Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tổng quan về ngân hàng thế giới world bank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.35 KB, 17 trang )

1. Cơ sở lý luận
1.1. Tổng quan về Ngân hàng Thế giới
1.1.1. Lịch sử hình thành
Ngân hàng Thế giới (World Bank) là định chế tài chính đa phương được thành
lập vào tháng 7 năm 1944 với tư cách cơ quan của Liên hợp quốc sau hội nghị Bretton
Woods tại Mỹ. Trụ sở chính của Ngân hàng Thế giới được đặt tại Washington DC, có
phân ban tại Tokyo và Paris. Ngân hàng Thế giới bắt đầu hoạt động từ năm 1946, khi
đó có 38 quốc gia thành viên và nhiệm vụ ban đầu của Ngân hàng Thế giới là cung cấp
các khoản vay tái thiết cho các nền kinh tế ở châu Âu bị tàn phá sau Chiến tranh thế
giới lần thứ hai.
Vào những năm 1950 và 1960, khi nền kinh tế của các quốc gia châu Âu bắt đầu
khôi phục, Ngân hàng Thế giới chuyển trọng tâm của mình sang châu Phi, châu Á và
châu Mỹ Latinh. Tính đến nay, tổ chức này đã có 187 thành viên, hơn 10 nghìn nhân
viên làm việc tại hơn 100 cơ quan đại diện trên toàn thế giới.
1.1.2. Mục tiêu
Ngân hàng Thế giới là một nguồn trợ giúp về tài chính và kỹ thuật quan trọng cho
các nước đang phát triển trên thế giới. Theo tuyên bố của Ngân hàng Thế giới, mục
tiêu hàng đầu của tổ chức này là chấm dứt nghèo đói cùng cực. Ngân hàng Thế giới
mong muốn rằng đến năm 2030, trên thế giới chỉ còn tối đa 3% người dân sống dưới
mức 1,9 USD/ngày. Mục tiêu thứ hai của Ngân hàng thế giới là thu hẹp khoảng cách
kinh tế giữa các quốc gia giàu và nghèo, thúc đẩy sự thịnh vượng chung của tất cả các
quốc gia bằng việc cải thiện thu nhập của 40% dân số nghèo nhất ở mỗi nước.
Để thực hiện các mục tiêu trên, từ khi được thành lập vào năm 1947 đến nay,
Ngân hàng Thế giới đã tài trợ cho hơn 12.000 dự án tại các quốc gia. Với sự hợp tác
của các cơ quan thanh viên, Ngân hàng Thế giới cung cấp những nguồn vốn vay không
lãi suất hoặc lãi suất thấp, những khoản viện trợ không hoàn lại cho các thành viên với
những mục đích khác nhau, bao gồm đầu tư vào giáo dục, y tế, quản lý hành chính, cơ
sở hạ tầng, phát triển tài chính và con người, nông nghiệp và quản lý nguồn lực tự
nhiên và môi trường, thúc đẩy tự do thương mại,…
1.1.3. Cơ cấu tổ chức



Ngân hàng Thế giới là tổ chức quốc tế gồm có hai cơ quan hoạt động tương đối
độc lập với nhau là Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) và Hiệp hội Phát
triển Quốc tế (IDA).
Cần phân biệt Ngân hàng Thế giới với Nhóm Ngân hàng Thế giới. Ngân hàng thế
giới chỉ bao gồm hai cơ quan: IBRD và IDA, trong khi Nhóm Ngân hàng Thế giới còn
bao gồm thêm ba cơ quan khác: Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Trung tâm Quốc tế
Giải quyết Tranh chấp Đầu tư (ICSID) và Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương
(MIGA). (Nhóm ngân hàng thế giới = WB + IFC + ICSID + MIGA)
Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD)là một tổ chức thuộc Ngân
hàng Thế giới, được thành lập năm 1945. Hiện nay, IBRD có 189 nước hội viên. Mục
tiêu hoạt động của IBRD là nhằm xóa đói và duy trì sự phát triển bền vững cho các
nước đang phát triển có thu nhập đầu người ở mức trung bình (middle income) và có
mức tín nhiệm tín dụng cao thông qua các khoản vay, tín dụng, bảo lãnh và các dịch vụ
nghiên cứu và tư vấn. IBRD cung cấp các khoản vay cho các nước hội viên bằng đồng
Euro, Yên Nhật, USD và các loại tiền khác mà IBRD có thể đóng vai trò trung gian
một cách có hiệu quả.
Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) được thành lập năm 1960, đến nay đã có 173
hội viên. IDA chuyên cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính cho các quốc gia nghèo nhất
thế giới với mục tiêu nhằm xóa đói giảm nghèo thông qua việc cung cấp các khoản
cho vay không có lãi suất, cũng như các khoản viện trợ không hoàn lại cho các chương
trình, dự án để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa bỏ bất bình đẳng cũng như cải thiện
đời sống. IDA được tài trợ từ nguồn đóng góp của các quốc gia giàu có trên thế giới và
nguồn IBRD và IFC. Ba năm một lần, Ngân hàng Thế giới, các nhà tài trợ và một số
các quốc gia đi vay sẽ nhóm họp để quyết định bổ sung nguồn vốn cho IDA. Kể từ khi
thành lập tới nay, IDA đã tổ chức 17 phiên họp để kêu gọi các nhà tài trợ góp vốn bổ
sung cho hoạt động của IDA. Tiêu chuẩn để được vay IDA tùy thuộc vào mức độ đói
nghèo tương đối của quốc gia đó, được xác định theo tỷ lệ Tổng thu nhập Quốc dân
(GNI) theo đầu người dưới ngưỡng quy định của ngân hàng thế giới và được cập nhật
hàng năm.

1.2.

