Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tranh chấp quyền tác giả trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.76 KB, 23 trang )

1. Cơ sở lý luận về quyền tác giả ở Việt Nam
1.1. Thực trạng khai thác, sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam
Pháp luật sở hữu trí tuệ quy định tác giả có các quyền nhân thân và quyền tài
sản đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra. Khi tác giả sáng tạo tác phẩm theo nhiệm vụ
được giao, theo hợp đồng hoặc chuyển giao quyền tác giả cho tổ chức, cá nhân khác thì
tác giả chỉ còn giữ quyền nhân thân, bao gồm quyền đặt tên tác phẩm, quyền đứng tên
tác giả của tác phẩm và quyền phản đối các hành vi cắt xén, bóp méo hoặc sửa đổi đối
với tác phẩm có thể gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Chủ sở hữu tác phẩm có quyền cho phép hoặc phản đối việc khai thác sử dụng tác
phẩm mà không được phép chủ sở hữu, dưới các hình thức sao chép, phân phối, nhập
khẩu, cho thuê, biểu diễn công cộng, phát sóng và truyền đạt đến công chúng, làm tác
phẩm phái sinh. Chủ sở hữu tác phẩm còn có quyền liên quan, bao gồm quyền của
người biểu diễn đối với cuộc biểu diễn của mình; quyền của nhà sản xuất bản ghi âm,
ghi hình đối với các bản ghi âm, ghi hình của mình; quyền của tổ chức phát sóng đối
với các chương trình phát sóng của mình.
Quyền tác giả, bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản, được xác lập
ngay khi tác phẩm được sáng tạo và định hình dưới một hình hình thức vật chất nhất
định. Quyền liên quan (quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm,
quyền của tổ chức phát sóng) được xác lập ngay khi đối tượng quyền liên quan được
sáng tạo và định hình dưới một hình hình thức vật chất nhất định.
Thực tiễn hoạt động khai thác, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan
(QTG, QLQ) ở Việt Nam thể hiện qua các mặt như sau:


Đăng ký, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan của chủ sở hữu quyền

1


Các quan hệ quyền tác giả và quyền liên quan là quan hệ dân sự, tài sản trí tuệ
về lĩnh vực này do công dân sáng tạo, vì vậy luật pháp đã trao quyền tự bảo vệ quyền


cho những người sáng tạo và sở hữu nó. Hoạt động tự bảo vệ quyền đã có những
chuyển biến tích cực. Nhiều chủ thể đã áp dụng các biện pháp mà pháp luật không cấm
để tự bảo vệ quyền của mình, kể cả biện pháp công nghệ. Ý thức được quyền sở hữu,
một số chủ thể đã thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo tại các cơ quan có thẩm quyền ở
địa phương và trung ương, khởi kiện tại tòa để yêu cầu được bảo vệ tài sản bị xâm hại.
Nhiều chủ thể đã nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền
tác giả (Tổng số lượng Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đã cấp
từ năm 2008 đến 2014 là 26.347 Giấy chứng nhận


Việc uỷ thác của chủ sở hữu quyền cho các tổ chức đại diện quyền tác giả,
quyền liên quan
Hiện nay, hệ thống tổ chức đại diện quyền tác giả, quyền liên quan ở Việt Nam

đã được hình thành và đang đi vào hoạt động có hiệu quả. Hiện có các tổ chức đại diện
quyền tác giả, quyền liên quan đáng chú ý là: Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc
Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt nam và Trung tâm quyền tác giả văn học.
Năm 2008, VCPMC có 1356 Hội viên, thu được trên 16 tỷ đồng, đến năm 2014 thì
VCPMC đã có 3066 Hội viên, thu được trên 60 tỷ đồng tiền bản quyền.Hiệp hội Công
nghiệp ghi âm Việt Nam đã có 35 thành viên uỷ thác cho Hiệp hội quản lý, thu tiền bản
quyền từ việc khai thác sử dụng các bản ghi âm, ghi hình của thành viên. Trung tâm
quyền tác giả văn học đã có 2040 thành viên uỷ thác cho Trung tâm quản lý, thu tiền từ
việc khai thác sử dụng tác phẩm văn học của các thành viên .


Chuyển giao quyền sử dụng tác phẩm cho các nhà xuất bản
Hiện nay, đã có một số lượng khá lớn đầu sách của tác giả, chủ sở hữu quyền tác

giả chuyển giao cho nhà xuất bản khai thác sử dụng để xuất bản, công bố phổ biến đến
công chúng. Năm 2007 có gần 27 ngàn đầu sách được xuất bản, công bố; năm 2008 có

