Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Sử dụng một số kỹ năng lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo hướng tích cực cảm sử dụng một số kĩ năng lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo hướng tích cực cảm thông chia sẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.19 KB, 24 trang )

Trường THPT Thạch Thành 3

Giáo viên thực hiện: Hồ Thị Giang

MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................20

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, những ai đã từng có thời gian ngồi trên ghế nhà
trường đều còn lưu lại trong kí ức của mình ít nhiều hình ảnh về thầy cô giáo
chủ nhiệm (GVCN). Thậm chí đối với một số người, những tác động của GVCN
có ảnh hưởng quan trọng, làm thay đổi cuộc sống của họ. Vai trò của GVCN là
rất quan trọng trong công tác dạy học và giáo dục đạo đức học sinh trong nhà
trường. Được giao nhiệm vụ là người đại diện cho nhà trường để quản lí toàn
diện một lớp học, GVCN có những ảnh hưởng to lớn đến quá trình rèn luyện
đạo đức, hình thành nhân cách học sinh. Vì vậy, đòi hỏi đội ngũ thầy cô giáo làm
GVCN phải thực sự có lòng yêu nghề, yêu người cùng với việc được trang bị
đầy đủ về nhận thức và các kĩ năng cần thiết để làm tốt công tác giáo dục học
sinh.
Để làm tốt được những trọng trách đó, mỗi GVCN không những chỉ cần
có lòng yêu nghề, yêu trẻ mà còn cần có kiến thức và năng lực sư phạm tốt. Bên
cạnh đó, việc đổi mới nội dung, phương thức tư vấn cá nhân, tham vấn nhóm lớn
dành cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm là một vấn đề cực kì quan trọng,
trong đó rèn luyện kỹ năng giao tiếp một cách có hiệu quả chính là một yếu tố
không thể không đề cập đến trong công tác chủ nhiệm đối với xu hướng tất yếu
của giáo dục hiện nay.
Văn hóa giao tiếp trong nhà trường được hình thành từ các quy tắc, hành
vi ứng xử giữa thầy và trò ở tất cả các hoạt động học và rèn luyện. Kỹ năng giao
tiếp ứng xử là một phần vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt
động của nhà trường. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là những người hàng ngày


trực tiếp gắn bó với học sinh của lớp mình.
Bác Hồ đã từng nói:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Để đảm bảo được nhiệm vụ trồng người thì mỗi giáo viên phải có nhiệm
vụ giáo dục nên những con người có đức, có tài trong xã hội. Bởi thế không chỉ
cung cấp cho học sinh những kiến thức mà còn phải hình thành cho các em ý
thức tự chủ, tinh thần trách nhiệm của người công dân.
Trong hơn 10 năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi nhận thấy nếu không
biết rèn luyện kỹ năng giao tiếp thì sẽ khó có thể có được hiệu quả cao nhất
trong công tác chủ nhiệm. Từ những mong muốn ở trên và thực tế giáo dục tại
nhà trường THPT Thạch Thành 3 khi làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi
Tên đề tài: “Sử dụng một số kĩ năng Lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo Trang 1
hướng tích cực; Cảm thông chia sẻ; Chia sẻ một số câu chuyện minh họa. Nhằm
nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường
THPT”.


Trường THPT Thạch Thành 3

Giáo viên thực hiện: Hồ Thị Giang

mạnh dạn chọn đề tài: Sử dụng một số kĩ năng: Lắng nghe học sinh lớp chủ
nhiệm theo hướng tích cực; Cảm thông chia sẻ; Chia sẻ một số câu chuyện
minh họa. Nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ
nhiệm ở trường THPT.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hướng đến các mục đích sau:
- Tìm tòi, nghiên cứu, ứng dụng các kỹ năng giao tiếp trong công tác chủ nhiệm.
- Nâng cao hiệu quả kỹ năng giao tiếp.

- Xây dựng được một tập thể đoàn kết, thân thiện góp phần vào việc hoàn thành
mục tiêu giáo dục đã đề ra.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT.
Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
Là học sinh các lớp chủ nhiệm 10C6 năm học 2018-2019 và 11B6 năm
học 2019-2020 của trường THPT Thạch Thành 3, Thạch Thành, Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực tiễn, như:
- Quan sát, thu thập thông tin: Từ học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp và hồ sơ.
- Điều tra, thăm dò: Tìm hiểu, tâm sự từ học sinh...
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Thử nghiệm: Áp dụng thí điểm tại các lớp chủ nhiệm, ứng dụng một cách có
hệ thống tại các lớp 1OC6 (năm học 2018-2019), 11B6 (năm học 2019-2020),
nơi tôi công tác.
- Phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Trong những năm gần đây, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm từ lớp 10
đến lớp 12.
- Năm học 2018 – 2019 chủ nhiệm lớp 10C6, năm học 2019 – 2020 chủ nhiệm
lớp 11B6.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 01 năm 2020.

2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
Đảng ta đã quyết tâm phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Thực
hiện nhiệm vụ đó, ngành giáo dục nhiều năm nay đã không ngừng triển khai tới
tất cả các nhà trường, các thầy cô giáo yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy,
quản lí, ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới công tác chủ nhiệm, giáo dục kĩ
năng sống, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp....Đã có rất nhiều cuộc tập
huấn đổi mới phương pháp được tổ chức, nhiều tài liệu có tính chất lí luận về

các vấn đề này đã được ban hành. Trong đó có cả những nội dung tập huấn về
công tác chủ nhiệm.
Như chúng ta đã biết, chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh không chỉ
phụ thuộc vào kết quả học tập các bộ môn văn hóa mà còn phụ thuộc vào rất
nhiều các hoạt động giáo dục khác như rèn luyện đạo đức, hoạt động ngoài giờ
Tên đề tài: “Sử dụng một số kĩ năng Lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo
hướng tích cực; Cảm thông chia sẻ; Chia sẻ một số câu chuyện minh họa. Nhằm
nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường
THPT”.

