỷ lệ tự sát cao trên thế giới. Xã hội Hàn Quốc hiện đại tạo
nên áp lực rất lớn trong cuộc sống, từ học tập, thi cử tới kiếm việc làm, kết hôn... Năm
2012, tỷ lệ tự sát tại Hàn Quốc là 28,9 vụ/100.000 dân, cao hơn nhiều so với mức 12,1 vụ
của Mỹ, 7,8 vụ của Trung Quốc và cao hơn 2,5 lần so với mức trung bình trên toàn thế

10


1

giới . Tự sát là nguyên nhân số một trong những ca tử vong của thanh thiếu niên (từ 10 tới

30 tuổi).



Văn hóa

Bên cạnh, một xã hội còn nhiều khắt khe của Hàn Quốc, quốc gia này có nền văn hóa
rất lâu đời mà vẫn rất đa dạng và cởi mở. Họ luôn giới thiệu và quản bá nền văn hóa của
mình trên khắp thế giới. Văn hóa của họ được hình thành bởi ngôn ngữ Hàn Quốc (Hanja)
2

và nền tôn giáo kết hợp cả Phật giáo (23%) và Cơ đốc giáo (30%) . Họ còn rất nổi tiếng
về ẩm thực, văn hóa K-pop/ Hallelujah, phim ảnh,…
Về ẩm thực, Hàn Quốc nổi tiếng với món kimchi. Đây là một loại rau muối (chủ yếu
với bột ớt) lên men. Đây là món ăn kèm cay không thể thiếu của người Hàn Quốc. Tiếp
đến, quốc gia này còn được biết đến với các món thịt nướng (lợn, bò, sườn,…). Đây là
quốc gia sở thích cũng như lượng tiêu thụ thịt lớn. Các món ăn phổ biến khác còn có cơm
trộn, cơm cuốn, bánh gạo cay, rong biển,…. Và vì là một quốc gia lạnh nên người dân của
họ thích và cũng thường ăn đồ cay. Ngoài ra ngành công nghiệp thực phẩm chế biến sẵn ở
đất nước này rất phát triển vì nhằm thỏa mãn nhu cầu trong nước. Người dân của họ có
cuộc sống tương đối bận rồn nên họ thường đồ ăn sẵn làm món ăn hàng ngày. Trong đó,
nổi tiếng nhất là mì ăn liền và xúc xích. Đồ uống yêu thích của họ là rượi Soju và họ cũng
có văn hóa uống rượu tương đối nhiều.
Về âm nhạc và điện ảnh, nhắc đến Hàn Quốc là không thể không nhắc đến K-pop. KPop (viết tắt của Korean Pop, Pop Hàn Quốc) là dòng nhạc Pop ở Hàn Quốc, chịu ảnh
hưởng của J-Pop (Pop Nhật). Nhờ sự quảng bá mạnh mẽ của truyền thông mà K-Pop đã
vượt ra ngoài biên giới quốc gia, thu hút hàng triệu fan cuồng nhiệt không chỉ ở chấu Á
mà cả thế giới, trở thành một hiện tượng giải trí toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Một số
nhóm nhạc nổi tiếng là: Super Junior, Big Bang, SNSD,… Điện ảnh của họ cũng vậy,
1North Korea's suicide rate among worst in world, says WHO report” . the Guardian, 27/09/2015, truy cập
20 tháng 9 năm 2017
2 International Religious Freedom Report 2008 - Korea, Republic of”. State.gov. Truy cập ngày 3 tháng 11
năm 2009.
11



cùng với sự kết hợp với K-pop, mà phim ảnh Hàn cũng được biết đến rất rộng rãi. Và điều
đặc biệt của nền âm nhạc và điện ảnh Hàn là họ luôn lồng ghép rất khéo léo nền văn hóa lâu
đời và phần nào hình ảnh xã hội của họ. Khi xem âm nhạc hay phim Hàn, những nét đặc
trưng trong cuộc sống luôn được xuất hiện. Ví dụ như: Hanbok – trang phục truyển thống,
kimchi và soju – những đồ ăn và uống rất đặc trưng của họ, văn hóa cấp bậc,…



