Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

tiểu luận thị trường tài chính quốc tế ảnh hưởng của các nhà đầu tư nước ngoài đến chỉ số VN index giai đoạn từ năm 2015 – hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.72 KB, 25 trang )

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Các nhà đầu tư nước ngoài
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cần xác định rõ khái niệm nhà
đầu tư nước ngoài (NĐTNN) theo hướng về tỷ lệ mọi chủ thể (tổ chức, cá nhân) có vốn đầu tư
nước ngoài (ĐTNN) chiếm trên 50% là NĐTNN (theo khái niệm này NĐTNN bao trùm doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Lựa chọn này được thực hiện trên cơ sở: phiếu chiếm đa số
quá bán là phiếu có quyền quyết định đối với phần lớn hoạt động của doanh nghiệp.
Về trường hợp chủ thể có vốn ĐTNN thế hệ thứ 2 trở đi (xảy ra khi doanh nghiệp liên
doanh), nếu chủ thể đã được xác định là NĐTNN (có trên 50% vốn nước ngoài) thì toàn bộ các
hành vi sau đó của chủ thể này (bao gồm cả việc đi đầu tư thành lập một doanh nghiệp con) sẽ
được xem là hành vi của NĐTNN thuần túy.
Ngược lại, nếu một chủ thể đã được xác định là NĐT trong nước (có trên 50% vốn trong
nước) thì khi kinh doanh/đầu tư, mọi loại vốn mà chủ thể này bỏ ra đều được xem là vốn trong
nước. Cách thức định nghĩa này cho phép xử lý hoàn toàn vấn đề hạn chế quyền kinh doanh đối
với NĐTNN. Theo đó mọi NĐTNN khi đi đầu tư đều là chủ thể thế hệ 1.
Tại bản dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đang được hoàn thiện, trước ý kiến đề nghị
coi doanh nghiệp có 10% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của NĐTNN là
doanh nghiệp ĐTNN, Bộ Kế hoạch-Đầu tư cho rằng, nhiều nước có quy định giới hạn tối thiểu là
50% hoặc 51% sở hữu của NĐTNN.
Còn ở các nước OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - tiếng Anh: Organization
for Economic Co-operation and Development), tuy xác định 10% sở hữu, nhưng ở đó về cơ bản
không có khác biệt về đối xử giữa đầu tư trong nước và ĐTNN như ở Việt Nam và phân biệt nói
trên chủ yếu cho mục đích thống kê. Ngoài ra, các quy định có liên quan đến pháp luật về chứng
khoán, về cơ bản cũng đã thừa nhận tỷ lệ 49/51 và yêu cầu phát triển thị trường chứng khoán
(TTCK) cần mở rộng và tăng thêm tỷ lệ sở hữu của NĐTNN tại các doanh nghiệp Việt Nam. Do
đó, giới hạn 51% sở hữu của NĐTNN sẽ thuận lợi hơn vì nỗ lực quản lý nhà nước chủ yếu tập
trung vào các doanh nghiệp mà quyền quyết định và lợi ích tại đó do người nước ngoài chi phối.
Trong tờ trình Chính phủ về dự án Luật Đầu tư (sửa đổi), Bộ Kế hoạch-Đầu tư cũng cho
rằng, nếu hiểu theo khái niệm hiện hành thì doanh nghiệp đã thành lập tại Việt Nam có 1% vốn
của NĐTNN cũng coi là NĐTNN và phải tuân thủ điều kiện ĐTNN. Hạn chế này là nguyên
nhân phát sinh hầu hết vướng mắc trong việc áp dụng các quy định về điều kiện và thủ tục đầu tư


đối với NĐTNN. Chính vì vậy, dự thảo sửa đổi đã đưa ra tỷ lệ 51% để phân định NĐTNN hay
trong nước
1.2. Chỉ số VN-Index
1.2.1. Khái niệm
VN-Index là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả cổ phiếu niêm yết và giao
dịch tại Sàn Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX). Chỉ số VN-Index so sánh
1


giá trị vốn hóa thị trường hiện tại với giá trị vốn hóa thị trường cơ sở vào ngày gốc 28/07/2000
(ngày đầu tiên sàn HSX đi vào hoạt động). Nói cách khác, VN-Index thể hiện giá trị toàn sàn
HSX thay đổi bao nhiêu lần giá trị ngày đầu tiên, điều này cho chúng ta thấy được giá trị, quy
mô của sàn HSX thay đổi như thế nào, biến động của VN-Index trong từng phiên phản ánh được
biến động của tất cả các cổ phiếu được giao dịch trên sàn HSX.
1.2.2. Cách tính chỉ số VN-Index
VN-Index được tính bằng giá trị toàn sàn HSX
VN Index = (CMV / BMV) x 100
CMV = ∑pit x qit
BMV = ∑pio x qio
Trong đó :
CMV : Giá trị vốn hóa thị trường hiện tại
BMV : Giá trị vốn hóa thị trường cơ sở
pit : Giá của cổ phiếu i tại thời điểm tính toán.
qit : Khối lượng niêm yết của cổ phiếu i tại thời điểm tính toán.
pio : Giá của cổ phiếu i tại thời điểm cơ sở
qio : Khối lượng niêm yết của cổ phiếu i tại thời điểm cơ sở.
1.2.3. Ý nghĩa
Chỉ số Giá Thị trường VN-Index ra đời để giải quyết vấn đề quan trọng là tổng hợp giá các
chứng khoán trên toàn thị trường đang tăng hay là đang giảm, để ít nhiều công chúng đầu tư nắm
được xu hướng chung, vì bản thân xu hướng chung cũng ảnh hưởng tới chính các cổ phiếu mà

bạn đang nắm giữ hay quan tâm. Khi thị trường chung đang tăng thì hầu hết các cổ phiếu đều
tăng, tất nhiên là mức tăng khác nhau vì nội tại mỗi cổ phiếu cũng luôn khác nhau, như thế dù cổ
phiếu của bạn là kém nhưng vào thị trường tốt, lên điểm mạnh thì vẫn lên giá.
Dựa vào công thức tính chỉ số VN-Index, ta có thể nhận xét rằng: khi VN-Index tăng thì
2/3 trở lên cổ phiếu tăng giá và tương tự khi VN-Index giảm thì 2/3 trở lên cổ phiếu giảm giá.
Như vậy có thể thấy việc chỉ số tăng hay giảm phản ánh tương đối chính xác những gì diễn ra
trên phần lớn cổ phiếu.
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Theo các tác giả Đinh Thị Thanh Long, Nguyễn Thị Thu Trang (2007), trong bài viết ‘Tác
động của tỷ giá, bất động sản, giá vàng lên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua’ :
Năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở trong một quãng thời gian ảm đạm, nhà
đầu tư trong nước bi quan, mất niềm tin nhưng khối đầu tư nước ngoài vẫn tích cực mua vào.
Điều đó cho thấy họ vẫn rất lạc quan vào triển vọng của thị trường và của nền kinh tế trong trung
và dài hạn. Cổ phiếu giảm giá khiến cho giá trị của lượng cổ phiếu mà các nhà đầu tư nước ngoài
nắm giữ sụt giảm không ít. Nhưng với lợi thế về kinh nghiệm và nguồn vốn dồi dào, họ vẫn đều
đặn mua vào. Lượng bán ra càng lớn thì các nhà đầu tư nước ngoài càng mua nhiều. Đặc biệt,
2


những mã chứng khoán được các nhà đầu tư nước ngoài mua chủ yếu là những mã cổ phiếu tốt,
có tính thanh khoản cao và chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường.
Theo báo cáo tổng hợp của Vietstock (06 Tháng Hai 2013): Cú sụp đổ của thị trường tài
chính toàn cầu năm 2007 – 2008 khiến chỉ số VN-Index lao dốc mạnh mẽ từ đỉnh điểm 1,100
điểm xuống còn khoảng 250 điểm. Nhờ gói kích thích kinh tế năm 2009, VN-Index đã phục hồi
ấn tượng lên mức 600 điểm. Tuy nhiên, chỉ số thị trường sau đó có xu hướng suy giảm dần, cùng
với sự trì trệ kéo dài của nền kinh tế.
Dòng vốn nhà đầu tư nước ngoài để lại dấu ấn đáng kể trên TTCK Việt Nam trong giai
đoạn từ năm 2009 đến 2013.
Năm 2009: Mua đẩy thị trường tăng, sau đó bán ra
Sau đợt sụt giảm mạnh 2007 – 2008, chỉ số VN-Index có dấu hiệu hồi phục vào cuối tháng

