Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

tiểu luận quản trị tài chính chính sách chia cổ tức của vinamilk từ năm 2015 đến tháng 08 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.76 KB, 23 trang )

Phần mở đầu
Một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt phải có một bộ phận quản trị tài chính
tốt. Tất cả các hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của
doanh nghiệp, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy
hoặc kìm hãm quá trình kinh doanh. Với một doanh nghiệp hay bất kì tổ chức kinh
doanh dù lớn hay nhỏ khi hoạt động đều mong muốn làm sao tối đa hóa giá trị
doanh nghiệp và đạt được mục tiêu đề ra.
Một yếu tố góp phần không nhỏ đến tình hình tài chính của công ty là chính
sách chi trả cổ tức. Chính sách cổ tức là vấn đề quan trọng trong quản lý tài chính
với mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa giá trị công ty. Nhận thấy được tầm quan trọng
của vấn đề nên nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Chính sách chia cổ tức
của Vinamilk từ năm 2015 đến tháng 08/2017”. Từ đó, chúng em phân tích, đánh
giá tác động của chính sách cổ tức đến giá trị của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu đo
lường phù hợp, đưa ra một số biện pháp cho công ty nói riêng và các doanh nghiệp
nói chung thực hiện chính sách cổ tức tối ưu.
Vì kiến thức còn nhiều thiếu sót, chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng
góp nhằm nâng cao chất lượng tiểu luận được tốt hơn. Chúng em xin chân thành
cảm ơn!

1


Phần nội dung
1. Giới thiệu chung về Vinamilk
Vinamilk là thương hiệu mà đông đảo người Việt tin dùng, có độ phủ sóng trên
toàn quốc. Vinamilk chính là tên gọi, tên viết tắt của Công ty cổ phần Sữa Việt
Nam. Đây là công ty chuyên sản xuất kinh doanh sữa, các sản phẩm từ sữa, thiết bị
máy móc liên quan tới sữa ở Việt Nam.
Tính từ thời điểm thành lập cho đến tháng 09/2016, sau hơn 40 năm ra mắt,
Vinamilk đã chiếm 55% thị phần sữa nước, 85% thị phần sữa chua, 80% thị phần
sữa đặc, 40% thị phần sữa bột và với 212.000 điểm bán lẻ và 575 cửa hàng phân


phối trực tiếp. Sản phẩm của Vinamilk cũng có mặt ở gần 1.500 siêu thị lớn nhỏ và
gần 600 cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc. Đến nay, các sản phẩm của Vinamilk đã
được xuất khẩu đi 43 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những quốc gia yêu
cầu rất cao về chất lượng trong sản phẩm dinh dưỡng như Nhật, Canada, Mỹ, Úc....
Những con số này dự kiến sẽ còn tăng trong tương lai sắp tới.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1 Giai đoạn bao cấp (1976 – 1986)
Ngày 20/08/1976, Vinamilk được thành lập với tên gọi “Công ty Sữa – Cà phê
miền Nam”, tiếp quản 3 nhà máy cũ là: Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là Nhà
máy Foremost), Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là Nhà máy Cosuvina) và Nhà
máy sữa bột Dielac (tiền thân là Nhà máy Sữa bột Nestle’).
Năm 1982, “Công ty Sữa – Cà phê miền Nam” được đổi tên thành “Xí nghiệp
Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I”, được chuyển giao về Bộ Công nghiệp Thực
phẩm. Thời điểm này, xí nghiệp có thêm hai nhà máy trực thuộc là Nhà máy Bánh
kẹo Lubico và Nhà máy Bột dinh dưỡng Bích Chi.

2


1.1.2 Giai đoạn đổi mới (1986 – 2003)
Tên gọi Công ty sữa Việt Nam, gọi tắt là Vinamilk, chính thức có từ tháng
03/1992. Công ty dưới quyền quản lý của Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất và
chế biến sữa, các sản phẩm từ sữa.
Năm 1994, Vinamilk có thêm nhà máy mới ở Hà Nội, nâng tổng số nhà máy
lên con số 4 nhằm chiếm lĩnh thị trường miền Bắc.
Năm 1996, Vinamilk liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn,
tiến tới thành lập Xí nghiệp Liên doanh Sữa Bình Định nhằm thâm nhập vào thị
trường miền Nam.
Năm 2000 xây dựng nhà máy sữa ở Cần Thơ cùng Xí nghiệp Kho vận ở
Thành phố Hồ Chí Minh.

1.1.3 Giai đoạn cổ phần hóa và mở rộng quy mô (2003 – nay)
Năm 2003, Công ty sữa Việt Nam chuyển thành Công ty Cổ phần sữa Việt
Nam, niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán với mã cổ phiếu là VNM.
Năm 2004, Vinamilk mua lại Công ty Cổ phần Sữa Sài Gòn.
Năm 2005, Vinamilk mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh tại Nhà
máy sữa Bình Định, mở cửa Nhà máy Sữa Nghệ An. Tháng 08/2005 công ty liên
doanh thành lập Công ty TNHH Liên Doanh SABMiller Việt Nam, tung ra thị
trường thương hiệu Zorok vào giữa năm 2007.
Năm 2007, Vinamilk mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn,
tiếp tục có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Thanh Hóa vào tháng 07.
Năm 2009, công ty tiếp tục phát triển 135.000 đại lý phân phối cùng 9 nhà
máy, các trang trại nuôi bò sữa ở hai tỉnh Nghệ An và Tuyên Quang
Từ năm 2010 đến 2012, công ty rót vốn 220 triệu USD đầu tư xây dựng nhà
máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương.
Từ năm 2011 đến nay, Vinamilk vẫn không ngừng phát triển, vươn xa ra thị
trường quốc tế. Công ty đẩy mạnh việc mua lại cổ phần của các công ty nước ngoài
3


