Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

tiểu luận thanh toán QT tìm hiểu về cấm vận trong giao dịch thương mại quốc tế và áp dụng trong hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.05 KB, 35 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Cấm vận là quy định về cấm xuất, nhập khẩu một hàng hóa nào đó, hoặc phong
tỏa tồn bộ hoạt động mua bán của một nước với các nước khác. Lệnh cấm vận thường
được đưa ra bởi các nước lớn mạnh, các tổ chức quốc tế, áp dụng với các nước có
những chính sách hành động trái với mục tiêu, quy định chung, nó như là một biện
pháp trừng phạt nặng nề về chính trị và kinh tế. Một lệnh cấm vận sẽ ảnh hưởng đến
rất nhiều nhóm đối tượng khác nhau, nước bị cấm vận sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực
về kinh tế, các nước, các tổ chức, các đối tác của nước đó sẽ phải xem xét lại các giao
dịch kinh tế của mình có vi phạm quy định cấm vận hay không? Nếu vi phạm lệnh
cấm vận sẽ bị phạt khá nặng và gây ra những hậu quả nặng nề.
Theo báo các của OFAC, đã có 25 ngân hàng trên thế giới vi phạm quy định
cấm vận với 31 lần giao dịch, các ngân hàng nay đã phải chụi những mức phạt khá
cao. Vi phạm cấm vận trong các GDTMQT là điều khơng cịn q mới, là điều mà các
ngân hàng ln để phịng rủi ro do hậu quả phải chụi thật sự ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động của ngân hàng. Trong hoạt động TTTM, ngân hàng làm việc với rất nhiều
đối tác, khách hàng, thực hiện nhiều giao dịch, nghiệp vụ, kiểm soát nhiều bộ chứng
từ, nên việc rà soát kiểm tra, phòng tránh việc vi phạm lệnh cấm vận là rất quan trọng
và cần thiết.
Với những lí do trên, nhóm xin chọn đề tài cho bài tiểu luận này là: “Tìm hiểu
về cấm vận trong giao dịch thương mại quốc tế và áp dụng trong hoạt động tài trợ
thương mại của ngân hàng thương mại Việt Nam”.
Bài tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về cấm vận trong giao dịch thương mại quốc tế và hoạt động tài
trợ thương mại của ngân hàng thương mại Việt Nam
Chương 2: Thực trạng và nguyên nhân vi phạm cấm vận trong GDTMQT và TTQT
Chương 3: Một số gợi ý với nhà kinh doanh XNK và Ngân hàng thương mại Việt
Nam.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CẤM VẬN TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG TẠI TRỢ THƯƠNG MẠI CỦA NGÂN


HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
1.1 Cấm vân trong giao dịch thương mại quốc tế
1.1.1 Khái niệm
a) Cấm vận
Chính sách, biện pháp cấm vận (embargo) là các quy định về cấm xuất, nhập
khẩu một loại hàng hóa đặc biệt, ví dụ thiết bị quân sự, hoặc phong tỏa hoàn toàn hoạt
động bn bán với một nước nào đó. Chính sách cấm vận có thể do một nước, nhưng
cũng có thể do nhiều nước hoặc tất cả các nước (thông qua Liên hợp quốc) áp đặt đối
với một nước. Đây là một cách để trừng phạt nước đó nhằm làm thay đổi đường lối
chính trị mà chính phủ của nó theo đuổi.
Trong những năm gần đây, Mỹ là nước thực hiện chính sách cấm vận nhiều
nhất. Chẳng hạn, Mỹ đã thực hiện chính sách cấm vận đối với Việt Nam, Cu Ba, Libi,
Irắc, v.v...Chính sách như vậy của Mỹ đã gây thiệt hại lớn cho các nước bị cấm vận (do
khó xuất khẩu hàng hóa, nhập khẩu các vật tư, thiết bị, công nghệ cho sản xuất, không
thể tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế)
b) Giao dịch thương mại quốc tế
Trong thương mại quốc tế, người ta thường phải tiếp xúc, thảo luận và đàm
phán để xây dựng các mối quan hệ thường mại, điều chỉnh mối quan hệ đó để đạt mục
tiêu chung, trong q trình đó, người ta thương lượng, thỏa hiệp và thuyết phục để đạt
mục tiêu của mỗi bên đó là q trình giao dịch. Q trình này có thể diễn ra trực tiếp
hoặc gián tiếp, có thể tiến hành theo cách thức thơng thường hoặc cũng có thể phải
tuân thủ theo một số những quy trình đặc biệt nào đó, q trình đó gọi là giao dịch
thương mại quốc tế.
1.1.2 Phân loại cấm vận
a) Các loại hình cấm vận
Cấm vận có nhiều hình thức khác nhau. Một lệnh cấm vận thương mại ngăn cản
việc xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể. Một lệnh cấm vận chiến lược chỉ cấm bán
hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan đến quân sự. Các lệnh cấm vệ sinh được ban hành để bảo
vệ con người, động vật và thực vật. Ví dụ, các hạn chế thương mại vệ sinh



do Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) áp đặt cấm nhập khẩu và xuất khẩu động vật
và thực vật có nguy cơ tuyệt chủng .
Một số lệnh cấm vận thương mại cho phép trao đổi một số hàng hóa, như thực
phẩm và thuốc men, để đáp ứng nhu cầu nhân đạo. Ngoài ra, hầu hết các lệnh cấm vận
đa quốc gia đều có các điều khoản cho phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu theo một số
hạn chế nhất định.
b) Các đối tượng của chính sách cấm vận
Các đối tượng của 1 chính sách cấm vận có thể là một quốc gia (Ví dụ như
chính sách cấm vận của Mỹ đối với Cuba về vũ khí, hàng tiêu dùng, tiền từ năm 1958).
Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức độc lập cũng có thể là đối tượng của chính sách cấm
vận (ví dụ như việc Mỹ sử dụng lệnh cấm vận để đóng băng tài khoản ngân hàng của
những tên buôn lậu ma túy Mỹ Latinh).
1.1.3 Ưu điểm, nhược điểm của cấm vận
a) Ưu điểm
Chính sách cấm vận giúp quốc gia áp đặt đạt được một lợi ích nhất định từ quốc
gia bị áp đặt. Các lệnh cấm vận thường được coi là rào cản pháp lý đối với thương mại,
không phải các cuộc phong tỏa , thường được coi là hành động chiến tranh.
Hiệu quả của việc cấm vận tỷ lệ thuận với mức độ tham gia của đối tượng vào
mơi trường quốc tế. Do đó nếu một quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào
thương mại quốc tế chịu cấm vận từ một hay một nhóm quốc gia lớn thì chắc chắn sẽ
phải chịu nhiều tổn thất nặng nề. Hơn nữa, sức ép từ cấm vận có khả năng gây ra sự
bất mãn giữa chính phủ, tổ chức, cá nhân và những người ủng hộ họ.
b) Nhược điểm
Chính sách cấm vận khó có thể gây khó khăn cho các quốc gia lớn và có nền
kinh tế có khả năng tự cung, tự cấp cao. Hơn nữa, chính sách này sẽ khiễn xu hướng
tồn cầu hóa bị đảo ngược. Có thể đề cập đến trường hợp cấm vận đối với Nga: nếu
lệnh cấm vận khiến các doanh nghiệp lớn và ông chủ của chúng buộc phải rút của cải
về Nga, điện Kremlin sẽ có nhiều quyền lực hơn đối với giới doanh nhân.
Thêm vào đó, các lệnh cấm vận có thể cắt đứt dịng hàng hóa và dịch vụ thiết

yếu cho người dân của quốc gia bị cấm vận, có khả năng ở mức độ có hại. Ở quốc gia
áp dụng lệnh cấm vận, các doanh nghiệp có thể mất cơ hội giao dịch hoặc đầu tư vào
quốc gia bị cấm vận. Ví dụ, theo các lệnh cấm vận hiện nay, các công ty Mỹ bị cấm từ