2/2009. Đây cũng là thời điểm có thông tin về gói giải cứu nền kinh tế của Chính phủ. Ngoài ra,
sự cộng hưởng từ lực cầu các nhà đầu tư nước ngoài cũng góp phần đẩy tăng chỉ số thị trường.
Chiến lược giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài ở giai đoạn này cũng khá rõ nét: mua
đẩy thị trường tăng, sau đó bán ra.
Có thể chia giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài thành các giai đoạn như sau:
(i) Giai đoạn 02/01 – 17/03: Các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 22.8 triệu đơn vị, tương
đương 287 tỷ đồng.
(ii) Giai đoạn 18/03 – 21/05: Các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 24 triệu đơn vị, tương
đương 1,483 tỷ đồng; đẩy chỉ số tăng mạnh. Sau đó, các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh bán ra
trong thời gian 22/05 – 24/06 với tổng cộng 31.5 triệu đơn vị, tương đương 1,037 tỷ đồng; và chỉ
số thị trường điều chỉnh trở lại.
(iii) Giai đoạn 25/06 – 28/08: Các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng mạnh trở lại tổng cộng
44.2 triệu đơn vị, tương đương 2,962 tỷ đồng. Lực cầu tiếp sức từ các nhà đầu tư nước ngoài đẩy
chỉ số lên mức cao mới.
Các nhà đầu tư nước ngoài theo đó cũng nhanh chân thoát hàng khi bán ra trong giai đoạn
31/08 – 05/11 với tổng cộng 24.6 triệu đơn vị, tương đương 1,966 tỷ đồng; và thị trường lại sụt
giảm.
(iv) Thời gian còn lại, các nhà đầu tư nước ngoài tích cực mua ròng trở lại tổng cộng 51.8
triệu đơn vị, tương đương 2,061 tỷ đồng. Thị trường sau nhịp điều chỉnh sâu đã có dấu hiệu đi
lên từ giữa tháng 12/2009.

3


Hình 1: VN- Index và Giao dịch NĐTNN: Năm 2009

Năm 2010: Các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng suốt năm
Giao dịch mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài diễn ra gần suốt cả năm nhưng chỉ số chỉ
lình xình đi ngang.
Tuy vậy, chỉ số cũng bật tăng mạnh hơn ở những thời điểm các nhà đầu tư nước ngoài gia

tăng lực mua ròng; và ngược lại khi lực mua yếu dần.
Cả năm 2010, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 268.6 triệu đơn vị, tương đương
13,511 tỷ đồng.

Hình 2: VN-Index và Giao dịch NĐTNN: Năm 2010

4


Năm 2011: Mua chưa chắc tăng, bán thì thị trường giảm mạnh
Nối tiếp đà tăng của chỉ số VN-Index vào cuối năm 2010, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp
tục giải ngân mạnh trong giai đoạn đầu năm 2011 (04/01 – 09/02/2011) với gần 50 triệu đơn vị,
tương đương 1,617 tỷ đồng.
Từ giữa tháng 3/2011, các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu mua ròng mạnh trở lại; nhưng chỉ
số sau khi nhỉnh lên thì có dấu hiệu lao dốc mạnh trong tháng 5. Thống kê giai đoạn 22/03 –
19/05/2011, các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 37.1 triệu đơn vị, tương đương hơn 1,281
tỷ đồng.
Trong khi đó, thị trường lại hồi phục trở lại trong giai đoạn tháng 8 – 9, dù không có sự
cộng hưởng tích cực từ giao dịch nhà đầu tư nước ngoài khi họ vẫn duy trì lực bán ròng.
Tuy vậy, chỉ số VN-Index sụt giảm mạnh sau đó cùng với đà bán ròng mạnh của các nhà
đầu tư nước ngoài. Đây cũng là điều dễ hiểu khi các nhà đầu tư nước ngoài chỉ tập trung mua bán
ở nhóm cổ phiếu bluechips có ảnh hưởng mạnh đến chỉ số và tâm lý thị trường.

Hình 3: VN-Index và Giao dịch NĐTNN: Năm 2011

Giai đoạn 2012 – 2013: Các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng ồ ạt và vẫn đang ở lại thị
trường
Hoạt động mua mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài từ đầu tháng 12/2012 đã kích hoạt
một đợt tăng vọt của thị trường sau chuỗi ngày dài biến động đi ngang từ giữa năm.
Tính đến thời điểm cuối tháng 1/2013, giao dịch mua ròng liên tục trong 2 tháng của nhà

đầu tư nước ngoài đã nâng đỡ đáng kể tâm lý thị trường, và đẩy chỉ số VN-Index lên mốc 480
điểm.

5


Hình 4: VN-Index và Giao dịch NĐTNN: Năm 2012 – 01/2013

Thống kê trong giai đoạn 03/12/2012 – 31/01/2013 cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài
đã mua ròng 155.7 triệu đơn vị, tương đương với hơn 3,932 tỷ đồng. Tương tự, giai đoạn đầu
năm 2012 cũng từng chứng kiến sự “đổ bộ” của dòng vốn nước ngoài trong hơn 4 tháng và tác
động mạnh mẽ lên đà tăng của chỉ số VN-Index. Trong năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài
cũng đã thực hiện khá triệt để chiến thuật “mua khi thị trường hoảng loạn”. Thời điểm cuối tháng
8 (từ sau cú sốc bầu Kiên), các nhà đầu tư nước ngoài “bắt đáy” rất mạnh mẽ. Thống kê giai
đoạn 17/08 – 21/09/2012 cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 28.3 triệu đơn vị,
tương đương 917 tỷ đồng. Khi thị trường tiếp tục đi ngang thời gian dài sau đó và chưa nhận
thấy dấu hiệu hồi phục, các nhà đầu tư nước ngoài đã đẩy mạnh bán ra trước khi gom mạnh trở
lại về cuối năm 2012. Như vậy, có thể thấy từ đầu năm 2012 đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài
nhìn chung bán ròng không đáng kể; và xu hướng mua ròng, nắm giữ cố phiếu vẫn là chủ đạo.
Tóm lại:
· Từ năm 2010 đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài nhìn chung bán ròng không đáng kể; và
xu hướng mua ròng, nắm giữ cố phiếu vẫn là chủ đạo.
6


· Hoạt động mua vào mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2012 và giai đoạn
2013 đã dễ dàng đẩy chỉ số tăng vọt. Chúng ta cũng có thể thấy hiện tượng tương tự trong năm
2009.
· Ngoài năm 2009 và 2012 có thể thấy khá rõ nét, không phải lúc nào các nhà đầu tư nước
ngoài mua ròng cũng đẩy thị trường tăng điểm. Tuy nhiên, việc bán ra của các nhà đầu tư nước

ngoài thì gần như chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực khiến thị trường giảm điểm. Đây cũng là
điều dễ hiểu khi các nhà đầu tư nước ngoài chỉ tập trung mua bán ở nhóm cổ phiếu bluechips có
ảnh hưởng mạnh đến chỉ số và tâm lý thị trường.
Như vậy, có thể thấy các báo cáo nghiên cứu trước đây mới chỉ phản ánh những ảnh
hưởng của các nhà đầu tư nước ngoài lên thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và chỉ số
VN-Index nói riêng một cách khái quát; và mới chỉ phân tích giai đoạn trước năm 2015; trong
khi đó, trong năm này việc Chính phủ sửa đổi những quy định dành cho hoạt động đầu tư nước
ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã làm thay đổi ít nhiều đến hoạt động của họ thì
vẫn chưa được đề cập. Vì vậy, trong bài tiểu luận này, chúng em xin được tìm hiểu và phân tích
cập nhập về ảnh hưởng của các nhà đầu tư nước ngoài đến chỉ số VN-Index giai đoạn 2015 –
hiện nay.