Trang 2


Trường THPT Thạch Thành 3

Giáo viên thực hiện: Hồ Thị Giang

lên lớp, giáo dục kĩ năng sống...Bên cạnh công tác chuyên môn là giảng dạy thì
người giáo viên cũng cần trau dồi cho mình thêm nhiều kiến thức về các nhiệm
vụ khác trong đó có công tác chủ nhiệm. Nói về vai trò của người giáo viên chủ
nhiệm chúng ta đều thấy tầm quan trọng của họ. Trong đó, nâng cao hiệu quả
giao tiếp trong công tác chủ nhiệm là một yêu cầu cấp thiết.
Giao tiếp có thể coi như là một phương thức tồn tại của con người, một
điều kiện tâm lí cơ bản có tác dụng làm phát triển được các phẩm chất nhân
cách, một loại quan hệ giữa chủ thể với các chủ thể khác và là một loại hoạt
động đặc biệt. Ngoài ra có thể hiểu giao tiếp chính là quá trình thiết lập và vận
hành nên các mối quan hệ hai chiều lẫn nhau về mặt tâm lí giữa các chủ thể
trong các hoạt động cùng nhau nhằm truyền bá ý đồ tư tưởng, tình cảm cho
nhau, gây ảnh hưởng cảm hóa lẫn nhau và để lại dấu ấn trong nhau.
Nói về vấn đề giao tiếp, trên thế giới giao tiếp là một vấn đề được con

người nghiên cứu từ thời cổ Hy lạp. Tuy vậy, trước thế kỷ XIX giao tiếp chưa
được nghiên cứu một cách sâu sắc như một chuyên ngành tâm lí học. Giao tiếp
chỉ được một số nhà triết học nhắc đến như là sự phản ánh mối quan hệ giữa con
người với con người. Giữa thế kỷ XIX, nhà tư tưởng, nhà kinh tế chính trị, nhà
lãnh đạo cách mạng của Hiệp hội Người lao động Quốc tế Các Mác (1818 1883). Trong “Bản thảo kinh tế - triết học 1984”, Mác viết: “Bất cứ quan hệ nào
của con người đối với bản thân mình đều chỉ được thực hiện, biểu hiện trong
quan hệ của con người, đối với những người khác”.
Sang thế kỷ XX vấn đề giao tiếp ngày càng được các nhà triết học, tâm lí
học, xã hội học quan tâm nhiều hơn. Có thể kể đến một số công trình “Về bản
chất giao tiếp nghề” (1973) của Xacophin, “Giao tiếp sư phạm” (1979) của
A.A.Leonchiev, “Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm” (1980) của
A.V.Petropxki...[1]
Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu giao tiếp chỉ được thực hiện từ những
năm 1970 của thế kỷ trước. Phần lớn các bài nghiên cứu tập trung ở khoa tâm lí
giáo dục trường Đại học sư phạm Hà Nội I. Các bài như: “Giao tiếp, tâm lí, nhân
cách” (1981) của Trần Trọng Thủy, “Bàn về phạm trù giao tiếp” (1981) của Bùi
Văn Huệ...[2]
Hiện nay, giao tiếp cũng là một nội dung quan trọng được giảng dạy trong
các trường cao đẳng, đại học...Trong một số tư liệu “Giáo trình giao tiếp sư
phạm” (2002) của Lê Thanh Hùng, “Ứng xử sư phạm” (2006) của Trịnh Trúc
Lâm...đã đề cập tới khái niệm giao tiếp, chức năng, vai trò của giao tiếp cũng
như nguyên tắc, quy trình ứng xử và các tình huống ứng xử trong giao tiếp sư
phạm cung cấp cái nhìn hệ thống về các vấn đề lí luận và thực tiễn trong giao
tiếp sư phạm.[3]
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng đề tài
Hầu hết những xung đột, mâu thuẫn giữa giáo viên và học sinh trong suốt
những năm học vừa qua khiến dư luận bức xúc có nguyên nhân xuất phát từ khả
năng giao tiếp và ứng xử chưa tốt của các thầy cô giáo. Để giải quyết triệt để
Tên đề tài: “Sử dụng một số kĩ năng Lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo
hướng tích cực; Cảm thông chia sẻ; Chia sẻ một số câu chuyện minh họa. Nhằm

nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường
THPT”.

Trang 3


Trường THPT Thạch Thành 3

Giáo viên thực hiện: Hồ Thị Giang

vấn đề này trong tương lai, không cách gì tốt hơn là phải nhanh chóng nâng cao
năng lực ứng xử sư phạm cho giáo viên bằng những giải pháp căn cơ.
Trong cuộc sống, biết lắng nghe người khác là một kỹ năng cần phải có
đối với mỗi người khi giao tiếp. Còn trong môi trường sư phạm, lắng nghe học
sinh là một yếu tố vô cùng quan trọng để giữa thầy và trò luôn có sự đồng cảm,
chia sẻ, cảm thông lẫn nhau. Từ đó, môi trường sư phạm luôn có năng lượng tích
cực, tạo động lực cho công việc dạy và học gặt hái nhiều hiệu quả hơn. Một số
vụ việc đáng tiếc xảy ra gần đây trong nhà trường, theo tôi, phần nào lỗi về khâu
chưa biết lắng nghe học sinh; chưa có sự tương tác, hợp tác và chưa có niềm tin
lẫn nhau giữa thầy và trò. Một lời tâm sự, một cử chỉ thân mật, yêu thương,
người thầy có thể hóa giải nhiều tình huống sư phạm một cách êm đẹp, có tình
có lý và tâm phục khẩu phục.
Kỹ năng lắng nghe học sinh phải rèn luyện một cách tự giác, tích cực mới
có được. Hiện nay, một bộ phận không nhỏ giáo viên thường có tâm lý coi
thường học sinh, coi các em là “những đứa con nít, không biết gì” nên thường
bỏ qua, không nhận ra được những bức xúc qua ánh mắt, lời nói, cử chỉ; chưa
nhận ra được “những điều em muốn nói” mà không biết thổ lộ cùng ai!
Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Thị Bích Hồng cho rằng dạy học là một quá trình giao
tiếp, tương tác giữa giáo viên và học sinh. Hiệu quả dạy học không chỉ phụ
thuộc vào năng lực chuyên môn và khả năng sử dụng các phương pháp dạy học