như Công ty Sữa Miraka (New Zealand), Công ty Vinamilk Europe Spóstka z
Ograniczona Odpowiedzialnoscia (Ba Lan) và Công ty Driftwood (Mỹ), đồng thời
cho xây dựng Nhà máy sữa Angkormilk – nhà máy sữa đầu tiên và duy nhất hiện
nay tại Campuchia. Bên cạnh đó, Vinamilk chính thức ra mắt thương hiệu của mình
tại Myanmar và Thái Lan, mở rộng hoạt động ở khu vực ASEAN.
1.2 Lĩnh vực kinh doanh
Vinamilk cung cấp hơn 250 chủng loại sản phẩm từ sữa với các ngành hàng
chính bao gồm:
• Sữa nước: sữa tươi 100%, sữa tiệt trùng bổ sung vi chất, sữa tiệt trùng, sữa
organic, thức uống cacao lúa mạch với các nhãn hiệu ADM GOLD, Flex,
Super SuSu,…

• Sữa chua: sữa chua ăn, sữa chua uống với các nhãn hiệu SuSu, Probi,
ProBeauty.
• Sữa bột: sữa bột trẻ em Dielac, Alpha, Pedia, Grow Plus, Optimum Gold, bột
ăn dặm dinh dưỡng Ridielac, sữa bột người lớn như Diecerna đặc trị tiểu
đường, SurePrevent, CanxiPro, Mama Gold.
• Sữa đặc: Ngôi Sao Phương Nam và Ông Thọ.
• Nước giải khát: nước trái cây và trà nhãn hiệu Vfresh, nước đóng chai và nước
chanh muối nhãn hiệu Icy.
• Kem và phô mai: kem sữa chua Subo, kem Delight, Twin Cows, Nhóc Kem,
Nhóc Kem Ozé, phô mai Bò Đeo Nơ.
• Sữa đậu nành: sữa đậu nành Vinamilk Canxi, sữa đậu nành Nha đam, sữa đậu
nành GoldSoy.
Ngoài ra, công ty còn có các hoạt động khác như là:
• Chăn nuôi, trồng chọt: các hoạt động chăn nuôi ngoài mục đích chính là cung
cấp sữa tươi – nguyên liệu đầu vào cho quy trình sản xuất các sản phẩm từ sữa
– còn cung cấp giống vật nuôi và kỹ thuật nuôi trồng.
• Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất (trừ hóa
chất có tính độc hại mạnh) và nguyên liệu.
• Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng
hoặc đi thuê.
• Kinh doanh kho, bến bãi, vận tải.
4


• Sản xuất, mua bán rượu, bia, đồ uống không cồn, nước khoáng, thực phẩm chế
biến, chè, cà phê rang-xay-phin-hòa tan (không sản xuất chế biến tại trụ sở).
• Sản xuất và mua bán bao bì, sản phẩm nhựa (không hoạt động tại trụ sở).
• Y tế - Sức khỏe: Phòng khám An Khang được mở tại Thành phố Hồ Chí Minh
vào tháng 06/2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ
thống thông tin điện tử. Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh

dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe.
1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2015 đến tháng 08/2017
1.3.1 Năm 2015
Nhìn chung, tình hình tài chính của công ty vẫn được duy trì lành mạnh, hầu
hết các chỉ số tài chính đều tăng trưởng dương và tốt hơn 2014. Ngoài yếu tố kết
quả hoạt động kinh doanh tốt, công tác quản lý tài chính luôn được chú trọng để
đảm bảo tài chính của Công ty được quản lý một cách chặt chẽ nhất.
Tổng lợi nhuận sau thuế theo các Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của
công ty như sau:
Niên độ

Lợi nhuận sau thuế (VND)

Tốc độ tăng trưởng
(%)

Năm 2015

Năm 2014

(1)

(2)

(3)

(2)/(3)*100% – 100%

Quý 1


1.560.188.028.345

1.394.247.567.859

11,09

Quý 2

2.186.222.022.636

1.576.569.854.559

38,67

Quý 3

2.122.566.492.437

1.723.121.792.874

23.18

Quý 4

1.900.576.208.279

1.729.968.062.631

9.86


Bảng 1. Tốc độ tăng tưởng của lợi nhuận sau thuế các quý năm 2015
(Theo Báo cáo tài chính Hợp nhất các quý năm 2014, 2015)
Kết quả kinh doanh này là do ảnh hưởng của các yếu tố chính sau:
• Doanh thu các quý tăng so với cùng kỳ năm trước: sức mua của người tiêu
dùng về sản phẩm sữa tăng lên và ngành sữa Việt Nam đang trong chu kỳ tăng
trưởng.
5