các thị trường có khả năng sinh lợi ở Cuba và Iran, và các cơng ty đóng tàu của Pháp
đã buộc phải đóng băng hoặc hủy bỏ việc bán tàu vận tải qn sự theo lịch trình cho
Nga.
Ngồi ra, cấm vận thường dẫn đến sựu đáp trả lại. Khi Mỹ cùng với các quốc
gia phương Tây khác áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga vào năm
2014, Moscow đã trả đũa bằng cách cấm nhập khẩu thực phẩm từ các quốc gia đó.
Các biện pháp trừng phạt cịn có một điểm yếu khác: áp đặt cấm vận dễ dàng
hơn rất nhiều so với dỡ bỏ cấm vận. Chính quyền ơng Obama đã sử dụng áp lực kinh
tế để buộc Iran đến bên bàn đàm phán hạt nhân. Tuy nhiên, nếu khơng có sự ủng hộ
của Quốc hội, ông Obama không thể dễ dàng dỡ bỏ lệnh cấm vận.
1.1.4 Chương trình cấm vận quốc tế
Các lệnh trừng phạt có thể được áp dụng bởi Liên hợp quốc (UN), Liên minh
Châu Âu (EU) và các quốc gia riêng lẻ, mà điển hình là Mỹ, dưới sự giám sát và thực
hiện bởi OFAC. Chương trình cấm vận của UN được quy định trong các Nghị quyết
của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, theo đó, đưa ra danh sách các cá nhân, tổ chức
bị cấm vận. Phạm vi áp dụng chương trình cấm vận của UN bao gồm tất cả các nước
thành viên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Hình thức trừng phạt được UN áp
dụng là đóng băng tài sản, cấm di chuyển, cấm vận vũ khí (Cameron, I., 2003).
Chương trình cấm vận của Liên minh Châu Âu (EU) được hình thành trên các
căn cứ của EU. Những quốc gia trong nội bộ lãnh thổ liên minh Châu Âu, các tổ chức,
người dân, người cư trú thuộc liên minh Châu Âu, hàng hóa, dịch vụ đến hoặc đi từ
EU thuộc phạm vi áp dụng chương trình cấm vận EU. Hình thức trừng phạt của EU ở
mức thấp hơn so với OFAC, cụ thể là đóng băng tài sản và cấm hỗ trợ tài chính cho đối
tượng cấm vận (Eriksson, M., 2016).
Cấm vận của OFAC là chương trình nghiêm khắc nhất. OFAC là Văn phịng

kiểm sốt tài sản nước ngồi được thành lập từ năm 1950, có trụ sở tại Washington,
Hoa Kỳ. OFAC trực thuộc Bộ Tài chính Mỹ, là cơ quan đầu não hoạch định các biện
pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ với các nước đối đầu. Chương trình cấm vận của
OFAC được hình thành căn cứ trên quy định của Mỹ. Phạm vi hoạt động của OFAC
bao gồm: lãnh thổ nước Mỹ; các tổ chức của Mỹ hoặc do Mỹ kiểm soát; người dân,
người cư trú tại Mỹ; hàng hóa, dịch vụ đến Mỹ hoặc đi từ Mỹ; và đồng USD. Hình
thức trừng phạt của OFAC bao gồm đóng băng tài sản, cấm đầu tư cung cấp dịch vụ.


Bên cạnh đó, các nước vi phạm quy định cấm vận không được phép thực hiện giao
dịch liên quan đến Mỹ và trong nhiều trường hợp phải nộp phạt rất cao.
1.1.5 Một số trường hợp cụ thể
a) Cấm vận của Mỹ đối với Liên Xô trong những năm 80
Đầu những năm 80, chính quyền Cater và Reagan đã phải chịu những thiệt thòi
khá lớn khi áp dụng trừng phạt đối với Liên Xô. Để trả đũa việc Liên Xô đưa quân
sang Afghanistan, Carter đã áp dụng lệnh cấm vận lương thực đối với Liên Xô và tẩy
chay Thế vận hội Olympic 1980.
Cuộc cấm vận đã làm phương hại đến chính nơng dân Mỹ hơn là Liên Xơ bởi vì
Liên Xơ đã tăng phần mua lương thực từ các nước khác. Khi lên cầm quyền, Tổng
thống Reagan phải bỏ lệnh cấm vận này. Nhưng sau đó, tháng 12 năm 1981 Reagan đã
áp dụng trừng phạt kinh tế đối với Liên Xô, cấm xuất sang Liên Xô các thiết bị phục
vụ cho việc xây dựng đường dẫn khí đốt từ Siberia sang các nước Tây Âu, với lí lẽ là
Liên Xơ đã có vai trị trong việc loại bỏ Cơng đồn Đồn kết ở Ba Lan. Tháng 6 năm
1982, Reagan đã cấm xuất các đường ống dẫn của các chi nhánh nước ngồi của cơng
ty Mỹ và các cơng ty nước ngồi có giấy phép xuất khẩu của Mỹ.
Việc làm này đã làm cho các nước đồng minh châu Âu của Mỹ tức giận và bị
chỉ trích ngay cả trong quốc hội Mỹ. Cuối cùng Reagan phải bãi bỏ lệnh cấm và thay
bằng lời hứa sẽ xem xét việc kiểm soát quan hệ buôn bán với Liên Xô sau này.
b) Cấm vận của Mỹ đối với Cuba
Đây là một ví dụ về thất bại của liên minh trong việc sử dụng các biện pháp

trừng phạt kinh tế cũng như cấm vận. Mỹ áp dụng trừng phạt với Cuba ngay sau khi
Cách mạng Cuba thành công năm 1960. Bắt đầu bằng việc cắt giảm số lượng đường
Mỹ nhập từ Cuba thông qua hệ thống Quota và sau đó đã cấm nhập tồn bộ hàng hố
từ Cuba. Tiếp đó Mỹ đã gây sức ép buộc các nước khác cùng tham gia. Việc làm này
của Mỹ nhằm hai mục tiêu: thứ nhất, nhằm lật đổ chính quyền do Chủ tịch Phidel
Castro lãnh đạo. Thất bại trong ý đồ thứ nhất, Mỹ nhằm vào mục đích thứ hai là ngăn
chặn cách mạng Cuba và ngăn chặn việc Cuba ủng hộ cho các nước vùng Trung và
Nam Mỹ. Tuy nhiên, Cuba vẫn phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa và thực
hiện nghĩa vụ quốc tế của mình đối với cách mạng các nước khác.
Bên cạnh sự ủng hộ của Liên Xô, một nguyên nhân cơ bản làm cho trừng phạt
kinh tế của Mỹ thất bại là Mỹ đã không đủ khả năng thuyết phục các đồng minh của


mình trong việc ngăn cản bn bán và đầu tư vào Cuba. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ
càng cố gắng lật đổ Chủ tịch Castro thông qua sức ép kinh tế. Năm 1996, Mỹ thực hiện
lệnh trừng phạt đối với các cơng ty nước ngồi đầu tư vào Cuba , và lại thất bại. Lần
này các nước đồng minh Tây Âu của Mỹ đã lên tiếng phản đối và chính phủ của Chủ
tịch Phidel vẫn tồn tại. Lực lượng vận động gồm những người Mỹ gốc Cuba, khoảng
hơn 600 trong số các công ty lớn nhất của quốc gia đã tham gia liên minh được gọi là
US*ENGAGE nhằm cảnh cáo các nhà làm luật bằng việc áp dụng trừng phạt sẽ làm
tổn thất đến các cơ hội buôn bán ở trong nước cũng như nước ngoài. Đương đầu với
mối đe doạ trả đũa của châu Âu và Canada, Tổng thống Clinton đã phải loại bỏ lệnh
trừng phạt hà khắc nhất này. Trên thực tế thì “Chủ tịch Castro đã tồn tại hơn 35 năm
cùng với trừng phạt của Mỹ”.
c) Cấm vận của Mỹ đối với Iraq
Một tuần sau khi Iraq tấn công Kuwait tháng 8/1990, cộng đồng quốc tế đã áp
dụng trừng phạt kinh tế đối với Iraq, trong đó có cả việc cấm xuất khẩu dầu. Bàn tay
của Mỹ thể hiện khá rõ trong trường hợp này. Mỹ đã tự mình thực hiện trừng phạt
trước khi nó được tiến hành trên phương diện đa phương. Trừng phạt đối với Iraq kéo
dài ngay cả sau khi Chiến tranh vùng Vịnh đã kết thúc. Tháng Mười năm 1994, nhân

việc Saddam Hussein triển khai hai sư đoàn tinh nhuệ vệ binh cộng hoà (Republicant
Guard) hướng vào Kuwait, ngoài việc triển khai thêm lực lượng vào Kuwait và A rập
Saudi, Mỹ đã lợi dụng cơ hội này để kéo dài thêm trừng phạt đối với Iraq.
Mục đích trừng phạt kinh tế đối với Iraq đã thay đổi theo thời gian, bắt đầu với
mục đích buộc Saddam Hussein rút quân khỏi Kuwait chuyển sang việc gây nên tình
trạng bất bình trong nước để buộc Saddam Hussein phải rời bỏ quyền lực. Cả hai mục
đích này của Mỹ đều khơng thành cơng. Thực tế, Saddam vẫn tiếp tục nắm quyền và
Iraq vẫn có một tiềm lực quân sự to lớn. Bên cạnh đấy, bản thân liên minh tham gia
trừng phạt cũng có nhiều mâu thuẫn. Mặc dù Mỹ vẫn tiếp tục theo đuổi mục đích,
nhưng nhiều nước bị ảnh hưởng xấu của cuộc trừng phạt như Thổ Nhĩ Kỳ và Jordani
hay một số nước khác như Nga, Pháp và Trung Quốc đều đang muốn nối lại quan hệ
buôn bán với Iraq.