2


gần 19 ngàn đầu sách được xuất bản, công bố.Trong năm 2015, Việt Nam đã xuất bản
được hơn 24.000 đầu sách với hơn 270 triệu bản, cùng 375 loại văn hóa phẩm với hơn
22 triệu bản, đem lại tổng doanh thu hơn 2.000 tỉ đồng.
1.2. Các tranh chấp, vi phạm tác quyền phát sinh trong khai thác, sử dụng QTG,
QLQ và một số nguyên nhân
Tuy nhiên, hoạt động khai thác, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan
cũng đang gặp những khó khăn, chủ yếu do việc nhiều tác phẩm bị sử dụng trái phép,
hoặc chủ sở hữu tác phẩm khó xác định giá cả, thoả thuận mức tiền bản quyền khi khai
thác, chuyển giao, thu tiền bản quyền của các đối tượng sử dụng. Thực tế đã có rất
nhiều vụ vi phạm quyền tác giả như: tái bản sách, biểu diễn sân khấu, thu băng đĩa
nhạc, băng hình… không xin phép tác giả, không trả nhuận bút cho tác giả.
Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả nói riêng vẫn còn
phổ biến với thủ đoạn ngày càng tinh vi, mà các hành vi xâm phạm này lại chưa bị xử
lý một cách đúng mức.
Các trường hợp tranh chấp về quyền tác giả thường xảy ra:
1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học,
nghệ thuật, khoa học, tác phẩm phái sinh;
2. Tranh chấp giữa các đồng tác giả về phân chia quyền đồng tác giả;
3. Tranh chấp giữa cá nhân và tổ chức về chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm;
4. Tranh chấp giữa chủ sở hữu quyền tác giả với tác giả về tiền nhuận bút, tiền thù lao
cho tác giả sáng tạo tác phẩm trên cơ sở nhiệm vụ được giao hoặc hợp đồng;
5. Tranh chấp về thực hiện quyền nhân thân hoặc quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả;
3


6. Tranh chấp về quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu giữa

người cung cấp tài chính và các điều kiện vật chất có tính chất quyết định cho việc xây
dựng, phát triển chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu với người thiết kế, xây dựng
chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu;
7. Tranh chấp về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu giữa
người đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, tác
phẩm sân khấu với người tham gia sáng tạo và người sản xuất ra tác phẩm điện ảnh, tác
phẩm sân khấu hoặc tranh chấp giữa họ với nhau về tiền nhuận bút, thù lao và các
quyền lợi vật chất khác;
8. Tranh chấp giữa chủ sở hữu quyền tác giả với người sử dụng tác phẩm đã công bố
không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao, vì lý do việc sử dụng làm
ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, gây phương hại đến các quyền
của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm;
9. Tranh chấp giữa chủ sở hữu quyền tác giả với người sử dụng tác phẩm đã công bố
không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao vì lý do người sử dụng
không trả tiền nhuận bút, thù lao hoặc làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường
tác phẩm, gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
10. Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng quyền tác giả hoặc
tranh chấp về hợp đồng dịch vụ bản quyền tác giả; Hợp đồng chuyển nhượng, sử dụng
quyền tác giả
11. Tranh chấp phát sinh do hành vi xâm phạm quyền tác giả;
12. Tranh chấp về thừa kế, kế thừa quyền tài sản quy định tại Điều 2.A.2.3 và quyền
nhân thân theo quy định tại Điều 2.A.2.2 khoản (3) của Đề mục này.
13. Tranh chấp khác về quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
4


Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng các tranh chấp, vi phạm
quyền tác giả ngày một gia tăng
Một là, hành vi xâm phạm quyền tác giả luôn tạo ra “siêu lợi nhuận” nên hấp
dẫn nhiều đối tượng tham gia trên nhiều địa bàn và nhiều lĩnh vực khác nhau.

Hai là, trong quá trình hội nhập, nhiều người tiêu dùng ưa lựa chọn những tác
phẩm giả “như thật” mà lại có giá bán thấp. Lợi dụng tình trạng này, việc có không ít
chủ thể thiếu ý thức tôn trọng pháp luật, sao chụp, mô phỏng, giành giật thị truờng trở
thành hiện tuợng phổ biến. Đó cũng là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các tranh
chấp quyền tác giả.
Ba là, phần lớn các chủ sở hữu trí tuệ chưa thực sự chú ý đến việc bảo vệ quyền
lợi của mình, chưa chủ động đăng ký bảo hộ quyền tác giả để dễ dàng bảo vệ lợi ích
của mình.
Bốn là, các quy định về sở hữu trí tuệ và hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ còn
chưa tập trung
1.3. Biện pháp giải quyết tranh chấp quyền tác giả ở Việt Nam
Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trao cho các chủ thể quyền sở hữu trí
tuệ quyền tự bảo vệ trước các hành vi xâm phạm về quyền sở hữu trí tuệ của mình,
theo đó, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có thể lựa chọn nhiều biện pháp khác nhau để
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình như:


Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở



hữu trí tuệ;
Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm

dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
• Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan;
5





Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

6


2. Tranh chấp về quyền tác giả ở Việt Nam
2.1. Tranh chấp về quyền tác giả cuốn giáo trình “Thủ tục hải quan” của Cao đẳng
kinh tế đối ngoại
* Tóm tắt nội dung vụ việc
Giáo trình "Thủ tục hải quan" của trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại được biên
soạn bởi chủ biên là TS Nguyễn Văn Tiến và đồng sự ThS Nguyễn Viết Bằng. Giáo
trình đã được Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cấp giấy
chứng nhận đăng ký quyền tác giả, đồng thời là chủ sở hữu ngày 13-9-2011.
Năm 2015, Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại tái bản giáo trình này, bán cho
sinh viên mà không có ý kiến của tác giả là TS Nguyễn Văn Tiến và đồng tác giả giáo
trình, vậy nên TS Nguyễn Văn Tiến cho rằng việc làm của Trường Cao đẳng Kinh tế
đối ngoại không những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ mà còn ảnh hưởng tới uy tín khoa
học của ông vì giáo trình có một số nội dung cần bổ sung, chỉnh sửa.
TS Lê Phú Hào - Trưởng Phòng Quản lý khoa học và Nghiên cứu phát triển,
Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại - khẳng định tác giả chỉ có quyền sở hữu trí tuệ,
còn chủ sở hữu quyền tác giả thuộc về trường. Bởi lẽ, trên cuốn giáo trình vẫn ghi tên
Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại; giáo trình là sản phẩm khoa học được trường tài
trợ nghiên cứu, tác giả hưởng 50% lợi nhuận xuất bản. Dẫn điều 23 về quyền lợi và
kinh phí hoạt động nghiên cứu khoa học được ghi trong Quy chế Hoạt động nghiên cứu
khoa học Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại, TS Hào nhấn mạnh: “Kết quả, sản phẩm
của đề tài nghiên cứu khoa học thuộc quyền sở hữu trí tuệ của chủ đề tài theo Luật Sở
hữu trí tuệ của pháp luật Việt Nam. Trường được quyền sử dụng kết quả, sản phẩm của

các đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ cho lợi ích chung của toàn trường”. Ông Hào
cũng cho biết nếu tác giả là chủ sở hữu thì không thể có tên trường ghi trên giáo trình
và khi đó, giáo trình khó mà bán được. Về việc có những nội dung cần điều chỉnh, bổ
sung thì tác giả có trách nhiệm thông báo, thực hiện.

7


Trong khi đó, TS Nguyễn Văn Tiến cho rằng nghiên cứu khoa học là nghĩa vụ
của bất kỳ giảng viên nào để được đánh giá là hoàn thành nghĩa vụ. Sản phẩm có thể là
giáo trình hoặc bài báo được đăng trên tạp chí khoa học uy tín... Trong những trường
hợp này, không thể nói bài báo thuộc sở hữu của trường. Đối với giáo trình Thủ tục hải
quan, đây không phải là sản phẩm khoa học được thực hiện theo đơn đặt hàng của
trường nên không thuộc quyền sở hữu của trường.
* Vấn đề đặt ra:
Trong trường hợp này, chủ sở hữu thực sự của cuốn giáo trình là ai?
Trong tranh chấp liên quan đến giáo trình "Thủ tục hải quan" của trường Cao
đẳng Kinh tế đối ngoại: chủ sở hữu của cuốn giáo trình là chủ biên TS. Nguyễn Văn
Tiến và các đồng sự hay chính là trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại?
Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về các quyền sao chép tác phẩm
(trong trường hợp này là tái bản tác phẩm), phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
Có hai tình huống có thể xảy ra trong trường hợp này. Thứ nhất, nếu các tác giả - TS
Nguyễn Văn Tiến, ThS Nguyễn Viết Bằng - viết giáo trình theo nhiệm vụ mà Trường
CĐ Kinh tế đối ngoại giao hoặc giữa nhà trường và các tác giả có giao kết hợp đồng về
sáng tạo tác phẩm, nếu không có thỏa thuận khác giữa các bên thì theo điều 39 Luật Sở
hữu trí tuệ 2005, nhà trường là chủ sở hữu quyền tác giả. Do đó, chỉ nhà trường mới có
quyền tái bản, phân phối tác phẩm, còn các tác giả chỉ được hưởng quyền nhân thân
không gắn liền với tài sản. Trong trường hợp này, nhà trường không vi phạm các quy
định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Ngược lại, các tác giả là người vi phạm pháp luật sở
hữu trí tuệ nếu không được sự đồng ý của nhà trường mà đăng ký quyền tác giả với tư

cách chủ sở hữu. Nhà trường có quyền yêu cầu Cục Bản quyền hủy bỏ giấy chứng
nhận đăng ký quyền tác giả.
Thứ hai, nếu các tác giả tự viết giáo trình, không theo nhiệm vụ được trường
giao, cũng không có hợp đồng với nhà trường thì họ đồng thời là chủ sở hữu quyền tác

8


giả. Trong trường hợp này, nhà trường đã có hành vi vi phạm quyền tác giả. Tuy nhiên,
bản thân các tác giả cũng không đúng khi sử dụng tên của nhà trường trên trang bìa,
làm người đọc ngộ nhận đây là giáo trình do nhà trường xuất bản. Vì vậy, để xác định
chính xác người có lỗi trong vụ việc tranh chấp này, cần phải làm rõ mối quan hệ khi
viết sách giáo trình "Thủ tục hải quan" giữa TS Nguyễn Văn Tiến và trường Cao đẳng
Kinh tế đối ngoại.
* Đánh giá về tình huống tranh chấp
Thông qua vụ tranh chấp trên, có thể thấy tranh chấp về quyền tác giả trong giáo
trình của các trường ĐH, CĐ sẽ có xu hướng gia tăng khi mà các tác giả cũng như cơ
sở giáo dục ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bản quyền. Giải pháp
tốt nhất để có sự rõ ràng hơn là các trường ĐH, CĐ nên ban hành quy chế về quản lý
tài sản trí tuệ trong cơ sở đào tạo của mình. Trong đó, phải xác định được tác giả, chủ
sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được tạo ra trong hoạt động của nhà trường không chỉ với tác phẩm do giảng viên tạo ra mà cả tác phẩm của người học, không chỉ
đối với giáo trình mà còn đối với hệ thống các bài tham luận hội thảo, bài đăng tạp chí
của nhà trường, các công trình nghiên cứu khoa học... Cũng cần quy định về việc phân
chia lợi nhuận nói riêng, về quyền và nghĩa vụ của nhà trường, giảng viên, người học
trong việc sử dụng các tác phẩm này. Nếu chưa ban hành được quy chế này thì trước
mắt, khi giao nhiệm vụ viết giáo trình hay thực hiện các công trình nghiên cứu khoa
học, nhà trường cần có văn bản rõ ràng.
2.2. Tranh chấp về tác quyền ca khúc “Chắc ai đó sẽ về” của ca sỹ Việt Nam Sơn
Tùng MTP trong vụ việc: tác phẩm nghi đạo nhạc từ một ca khúc Hàn Quốc
* Tóm tắt nội dung vụ việc