• Giá sữa nguyên liệu bột sữa nhập khẩu giảm.
• Xuất khẩu phục hồi sau khi bị sụt giảm do tình hình bất ổn tại khu vực Trung
Đông trong năm 2014. Năm 2015, công ty duy trì xuất khẩu đi các thị trường
truyền thống ở Đông Nam Á và Trung Đông, đồng thời tập trung khai phá các
thị trường tiềm năng ở khu vực châu Phi.
• Cạnh tranh trong ngành sữa tiếp tục tăng cao. Để bảo vệ và giữ vững vị trí dẫn
đầu, Công ty cũng đã tăng mạnh chi phí bán hàng. Nhờ đó, Công ty đã tăng
thêm được thị phần ở cả 4 ngành hàng sữa nước, sữa chua uống, sữa bột trẻ
em và sữa đặc có đường.
• Mức thuế suất thuế TNDN của Công ty mẹ giảm so với cùng kỳ năm trước (từ
20% năm 2014 xuống còn 17% trong năm 2015).
1.3.2 Năm 2016
Tổng lợi nhuận sau thuế theo các Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của
công ty như sau:
Niên độ

Lợi nhuận sau thuế (VND)

Tốc độ tăng trưởng
(%)


Năm 2016

Năm 2015

(1)

(2)

(3)

(2)/(3)*100% – 100%

Quý 1

2.161.784.016.578

1.560.188.028.345

38,56

Quý 2

2.824.343.535.354

2.186.222.022.636

29,19

Quý 3


2.549.414.978.533

2.122.566.492.437

20,11

Quý 4

1.828.278.247.025

1.900.576.208.279

-3.80

Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế các quý năm 2016
(Theo Báo cáo tài chính Hợp nhất các quý năm 2015, 2016)
Kết quả kinh doanh này là do ảnh hưởng của các yếu tố chính sau:
• Tổng doanh thu quý 1/2016 tăng 18,2%, quý 2/2016 tăng 18,7%, quý 3/2016
tăng 15,96% so với cùng kỳ năm trước.
• Tỷ trọng và cơ cấu các nhóm sản phẩm bán ra có sự thay đổi, theo hướng tập
trung vào các nhóm ngành hàng có hiệu quả cao hơn.

6


1.3.3 Đến tháng 08/2017
Tổng lợi nhuận sau thuế theo các Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của
công ty như sau:
Niên độ


Lợi nhuận sau thuế (VND)

Tốc độ tăng trưởng
(%)

Năm 2017

Năm 2016

(1)

(2)

(3)

(2)/(3)*100% – 100%

Quý 1

2.935.005.433.958

2.161.784.016.578

35,77

Quý 2

2.916.787.989.694

2.824.343.535.354


3,27

Quý 3

2.714.891.464.326

2.549.414.978.533

6.48

Bảng 3. Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế các quý năm 2017
(Theo Báo cáo tài chính Hợp nhất các quý năm 2015, 2016)
Kết quả kinh doanh này là do ảnh hưởng của các yếu tố chính sau:
• Tổng doanh thu 9 tháng năm 2017 có mức tăng trưởng cao, tăng 10,37% so
với cùng kỳ năm trước.
• Tỷ trọng và cơ cấu các nhóm sản phẩm bán ra tiếp tục có sự thay đổi, theo
hướng tập trung vào các nhóm ngành hàng có giá trị tăng cao, hiệu quả hơn.
• Chi phí hoạt động được thực hiện một cách có hiệu quả, trong đó chi phí bán
hàng và chi phí quản lý giảm về tỷ lệ %/doanh thu so với cùng kỳ.
2. Khái quát chính sách chia cổ tức của Vinamilk từ năm 2015 đến tháng
08/2017
Nhìn chung, Vinamilk lựa chọn áp dụng chính sách thặng dư cổ tức có điều
chỉnh. Lợi nhuận sau thuế của Vinamilk được trích chia cổ tức cho các cổ đông sau
khi được phê duyệt bởi Hội đồng cổ đông tại Đại hội thường niên của công ty và
sau khi đã trích lập các quỹ dự trữ theo Điều lệ của công ty. Cụ thể, lợi nhuận sau
thuế của công ty sẽ được trích 10% cho quỹ khen thưởng, phúc lợi và 10% nữa cho
quỹ đầu tư phát triển, phần còn lại mới được sử dụng để chia cổ tức.
Cổ tức được công bố và chi trả dựa trên số lợi nhuận ước tính đạt được trong
năm. Cổ tức chính thức được công bố và chi trả trong năm kế tiếp từ nguồn lợi

7


nhuận chưa phân phối căn cứ vào sự phê duyệt của Hội đồng cổ đông tại Đại hội
thường niên của công ty. Đối với Vinamilk, việc chi trả cổ tức hàng năm thường
được chia làm 2 đợt và tổng mức chi trả cổ tức bằng tiền từ năm 2015 cho đến
tháng 08/2017 thường được đề xuất tại các cuộc họp thường bằng “tối thiểu 50% lợi
nhuận sau thuế”.
Còn trên thực tế, trong khoảng thời gian nghiên cứu, hoạt động chi trả cổ tức
của Vinamilk thường được diễn ra dưới 2 hình thức. Ngoài việc trả cổ tức bằng tiền
mặt theo như kế hoạch, công ty cũng tiến hành chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và được
công bố rộng rãi bằng các văn bản thông báo của Sở Giao dịch Chứng khoán
TPHCM dưới tên gọi “phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở
hữu”. Mức chia cổ tức bằng tiền và tỷ lệ phát hành cổ phiếu thưởng sẽ tùy thuộc
vào kết quả kinh doanh trong kì của doanh nghiệp.
Cụ thể như sau:
Thời gian
2015

Dự kiến

Thực tế

Trả bằng tiền: tối thiểu 50% Trả bằng tiền: 60% mệnh giá
lợi nhuận sau thuế, trong đó đợt (6.000VND/cổ phiếu), trong đó
1 dự kiến là 2.000VND/cổ đợt 1 là 4.000VND/cổ phiếu.
phiếu.
Trả bằng cổ phiếu: tỷ lệ 20%
(mỗi cổ đông sở hữu 05 cổ
phần tại thời điểm chốt danh

sách cổ đông sẽ nhận được 01
cổ phần phát hành thêm).