1.2 Khái quát hoạt động tài trợ thương mại của các Ngân hàng TM Việt Nam
1.2.1 Tài trợ thương mại
Tài trợ thương mại là hình thức khác của cho vay thương mại, đóng vai trị là
trung gian thanh tốn giữa người mua và người bán trong hoạt động kinh doanh, vẫn
được coi là nguồn thu chính trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại
bởi lãi suất vay tín chấp thu hồi lớn cũng như rủi ro thấp.
Tài trợ thương mại là hoạt động được các ngân hàng triển khai với mục đích ổn
định tài chính trong quốc gia, làm an lòng hệ thống ngân hàng thương mại quốc tế.
Dịch vụ tài trợ thương mại không quá nổi trội như các dịch vụ thẻ, tài khoản nhưng
doanh thu từ dịch vụ này vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong các hoạt động của các ngân
hàng hiện nay.
Công cụ được sử dụng chủ yếu trong tài trợ thương mại là thư tín dụng, ký hiệu L/C
(viết tắt cho Letter of Credit)
Tài trợ thương mại là hệ thống nghiệp vụ liên quan đến việc quản lý, thực hiện
các giao dịch thanh toán quốc tế và tài trợ XNK như nhờ thu, thư tín dụng, bảo lãnh,
phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng, biên lai tín thác, thanh toán tài khoản

mở, bao thanh toán tương đối, bao thanh toán tuyệt đối, mua bán chiết khấu hối phiếu,
chứng từ liên quan đến XNK, cam kết chia sẻ rủi ro, tài trợ cơ cấu, tái tài trợ và các
dịch vụ khác cho TMQT.
1.2.2 Các phương thức tài trợ thương mại chủ yếu của NHTM
Phương thức tín dụng chứng từ: là một phương thức trong đó ngân hàng cam
kết , theo yêu cầu của bên mua, sẽ trả tiền cho bên bán hay bất cứ người nào theo yêu
cầu của người bán, khi xuất trình đầy đủ các chứng từ và thực hiện đầy đủ các yêu cầu
của thư tín dụng. Ngân hàng có vai trị khống chế cả người bán và người mua.
Phương thức nhờ thu: nhờ thu trơn, nhờ thu kèm chứng từ (D/P, D/A, D/TC).
Ngân hàng Remitting Bank và Collecting Bank chỉ tiếp nhận chỉ thị nhờ thu, thu tiền
hộ, khơng có trách nhiệm đơn đốc người có nghĩa vụ trả tiền trả tiền đúng hạn đầy đủ,
khơng có trách nhiệm kiểm tra sự sai biệt trong chứng từ. Nếu ngân hàng bảo lãnh cho
người nhập khẩu, thì giống phương thức bảo lãnh ngân hàng.
Phương thức khác:
Bảo lãnh ngân hàng: là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo
lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay


cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và
hồn trả số tiền mà tổ chức tín dụng đã trả thay.
Bao thanh tốn là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng
thơng qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy địi các khoản phải thu hoặc các khoản
phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua,
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
Biên lai tín thác: là việc ngân hàng chuyên giao hàng hóa cho khách hàng
nhưng giữ lại quyền thu tiền bán hàng, khoản thu tiền bán hàng sẽ là khoản trả nợ ngân
hàng. Việc chuyển giao hàng hóa được thực hiện trên 1 biên lai tín thác.
Cam kết chia sẻ rủi ro: Là việc một ngân hàng cam kết với một ngân hàng khác
sẽ chụi trách nhiệm bồi hoàn những rủi ro thuộc phần trách nhiệm của mình trong việc

ngân hàng đó thực hiện tài trợ cho khách hàng của họ. Các cam kết này thường chỉ sử
dụng cho các hoạt động tài trợ ngắn và trung hạn. Cơ sở của việc tiến hành thực hiện
cam kết là các giao dịch XNK: xác nhận các L/C không hủy ngang/bảo lãnh, tài trợ
nguồn tài chính cho hoạt động XNK.
Hiện nay, các ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ nhỏ nằm trong gói tài trợ
thương mại bao gồm:


Tài trợ thương mại xuất/nhập khẩu



Tài trợ thương mại trong nước



Tài trợ thương mại nước ngoài



Bảo lãnh nhận hàng



Cho vay tài trợ xuất/nhập khẩu



Nhờ thu hộ chứng từ xuất nhập khẩu


Tài trợ xuất khẩu: Chiết khấu miễn truy đòi hối phiếu đòi nợ theo L/C trả chậm, cho
vay thực hiện hợp đồng xuất khẩu, chiết khấu hối phiếu đòi nợ kèm bộ chứng từ xuất
khẩu, bao thanh toán xuất khẩu…
Tài trợ nhập khẩu: UPAS, tài trợ nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng nhập, tài trợ nhập
khẩu bằng nguồn vốn theo các chương trình tín dụng xuất khẩu (ECA), dịch vụ thư tín
dụng…


1.2.3 Vai trò
Tài trợ thương mại được khá nhiều cá nhân/doanh nghiệp sử dụng trong quá
trình kinh doanh hiện nay. Để đáp ứng được nhu cầu hoạt động, cá nhân/doanh nghiệp
hồn tồn có thể sử dụng dịch vụ này với những lợi ích cơ bản như:


Loại tiền tệ cho vay đa dạng: USD, EURO, VNĐ…



Đảm bảo khoản vay bằng nhiều hình thức: Thế chấp tài sản, bảo lãnh của

bên thứ ba, bất động sản, giấy tờ có giá, lơ hàng thế chấp, cầm cố…


Lập tức đáp ứng được nhu cầu mua hàng.

1.2.4 Điều kiện đăng ký
Dịch vụ tài trợ thương mại là dịch vụ được các ngân hàng cung cấp không giới
hạn đối tượng tham gia. Khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp sở hữu khối
lượng hàng hóa, giá trị hàng hóa lớn, nhiều rủi ro đều có thể hợp tác với ngân hàng và
tham gia dịch vụ này.

Ngoài ra, khách hàng tham gia phải đáp ứng được một số điều kiện về nguồn vốn và
khả năng tài chính như sau:


Tình hình tài chính rõ ràng, minh bạch, tỷ lệ nợ xấu thấp.



Có tối thiểu 20 – 30% số vốn tham gia vào hoạt động mua bán nhờ sự tài

trợ thương mại từ ngân hàng.
 Cá nhân/doanh nghiệp hoạt động hợp pháp, khơng kinh doanh những hàng
hóa
trái phép.


Cá nhân/doanh nghiệp phải có khoản tiền gửi thanh tốn tiền VNĐ tại ngân

hàng thương mại sử dụng dịch vụ tài trợ thương mại để làm đảm bảo.
Hồ sơ thủ tục:
Để thực hiện thủ tục tài trợ thương mại một cách nhanh chóng, bạn cần phải chuẩn bị
sẵn bộ hồ sơ bao gồm:


Hồ sơ tài chính, chứng minh khả năng tài chính của cá nhân/doanh nghiệp.

 Hồ sơ pháp lý có bản gốc để đối chứng cung cấp thông tin về doanh
nghiệp.



