Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

tiểu luận quản trị tác nghiệp quản trị chuỗi cung ứng cà phê trung nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.22 KB, 20 trang )

Chương I. Cơ sở lý luận
1.1. Các khái niệm về chuỗi cung ứng
Một số khái niệm về chuỗi cung ứng:
 “Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch
vụ vào thị trường” – “Fundaments of Logistics Management” của Lambert,
Stock và Elleam (1998, Boston MA: Irwin/McGraw-Hill, c.14)
 “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián
tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm
nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và
bản thân khách hàng” – “Supplychain management: strategy, planing and
operation” của Chopra Sunil và Pter Meindl, (2001, Upper Saddle Riverm
NI: Prentice Hall c.1)
Từ những khái niệm về chuỗi cung ứng nêu trên, ta có thể rút ra khái niệm
ngắn gọn về quản trị chuỗi cung ứng như sau:
“Quản trị chuỗi cung ứng" là bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt
động liên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động
quản trị logistics. Ở mức độ quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự
phối hợp và cộng tác của các đối tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên
trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng. Về cơ bản, quản trị chuỗi
cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty với
nhau. Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với vai trò đầu tiên là
kết nối các chức năng kinh doanh và các qui trình kinh doanh chính yếu bên
trong công ty và của các công ty với nhau thành một mô hình kinh doanh hiệu
quả cao và kết dính. Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động
quản trị logistics đã nêu cũng như những hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối
hợp về qui trình và hoạt động của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế
sản phẩm, tài chính, công nghệ thông tin.”
Hiểu rõ khái niệm “Chuỗi cung ứng” cũng như tầm quan trọng của “Quản lý
chuỗi cung ứng” sẽ giúp nhìn nhận rõ ràng và chính xác hơn thành công hay
thất bại của các doanh nghiệp.



1.2.

Các thành phần của chuỗi cung ứng

Để đảm bảo chuỗi cung ứng hình thành, hoạt động và phát triển ổn định, yếu
tố không thể thiếu trong nó là thành phần. Theo đó, một chuỗi cung ứng cơ bản
bao gồm những thành phần chính:
 Nhà sản xuất : là thành phần đóng vai trò tiền đề trong việc hình
thành chuỗi cung ứng. Nhà sản xuất ở đây là những doanh nghiệp chuyên sản
xuất, kinh doanh và phân phối sản phẩm ra thị trường.
 Nhà phân phối: là các đại lý, siêu thị, chợ, trung tâm mua sắm,… vừa
được nhắc đến ở trên. Các nhà phân phối này sẽ tiếp nhận và phân phối các sản
phẩm từ nhà sản xuất ra thị trường, đến tay người tiêu dùng.
 Khách hàng : Khách hàng (hay người tiêu dùng) là bộ phận quan trọng
quyết định giá trị cũng như sự thành công của nhà sản xuất đối với sản phẩm mà
họ cung ứng.Theo đó, để đảm bảo được nguồn cung cũng như đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng, ngày từ trước khi bắt tay vào công đoạn sản xuất, nhà
sản xuất cần phải tìm hiểu kỹ thị trường, ước lượng chi phí, xác định nhà phân
phối, đối tượng khách hàng.
1.3.

Các đặc điểm cơ bản về quản lý chuỗi cung ứng
Một số đặc điểm cơ bản về quản lý chuỗi cung ứng :

 Phù hợp với chiến lược, mục tiêu kinh doanh của công ty. Một chuỗi
cung ứng hiệu quả cần gắn liền và phù hợp với chiến lược của công ty trong
từng giai đoạn, phù hợp với các yêu tố về nguồn lực, thị trường, thế mạnh của
công ty
 Kết hợp với nhu cầu của khách hàng: với một chuỗi cung ứng hiệu quả,

doanh nghiệp có thể tạo ra các sản phẩm phù hợp với các phân khúc thị trường,
cung cấp hàng hóa/sản phẩm chất lượng một cách kịp thời tới khách hàng.
 Kết hợp với vị thế của công ty: công ty hiện tại đang ở vị thế nào, là
thương hiệu mạnh, nổi tiếng hay không, quy mô ra sao. Từng vị thế lại có từng
lựa chọn về nhà cung cấp cũng như khách hàng khác nhau.


 Thích nghi với sự thay đổi: trong chuỗi cung ứng, các bên sẽ trao đổi
thông tin qua lại lẫn nhau về tình hình thị trường, khách hàng. Chính vì thế, khi
quản lý được chuỗi cung ứng một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể đưa ra
những quyết định thay đổi kịp thời, phù hợp với tình hình thị trường, đối thủ,
cạnh tranh,...
1.4.

Vai trò của chuỗi cung ứng trong Doanh nghiệp

Trong kinh doanh, khi giá bán và thu mua ngày càng bị siết chặt, hơn 90%
các CEO trên thế giới đã đặt yếu tố quản trị chuỗi cung ứng (SCM) lên hàng
đầu. Quản trị chuỗi cung ứng tốt, doanh nghiệp không những đạt được lợi nhuận
cao, mà còn có thể vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành và ngày càng
phát triển bền vững. Trên thế giới, nhờ có chuỗi cung ứng hiệu quả mà các tập
đoàn lớn như Apple, Sam Sung, Coca-Cola… đã đạt lợi nhuận cao hơn 40% so
với đối thủ.
Việc quản lý cung ứng SCM (Supply chain management) đóng vai trò
quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xây dựng trong tình
hình hiện nay khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao, giá bán cũng như
giá thu mua ngày càng bị quản lý chặt chẽ hơn.. Nếu quản lý chuỗi cung ứng tốt
thì doanh nghiệp không những có thể thu được lợi nhuận cao mà còn có thể
vượt
xa

các
đối
thủ
cạnh
tranh
trong
ngành.
Ví dụ điển hình mà ta có thể thấy đó là sự thành công của Wal-Mart. WalMart đã vượt mặt Kmart và trở thành nhà bán lẻ lớn nhất thế giới. Tổng Giám
đốc của Kmart đã phải thừa nhận rằng chính chuỗi cung ứng là yếu tố ảnh
hưởng
đến
sự
thất
bại
của
Kmart.
Mục đích chủ yếu của bất kì một chuỗi cung ứng nào chính là nhằm thỏa
mãn và đáp ứng nhu cầu khách hàng trong quá trình tạo ra lợi nhuận cho chính
doanh nghiệp. Chính vì vậy, quản lý chuỗi cung ứng SCM cũng tác động đến
chất lượng dịch vụ khách hàng bằng việc đảm bảo phân phối một cách kịp thời
và đầy đủ một loại sản phẩm nào đó tới khách hàng, triển khai đáp ứng khách
hàng một cách hiệu quả. Qua khâu này, doanh nghiệp có thể giảm chi phí lưu
kho sản phẩm cũng như lượng tồn kho.
Bên cạnh đó, việc quản trị chuỗi cung ứng SCM hiệu quả cũng mang lại một
số lợi ích khác cho doanh nghiệp như