2016

Trả bằng tiền: tối thiểu 50% Trả bằng tiền: 60% mệnh giá
lợi nhuận sau thuế, trong đó đợt (6.000VND/cổ phiếu), trong đó
1 dự kiến là 4.000VND/cổ đợt 1 là 4.000VND/cổ phiếu.
phiếu.
Trả bằng cổ phiếu: tỷ lệ 20%
(mỗi cổ đông sở hữu 05 cổ
phần tại thời điểm chốt danh
sách cổ đông sẽ nhận được 01
cổ phần phát hành thêm).

08/2017

Trả bằng cổ phiếu: tỷ lệ 20%
(mỗi cổ đông sở hữu 05 cổ
phần tại thời điểm chốt danh
sách cổ đông sẽ nhận được 01
cổ phần phát hành thêm).

Trả bằng cổ phiếu: tỷ lệ 20%
(mỗi cổ đông sở hữu 05 cổ
phần tại thời điểm chốt danh
sách cổ đông sẽ nhận được 01
cổ phần phát hành thêm).

Trả bằng tiền: tối thiểu 50% Trả bằng tiền: đợt 1 là

lợi nhuận sau thuế.
2.000VND/cổ phiếu.

Bảng 4. Dự kiến và thực tế hoạt động chi trả cổ tức của Vinamilk
8


(Theo Nghị quyết Đại hội đồng Cổ đông các năm 2014 – 2017)
3. Phân tích tác động của chính sách chia cổ tức đến giá cổ phiếu
3.1 Trả cổ tức đợt 1 năm 2015
Ngày công bố: 13/07/2015.
Hình thức chi trả:
• Bằng tiền mặt: tỷ lệ thực hiện 40% mệnh giá (4.000VND/cổ phiếu).
• Bằng cổ phiếu: tỷ lệ 20% (mỗi cổ đông sở hữu 05 cổ phần tại thời điểm
chốt danh sách cổ đông sẽ nhận được 01 cổ phần phát hành thêm).
Ngày giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ): 05/08/2015.
Ngày đăng kí cuối cùng: 07/08/2015.
Ngày chi trả cổ tức:
• Bằng tiền mặt: 04/09/2015.
• Bằng cổ phiếu: 15/09/2015.
Thông tin về giá cổ phiếu của Vinamilk được thể hiện như sau:

Biểu đồ 1. Biến động giá và lượng giao dịch cổ phiếu VNM tháng 07 – 09/2015

9


Thời điểm

Giá cổ phiếu


Lượng giao dịch

(VND/cổ phiếu)

(cổ phiếu)

Ngày công bố

13/07/2015

74.219

336.670

Trước ngày GDKHQ

14/07/2015

74.854

311.610

22/07/2015

75.488

490.550

28/07/2015


76.757

341.670

03/08/2015

75.488

270.000

05/08/2015

75.799

433.800

Ngày đăng kí cuối cùng 07/08/2015

78.957

609.920

Ngày GDKHQ

Trước ngày chi trả

14/08/2015

82.905


471.740

bằng tiền

21/08/2015

79.743

696.170

28/08/2015

79.746

451.290

04/09/2015

77.773

137.720

15/09/2015

76.983

290.770

18/09/2015


77.773

224.860

Ngày chi trả

Sau ngày chi trả

Bảng 5. Chi tiết giá và lượng giao dịch cổ phiếu VNM tháng 07 - 09/2015
(Nguồn: Cổng Thông tin và Dữ liệu Tài chính – Chứng khoán Vietstock)
Nhận xét:
Giữa ngày công bố và ngày GDKHQ cách nhau hơn 1 tháng là bởi trước đó,
Vinamilk đã thông báo ngày đăng ký cuối cùng tạm ứng cổ tức đợt 1/2015 là ngày
07/08/2015. Tuy nhiên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có công văn
về việc nhận đủ tài liệu phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ
sở hữu.
Theo Thông tư 130 của Bộ tài chính, thời điểm dự kiến phát hành không được
quá 45 ngày kể từ ngày UBCKNN có thông báo về việc nhận được đầy đủ tài liệu
báo cáo. Do đó, Hội đồng quản trị quyết định điều chỉnh ngày đăng kí cuối cùng
của đợt 1/2015 đến ngày 07/08/2015.