Hồ sơ vay vốn: Đơn đề nghị vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh với

số hàng hóa đó hoặc kế hoạch bán hàng, chứng từ, hóa đơn liên quan, hợp đồng
kinh tế mua bán sản phẩm…


Trong q trình hồn tất thủ tục, cá nhân/doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ ràng về thơng
tin quan trọng trong hợp đồng như: Lãi suất, cam kết, trách nhiệm, thời hạn trả gốc, trả
lãi, lãi nợ quá hạn...
1.2.5 Nguồn luật, quy định điều chỉnh hoạt động TTTM của NHTM


Luật các tổ chức tín dụng VB hợp nhất 2017



Luật cơng cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005



Luật Dân sự 2015

 Các nghị định thơng tư của Chính phủ, Bộ Tài chính và quy định của
NHNN


Quy định của NHTM


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NGHUYÊN NHÂN VI PHẠM CẤM VẬN

TRONG GDTMQT VÀ TTQT
2.1 Thực trạng vi phạm cấm vận
2.1.1 Nội dung giao dịch thương mại và thanh toán quốc tế có yếu tố cấm vận
Giao dịch thương mại và thanh tốn quốc tế có yếu tố cấm vận là những giao
dịch liên quan đến các đối tượng bị cấm vận và thuộc danh mục cấm vận của UN, EU
và OFAC. Những giao dịch này bao gồm: một trong các bên tham gia nằm trong danh
sách cấm vận; hàng hóa có nguồn gốc từ nước cấm vận; cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng,
cảng chuyển tải nằm tại nước cấm vận; giao dịch cơ sở liên quan đến nước cấm vận;
người chuyên chở, đối tác xuất nhập khẩu, bên thứ ba và tất cả các ngân hàng thương
mại liên quan. Công việc này thực sự là thách thức đối với chủ thể tham gia thương
mại và thanh toán quốc tế, đặc biệt đối với nhà xuất nhập khẩu bởi có nhiều hạn chế về
nhân lực, kiến thức và kinh nghiệm trong công tác kiểm tra cấm vận. Nguy cơ vi phạm
cấm vận trong thương mại và thanh toán là rất lớn, có thể xuất phát từ khách hàng,
hoặc từ ngân hàng thương mại hoặc đồng thời cả hai chủ thể này.
Về phía nhà xuất nhập khẩu có thể kí kết và thực hiện hợp đồng thương mại
trong đó các giao dịch có liên quan đến cấm vận một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Giao dịch có yếu tố cấm vận rất đa dạng bởi số lượng các bên liên quan tham gia trực
tiếp vào hoạt động thương mại rất nhiều và có thể ở bất kỳ quốc gia nào mà khơng đơn
thuần chỉ có nước người mua và người bán. Ví dụ, con tàu chở hàng hóa từ Trung
Quốc về Việt Nam có ghé qua một cảng của Bắc Triều Tiên, sẽ làm cho việc nhập
khẩu này vi phạm cấm vận của Mỹ nếu lơ hàng này được thanh tốn bằng USD. Cơ sở
để có kết luận này là do OFAC giám sát tất cả các giao dịch bằng USD trên toàn thế
giới và Bắc Triều Tiên thuộc danh sách cấm vận tồn bộ do Mỹ cơng bố.
Đối với ngân hàng Thương mại, khi thực hiện thanh toán quốc tế cho những
giao dịch của khách hàng xuất nhập khẩu có yếu tố cấm vận sẽ bị coi là “vi phạm cấm
vận”. Nguy cơ vi phạm cấm vận của ngân hàng thương mại là không nhỏ, liên quan
đến các giao dịch sau đây: chuyển tiền, phát hành, sửa đổi thư tín dụng nhập khẩu;
thơng báo bỏ chứng từ theo thư tín dụng và nhờ thu nhập khẩu; thanh toán bộ chứng từ
theo L/C;... Chính vì vậy, ngân hàng Thương Mại cần kiểm sốt tất cả thơng tin xuất
hiện trên các giao dịch của mình bao gồm tất cả các chủ thể tham gia thương mại và tất

cả các ngân hàng để tránh vi phạm cấm vận.
2.1.2 Thực trạng vi phạm cấm vận trên thế giới


Vi phạm cấm vận là lĩnh vực phức tạp và nhạy cảm mà dường như các chủ thể
không muốn công khai số liệu, trừ những trường hợp đã bị tuyên bố phật của UN, EU
và OFAC. Kết quả của vi phạm cấm vận được thể hiện một cách rõ ràng ở giai đoạn
thanh tốn qua ngân hàng. Về phía các tổ chức giám sát cấm vận quốc tế, họ mong
muốn phát hiện vi phạm cấm vận thông qua việc kiểm tra các giao dịch của ngân hàng
Thương mại bởi việc yêu cầu ngân hàng Thương mại nộp phạt thay cho nhà kinh
doanh xuất nhập khẩu là cách làm thông minh và dễ thực hiện nhất.
Đồng USD được sử dụng chủ yếu trong giao dịch thương mại toàn cầu. Hơn
nữa, OFAC là tổ chức giám sát cấm vận áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt nặng nề
đối với các thực thể vi phạm. Ngoài ra, hoạt động thương mại của Việt Nam chủ yếu
sử dụng đồng USD để thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu và sử dụng dịch vụ qua các
ngân hàng Mỹ. Vì vậy, cần tập trung xem xét thực trạng vi phạm cấm vận chịu sự điều
chỉnh của Mỹ, mà thực chất là OFAC.
Theo công bố của OFAC, trong giai đoạn 2010-2018 có 25 ngân hàng vi phạm
cấm vận với tổng lượt vi phạm là 31 lần, bao gồm: RBS, Barclays, Compass Bank,
Wells Fargo, JP Morgan, Commerzbank, Societe Generale, Trans-Pacific National
Bank, HSBC, SCB, ING, Bank of Tokyo Misubishi, National Bank of Abu Drabi,
Intesa Sampaolo, Bank of Guam, Deutsch Bank, BNP Paribas, Clearstream Banking,
Bank of Moscow, Bank of America, Credit Agricole, Pay Pay, BancoDo Brasil,
National Bank of Pakistan và Toronto Dominion Bank PLC. Trong số này, có nhiều
ngân hàng nộp phạt cho OFAC số tiền rất lớn như BNP Parisbas, Commerzbank,
HSBC với mức phạt lần lượt là 8,9 tỷ USD; 1,45 tỷ USD và 1,9 tỷ USD (Refinitiv,
2018).
Thực trạng trên cho thấy, vi phạm cấm vận không chỉ xảy ra ở những ngân hàng
nhỏ mà cả những ngân hàng lớn, thậm chí rất lớn. Theo cơng bố của OFAC, trong giai
đoạn 2010-2018 có 25 ngân hàng vi phạm cấm vận với tổng lượt vi phạm là 31 lần.

Trong số này, có nhiều ngân hàng nộp phạt cho OFAC số tiền rất lớn như BNP
Parisbas, Commerzbank, HSBC với mức phạt lần lượt là 8,9 tỷ USD; 1,45 tỷ USD và
1,9 tỷ USD (Refinitiv, 2018).


Bảng: Số ngân hàng và quốc gia bị OFAC phạt trong giai đoạn 2010-2018
Năm

Số ngân hàng

Quốc gia

vi phạm

2010

4

Anh và Mỹ

2011

4

Anh, Đức, Pháp, Mỹ

2012

5


2013

5

Anh, Ý, Mỹ, Đức

2014

5

Ý, Đức, Nga, Mỹ, Nhật Bản

2015

5

Đức, Hà Lan, Mỹ

2016

1

Anh

2017

1

Canada


2018

2

Mỹ và Pháp

Anh, Hà Lan, Nhật Bản,
Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

Nguồn: Refinitiv (2018). Fines for banks that breached U.S. OFACSanction
2.1.3 Hậu quả của vi phạm cấm vận
a) Đồi với nhà kinh doanh xuất nhập khẩu
Một khi vi phạm cấm vận, nhà kinh doanh xuất nhập khẩu phải gánh chịu thiệt
hại nặng nề từ các tổ chức giám sát cấm vận quốc tế, từ ngân hàng thương mại và từ
đối tác trong quan hệ thương mại quốc tế.
Trước hết phải kể đến sự trừng phạt của OFAC, EU, UN, tùy theo mức độ vi
phạm mà đối tượng vi phạm sẽ chịu áp dụng mức độ xử lý khác nhau, bao gồm các
hình phạt hình sự và dân sự. OFAC có thể áp dụng hình phạt hình sự bao gồm phạt
tiền lên tới 1 triệu USD và, hoặc tối đa 20 năm tù cho mỗi lần vi phạm. Hình phạt dân
sự bao gồm phạt tiền lên tới 55.000 USD cho mỗi lần vi phạm. Các hình phạt khác đối
với vi phạm các quy định của OFAC bao gồm thu giữ, hoặc tịch thu hàng hóa liên
quan, tạm dừng hoặc hủy giao dịch; phong tỏa, giữ lại khoản tiền giao dịch.
18