Giảm
thiểu
lượng

hàng
tồn
kho
từ
25-60%
- Giảm thiểu chi phí cho chuỗi cung ứng từ 25-50%
Tăng
lợi
nhuận
sau
thuế
Cải
thiện
vòng
cung
ứng
đơn
hàng
- Tăng độ chính xác trong việc dự báo sản xuất
- Giảm chi phí giá thành mỗi sản phẩm và nâng cao lợi nhuận
Hiểu được tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng SCM, iBom đã cho
ra đời phần mềm quản trị chuỗi cung ứng với nhiều tính năng giúp hỗ trợ công
tác quản lý cung ứng của doanh nghiệp.

Chương II. Quản lý chuỗi cung ứng cà phê Trung Nguyên
II.1. Khái quát ngành cà phê Việt Nam
II.1.1. Tình hình tiêu thụ
Theo các báo cáo thống kê về tình hình tiêu thụ cà phê trên thế giới, nhu
cầu tiêu thụ cà phê ngày càng tăng, trong năm 2017-2018, tổng sản lượng cà
phê tiêu thụ trên thế giới ước tính đạt 158 triệu bao. Cà phê luôn là đồ uống

được ưa chuộng và phổ biến nhất trên thế giới, ước tính mỗi tuần có tới 2,2 tỷ
cốc cà phê được tiêu thụ trong đó Châu Âu là khu vực tiêu thụ cà phê lớn nhất
trên thế giới với nhiều loại đồ uống như Espresso, Cappuccino, Latte... Cà phê
là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trên thị trường thế
giới. Trong những năm qua, mặt hàng cà phê luôn đóng vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy phát triển GDP. Với xu thế ngày càng tăng trong việc tiêu thụ cà
phê, các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành sản xuất cà phê cũng đang có
những bước phát triển mới để không những đáp ứng được nhu cầu trong nước
mà còn có thể xuất khẩu ra nước nước ngoài.
II.1.2. Tình hình sản xuất
Tổng diện tích trồng cà phê Việt Nam trong năm 2017 đạt khoảng 662,2
nghìn ha, trong đó diện tích trồng cà phê Robusta chiếm tỷ trọng chủ yếu với
96%. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất cả nước (với khoảng
31% tổng diện tích gieo trồng). Về mặt xuất nhập khẩu, từ năm 2017-2018, Việt
Nam có nhập khẩu một số lượng nhỏ các loại cà phê pha sẵn, cà phê rang và hạt


cà phê tươi từ Brazil, Trung Quốc, Mỹ… (ước đạt hơn 1,06 triệu bao); trong 6
tháng đầu năm 2018, Việt Nam ghi nhận hơn 1.000 tấn cà phê xuất khẩu (tăng
10,8% so với cùng kỳ năm 2017) chủ yếu qua các thị trường Đức, Mỹ,
Indonesia, Ý… Số lượng doanh nghiệp FDI đầu tư vào ngành cà phê
không lớn nhưng đang chiếm tỷ trọng lớntrong tổng kim ngạch xuất khẩu cà
phê nhân của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm cà phê chế biến sâu. Các
doanh nghiệp nước ngoài đã có sự tăng trưởng vượt trội hơn so với các công ty
của Việt Nam trong mảng bán lẻ cà phê với các doanh nghiệp dẫn đầu trong
ngành như Nestlé, Future Enterprises Pte... Doanh thu thuần của các doanh
nghiệp cà phê trong năm 2017 đạt mức tăng trưởng trung bình khoảng 12-13%
so với năm 2016, đây là một mức tăng tương đối cao nếu so với những ngành
khác do do ngành cà phê Việt Nam đang có mức tăng trưởng cao trong vòng 3
năm qua.

Về mặt các chính sách hỗ trợ từ phía phía nhà nước, trong năm 2015, Bộ
Tài Chính đã ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo
danh mục mặt hàng chịu thuế kèm theo Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày
16/11/2015, có hiệu lực từ ngày 1/1/2016. Theo đó, về thuế xuất khẩu cà phê,
các mặt hàng cà phê (mã HS 0901) xuất khẩu được áp dụng mức thuế suất bằng
0%. Ngoài ra, thuế nhập khẩu cà phê còn được áp dụng theo biểu thuế nhập
khẩu ưu đãi đặc biệt trong một số Hiệp định thương mại đã được Việt Nam ký
kết thỏa thuận đa phương và song phương với các nước.
Hiện nay, Việt Nam trồng hai loại cà phê chính là Arabica và Robusta
,trong đó, chủ yếu là cà phê Robusta, chiếm tới 96% sản lượng sản xuất cả
nước. Diện tích trồng cà phê ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở các tỉnh Miền
trung và Tây Nguyên.
Với diện tích và sản lượng cà phê tương đối lớn như vậy, tuy nhiên các
doanh nghiệp Việt Nam vẫn cần nhập khẩu cà phê từ nước ngoài để phục vụ cho
các chuỗi của hàng từ các thương hiệu nước ngoài như Starbucks, McCafé,
Dunkin Donuts, và PJ's Coffee hay một số hãng cà phê Hàn Quốc đã mở rộng
thị trường của tại các thành phố lớn của Việt Nam. Đối với thị trường trong
nước, có thể thấy thị phần được chia đều giữa các doanh nghiệp trong nước và
các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này cũng phần nào phản ánh đúng lợi thế
cạnh tranh trên thị trường cà phê Việt Nam


Ngoài các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực cà phê, hình thức kinh doanh
chuỗi cửa hàng cà phê là loại hình phát triển nhanh nhất với doanh thu hàng
năm tăng khoảng 32% (theo đánh giá của VICOFA). Sự tăng trưởng cao này là
do việc mở rộng của các nhãn hiện cửa hàng cà phê hiện có và sự xâm nhập của
các nhãn hiệu mới. Các chuỗi cửa hàng như Coffee Bean and Tea Leaf, Gloria
Jeans, Coffee Concepts và Highlands cũng đang tiếp tục phát triển thêm cơ sở.
Sự phát triển bùng nổ của các chuỗi cửa hàng cho thấy khách hàng ngày càng
khắt khe về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của cửa hàng.