mà còn nằm ở phong cách, thái độ ứng xử của nhà giáo đối với học sinh. Tác
động giáo dục của người thầy sẽ có sức cảm hóa lớn nhờ phong cách giao tiếp
ứng xử thuyết phục, công bằng và khéo léo với học sinh ở từng tình huống cụ
thể. Vì vậy giao tiếp và ứng xử sư phạm là một yếu tố quan trọng trong cấu trúc
năng lực sư phạm của người thầy.
Tại hội thảo về công tác “Bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên trong việc
đổi mới nội dung và phương thức tư vấn cá nhân, tham vấn nhóm lớn cho giáo
viên làm công tác GVCN” [5] giai đoạn 2 ở Đà Nẵng vào tháng 11 năm 2019
cũng đã nhấn mạnh về những biện pháp đổi mới nội dung, phương thức tư vấn
cá nhân, tư vấn nhóm dành cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở trường
THPT, trong đó kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm là vấn
đề được đề cập. Cùng với đó, thực tế tại trường THPT Thạch Thành 3, hệ Công
lập tự chủ nơi tôi công tác, chất lượng đầu vào còn thấp, học sinh nhìn chung
vừa yếu cả về tri thức lẫn kỹ năng giao tiếp.
Để việc nghiên cứu đạt hiệu quả, đầu các năm học 2018 – 2019 (Lớp
10C6 với sĩ số 41) và 2019 – 2020 (Lớp 11B6 với sĩ số 42) tôi có làm một cuộc
khảo sát đánh giá về kỹ năng giao tiếp của một số giáo viên làm công tác chủ
nhiệm và học sinh lớp tôi trước khi thực hiện đề tài.
Stt
Nội dung
Đối
Số
Mức độ % trên giáo
tượng lượng
viên/ học sinh
điều tra
Tên đề tài: “Sử dụng một số kĩ năng Lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo
hướng tích cực; Cảm thông chia sẻ; Chia sẻ một số câu chuyện minh họa. Nhằm
nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường
THPT”.


Trang 4


Trường THPT Thạch Thành 3

1
2
3
4
5
6
7

Bắt người khác theo lối của GVCN
mình, đưa ra quan điểm của
mình
Không để cho người nói sửa GVCN
sai cho mình.
Đồng ý với những ý kiến GVCN
chung chung
Ý thức hợp tác, chia sẻ
HS
Mạnh dạn, tự tin
HS
Kỹ năng thích khám phá học HS
hỏi
Tâm lí thờ ơ, lạnh cảm
HS


Giáo viên thực hiện: Hồ Thị Giang

Số lượng

Tỉ lệ %

25

20

80

25

15

60

25

17

68

83
83

29
30


34.9
36.1

83

41

49.3

83

35

42.1

Bảng 1. Kết quả khảo sát giáo viên, học sinh về vốn kỹ năng giao tiếp trước nghiên cứu(25
giáo viên chủ nhiệm và 83 học sinh)

Nhìn vào bảng thống kê khảo sát, ta thấy đối với giáo viên làm công tác
chủ nhiệm đa phần đều có cái nhìn mang tính áp đặt về mình (bắt người khác
theo lối của mình, đưa ra quan điểm của mình: 80%; không để cho người nói sửa
sai cho mình: 60% hay đồng ý với những ý kiến chung chung: 68%). Đối với
học sinh đều rất thấp kỹ năng hợp tác, chia sẻ (34.9%), chưa được mạnh dạn, tự
tin (36.1%) hay như khả năng thích khám phá (49.3%). Vì vậy, đa phần các em
có tâm lí thờ ơ, lạnh cảm (42.1%).
Có thể thấy, kỹ năng giao tiếp được xem là yếu tố then chốt đối với sự
phát triển toàn diện của một người. Với học sinh cấp 3, các em bắt đầu biết nhìn
nhận, phân tích vấn đề ở góc độ trưởng thành hơn và sắp bước vào ngưỡng cửa
đại học hoặc đi làm. Vậy nên, kỹ năng gieo tiếp là vô cùng cần thiết để các em
có thêm hành trang vững bước vào tương lai. Đứng trước tình hình thực trạng

này, tôi luôn có những suy nghĩ để nâng cao hiệu quả trong giao tiếp của người
giáo viên chủ nhiệm lớp.
2.3. Những giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong
công tác chủ nhiệm ở trường THPT.
2.3.1. Khái niệm về kỹ năng giao tiếp sư phạm.
Giao tiếp là hoạt động có chủ đích của con người nhằm tiếp nhận, trao đổi
thông tin, duy trì và thiết lập các mối quan hệ xã hội thông qua các phương tiện
ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để đạt mục đích đề ra.
Giao tiếp là một quá trình phức tạp đòi hỏi mỗi cá nhân phải biết sử dụng
kết hợp nhiều phương pháp, cách thức khác nhau trong mỗi hoạt động cụ thể.
Trong giao tiếp không chỉ đơn thuần là nhằm trao đổi cảm xúc, tình cảm hay
nhận thức mà điều quan trọng là phải có quá trình trao đổi thông tin mà cả người
phát và người nhận đều hiểu đúng nội dung thông tin đó.
Vì vậy, cá nhân muốn có kỹ năng giao tiếp trước hết phải có vốn tri thức,
hiểu biết sâu sắc, có kinh nghiệm về một lĩnh vực chuyên ngành cụ thể. Người
Tên đề tài: “Sử dụng một số kĩ năng Lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo
hướng tích cực; Cảm thông chia sẻ; Chia sẻ một số câu chuyện minh họa. Nhằm
nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường
THPT”.

Trang 5


Trường THPT Thạch Thành 3

Giáo viên thực hiện: Hồ Thị Giang

có kỹ năng giao tiếp là người biết dự đoán trước những thuận lợi và khó khăn có
thể sẽ diễn ra trong quá trình giao tiếp, biết vận dụng tri thức, kinh nghiệm một
cách linh hoạt trong từng tình huống giao tiếp cụ thể... Mặt khác, biết xác định