Bên cạnh đó, khi nhà kinh doanh xuất nhập khẩu vi phạm cấm vận cịn gặp
nhiều khó khăn từ phía ngân hàng thương mại, như bị xếp hạng tín dụng, bị từ chối
thực hiện những giao dịch tiếp theo. Ngoài ra, các chủ thể tham gia thương mại phải
đối mặt với việc bị đánh mất uy tín đối ngoại, mất cơ hội kinh doanh từ phía đối tác.
b) Đối với ngân hàng thương mại

Tương tự như nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, ngân hàng thương mại cũng bị
tạm dừng giao dịch, hủy giao dịch, bị phong tỏa, giữ lại khoản tiền giao dịch một khi
vi phạm những quy định của OFAC, UN, EU. Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại cịn
bị đóng băng tài khoản tại các ngân hàng nước ngồi. Ngồi ra, NHTM cịn đối diện
với vấn đề trầm trọng hơn, đó là việc vi phạm quy định pháp luật và ngân hàng bị phạt
tiền, thậm chí là rất nhiều tiền, đặc biệt đối với Mỹ- quốc gia có quy định chặt chẽ về
gian lận, rửa tiền và cấm vận. Một khi đã vi phạm, thì số tiền phạt và bồi thường rất
cao mà các ngân hàng phải trả cho nhiều tổ chức khác nhau với tổng số tiền nộp phạt
lớn hơn nhiều lần so với trị giá giao dịch gian lận đã thực hiện. Cho dù là ngân hàng
nào, ở đâu, của nước nào cũng đều phải chịu mức phạt theo quy định của UN, EU,
OFAC.
Hậu quả tiếp theo đối với ngân hàng, đó là nguy cơ tham gia vào các hoạt động
tội phạm. Vì lợi nhuận nên nhiều ngân hàng đã bỏ qua những cảnh báo đó, thậm chí cố
tình che giấu hoặc làm sai lệch hồ sơ những giao dịch bị cấm theo luật trừng phạt của
Mỹ.
Hệ quả tất yếu của việc thực hiện giao dịch bị cấm vận là ảnh hưởng uy tín của
ngân hàng. Sẽ có hàng loạt động thái bất lợi cho ngân hàng như ngân hàng nước ngồi
đóng quan hệ đại lý, không thực hiện các giao dịch với ngân hàng vi phạm, do vậy ảnh
hưởng trực tiếp đến các hoạt động đối nội, đối ngoại của ngân hàng và dẫn đến tình
trạng mất khách hàng, sụt giảm doanh số giao dịch.
Theo Robert NZARO, Kosmas NJANIKE và Emma MUNENERWA (2011),
“The Impact of Economic Sanctions on Financial Services: A Case of Commercial
Banks in Zimbabwe” đã cho thấy:
Các biện pháp trừng phạt kinh tế ảnh hưởng đến Chuyển tiền quốc tế và điều
này được 11 trong 14 ngân hàng tham gia một khảo sát thừa nhận. Tuy nhiên, 3 ngân
hàng còn lại cho rằng họ không bị ảnh hưởng. Một ngân hàng chỉ ra rằng các biện
pháp trừng phạt kinh tế khiến họ không thể chuyển tiền quốc tế thay mặt khách hàng
19



của mình. Ngân hàng phải có một ngân hàng trung gian ở một quốc gia khác để tạo
điều kiện cho việc chuyển tiền (TTs). Điều này phù hợp với những phát hiện của
Reynoldet al (2007), người đã tuyên bố rằng ở Iran, lệnh trừng phạt của Mỹ đã cấm 7
ngân hàng Iran chuyển tiền đến và từ các ngân hàng Hoa Kỳ. Kết quả là, các ngân
hàng này đã phải tìm một ngân hàng trung gian có quan hệ với các ngân hàng để tạo
điều kiện cho việc chuyển tiền của họ.
Trong số 14 ngân hàng, 12 ngân hàng cho biết họ đã ngừng phát hành LC do
các lệnh trừng phạt kinh tế. Điều này là do thực tế là LC của họ không được các nước
phương Tây chấp nhận và điều này buộc khách hàng của họ phải tham gia vào thương
mại quốc tế để hoạt động trên cơ sở tiền mặt
Từ khảo sát, tất cả 14 ngân hàng đều tin rằng tác động của các biện pháp cấm
vận kinh tế có thể là giảm nhẹ bằng cách áp dụng một loạt các chiến lược. 6 ngân hàng
cáo buộc rằng các liên minh chiến lược sẽ giúp giảm tác động của các biện pháp trừng
phạt kinh tế đối với việc cung cấp dịch vụ của ngân hàng. 4 ngân hàng chỉ ra rằng đa
dạng hóa các hoạt động sẽ giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực của các biện pháp
trừng phạt kinh tế đối với dịch vụ tài chính của họ. 6 người cịn lại cáo buộc rằng cần
phải áp dụng các chiến lược như liên lạc với các ngân hàng thương mại khác để tìm ra
điểm chung để đối phó với các biện pháp trừng phạt ảnh hưởng đến họ ít nhiều như
nhau. Liên lạc với các ngân hàng thương mại khác để tìm ra điểm chung trong việc đối
phó với tác động của kinh tế các biện pháp trừng phạt cũng được nêu bật là lựa chọn
xứng đáng.
2.1.4 Một số trường hợp vi phạm lệnh cấm vận hiện nay
a. Vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ chống Cuba, một ngân hàng Pháp bị phạt 1,34 tỷ
USD
Nước ra cấm vận: Mỹ
Nước bị cấm vận: Libya, Cuba
Vi phạm:
 Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc cho rằng Societe Generale đã hối lộ các quan chức tại
Libya, cũng như thao túng mức lãi suất liên ngân hàng Libor.
 Vi phạm các lệnh trừng phạt ngoài lãnh thổ của Washington chống Cuba, Iran,

Sudan và một số nước khác.

20


 Đã thực hiện 2.600 giao dịch quốc tế trong giai đoạn 2003 – 2013 đi ngược lại
các biện pháp trừng phạt mà Chính phủ Mỹ đưa ra.
 Một nguyên nhân dẫn tới các hình phạt khác được Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kì
(Fed) trích dẫn là do Societe General đã thiếu các chính sách và thủ tục đủ để
đảm bảo các hoạt động tiến hành tại các văn phịng của ngân hàng này ngồi lãnh
thổ Mỹ tn thủ các biện pháp trừng phạt. Fed cho biết Societe Generale đã có
những hành động “thiếu an tồn và gây hại” cho việc áp dụng các biện pháp
trừng phạt trong khuôn khổ của cuộc bao vây cấm vận của Mỹ chống Cuba.
 Ngày 19/11/2018, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết ngân hàng Societe
Generale (Pháp) đã đạt thỏa thuận ngồi tịa án trả 1,34 tỷ USD tiền phạt cho các
cơ quan công quyền của Mỹ.
 Societe Generale sẽ phải trả 717 triệu USD cho Bộ Tư pháp Mỹ, 420 triệu USD
cho Sở Dịch vụ Tài chính New York, 163 triệu USD cho cơ quan kiểm sát quận
Manhattan, 81 triệu USD cho Fed và 54 triệu USD cho Bộ Tài chính Mỹ. Bên
cạnh việc nộp phạt, Societe General cũng bị cấm tái ký hợp đồng với các cá nhân
liên quan tới những vi phạm trước đây hay giữ họ với tư cách nhà thầu hoặc tư
vấn.
 Trước đó, với những cáo buộc liên quan giới chức Libya, Societe Generale cũng
đã phải nộp số tiền phạt gần 1 tỷ euro (1,17 tỷ USD) trong năm 2017.
Tính chất ngồi lãnh thổ là một trong những đặc điểm bị lên án mạnh mẽ nhất
của cuộc bao vây cấm vận của Mỹ chống Cuba. Trước Societe Generale, một số ngân
hàng châu Âu cũng đã trở thành nạn nhân của chính sách này, trong đó điển hình là
Credit Agricole phải nộp phạt cũng theo thỏa thuận ngồi tịa án 787 triệu USD vào
năm 2015, BNP Paribas phải trả khoản phạt kỷ lục gần 9 tỷ USD vào năm 2014, còn
Credit Suisse phải nộp 536 triệu USD vào năm 2009.