7


CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI ĐẾN CHỈ SỐ VN-INDEX GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2015 –
HIỆN NAY
2.1. Quy định của Chính phủ về hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng
khoán Việt Nam
Trong suốt 17 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam, với sự phát triển
mạnh mẽ của thị trường, Chính phủ đã ban hành rất nhiều các quyết định, thông tư về tỉ lệ sở hữu
của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, sau thời gian triển khai áp dụng, các quy định đó đã
không còn phù hợp tạo rào cản đối với nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia vào thị trường
chứng khoán Việt Nam.
Để khắc phục những hạn chế đó, ngày 26/06/2015, Chính phủ kí ban hành Nghị định số
60/2015/NĐ-CP và chính thức có hiệu lực từ 01/09/2015. Nghị định bao gồm những sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Chứng khoán và Thông tư 123/2015/TT-BTC ngày 19/8/2015 hướng dẫn hoạt động đầu tư nước

ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Dù có rất nhiều điểm sửa đổi bổ sung, so với các quy định trước đây, song chung quy lại,
Nghị định 60/2015 có hai điểm mới liên quan trực tiếp với thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ nhất là tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty đại chúng. Theo đó, đối
với những ngành nghề đầu tư kinh doanh không có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước
ngoài, tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài được nâng lên 100% thay vì 49% như Nghị định
58/2012 quy định. Quy định này mở “room” cho các ngành nghề bình thường, song vẫn duy trì
được hàng rào bảo vệ, chống thâu tóm với các ngành kinh doanh có điều kiện.
Thứ hai, tỉ lệ sở hữu nước ngoài tại quỹ đầu tư chứng khoán và công ty đầu tư chứng
khoán đại chúng cũng được nâng từ 49% lên 100%. Tuy nhiên, để tham gia góp vốn mua cổ
phần sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng nhiều điều kiện chặt
chẽ, đặc biệt là phải chịu sự giám sát liên tục của cơ quan chuyên môn tại nước ngoài và cơ quan
đó phải có thoả thuận hợp tác với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam về trao đổi thông
tin, hợp tác quản lí, thanh tra, giám sát hoạt động chứng khoán.
Thông tư 123/2015/TT-BTC ngày 19/8/2015 hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài
trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Ngày 19/8/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 123/2015/TT-BTC hướng dẫn hoạt
động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, thay thế Thông tư số
213/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động của nhà đầu tư nước
ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/10/2015.
8


Thông tư quy định chi tiết trình tự thủ tục, hồ sơ hướng dẫn nhà đầu tư nước ngoài đăng kí
mã số giao dịch chứng khoán trực tuyến.
Thông tư ban hành đã đơn giản hoá các thủ tục tham gia thị trường của nhà đầu tư nước
ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể: Tiết giảm tối đa các đầu tài liệu; bãi bỏ việc
phải hợp pháp lãnh sự đối với các hồ sơ; tài liệu bằng tiếng Anh không cần dịch sang tiếng Việt.
Thông tư quy định chi tiết trình tự thủ tục, hồ sơ hướng dẫn để các Công ty đại chúng nâng

tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày
26/06/2015.
Kết luận:
- Nhờ quy định tăng tỉ lệ sở hữu nước ngoài, dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ có hiệu ứng
tức thời với những công ty niêm yết hết room (thuộc ngành thông thường), sau đó dần mở rộng
ra với các công ty đã niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán tập trung, các công ty đại
chúng chưa niêm yết và các công ty cổ phần qua việc thực hiện các thương vụ mua bán, sáp
nhập, từ đó, kích thích hoạt động M&A và tái cấu trúc lại thị trường, giúp ra đời các mã cổ phiếu
có chất lượng cao.
- Việc tăng tỉ lệ sở hữu nước ngoài tạo nguồn lực mới, giúp đẩy nhanh quá trình cổ phần
hoá doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh dòng tiền nội bị thắt chặt.
- Việc tăng tỉ lệ sở hữu nước ngoài tại một số công ty chứng khoán, sự hiện diện của các
nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tăng lên, góp phần nâng cao tính
chuyên nghiệp và đa dạng cho thị trường, giảm bớt phần nào những tác động tiêu cực từ các hoạt
động liên kết, làm giá cổ phiếu.
2.2. Quy mô giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài trên Sàn giao dịch Chứng khoán
Thành Phố Hồ Chí Minh (HSX) từ năm 2015 – hiện nay

Khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên HSX 2015 đến 3/2018
9,000,000,000
8,000,000,000
7,000,000,000
6,000,000,000
5,000,000,000
4,000,000,000
3,000,000,000
2,000,000,000
1,000,000,000
0


2015

2016
Khối lượng mua

2017

Đến 3/2018

Khối lượng bán

Hình 5: Khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên HSX 2015 đến 3/2018

9


Giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên HSX từ 2015 đến 3/2018
(Đơn vị: tỷ VND)
500,000.00
400,000.00
300,000.00
200,000.00
100,000.00
0.00

2015

2016

2017


Đến 3/2018

-100,000.00
Giá trị mua

Giá trị bán

Giá trị ròng

Hình 6: Giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên HSX từ 2015 đến 3/2018
(Số liệu được tổng hợp từ />
Quy mô giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên HSX tăng dần từ năm 2015 đến tháng
3/2018 cả về khối lượng và giá trị, đặc biệt là sự gia tăng đột biến trong ba tháng đầu năm 2018.
Đi cùng với đó là diễn biến chỉ số VN-Index và VN30 đều tăng trưởng khá ổn định. Có thể nói,
quy mô giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng khá lớn đến thị trường chứng khoán
Việt Nam nói chung và HSX nói riêng.

Giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên HSX
quý 2/2015
(Đơn vị: tỷ VND)
8,000.00
7,000.00
6,000.00
5,000.00
4,000.00
3,000.00
2,000.00
1,000.00
0.00


Tháng 4

Tháng 5
Giá trị mua

Giá trị bán

Tháng 6
Giá trị ròng

Hình 7: Giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên HSX quý 2/2015
(Số liệu được tổng hợp từ />
10


Về tình hình giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên Sàn Giao dịch HSX, bà Trần Anh
Đào, Phó Tổng Giám đốc HSX cho biết: “Trong suốt một năm qua cán cân giao dịch mua bán
của nhà đầu tư nước ngoài hiện nay giữ ở mức khá là cân bằng. Đối với giá trị giao dịch mua bán
cũng ở mức cân bằng, tuy nhiên sức mua vẫn mạnh mẽ hơn sức bán, đặc biệt trong quý 2 năm
nay, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 18.526 tỷ đồng vàc hỉ bán ra 14.658 tỷ đồng.”
Như vậy, có thể thấy rõ xu hướng của các nhà đầu tư nước ngoài trong quý 2/2015 là mua
ròng. Điều này chứng minh rằng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn rất nhiều sức hút đối
với họ.
Ngày 26/6, Thủ tướng chính thức ký ban hành Nghị định số 60/2015/NĐ-CP. Theo đó,
điểm được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm là thay đổi về giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước
ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam: doanh nghiệp đại chúng không rơi vào các trường
hợp đặc biệt thì các nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn có thể sở hữu 100% cổ phần nếu điều lệ
không có quy định giới hạn, nới rộng rất nhiều so với giới hạn tỷ lệ 49% như trước đó. Nghị định
chính thức có hiệu lực từ ngày 1/9/2015. Ngay sau khi có thông tin trên, tính thanh khoản của thị