đúng mục đích giao tiếp, hiểu được những quy luật tâm lý trong giao tiếp để từ
đó tìm được cách thức tiếp nhận, xử lí thông tin đúng, đủ, kịp thời nhằm đạt
được mục đích đề ra.
2.3.2. Áp dụng các kỹ năng lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo hướng
tích cực.
Đây là một kỹ năng đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm cần nhận thức
được: Tại sao phải biết lắng nghe tích cực? Phân tích được các yêu cầu của lắng
nghe tích cực, làm thế nào để lắng nghe tích cực. Từ đó, biết vận dụng lắng nghe
tích cực vào tình huống cụ thể trong thực tiễn giáo dục học sinh.
2.3.2.1. Tại sao phải lăng nghe tích cực
Lắng nghe tích cực là một cách thức để thầy cô hiểu học sinh mình, tôn
trọng và quan tâm đến nhau, tăng cường mối quan hệ trong lớp học. Lắng nghe
tích cực cũng giúp ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lớp học,
đặc biệt trong bối cảnh quan hệ thầy – trò gặp nhiều thách thức như hiện nay.
Giao tiếp tích cực thầy cô có thể kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc
của học sinh và có những giải pháp khắc phục. Khó khăn của học sinh cũng
được phát hiện và có giải pháp khắc phục sớm thì càng dễ giải quyết, càng ít tốn
sức và hạn chế biện pháp trừng phạt.
Vậy ta hiểu lắng nghe tích cực là gì? Lắng nghe tích cực là một kỹ năng
sống thành phần trong nhóm kỹ năng sống tương tác với người khác. Trong
quan hệ giao tiếp với mọi người, quá trình đối thoại, tương tác giữa các chủ thể
luôn được thể hiện dưới hình thức nghe và nói. Đôi khi, do không nắm được bản
chất, nguyên tắc của quá trình giao tiếp, hoặc do thiếu tôn trọng người cùng giao
tiếp, ai đó chỉ thích nói cho người khác ngh, mà không thích nghe, hoặc không
biết nghe người khác nói dẫn đến giao tiếp kém hiệu quả, không hiểu hoặc hiểu
lầm, dẫn đến bất hợp tác, thậm chí làm cho mâu thuẫn trở thành xung đột.
Lắng nghe tích cực là trạng thái lắng nghe có chú ý, kết hợp với tính kiên
nhẫn, quan tâm, ân cần, có trách nhiệm với vấn đề mình được chia sẻ. Để hiểu rõ
về lắng nghe tích cực, chúng ta hãy xem bảng so sánh giữa nghe không tích cực
và nghe tích cực sau:

Nghe không tích cực
Nghe tích cực
- Bắt người khác theo lối của mình.
- Lặp lại cuộc hội thoại cho người nói
nghe, bằng từ ngữ của mình và cách
hiểu của mình đối với những điều
- Đưa ra quan điểm của mình, đưa ra người khác nói.
lời khuyên, tranh thủ mọi lúc để nói về - Không nói về bản thân mình.
mình.
- Nếu phải giúp ai giải quyết vấn đề thì - Không thể hiện phản ứng của mình
cố gắng thật nhiều, chắc chắn/quả hay đưa ra những câu nhận xét đã được
Tên đề tài: “Sử dụng một số kĩ năng Lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo
hướng tích cực; Cảm thông chia sẻ; Chia sẻ một số câu chuyện minh họa. Nhằm
nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường
THPT”.

Trang 6


Trường THPT Thạch Thành 3

Giáo viên thực hiện: Hồ Thị Giang

quyết về những điều mình sẽ nói tiếp.
chuẩn bị trước.
- Đưa ra chủ đề mới để thoát khỏi chủ - Để người nói dẫn dắt câu chuyện.
đề mà mình cảm thấy không thoải mái. Khuyến khích họ quay trở lại vấn đề
khi họ chuyển hướng, không để người
nói chuyện sang đề tài kém quan trọng
- Không cho người nói biết là mình hơn vì họ cảm thấy mình không hiểu

không hiểu họ đang nói về điều gì, giả họ.
vờ là mình hiểu để làm người khác - Hãy hỏi lại để làm rõ khi mình không
thoải mái và khỏi cảm thấy mình “ngốc hiểu.
nghếch”.
- Không để cho người nói sửa sai cho - Hãy cố làm lại nếu những câu nói thể
mình, cố gắng đưa ra quan điểm của hiện khả năng nghe tích cực của mình
mình vào những gì người khác nói.
không được tiếp nhận.
- Cố gắng làm cho người nói thoát khỏi - Hãy để người nói sửa câu phản hồi
tình trạng mê muội bằng cách cho của mình, điều này làm họ sắc sảo hơn.
người ta câu trả lời và lời khuyên.
- Trấn an bằng câu “Mọi chuyện - Hãy đề cho người nói tìm thấy câu trả
không tệ thế đâu” hay ngăn cản người lời cho bản thân, câu trả lời cho mình
khác.
chưa chắc là câu trả lời cho họ, đừng
- Cố gắng sửa chữa, thay đổi hay cải khuyên họ.
thiện những gì người khác vừa nói, đặc - Thừa nhận cảm xúc của người nói,
biệt khi mình biết mình nói đúng.
đừng chẩn đoán, khuyến khích, phê
- Đồng ý với những ý kiến chung phán hay trêu chọc họ.
chung “Đúng, tình thế thật là vô vọng” - Hỗ trợ cảm xúc của người nói: “Bây
hay “minh chẳng thể làm gì cả”.
giờ em đang cảm thấy tuyệt vọng” hay
“Bây giờ em chẳng biết phải làm thế
nào”.
- Cố gắng lấp những lúc im lặng.
- Hãy cho phép được yên lặng, hãy thở
thật sâu.
Trên cơ sở bảng so sánh đó, ta có thể thấy các loại nghe được phân loại
theo chức năng với các mức độ của nó:

Nghe thông tin, nghĩa là nghe chỉ để nắm được thông tin những chưa hẳn
đã hiểu được vấn đề.
Nghe phân tích, nghe có chủ định, có phân tích các chiều cạnh của vấn đề.
Nghe đồng cảm, có nghĩa là nghe có chủ định, phân tích, đồng cảm, thấu
hiều vấn đề.
Các mức độ nghe: phớt lờ, giả vờ, chú ý, nghe từng phần, thấu cảm.
2.3.2.2. Cách lắng nghe tích cực hiệu quả
Từ những vấn đề trên, câu hỏi đặt ra làm sao để lắng nghe tích cực một
cách có hiệu quả?
Trước hết chúng ta cần phải có kỹ năng nghe. Nghe không chỉ bằng tai mà
bằng cả khả năng nhận thức; Vừa nghe vừa quan sát điệu bộ, cử chỉ, nét mặt của
Tên đề tài: “Sử dụng một số kĩ năng Lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo
hướng tích cực; Cảm thông chia sẻ; Chia sẻ một số câu chuyện minh họa. Nhằm
nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường
THPT”.