Cuối tháng 10/2014, nam ca sỹ Việt Nam Sơn Tùng MTP đã cho ra mắt ca khúc
“Chắc ai đó sẽ về”. Ca khúc được nam ca sỹ sáng tác và thể hiện, ca khúc xuất hiện
trong bộ phim “Chàng trai năm ấy” của đạo diễn Quang Huy. Khi vừa ra mắt, ca khúc
nhanh chóng trở thành một bản hit và đạt 8 triệu người nghe trong ngày đầu ra mắt.
9


Tuy nhiên, ca khúc này sau đó vướng phải nghi vấn đạo nhạc từ ca khúc
"Because I Miss You" của nghệ sĩ Jung Yong Hwa trưởng nhóm nhạc CN Blue (Hàn
Quốc) và gây nhiều tranh cãi. Một số khán giả có nhận xét ca khúc "Chắc ai đó sẽ về"
có nhiều điểm tương đồng "về beat, các chỗ ngân và lời ca [mang phong cách] đau
buồn" với ca khúc Because I Miss You
Một số nhạc sỹ nổi tiếng trong làng nhạc Việt Nam đã đưa ra nhiều ý kiến trái
chiều về vụ việc này. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cho rằng nam ca sĩ không đạo nhạc vì:
"Trong âm nhạc, nhiều khi mình nghe quen 1 ca khúc mà mình cảm thấy yêu thích, thì
trong khi sáng tác cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi giai điệu, cũng bị trộn vào là chuyện bình
thường.” Theo yêu cầu từ Cục Bản quyền, Trung tâm Quyền Tác giả Âm nhạc Việt
Nam (VCPMC), với sự tham gia của các nhạc sĩ Phó Đức Phương, Trương Ngọc Ninh,
Võ Thiện Thanh, Đỗ Bảo…, đã có cuộc họp để đưa ra kết luận cuối cùng về việc ca
khúc Chắc ai đó sẽ về có đạo nhạc hay không. Nhạc sĩ Phó Đức Phương chia sẻ: "Ca
khúc Chắc ai đó sẽ về có đạo nhạc". Bài hát này được các nhạc sĩ đánh giá là giống
bản Because I Miss You của Hàn Quốc tới 80%, kể cả giai điệu và phần beat". Theo
ông Phương, đây là một hình thức đạo nhạc tinh vi trong thời hiện đại. "Đây là sự vi
phạm quyền tác giả quốc tế. Việc đạo nhạc của Sơn Tùng còn tạo nên hình ảnh xấu của
Việt Nam trong mắt bạn bè các nước.”
Sau đó, công ty FNC Entertainment - công ty chủ quản của ca sĩ Jung Young
Hwa - đã gửi văn bản tới Cục Nghệ thuật Biểu diễn về trường hợp ca khúc của Sơn
Tùng bị cho là giống với ca khúc Because I miss you. Văn bản này khẳng định, tuy có
sự tương đồng về quy trình lập trình, giai điệu, nhưng phía Hàn Quốc không xem đây
là vấn đề bản quyền. Tuy nhiên, bên phía Việt Nam cho rằng đây chỉ là ý kiến của bên

phía Hàn Quốc chứ không phải ý kiến chính thức của Cục bản quyền.
Sau đó, vào 5/12/2014, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã đưa ra kết luận cuối
cùng, yêu cầu tác giả Sơn Tùng M-TP phải thay toàn bộ phần beat ca khúc "Chắc ai đó
sẽ về" nếu muốn tiếp tục lưu hành.
10


* Vấn đề đặt ra
Theo quy định của pháp luật, cụ thể ở đây là quy định tại Điều 5 của Nghị định
số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của chính phủ về “Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ” thì cần phải có đủ các căn cứ sau đây:
1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ.
2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
3. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam
Ca khúc Việt Nam “Chắc ai đó sẽ về” và ca khúc của Hàn Quốc “Because I miss
you” được đánh giá có nét tương đồng rất lớn về phần beat của ca khúc. Do đó, vấn đề
đặt ra trong tình huống này:
1. Phần Beat của các các khúc nói chung và bài hát “Because I miss you” có
được coi là một trong các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp
luật Việt Nam hay không?
2. Có yếu tố xâm phạm trong bài hát “Chắc ai đó sẽ về” hay không?
3. Hành vi bị xem xét có xảy ra tại Việt Nam hay không?