Môi trường

Sau 30 năm tập trung cho phát triển kinh tế, môi trường của Hàn Quốc đã xấu đi
nghiêm trọng cuối những năm 1980 và 1990. Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, rác thải
và mưa a xít đã trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Tuy tình hình
đã được cải thiện nhiều trong những năm gần đây, môi trường của Hàn Quốc vẫn đang
tồn tại nhiều vấn đề. Kể từ đầu năm 2017, tình hình ô nhiễm không khí tại Hàn Quốc
ngày càng chuyển biến xấu. Đã có đến 85 cảnh báo về chỉ số PM2.5 (mật độ số hạt các
hạt bụi lơ lửng trong không khí có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromet) đặc biệt
nguy hiểm và có thể gây bệnh ung thư theo công bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
1

Hồi năm 2016, chỉ số PM2.5 của Hàn Quốc là 41 microgram/m3 . Ngoài ra, Hàn Quốc
vẫn phải đối mặt với các ô nhiễm khác như nước, chất thải rắn,…
Vì vậy, bộ Môi trường Hàn Quốc (MOE) là cơ quan hàng đầu có trách nhiệm trong
việc bảo vệ môi trường và ngăn chặn ô nhiễm đã đề ra một vài chính sách như: Chương
trình khuyến khích xe cơ giới chạy bằng khí ga ở các vùng đô thị, Cải cách thuế năng
lượng, Các chính sách giảm khí thải cac – bon,… Ngoài ra, Hàn Quốc còn ứng dụng
mạnh mẽ khoa học – công nghệ và bảo vệ môi trường, ví dụ như: Korea Environmental
Industry & Technology Institute (KEITI).

2.4.

Công nghệ

1 onmental-Problems-and-Movements-in-SouthKorea, Nakpyeong. 2004, Environmental Problems and Movements in South Korea. Gwangju Human
Rights Folk School, truy cập ngày 20/09/2017
12


Đất nước Hàn Quốc hiện nay được thế giới biết đến với tư cách một cường quốc khoa
học – công nghệ, với những chiếc điện thoại thông minh (smartphone) Samsung, tốc độ
kết nối Internet cao nhất thế giới, và năng lực sáng tạo vượt trội. Hàn Quốc còn chiếm
17% thị trường chất bán dẫn và 64% thị trường chip nhớ toàn cầu. Trong báo cáo của
Capital Economics tháng 05/2017, Hàn Quốc là nhà sản xuất màn hình tinh thể lỏng lớn
nhất thế giới, với 40% thị phần và là nhà sản xuất lớn thứ tư thế giới về giá trị gia tăng
các sản phẩm điện tử. Hàn Quốc là nước luôn chú trọng đầu tư cho Khoa học – Công
nghệ.Trong đó phải kể đến Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST) – được thành
lập từ những năm 1966 và là một trong 10 cơ sở ứng dụng công nghệ hàng đầu thế giới.
Hàn Quốc còn đầu tư cho sự “ươm tình yêu khoa học” cho thế hệ trẻ. Thực tế chứng minh
là công trình Bảo tàng Khoa học quốc gia Gwacheon (Bảo tàng) với tổng số vốn lên đến
409 triệu USD, nằm gần thủ đô Seoul và đi vào hoạt động từ tháng 11-2008. Đây là một
quần thể bao gồm nhiều khu vực trưng bày kết hợp giải trí như: nhà khoa học, nhà thiên
văn, trạm quan sát thiên văn, khu triển lãm ngoài trời, khu học tập về sinh thái, khu trại
khoa học, công viên khoa học dành cho trẻ em, quảng trường văn hóa khoa học và nhà hát
ngoài trời.
Vậy có thể thấy Hàn Quốc là nước có nền khoa học – công nghệ rất phát triển và họ
cũng rất đầu tư cho ngành công nghiệp này. Chính sự phát triển công nghệ này đã góp
phần lớn cho sự lớn mạnh của Hàn Quốc hiện nay. Do ảnh hưởng của trình độ công nghệ
cao, khi một doanh nghiệp Việt Nam tham gia môi trường kinh doanh quốc tế của Hàn
Quốc sẽ gặp phải những khó khăn trong việc bắt kịp trình độ với nước bạn. Tuy nhiên,