10


Sau khi có công bố chính thức, giá kết thúc phiên giao dịch theo tuần của
VNM đều cao hơn so với tuần trước, trong khi lượng giao dịch lại giảm. Bởi trong
Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm được công bố vào ngày
31/07/2015, chỉ số EPS bằng 3.376VND/cổ phiếu, thấp hơn mức cổ tức bằng tiền sẽ
nhận được. Do đó, việc nhà đầu tư có nhu cầu mua vào trong khi cổ đông có xu

hướng giữ lại không bán để hưởng cổ tức đã đẩy giá cổ phiếu lên cao.
Tuy nhiên, tại ngày chi trả cổ tức cho cổ đông, giá cổ phiếu của công ty giảm
nhẹ, lượng giao dịch sụt mạnh, đạt mức thấp nhất trong kì (137.720 cổ phiếu tại
ngày 04/09/2015), sau đó lại từ từ tăng lên bởi VNM là một mã cổ phiếu mạnh, luôn
thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.
3.2 Trả cổ tức đợt 2 năm 2015
Ngày công bố: 25/05/2016.
Hình thức chi trả: bằng tiền mặt, tỷ lệ thực hiện 20% mệnh giá (2.000VND/cổ
phiếu).
Ngày GDKHQ: 03/06/2016.
Ngày đăng kí cuối cùng: 06/06/2016.
Ngày chi trả cổ tức: 16/06/2016.
Như vậy, phương án phân phối lợi nhuận năm 2015 như sau:

11


Chỉ tiêu

Giá trị (VND)

Lợi nhuận sau thuế năm 2015

7.773.409.631.243

Phân phối lợi nhuận năm 2015
1. Trích quỹ đầu tư phát triển

(769.488.863.029)


2. Trích quỹ khen thưởng phúc lợi

(768.905.099.077)

3. Chia cổ tức
Đợt 1/2015 (4.000VND/cổ phần)

(4.000.474.416.000
)

Đợt 2/2015 (2.000VND/cổ phần)

(2.401.324.386.000
)

Lợi nhuận còn lại chưa phân phối

2.990.471.187.082

Bảng 6. Phương án phân phối lợi nhuận năm 2015
(Theo Nghị quyết Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016)
Thông tin về giá cổ phiếu được thể hiện bằng bảng biểu sau đây:

Biểu đồ 2. Biến động giá và lượng giao dịch cổ phiếu VNM tháng 06/2016

12


Thời điểm


Giá cổ phiếu

Lượng giao dịch

(VND/cổ phiếu)

(cổ phiếu)

Trước ngày đăng kí

02/06/2016

111.329

365.590

cuối cùng

03/06/2016

111.329

508.090

Ngày đăng kí cuối

06/06/2016

108.926


661.550

13/06/2016

109.727

280.500

14/06/2016

109.727

175.590

15/06/2016

109.727

267.060

Ngày chi trả cổ tức

16/06/2016

109.727

198.930

Sau ngày chi trả


17/06/2016

109.727

208.430

20/06/2016

109.727

276.920

21/06/2016

111.329

609.500

cùng
Trước ngày chi trả

Bảng 7. Chi tiết giá và lương giao dịch cổ phiếu VNM tháng 06/2016
(Nguồn: Cổng Thông tin và Dữ liệu Tài chính – Chứng khoán Vietstock)
Nhận xét:
Sau khi có công bố chính thức, lượng giao dịch của mã cổ phiếu VNM ở mức
cao với giá 111.329VND/cổ phiếu bởi lúc này, các nhà đầu tư cân nhắc giữa việc
nhận cổ tức hay bán lại cổ phiếu để ăn chênh lệch.
Tuy nhiên, đến ngày đăng kí cuối cùng (06/06/2016), mức giá cổ phiếu của
công ty Vinamilk giảm nhẹ xuống còn 108.926 VND/cổ phiếu, đồng thời lượng
giao dịch trên sàn tăng mạnh. Bởi kể từ ngày này trở đi, những ai thông báo mua và

sở hữu cổ phiếu VMN sẽ không được hưởng cổ tức. Số lượng cổ phiếu được giao
dịch tăng khiến cho giá có sự suy giảm.
Tại ngày thanh toán cổ tức 16/06/2016 giá cổ phiếu có xu hướng tăng nhẹ và
cho đến thời điểm ngày 21/06/2016, giá tăng đúng bằng thời điểm trước khi công bố
chi trả cổ tức. Hơn nữa, khối lượng giao dịch cũng tăng gấp đôi so với ngày trước
đó do những tín hiệu lạc quan của nền kinh tế. Cụ thể, chỉ số lạm phát cơ bản trong
13


tháng 6 chỉ ở mức 0,13 (thấp hơn so với hồi tháng 5 là 0,25) khiến cho các nhà đầu
tư có xu hướng mua vào thay vì giữ tiền mặt.
3.3 Trả cổ tức đợt 1 năm 2016
Ngày công bố: 05/08/2016.
Hình thức chi trả:
• Bằng tiền mặt: tỷ lệ thực hiện 40% mệnh giá (4.000VND/cổ phiếu).
• Bằng cổ phiếu: tỷ lệ 20% (mỗi cổ đông sở hữu 05 cổ phần tại thời điểm
chốt danh sách cổ đông sẽ nhận được 01 cổ phần phát hành thêm).
Ngày GDKHQ: 19/08/2016.
Ngày đăng kí cuối cùng: 22/08/21016.
Ngày chi trả cổ tức: 31/08/2016.
Thông tin về giá cổ phiếu của Vinamilk được thể hiện dưới bảng và sơ đồ sau:

Biểu đồ 3. Biến động giá và lượng giao dịch cổ phiếu VNM tháng 08/2016

14


Thời điểm

Giá cổ phiếu

(VND/cổ phiếu)

Lượng giao dịch
(cổ phiếu)