Như vậy, có thể thấy thị trường kinh doanh cà phê tại Việt Nam đang
gần như chỉ phụ thuộc vào những công ty nước ngoài và những tập đoàn lớn do
họ có được nhiều lợi thế về nguồn vốn, máy móc, thương hiệu… Các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện đang chưa có nhiều chỗ đứng trên thị
trường cà phê Việt Nam và trên thế giới. Trong thời gian tới, với sự phát triển
mạnh của lượng tiêu thụ trên thế giới, Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội
cũng như thách thức để trở thành quốc gia đứng đầu trên thế giới
II.2. Chuỗi cung ứng cà phê ở Việt Nam
Đối với cà phê, chuỗi cung ứng thường phức tạp và khác nhau ở các nước
khác
nhau,
nhưng
thường
bao
gồm:
- Người trồng cà phê – thường trồng cà phê trên thửa đất nhỏ chỉ từ 1 hoặc 2
hécta. Nhiều người thực hiện luôn cả khâu sơ chế (phơi khô và tách vỏ).
- Người trung gian – những người trung gian có thể tham gia vào nhiều mảng
của chuỗi cung ứng. Họ có thể mua cà phê ở bất kỳ giai đoạn nào giữa trái cà
phê chín và cà phê non (xanh), sau đó tiến hành sơ chế, hoặc thu gom đủ lượng
cà phê từ nhiều hộ nông dân, rồi vận chuyển bán cho người chế biến, cho trung
gian
khác
hoặc
cho
thương
lái.
- Người chế biến – là những hộ nông dân có thiết bị chế biến cà phê, hoặc nông
dân trồng cà phê và người chế biến hợp tác để mua thiết bị chế biến cà phê.
- Đại lý chính phủ - ở một số nước, việc mua bán cà phê do chính phủ kiểm

soát, có lẽ bằng cách mua cà phê từ những nhà chế biến với mức giá cố định và
bán
đấu
giá
cho
nhà
xuất
khẩu.
- Nhà xuất khẩu – mua cà phê từ các đối tác hoặc đấu thầu và sau đó bán cho
các thương lái. Kiến thức chuyên môn về khu vực địa phương và nhà sản xuất
cho
phép
họ
đảm
bảo
chất
lượng
của
chuyến
hàng.


- Thương lái – cung cấp trái cà phê cho những người rang cà phê với đúng số
lượng, đúng lúc và mức giá có thể chấp nhận cho người mua và người bán.
- Nhà sản xuất – ví dụ như Nestlé có chuyên gia chế biến hạt cà phê tươi thành
thức uống được khách hàng ưa chuộng. Công ty cũng có thể tăng thêm giá trị
cho sản phẩm thông qua các hoạt động marketing, làm thương hiệu và đóng gói.
- Người bán lẻ - là những người bán cà phê trong siêu thị lớn, cho đến khách
sạn và các cửa hàng ăn uống, tạp hóa.
Chuỗi cung ứng chỉ mạnh khi có sự liên kết giữa các thành phần trong

chuỗi. Mối quan hệ giữa các tổ chức khác nhau có liên quan đến từng khâu
trong chuỗi – dù cho nó thuộc cấu trúc của quá trình phân phối, trình tự thanh
toán hay trình tự xử lý và tồn kho sản phẩm. Điều quan trọng cốt yếu của những
mối quan hệ này là cách con người đối xử với nhau. Mối quan hệ kinh doanh
lâu dài cần dựa trên sự trung thực và công bằng – các bên khi thỏa thuận thương
mại phải cảm thấy rằng họ đang có mối làm ăn tốt.
II.3. Khái quát về cà phê Trung Nguyên
“Chúng tôi bán cà phê. Thực sự cà phê chất lượng!”
Cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu
Việt Nam và hiện đang có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới. Cà phê Trung
Nguyên có nguồn gốc từ phương pháp tiếp cận bền vững từ khâu gieo trồng đến
khâu sản xuất thông qua chuỗi cung ứng dựa vào việc xây dựng và duy trì mối
quan hệ lâu dài trực tiếp với người nông dân để tập trung vào chất lượng, tính
nhất quán để bảo vệ môi trường và xã hội. trungnguyencoffe.net tiếp tục nhắc đi
nhắc lại về sản phẩm của mình, nhưng đó là sự thật, cà phê được sản xuất và
phát triển tại nhà máy rang cà phê chuyên nghiệp, cân bằng hương vị cà phê độc
đáo nhất phù hợp cho tất cả khách hàng. Hỗn hợp cà phê Trung Nguyên được
rang trên hệ thống rang độc đáo. Các tính năng của công nghệ sản xuất chuyên
nghiệp đảm bảo chất lượng không thay đổi trong các mẻ rang. Bằng cách điều
chỉnh “Tốc độ truyền nhiệt”, trungnguyencoffe.net có thể đảm bảo hình dạng,
mật độ và hơn nữa sự phân hủy của các axit để tối đa mùi thơm, hương vị của
cà phê.
Chiến lược cạnh tranh của Trung Nguyên là giành lấy khách hàng bằng
cách mang lại loại cà phê chất lượng nhất, dịch vụ khách hàng tốt nhất và một
bầu không khí thân thiện nhất. Trung Nguyên cà phê luôn đi đầu ở mỗi thị
trường mới nếu có thể, luôn thành công nhờ tinh thần cạnh tranh công bằng, với


sự chính trực và các nguyên tắc không thể lay chuyển.Coffee tree được xây
dựng từ một nhu cầu để cà phê thực sự chất lượng và giá cả hợp lý.