Trang 7


Trường THPT Thạch Thành 3

Giáo viên thực hiện: Hồ Thị Giang

ngườ nói; Vừa nghe chi tiết vừa theo dõi ý tưởng tổng thể, cố gắng hiểu ý nghĩa
và tình cảm phía sau lời nói, đặt lời người nói vào hoàn cảnh của họ.
Tiếp đó là kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Hay nói một cách khác, nghe xong
hãy nói, gác tất cả các việc khác lại. Mỗi khi các em phát biểu ý kiến hay nói
một điều gì, thầy cô dù bận rộn cũng phải lắng nghe các em nói. Có như vậy, khi
thầy cô nói các em mới chú ý nghe lại.
2.3.2.3. Yêu cầu đối với giáo viên khi lắng nghe học sinh

Về mục đích nghe. Khi nghe học sinh, ngoài mục đích để tìm hiểu thông
tin, giáo viên chủ nhiệm cần phải quan tâm tìm hiểu tâm trạng của người nói, thể
hiện thái độ khích lệ và tôn trọng các em.
Về thái độ nghe. Nên ngồi xuống trước mặt, không nên lơ đễnh, không
nghe hời hợt như vậy sẽ làm cho người nói tổn thương. Nếu giáo viên thấy còn
thấp thỏm hay căng thẳng như đang ngồi trên đống lửa thì xin hẹn lại buổi khác,
không nên miễn cưỡng. Ngoài ra, giáo viên phải thể hiện thiện chí muốn được
lắng nghe. Sự thiện chí của giáo viên thể hiện ở thái độ và cách khuyến khích
người nói, có thể bằng ánh mắt, lời nói động viên khuyến khích: Tôi đang nghe
đây, em cứ tiếp tục đi...Không nên dùng mệnh lệnh.
Thể hiện sự cởi mở, không thành kiến. Nếu muốn biết học sinh đang nghĩ
gì, muốn gì thì trong khi lắng nghe, giáo viên phải từ bỏ những thành kiến trước
nay về học sinh đó, hay về chính sự kiện mà học sinh đó sắp xảy ra. Nên nghe
tất cả những chia sẻ của học sinh, không nên vội cắt lời, phê bình cái này không
đúng với sự thật cái kia không phù hợp với nguyên tắc. Khi hết lòng lắng nghe,
giáo viên mới thấy rõ được vấn đề, nguyên nhân, hậu quả, tâm trạng học sinh và
đưa ra lời tư vấn nếu cần thiết.
Thể hiện tình thương. Trong một số trường hợp, trong lời nói của học sinh
có thể có sự trách móc, phán xét đối với giáo viên: tại sao thầy bênh vực bạn,
thầy ghét em...Nếu người giáo viên không kiểm soát được cảm xúc bản thân,
không có sự bao dung, độ lượng thì ngay lập tức giáo viên sẽ tự ái và mất đi khả
năng lắng nghe. Những lúc như vậy, giáo viên nên tập lắng nghe hơi thở và dòng
cảm xúc ở trong chính mình trước. Khi nhận thấy lòng tự ái của mình bị kích
động thì nên nhắc nhở rằng mình đang muốn giúp người học sinh, đang muốn
tạo cho học sinh nói lên những nỗi bức xúc thì không nên để cho cảm xúc của
mình xen vào.
Tự ý thức về bản thân. Trước và trong khi nghe, người giáo viên phải thấy
rõ tình trạng sức khỏe và tinh thần của bản thân. Nếu vì cả nể thì có thể chúng ta
sẽ gây thêm điều đáng tiếc dù có thiện chí muốn giúp. Trường hợp học sinh
không bình tĩnh, trong khi khả năng kiểm soát cảm xúc, lắng nghe của giáo viên

còn yếu thì chắc chắn sẽ không thành công. Khi đó, giáo viên không nên tiếp
tục, thay vào dịp khác. Không nên để mình rơi vào thói quen lắng nghe bằng
hình thức, như vậy đã không giúp được học sinh mà còn tập dượt cho những hạt
giống vô tình, thờ ơ phát triển.
2.3.2.4. Những việc giáo viên cần làm giúp học sinh biết lắng nghe tích cực
Tên đề tài: “Sử dụng một số kĩ năng Lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo
hướng tích cực; Cảm thông chia sẻ; Chia sẻ một số câu chuyện minh họa. Nhằm
nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường
THPT”.

Trang 8


Trường THPT Thạch Thành 3

Giáo viên thực hiện: Hồ Thị Giang

Không chỉ giáo viên biết lắng nghe tích cực, mà giáo viên còn cần luyện
cho học sinh cũng biết lắng nghe giáo viên và bạn bè một cách tích cực. Để học
sinh lắng nghe tích cực, giáo viên chủ nhiệm cần phải có lời nói gọn, rõ ràng,
dứt khoát. Khi nói cần nhìn thẳng vào học sinh, dùng câu từ dễ hiểu, biết lắng
nghe học sinh nói.
Đồng thời, giáo viên cần biết các lí do học sinh lắng nghe và không lắng
nghe dưới đây để có biện pháp phù hợp.
Các lí do để học sinh không lắng nghe: Học sinh nghĩ rằng học sinh có
những điều hay hơn để nói; Học sinh đã có câu trả lời cho những vấn đề mà học
sinh biết sẽ xảy ra; Người nói đã làm cho học sinh không có hứng thú hay lí do
gì để nghe họ; Học sinh không thích người nói, hay không thích những gì mà
người nói đại diện, hoặc cũng có thể không thích thông điệp của người nói; Từ
những kinh nghiệm trong quá khứ, học sinh biết thông điệp được đưa ra sẽ quá