bên cạnh đó cũng tồn tại cơ hội để phát triển, nâng cao thêm trình độ công nghệ của
doanh nghiệp đó
III. Đánh giá cơ hội, thách thức và đề xuất giải pháp khi Việt Nam tham gia thị
trường Hàn Quốc
1. Đánh giá
1.1.


Cơ hội

Thị trường lớn, linh hoạt và đầy tiểm năng
13


Như đã nói ở trên, dân số Hàn Quốc tương đối lớn, khoảng 51247 triệu người. Đi với
đó, nền kinh tế cũng như mức sống của người Hàn Quốc khá cao, mức tiêu dùng cao của
người Hàn Quốc sẽ trở thành thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Hàn Quốc cũng giống các quốc gia Châu Á, có bề dày về nền văn hóa và lịch sử. Nền
văn hóa về cấp bậc, tôn sư trọng đạo, tôn ti trật tự được đề cao có nhiều nét tương đồng
với Việt Nam, nên vì vậy chúng ta có thể dễ dàng hơn khi tiếp cận thị hiếu tiêu dùng của
những người mua Hàn Quốc. Ngoài thị hiếu tiêu dùng, chúng ta cũng sẽ gặp ít khó khăn
hơn khi làm việc với người Hàn so với phương Tây – tạo tiền đề thiện cảm từ phía đối tác.
Những qui tắc và khoảng cách về giữa cấp trên và cấp dưới cũng là những điều quen thuộc
ở Việt Nam.
Hơn nữa, văn hóa Hàn Quốc ngày càng hội nhập với Thế giới. Thế giới nói chung
cũng như Việt Nam nói riêng, chúng ta đều có thể dễ dàng nhận thấy được những văn hóa
đặc trưng của Hàn Quốc thông qua các ấn phẩm của họ. Như vậy, chúng ta sẽ tiết kiệm
được thời gian tìm hiểu về thị trường của quốc gia này. Bên cạnh đó, người dân Hàn Quốc
cũng đang ngày càng tiếp thu các nền văn hóa khác trên Thế giới, thị hiếu tiêu dùng cũng
vì thế được mở rộng và dễ tính hơn. Đặc biệt, tiêu dùng nhanh vẫn đang là xu hướng của

Hàn Quốc. Thời trang may mặc tiện lợi mà đẹp, đồ ăn sẵn nhanh gọn phù hợp với nhịp
sống bận rộn hiện đại,… Chúng ta – Việt Nam cần cập nhật những xu hướng này để có
thể dễ dàng tiếp cận thị trường năng động này của Hàn Quốc.


Học hỏi được phong cách làm việc, nghiên cứu và phát triển khoa học – công
nghệ

Như đã nói, đất nước Hàn Quốc rất phát triển khoa học – công nghệ và họ cũng rất
đầu tư cho nền công nghiệp này. Trong quá trình làm việc, ta có thể học hỏi và rút kinh
nghiệm cho bản thân nhằm phát triển công nghệ. Phát triển khoa học – công nghệ mới là
hình thái nhanh nhất giúp ta tiết kiệm sức lực, chi phí cho sản xuất và kinh doanh, và tạo
tiền đề phát triển nhanh chóng nền kinh tế nước nhà.