Khái niệm và các chỉ số đo lường tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một
khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Thu nhập của nền kinh tế phụ thuộc


phần lớn vào những gì mà nền kinh tế đó sản xuất được, thường được đánh giá thông
qua tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNI). Chính sách
chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên
thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục cũng đều có những ảnh hưởng nhất định đến
tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế thường được đo lường bằng các chỉ số sau:
Tổng giá trị sản xuất (Gross Output –GO): là tổng giá trị sản phẩm vật chất và
dịch vụ được tạo ra trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kì nhất định
(thường là một năm).
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product – GDP): là giá trị thị trường
của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ
quốc gia trong một thời kì nhất định (thường là một năm). Có 3 phương pháp tính
GDP của một quốc gia, đó là phương pháp chi tiêu, phương pháp thu nhập và phương
pháp giá trị gia tăng.
Theo phương pháp chi tiêu:
Trong đó, C: tiêu dùng của hộ gia đình
I: đầu tư của cả nền kinh tế
G: chi tiêu của chính phủ
X: giá trị xuất khẩu
M: giá trị nhập khẩu
Theo phương pháp thu nhập:
Trong đó, W: tiền lương

R: thu nhập từ cho thuê đất
In: thu nhập từ cho vay
Pr: thu nhập từ vốn
Dp: khấu hao vốn cố định
Tl: thuế kinh doanh
Theo phương pháp giá trị gia tăng:


Trong đó, VAi là giá trị gia tăng của ngành I, được tính bằng giá trị sản xuất của
ngành, trừ đi chi phí trung gian.
Tổng thu nhập quốc dân (Gross National Income – GNI): là chỉ số kinh tế xác
định tổng thu nhập của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (thường là
một năm)
Thu nhập bình quân đầu người (GNI per capita): là chỉ số kinh tế xác định tổng
thu nhập của một quốc gia chia cho dân số của quốc gia đó trong một khoảng thời gian
nhất định (thường là một năm).
1.3.

Đặc điểm của các nước đang phát triển

Theo cách phân loại của các tổ chức trên thế giới, các nước đang phát triển là
các nước có thu nhập bình quân đầu người (GNI per capita) thấp hoặc trung bình và có
chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) thấp hoặc trung bình.
Các quốc gia đang phát triển có một số đặc điểm sau đây:
Tỷ lệ tích lũy thấp: những nước đang phát triển là những nước có thu nhập thấp,
hầu hết thu nhập được chi tiêu cho những hoạt động thiết yếu, khả năng tiết kiệm cũng
chỉ ở trên 10%. Tích lũy thấp dẫn đến thiếu vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ
khoa học kỹ thuật để phục vụ sản xuất. Điều này giải thích tại sao hàng năm các nước
đang phát triển cần các nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức quốc tế và các nước phát triển.
Hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển: hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng điện,

đường, trường, trạm còn thiếu thốn rất nhiều, quy mô nhỏ, chưa đồng bộ và chưa đáp
ứng đủ nhu cầu của công dân trong nước. Điều này dẫn đến tình trạng rất nhiều người
dân không có nhà ở, thiếu điện và nước sạch sinh hoạt, trẻ em không được đến trường,
không có đủ cơ sở y tế để thăm khám khi có bệnh, giao thông ùn tắc,…
Cơ cấu ngành nông nghiệp cao, nông nghiệp còn lạc hậu: Các nước đang phát
triển thường có tỷ trọng GDP của khu vực nông nghiệp chiếm tương đối cao trong cơ
cấu kinh tế. Theo số liệu trong Báo cáo phát triển thế giới 2010, trung bình toàn thế
giới, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 3%, công nghiệp 28% và dịch vụ là 69%; con số này
ở các nước phát triển tương ứng là 2%, 26% và 72%, trong khi đó các nước thu nhập
thấp là 25%, 28% và 47%, các nước thu nhập trung bình thấp là 13%, 41% và 46%.
Nông nghiệp còn sử dụng nhiều lao động chân tay, ít sử dụng máy móc thiết bị, chưa
áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, nuôi trồng nông sản.


Kinh tế vĩ mô không ổn định: trong ngắn hạn, các chỉ số kinh tế mang tầm vĩ
mô của các quốc gia đang phát triển như lạm phát, GDP, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá,… có
những biến đổi thường xuyên và đáng kể.
Doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế và doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém
hiệu quả: ở các quốc gia đang phát triển, hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân chưa
được khuyến khích vì vậy nguồn vốn đầu tư tư nhân còn ít, doanh nghiệp nhà nước tuy
được hưởng nhiều ưu đãi nhưng hoạt động kinh doanh lại không đem lại kết quả cao.
Nền kinh tế chưa mở cửa và hội nhập sâu rộng: một số quốc gia chậm và đang
phát triển lựa chọn chiến lược đóng cửa nền kinh tế, một số khác mới chỉ bước vào
giai đoạn đầu của mở cửa nền kinh tế, chưa có sự hội nhập sâu rộng với nền kinh tế
toàn cầu. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do các nước vẫn còn tâm lý muốn
bảo hộ doanh nghiệp trong nước, năng lực cạnh tranh chưa có; một số nước khác sau
khi được giải phóng khỏi chế độ thuộc địa đã cắt đứt mối quan hệ kinh tế với các nước
thực dân và chưa kịp thiết lập mối quan hệ kinh tế mới với các nước khác; hoặc một số
nước bị ràng buộc bởi tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sợ bị lệ thuộc vào nước
ngoài nên thực hiện chính sách tự cung tự cấp cực đoan;…