phức tạp hay quá đơn giản, có thể liên quan đến học sinh nhưng học sinh đã biết
rồi hay chẳng liên quan đến học sinh.
Các lí do để học sinh lắng nghe: Học sinh yêu thích và ngưỡng mộ người
nói; Học sinh nghĩ rằng điều mà giáo viên sắp nói sẽ rất thú vị; Học sinh sợ rằng
nếu không lắng nghe sẽ bị trừng phạt; Học sinh có nhu cầu thực sự về những
thông tin sắp được chuyển tải; Học sinh có kinh nghiệm hay đã được học là
nghe tích cực sẽ giúp cải thiện mối quan hệ cá nhân và giúp đạt được mục mục
tiêu cá nhân hay mục tiêu tập thể.
2.3.2.5. Lắng nghe tích cực trong các tình huống cụ thể
Trước hết, lắng nghe tích cực giải quyết vấn đề cá nhân. Trình tự gồm bốn
bước giáo viên thực hiện để giúp học sinh giải quyết vấn đề của mình:
Bước 1. Phản hồi để xác nhận thông tin bằng cách nhắc lại hoặc tóm tắt
nội dung câu chuyện, cảm xúc của người nói. Học sinh cần hiểu rằng giáo viên
đang lắng nghe và đang hiểu học sinh.
Ví dụ: Người nói: “Em rất sợ khi phải trình bày trước lớp”.
Phản hồi: “Em thấy sợ khi phải trình bày trước lớp, khi nói trước
đông người ư?”
Bước 2. Xác nhận cảm xúc làm cho người nói thấy được cảm xúc của họ
là bình thường, tự nhiên đối với con người. Những học sinh nhảy cảm cần thấy
rằng các em không phải là người duy nhất có cảm xúc khó khăn như vậy.
Ví dụ: “Nhiều người cũng có cảm giác như vậy”. “Trước khi làm giáo
viên thầy cũng có cảm giác như vậy khi phải đứng nói trước đám đông”.
Bước 3. Khích lệ người nghe có nhiệm vụ tìm ra những điểm tốt, điểm
mạnh, những lần ứng phó khó khăn thành công trước đây của người nói để khích
lệ. Học sinh cần được khích lệ để có thêm sức mạnh.
Ví dụ: “Em có nhớ đã tham gia hát tốp ca lần trước không? Lần đó, em
đã rất tự tin trước đám đông người”.
Bước 4. Cùng học sinh tìm giải pháp sau khi lắng nghe và làm cho
người nói cảm thấy cảm xúc của họ là bình thường (nhiều người khác trong
Tên đề tài: “Sử dụng một số kĩ năng Lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo

hướng tích cực; Cảm thông chia sẻ; Chia sẻ một số câu chuyện minh họa. Nhằm
nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường
THPT”.

Trang 9


Trường THPT Thạch Thành 3

Giáo viên thực hiện: Hồ Thị Giang

hoàn cảnh đó cũng có cảm xúc tương tự) để họ có thể trở lại trạng thái bình tĩnh
và làm cho họ cảm thấy được khích lệ và mạnh mẽ hơn, chúng ta có thể giúp
người nói tìm ra cách giải quyết vấn đề của họ.
Ví dụ: Em sẽ chuẩn bị như thế nào?
Thứ hai, lắng nghe tích cực và giải quyết những vấn đề bất hòa. Bất hòa là
một phần của cuộc sống. Nó có thể diễn ra ở mọi nơi. Trước hết, giáo viên hay
coi bất hòa hay thậm chí là mâu thuẫn, xung đột không chỉ là vấn đề, là sự đe
dọa mà còn là cơ hội để hiểu nhau hơn, là động lực thay đổi cho thầy cô và học
sinh. Vì bất hòa là điều không thể tránh khỏi nên cách tốt nhất là học một số kỹ
năng học sinh giải quyết vấn đề.
Lắng nghe tích cực là một kỹ năng rất có ích cho giải quyết bất hòa. Giáo
viên và học sinh đều có thể học và áp dụng phương pháp này. Khi phải làm
trung gian hòa giải cho học sinh, giáo viên cần phải làm như thế nào? Có hiệu
quả không? Thường gặp khó khăn gì? Chúng ta có thể áp dụng lắng nghe tích
cực vào quá trình giải quyết bất hòa mâu thuẫn giữa hai học sinh. Bản thân học
sinh cũng có thể học và áp dụng cho nhau để giải quyết bất hòa.
Quy tắc giải quyết bất hòa dành cho người hòa giải:
Một, đặt ra các câu hỏi trong tiến trình giải quyết bất hòa.
Hai, lằng nghe cẩn thận và lắng nghe tích cực từng học sinh nói.

Ba, chỉ dẫn và khuyến khích học sinh lắng nghe nhau.
Bốn, khuyến khích học sinh nhắc lại những gì người xưa nói.
Năm, ghi nhận một cách trân trọng khả năng của học sinh trong việc lắng
nghe và giao tiếp.
Sáu, tránh thiên vị đứng về một phía.
Quy tắc dành cho học sinh có bất hòa cần được giải quyết:
Một, sẵn sàng lắng nghe.
Hai, sẵn lòng cùng nhau tìm kiếm giải pháp.
Hãy nhớ lại các yếu tố gây rào cản khi lắng nghe tích cực. Đó là: buộc tội, quở
mắng, trách cứ, xem thường, làm rối trí, cho giải pháp, phê phán, giảng giải đạo
đức...Khi có bất hòa, học sinh thấy khó lắng nghe nhau. Việc khuyến khích học
sinh lắng nghe, đặc biệt là việc phản hồi về mặt cảm xúc là khâu then chốt.
Trong nhiều trường hợp, bất hòa được giải quyết ngay sau khi học sinh nói cho
giáo viên biết chúng đang cảm thấy như thế nào. Dưới đây là trình tự bốn bước
thầy cô giáo giúp hai học sinh đang có bất hòa giải quyết vấn đề bất hòa.
Bước 1. Khám phá vấn đề: Chuyện gì đã xảy ra?
Bước 2. Tìm hiểu cảm xúc: Cảm thấy thế nào?
Bước 3. Đề ra giải pháp và lựa chọn giải pháp: Muốn gì? Muốn như thế nào?
Bước 4. Cam kết thực hiện.
Đối với cả hai học sinh: “Các em có cam kết sẽ cố gắng cư xử theo cách
mà cả hai đã đồng ý không?”
Nếu cả hai nói “có”, hãy khen ngợi và khích lệ học sinh đã lắng nghe
nhau một cách tích cực và đã đưa ra giải pháp thỏa mãn cả hai bên. Nếu một
Tên đề tài: “Sử dụng một số kĩ năng Lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo
hướng tích cực; Cảm thông chia sẻ; Chia sẻ một số câu chuyện minh họa. Nhằm
nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường
THPT”.