trường tăng rõ rệt và dự báo sẽ là điểm nhấn thu hút các nhà đầu tư ngoại trong nửa cuối năm
2015.
Tuy nhiên, thực tế tình hình giao dịch cho thấy trong quý 3/2015 giao dịch nhà đầu tư nước
ngoài trên sàn HSX đạt lượng mua vào là 17.893 tỷ đồng, bán ra là 18.558 tỷ đồng. Như vậy, nhà
đầu tư nước ngoài bán ròng 665 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,48% so với toàn thị trường. Theo bà
Trần Anh Đào, động thái này là do ảnh hưởng của sự kiện Trung Quốc phá giá đồng NDT và
Ngân hàng Nhà nước phải điều chỉnh tỷ giá, do đó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu
tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Về việc thực hiện Nghị định 60 cho phép nhà đầu tư nước ngoài tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần
tại các công ty tại Việt Nam, còn gọi là "nới room" có hiệu lực từ ngày 1/9/2015 (Nghị định 60
được ban hành khoảng đầu tháng 7/2015) nhưng do chưa có hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nên đến nay chỉ có khối các công ty chứng khoán
là có thể thực hiện ngay việc “nới room” theo nghị định này. Vì thế sự tác động của Nghị định 60
đến hoạt động giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán chưa có sự
rõ nét.
Dù sao, Nghị định 60 cũng đã thực sự tạo cú huých giúp thị trường chứng khoán Việt Nam
trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư cá nhân nước ngoài đã đổ xô
vào Việt Nam mở tài khoản giao dịch chứng khoán. Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) cho
biết cơ quan này đã được cấp mã số giao dịch chứng khoán cho tổng cộng 745 nhà đầu tư cá
nhân nước ngoài trong năm 2015, tăng 42,7% so với năm 2014. Đây cũng là năm Việt Nam đón
nhiều nhà đầu tư cá nhân nhất trong vòng 5 năm qua. Về phía nhà đầu tư tổ chức, năm 2015 Việt
Nam đón 292 tổ chức, ít hơn so với năm 2014 nhưng nhỉnh hơn so với các năm còn lại.
Riêng trong tháng 10/2015, VSD cấp mã số giao dịch cho 50 nhà đầu tư tổ chức nước
ngoài – tháng có số lượng tổ chức nhiều thứ hai vào Việt Nam chỉ sau tháng 1/2010 khi số liệu
bắt đầu được tổng hợp.

11


Tính đến cuối năm 2015, đã có tổng cộng 18.607 nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã số

giao dịch chứng khoán tại Việt Nam, trong đó có 2.879 nhà đầu tư tổ chức và 15.728 nhà đầu tư
cá nhân. Con số này tính đến hết tháng 5/2016 là 19.150 nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có
2.941 nhà đầu tư tổ chức và 16.209 nhà đầu tư cá nhân.

Giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên HSX năm 2016
(Đơn vị: tỷ VND)
20,000.00
15,000.00
10,000.00
5,000.00
0.00

T1

T1

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9


T10

T11

T12

-5,000.00
Giá trị mua

Giá trị bán

Giá trị ròng

Hình 8: Giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên HSX năm 2016
(Số liệu được tổng hợp từ />
Nhìn chung, 2016 là năm khối ngoại bán ròng trên Sàn HSX nói riêng và thị trường chứng
khoán Việt Nam nói chung. Theo số liệu của Bloomberg, đây là lần đầu tiên trong một thập kỷ
các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu bán ra các tài sản trên Sàn HSX sau khi bơm 3,4 tỷ USD từ
năm 2006.
Cũng theo Bloomberg, 10 năm kể từ khi Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là
“Trung Quốc mới nổi”, thị trường chứng khoán trị giá 71,3 tỷ USD này vẫn là một trong những
thị trường nhỏ nhất khu vực và đang trong quá trình cải tổ lại hệ thống ngân hàng với sự hỗ trợ
của Nhà nước. Giá trị giao dịch trung bình hàng ngày tại HSX năm 2016 vào khoảng 106 triệu
USD, ít hơn 1/4 so với Malaysia hay Indonesia.
Trong một cuộc phỏng vấn tại Hà Nội vào 4/2016, ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát
triển thị trường, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho biết: “Việt Nam kỳ vọng sẽ đạt được mọi
tiêu chuẩn đối với thị trường mới nổi mà MSCI đưa ra sớm nhất vào cuối năm 2016.” Nhưng
MSCI vẫn chưa đưa thị trường chứng khoán Việt Nam vào danh sách theo dõi của thị trường mới
nổi trong tháng 6/2016.
“Các nhà đầu tư nước ngoài luôn lạc quan về Việt Nam, tuy nhiên sự chậm chạp của quá

trình cải tổ ngân hàng và tình trạng thanh khoản chưa tốt khiến họ ngần ngại đổ tiền vào”,
Patrick Mitchell, Giám đốc Marketing của Maybank Kim Eng Securities Ltd cho biết.
12


Chỉ số VN-Index đã tăng 16% trong năm nay, so với mức tăng 8,7% của chỉ số MSCI các
thị trường mới nổi. Tuy nhiên, trong số 309 chứng khoán niêm yết tại HSX, có ít hơn 20 mã có
giá trị giao dịch hàng ngày từ 2 - 5 triệu USD. Mặc dù vậy, nhiều nhà đầu tư cho rằng, Việt Nam
cần phải làm nhiều điều hơn nữa, bao gồm tăng tốc độ thoái vốn tại các công ty nhà nước lớn,
cũng như đầu tư vào các công ty lớn.
“Các nhà đầu tư nước ngoài thường đầu tư lớn. Họ chưa nhìn thấy đủ số lượng các chứng
khoán trên thị trường để đầu tư vào”, Alan Pham, nhà kinh tế trưởng tại VinaCapital Group cho
biết.

Hình 9: Biểu đồ Chỉ số VN-Index và khối lượng giao dịch trên sàn HSX năm 2017
(Nguồn: />
Có thể nói, năm 2017 là một năm khá đặc biệt đối với thị trường chứng khoán Việt Nam,
khi chỉ số VN-Index liên tục bùng nổ, chính thức vượt mốc 900 điểm sau gần 10 năm ròng rã.
Chưa kể, hàng loạt “hàng khủng” niêm yết như Vincom Retail (VRE), Vietjet Air (VJC),
Vietnam Airlines (HVN), VPBank… đẩy giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 3,360 ngàn tỷ đồng,
tăng 73% so với cuối năm 2016, tương đương 74.6% GDP, thậm chí còn vượt chỉ tiêu đặt ra cho
năm 2020.
Cùng với đó, thanh khoản thị trường cũng cải thiện mạnh, quy mô giao dịch bình quân đạt
gần 4,981 tỷ đồng/phiên, tăng 63% so thực hiện năm 2016. Với những thành tựu trên, năm 2017
thị trường cũng chứng kiến sự nhộn nhịp giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài, xoay quanh
những cổ phiếu niêm yết mới, Nhà nước thoái vốn, đóng góp phần lớn thanh khoản.
13


Giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên HSX năm 2017

Đơn vị: tỷ VND
60,000.00
50,000.00
40,000.00
30,000.00
20,000.00
10,000.00
0.00
-10,000.00