* Đánh giá về vấn đề tranh chấp
1. Phần beat có phải là đối tượng được bảo hộ bởi quyền tác giả theo quy định
của Luật sở hữu trí tuệ 2005 hay không?
Khoản 7, Điều 4 của Luật sở hữu trí tuệ quy định “Tác phẩm là sản phẩm sáng
tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện

hay hình thức nào”. Ngoài ra, theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 14 thì tác phẩm
11


âm nhạc được coi là một tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ như
định nghĩa được quy định tại khoản 7, Điều 4 của Luật sở hữu trí tuệ.
Trong trường hợp này, đối tượng cần xem xét là beat nhạc. Beat là một thuật
ngữ được sử dụng trong nhạc lý với nghĩa là Nhịp, Phách. Khi dùng để tính số nhịp đập
trong một khuôn nhạc thì beat gọi là NHỊP (ví dụ: nhịp 2/4, nhịp 4/4, nhịp 6/8…). Khi
dùng để chỉ 01 lần nhịp đập, beat được gọi là phách nhạc (đoạn này ngân dài 3 phách,
nghỉ 2 phách…). Nếu theo cách hiểu của Beat thông dụng trong âm nhạc thì rõ
ràng Beat có thể được coi là một tác phẩm âm nhạc được bảo hộ theo quy định của
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam vì đây là một sản phẩm của sự sáng tạo trong lĩnh vực
nghệ thuật (âm nhạc) và một khi nó đã được thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định
thì nó cần phải được bảo hộ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, phù hợp
với Công ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả.
Như vậy, nếu như Beat là một đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy
định của Luật sở hữu trí tuệ thì các hành vi xâm phạm quyền của tác giả, chủ sở hữu
tác phẩm cần phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Có yếu tố xâm phạm trong bài hát “Chắc ai đó sẽ về” hay không?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 7 của Nghị định số 105 đã nêu, thì yếu tố xâm
phạm quyền tác giả có thể thuộc một trong các dạng sau:
a) Bản sao tác phẩm được tạo ra một cách trái phép;
b) Tác phẩm phái sinh được tạo ra một cách trái phép;
c) Tác phẩm giả mạo tên, chữ ký của tác giả, mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền
tác giả;
d) Phần tác phẩm bị trích đoạn, sao chép, lắp ghép trái phép;
đ) Sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền tác giả bị vô hiệu hoá trái
phép.
12



Sản phẩm có yếu tố xâm phạm quy định tại khoản này bị coi là sản phẩm xâm
phạm quyền tác giả.
Trong vụ việc này, qua nhiều ý kiến đánh giá của các nhạc sỹ nổi tiếng cũng như
ý kiến của Cục bản quyền, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, phần beat nhạc của ca khúc
“Chắc ai đó sẽ về” tương đồng từ 70 – 80% so với ca khúc của Hàn Quốc. Do đó, có
thể đánh giá, phần beat của ca khúc Việt Nam có sự sao chép có thể là cố ý hoặc vô ý
từ phần beat của ca khúc Hàn Quốc. Ngoài ra, trong cả quá trình diễn ra vụ việc, bên
phía Sơn Tùng MTP cũng không thể cung cấp được bất cứ chứng cứ nào chứng minh
bên phía Hàn Quốc đã cho phép bên phía Sơn Tùng MTP sử dụng phần beat của ca
khúc Because I miss you.
Vì thế, theo nhóm đánh giá, trong vụ việc này, có dấu hiệu của việc xâm phạm
quyền.
3. Hành vi bị xem xét có xảy ra tại Việt Nam hay không?
Việc sử dụng ca khúc “Chắc ai đó sẽ về” với tư cách là nhạc nền của bộ phim
“Chàng trai năm ấy” dự định khởi chiếu ở Việt Nam và hướng đến người tiêu dùng ở
Việt Nam. Do đó, hành vi này được coi là xảy ra tại Việt Nam.
Dựa trên những phân tích đó, theo ý kiến của nhóm, trong vụ việc này có dấu
hiệu của việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực âm nhạc.
2.3. Tranh chấp bản quyền phần mềm phòng máy Icafe mavin và Gcafe của công ty
Thuận Võng Hàng Châu (Công ty Trung Quốc hiện đang kinh doanh tại Việt Nam)
và công ty cổ phần tin học Hoà Bình
* Tóm tắt nội dung vụ việc
Công ty TNHH khoa học kỹ thuật Hàng Châu Thuận Võng (Hangzhou
Shunwang Technology Co Ltd) có trụ sở tại Hàng Châu, Trung Quốc đã kiện Công ty
cổ phẩn Tin học Hòa Bình ra TAND Hà Nội về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Ngày 10/10/2015 TAND Hà Nội đã thụ lý vụ án.