Trang 10



Trường THPT Thạch Thành 3

Giáo viên thực hiện: Hồ Thị Giang

trong hai học sinh nói “không”, hãy yêu cầu mỗi học sinh suy nghĩ tiếp về việc
mà học sinh này muốn cả hai cùng làm để giải quyết vấn đề. Đề nghị các em suy
nghĩ về những giải pháp có thể có cho tới khi cả hai đồng ý rằng họ đã chọn
được một giải pháp phù hợp, thỏa mãn cả hai bên và họ có thể thực hiện giải
pháp này.
Trong trường hợp hai học sinh đang tức giận thì người hòa giải phải giúp
hai học sinh bình tĩnh trở lại trước khi bắt đầu. Khi đang “nóng”, lại có người
lớn sẵn sàng nghe nên học sinh thường tranh nhau nói và có xu hướng chỉ nhìn
vấn đề theo quan điểm của mình. Nếu vậy, giáo viên sẽ phải thiết lập một quy
tắc (từng người nói một, lắng nghe người kia nói...) trước khi bắt đầu bước 1
(khám phá vấn đề).
2.3.3. Áp dụng kỹ năng cảm thông, chia sẻ
2.3.3.1. Nghệ thuật khen chê học sinh (Nguyên tắc khen - chê).
Trong các buổi sinh hoạt lớp hiện nay, thầy cô thường chê học trò nhiều
hơn là khen ngợi. “Thầy cô tiết kiệm lời khen, phung phí lời chê”. Về nguyên
tắc, khen phải nhiều hơn chê để tạo tâm lý tích cực vì ai cũng thích khen. Thầy
cô biết khen – chê đúng mực sẽ khiến cho học trò hứng thú trong học tập.
2.3.3.2. Một vài quy tắc khen ngợi.
Thứ nhất, khen ngợi cụ thể, chúng có thể xác định được điều này là đúng.
Ví dụ: “Em đã giúp bạn Thành khi bạn ấy thực sự cần em. Em đúng là một
người bạn tốt” hoặc “Ô, nhóm này biết cách cộng tác tốt ghê!”. Khen ngợi cụ
thể không nhất thiết phải là tán dương, ca tụng. Tác động tích cực có thể chuyển
tải chỉ cần qua thái độ và giọng nói của người lớn, ngôn từ chỉ có tác dụng mô tả
thêm.
Khen ngợi cụ thể có tác động tuyệt vời ở chỗ, nó có thể chỉ ra những điều

quan trọng nhất trong việc hoàn thành tốt một công việc. Ví dụ: “Em đã nhớ
được công thức phức tạp và quan trọng đó rồi!” hoặc “Thầy thích cách em trình
bày tờ báo tập san của lớp”. Khen ngợi cụ thể được sử dụng để giúp học sinh
phát huy năng lực của mình. Khi một bạn học sinh hỏi bạn điều gì đó có tốt hay
không, và bạn biết em đó đã nhận được lời khen cụ thể - vì thế học sinh biết
được những thông số then chốt, quan trọng trong công việc ấy – Hãy nhìn em đó
và mỉm cười, ngầm nói rằng điều đó là tốt và nói: “Em hãy cho thầy biết những
cái hay cái tốt của việc đó đi”.
Thứ hai, khen ngợi cụ thể và gọi tên các phẩm chất. Những lời khen ngợi
đó có thể là: “Thầy thích cách em vừa giúp đỡ bạn A. Em đã mang lại cho bạn
ấy niềm hạnh phúc”, “Em đã không đánh bạn khi bị bạn chế nhạo. Em vẫn giữ
được lòng tự trọng và mạnh mẽ. Thật tốt cho em!” Hoặc “Thầy đánh giá cao sự
tự nguyện giúp đỡ của em. Em rất có tinh thần hợp tác”.
Học sinh thường nhớ đến những phẩm chất nào mà giáo viên nói rằng
chúng có. Sự công nhận của giáo viên đối với những phẩm chất của chúng có
thể là rất quan trọng. Nó có thể mở ra cơ hội cho những ai cảm thấy thất vọng về
mình thay đổi quan điểm của mình từ tiêu cực sang tích cực. Biết được những
Tên đề tài: “Sử dụng một số kĩ năng Lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo
hướng tích cực; Cảm thông chia sẻ; Chia sẻ một số câu chuyện minh họa. Nhằm
nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường
THPT”.

Trang 11


Trường THPT Thạch Thành 3

Giáo viên thực hiện: Hồ Thị Giang

phẩm chất của chính mình là nền tảng quan trọng cho lòng tự trọng và quý trọng

bản thân.
Thứ ba, khen ngợi chân thật. Con người chúng ta rất nhanh chóng đón bắt
được những cảm xúc từ phía người khác. Lời nói có thể được phân thành những
loại như chấp nhận, khích lệ hoặc tán thưởng, nhưng để có được hiệu quả tích
cực, lời nói phải có tính chân thật. Chính tình cảm và lòng yêu thương của
chúng ta mới là điều quan trọng, vì những cảm xúc đó gieo vào lòng học sinh
niềm vui khi được đánh giá đúng những nỗ lực của mình. Tình yêu thương,
được công nhận và được tôn trọng là những điều mà mọi người đều muốn có.
Biểu lộ sự thích thú với ai đó, giao tiếp bằng ánh nhìn trìu mến và trân trọng là
những dấu hiệu nói lên sự chân thành. Đối với một học sinh, một cái nhìn trân
trọng đã có thể thay thế cho ngàn lời thừa nhận rồi. Đôi khi, có những giáo viên
thất vọng vì những hành vi của học sinh trong lớp, họ nói với cảm xúc giận dữ:
“Tôi thích cái kiểu trật tự của những học sinh phía bên này đây” và cho rằng
như vậy là họ đã nói lời khen. Nhớ rằng: tức giận chỉ khơi dậy thêm sự phẫn nộ
và ác cảm. Không có gì có thể thay thế được sự trân trọng và tình yêu thương.
Thứ tư, khen ngợi khi một hành vi mới xuất hiện lần đầu tiên. Một hành
vi tích cực mới xuất hiện rất cần nhận được lời phản hồi tức thì. Một số học sinh
không chịu làm bài trừ khi có ai đó ngồi bên cạnh chúng. Do vậy, chúng thường
học yếu. Hãy tập cho chúng tính tự giác bằng cách cùng với chúng giải quyết bài
tập, rồi nói: “Em biết cách làm loại bài tập này rồi đấy. Tốt lắm! Khi em làm
xong ba bài này, hãy giơ tay lên nhé!”. Cho điểm ngay sau bài tập thứ ba. Khi
bạn tiếp tục củng cố tinh thần học sinh, hãy tăng số lượng bài tập các em phải
làm trước khi trở lại. Trong một thời gian ngắn, đứa học trò ấy sẽ biết tự giác
làm bài hơn và học khá hơn.
Chúng ta cần khen ngợi thường xuyên hơn để thiết lập một kiểu mẫu hành
vi mới. Nhưng đến khi hành vi này đã trở thành thói quen, hãy giảm dần sự khen
ngợi. Đôi khi bạn có thể khen cho những nỗ lực liên tục, ví dụ: vừa mỉm cười
vừa nói “Em đã nhớ làm bài mỗi ngày rồi đấy”. Lời nói tiêu cực có thể làm tăng
hành vi tiêu cực. Đã là con người, hầu hết chúng đều có lúc ứng xử tiêu cực với
người khác, quát tháo, nạt nộ người này hay người kia về một câu chuyện nào