T1

T2

T3

T4

Giá thị mua

T5

T6

T7

Giá trị bán

T8


T9

T10

T11

T12

Giá trị ròng

Hình 10: Giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên HSX năm 2017
(Số liệu được tổng hợp từ />
Nếu năm 2016 các nhà đầu tư nước ngoài rút ròng, thì đến năm 2017, truyền thống mua
ròng của một thập kỷ trước đã quay lại. Tổng khối lượng mua ròng đạt hơn 452,5 triệu cổ phiếu,
tương đương tổng giá trị hơn 25.477 tỷ đồng. Theo báo cáo của Công ty chứng khoán Rồng Việt
(VDSC), tổng giá trị tích lũy trong 10 năm (từ năm 2007 đến năm 2017) của dòng vốn ngoại trên
thị trường đạt đỉnh 4,4 tỷ USD, trong đó riêng năm 2017 đóng góp đến 25%, tương đương 1,1 tỷ
USD.
Động thái mua ròng bằng hình thức khớp lệnh trên sàn của các nhà đầu tư nước ngoài hầu
hết tiền đều đổ dồn về những tên tuổi lớn dẫn dắt ngành như Vinamilk – Thương hiệu sữa đứng
đầu Việt Nam (VNM), ông lớn ngành thép Hòa Phát (HPG), đại gia ngành xăng dầu Petrolimexn
(PLX), thành viên Tập đoàn Dầu khí (GAS) hiện đang độc quyền về thu gom cũng như điều
phối, hay ngành xây dựng có sự góp mặt từ DIG… Tổng giá trị mua ròng tại 10 đơn vị dẫn đầu
thị trường đạt đến 16.307 tỷ đồng.
Không chỉ bằng hình thức khớp lệnh, các nhà đầu tư nước ngoài cũng tích cực giao dịch
thỏa thuận tại nhiều hàng nóng, với tổng giá trị giao dịch tương đương mức khớp lệnh là 14.000
tỷ đồng. Nổi bật nhất trong số đó có lẽ là thương vụ chào sàn của Vincom Retail (VRE) ngày
06/11/2017 với hơn 1,9 tỷ đơn vị được niêm yết trên HSX, giá tham chiếu 33,800 đồng/cp. Đáng
chú ý, chỉ một ngày sau đó (07/11/2017) đã có 415 triệu cổ phần VRE được chuyển nhượng với
tổng giá trị giao dịch tương ứng lên đến 740 triệu USD, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường

chứng khoán Việt Nam về thanh khoản của một cổ phiếu nói riêng và toàn thị trường nói chung.
Bước sang năm 2018, kinh tế vĩ mô được dự báo tiếp tục ổn định, đóng vai trò nền tảng hỗ
trợ cho thị trường chứng khoán phát triển. Các chỉ tiêu trọng yếu trong năm 2018 sẽ vẫn vận
động theo hướng tích cực, tăng trưởng GDP có thể đạt mức cao trên 6,7%; lạm phát trong tầm
kiểm soát, lãi suất ổn định tương đương mức của năm 2017, tăng trưởng tín dụng cao hướng tới
mục tiêu 18 - 20% cả năm…
14


Quan điểm điều hành thị trường tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo hướng ổn
định mặt bằng lãi suất, ổn định tỷ giá USD/VND, khuyến khích tăng trưởng tín dụng vào các
lĩnh vực sản xuất, công nghiệp, hạ tầng, nông nghiệp, công nghệ cao…, tạo điều kiện cho các
ngành kinh tế mũi nhọn phát triển. Hệ thống doanh nghiệp nói chung có điều kiện thuận lợi về
vốn để đầu tư mở rộng phát triển kinh doanh.
Thứ hai, năm 2018 là năm bản lề trong giai đoạn 2016 – 2019 thực hiện mục tiêu đưa thị
trường chứng khoán Việt Nam thăng hạng lên nhóm thị trường chứng khoán mới nổi. Do đó,
những quyết sách của Chính phủ trong đưa thị trường tiệm cận với tiêu chí của nhóm thị trường
này chắc chắn sẽ thể hiện mạnh mẽ.
Thứ ba, năm 2018, theo kế hoạch sẽ cổ phần hóa hơn 64 doanh nghiệp nhà nước, con số
này cao hơn nhiều so với năm 2017 và đây được kỳ vọng là sự kiện sẽ tiếp tục giúp thị trường
chứng khoán thu hút mạnh dòng vốn từ các thị trường quốc tế.
Thứ tư, hệ thống doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để tăng trưởng mạnh về kết quả kinh
doanh. Kinh tế tư nhân đã được Chính phủ định vị có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, mọi điều kiện về vĩ mô đều hướng tới tạo điều kiện cho hệ thống doanh nghiệp
mở rộng đầu tư và phát triển kinh doanh. Đây chính là động lực cho sự tăng trưởng kết quả kinh
doanh của các doanh nghiệp niêm yết nói riêng và cả hệ thống doanh nghiệp nói chung.
Năm 2018, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục diễn ra những đợt bán vốn và IPO
doanh nghiệp Nhà nước với quy mô có thể lên tới ‘tỷ đô’.
Chỉ riêng trong đầu năm, 4 thương vụ IPO “bom tấn” của các doanh nghiệp khủng có vị
thế ngành sẽ diễn ra gồm Tập đoàn Cao su, Lọc dầu Dung Quất, PV Oil và PV Power. Tổng giá

trị IPO của 4 doanh nghiệp này ước tính khoảng trên 1 tỷ USD.
Bên cạnh đó, nhiều tổng công ty và doanh nghiệp lớn khác như Petrolimex, Vinatex,
Vinawaco, Hancorp, Vinapharm, Vinamed… cũng sẽ tiếp tục triển khai bán vốn Nhà nước theo
lộ trình được Chính phủ thông qua.
Với lượng cổ phần giá trị lớn chuẩn bị xuất hiện, những dấu hỏi về khả năng hấp thụ của
thị trường cũng được đặt ra.
Ông Nguyễn Quang Bảo - Phó tổng giám đốc của Công ty chứng khoán Bản Việt cho rằng,
nhân tố chính đóng góp vào thị trường trong năm 2018 sẽ là dòng vốn ngoại. Hiện nay, có rất
nhiều nhà đầu tư ngoại đang quan tâm đến các doanh nghiệp Việt Nam và sẵn sàng chào mua cổ
phần nếu mức giá khởi điểm hợp lý.
Theo ông Bảo, trong năm nay, cổ phần tại các doanh nghiệp chào bán với tỷ trọng phần
trăm trên vốn cao (đều ở mức 2 con số), không nhỏ lẻ như những năm trước, từ đó thu hút rất lớn
nhà đầu tư ngoại. Đơn cử như PVOil chào bán công khai 20% vốn, bán cho nhà đầu tư chiến
lược hơn 44,7% vốn; Lọc hóa dầu Bình Sơn IPO 7,8%, bán đối tác chiến lược 49%...

15


Giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên HSX
2 tháng đầu năm 2018
(Đơn vị: tỷ VND)
350,000.00
300,000.00
250,000.00
200,000.00
150,000.00
100,000.00
50,000.00
0.00


Tháng 1
Giá trị mua

Tháng 2
Giá trị bán

Giá trị ròng

Hình 11: Giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên HSX 2 tháng đầu năm 2018

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trong tất cả các phiên giao dịch của tháng 1/2018, với
tổng giá trị mua ròng đạt 7.200 tỷ đồng.
Trong những ngày đầu năm 2018, quy mô vốn hóa tăng thêm 10%, đạt khoảng 3,8 triệu tỷ
đồng, tương đương 77,2% GDP. Thanh khoản bình quân phiên đạt 9.600 tỷ đồng, tăng 90% so
với bình quân cả năm 2017 và tăng 46% so với bình quân phiên quý IV-2017.
Đánh giá chung về thị trường chứng khoán trong năm 2018, ông Bảo cho rằng, với lượng
lớn cổ phần của các doanh nghiệp được đẩy ra bên ngoài, thanh khoản và giá trị giao dịch sẽ tiếp
tục gia tăng. Theo đó, thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trên đà khởi sắc của năm 2017.
2.3. Những ảnh hưởng tích cực của các nhà đầu tư nước ngoài đến chỉ số VN-Index
Khi giải ngân vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ trực
tiếp làm tăng lượng vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường vốn trong. Hơn nữa, khi giao dịch các
nhà đầu tư nước ngoài sôi động sẽ làm phát sinh hệ quả tích cực gia tăng dây chuyền đến hoạt
động giao dịch của các nhà đầu tư trong nước, tạo động lực và thúc đẩy các nhà đầu tư trong
nước bỏ vốn đầu tư gián tiếp của mình, kết quả làm tăng tổng vốn đầu tư vào thị trường.
Hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận nguồn vốn bên ngoài, giảm chi phí vốn vay, tận
dụng cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường năng
lực cạnh tranh, nâng cao giá trị doanh nghiệp và các mục tiêu tài chính khác.
Hơn nữa, đi kèm với sự gia tăng dòng vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài là sự phát
triển của các định chế và dịch vụ tài chính – chứng khoán, trước hết là các loại quỹ đầu tư, công

ty tài chính, và các thể chế tài chính trung gian khác, cũng như các dịch vụ tư vấn, bổ trợ tư pháp
và hỗ trợ kinh doanh, xác định hệ số tín nhiệm, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán và thông tin thị
trường. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng góp phần vào sự ổn định của chỉ số VN-Index.
16