Tỷ lệ nghèo đói ở mức cao: số người có thu nhập nằm dưới ngưỡng nghèo
tương đối là rất cao ở các nước đang phát triển. Có rất nhiều người thường xuyên phải
sống trong tình trạng thiếu nước uống, thiếu phương tiện chăm sóc sức khỏe và thiếu
sự bảo vệ chống lại các cú sốc có hại. Trong Báo cáo triển vọng việc làm xã hội thế
giới năm 2016, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết có khoảng 300 triệu người
dân tại các nước đang phát triển đang sống ở mức tương đối nghèo, đặc biệt cứ 4 trẻ
em lại có 1 trẻ sống dưới ngưỡng nghèo.
2. Vai trò của Ngân hàng Thế giới đối với sự tăng trưởng của các nước đang
phát triển
Một trong những hoạt động của Ngân hàng thế giới trong việc giúp các quốc
gia đang phát triển có được tăng trưởng kinh tế là hoạt động cung cấp vốn đa phương
với nhiều điều kiện ưu đãi cho các quốc gia này thông qua hai cơ quan là Hiệp hội
Phát triển Quốc tế (IDA) và Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD). IDA
nhận tài trợ từ IBRD, Tổng Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) và một số quốc gia giàu
có trên thế giới, trong khi nguồn vốn của IBRD đến từ hoạt động phát hành trái phiếu
của cơ quan này. Từ năm 1959 đến nay, IBRD luôn được Standard & Poor’s – một


trong ba cơ quan xếp hạng tín dụng lớn và uy tín nhất trên thế giới xếp hạng tín dụng
AAA – mức xếp hạng tín dụng cao nhất, tức IBRD luôn được đánh giá là đối tượng
thuộc nhóm đi vay tốt nhất, đáng tin cậy và ổn định nhất. Điều này cho phép IBRD có
thể đi vay với lãi suất thấp, sau đó cho các nước đang phát triển có thu nhập trung bình
tiếp cận vốn theo các điều khoản có lợi.
IDA là nguồn cung cấp vốn cho 79 nước nghèo nhất, trong đó có 39 nước châu
Phi. Từ khi thành lập vào năm 1960 đến nay, IDA đã cung cấp hơn 369 tỷ USD cho
các khoản đầu tư tại 113 quốc gia trên thế giới. Khoảng 20% nguồn vốn của IDA được
cung cấp dưới dạng viện trợ không hoàn lại, phần còn lại dưới hình thức vốn vay
không có lãi suất hoặc tín dụng dài hạn với lãi suất rất thấp.
Bảng 1. Điều kiện cho vay của IDA
Thời gian đáo


Thời gian ân

hạn (năm)

hạn (năm)

Nền kinh tế
nhỏ (Small

2% từ năm thứ
40

10

economy)
Thành viên
chính thức

Lãi suất (%/năm)

11 đến năm thứ 21 đến năm thứ
20

38

6

hợp (Blend)


30

5

40

3,125% từ năm thứ 7 đến năm
thứ 38

(Regular)
Quốc gia hỗn

4% từ năm thứ

3,3% từ năm

6,8% từ năm

thứ 6 đến năm

thứ 26 đến năm

thứ 25
Nguồn: Hiệp hội Phát triển Quốc tế

thứ 30

Các khoản tín dụng của IDA có thời gian đáo hạn kéo dài từ 30 đến 40 năm,
thời gian ân hạn từ 5 đến 10 năm phụ thuộc vào đối tượng đi vay. Lãi suất cho các
khoản vay chỉ giao động từ 2%/năm đến 4%/năm cho các quốc gia có nền kinh tế nhỏ

và các quốc gia là thành viên chính thức của IDA. Đối với các quốc gia không thuộc
điều kiện cho vay ưu đãi hoặc các quốc gia có GNI bình quân đầu người vượt qua mức
cắt giảm hoạt động của IDA trong vòng hai năm liên tiếp mà vẫn có nhu cầu vay, IDA
sẽ đưa ra các khoản vay có thời gian cho vay và thời gian ân hạn ngắn hơn, lãi suất cao
hơn, từ 3,3%/năm đến 6,8%/năm. Chỗ này là đọc bảng ra thôi, nếu k đủ thời gian thì c
nói sơ sơ là thời gian đáo hạn dài (có thể đến 40 năm), thời gian ân hạn cũng dài (có
thể lên đến 10 năm), lãi suất thấp (thấp nhất có thể là 2%)


Các quốc gia đang phát triển có thu nhập bình quân đầu người cao hơn, khó có
thể nhận được các khoản vay ưu đãi từ IDA sẽ được IBRD cho vay với lãi suất chỉ cao
hơn lãi suất mà Ngân hàng thế giới đã đi vay một chút. Các khoản vay IBRD có thời
hạn vay tối đa là 30 năm và thời gian ân hạn tối đa là 18 năm. Lãi suất của các khoản
vay IBRD được tính theo LIBOR – lãi suất liên ngân hàng London và được điều chỉnh
6 tháng/lần. Bên vay được chủ động lựa chọn thời hạn vay và thời gian ân hạn. Đối với
mỗi hình thức trả nợ (trả nợ một lần, trả nợ đều trong cá kì, trả nợ tăng dần,…), IBRD
sẽ có các công thức tính toán thời hạn vay và thời gian ân hạn cụ thể trên cơ sở các
quy định chung. Ngoài ra, IBRD cũng cung cấp một số công cụ quản lý rủi ro tỷ giá và
lãi suất trong suốt quá trình thực hiện khoản vay như chuyển đổi đồng tiền, cố định
hoặc thả nổi lãi suất và các hợp đồng tự bảo hiểm lãi suất. Bên vay có thể chủ động lựa
chọn bất kì quyền chọn nào (quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán) để giảm thiểu rủi
ro có thể phát sinh và phải trả phí theo quy định của Ngân hàng Thế giới. Trong năm
2018, IBRD đã cam kết tăng mức cho vay từ 22,6 tỷ USD năm 2017 lên 23 tỷ USD
năm 2018.
Chính phủ của các nước đang phát triển dùng tiền từ các khoản vay ưu đãi để
tiến hành thực hiện các hoạt động, các chương, dự án nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng vật
chất cho nền kinh tế; phát triển nông nghiệp, nông thôn; tạo lập và duy trì sự ổn định
kinh tế vĩ mô; khuyến khích đầu tư tư nhân và cải cách doanh nghiệp nhà nước; cải
cách kinh tế theo hướng tự do, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế; giảm nghèo đói.
(đây là 6 vai trò này)