Trungnguyencoffe.net muốn tạo ra một thương hiệu cà phê bền vững và không
hi sinh chất lượng với giá trị sử dụng tốt đẹp. Trung Nguyên đã danhg hai năm
tạo ra sản phẩm để chính mình dùng thử và sau đó dùng công thức rang xay và
đóng gói để người khác sử dụng. Xây dựng cà phê Việt Nam, chia sẻ kiến thức
về cà phê, sử dụng một sản phẩm cà phê thực sự tốt, đó chính là giá trị cốt lõi
mà Trung Nguyên mong muốn.
II.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
-

Nguồn gốc ra đời

Hãng cà phê Trung Nguyên được thành lập bởi 4 sinh viên khoa Y, Đại
học Tây Nguyên trong đó có ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Mặc dù học khoa Y
nhưng lại không mở ra con đường tương lai của ông với nghề này. Thời gian ở
đại học cũng là lúc ông Vũ bắt đầu các hoạt động tìm tòi và nghiên cứu về lĩnh
vực cà phê. Thông qua một người bạn, ông xin được công thức cà phê rang xay
ở một cửa hàng nổi tiếng tại Tuy Hòa.
Năm 1996, ông và 3 người bạn cùng phòng trọ thành lập hãng Cà phê
Trung Nguyên tại cây số 3 thành phố Buôn Ma Thuột. “Đó là một sự kiện trọng
đại trong đời tôi và lịch sử phát triển của thương hiệu cà phê Trung Nguyên”,
ông Vũ kể lại.
-

Cửa hàng đầu tiên ở Sài Gòn

Ngày 20/8/1998, ông Vũ lần đầu tiên mở quán cà phê Trung Nguyên ở
587 Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngay thời điểm này,
ông Vũ đã tỏ ra là người biết cách làm quảng cáo khi quán cà phê phục vụ cà
phê miễn phí trong 10 ngày. Quán cà phê nhanh chóng thu hút mọi người kéo
đến thưởng thức đồ uống miễn phí. Đến nay, quán cà phê này vẫn còn hoạt

động.Từ một địa điểm ban đầu, thông qua hình thức nhượng quyền kinh doanh,
Trung Nguyên nhanh chóng gia tăng số lượng cửa hàng tại các thành phố lớn.
Năm 2011, Trung Nguyên đánh dấu nhượng quyền thành công tại Nhật Bản
-

Cà phê hòa tan – bước ngoặt của Trung Nguyên


Một trong những yếu tố giúp Trung Nguyên khẳng định tên tuổi của
mình đó là khi tham gia vào thị trường cà phê hòa tan. Ra đời ngày 23/11/2003,
G7 để lại dấu ấn mạnh mẽ với cuộc thử mù thách thức các thương hiệu thống trị
lúc bấy giờ là Nescafe của tập đoàn nước ngoài Nestle.
G7 sau đó được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận và nhanh chóng trở
thành một trong 3 thương hiệu dẫn đầu thị trường cà phê hòa tan Việt: Nestle –
Vinacafe – Trung Nguyên. Đây là thế chân vạc trên thị trường cà phê hòa tan từ
nhiều năm nay. Theo thống kê của Nielsen, chỉ 3 thương hiệu này đã chiếm trên
80% thị phần cà phê hòa tan Việt Nam trong năm 2014.
-

Chiến lược: chỉ đua với người đứng đầu

“Chỉ có tranh đua với những người đi đầu thì ta mới có cơ hội đi
đầu”.Quan điểm này thể hiện rất rõ ràng trong các hoạt động quảng bá của
Trung Nguyên. Trung Nguyên cà phê đã cạnh tranh với hai thương hiệu mạnh
đó là Nescafe của Nestle và sau đó là gã khổng lồ thế giới Starbucks khi
Starbucks đến Việt Nam. Qua đó Trung Nguyên ngày càng lớn mạnh và lôi kéo
được sự đồng tình của người tiêu dùng và nâng cao vị thế của Trung Nguyên.
II.3.2. Các sản phẩm
Dòng cà phê cao cấp
-


Cà phê chồn Weasel Trung Nguyên – The King of Coffee

-

Cà phê chồn Legend Trung Nguyên – The Legend of Coffee

-

Cà phê sáng tạo 8 Trung Nguyên

-

Cà phê cao cấp Legend Revived

Dòng cà phê rang xay
-

Chế phin 1,2,3,4,5

-

Sáng tạo 1,2,3,4,5

-

Rang xay phổ thông

Cà phê con sóc



Cà phê G7 hòa tan
-

Cà phê G7 3in1

-

Cà phê G7 Cappuccino

-

Cà phê G7 hòa tan đen

-

Cà phê G7 2in1

-

Cà phê gu mạnh X2

-

Cà phê Passiona

Sữa đặc Brother
Rất nhiều loại trà
-


Trà túi lọc: trà Dilmah, trà Lipton nhãn vàng, trà Cozy, trà Kim Anh

-

Trà hòa tan: trà Lipton icetea, trà Cozy icetea

Ngoài ra Trung Nguyên còn có các loại bánh nhập khẩu, túi thơm cà phê, phin,
cốc, phin gốm bát tràng
II.4. Các thành phần trong chuỗi cung ứng của cà phê Trung Nguyên
II.4.1. Nhà cung cấp các cấp.
Nhà cung cấp là mắt xích đầu tiên quan trọng trong chuỗi cung ứng của mỗi
doanh nghiệp, họ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, từ đó
có ảnh hưởng đến chất lượng, giá cả sản phẩm đầu ra.
Với Trung Nguyên, cà phê hạt là nguyên liệu chính tiên quyết. Trung
Nguyên chọn lọc từ 4 vùng nguyên liệu ngon nhất: hạt cà phê Robusta Buôn Ma
Thuột, hạt Arabica của Jamaica, cà phê từ quê hương nguyên gốc của cà phê
Ethiopia, Brazil. Với lợi thế nằm ngay trên thủ phủ cà phê của Việt Nam, Trung
Nguyên có nhiều thuận lợi trong việc thu mua cà phê nguyên liệu. Công ty có 2
hình thức thu mua, là thu mua qua các doanh nghiệp tư nhân, thương lái và thu
mua trực tiếp từ nông dân. Với hình thức thứ nhất, khi mà hiện nay các doanh
nghiệp tư nhân hay đại lý thu mua gặp nhiều khó khăn, rất nhiều đại lý vỡ nợ,


ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung không đáp ứng đủ cả về số lượng lẫn chất
lượng nên Trung Nguyên hạn chế sử dụng nhà cung cấp này. Thay vào đó công
ty đã tìm một hướng mới cho nguồn nguyên liệu đầu vào, đó là tự mình đầu tư
và quản lý trực tiếp các nông trại cà phê của người nông dân, biến các nông trại
cà phê trở thành một bộ phận trong doanh nghiệp, từ đó giúp công ty chủ động
trong nguồn nguyên liệu chiến lược, góp phần tăng cường mối quan hệ giữa
doanh nghiệp với nông dân trồng cà phê. Trung Nguyên cho hay hạt cà phê

hãng này sử dụng được mua từ các hộ nông dân trồng cà phê nhỏ có chứng chỉ
thực hành canh tác bền vững và công ty mua giá ưu đãi từ những hộ này.
II.4.2. Nhà máy sản xuất.
Sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại nhất cùng những bí quyết huyền bí phương
Đông là những nét độc đáo chỉ có ở Trung Nguyên.Trung Nguyên được các tập
đoàn hàng đầu thế giới chuyển giao công nghệ, thân thiện với môi trường. Từ
một cơ sở rang xay cà phê nhỏ, giờ đây Trung Nguyên đã phát triển trở thành
một tập đoàn với hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc.
Trung Nguyên hiện có 3 nhà máy sản xuất cà phê rang xay:
 Nhà máy Sx tại KCN Tân Đông Hiệp A, Tỉnh Bình Dương.
- Công suất: công suất 3.000 tấn cà phê hòa
- Tổng vốn đầu tư trên 10 triệu USD.
 Nhà máy tại Tp Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk.
- Đầu tư khoảng 711,72 tỉ đồng (40 triệu USD).
- Công suất 60.000 tấn/năm.
 Nhà máy chế biến cà phê rang say tại Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
- Công suất 10.000 tấn/năm.
- Nhà máy này lớn nhất vùng Cao Nguyên, 80 % sản lượng dành cho XK.
Và 2 nhà máy chế biến cà phê hòa tan:


 Nhà máy cà phê Sài Gòn: được Trung Nguyên mua lại của Công ty CP
sữa Việt Nam Vinamilk vào 2010.
 Nhà máy Bắc Giang với tổng số vốn đầu tư 22000 tỉ đồng, giai đoạn đầu
tập trung chế biến đóng gói thành phẩm sản phẩm cà phê hòa tan G7.
II.4.3. Nhà phân phối
Với mặt hàng chính là cà phê, Trung Nguyên đã tận dụng cả những hình thức
phân phối truyền thống và hiện đại để đạt được kết quả lớn nhât.
Hệ thống phân phối truyền thống.
Với hệ thống phân phối truyền thống, sản phẩm sau khi hoàn thiện sẽ được phân

phối đến nhà phân phối, các siêu thị bán lẻ (BigC, FiviMart, Co.op Mart…), nhà
bán lẻ, rồi đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Trung Nguyên đã phát triển một
hệ thống phân phối rộng khắp, giúp các sản phẩm của công ty luôn sẵn với
khách hàng. Công ty đã thiết lập được hệ thống gồm 121 nhà phân phối, 7000
điểm bán hàng và 59000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc và nhiều nước trên thế
giới. Một vài ví dụ nhà phân phối của Trung Nguyên như: công ty CP Blue Way,
công ty CP Thương mại và dịch vụ Ngọc Hà…
Trung

gian

phân

phối
hiện
đại:
Hệ
thống
G7
Mart
– Đây là hệ thống bán lẻ theo hình thức nhượng quyền đầu tiên ở Việt Nam
– Có 200 nhà cung cấp cho toàn bộ chuỗi cửa hàng G7 trên cả nước.
– Điểm nổi bật nhất của G7 mart, theo như tậm nhìn của Trung Nguyên chính là
việc đáp ứng thói quen mua sắm nhỏ, lẻ của người Viêt Nam và thường mua gần
nhà. – Chính vì vậy, những G7 mart thường được dàn dựng với quy mô nhỏ như
1 cửa hàng tạp hóa và nằm len lỏi giữa các con hẻm. Tuy nhiên, G7 mart lại
khắc phục được nhược điểm của hình thức phân phối truyền thống là các cửa
hàng tạp hóa khi định giá bán thấp, đồng nhất, bảo đảm giống như 1 siêu thị và
ứng
dụng

IT
trong
quá
trình
quản
lý.
– Việc ra đời hệ thống G7 mart thể hiện tầm nhỉn chiến lược và tham vọng
muốn giành thế vững trên hệ thống phân phối của Việt Nam.
Hệ
thống
siêu
thị
– Qua phân tích trên, chúng ta thấy Trung Nguyên sử dụng kênh phân phối dọc
cho
hệ
thống
phân
phối
của
mình.
Dòng
lưu
chuyển
trong
kênh
phân
phối


Việc phân phối hàng cũng sẽ không theo lối cũ. Nếu như trước kia mỗi nhà sản

xuất lại có các kênh phân phối riêng, thì giờ đây các trung tâm phân phối G7 sẽ
là đầu mối cung cấp hàng hóa cho toàn bộ hệ thống phân phối G7Mart bao gồm
các cửa hàng G7mart chuẩn và các cửa hàng thành viên. Cung cách này sẽ giảm
bớt chi phí tốn kém, bớt đi nhiều khâu trung gian và hệ quả là người tiêu dùng
được lợi bởi giá thành sản phẩm sẽ giảm. Về lâu dài, theo cách thức này, tất cả
sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng sẽ được luân chuyển trên một hệ thống, tạo ra sự
chuyên nghiệp hóa cao.
Trung Nguyên là đơn vị đầu tiên ứng dụng Franchise vào VN từ năm 1998, chỉ
hai năm sau khi xuất hiện trên thị trường. Hiện nay, Công ty duy trì hệ thống
Franchise bao gồm hơn 1.000 quán cà phê trên khắp đất nước Việt Nam và 8
quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc,
Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Không thể phủ nhận lợi ích mà nhượng quyền
Franchise mang lại cho Trung Nguyên về kinh tế cũng như thương hiệu.
Với một hệ thống phân phối rộng khắp như vậy, Trung Nguyên đã có mặt tại 63
tỉnh thành, trên 50 quốc gia trên thế giới và hứa hẹn sẽ tiếp tục vươn xa hơn
nữa.
II.5. Những thành công trong việc quản trị chuỗi cung ứng cà phê Trung
Nguyên
Chuỗi cung ứng của Trung Nguyên được đánh giá là một chuỗi cung ứng
thành công, từ thu mua nguyên liệu một cách chủ động, đầu tư và kiểm soát
hoạt động sản xuất hiệu quả đến hoạt động phân phối rộng khắp tới tận tay
khách hàng…
-Thị trường trong nước: Là một doanh nghiệp chế biến cà phê, Trung
Nguyên có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, nhưng lại không có mạng lưới
phân phối hiệu quả. Câu trả lời là thiết lập một chuỗi các tiệm cà phê, mô hình
có phần giống như Starbucks, và có thể bán kèm cà phê hạt/bột ở thị trường nội
địa.
Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê
Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6
công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa

tan Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần
thương mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway
(VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà,


cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại.
Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt
Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có mặt tại tất cả các siêu thị bán lẻ trên toàn
quốc và rất nhiều các điểm bản lẻ ở mọi nơi; có một mạng lưới gần 1000 quán
cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật,
Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà
phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên
thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung
Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và
trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc.
Một tầng lớp trung lưu mới nổi thích nhãn hiệu này và biến các quán cà phê
Trung Nguyên thành các “trung tâm giao tiếp xã hội”. Quán cà phê Trung
Nguyên đầu tiên được mở ở TP.HCM năm 1998, và đến năm 2010 thì đã có đến
hơn 1.000 quán khắp lãnh thổ Việt Nam.
– Thị trường xuất khẩu: xuất khẩu là một chiến lược của Trung Nguyên
ngay từ ban đầu. Hiện Trung Nguyên đã xuất khẩu cà phê đến hơn 40 nước trên
thế giới bao gồm cả Mỹ và Anh.
Trung Nguyên tập trung chủ yếu vào thị trường ngách, các khách hàng quan
tâm tới cà phê mới lạ từ nước ngoài và những du khách, đặc biệt là tại Mỹ, đến
Việt Nam và đã biết đến nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên. Hầu hết cà phê được
các đại lý nhượng quyền bán qua mạng và doanh số vẫn còn rất nhỏ so với
doanh số ở thị trường trong nước. việc áp dụng các chiến lược thương hiệu và
mở tiệm cà phê ra nước ngoài có cả thành công lẫn thất bại. Hiện tại, Trung
Nguyên có hai tiệm cà phê ở Singapore và một vài tiệm ở các nước khác. Dù
chưa thật sự nổi tiếng nhưng Trung Nguyên đã bước đầu đặt chân ra các thị

trường ngoài nước khá thành công.
II.6. Các yếu tố làm nên thành công trong việc quản trị chuỗi cung ứng cà
phê Trung Nguyên
 Trung Nguyên trong mối quan hệ với các nhà cung ứng.
Về thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất với ngành cà phê thì nhà cung ứng rất đa
dạng do các doanh nghiệp có thể mua từ các nước khác. Về nguyên liệu, ngành
cà phê Việt Nam có lợi thế là không phải nhập khẩu hạt cà phê từ nước khác mà
sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn từ các cơ sở trồng cà phê trong nước, điều


này làm giảm áp lực về giá từ nhà cung ứng cũng như các vấn để về vận
chuyển.
Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán
của DN đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà
cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh của ngành.
Tuy nhiên, hiện nay, Trung Nguyên có một hệ thống sản xuất hoạt động vô cùng
hiệu quả . Khi mà các nguồn nguyên liệu dùng cho quá trình sản xuất café hòa
tan cũng như các loại café khác, đều là bắt nguồn từ các nông trại trồng café do
chính Trung Nguyên đầu tư và quản lí. Hay nói cách khác Trung Nguyên chính
là nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất của mình. Vì vậy, áp lực
cạnh tranh từ nhà cung cấp là vấn đề mà Trung Nguyên không phải đối mặt hiện
nay.
Hiện nay, Trung Nguyên đang có chương trình mở rộng 1000 ha café bền vững
ở Đắk Lắk góp phần tăng diện tích nguồn nguyên liệu cà phê bền vững của
Trung Nguyên lên 2.500ha với 1.500 hộ nông dân tham gia; nhằm nâng cao chất
lượng nguồn nguyên liệu để tạo nên những sản phẩm cà phê đặc biệt. Áp dụng
tiêu chuẩn UTZ cho các vùng nguyên liệu. Qua đó, Công ty Trung Nguyên đảm
bảo việc truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, góp phần bảo vệ môi trường, tuân
thủ các qui định về thương mại và công ước lao động quốc tế, đáp ứng các tiêu

chuẩn khắt khe của thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới.
Vì Trung Nguyên tự đầu tư sản xuất, tự cung cấp nguồn đầu tư cho chính mình
nên không có phần yêu cầu chào hàng và lựa chọn người cung ứng. Cà phê
Trung Nguyên đã tự cung ứng nguyên liệu cho chính mình.
Chính sách đào tạo nhà cung cấp.
Trung Nguyên mở các lớp đào tạo, tập huấn về kĩ thuật cho nông dân.Lớp tập
huấn đã thu hút được đông đảo người dân tham gia.Đây là một trong những hoạt
động chiến lược của Công ty Trung Nguyên nhằm nâng cao chất lượng nguồn
nguyên liệu để tạo nên những sản phẩm cà phê đặc biệt. Áp dụng tiêu chuẩn
UTZ cho các vùng nguyên liệu. Qua đó, Công ty Trung Nguyên đảm bảo việc
truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, góp phần bảo vệ môi trường, tuân thủ các qui
định về thương mại và công ước lao động quốc tế, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt
khe của thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới.