Hoạt động mua vào mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài trong giai đoạn hiện nay đã dễ
dàng đẩy chỉ số VN-Index tăng vọt. Hơn nữa, trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay,
giá trị ròng của các nhà đầu tư nước ngoài cũng trở thành một thông tin tham khảo quan trọng
của các nhà đầu tư trong nước trước khi đưa ra quyết định đầu tư của mình. Những mã cổ phiếu
được các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng sẽ có khả năng tăng giá cao hơn và được đa số các nhà
đầu tư nhỏ lẻ lựa chọn.
Khác hẳn với các năm trước, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng đúng 8 tháng năm
2017. Động thái này không chỉ tác động tích cực đến đà tăng của các nhóm cổ phiếu, mà còn trở
thành một trong những động lực quan trọng hỗ trợ cho sự khởi sắc của thị trường. Chính vì vậy,
việc các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng từ đầu tháng 9/2017, trong bối cảnh các chỉ số liên tiếp
lập đỉnh, đang khiến thị trường không khỏi băn khoăn.
Ví dụ như phiên ngày 10/11/2017 là một dẫn chứng khi giá trị mua ròng của các nhà đầu tư
nước ngoài tại HSX đạt hơn 1.188 tỷ đồng, còn VN-Index tăng 7,81 điểm lên mốc 868,21 điểm.
12 phiên trước đây, VN Index chỉ mới ở ngưỡng 840 điểm và sau đợt mua ròng của các nhà đầu
tư nước ngoài, chỉ số này hiện đã đạt 868 điểm => Lực mua của các nhà đầu tư nước ngoài rõ
ràng có những tác động tích cực đến xu hướng chung của thị trường.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã để lại dấu ấn đáng kể lên thị trường chứng khoán Việt Nam.
nhà đầu tư nước ngoài vẫn là những nhà đầu tư mạnh nhất trên thị trường niêm yết.
Trong 6 tháng đầu năm 2017, thanh khoản toàn thị trường tăng mạnh, tổng giá trị giao
dịch tăng 57% so với cùng kỳ 2016. Tuy nhiên, giá trị giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài
chỉ tăng 20,3% khiến tỷ trọng giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài giảm từ 13,4% xuống
10,3%, cho thấy rằng tỷ trọng của nhóm nhà đầu tư cá nhân nước ngoài vẫn không đáng kể.
Mặc dù nắm tỷ trọng rất thấp, các nhà đầu tư nước ngoài lại có ảnh hưởng nhất định lên
tâm lý thị trường, điển hình trong những phiên giao dịch tái cơ cấu danh mục của các ETF. Trong

121 phiên giao dịch, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 92 phiên và chỉ bán ròng 29 phiên.
Tổng giá trị mua ròng 6 tháng đạt 9.110 tỷ đồng, cao nhất trong 5 năm gần đây. Việc các nhà đầu
tư nước ngoài liên tiếp mua ròng đã tạo tâm lý hứng khởi cho thị trường. VN-Index đã tăng
16,8%, với giá trị giao dịch bình quân 5 nghìn tỷ/phiên trong tháng 6, tăng 66% so với cùng kỳ
2016.

17


Hình 12: Giá trị mua/ bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài 6 tháng đầu năm 2017

2.4. Những ảnh hưởng tiêu cực của các nhà đầu tư nước ngoài đến chỉ số VN-Index
Các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán là thực hiện
đầu tư tài chính với các chứng khoán có thể chuyển đổi và mang tính thanh khoản cao trên thị
trường có thể dễ dàng và nhanh chóng mở rộng hoặc thu hẹp, hay đột ngột rút vốn đầu tư,
chuyển sang đầu tư dưới dạng khác khi có dấu hiệu bất ổn trên thị trường. Do đó hoạt động của
các nhà đầu tư nước ngoài có thể gây nguy cơ và làm gia tăng mức độ nhạy cảm và tính bất ổn
của chỉ số VN-Index. Với tiềm lực vốn và kỹ năng, kinh nghiệm đầu tư, các nhà đầu tư nước
ngoài còn có khả năng làm gia tăng nguy cơ bị mua lại, sáp nhập, khống chế tài chính đối với các
doanh nghiệp và tổ chức phát hành chứng khoán. Sự gia tăng tỷ lệ nắm giữ chứng khoán, nhất
là các cổ phiếu, cổ phần sáng lập, được biểu quyết của các nhà đầu tư nước ngoài đến một mức
vượt ngưỡng nhất định nào đó sẽ cho phép họ tham dự trực tiếp vào chi phối và quyết định các
hoạt động sản xuất – kinh doanh và các chủ quyền khác của doanh nghiệp, tổ chức phát hành
chứng khoán. Làm gia tăng sự phụ thuộc vào thị trường vốn quốc tế và nếu quy mô đầu tư của
các nhà đầu tư nước ngoài ở mức lớn và chính sách kiểm soát hoạt động các nhà đầu tư nước
ngoài trên thị trường chứng khoán chưa hoàn thiện.Các nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện
các giao dịch nhằm thao túng, chi phối thị trường, ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động giao dịch
trên thị trường và sự phát triển ổn định của VN-Index.
Việc bán ra của các nhà đầu tư nước ngoài thì gần như chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực
khiến thị trường giảm điểm. Chỉ số VN-Index sụt giảm mạnh sau đó cùng với đà bán ròng mạnh

của các nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là điều dễ hiểu khi các nhà đầu tư nước ngoài chỉ tập
trung mua bán ở nhóm cổ phiếu bluechips có ảnh hưởng mạnh đến chỉ số và tâm lý thị trường.
Các nhà đầu tư trong nước dần có xu hướng theo chân các nhà đầu tư nước ngoài, và cùng
với đó các nhà đầu tư nước ngoài đã từng thua lỗ, đã từng lao đao, tổng giá trị tài sản ròng
(NAV) của không ít quỹ đã từng bị chiết khấu, làm cho nhà đầu tư trong nước bị kéo theo, làm
chỉ số VN- Index lao dốc. Ví dụ, có những giai đoạn sau thời kì tăng điểm mạnh thì thị trường lại
giảm điểm do các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh bán ra trong giai đoạn này.

18


Việc gia tăng sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt
Nam làm chỉ số VN Index bị phụ thuộc khá nhiều vào việc mua- bán ròng của các nhà đầu tư
nước ngoài, và các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chi phối cả thị trường chứng khoán Việt Nam. Vai
trò dẫn dắt tâm lý và điểm số của các nhà đầu tư nước ngoài được thừa nhận tuy nhiên sức mua
để nâng đỡ thanh khoản cho thị trường vẫn thuộc về các nhà đầu tư trong nước.
Trong phiên giao dịch ngày 18/9/2017, Cổ phiếu VCB của Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam trở thành tâm điểm của các nhà đầu tư nước ngoài khi tiếp tục bị bán
ròng lên đến hơn 73,4 tỷ đồng. Trong tuần trước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng bán ròng mạnh
mã VCB hơn 214 tỷ đồng. Hiện trượng bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài, có thể suy đoán
trên nhiều khía cạnh: nhà đầu tư nước ngoài bán ra vì giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Việt Nam quá cao, vì nền kinh tế thị trường đang tiềm ẩn rủi ro lớn, hay có thể đặt nghi vấn về
việc thị trường toàn cầu có biến động mạnh khiến dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII) rút ra ngoài.
Chứ không thể khẳng định chắc chắn rằng việc các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng là một sự
tích cực cho chỉ số VN-Index.