2.1. Cải thiện cơ sở hạ tầng vật chất cho nền kinh tế
Cơ sở hạ tầng vật chất cho nền kinh tế là toàn bộ những điều kiện vật chất, kỹ
thuật, cơ chế hoạt động, thiết chế xã hội phục vụ cho hoạt động sản xuất và đời sống
con người, được biểu hiện là những tài sản hữu hình như hệ thống đường xá, cầu cống,
bến cảng, hệ thống thủy lợi, các công trình bệnh viện, trường học, bưu chính viễn
thông, lực lượng lao động có tri thức,…
Cải thiện cơ sở hạ tầng vật chất là hoạt động đầu tư phát triển. Hoạt động này
cần đến rất nhiều vốn, nó đóng góp rất nhiều vào tổng đầu tư của cả nền kinh tế. Việc
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng càng nhiều, cơ sở hạ tầng càng được cải thiện làm cho
đầu tư của nền kinh tế càng tăng. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng cũng là một trong những
nhân tố quan trọng nhất quyết định đến khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà
chủ yếu là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Thực tế cho thấy, quyết định đầu tư


của nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện về đường xá, giao
thông vận tải, thông tin liên lạc, điện,… của quốc gia nhận đầu tư. Các quốc gia có cơ
sở hạ tầng phát triển không những có thể tiếp thu chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mà
còn thu hút được nhiều vốn, làm tăng tổng đầu tư. Theo phương pháp chi tiêu, khi đầu
tư của một quốc gia tăng, GDP của quốc gia đó cũng tăng, tức quốc gia đó sẽ có tăng
trưởng kinh tế.
Bên cạnh việc tác động đến tổng vốn đầu tư của nền kinh tế, cải thiện cơ sở hạ
tầng còn là nền tảng để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Ví dụ một quốc gia có nền kinh
tế được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị, kĩ thuật, công nghệ sẽ có lợi thế cạnh tranh
trong việc sản xuất hàng hóa so với các quốc gia khác hay một hệ thống giao thông
thuận lợi sẽ làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển hàng hóa. Điều này làm cho xuất
khẩu hàng hóa tăng lên, làm tăng GDP và tạo đà tăng trưởng kinh tế cho quốc gia đó.
Các công trình cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời
sống nhân dân, đặc biệt là nhân dân ở những vùng sâu vùng xa với điều kiện hết sức
khó khăn như không có điện, không có nước sạch, không có nhà cửa, trường học
khang trang, đường xá, cầu cống, cơ sở y tế chưa được xây dựng. Với những công

trình điện, đường, trường, trạm, người dân có điều kiện giao lưu, trao đổi, buôn bán
hàng hóa với các địa phương khác, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần từ đó khuyến
khích người dân hang say làm việc, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
Ở các nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chính phủ cũng không
có đủ ngân sách để đầu tư xây dựng các công trình mới. Theo thống kê của Ngân hàng
thế giới, hiện nay có khoảng 1,06 tỷ người sống thiếu điện, 4,5 tỷ người không thể tiếp
cận được hệ thống chăm sóc sức khỏe và 2,1 tỷ người không có nước sạch để sinh
hoạt. Hơn 300 nghìn trẻ em dưới năm tuổi đã chết vì bệnh tiêu chảy trong năm 2016.
Các cảng, sân bay và hệ thống giao thông đường bộ tắc nghẽn là lực cản lớn đối với
tăng trưởng và thương mại của các nước đang phát triển.
.

Ngân hàng Thế giới từ khi được thành lập, với vai trò giúp đỡ các quốc gia

đang phát triển đã đầu tư 2557 dự án về cơ sở hạ tầng và dịch vụ nông thôn và 1531 dự
án về dịch vụ hạ tầng phát triển khu vực tư nhân. Các dự án này đã cung cấp các dịch
vụ công cộng liên quan đến nước sinh hoạt, vệ sinh, năng lượng, giao thông, viễn
thông, y tế và giáo dục.


Về lĩnh vực giao thông vận tải, một dự án tiêu biểu của Ngân hàng Thế giới tại
Yemen là dự án Hành lang cao tốc nối hai vùng Aden và Taiz, thời gian thực hiện từ
tháng 2 năm 2014 đến tháng 1 năm 2017 với mức trợ cấp từ IDA là 133.54 triệu USD.
Dự án đã kết nối và cải thiện an toàn giao thông trên hành lang giao thông giữa hai
vùng Aden và Taiz, giúp giảm chi phí và thời gian đi lại di chuyển từ Aden tới Taiz và
ngược lại.
Về lĩnh vực năng lượng, dự án Phát triển năng lượng tái tạo tại Uganda dưới sự
giám sát của IDA có tổng vốn 160 triệu USD bắt đầu từ tháng 3 năm 2014, kết thúc
vào tháng 1 năm 2017 đã tăng cường năng lực sản xuất điện của Uganda thông qua các
nhà sản xuất điện nhỏ dựa trên năng lượng tái tạo, là tiềm năng cho việc sản xuât

nguồn năng lượng thân thiện với môi trường trong tương lai.
2.2.