b. 3 ngân hàng Trung Quốc bị Mỹ điều tra vi phạm trừng phạt Triều Tiên
Nước cấm vận: Mỹ
Ngân hàng phạt vi phạm :Trung Quốc
Báo Washington Post ngày 24/6 đưa tin 3 ngân hàng lớn của Trung Quốc có thể
mất khả năng tiếp cận hệ thống tài chính Mỹ sau khi một thẩm phán cho rằng các ngân
hàng này đã khơng thực hiện lệnh của tịa án liên quan đến cuộc điều tra về vi phạm
21


các biện pháp trừng phạt Triều Tiên. 3 ngân hàng này bao gồm Ngân hàng Viễn thông,
Ngân hàng Thương mại Trung Quốc và Ngân hàng Phát triển Phố Đông Thượng Hải.
Bộ Tư pháp Mỹ trước đó cáo buộc các ngân hàng này hợp tác với một công ty Hong
Kong bị cho là đã rửa tiền với số lượng hơn 100 triệu USD cho Ngân hàng Ngoại
thương Triều Tiên.
c. Vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ, ngân hàng Anh bị phạt 1,1 tỷ USD
Nước cấm vận: Mỹ
Ngân hàng vi phạm cấm vận của Anh
Ngân hàng Standard Chartered bị cáo buộc chuyển bất hợp pháp hàng triệu
USD qua hệ thống tài chính Mỹ thay cho các khách hàng tại Iran, Sudan, Libya và
Myanmar,... Ngân hàng Standard Chartered PLC, có trụ sở tại London (Anh) vừa đồng
ý nộp phạt 1,1 tỷ USD cho nhà chức trách Mỹ và Anh vì vi phạm các lệnh cấm vận
của Mỹ đối với Iran và một số quốc gia khác. Theo Reuters, khoản phạt này là phán
quyết sau một cuộc điều tra bắt đầu 5 năm trước, được tách riêng rẽ giữa Bộ Tư pháp
Mỹ, Văn phòng kiểm sốt tài sản nước ngồi của Bộ Tài chính Mỹ, Văn phòng luật sư
quận New York, Sở Dịch vụ Tài chính bang New York và Cơ quan giám sát tài chính
của Anh (FCA). Trong một thơng cáo vào ngày 9/4, ngân hàng Standard Chartered cho
biết đã đồng ý chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với việc vi phạm lệnh cấm vận, phần lớn
diễn ra vào trước năm 2012, một số trước năm 2014. Ngân hàng này cho biết đã chủ
động hợp tác với các cuộc điều tra của cơ quan chức năng.
2.2 Nguyên nhân vi phạm cấm vận

2.2.1 Nguyên nhân xuất phát từ chính mục đích vi phạm cấm vận
a) Ngun nhân chính trị:
Vì lợi ích chung của chung và của riêng từng quốc gia nên có sự hợp tác, bắt tay nhau
chống lại lệnh cấm vận. Một trường hợp vi phạm cấm vận để làm rõ cho nguyên nhân
này như sau:
Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc Cơng ty Dalian Sun Moon Star International Logistics
Trading trụ sở ở Trung Quốc và chi nhánh SINSMS ở Singapore làm giả giấy tờ để tạo
thuận lợi cho các chuyến hàng “bất hợp pháp” vận chuyển rượu và thuốc lá đến Triều
Tiên. Công ty Profinet ở Nga cũng bị cáo buộc vi phạm các lệnh trừng phạt khi cung cấp
dịch vụ hải cảng cho các tàu treo cờ Triều Tiên, những tàu trong danh sách bị trừng phạt.
Trước đó, Mỹ cũng đã cơng bố áp đặt trừng phạt ngân hàng
22


thương mại Agrosoyuz có trụ sở tại Matxcơva, chủ ngân hàng người Triều Tiên Ri
Jong Won, Công ty Dandong Zhongsheng Industry & Trade có trụ sở tại Trung Quốc
và Tập đồn Korea Ungum có trụ sở tại Triều Tiên. Theo Washington, các cơng ty và
cá nhân đã có hoạt động trao đổi với những thực thể trong danh sách trừng phạt của
Mỹ và Liên hợp quốc. Không phải ngẫu nhiên mà tại cuộc tham vấn an ninh chiến
lược Nga-Trung ngày 15-8 tại Matxcơva, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương
Khiết Trì và Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia Nga Nikolai Patrushev đã cam kết hợp
tác đảm bảo trật tự quốc tế “cơng bằng và bình đẳng”. Đây được xem là tín hiệu cho
thấy Matxcơva và Bắc Kinh sẽ bắt tay nhau để gia tăng sức mạnh ứng phó một khi lợi
ích sát sườn của họ bị Washington đe dọa hay làm tổn hại.
b) Nguyên nhân kinh tế:
Vì lợi nhuận từ những thương vụ lớn, các doanh nghiệp đã tìm mọi cách để luồn lách
vi phạm lệnh cấm vận. Một vài ví dụ cụ thể cho thấy điều này:
 Ngày 13/6, Chính phủ Mỹ thơng báo đã áp dụng mức phạt hàng trăm nghìn USD
đối với ba cơng ty Expedia Group, Hotelbeds USA và Cubasphere vì đã vi phạm
lệnh cấm vận chống Cuba do Mỹ áp đặt.

 Bộ Tư pháp Mỹ hôm 23/7 cho biết Ma Xiaohong, người đứng đầu Công ty Phát
triển Công nghiệp Dandong Hongxiang (DHID) của Trung Quốc, cùng ba lãnh
đạo khác thuộc công ty này đã bị một bồi thẩm đoàn liên bang ở New Jersey truy
tố với cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt Triều Tiên.
 Hơn 2 tháng sau khi Nhà Trắng áp dụng lệnh cấm đối với dầu Iran, sản phẩm của
nước này vẫn tiếp tục được gửi tới Trung Quốc (Quốc gia mua dầu lớn nhất thế
giới) và được giữ tại những "kho hàng kí gửi" - theo lời của những người hoạt
động tại một số cảng Trung Quốc. Số dầu mỏ này không đi qua hải quan, không
xuất hiện trong dữ liệu nhập khẩu quốc gia và do đó cũng không vi phạm cấm
vận. Mặc dù không lưu thông, nhưng sự hiện diện của số dầu mỏ này vẫn ảnh
hưởng tới thị trường. Việc dự trữ dầu có thể làm giảm giá dầu thế giới nếu các
công ty lọc dầu Trung Quốc quyết định sử dụng số dầu được lưu trữ, ngay cả khi
Tổ chức Các Quốc gia xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh hạn chế sản xuất giữa lúc
các nền kinh tế lớn trên thế giới tăng trưởng chậm lại. Điều này cũng cho phép
Iran tiếp tục khai thác dầu và đưa dầu mỏ tới gần những khách hàng tiềm năng.

23


2.2.2 Nguyên nhân từ phía NHTM
Vi phạm cấm vận liên tục xảy ra và nguyên nhân cũng rất đa dạng, nguyên nhân
từ chủ thể vi phạm hoặc nguyên nhân từ mục đích vi phạm. Về nguyên nhân xuất phát
từ mục đích thì có ngun nhân kinh tế và ngun nhân chính trị. Về ngun nhân bắt
nguồn từ chủ thể, đó là từ các nhà kinh doanh XNK và từ NHTM.Tuy nhiên, NHTM là
chủ thể giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các giao dịch cấm vận bởi họ là
người kiểm sốt cuối cùng trước khi quyết định có thực hiện hay khơng. Về cơ bản, có
thể tổng hợp thành các ngun nhân chính như sau:
Thứ nhất, khơng rà sốt kỹ các giao dịch có liên quan: Như đã trình bày ở trên,
danh sách cấm vận thay đổi liên tục, đòi hỏi NHTM và nhà kinh doanh XNK dành sự
cẩn thận thích đáng để kiểm tra đối tượng và danh sách cấm vận. Lý do sâu xa dẫn đến