03/08/2016

123.343

660.790

04/08/2016

124.945

1.142.360

Ngày thông báo

05/08/2016

126.547

839.620

Trước ngày GDKHQ

08/08/2016

126.547


657.180

10/08/2016

131.352

1.339.110

18/08/2016

139.362

2.115.570

Ngày GDKHQ

19/08/2016

140.343

3.527.830

Ngày đăng kí cuối cùng

22/08/2016

137.399

1.276.220


Trước ngày chi trả

26/08/2016

143.287

961.360

Ngày chi trả

31/08/2016

153.102

2.108.900

Sau ngày chi trả

01/09/2016

151.139

2.630.100

Trước ngày thông báo

Bảng 8. Chi tiết giá và lượng giao dịch cổ phiếu VNM tháng 08/2016
(Nguồn: Cổng Thông tin và Dữ liệu Tài chính – Chứng khoán Vietstock)
Nhận xét:

Trước khi có thông tin chi trả cổ tức, giá cổ phiếu của công ty sữa Việt Nam
dao động trong khoảng 123.000 – 125.000VND/cổ phiếu. Sau khi có thông báo về
việc chi trả cổ tức, giá cổ phiếu đã tăng lên so với thời gian trước do các nhà đầu tư
có xu hướng mua vào và có giá cao nhất vào ngày 19/08/2016 là 140.343VND/cổ
phiếu. Đồng thời, lượng cổ phiếu được giao dịch cũng tăng mạnh, từ dưới 1 triệu cổ
phiếu lên tới hơn 3 triệu cổ phiếu.
Bắt đầu từ sau ngày GDKHQ, giá cổ phiếu có xu hướng giảm, dao động trong
khoảng 140.000VND/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch sau một khoảng thời gian luôn
tăng cũng giảm xuống.
Tuy nhiên, việc mã cổ phiếu giảm giá cùng số lượng cổ phiếu giao dịch giảm
không kéo dài lâu bởi sau đó giá cổ phiếu được đẩy lên cao hơn so với trước đây,
giữ ổn định ở mức trên 150.000VND/cổ phiếu. Bên cạnh đó, do chính sách chi trả
cổ tức bằng cổ phiếu thưởng không giới hạn quyền chuyển nhượng, khối lượng giao
15


dịch của VNM tăng lên mạnh mẽ. Đỉnh điểm là ngay sau ngày chi trả, số lượng cổ
phiếu VNM được giao dịch trên sàn chứng khoán là 2.630.100 cổ phiếu.
3.4 Trả cổ tức đợt 2 năm 2016
Ngày công bố: 24/04/2017.
Hình thức chi trả: bằng tiền mặt, tỷ lệ thực hiện 20% mệnh giá (2.000VND/cổ
phiếu).
Ngày GDKHQ: 04/05/2017.
Ngày đăng kí cuối cùng: 05/05/2017.
Ngày chi trả cổ tức: 22/05/2017.
Thông tin về giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch của Vinamilk như sau:

Biểu đồ 4. Biến động giá và lượng giao dịch cổ phiếu VNM tháng 04 – 05/2017
Thời điểm


Giá cổ phiếu
(VND/cổ phiếu)

Lượng giao dịch
(cổ phiếu)

20/04/2017

142.208

427.660

21/04/2017

142.011

445.370

24/04/2017

141.324

562.400

26/04/2017

141.226

272.660


27/04/2017

143.778

1.185.660

28/04/2017

145.250

1.414.090

03/05/2017

145.545

879.460

04/05/2017

147.030

999.850

Ngày đăng kí cuối cùng 05/05/2017

145.149

524.400


10/05/2017

142.970

643.400

15/05/2017

142.475

820.620

18/05/2017

144.554

580.440

22/05/2017

148.812

1.210.850

Trước ngày công bố
Ngày công bố

Trước ngày GDKHQ

Ngày GDKHQ


Trước ngày chi trả

Ngày chi trả

16


Sau ngày chi trả

24/05/2017

150.000

702.140

26/05/2017

150.495

427.910

Bảng 9. Chi tiết giá và lượng giao dịch cổ phiếu VNM tháng 04 - 05/2017
(Nguồn: Cổng Thông tin và Dữ liệu Tài chính – Chứng khoán Vietstock)
Nhận xét:
Trước khi có thông tin chi trả cổ tức, giá cổ phiếu của Vinamilk dao động
quanh mức 142.109VND/cổ phiếu.
Sau khi có thông báo về việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% mệnh
giá, giá cổ phiếu đã tăng lên so với thời gian trước. Trong 7 ngày giao dịch kể từ
24/04/2017 đến 04/05/2017, biến động giá là +5.706VND (+4.04%), lượng cổ phiếu

cũng có nhiều thay đổi mạnh. Cổ phiếu có giá cao nhất là 147.030VND tại ngày
04/05/2017. Đó là bởi trong thời gian này, công ty đã công bố Báo cáo tài chính hợp
nhất của quý I/2017 (28/04/2017) với tín hiệu tích cực của chỉ số EPS (đạt mức
1.799VND/cổ phiếu). Do đó, các nhà đầu tư có xu hướng mua vào làm tăng cầu
khiến cho giá cổ phiếu cũng tăng theo.
Kể từ ngày GDKHQ, giá cổ phiếu có xu thế tụt xuống và phải gần sát hạn
thanh toán mới có dấu hiệu tăng lên. Đà tăng của giá vẫn tiếp diễn cho tới sau ngày
chi trả cổ tức, trong khi khối lượng giao dịch lại có thiên hướng giảm do sự thận
trọng của các nhà đầu tư.
3.5 Trả cổ tức đợt 1 năm 2017
Ngày công bố: 04/08/2017.
Hình thức chi trả: bằng tiền mặt, tỷ lệ thực hiện 20%/mệnh giá (2.000VND/
cổ phiếu).
Ngày GDKHQ: 14/08/2017.
Ngày đăng kí cuối cùng: 15/08/2017.
Ngày chi trả cổ tức: 31/08/2017.
Thông tin về giá cổ phiếu của Vinamilk được thể hiện dưới bảng và sơ đồ sau:
17