Phát triển nông nghiệp

Nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả những ngành sản xuất có đối
tượng tác động là những cây trồng, vật nuôi gắn liền tất yếu với tự nhiên, có thời gian
sản xuất bằng thời gian lao động cộng với thời gian phát triển của cây trồng, vật nuôi
dưới sự tác động của điều kiện tự nhiên. Trong lịch sử phát triển thế giới, hầu hết các
quốc gia đều đi lên từ nông nghiệp. Quá trình công nghiệp hóa cho thấy rằng mặc dù
khối lượng, chủng loại và chất lượng nông sản làm ra không ngừng tăng nhưng tỷ
trọng của nông nghiệp đóng góp trong GDP của nền kinh tế không ngừng giảm đi. Tại
các nước phát triển, nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế, chỉ
còn khoảng 2% đến 5% trong GDP. Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều nước đang phát
triển, nông nghiệp còn lạc hậu và còn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế, các nước
này đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho công
nghiệp.
Nông nghiệp có vai trò quan trọng và to lớn đối với tăng trưởng của một quốc
gia, được thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, nông nghiệp cung cấp nông sản cho hoạt động xuất khẩu, thu ngoại
tệ, tạo vốn để mua sắm máy móc, thiết bị, vật tư thiết yếu cho công nghiệp hóa. Các
nước đang phát triển có nhu cầu rất lớn về ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, vật tư,
thiết bị, nguyên liệu mà trong nước không hoặc chưa sản xuất được. Một phần nhu cầu
ngoại tệ đó có được thông qua xuất khẩu nông sản. Lịch sử phát triển đã cho thấy
nhiều quốc gia thực hiện tích lũy tư bản cho công nghiệp hóa từ xuất khẩu nông sản.


Thứ hai, phát triển nông nghiệp giúp hạn chế nhập khẩu lương thực, thực phẩm.
Nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm, đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia. Trong điều kiện kinh tế mở, hội nhập sâu rộng, việc thiếu hụt lương thực có

thể được khắc phục thông qua nhập khẩu.Tuy nhiên, việc nhập khẩu này thường gặp
trở ngại từ khan hiếm ngoại tệ, chi phí cao và yêu cầu sự phụ thuộc vào nước ngoài.
Hơn thế nữa, khác với việc nhập khẩu máy móc thiết bị, thực phẩm là hàng hóa để tiêu
dùng chứ không làm gia tăng vốn cho nền kinh tế và không được khấu hao trong tương
lai. Vì vậy, nhập khẩu lương thực có mối quan hệ tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế,
phát triển nông nghiệp, sản xuất được nhiều nông sản mới là đòn bẩy cho tăng trưởng.
Thứ ba, nông nghiệp cung cấp các cơ hội đầu tư cho khu vực tư nhân và tạo
động lực phát triển các ngành công nghiệp liên quan tới nông nghiệp, bao gồm cả công
nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản (phục vụ đầu ra cho nông nghiệp) và cả công
nghiệp hóa chất, cơ khí (phục vụ đầu vào của nông nghiệp). Theo báo cáo của Ngân
hàng Thế giới, trong các nước đang phát triển, nông nghiệp đóng góp 29% GDP và
giải quyết việc làm cho 65% lực lượng lao động xã hội. Không những thế, các ngành
công nghiệp và dịch vụ gắn kết với nông nghiệp trong chuỗi giá trị thường chiếm hơn
30% GDP.
Hoạt động của Ngân hàng Thế giới trong phát triển nông thôn ở các nước đang
phát triển chủ yếu tập trung vào năm lĩnh vực: nâng cao năng suất; giúp nông dân tiếp
cận thị trường; giảm thiểu rủi ro, tình trạng dễ bị tổn thương và và bất bình đẳng; cải
thiện thu nhập bên ngoài nông trường; và phát triển nông nghiệp bền vững hơn với
môi trường.
Từ năm 2000 đến nay, Ngân hàng thế giới đã tài trợ khoảng 1 tỷ USD cho 21
dự án tại 11 quốc gia Mỹ Latinh để giúp đỡ các quốc gia này tăng năng suất, hội nhập
thị trường, từ đó làm tăng thu nhập của nông dân thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu
nông sản. Tiêu biểu là ở Colombia và Bolivia, mức tăng thu nhập ròng trung bình của
nông dân là 30% khi có các dự án đầu tư vào nông nghiệp của Ngân hàng thế giới.
Ở Madagascar, Ngân hàng Thế giới đã triển khai một dự án nhằm giúp người
nông dân trồng cacao tăng giá trị xuất khẩu của họ thông qua việc nâng cao chất lượng
của cacao từ chất lượng tiêu chuẩn sang chất lượng cao. Chất lượng cacao tốt hơn
không chỉ khiến cho giá bán cao hơn mà còn ngăn ngừa được những rủi ro, tổ thất sau
kì thu hoạch.



Tại Việt Nam, Ngân hàng Thế giới đã thiết lập Dự án cạnh tranh nông nghiệp,
bắt đầu vào năm 2008, kết thúc vào năm 2014 với mức cam kết hỗ trợ từ IDA là 59,8
triệu USD. Mục tiêu của dự án này là tăng cường năng lực cạnh tranh của nông dân
sản xuất nhỏ, tập trung vào 8 tỉnh ở miền trung Việt Nam, phối hợp với khu vực kinh
doanh nông nghiệp. Kết quả là đã có hơn 93.400 nông dân được đào tạo về kỹ thuật
canh tác hiện đại, thúc đẩy việc thành lập các tổ chức nông dân liên kết với các doanh
nghiệp nông nghiệp và cung cấp cơ sở hạ tầng công cộng quan trọng. Do đó, các nhà
sản xuất đã thấy giá trị doanh số của họ tăng gần 20%.
2.3.