việc bỏ sót thơng tin khá đa dạng, có thể do không đủ nguồn nhân lực, hoặc ý thức của
những người có trách nhiệm kiểm tra, hoặc do chủ quan khi rà sốt các chủ thể quen
thuộc, có lịch sử giao dịch tốt và khơng có bất kỳ vi phạm cấm vận nào trước đó, nên
có tâm lý chủ quan, khơng kiểm tra kỹ lưỡng. Có thể minh chứng bằng trường hợp của
ZTE, công ty nổi tiếng của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ điện tử, năm 2016
ZTE đã bị OFAC tuyên phạt 1,19 tỷ USD do vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ do đã
xuất khẩu hàng hóa cho Iran, Sudan, Bắc Triều Tiên, Syria và Cu Ba (ValentinoDeVries, J, và cộng sự, 2018).
Thứ hai, NHTM cố tình che giấu các giao dịch vi phạm cấm vận của khách
hàng: Vì nhiều lí do khác nhau mà ngày càng nhiều NHTM cố tình che giấu cho khách
hàng, như BNP, Barclays Bank, và đặc biệt là Standard Chartered Bank (SBC). Mặc dù
SBC nhiều lần bị phát hiện vi phạm nhưng SCB chi nhánh New York vẫn cố tình lách
luật trừng phạt của chính quyền Hoa Kỳ, đặc biệt đối với các giao dịch có liên quan tới
Iran(). Nhiều NHTM đã tiếp tay cho những hoạt động
rửa tiền, tài trợ khủng bố nhưng đã bị phát hiện và phải chấp nhận trừng phạt của
OFAC. Ví dụ, năm 2018, OFAC đã phạt JP Morgan Chase Bank NA với số tiền 5,26
triệu USD cho OFAC do có những giao dịch nhằm tài trợ khủng bố
Thứ ba, NHTM chưa thực hiện tốt quy định về kiểm soát rửa tiền và cấm vận:
Kết quả khảo sát được thực hiện bởi Cơ quan dịch vụ tài chính của Anh (FSAFinancial Services Authority) cho thấy hơn một nửa trong số 27 ngân hàng được kiểm
tra chưa thực hiện tốt quy định về kiểm soát rửa tiền và cấm vận. Hơn nữa, nhiều
24


NHTM chỉ tập trung vào việc xác định các giao dịch lớn và không xem xét đến những
dấu hiệu cảnh báo khi đánh giá hoạt động của khách hàng (Authority, F. C., 2014).
Thứ tư, cả khách hàng và ngân hàng có tâm lý ỷ lại q nhiều vào chương trình
sàng lọc cấm vận đã được trang bị tại các NHTM. Giám sát giao dịch là không thể
thiếu để xác định các giao dịch đáng ngờ. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh doanh XNK cho
rằng đã có các NHTM kiểm sốt cấm vận và NH có chương trình lọc cấm vận, vì vậy,
họ đã không xem xét một cách kỹ lưỡng các thực thể trong giao dịch thương mại, hoặc
không hợp tác với NH để truy xét đến cùng những thông tin đáng ngờ. Về phía

NHTM, khơng phải mọi thơng tin liên quan đến cấm vận đều kiểm tra được từ phần
mềm lọc cấm vận. Thông thường, hệ thống giám sát của NHTM chỉ kiểm tra các thông
tin xuất hiện trên các giao dịch mà NH gửi đi, vì vậy, khó kiểm sốt được những thơng
tin chỉ liên quan đến giao dịch cơ sở. Ví dụ, thơng tin cảng trung gian trên vận đơn
đường biển. Đối với trường hợp này cần kết hợp cả hệ thống giám sát giao dịch tự
động và thủ công mới đạt được hiệu quả của công tác kiểm tra cấm vận.
Thứ năm, chưa chú trọng công tác phòng chống cấm vận: Do kém hiểu biết
hoặc chưa ý thức được mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của vi phạm cấm vận nên
nhiều chủ thể tham gia thương mại và thanh tốn quốc tế, mà trong đó, đặc biệt là các
nhà kinh doanh XNK chưa đầu tư, quan tâm thích đáng đến cơng tác phịng ngừa rủi
ro cấm vận.
2.3 Biện pháp các ngân hàng TM VN sử dụng để phồng chống vi phạm cấm vận
trong TTTM và TTQT
2.3.1 Cam kết tuân thủ các quy định và pháp luật về cấm vận
Các Ngân hàng Thương mại Việt Nam cam kết tuân thủ các quy định và pháp
luật về cấm vận (“Pháp luật về Cấm vận”) do Ngân hàng Nhà nước, Hội đồng Bảo an
Liên Hiệp Quốc (UNSC), Liên Minh Châu Âu EU, và Cục kiểm soát tài sản nước
ngồi trực thuộc Bộ tài chính Mỹ (OFAC) cũng như các quy định pháp luật có liên
quan tại các quốc gia mà các ngân hàng có hoạt động. Theo các quy định pháp luật về
cấm vận, cá nhân và tổ chức không được phép tham gia thực hiện giao dịch hoặc hỗ
trợ tài chính hoặc cung cấp dịch vụ đối với các cá nhân, tổ chức, các hoạt động bị cấm
vận hoặc khơng tn thủ các quy định có liên quan có thể dẫn đến trách nhiệm hình sự,
phạt vi phạm hành chính hoặc cả hai.

25


Theo đó, các Ngân hàng Thương mại khơng và sẽ khơng mở tài khoản, duy trì
quan hệ khách hàng, cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, thực hiện hoặc hỗ trợ thực hiện
các giao dịch (trực tiếp hoặc gián tiếp) hoặc tham gia vào bất kỳ hoạt động có liên

quan đến các cá nhân, tổ chức và vùng lãnh thổ bị cấm vận. Hiện nay, danh sách các
quốc gia và vùng lãnh thổ bị cấm vận là vùng Crimea, Cuba, Iran, Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Triều Tiên, Sudan và Syria.
Khi khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ và sản phẩm cũng như duy trì quan hệ
khách hàng với Ngân hàng, khách hàng được cho là cam kết và đảm bảo rằng tại bất
kỳ thời điểm nào, khách hàng cũng sẽ không bị điều chỉnh bởi bất kỳ quy định pháp
luật nào về cấm vận và sẽ không sử dụng các sản phẩm, dịch vụ (bất kể đồng tiền nào)
nhằm phục vụ lợi ích của các cá nhân, tổ chức, quốc gia và vùng lãnh thổ bị cấm vận.
Các Ngân hàng Thương mại Việt Nam sẽ thực hiện tất cả các hành động cần thiết, bao
gồm báo cáo, từ chối hoặc tạm ngừng thực hiện giao dịch, từ chối nhận tiền, đóng tài
khoản, chấm dứt quan hệ khách hàng khi xét thấy có dấu hiệu vi phạm quy định pháp
luật về cấm vận.
2.3.2 Biện pháp
Xác minh đầy đủ các bên tham gia trong giao dịch thương mại (1 và 2)
1. Các Ngân hàng Thương mại Việt Nam áp dụng các biện pháp nhận biết khách
hàng
a. Thông tin về khách hàng:
 Đối với khách hàng cá nhân là người Việt Nam: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh;
quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại, số chứng minh nhân dân hoặc số
hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ nơi đăng ký thường trú và nơi ở hiện tại;
 Đối với khách hàng cá nhân là người nước ngoài: họ và tên; ngày, tháng, năm
sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, thị thực
nhập cảnh; địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở nước ngoài và địa chỉ nơi đăng ký cư trú
ở Việt Nam;
 Đối với khách hàng cá nhân là người không quốc tịch: họ và tên; ngày, tháng,
năm sinh; nghề nghiệp, chức vụ; số thị thực; cơ quan cấp thị thực nhập cảnh; địa
chỉ nơi cư trú nước ngoài và ở Việt Nam;

26



 Đối với khách hàng cá nhân là người có từ hai (02) quốc tịch trở lên, ngồi
những thơng tin quy định trên, ngân hàng thu thập bổ sung thông tin về các quốc
tịch, các địa chỉ đăng ký cư trú tại các quốc gia mang quốc tịch;
 Đối với khách hàng là tổ chức: tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở
chính; số điện thoại, số fax; lĩnh vực hoạt động, kinh doanh; thông tin về người
thành lập, đại diện cho tổ chức bao gồm các thông tin quy định đối với khách
hàng cá nhân nêu trên.
b. Ngày, tháng, năm mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch.
c. Thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi: Ngân hàng xác định chủ sở hữu hưởng lợi theo
các tiêu chí sau:
 Cá nhân sở hữu thực tế đối với một tài khoản hoặc một giao dịch: Chủ tài khoản,
đồng chủ tài khoản hoặc bất kỳ người nào chi phối hoạt động, thụ hưởng của tài
khoản, giao dịch đó;
 Cá nhân có quyền chi phối pháp nhân: Cá nhân nắm giữ từ 10% trở lên vốn điều
lệ của pháp nhân đó; cá nhân nắm giữ từ 20% trở lên vốn điều lệ của các tổ chức
góp trên 10% vốn của pháp nhân đó; chủ doanh nghiệp tư nhân; cá nhân khác
thực tế chi phối pháp nhân đó;
 Cá nhân có quyền chi phối một ủy thác đầu tư, thỏa thuận ủy quyền: Cá nhân ủy
thác, ủy quyền; cá nhân có quyền chi phối cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức ủy
thác, ủy quyền;
 Đối với khách hàng là tổ chức nước ngồi hoặc tổ chức có một hoặc nhiều bên
tham gia góp vốn là cá nhân, tổ chức nước ngồi, đơn vị phải xác minh bổ sung
thơng tin nhận biết cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài đó bằng cách sử dụng các tài
liệu, dữ liệu do cơ quan nước ngồi có thẩm quyền cấp;
 Đối với khách hàng là pháp nhân hoặc khi cung ứng dịch vụ thỏa thuận ủy quyền,
ngân hàng thu thập thông tin về quyền sở hữu và cơ cấu kiểm soát để xác định
được cá nhân có lợi ích kiểm sốt và chi phối hoạt động của pháp nhân hoặc thỏa
thuận ủy quyền đó.
d. Hình thức, mục đích, giá trị giao dịch.