Biểu đồ 5. Biến động giá và lượng giao dịch cổ phiếu VNM tháng 08/2017
Thời điểm

Giá cổ phiếu
(VND/cổ phiếu)

Lượng giao dịch
(cổ phiếu)

02/08/2017


150.891

1.066.000

03/08/2017

152.475

702.810

Ngày công bố

04/08/2017

152.475

290.860

Trước ngày GDKHQ

07/08/2017

152.178

384.100

09/08/2017

148.515


1.116.820

11/08/2017

150.000

691.600

Ngày GDKHQ

14/08/2017

149.700

927.460

Ngày đăng kí cuối cùng

15/08/2017

148.500

537.150

Trước ngày chi trả

18/08/2017

149.200


355.880

23/08/2017

148.500

403.240

28/08/2017

148.300

323.280

Ngày chi trả

31/08/2017

148.400

591.080

Sau ngày chi trả

05/09/2017

152.600

860.140


07/09/2017

149.500

433.550

Trước ngày công bố

Bảng 10. Chi tiết giá và lượng giao dịch cổ phiếu VNM tháng 08/2017
(Nguồn: Cổng Thông tin và Dữ liệu Tài chính – Chứng khoán Vietstock)
Nhận xét:
Trước khi có thông tin chi trả cổ tức, giá cổ phiếu của Vinamilk dao động
quanh mức 151.683VND/cổ phiếu.
Sau khi có thông báo về việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% mệnh
giá, giá cổ phiếu đã giảm so với thời gian trước. Trong 7 ngày giao dịch kể từ
04/08/2017 đến 14/08/2017, biến động giá là -2.775VND (-1.82%). Đỉnh điểm là
vào ngày 09/08/2017, giá cổ phiếu rơi xuống mức thấp nhất là 148.515VND/cổ
phiếu. Điều này có thể được lý giải bởi chỉ số EPS trong Báo cáo kết quả kinh
doanh Hợp nhất Soát xét ngày 28/07/2017 của công ty là 3.616VND/cổ phiếu, cao
18


hơn so với mức cổ tức bằng tiền được công bố tại Sở giao dịch. Sự chênh lệch về lãi
ước tính và lãi thực nhận cũng như sự chênh lệch giữa mức cổ tức năm nay và các
năm trước đã khiến cho nhà đầu tư hoài nghi, dẫn tới quyết định bán ra cổ phiếu.
Điều này có thể thấy được qua số lượng giao dịch trong 7 ngày này luôn ở mức cao
và biến động mạnh.
Kể từ ngày GDKHQ, giá cổ phiếu có xu thế tụt xuống và phải sau ngày thanh
toán mới có dấu hiệu tăng lên.

4. Đánh giá chính sách chia cổ tức của Vinamilk từ năm 2015 đến tháng
08/2017
4.1 Tích cực
Chính sách thặng dư cổ tức phụ thuộc rất lớn vào các cơ hội đầu tư của công
ty. Là một quốc gia đông dân và mức tăng dân số cao khoảng 1.2%/năm, thị trường
sữa tại Việt Nam có tiềm năng lớn. Tỷ lệ tăng trưởng GDP 6-8%/năm, thu nhập bình
quân đầu người tăng 14.2%/năm, kết hợp với xu thế cải thiện thiện sức khỏe và tầm
vóc của người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức
tăng trưởng cao. Năm 2010, trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 15 lít
sữa/năm. Dự báo đến năm 2020, con số này sẽ tăng gần gấp đôi, lên đến 28 lít
sữa/năm/người. Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
HSC, Vinamilk sẽ duy trì tăng trưởng ổn định nhờ tiềm năng từ mảng kinh doanh
chủ chốt với dự báo rằng ngành sữa sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ trung bình
trên 10% đồng thời Vinamilk sẽ giành thêm thị trường ở cả phân khúc sữa nước và
sữa bột
Như vậy, việc lựa chọn chính sách thặng dư cổ tức có điều chỉnh sẽ giúp công
ty chủ động trong việc sử dụng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, giảm chi phí sử dụng
vốn, giảm hệ số nợ, giảm rủi ro thanh toán. Việc đầu tư phát triển ngành sữa vừa tạo
điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất với chi phí nhân công thấp đồng thời
mang lại sinh kế cho người dân thiếu việc làm và thiếu thu nhập, góp phần xóa đói
giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội, gắn liền lợi ích doanh nghiệp với cộng
đồng.
19


Bên cạnh đó, chính sách chia cổ tức này còn giúp cổ đông có thể hoãn nộp
thuế thu nhập cá nhân sang các kì sau. Đồng thời, chính sách cũng giúp cổ đông
hiện hành tránh phải phân chia quyền kiểm soát, quyền biểu quyết hay quyền phân
chia thu nhập cao với các cổ đông mới, tạo điều kiện thuận lợi trong điều hành và
quản lý công việc kinh doanh của công ty.