Tạo lập và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô

Ổn định kinh tế vĩ mô theo định hướng của thế giới là giảm thiểu những biến
động trong ngắn hạn của các chỉ số kinh tế mang tầm vĩ mô như tỷ giá, GDP, tỷ lệ thất
nghiệp,... Định nghĩa này dựa vào định nghĩa kinh tế vĩ mô là nền kinh tế của cả một
quốc gia và sức khỏe của nền kinh tế đó được đo lường bằng các chỉ tiêu trên. Mục
tiêu của ổn định kinh tế vĩ mô là tạo điều kiện để thúc đẩy đầu tư làm cải thiện tăng
trưởng trong dài hạn.
Trong phát triển kinh tế thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô có ý nghĩa và vai trò
quan trọng trên nhiều phương diện, đặc biệt là mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với tăng
trưởng kinh tế. Có ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị
đồng tiền mới tạo điều kiện thuận lợi để duy trì trật tự và thúc đẩy đầu tư, sản xuất
kinh doanh, tiêu dùng, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trong những năm vừa qua, nhận thấy tầm quan trọng của việc ổn định kinh tế
vĩ mô là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước đang phát
triển, Ngân hàng thế giới đã tích cực triển khai các dự án về tạo lập và ổn định kinh tế
vĩ mô. Ngân hàng thế giới đã thực hiện các dự án cho vay tín dụng để các nước sử
dụng, đồng thời cử các nhân viên sang hỗ trợ kỹ thuật và giám sát việc sử dụng nguồn
vốn một cách hiệu quả.

Dự án tại Myanmar: Ổn định kinh tế vĩ mô và khả năng phục hồi tài chính, bắt
đầu từ tháng 8 năm 2017 kéo dài đến tháng 6 năm 2019, là một trong những dự án
điển hình thể hiện vai trò tạo lập và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô các nước đang phát


triển của Ngân hàng thế giới. Cụ thể trong dự án này, Ngân hàng thế giới đã cung cấp
khoản tín dụng trị giá khoảng 200 triệu USD thuộc quỹ tín dụng của IDA với hai trụ
cột chính của dự án là ổn định kinh tế vĩ mô bền vững; và tăng cường khả năng phục
hồi tài chính.
Là một nền kinh tế mở cửa nhanh chóng, Myanmar phải đối mặt với những
thách thức mới để duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô. Để có thể đạt được mục tiêu đó, dự
án của WB tập trung vào quản lý thận trọng nợ công, hạn chế thâm hụt ngân sách và
thắt chặt quản lý tài chính của các doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, Ngân hàng
thế giới còn tập trung vào quản lý thận trọng nợ công, hạn chế thâm hụt ngân sách và
thắt chặt quản lý tài chính của các doanh nghiệp nhà nước
Theo báo cáo của WB cho biết, nền kinh tế Myanmar đã diễn biến khả quan
hơn trong năm tài khóa 2017 – 2018 mặc dù bất ổn trong nước và trên thế giới đang
gia tăng và phần nào bù đắp được xu hướng tăng trưởng chậm trong tài khóa 2016 –
2017. Theo ước tính, Myanmar đã đạt được xu hướng gia tăng về thu nhập quốc gia,
lạm phát thấp hơn trong khi cán cân đối ngoại và cán cân tài chính có dấu hiệu cải
thiện. GDP tăng từ 63.256 tỷ USD năm 2016 lên 67.069 tỷ USD năm 2017, tăng
6,759%. Thâm hụt tài khoản vãng lai giảm từ 5,5% GDP (3,5 tỷ USD) trong 20162017 đến 2,6%GDP (1,7 tỷ đô la Mỹ) trong năm 2017-2018 và dự kiến sẽ thu hẹp hơn
nữa trong năm 2018-2019. Thâm hụt thương mại đã thu hẹp từ 8,5% GDP năm 20162017 xuống còn 5,7% GDP trong năm 2017-2018. Bên cạnh đó, đồng nội tệ của
Myanmar (Kyat) tăng nhẹ trong suốt năm tài khóa 2017 – 2018 nhờ gia tăng xuất khẩu
và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kết quả này cho thấy dự án hỗ trợ của Ngân
hàng thế giới đang mang lại tính hiệu quả, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô tại
Myanmar.
2.4.

Khuyến khích đầu tư tư nhân và đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước


Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân là hai trong ba trụ cột quan
trọng nhất quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Đối với các nước
đang phát triển, doanh nghiệp nhà nước vẫn là lực lượng vật chất có tiềm lực mạnh về
tài chính, nắm giữ tài nguyên, đất đai thương hiệu, lực lượng cán bộ, có đội ngũ cán bộ
khoa học, kỹ thuật, quản lý hùng hậu. Ngày nay doanh nghiệp nhà nước chuyển dịch


theo hướng chỉ tập trung vào những ngành nghề then chốt của nền kinh tế hoặc khu
vực mà doanh nghiệp không đầu tư. Những doanh nghiệp nhà nước được tiếp tục phát
triển là những doanh nghiệp có quy mô lớn, tính chất chuyên môn cao, hoạt động
trong những lĩnh vực mà xã hội có nhu cầu lớn để thực sự là lực lượng nòng cốt thực
hiện những cân đối lớn trong nền kinh tế. Còn đối với doang nghiệp tư nhân, đây là
khu vực doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển sức sản xuất, phát
huy nội lực trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, phát
huy nội lực trong phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách, đồng thời tham gia
giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo. Chính
vì thế, thông qua những chính sách và dự án của mình, ngân hàng thế giới đã và đang
góp phần thúc đẩy đầu tư tư nhân và đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước của
các nước đang phát triển.
Về đầu tư tư nhân, các hoạt động của ngân hàng thế giới tạo điều kiện rất lớn
cho đầu tư tư nhân. Ngân hàng thế giới phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đa phương
khác như IMF, WTO để hỗ trợ khu vực tư nhân một cách tốt nhất; cung cấp nhiều
kênh và công cụ để khuyến khích khu vực tư nhân tìm kiếm cơ hội và tham gia vào
các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, Ngân hàng thế giới cũng chủ động giúp tạo thị
trường bằng cách xác định cơ hội mới và nhu cầu chưa được đáp ứng, chia sẻ thông tin
này với cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu và giúp các chính phủ xây dựng môi trường
mở cửa cho đầu tư khu vực tư nhân bằng thông qua sử dụng các công cụ đánh giá để
hiểu nhu cầu và rủi ro tại các quốc gia đang phát triển. Ngân hàng thế giới cũng cung
cấp các công cụ tăng cường tín dụng, bảo hiểm rủi ro chính trị, bảo đảm thanh toán và