Hình 13: Số liệu tổng hợp giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tuần 3 tháng 9/2017
Nguồn: tổng hợp

Phiên giao dịch đầu tháng 3/2018, khá tiêu cực khi áp lực các nhà đầu tư nước ngoài bán

mạnh trong những phút cuối phiên khiến các chỉ số chìm sâu trong sắc đỏ dù phần lớn thời gian
tăng mạnh. Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 27,73 điểm (2,47%) xuống
1.093,48 điểm. Điều này cho thấy việc bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài tác động tiêu
cực- làm chỉ số VN-Index giảm điểm xuống khá nhiều
Ngoài ra các nhà đầu tư nước ngoài còn có những hoạt động đi ngược lại với thị trường.
Tháng 9/2017, Kể từ khi VN-Index tăng lên mốc 800 điểm, các nhà đầu tư nước ngoài đã có
nhiều phiên bán ròng. Trước khi VN-Index vượt 800 điểm vào ngày 8/9, các nhà đầu tư nước
ngoài cũng đã có 2 phiên liên tiếp bán ròng tại sàn HSX trong 2 ngày 6 và 7/9 với tổng giá trị
gần 140 tỷ đồng. Tại ngưỡng này, đã có khá nhiều cổ phiếu tăng giá nên các nhà đầu tư nước
ngoài bán để chốt lãi.
Trong 3 phiên 14, 15 và 18 tháng 9 năm 2017, VN-Index lên trên mốc 800 điểm thì các nhà
đầu tư nước ngoài này lại tăng cường bán ròng hơn nữa với tổng số khoảng 450 tỷ đồng chênh

19


lệch bán-mua. Cần nhấn mạnh một điều là trong đợt vượt 800 điểm gần đây của VN-Index, điểm
số bị tác động khá nhiều bởi các cổ phiếu vốn hoá lớn như: SAB, MSN, GAS…
Sau đó, dòng tiền mới dịch chuyển sang một số cổ phiếu khác. Nhìn chung không phải cứ
VN-Index lên là nhà đầu tư có lãi, như vậy cũng có nghĩa là không phải nhà đầu tư nước ngoài
nào bán ra cũng là để chốt lãi mà còn để cơ cấu lại danh mục.

20


CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ẢNH HƯỞNG
TIÊU CỰC CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẾN CHỈ SỐ
VN-INDEX ĐỒNG THỜI PHÁT HUY NHỮNG ĐIỂM TÍCH CỰC
MÀ CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐEM LẠI
Lực mua của các nhà đầu tư nước ngoài rõ ràng có những tác động tích cực đến xu hướng

chung của thị trường nói chung và chỉ số VN-Index nói riêng. Tuy nhiên, nếu cho rằng các nhà
đầu tư nước ngoài mua vào sẽ khiến thị trường tăng và ngược lại nếu bán ròng thị trường sẽ giảm
thì hoàn toàn không chính xác tuyệt đối bởi: Giá trị lượng bán của các nhà đầu tư nước ngoài
không hề nhỏ và nếu lượng mua không đủ lớn thì sẽ gây ra áp lực cho VN-Index, cho thị trường.
3.1. Một số giải pháp đẩy mạnh những ảnh hưởng tích cực của các nhà đầu tư nước
ngoài đến chỉ số VN-Index
Theo thống kê, TTCK 6 tháng đầu năm 2017 đạt được nhiều kết quả tích cực. Cả hai chỉ số
VN-Index và HNX-Index đều có sự tăng trưởng vượt bậc. Đến đầu tháng 7/2017, chỉ số VNIndex đã đạt mức đỉnh trong 9 năm trở lại đây, tăng khoảng 17% so với đầu năm 2017, và HNXIndex tăng hơn 23%. Các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng kỷ lục với giá trị hơn 9.000 tỷ
đồng trong 6 tháng đầu năm.Có được thành tích này là do:
Xu hướng M&A tăng, Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực như nới room, linh
hoạt hơn trong các quy định với nhà đầu tư ngoại, từ đó tạo ra động lực cho sự phát triển của
chứng khoán.
Ngoài ra, sự khởi sắc này dựa trên nền tảng chính sách rõ ràng, kinh tế hội nhập sâu rộng,
Chính phủ cũng có những nỗ lực vượt bậc trong việc khuyến khích doanh nghiệp tư nhân, cải
cách doanh nghiệp Nhà nước. 700 doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa mà chưa niêm yết trên
sàn chứng khoán được yêu cầu lần lượt lên sàn sẽ khiến khả năng vốn hóa TTCK tăng, sự hấp
dẫn cũng tăng lên. Niềm tin về các chính sách cải cách kinh tế cũng tác động mạnh đến TTCK
Việt Nam. Rõ ràng chính phủ cần có những chính sách như trên trong tương lai để kích thích các
nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua ròng nhiều hơn nữa trên thị trường.
Trong 3 tuần đầu 2018, VN Index tăng gần 78 điểm tương ứng với gần 7,9% Dòng tiền từ
các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục là bệ đỡ tâm lý cho thị trường, khi mua ròng tổng cộng 7.136
tỷ đồng, trong đó mua ròng trên sàn HSX 7.019 tỷ đồng, sàn UPCOM là 431,6 tỷ đồng, ngược
lại bán ròng trên sàn HNX 314 tỷ đồng. Đây là con số rất lớn khi biết rằng lượng mua ròng của
các nhà đầu tư nước ngoài trong những ngày qua tương đương với cả năm 2014, thậm chí bỏ xa
lượng mua ròng trong năm 2015 và 2016.
Với kết quả tích cực trong năm 2017 và đặc biệt là ngay từ đầu năm 2018, kỳ vọng dòng
vốn của nước ngoài sẽ tiếp tục đà tăng trưởng. Điều kiện tiên quyết là cần tiếp tục gia tăng niềm
tin của giới đầu tư, trong đó các biến số quan trọng như tỷ giá không tăng quá 2% và lạm phát
tiếp tục ở mức 4%. Đáng lưu ý là dòng vốn này đã phân bổ đều ra nhiều nhóm ngành, cho thấy
21