Ngoài ra, hình thức chi trả cổ tức cũng đem lại những lợi ích nhất định không
chỉ cho công ty mà còn cho các cổ đông. Việc chi trả bằng tiền mặt sẽ thuận lợi cho
cổ đông bởi họ có thể sử dụng ngay tiền mặt vào các mục đích của mình, đặc biệt là
tiêu dùng cá nhân. Cổ tức bằng tiền mặt đặc biệt quan trọng với những nhà đầu tư
tìm kiếm thu nhập định kì, chứ không phải nhằm mục tiêu chính là thu lợi từ tăng
giá cổ phiếu.
So với cổ tức tiền mặt, cổ tức cổ phần sẽ giúp cho doanh nghiệp giữ lại được
một khoản tiền lớn để tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh, từ đó có khả năng làm
tăng giá cổ phiếu của công ty trên thị trường tương lai. Hình thức này cũng đóng vai
trò như phát hành cổ phiếu mới nhưng ít chi phí hơn, công ty sẽ tiết kiệm được các
khoản như quảng cáo, bảo lãnh phát hành,… Bên cạnh đó, bởi việc phát hành cổ
phiếu không tạo ra một khoản tiền cho cổ đông nên điều này sẽ giúp cổ đông hoãn
thuế thu nhập cá nhân.
4.2 Tiêu cực
Việc áp dụng cứng nhắc và quá lâu dài chính sách thặng dư cổ tức có thể gây
bất ổn cao trong tỷ lệ chia cổ tức qua nhiều kỳ, ảnh hưởng đến tâm lý và sau đó là
hành vi của nhà đâu tư. Về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, giá trị
doanh nghiệp và hình ảnh của công ty trong mắt các nhà đầu tư.
Ngoài ra, việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả
năng thanh toán và nhu cầu đầu tư của công ty. Công ty sẽ phải tính toán mức cổ tức
bằng tiền để cân đối giữa lợi ích của cổ đông và mục tiêu của mình, vừa phải trả cổ
tức vừa muốn giữ tiền để tiếp tục đầu tư hoặc đảm bảo khả năng thanh toán. Nếu
khoản cổ tức phải trả cao, công ty sẽ phải đi vay để tăng vốn kinh doanh, dẫn đến
tăng chi phí sử dụng vốn và tăng rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Không chỉ công
ty mà chính cổ đông cũng sẽ gặp phải bài toán khó là thuế thu nhập cá nhân. Với
20


hình thức này, cổ đông phải chịu ngay thuế đánh trên phần cổ tức được hưởng. Nếu
mức cổ tức không như mong đợi, các nhà đầu tư sẽ không có hứng thú với cổ phiếu

khiến giá sẽ giảm, đồng nghĩa với giá trị doanh nghiệp cũng giảm theo.
Trong khi đó, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu có thể khắc phục những điểm yếu
trên của hình thức trả bằng tiền, song về lâu dài cũng không phải là một lựa chọn
tốt. Phát hành thêm cổ phiếu sẽ không làm thay đổi tài sản và vốn chủ sở hữu của
công ty, nhưng sẽ làm giảm EPS, điều mà các cổ đông thường không mong muốn.

21


Phần kết luận
Qua những phân tích như trên có thể thấy tầm quan trọng của chính sách cổ tức
đến hoạt động quản trị tài chính của doanh nghiệp hiện nay. Để một doanh nghiệp
đưa ra quyết định về chính sách chi trả cổ tức còn phải tính đến chính sách tài trợ và
chính sách đầu tư. Quyết định phân phối nói riêng và các quyết định tài chính khác
của một doanh nghiệp nói chung đều phải hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa
hóa giá trị doanh nghiệp. Các quyết định tài chính luôn luôn liên quan mật thiết với
nhau và chịu sự tác động của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Do vậy, việc ra quyết định tài chính nói chung, và chính sách cổ tức nói riêng đòi
hỏi các giám đốc tài chính phải có hiểu biết thấu đáo và áp dụng thành thạo các kiến
thức tài chính doanh nghiệp hiện đại, cập nhật xu thế kinh tế thị trường.
Bài tiểu luận đã đưa ra những phân tích chi tiết về chính sách cổ tức của
Vinamilk qua từng giai đoạn trong từng năm trong thời gian từ năm 2015 đến tháng
08/2017. Mặc dù nó không thể giải quyết được các vấn đề thực tế phát sinh trong
thực tiễn nhưng chúng em hi vọng nó có thể góp phần nhỏ vào việc cung cấp thêm
nguồn thông tin tin cậy về đánh giá khách quan từ bên ngoài doanh nghiệp. Và
mong rằng bài tiểu luận sẽ phần nào giúp nâng cao công tác quản lý tài chính cũng
như hoạch định chính sách chi trả cổ tức của các doanh nghiệp trong tương lai.

22



Tài liệu tham khảo
1.
2.
3.
4.
5.

Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp, 2011.
Báo cáo tài chính Hợp nhất của Vinamilk các quý, năm.
Nghị quyết Đại hội đồng Cổ đông thường niên các năm 2014, 2015, 2016, 2017.
Công bố thông tin số 2858/CV-CTS.ĐT/2015 của Vinamilk.
Thông báo của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh:
• Thông báo số 730/TB-SGDHCM, ngày 13/07/2015.
• Thông báo số 620/TB-SGDHCM, ngày 25/05/2016.
• Thông báo số 866/TB-SGDHCM, ngày 05/08/2016.
• Thông báo số 516/TB-SGDHCM, ngày 24/04/02017.
• Thông báo sô 971/TB-SGDHCM, ngày 04/08/2017.
6. Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thống kê: />
23



×