cho vay, mở ra cơ hội tốt hơn cho khu vực đầu tư tư nhân.
Về các doanh nghiệp nhà nước, thông qua hoạt động tại các thị trường mới nổi
và hay trong môi trường rủi ro cao, bị ảnh hưởng bởi xung đột, ngân hàng thế giới đã
xây dựng chuyên môn quản lý rủi ro để giúp các chính phủ cải cách và tạo cơ hội kinh
doanh. Đồng thời, ngân hàng thế giới cũng tập trung vào việc hỗ trợ giải quyết các khó
khăn giữa doanh nghiệp nhà nước với chính phủ như sự can thiệp của chính phủ vào
các quyết định điều hành, về độc quyền hay quản lý không hiệu quả để tận dụng các
nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước hiệu quả, thu được lợi ích cao nhất.


Một ví dụ cho vai trò này của ngân hàng thế giới đó là dự án tại Fiji bắt đầu vào
tháng 4 năm 2018, kết thúc vào tháng 6 năm 2019 với một trong hai trụ cột chính là
tăng cường tính bền vững tài khoá trung hạn trong khi tiến hành cải cách cơ cấu để cải
thiện môi trường kinh doanh. Dự án đề xuất 15 triệu đô la Mỹ, với nguồn vốn vay từ
IBRD, có sự tham gia của cả Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển châu ADB.
Theo đó 2 ngân hàng hỗ trợ chính phủ trong quá trình đơn giản hoá hệ thống thuế để
tuân thủ và tăng trưởng của khu vực đầu tư tư nhân và tăng cường khung giám sát các
rủi ro tài chính liên quan đến khu vực doanh nghiệp nhà nước.
2.5.

Khuyến khích đẩy mạnh kinh tế theo hướng tự do mở cửa và hội nhập kinh
tế quốc tế

Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, các nước đang phát triển ngày càng vươn
mình mạnh mẽ để có thể hội nhập kinh tế với toàn thế giới. Không thể phủ nhận vai trò
then chốt của hội nhập kinh tế tác động đến tăng trưởng kinh tế của tất cả các quốc gia
nói chung và các quốc gia đang phát triển nói riêng. Có thể lấy luôn Việt Nam làm ví
dụ điển hình: Nếu như tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 1986-1990 chỉ đạt
4,4%/năm thì bình quân thời kỳ 1991-2011 đạt 7,34%/năm. Đặc biệt, sau khi gia nhập
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao, trong

năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,48%. Đến nay, hội nhập kinh tế quốc tế sâu
rộng đã giúp Việt Nam khai thác và mở rộng thị trường ra nước ngoài. Việt Nam đã
chủ động tham gia vào các tổ chức kinh tế lớn. Việc gia nhập WTO vào năm 2007 đã
mở ra quan hệ thương mại bình đẳng giữa Việt Nam với 150 quốc gia và vùng lãnh
thổ. Việt Nam đã tham gia vào ba chuỗi giá trị có vai trò ngày càng quan trọng đối với
nền kinh tế toàn cầu, đó là: Chuỗi giá trị lương thực và an ninh lương thực; Chuỗi giá
trị năng lượng và an ninh năng lượng; Chuỗi giá trị hàng dệt may và da giày. Đến năm
2015, quy mô nền kinh tế đạt khoảng 204 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt
gần 2.300 USD/người/năm thì năm 2017, quy mô nền kinh tế đạt khoảng 216 tỷ USD,
thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.306 USD/người/năm.
Nhóm Ngân hàng thế giới có 70 năm kinh nghiệm làm việc với các chính phủ
và khu vực tư nhân trên toàn thế giới. Đồng thời Ngân hàng thế giới có mối quan hệ
lâu dài ở 189 quốc gia có văn phòng tại 140 quốc gia, mỗi nhân viên quốc tế đều


chuyên môn sâu rộng giữa các khu vực và các lĩnh vực khác nhau. Chính vì thế, ngân
hàng thế giới có thể coi là cầu nối để các nước đang phát triển tiếp cận nhiều cơ hội
hợp tác hơn.
Ngoài những mối quan hệ nền tảng đã có, ngân hàng thế giới luôn xây dựng
thêm các mối quan hệ mới để thúc đẩy mục tiêu chung. Cụ thể, Ngân hàng thế giới
hình thành liên minh với các CEO và các nhóm kinh doanh toàn cầu để cùng nhau thúc
đẩy phát triển. Bên cạnh đó, Ngân hàng thế giới cũng liên kết với diễn đàn kinh tế thế
giới và tham gia các nền tảng công cộng và tư nhân để thúc đẩy sự thay đổi.
Cũng trong chính dự án tại Fiji ở trên , ngoài thúc đẩy đầu tư tư nhân và cải
cách doanh nghiệp nhà nước, dự án này cũng tập trung vào việc gỡ bỏ những trở ngại
đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI bằng cách bắt đầu áp dụng luật trọng tài ở
nước này để công nhận và thi hành phán quyết trọng tài ở nước ngoài và cải thiện môi
trường kinh doanh bằng cách giảm chi phí xử lý giấy phép xây dựng.
Đối với chính Việt Nam, Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ cho quá trình hội nhập
kinh tế thế giới để mở rộng mặt hàng xuất khẩu sử dụng nhiều lao động bằng cách: đề