14




Quan hệ hợp tác và các tổ chức quốc tế tạo tiền đề cho môi trường pháp lý và
kinh tế ngày càng thuận lợi

*Lợi ích của các cộng đồng kinh tế/ tổ chức chung:
Việc cùng tham gia các tổ chức quốc tế chung như AEC, APEC hay WTO,… chắc
chắn sẽ nhưng cơ hội tốt cho Việt Nam thâm nhập thị trường này. Khi tham gia các tổ
chức chúng ta không chỉ nhận được những ưu đãi về thuế, mà các tổ chức này còn hình
thành các qui tắc và luật chung. Vì vậy, sẽ dễ dàng hơn cho chúng ta đưa hàng hóa qua
các biên giới hay những tranh chấp, xung đột sẽ ít xảy ra hơn. Môi trường cạnh tranh
công bằng cũng sẽ được đảm bảo hơn.
*Lợi ích từ FTA Việt Nam – Hàn Quốc và các hợp tác khác giữa Việt Nam – Hàn

Quốc:
Với nội dung đã được thỏa thuận, Hiệp định sẽ mang lại những tác động tích cực về
nhiều mặt đối với Việt Nam. Về kinh tế, thương mại, đầu tư, tương tự như nội dung cam
kết WTO hay các FTA khác mà Việt Nam đã tham gia hoặc đang đàm phán, việc ký kết
Hiệp định VKFTA sẽ giúp hoàn thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, phân bổ và sử
dụng nguồn lực xã hội một cách hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền
kinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
Thứ nhất, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng nhiều cơ hội thị trường mới
nhờ các cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ từ phía Hàn Quốc. Cụ thể, Hàn Quốc tự do
hóa 97,2% giá trị nhập khẩu (tính theo số liệu năm 2012), chiếm 95,4% số dòng thuế, đặc
biệt trong đó có nhiều nhóm hàng nông, thủy sản xuất khẩu chủ lực như tôm, cua, cá, hoa
quả nhiệt đới, và hàng công nghiệp như dệt may, đồ gỗ, sản phẩm cơ khí, v.v… Việt Nam
là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường đối với những sản phẩm hết
sức nhạy cảm trong nước như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang, v.v… (thuế suất những mặt
hàng này rất cao từ 241-420% do đặc biệt nhạy cảm với Hàn Quốc). Nhờ vậy, tạo cơ hội
cạnh tranh đáng kể cho hàng xuất khẩu của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh khác
trong khu vực như Trung Quốc, Indonexia, Malayxia và Thái Lan.
15


Thứ hai, môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng sẽ góp phần khuyến khích đầu
tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam, kèm theo công nghệ cao, trình độ quản lý tiên tiến và cơ
hội tiếp cận các thị trường thứ ba. Trong quá trình đàm phán Hiệp định VKFTA, hai bên
cũng đã thống nhất nội dung Thỏa thuận thực thi các cam kết hợp tác kinh tế, theo đó,
phía Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực xây dựng, thực thi chính sách, nâng
cao sức cạnh tranh của các lĩnh vực mà Hàn Quốc có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu
hợp tác để cạnh tranh xuất khẩu bền vững như nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp; công
nghiệp điện tử, công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp hỗ trợ, v.v…
Ngoài ra, chúng ta sẽ được hưởng các lợi ích khác như: tạo thêm nhiều lợi ích kinh tế
thông qua việc tăng xuất khẩu và hợp tác đầu tư; các doanh nghiệp có thể xuất khẩu thêm

nhiều sản phẩm sang đối tác; cải thiện môi trường cạnh tranh; bảo vệ quyền lợi của nhà
đầu tư;…
1.2.