Trong chương trình tập huấn, Công ty Trung Nguyên cung cấp kiến thức cho
các hộ nông dân hiểu về lợi ích và phương pháp triển khai, áp dụng các tiêu
chuẩn UTZ trong canh tác cà phê. Từ quy định về nước tưới, sử dụng phân bón,
quy định sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; quy định về thu hoạch, chế biến, bảo
quản đến quy định về môi trường, đa dạng sinh học, chống xói mòn đất và các
qui định về bảo vệ quyền lợi người lao động và trẻ em sẽ được trình bày và
hướng dẫn trực tiếp đến các hộ nông dân qua buổi tập huấn, tài liệu tập huấn và
những buổi triển khai thực tế. Qua đó, các hộ nông dân tham gia được nâng cao
kiến thức, kỹ năng canh tác để đạt sản lượng cà phê cao nhất với chất lượng tốt
nhất, cũng như được đảm bảo nguồn thu mua ổn định và hưởng giá thu mua cao
so với thị trường.
Chính sách hỗ trợ kĩ thuật đầu tư đầu vào.
Công ty Cà phê Trung Nguyên đã từng mời báo giới tham quan mô hình tưới
nhỏ giọt kết hợp bón phân qua nước cho CP theo công nghệ của Israel, triển
khai tại vườn gia đình ông Ama Chương, buôn Kô Tam, xã Ea Tu ngoại thành

Buôn Ma Thuột.
Mô hình này được triển khai từ đầu năm 2010. Ngoài phần mời chuyên gia
chuyển giao công nghệ, Công ty đã tài trợ cho Ama Chương phần thiết bị trị giá
55 triệu đồng, chủ hộ tự góp thêm 25 triệu để hoàn tất hệ thống tưới và nhà chứa
máy.
Công ty Trung Nguyên cam kết tư vấn và hỗ trợ tối đa các hộ nông dân, đảm
bảo nguồn nguyên liệu tốt nhất và nâng cao lợi ích cho các hộ nông dân trồng cà
phê, cộng đồng và ngành cà phê Việt Nam.
Kết hợp chương trình phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững UTZ
Certified, Cty Trung Nguyên tư vấn hỗ trợ các hộ nông dân ứng dụng kỹ thuật
tưới nước nhỏ giọt hiện đại của Israel cùng công nghệ phân bón Yara giúp tiết
kiệm chi phí, hiệu quả cao và bảo vệ môi trường. Từ tháng 02 năm 2010, đơn vị
này đã đầu tư kinh phí 100% cho các hộ trồng cà phê tại buôn Ko Tam, xã Eatu,
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Hệ thống này phân phối nước trực tiếp đến từng
cây cà phê và kết hợp bón phân qua hệ thống tưới bằng các van điều khiển tự
động, lọc nhiều tầng giúp tiết kiệm được 60% lượng nước. Chương trình đã đem
lại hiệu quả cao trong năm vừa qua và nhận được sự ủng hộ của các hộ nông
dân trồng cà phê.
Trung Nguyên cũng đang tiến hành xây dựng “Quỹ Trung Nguyên hỗ trợ nông
dân trồng cà phê và Phát triển cây cà phê bền vững”, (tên viết tắt tiếng Anh


TrungNguyen Coffee Foun), với nguồn vốn họat động ban đầu là 15 tỷ
đồng/năm.
Tăng cường các quan hệ với nhà cung cấp.
Tổng giám đốc của Trung Nguyên có các chuyến công tác thường xuyên tới các
nhà cung cấp của mình để tăng cường mối quan hệ hữu nghị, lâu bền. Một trong
những điểm đến của các chuyến công tác này là công ty Neuhaus Neotec – công
ty chuyên sản xuất thiết bị chế biến cà phê hàng đầu thế giới tại Hoykenkamp –
CHLB Đức. Giám đốc điều hành của Neuhaus Neotec – ông Gustav Lührs đã

rất hân hoan chào đón đoàn Trung Nguyên, ông đã giới thiệu các thiết bị tiên
tiến nhất mà Neuhaus Neotec chuẩn bị giới thiệu ra thị trường quốc tế.
Trung Nguyên đầu tư hệ thống các nhà máy.
Cùng việc phát triển nguồn nguyên liệu bền vững UTZ Certified, Cty Trung
Nguyên đã mở rộng đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê với công nghệ
hiện đại nhất thế giới để tạo nên những sản phẩm cà phê đặc biệt, đáp ứng nhu
cầu thị trường trong nước và quốc tế.
Trung Nguyên đang lên kế hoạch đầu tư 80 triệu USD để mở rộng hoạt động tại
Tây Nguyên. Đại diện của Trung Nguyên cho biết kế hoạch này bao gồm một
mô hình trồng trọt mới ở khu vực Eatul và xây nhà máy chế biến mới công suất
300 tấn mỗi ngày tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong ba năm tới.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng giám đốc Trung Nguyên cho hay, toàn bộ dây
chuyền thiết bị, công nghệ của nhà máy được sản xuất, chuyển giao trực tiếp từ
FEA s.r.l, công ty hàng đầu trong ngành chế tạo thiết bị chế biến thực phẩm và
cà phê hoà tan của Ý.
“Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất có công nghệ hiện đại là nền tảng để Trung
Nguyên hội nhập, cạnh tranh với các thương hiệu cà phê khác trong khu vực và
toàn cầu. Ngoài ra, nhà máy sẽ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của DN và nâng cao
giá trị thương hiệu cà phê VN trên thị trường quốc tế” – ông Vũ nói.
 Trung Nguyên với các nhà phân phối.
Trung Nguyên đã có những cải tổ mang tính đồng bộ. Một loạt các quán với
diện mạo mới của chuỗi quán nhượng quyền Trung Nguyên gắn liền với tinh
thần sáng tạo, văn hóa nghệ thuật như: Hội quán không gian sáng tạo, Cà phê
thứ 7, Hội quán sáng tạo thanh niên, Cà phê sách, góp phần mang đến hình ảnh
mới chuyên nghiệp hơn của chuỗi quán cà phê nhượng quyền Trung Nguyên.