nghị chính phủ xoá bỏ các hạn chế định lượng về nhập khẩu đối với một số nhóm sản
phẩm sữa; giảm thuế cho các mặt hàng nhập khẩu trong khối ASEAN cùng với lộ trình
AFTA hàng năm; mở rộng sự tham gia của tư nhân vào xuất khẩu bằng cách đề nghị
tăng tỉ lệ hạn ngạch xuất khẩu may mặc được đấu giá và thông qua tự do xuất khẩu
gạo. Ngân hàng Thế giới tiến hành phân tích về xuất khẩu Việt Nam, thách thức và cơ
hội, phân tích này đánh giá những chính sách đưa ra để nâng cao sự cạnh tranh của
Việt Nam. Ngân hàng Thế giới còn hỗ trợ toàn diện về nghiên cứu phân tích cho Chính
phủ, thiết lập và thực hiện một lộ trình hội nhập WTO với danh mục những biện pháp
chính sách cụ thể kèm theo những đánh giá hậu quả của việc lựa chọn những chính
sách và biện pháp khác nhau, hỗ trợ về thể chế cho các cơ quan của Việt Nam đang
chuẩn bị cho lộ trình cải cách chính sách, dọn đường cho việc gia nhập WTO. Những
hoạt động trên góp phần khuyến khích sự cải cách của Việt Nam theo xu hướng đó:
phạm vi hạn chế định lượng đối với hàng hoá nhập khẩu đã giảm từ 20% lượng nhập
và 22% sản lượng vào đầu năm 2003 xuống còn 13% và 4% cuối năm 2003, thuế bình
quân đối với mặt hàng xuất nhập khẩu từ các nước ASEAN giảm xuống còn 11%, hạn


ngạch xuất khẩu đối với hàng may mặc sang châu âu đã được đấu giá một phần đã
tăng cường sự tham gia của tư nhân vào xuất khẩu hàng may mặc
2.6.

Hỗ trợ giảm nghèo
Nghèo đói có mối liên hệ mật thiết đối với tăng trưởng kinh tế của một

nước, nhất là các nước đang và kém phát triển. Nghèo đói có thể ngăn cản tăng trưởng
kinh tế. Vì người nghèo có năng suất lao động thấp do sức khỏe kém và kỹ năng lao
động bất cập sẽ làm xói mòn năng lực sản xuất của nền kinh tế. Nghèo đói cũng làm
suy giảm năng lực tiết kiệm và đầu tư, làm cho tăng trưởng kinh tế bị triệt tiêu
dần.Thêm vào đó, những đòi hỏi khắt khe về tài sản thế chấp cũng ngăn cản người
nghèo tiếp cận với các khoản vay trên thị trường tín dụng. Hệ quả tất yếu: người nghèo

ít có khả năng khai thác những cơ hội tích lũy vốn vật chất và vốn có người. Điều này
làm giảm tốc độ tăng trưởng của thu nhập, và hệ quả có thể là nghèo đói gia tăng.
Ngược lại việc giảm nghèo rất có lợi cho tăng trưởng kinh tế: Khi mức nghèo tuyệt đối
giảm đáng kể thì song song đó, chúng ta thường chứng kiến mức tăng trưởng kinh tế
cao, bởi vì phần lớn những chính sách tăng thu nhập của người nghèo một cách hiệu
quả như đầu tư vào giáo dục tiểu học hạ tầng nông thôn, chăm sóc sức khỏe và nâng
cao dinh dưỡng cũng là các chính sách gia tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế.
Hoạt động hỗ trợ giảm nghèo của ngân hàng thế giới tại các nước đang
phát triển khá là đa dạng, phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu thực tế tại các quốc gia.
Các hoạt động bao gồm giảm khoảng cách về trình độ phát triển của các vùng bị tụt
hâu, đáp ứng nhu cầu cho những người nghèo ở đô thị, nâng cao đời sống cho các dân
tộc thiểu số, các hoạt động bình đẳng giới, cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản với chi phí
hợp lý cho người nghèo, nâng cao tính bền vững của môi trường, ...
Trung Quốc mặc dù là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển
nhanh nhất thế giới, với GDP chỉ đứng sau Mỹ nhưng đây vẫn là quốc gia đang phát
triển và được nhận khá nhiều các dự án hỗ trợ từ phía ngân hàng thế giới. Một trong số
đó là dự án giảm nghèo theo chương trình giảm nghèo của Quảng Tây có hiệu lực từ
tháng 6 năm 2018, kéo dài đến hết năm 2021 với tổng giá trị là 400 triệu đô la Mỹ, với
nguồn vốn vay từ IBRD. Mục tiêu của dự án này là tăng cường hoạt động và đảm bảo
chương trình giảm nghèo hoạt động hiệu quả. Cụ thể hơn, thông qua các cuộc điều tra


dân số , dự án sẽ theo dõi các đặc điểm của người nghèo và các nguyên nhân chính dẫn
đến nghèo đói. Nó cung cấp thông tin quan trọng từ các đánh giá hàng năm về việc các
hộ gia đình hoặc làng đã thoát nghèo, có nguy cơ rơi vào tình trạng nghèo đói, hoặc
đối mặt với những thách thức thoát khỏi nghèo đói. Do đó, nó đóng một vai trò quan
trọng trong cả việc xác định người nghèo còn lại và giám sát các chương trình xóa đói
giảm nghèo.
Gần đây nhất, vào ngày 17 tháng 4 năm 2018, Hiệp hội Phát triển quốc tế IDA
đã phát hành trái phiếu loại AAA kỳ hạn 5 năm. Đợt phát hành trái phiếu này cho phép

IDA huy động vốn để có thể giải quyết được một số thách thức lớn nhất của thế giới và
giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo. Tổ chức này chuyên cung cấp các khoản
vay ưu đãi cho các nước nghèo nhất, đặc biệt phục vụ các dự án phát triển bền vững.
Trong lần phát hành trái phiếu này, ban đầu IDA dự định huy động khoảng 300 triệu
USD, song con số thực tế gấp gần 5 lần cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư đối
với hoạt động của IDA và hoạt động giảm nghèo của các nước đang phát triển nói
riêng.



×