Thách thức

Thứ nhất, vấn đề chính trị của Hàn khá bất ổn. Bắc và Nam Triều Tiên vẫn luôn có
tranh chấp mà đến giờ và có lẽ cũng rất lâu sau chưa thể giải quyết được. Ngoài ra, nội bộ
chính trị của Hàn còn nhiều vấn đề. Việc các doanh nghiệp (chaebol) thao túng chính phủ
và Nhà nước Hàn Quốc, tạo dựng sự độc quyền trong kinh doanh chắc chắn sẽ ảnh hưởng
đến môi trường cạnh tranh từ nước khác vào Hàn Quốc và trong đó có Việt Nam. Tình
hình bất ổn kéo dài cũng có thể ảnh hưởng đến sức mua của người dân.
Thứ hai, tronh lĩnh vực kinh tế, việc cắt giảm thuế quan sẽ tạo thêm sức ép cạnh tranh
đối với các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, lợi ích thu được từ hiệu quả nhập khẩu
và xuất khẩu, động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn lên ứng phó với thách
thức... sẽ là những yếu tố quan trọng giúp cho sản xuất trong nước phát triển.
Việt Nam cắt giảm thuế quan với 92,7% giá trị nhập khẩu (tính theo số liệu năm 2012),
chiếm 89,2% số dòng thuế, chủ yếu với các nhóm hàng công nghiệp như nguyên phụ liệu
dệt, may, nguyên liệu nhựa, linh kiện điện tử, xe tải và xe con từ 3.000 cc trở lên, phụ
tùng ô tô, điện gia dụng, một số sản phẩm sắt thép, dây cán điện, v.v… Phần lớn trong số
16


này là các nguyên, phụ liệu cần nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước, giúp giảm phụ
thuộc vào nguồn nhập khẩu từ một vài nước khác.
Thứ ba, tiêu chuẩn về môi trường và công nghệ của Hàn khá cao. Hàng hóa, dịch vụ
của chúng ta muốn thâm nhập được thị trường Hàn Quốc cần phải đáp ứng đầy đủ các
tiêu chuẩn mà quốc gia đó đề ra. Hiện tại, ở Việt Nam các tiêu chuẩn môi trường còn thấp
nên các hàng hóa và dịch vụ sẽ khó quen và bỡ ngõ với những tiêu chuẩn mới. Đây sẽ trở
thành rào cản cho việc thâm nhập của ta. Bên cạnh đó, khoa học – công nghệ của ta còn

thấp, chúng ta sẽ gặp những hạn chế không theo kịp và dẫn đến sản phẩm hay giá sản
phẩm khó cạnh tranh được với những sản phẩm nội địa của Hàn Quốc
Thứ tư, việc gia nhập tổ chức hay cộng đồng chung, hiệp đinh FTA Việt Nam – Hàn
Quốc sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ các yêu cầu pháp lý, thủ tục, tiêu chuẩn đóng
gói,… chung mà hai nước đề ra. Mà hiện nay, doanh nghiệp của ta còn chưa nhận thức
được hay chịu khó cập nhật thông tin hay tìm hiểu trước các thông tin, vì vậy sẽ dẫn đến
khó mà đưa hàng hóa qua biên giới quốc gia.
2. Đề xuất


Khảo sát kỹ lưỡng thị trường Hàn Quốc trước khi thâm nhập

Việc hiểu biết thấu đáo về môi trường văn hóa, tập quán kinh doanh và thị hiếu của
người Hàn là vô cùng quan trọng. Sản phẩm là thước đo văn hóa người tiêu dùng. Vì vậy
điều quan trọng của một doanh nghiệp khi tung sản phẩm của mình ra thị trường phải biết
bám sát những tập quán của người tiêu dùng mỗi nước. Nghiên cứu thị trường giúp doanh
nghiệp tăng cường hiểu biết về các yêu cầu của thị trường, tập quán tiêu dùng, hệ thống
phân phối, quy chế nhập khẩu nhất là đối với hàng thực phẩm tươi sống hay phong cách
làm việc với bên đối tác.


Tìm hiểu rõ các quy định tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, vấn đề đảm
bảo môi trường, thực tế kiểm dịch tại Hàn và quy định chung bắt buộc về
pháp lý

17


Doanh nghiệp cần chú trọng chất lượng sản phẩm hơn là nhờ tăng năng suất. Họ có
những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng đảm bảo vệ sinh hay vấn đề ảnh hưởng đến môi

trường của họ. Vì vậy muốn thâm nhập được thị trường Hàn Quốc bắt buộc doanh nghiệp
phải tuân thủ các tiêu chuẩn đó. Hiểu biết các quy định tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm và thực tế kiểm dịch tại Hàn Quốc cũng sẽ giúp các doanh nghiệp cung cấp được
sản phẩm ổn định chất lượng, hạn chế bị trả lại hàng và rút ngắn được thời gian kiểm dịch
để tận dụng hết các cơ hội thị trường này mang lại.
Ngoài vấn đề chất lượng, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu kỹ về các quy định pháp lý.
Chỉ có thực hiện đúng các quy định pháp lý này thì hàng hóa của ta mới có thể vượt qua
được biên giới Hàn Quốc.