13



Về phía nguyên đơn (Công ty Hàng Châu Thuận Võng) trình bày, qua theo dõi
một số phòng máy Internet công cộng cả miền Nam và Bắc, kiểm tra một số nơi hiện
lên việc Công ty Hòa Bình (bị đơn) sử dụng phần mềm thể hiện mã nguồn và giao diện
tương tự phần mềm của Công ty Thuận Võng Hàng Châu là icafe Mavin. Công ty này
cho rằng phía Công ty Hòa Bình có hành vi sao chép phần mềm cài đặt máy tính của
Công ty Hàng Châu Thuận Võng. Tại phần mềm các phòng máy của bị đơn có chữ ký
số của công ty bên nguyên đơn.
Cơ sở pháp lý mà nguyên đơn đưa ra: Phần mềm này họ đã đăng ký tại Ban
Kinh tế và Thông tin hóa tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc vào năm 2013 và đăng ký tại
Cục Bản quyền quốc gia nước CHND Trung Hoa vào năm 2011. Công ty này cũng nộp
đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (đăng ký nhãn hiệu icafe) và cấp
giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu vào ngày 28/3/2012.
Về phía bị đơn (Công ty Hòa Bình): Công ty Hòa Bình cho rằng, họ sử dụng
Gcafe không liên quan đến nguyên đơn và xin chụp lại các vi bằng mà nguyên đơn gửi
lên tòa để nghiên cứu và trả lời.
Cơ sở pháp lý mà bị đơn đưa ra: Công ty Hòa Bình nói nhãn hiệu Gcafe của
công ty đã được đăng ký bản quyền và được Cục Bản quyền tác giả (Bộ VH,TT&DL)
chứng nhận ngày 3/6/2011. Qua tra cứu thông tin quyền tác giả trên website của Cục
Bản quyền tác giả, giấy chứng nhận số 1486 cấp ngày 10-5-2011 chính là giấy chứng
nhận bản quyền tác giả đối với chương trình máy tính Gcafe Professional được Cục
Bản quyền tác giả cấp ngày 3-6-2011 Sau đó, logo Gcafe đã được Cục Bản quyền tác
giả cấp chứng nhận vào ngày 20/8/2015.

* Vấn đề đặt ra
Bản quyền phần mềm phòng máy Icafe mavin và Gcafe thuộc về bên nào?

14



* Đánh giá về nội dung tranh chấp
+ Nhãn hiệu là: dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức,
cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đồng thời đáp ứng hai điều kiện:
Dấu hiệu sử dụng làm nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được, có thể là dưới dạng
chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ảnh ba chiều hoặc kết hợp các yếu tố
trên, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu
với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Khi đăng ký nhãn hiệu, Cục SHTT phải thẩm định nội dung, xem xét dấu hiệu
đó có khác biệt với những nhãn hiệu đã đăng ký trước đó hay không. Nếu có khả năng
phân biệt, và đáp ứng các điều kiện khác theo quy định thì mới cấp giấy chứng nhận
đăng ký nhãn hiệu.
Công ty Hàng Châu Thuận Võng đăng ký nhãn hiệu icafe là hợp pháp và có
nghĩa là không có liên quan gì đến phần mềm icafe Mavin của mình.
+ Quyền tác giả là: quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với các tác phẩm
văn học, nghệ thuật và khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Theo điểm m khoản 1 điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm
2009 thì chương trình máy tính là loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
Quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có khâu thẩm định
nội dung, không tra cứu xem nội dung tác phẩm văn học, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm
mỹ thuật ứng dụng... có trùng hay có sao chép của ai hay không.
Vì vậy, công ty Hòa Bình đăng ký quyền tác giả đối với phần mềm Gcafe của
mình là hoàn toàn hợp pháp vì trước đó ở Việt Nam chưa có ai đăng ký quyền tác giả
đối với chương trình máy tính này.

15


Giải quyết vụ việc.

Theo Công ước Berne về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam và Trung Quốc có tham
gia kí kết thì các chương trình máy tính, dù dưới dạng mã nguồn hay mã máy, đều phải
được bảo hộ như tác phẩm văn học. Chương trình máy tính được bảo hộ theo quyền tác
giả thì tất cả các quốc gia thành viên của Công ước Berne đều phải tôn trọng ngay lập
tức quyền tác giả của chương trình máy tính vào thời điểm nó được công bố tại một
trong các quốc gia thành viên.
Như vậy, nếu chứng minh được rằng công ty Hàng Châu Thuận Võng đã đăng
ký bảo hộ bản quyền phần mềm icafe Mavin trước ở bên Trung Quốc thì theo công ước
các quốc gia còn lại phải tôn trọng quyền tác giả này.
Đồng thời, đối với pháp luật Việt Nam, nếu chứng minh được việc cấp giấy
chứng nhận quyền tác giả vi phạm khoản 3 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 là tác
phẩm phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao
chép từ tác phẩm của người khác thì chương trình máy tính Gcafe của công ty Hòa
Bình sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận quyền tác giả.
Hơn nữa theo như những chứng cứ mà nguyên đơn đưa ra về chữ số của công ty
xuất hiện trong phần mềm quản lý phòng máy Gcafe thì có thể thấy được rằng công ty
Hòa Bình đang bị yếu thế hơn trong vụ kiện này.