Kích thích thành viên trong kênh phân phối: Thành viên trong kênh nếu được
khuyến khích và động viên liên tục thì họ sẽ hoàn thành công việc với hiệu quả
cao hơn.Trung Nguyên đã thực hiện chính sách chiết giá một cách nhất quán và

đưa ra các chế độ khen thưởng cụ thể đối với các nhà phân phối. Ví dụ: Tăng
thêm hoa hồng, tăng cường các đợt khuyến mại ngoài các dịp lễ, Tết…Ngoài ra
còn tặng ô dù, quạt điện, tủ trưng bày… có in hình logo của công ty, hỗ trợ
trang trí cửa hàng trong hệ thống cửa hàng nhượng quyền…
Tăng mức chiết khấu, phần quà cho các nhà phân phối thanh toán nhanh, thanh
toán ngay, đúng thời hạn.
Ngoài hình thức thưởng về vật chất, họ cũng cần sự động viên về tinh thần.Mỗi
quý, Trung Nguyên đã tổ chức Hội nghị khách hàng để các nhà phân phối có cơ
hội tiếp xúc với nhau. Qua đó tuyên dương các nhà phân phối hoạt động
tốt.Không những thế, Trung Nguyên còn tổ chức các chuyến tham quan, du
lịch… có tác động rất tốt tới góc độ tâm lý mỗi cá nhân.
Kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các nhà phân phối:
Trung Nguyên đã tiến hành xem xét kiểm tra để đánh giá thường xuyên hiệu
quả phân phối thông qua doanh số bán. Với các nhà phân phối hoạt động không
hiệu quả trong thời gian dài, thực hiện nhắc nhở hoặc cắt hợp đồng. Đây là biện
pháp thân thiện và cần thiết để công ty hoàn thành các mục tiêu phân phối.
 Mối quan hệ với khách hàng trong chuỗi cung ứng của Trung Nguyên.
Khách hàng của Trung Nguyên chủ yếu là các khách hàng cá nhân, những
người mua hàng tại những điểm bán lẻ hoặc là thưởng thức cà phê trong chuỗi
cửa hàng của Trung Nguyên. Tại hệ thống chuỗi quán cao cấp của Trung
Nguyên, ngoài các loại hạt đã rang, khách còn có thể mua máy xay cà phê tay
để khi họ muốn, họ có thể chỉ xay đúng lượng hạt đủ dùng cho một phin cà phê
và thưởng thức trọn vẹn toàn bộ trải nghiệm như một barista thực thụ.
Trung Nguyên còn xây dựng làng cà phê ở Đắk Lắk để khách du lịch tới tham
quan và thưởng thức cà phê trong một không gian rất gần gũi với thiên nhiên.
Đây là một mô hình khá độc đáo mà Trung Nguyên xây dựng để tạo một hình
ảnh mới mẻ trong lòng khách hàng của mình. Trung Nguyên luôn tìm mọi cách
để đáp ứng tốt nhất các khách hàng của mình.Bên cạnh đó, đối với những khách
hàng tổ chức, mua với số lượng lớn, sẽ nhận được những mức giá chiết khấu
của công ty và những ưu đãi khác cho khách hàng lâu dài.



II.7. Những khó khăn trong quản trị chuỗi cung ứng của Trung Nguyên và
đề ra giải pháp
II.7.1. Khó khăn:
Với một chuỗi cung ứng mà các thành viên trong chuỗi hoạt động khá hiệu quả
như vậy, Trung Nguyên đã phải chi ra một khoản chi phí không nhỏ từ việc đầu
tư hỗ trợ nhà cung ứng, tập huấn và hỗ trợ cho người trồng cà phê, đến việc đầu
tư xây dựng các nhà máy và xây dựng hệ thống các cửa hàng…
Ngoài ra, Trung Nguyên cũng gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát
chuỗi cửa hàng nhượng quyền khi mà nó phát triển quá nhanh. Các cửa hàng
nhượng quyền này thực chất chỉ là bán cà phê do Trung Nguyên cung cấp và lấy
tên quán là Trung Nguyên chứ không phải là chuỗi cửa hàng nhượng quyền
đúng nghĩa (tức là các chi tiết kinh doanh không đồng bộ từ cách trang trí nội
thất, quy mô quán, thực đơn đến cách quản lý kinh doanh cửa hàng).
2.6.2 Những giải pháp khắc phục:
Có thể nói những giải pháp chủ yếu đã thực hiện như:


Một là, hợp lý hóa tối đa quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, những
công đoạn chưa phù hợp được thiết kế lại cho hợp lý nhất, đưa tự động
hóa vào quá trình sản xuất.



Hai là, đồng bộ các cửa hàng trong chuỗi cửa hàng nhượng quyền của
mình.




Ba là, liên kết với các nhà phân phối để đưa sản phẩm trực tiếp đến người
tiêu dùng, hạn chế các chi phí trung gian, tổ chức vận chuyển và phân
phối hàng hóa hợp lý để đảm bảo chất lượng của sản phẩm không bị thay
đổi và hư hao trong quy trình vận chuyển và phân phối.



Bốn là, tiết kiệm, tiết giảm những chi phí không cần thiết. Tiết kiệm và
giảm chi phí ở đây phải được hiểu là hợp lý hóa tối đa mà chất lượng
không bị ảnh hưởng, người tiêu dùng vẫn được thưởng thức sản phẩm tốt
mà họ vẫn mong đợi, giữ vững niềm tin của khách hàng đối với sản
phẩm.



Năm là, thận trọng trong việc mở rộng phạm vi sản xuất, tuyển dụng.
Quan hệ tốt với những đối tác, bạn hàng trước đây để thu được lợi ích
nhiều lần hơn khi thời điểm khó khăn qua đi. Bên cạnh đó, phát huy thế


mạnh sẵn có là chất lượng sản phẩm, đem quyền lợi đích thực đến với
người tiêu dùng, hài hòa lợi ích giữa cổ đông, người lao động, người tiêu
dùng.

KẾT LUẬN
Quản lý chuỗi cung ứng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong hoạt động của
doanh nghiệp, bởi nó xuyên suốt hầu như mọi hoạt động của doanh nghiệp,
từ việc mua nguyên vật liệu nào?, từ ai?, sản xuất như thế nào?, sản xuất ở
đâu?, phân phối ra sao?… Tối ưu hoá từng quá trình này sẽ giúp doanh
nghiệp giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh, một yêu cầu sống còn

đối với mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hệ thống chuỗi cung ứng giúp cho sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp sản
xuất đến được tận tay khách hàng. Việc hoàn thiện trở thành một việc làm
cần thiết của mỗi doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay. Dù
là doanh nghiệp có một chuỗi cung ứng thành công nhưng cũng không thể
thích nghi được ngay với những thay đổi nhanh chóng trên thị trường, vì vậy
doanh nghiệp phải luôn cập nhật và có những biện pháp để chuỗi cung ứng
của mình hoạt động hiệu quả nhất.



×