Tận dụng các hiệp định chung, quan hệ hợp tác của hai nước cũng như cộng
đồng chung

Tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm với đầy đủ thông tin tại các hội chợ triển
lãm, qua mạng Internet và các phương tiện thông tin khác phù hợp với văn hóa nước họ.
* Các ngành được khuyến nghị hợp tác:
Trong những năm qua, nhiều mặt hàng Việt Nam đã thâm nhập và có chỗ đứng tại thị
trường Nhật Bản như: thủy sản, may mặc, đồ gỗ, cà phê, sản phẩm nhựa, đồ da, giày dép,
dây và cáp điện, sản phẩm điện tử và linh kiện,…. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cũng
có thể cân nhắc những ngành nghề sau khi thâm nhập thị trường Hàn Quốc như: Rau hoa
quả tươi và sấy, Các loại thịt và sản phẩm từ thịt, Hàng cơ khí gia dụng, Nhựa gia dụng.


Đẩy mạnh phát triển Khoa học – Công nghệ

Chúng ta cần tiếp tục học hỏi, đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học – công nghệ để
có thể bắt kịp được sự phát triển của họ. Có như vậy, khoảng cách về chất lượng và giá cả
hàng hóa giữa hai nước mới có thể được rút ngắn lại, thúc đẩy hơn hiệu quả của việc thâm
nhập thị trường Hàn Quốc.


18


KẾT LUẬN
Vậy có thể thấy thị trường Hàn Quốc là một thị trường tiềm năng với nhiều cơ hội
cũng như vẫn còn những thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý. Thị trường
Hàn Quốc rất cởi mở, linh hoạt. Cầu của quốc gia cũng lớn, bên cạnh đó là những hợp tác
giữa hai quốc gia nên các doanh nghiệp nên tận dụng những yếu tố này. Việc giao lưu và
phát triển kinh doanh giữa hai nước chắc chắn cũng sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước
của ta học được những bài học kinh nghiệm bổ ích từ sự phát triển nhanh chóng của Hàn
Quốc và linh hoạt áp dụng. Những kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ hay phong cách
làm việc chuyên nghiệp sẽ là những điều bổ ích giúp Việt Nam vươn ra Thế giới, thu hẹp
với các quốc gia phát triển hùng mạnh khác. Tuy nhiên, để thâm nhập thị trường Hàn
Quốc, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức như chính trị bất ổn của Nam
Hàn, khoảng cách khoa học – công nghệ, vấn đề tiêu chuẩn và pháp lý,… Các doanh
nghiệp phải học hỏi và cải thiện mình để có hạn chế tối ưu các thách thức này cũng như
tận dụng được các cơ hội hiệu quả nhất.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kim Choong Soon, 2015, Hàn Quốc – Văn hóa – Con người, NXB Phụ Nữ, biên
dịch.
2. Kiến Văn, 12/2010, Hàn Quốc – Đất nước và con người, NXB Thời Đại.
3. truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2017.
4. truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2017.
5. "About Korea". Trang web quảng bá cho Hàn Quốc, 26/12/2015, truy cập ngày 20
tháng 09 năm 2017.
6. “South Korea history - geography:: Economic and social developments”.

Encyclopedia Britannica,18/02/2015, truy cập ngày 20 tháng 09 năm 2017.
7. “North Korea's suicide rate among worst in world, says WHO report” . the
Guardian, 27/09/2015, truy cập 20 tháng 9 năm 2017.
8. Nakpyeong, 2004, Environmental Problems and
Movements in South Korea. Gwangju Human Rights Folk School, truy cập ngày
20 tháng 09 năm 2017.

20



×