16


3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc phân tích các case study về tranh chấp
quyền tác giả ở Việt Nam
3.1. Các nội dung thường xảy ra tranh chấp về quyền tác giả
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng các tranh chấp, vi phạm
quyền tác giả ngày một gia tăng. Một là, hành vi xâm phạm quyền tác giả luôn tạo ra
“siêu lợi nhuận” nên hấp dẫn nhiều đối tượng tham gia trên nhiều địa bàn và nhiều lĩnh
vực khác nhau. Hai là, trong quá trình hội nhập, nhiều người tiêu dùng ưa lựa chọn
những tác phẩm giả “như thật” mà lại có giá bán thấp. Lợi dụng tình trạng này, việc có
không ít chủ thể thiếu ý thức tôn trọng pháp luật, sao chụp, mô phỏng, giành giật thị

truờng trở thành hiện tuợng phổ biến. Đó cũng là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
các tranh chấp quyền tác giả. Ba là, phần lớn các chủ sở hữu trí tuệ chưa thực sự chú ý
đến việc bảo vệ quyền lợi của mình, chưa chủ động đăng ký bảo hộ quyền tác giả để dễ
dàng bảo vệ lợi ích của mình. Bốn là, các quy định về sở hữu trí tuệ và hành vi xâm
phạm sở hữu trí tuệ còn chưa tập trung.
Thực tế đã có rất nhiều vụ vi phạm quyền tác giả như:


Tranh chấp về quyền tạm thời đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế
bố trí giữa người có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
thiết kế bố trí với người đang sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đó
hoặc tranh chấp về khoản tiền đền bù giữa chủ văn bằng bảo hộ với người đã sử
dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
Ví dụ: – Vụ Nguyên đơn – Công ty cổ phần Phần Mềm Hà Nội (Hanoi Software

JSC) khởi kiện Bị đơn -Công ty cổ phần Thương Mại Số (Digital Trade) vi phạm
quyền tác giả phần mềm máy tính
– Vụ Nguyên đơn – Công ty CP Làng mộc Văn Hà, Quảng Nam khởi kiện Bị
đơn – Công ty CP tư vấn đầu tư & xây dựng Tường Phát, Đà Nẵng vi phạm quyền tác
giả bản vẽ kiến trúc.

17




Tranh chấp về quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình,
chương trình phát sóng (tranh chấp ai là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn, bản
ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đó...);
Ví dụ: – Vụ phát hành bộ phim nhựa "Vị đắng tình yêu" Tập 2, người được uỷ


nhiệm phát hành đã in trái phép một bản phim nhựa đem đi chiếu thu lơi.


Tranh chấp giữa cá nhân và tổ chức về chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm
Ví dụ: –Vụ Nguyên đơn Phạm Thị Hà, nhà báo công tác tại “Thời báo kinh tế

Việt Nam” khởi kiện Bị đơn – Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin vi phạm quyền tác giả


Tranh chấp về thực hiện quyền nhân thân hoặc quyền tài sản của tác giả, chủ sở
hữu quyền tác giả
Ví dụ: – Vụ Nguyên đơn – Công ty TNHH Văn hóa Sáng tạo Trí Việt (First

News) khởi kiện bị đơn – Công ty TNHH Hội Việt Úc do vi phạm quyền tác giả đối
với giáo trình, tài liệu giảng dạy Anh ngữ.
3.2. Những vấn đề cần lưu ý trong bảo hộ quyền tác giả
Do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và sự thiếu hiểu biết về
kiến thức luật, vấn đề bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam còn gặp rất nhiều vấn đề. Trong
báo cáo tổng hợp về tình trạng vi phạm quyền tác giả của Tổ chức Tài sản Trí tuệ Thế
giới (IIPA-International Intellectual Property Alliance), Việt Nam được xếp hạng là một
trong những quốc gia có tỉ lệ vi phạm quyền tác giả cao, đứng thứ hai thế giới. Theo số
liệu năm 2007 của Cục bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật, tỷ lệ vi phạm bản
quyền ở Việt Nam rất cao (88%). Trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), tỷ lệ vi
phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam ở mức 85% trong năm 2009 theo đánh giá
của BSA (Liên minh phần mềm doanh nghiệp) và IDC (hãng nghiên cứu thị trường).
Trước nhu cầu bảo hộ quyền tác giả trở nên cấp thiết, việc thực hiện bảo hộ quyền tác
giả là một vấn đề đầy thách thức đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập ngày càng

18



sâu, rộng vào quốc tế. Để thực hiện tốt việc bảo hộ quyền tác giả cần phải lưu ý một số
vấn đề sau:
3.2.1. Đối với các cơ quan quản lý:
• Quản lý các nguồn phát thông tin
Các cơ quan có chức năng văn hóa, giáo dục, thông tin, giải trí, các thư viện (TV)
lưu giữ và phục vụ khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thông tin có bản quyền khác
nhau như: báo, tạp chí, sách, tài liệu xám, tài liệu nghe nhìn...cần phải có trách nhiệm
thực thi và bảo vệ quyền tác giả. Các cơ quan này sẽ giúp người sử dụng tiếp nhận
được tác phẩm đúng chất lượng họ mong muốn, nhận được thông tin chính xác về tác
giả của tác phẩm mà mình sử dụng, từ đó tránh sự giả mạo hoặc giả danh tác phẩm.
Các dịch vụ như sao chép tài liệu, lưu trữ tài liệu số hóa cần phải đảm bảo thực hiện
chặt chẽ, có sự quản lý nghiêm ngặt để đám bảo quyền lợi của tác giả.


Nâng cao ý thức của người dân và doanh nghiệp
Việt Nam liên tiếp tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế, các hiệp định thương

mại, điển hình là TPP. Trong các quy định của các hiệp định, tổ chức này đều đề cập
đến vấn đề sở hữu trí tuệ. Việc thực hiện tốt các quy định này mới giúp các doanh
nghiệp Việt Nam cạnh tranh hiệu quả và công bằng trên thị trường quốc tế.
3.2.2. Đối với tác giả, người nắm giữ tác phẩm
• Nắm rõ quyền lợi và trách nhiệm nếu có hợp đồng hay nhiệm vụ
Tác giả nếu cho ra đời các tác phẩm dưới sự phân công hay trên cơ sở hợp đồng,
cần phải nắm rõ quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên, nên khi có tranh chấp xảy ra sẽ
được giải quyết nhanh chóng dựa trên điều các bên đã thỏa thuận.