kỳ vọng của giới đầu tư nước ngoài vào triển vọng kinh tế chung của Việt Nam là tích cực, tuy
nhiên những cổ phiếu mới lên sàn có sức nóng như HDBank vẫn là tâm điểm của dòng tiền khi
thu hút hơn 1.300 tỷ đồng từ các nhà đầu tư nước ngoài, hay những cổ phiếu có tiềm năng tăng
trưởng cao như VIC, DXG, VJC, HPG tiếp tục thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
Cổ phiếu hàng tiêu dùng đã tăng khỏe như VNM và SAB. VN-Index tăng trưởng được bao
nhiêu và tăng trưởng thế nào năm nay phụ thuộc một phần không nhỏ vào hai mã này. Đây là hai
thương hiệu hàng đầu và được nhận diện nhiều nhất của Việt Nam. Đã có những thời điểm trong
quá khứ VN index tăng điểm mạnh nhờ VNM, theo tờ thoibaotaichinhvietnam.vn đăng ngày
10/11/2017 với tiêu đề Nhà đầu tư nước ngoài “ăn vã” cô phiếu VNM chỉ ra rằng: “Nhà đầu tư
nước ngoài mua mạnh VNM có lẽ một phần được kích thích từ kết quả đăng ký đấu giá khá bất
ngờ: Đã có 6 tổ chức nước ngoài, 5 tổ chức trong nước và 8 nhà đầu tư cá nhân trong nước đăng
ký mua khối lượng vượt 53% số lượng đem ra đấu giá”.
3.2. Một số giải pháp khắc phục những tiêu cực mà các nhà đầu tư nước ngoài ảnh
hưởng đến chỉ số VN-Index
Có thể thấy rằng việc các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng đúng là có ảnh hưởng tiêu cực
đến thị trường tuy nhiên lý do các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng thì có rất nhiều yếu tố tác
động, có những yếu tố mà Chính phủ và các doanh nghiệp có thể can thiệp được nhưng có những
yếu tố mang tính chung mang tính rộng rãi ảnh hưởng không chỉ tới Việt Nam mà cả thế giới như
Fed tăng lãi suất.
Tỷ giá bất ổn cũng kích thích động thái bán ra của các nhà đầu tư nước ngoài, do đó việc
ổn định tỷ giá là rất cần thiết tuy rằng khó nhưng viêc điều chỉnh và có những chính sách phù
hợp đúng đắn để tỷ giá biến động trong thời gian ngắn nhất có thể thì việc các nhà đầu tư nước
ngoài sẽ dừng bán ròng chắc chắn sẽ xảy ra.
Hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng có thể trong thời điểm nào đó là vì mục đích
tái cơ cấu danh mục để chuẩn bị cho các cơ hội hứa hẹn mức sinh lợi cao hơn trong tương lai.
Nếu nhận biết được đúng đắn các doanh nghiệp tiềm năng có thể chuẩn bị thu hút sự chú ý của
các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với đó Chính phủ cần hỗ trợ những doanh nghiệp tiềm năng đó
tạo cơ hội để các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn từ đó thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn luôn quan tâm đến thị trường Việt Nam, nhưng điều quan trọng
nhất là mức giá của từng cổ phiếu và cả thị trường liệu có đủ hấp dẫn. Trong khi đó, so với các
nước trong khu vực, Việt Nam vẫn có những điểm hấp dẫn riêng có như ổn định chính trị, cơ hội
từ TPP, nguồn lao động giá rẻ,… Việt Nam hiện nay rõ ràng đã đang và sẽ vẫn lệ thuộc vào dòng
vốn nước ngoài, điển hình rõ ràng là chỉ cần khi các nhà đầu tư nước ngoài có những động thái
mua bán ròng trên thị trường thì ngay lập tức các nhà đầu tư trong nước cũng có những động thái
“chạy” theo nên dễ khiến cho các chỉ số giảm điểm khi các nhà đầu tư nước ngoài giảm mua
ròng tăng bán ròng.

22


KẾT LUẬN
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các chính sách cải
cách hệ thống tài chính. Các cải cách được đề ra để xây dựng và phát triển thị trường chứng
khoán Việt Nam nhằm hoàn thiện thị trường tài chính đồng thời hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài
tham gia vào thị trường Việt Nam và giúp đỡ các doanh nghiệp nước nhà mở rộng đầu tư ra quốc
tế. Mở rộng cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong xu
thế hội nhập là một điều tất yếu. Bằng việc vận dụng, tổng hợp các phương pháp nghiên cứu,
chúng em đã thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đặt ra:
Thứ nhất, hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài trên thị
trường chứng khoán Việt Nam trong tiến trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán.
Thứ hai, phân tích và nêu rõ thực trạng quy mô và hoạt động của các nhà đầu tư nước
ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó, xem xét, đánh giá những tác động tích cực
và tiêu cực mà các nhà đầu tư nước ngoài mang đến cho thị trường chứng khoán Việt Nam nói
riêng và thị trường tài chính nói chung trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Thứ ba, đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm duy trì các ưu điểm và hạn chế những nhược
điểm của các nhà đầu tư nước ngoài để thúc đẩy hoạt động của thị trường chứng khoán trong tiến
trình xây dựng và phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam trong xu thế quốc tế hoá tài chính.
Qua những phân tích, đánh giá trong bài tiểu luận trên, chúng ta có thể tin rằng, kì vọng

dòng vốn của nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục gia tăng, góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh
mẽ của nền chứng khoán Việt Nam cũng như nền kinh tế của Việt Nam.

23


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Đinh Thị Thanh Long, Nguyễn Thị Thu Trang (2007), ‘Tác động của tỷ giá, bất động
sản, giá vàng lên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua’
2.
Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều Luật Chứng khoán và sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
3.
Nghị định 60/NĐ-CP ngày 26/06/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
4.
Thông tư 123/2015/TT-BTC ngày 19/8/2015 hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài
trên thị trường chứng khoán Việt Nam
5. Ánh Hoa, Quân Vũ (2015). ‘Quý 2/2015: Giao dịch nhà đầu tư ngoại tăng mạnh’. Báo mới.
Truy cập ngày 14/3/2018 tại < >
6. Đại biểu nhân dân (2015). ‘Nới room cho nhà đầu tư nước ngoài – thuận lợi và rủi ro’.
Chứng
khoán
Bảo
Việt.
Truy
cập
ngày

15/3/2018
tại
<
/>7. Hà My (2018). ‘46.700 tỷ đồng vốn nước ngoài đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam’.
Báo mới. Truy cập ngày 16/3/2018 tại < >
8. Hoàng Anh (2017). ‘Các nhà đầu tư nước ngoài đi ngược thị trường’. Đầu tư chứng khoán.
Truy cập ngày: 16/3/2017 tại < >
9. Lam Phong (2016).‘Bloomberg: Lần đầu tiên sau 10 năm, nhà đầu tư nước ngoài rút ròng
khỏi TTCK Việt Nam’.
Vietnambiz. Truy cập ngày 16/3/2018 tại <
>
10. Lê Hải (2018). ‘Dòng vốn ngoại là yếu tố chính hấp thụ các đợt bán vốn ‘tỷ đô’ năm 2018’.
Người đồng hành. Truy cập ngày 16/3/2018 tại < >
11. Minh Anh (2017). ‘Thấy gì qua giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt
Nam trong 6 tháng đầu năm?’. CafeF. Truy cập ngày: 17/3/2018 tại < >
12. N.Hoàng (2018). ‘Khối ngoại mua ròng 28.000 tỷ đồng trên thị trường cổ phiếu 2017’. Báo
mới. Truy cập ngày 16/3/2018 tại < >
13.
PGS., TS. Đinh Văn Thông – Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), (2017). ‘Tăng
cường thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam’. Tạp chí Tài chính.
Truy cập ngày 15/3/2018 tại < />
24


14. Thanh Thanh (2015). ‘Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong quý 3/2015’. Báo công
thương. Truy cập ngày 14/3/2018 tại < >
15. Tri Túc (2017). ‘Phá đỉnh 10 năm, khối ngoại đổ hơn 1 tỷ USD vào chứng khoán Việt Nam
năm 2017’. Vietstock. Truy cập ngày 16/3/2018 tại < />16. Trung Nghĩa (2016). ‘Nhà đầu tư cá nhân nước ngoài vào Việt Nam nhiều nhất trong 5
năm’. Người đồng hành. Truy cập ngày 16/3/2018 tại < >
17. Trung Nghĩa (2016). 5 tháng 2016: ‘Số nhà đầu tư cá nhân nước ngoài vào Việt Nam tăng

125%’. Người đồng hành. Truy cập ngày 16/3/2018 tại < >
18. Trung tâm Nghiên cứu, Công ty Chứng khoán MBS (2018). ‘2018: Năm vàng cho đầu tư
chứng khoán’. Báo mới. Truy cập ngày 16/3/2018 tại < >
19. Vietstock (2013). ‘TTCK Việt Nam: Các nhà đầu tư nước ngoài tác động như thế nào?’.
Chứng
khoán
Bảo
Việt.
Truy
cập
ngày
17/3/2018
tại
< >

25


×