e. Đối với giao dịch chuyển tiền điện tử bao gồm cả thông tin tên, địa chỉ, số tài
khoản… về người phát lệnh chuyển tiền đầu tiên (nếu có)
2. Xác minh thông tin khách hàng:
27


Các ngân hàng sử dụng các tài liệu, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết khách
hàng, gồm:
a. Sử dụng các tài liệu, dữ liệu gốc đáng tin cậy để nhận dạng và xác minh nhận dạng
khách hàng như:
 Đối với khách hàng là cá nhân: chứng minh nhân dân, thẻ căn cước cơng dân, hộ
chiếu cịn thời hạn sử dụng và các giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp;
 Đối với khách hàng là tổ chức: Giấy phép hoặc quyết định thành lập; quyết định
đổi tên gọi, chia tách, sáp nhập; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; quyết định
bổ nhiệm hoặc hợp đồng thuê Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng.
 Và các giấy tờ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để phục vụ công tác
xác minh thông tin khách hàng.
b. Có thể sử dụng bên thứ ba để xác minh nhận dạng khách hàng phù hợp với quy định
của pháp luật.
c. Các tài liệu, dữ liệu gốc đáng tin cậy này phải được lưu giữ một bản sao và cập nhật
khi khách hàng có sự thay đổi thơng tin hoặc tùy theo mức độ rủi ro của khách hàng.
Từ đó xác minh thơng tin nhận biết khách hàng và xây dựng quy định về phân loại
khách hàng trên cơ sở phòng chống cấm vận dựa vào các yếu tố sau:
 Loại khách hàng: Người cư trú hoặc không cư trú; tổ chức hoặc cá nhân; khách
hàng thuộc hoặc không thuộc danh sách đen, danh sách cảnh báo, danh sách cấm
vận; lĩnh vực, phương thức hoạt động, kinh doanh.
 Loại sản phẩm, dịch vụ khách hàng sử dụng bao gồm cả dự kiến sử dụng: Dịch
vụ tiền mặt hoặc chuyển khoản; dịch vụ thanh toán hoặc chuyển tiền, đổi tiền;
dịch vụ môi giới, ủy thác, ủy quyền; dịch vụ bảo hiểm nhân thọ hoặc phi nhân
thọ.

 Vị trí địa lý nơi khách hàng cư trú hoặc có trụ sở chính: Các nước trong danh
sách cấm vận nêu tại các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc; Liên
Minh Châu Âu EU, và Cục kiểm soát tài sản nước ngồi trực thuộc Bộ tài chính
Mỹ (OFAC).
 Yếu tố khác do đối tượng báo cáo tự xác định và phân loại phù hợp với thực tế
phát sinh.
Các ngân hàng thương mại không mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch đối với khách
hàng/ các bên liên quan là cá nhân, tổ chức thuộc danh sách đen, cấm vận của OFAC,
28


EU, UN; Các khách hàng không cung cấp thông tin khách hàng hoặc thơng tin khách
hàng khơng có thực hoặc những khách hàng đã được xác định là đáng ngờ, đang trong
thời gian điều tra xem xét và chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền để xử lý;
3. Báo cáo giao dịch
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng thương mại có trách nhiệm báo
cáo các giao dịch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý
 Ngân hàng thương mại không ký kết hợp đồng đại lý/giao dịch với ngân hàng vỏ
bọc.
 Khi thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý với ngân hàng đối tác nước ngoài, ngân
hàng thương mại sẽ:
 Thu thập thông tin về ngân hàng đối tác;
 Đánh giá việc thực hiện các biện pháp về phòng chống cấm vận của ngân hàng
đối tác
 Phải được sự chấp thuận của Tổng giám đốc hoặc người được ủy quyền của ngân
hàng trước khi thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý;
 Trong trường hợp khách hàng của ngân hàng đối tác có thể thanh tốn thông qua
tài khoản của ngân hàng đối tác mở tại ngân hàng, ngân hàng phải bảo đảm ngân
hàng đối tác đã thực hiện đầy đủ việc nhận biết, cập nhật thơng tin khách hàng,

có khả năng cung cấp thơng tin nhận biết khách hàng theo yêu cầu của ngân
hàng.
5. Lưu trữ và bảo mật thông tin
 Ngân hàng thương mại lưu giữ các hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng lưu giữ hồ sơ giao dịch của khách hàng (bao gồm khách hàng có mở
tài khoản và khách hàng vãng lai) kể từ ngày phát sinh giao dịch gồm hồ sơ về
nhận biết khách hàng, các chứng từ kế toán, các chứng từ/dữ liệu liên quan đến
giao dịch của khách hàng và báo cáo giao dịch đáng ngờ kèm chứng từ, tài liệu
liên quan kể từ ngày kết thúc giao dịch hoặc ngày đóng tài khoản hoặc ngày báo
cáo.
 Ngân hàng thương mại thực hiện bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của
pháp luật và quy định nội bộ của ngân hàng.

29


6. Đào tạo cơng tác phịng, chống vi phạm cấm vận trong tài trợ thương mại và
thanh toán quốc tế
 Hàng năm, các ngân hàng thương mại thực hiện đào tạo, nâng cao nhận thức về
các biện pháp phòng chống vi phạm cấm vận trong tài trợ thương mại và thanh
toán quốc tế cho tất cả cán bộ, nhân viên có liên quan đến giao dịch tiền tệ, tài
sản khác của ngân hàng theo chính sách đào tạo hiện hành của ngân hàng. Thực
hiện đào tạo đối với 100% các cán bộ, nhân viên tân tuyển; thực hiện khảo sát
hiểu biết về pháp luật và quy định của ngân hàng về phòng, chống vi phạm cấm
vận đối với 100% cán bộ, nhân viên của ngân hàng; công tác truyền thông tồn
hàng về phịng, chống vi phạm cấm vận cũng được các ngân hàng chú trọng
thông qua các Bản tin nội bộ…
 Đào tạo kiến thức, nghiệp vụ trong vòng 6 (sáu) tháng kể từ ngày được tuyển
dụng cho các các nhân viên mới tuyển dụng dự kiến đảm trách nhiệm vụ phòng,
chống vi phạm cấm vận trong tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế và các

nhiệm vụ khác liên quan đến giao dịch tiền, tài sản với khách hàng. Đảm bảo
thông tin kiến thức cập nhật về cấm vận nhận được từ các cơ quan, tổ chức liên
quan như ngân hàng nước ngoài, NHNNVN, các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền… được phổ biến kịp thời đến các nhân viên của đơn vị.
 Công tác đào tạo, truyền thơng phịng, chống vi phạm cấm vận cũng được các
ngân hàng đẩy mạnh với nhiều hoạt động như: Nghiên cứu tình huống cấm vận
trong nghiệp vụ, Bản tin phịng, chống vi phạm cấm vận hàng tháng, tổ chức
nhiều lớp đào tạo cơ bản, chuyên sâu, phối hợp với các chuyên gia nước ngồi tổ
chức các buổi truyền thơng tồn ngân hàng.
7. Xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống vi phạm cấm vận trong tài TTTM và
TTQT
Quy định nội bộ về phòng, chống vi phạm cấm vận phải bao gồm những nội dung sau:
 Chính sách chấp nhận khách hàng: Theo mức độ rủi ro, cấp phê duyệt, yêu cầu
về hồ sơ mở tài khoản hoặc thiết lập giao dịch.
 Quy trình, thủ tục nhận biết khách hàng, xác minh và cập nhật thông tin khách
hàng: Phân cấp trách nhiệm nhận biết, định kỳ cập nhật thông tin và đánh giá
khách hàng theo mức độ rủi ro; phân cấp truy cập, khai thác thông tin chung

30


×