Hiểu rõ các vấn đề liên quan đến luật sở hữu trí tuệ

Các tác giả cần phải hiểu rõ nội dung của luật, phạm vi và các vấn đề có liên

quan đến quyền tác giả như cách thức nộp hồ sơ, nội dung được bảo hộ, thời hạn,…vì

19


những điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của tác giả. Đồng thời, do Việt Nam
ngày càng hội nhập, các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ không chỉ còn nằm trong
phạm vi của một nước, vậy nên các tác giả, người nắm giữ các tác phẩm tránh việc sao
chép, đạo nhái, nếu không thì sẽ chịu nhiều tổn thất liên quan đến vấn đề này.
3.3. Các biện pháp giải quyết khi có tranh chấp về quyền tác giả
Cùng với tầm quan trọng ngày càng tăng của sở hữu trí tuệ, các tranh chấp về
quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng cũng xảy ra ngày càng nhiều
hơn. Đây là loại tranh chấp đặc thù xuất phát từ tính chất vô hình của đối tượng sở hữu
trí tuệ; hơn nữa đây là loại hình tranh chấp còn tương đối mới mẻ và việc giải quyết
tranh chấp còn nhiều khó khăn. Hiện nay, có ba biện pháp giải quyết tranh chấp về
quyền tác giả, bao gồm: biện pháp hành chính, biện pháp dân sự và biện pháp hình sự.
3.3.1. Biện pháp hành chính
Theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do
hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ
quan có thẩm quyền chủ động phát hiện cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng một
trong các hình thức sau đối với tổ chức, cá nhân vi phạm: cảnh cáo, phạt tiền; tịch thu
hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng
chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ; đình chỉ có thời
hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm và các biện pháp áp dụng
hậu quả.
3.3.2. Biện pháp dân sự
Điều 1 mục I.A Thông




số

02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-

BVHTT&DL-BKH&CN-BTP quy định về các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án nhân dân bao gồm:
“Các tranh chấp về quyền tác giả
a) Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quyền tác giả đối với tác phẩm văn
học, nghệ thuật, khoa học, tác phẩm phái sinh;
20


b) Tranh chấp giữa các đồng tác giả về phân chia quyền đồng tác giả;
c) Tranh chấp giữa cá nhân và tổ chức về chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm;
Như vậy, tranh chấp về quyền tác giả thuộc một trong các trường hợp trên, các
bên tranh chấp có thể đưa vụ tranh chấp ra tòa án giải quyết.
Về chủ thể có quyền khởi kiện và điều kiện để khởi kiện vụ án dân sự về sở hữu
trí tuệ cũng được quy định cụ thể tại mục II.A và mục III.A Thông tư số
02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP .
Đồng thời, tại quy định tại Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005, tổ chức, cá nhân
có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị áp dụng các biện pháp sau đây:






Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.

Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Buộc bồi thường thiệt hại.
Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục
đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được
sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của
chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

3.3.3. Biện pháp hình sự:
Để bảo vệ quyền tác giả, theo Điều 212 Luật SHTT năm 2005, cá nhân thực
hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Bộ luật hình sự năm
1999 quy định hai tội: tội xâm phạm quyền tác giả (Điều 131) và tội vi phạm các quy
định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng
hình hoặc các ấn phẩm khác (Điều 271).

21


LỜI KẾT
Tranh chấp về quyền tác giả là một vấn đề thường xuyên xảy ra ở Việt Nam.
Tranh chấp về quyền tác giả xuất hiện trong nhiều lĩnh vực và có mức độ phức tạp
ngày càng cao và khó đưa ra được kết luận cuối cùng về quyền sở hữu của tác phẩm trí
tuệ. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích một số tranh chấp về quyền tác giả
xảy ra ở Việt Nam trong thời gian gần đây, nhóm hy vọng đã đưa ra được cái nhìn tổng
quan nhất về những tranh chấp về quyền tác giả thường gặp.
Thông qua việc thực hiện bài tiểu luận này, nhóm em cũng hy vọng sẽ giúp
người đọc có một cái nhìn đúng đắn về việc bảo hộ quyền tác giả nói riêng và bảo hộ
quyền sở hữu cho các tác phẩm trí tuệ nói chung. Từ đó, chủ sở hữu của các tác phẩm

trí tuệ sẽ có những hành vi đúng đắn để bảo vệ quyền và lợi ích cho chính bản thân
mình.
Nhóm chúng em hy vọng bài nghiên cứu của nhóm sẽ là tài liệu tham khảo hữu
ích trong bộ môn Sở hữu trí tuệ. Rất mong nhận được sự góp ý thẳng thắn từ cô giáo và
các bạn. Xin chân thành cảm ơn!

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyền Sở hữu trí tuệ - Lê Nết, NXB ĐH Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, 2006
2. Cẩm nang Sở hữu trí tuệ - Cục SHTT, 2005
3. Luật Sở hữu trí tuệ 2005
4. Văn phòng luật sư SBLaw

23



×