đó. Là giáo viên, những ai hay sử dụng những lời lẽ tiêu cực hoặc thường xuyên
quát mắng học sinh là những người có vấn đề thực sự - với con cái của họ và với
lớp học.
2.3.4. Thực nghiệm về kỹ năng nâng cao hiệu quả giao tiếp trong công tác
chủ nhiệm: (kỹ năng cảm thông, chia sẻ)
Chúng ta ai cũng cần học cách đối mặt với những tổn thương do người
khác gây ra cho mình. Điều quan trọng như việc giúp chúng ta cần nhận thức
được rằng lời nói của mình cũng có thể gây tổn thương cho người khác. Giáo
viên chủ nhiệm có thể thực hiện hoạt động sau để giúp học sinh thấy được việc
dùng những lời nói thiếu suy nghĩ, thiếu tôn trọng, chê bai, giễu cợt có thể gây
tổn thương đến những người khác.
Tên đề tài: “Sử dụng một số kĩ năng Lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo
hướng tích cực; Cảm thông chia sẻ; Chia sẻ một số câu chuyện minh họa. Nhằm
nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường
THPT”.

Trang 12


Trường THPT Thạch Thành 3

Giáo viên thực hiện: Hồ Thị Giang

Cách thực hiện:
Bước 1. Giáo viên chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi lớp một trái tim
lớn cắt từ giấy màu đỏ.
Bước 2. Giáo viên nói với học sinh các em sẽ nghe câu chuyện về bé
Thanh, chú ý lắng nghe và mỗi khi nhân vật trong câu chuyện (em Thanh) bị tổn
thương bởi phải nghe một lời chê bai, một câu nhận xét tiêu cực của người khác
thì hãy xé một mảnh của trái tim.

Bước 3. Giáo viên kể câu chuyện.
Buổi sáng Thanh dậy sớm quét nhà và rửa mặt cho cậu em trai trước khi
sửa soạn đến trường. Cậu em phàn nàn nước quá lạnh, nó cáu có nhìn Thanh.
Thanh đi xuống bếp lấy cháo cho cậu em và mình ăn sáng. Khi cô bé đi ngang
qua, cậu em trai nói: “Chị phát phì ra từ lúc nào thế nhỉ? Trông bộ đồng phục
của chị sắp nứt ra rồi kìa? Nhìn chị thật đáng xấu hổ trong bộ đồng phục vừa
cũ vừa chật ấy”. Thanh giật mạnh gấu áo của mình và nhìn xuống. Cùng lúc ấy
bà mẹ đi vào trong bếp. Thanh chào mẹ nhưng mẹ càu nhàu, mắng em:“Sao?
Giờ vẫn còn ở đây à? Đồ lười biếng. Mày đáng ra phải đi học từ lúc nãy mới
phải. Mày sẽ muộn học thôi con ạ. Tại sao mày không tỏ ra có ý thức hơn?”.
Thanh quyết định bỏ bát cháo và chạy ra khỏi nhà. Cô bé càng chậm trễ hơn vì
phải đợi xe khá lâu. Cô quên rằng hôm nay là thứ sáu, lại là cuối tháng nên tất
cả mọi người đều cố lên xe. Cuối cùng cô cũng lên được xe và cố len vào hàng
ghế giữa, cô va phải một người phụ nữ. Người phụ nữ liếc nhìn cô và nói với
người bạn của mình: “Sao lại có đứa con gái vụng về thế nhỉ?”. Thanh giả bộ
không nghe thấy gì. Sau khi xuống xe cô bé chạy từ bến xe vô lớp. Giáo viên phá
lên cười khi cô bước vào và nói: “Cuối cùng thì chị cũng đến lớp đấy à? Tưởng
có việc khác quan trọng hơn rồi? Nhưng thôi, biết quy định của tôi rồi đấy, đã
đi muộn rồi thì khỏi phải vào làm gì cho phiền. Đợi ở bên ngoài cho đến cuối
buổi học”.
Bước 4. Khi giáo viên kết thúc câu chuyện, trái tim đã trở thành những
mảnh vụn.
Thảo luận trước lớp về ý nghĩa của câu chuyện vừa nghe. Giáo viên hỏi
học sinh: Trái tim còn nguyên vẹn không? Có bao nhiêu trong số chúng ta đã bị
tổn thương bởi những lời chê bai, xúc phạm giống như Thanh phải chịu?
Dành thời gian để học sinh suy nghĩ và kể lại mình đã từng phải nghe
những lời tương tự như vậy và cảm nghĩ của em khi đó.
Bước 5. Phát cho mỗi em một tờ giấy trắng khổ A4, băng dính và đề nghị
các nhóm trong hai phút dán lại trái tim đã bị xé. Các nhóm dán kết quả của
nhóm mình lên bảng quan sát và bình luận về hình trái tim bị dán lại. Giáo viên

nêu câu hỏi: Hình trái tim còn nguyên vẹn như cũ không?
Bước 6. Căn cứ vào câu trả lời của các nhóm, giáo viên kết luận: Dù trái
tim đã được dán lại, bề mặt trái tim vẫn còn những vết nứt. Mỗi khi ai đó bị tổn
thương, dù là nhỏ nhất, thì trong lòng người đó vẫn còn những vết hằn không thể
nào xóa được. Do đó, chúng ta cần hạn chế tối thiểu việc làm tổn thương người
Tên đề tài: “Sử dụng một số kĩ năng Lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo
hướng tích cực; Cảm thông chia sẻ; Chia sẻ một số câu chuyện minh họa. Nhằm
nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường
THPT”.

Trang 13


Trường THPT Thạch Thành 3

Giáo viên thực hiện: Hồ Thị Giang

khác. Lớp thảo luận: Làm thể nào để chuyển những lời chê bai, thiếu tôn trọng
thành những lời động viên, khích lệ. Lớp có thể thống nhất một quy định chung:
khi nghe một lời nói thiếu tôn trọng, chê bai thì sẽ ra một ám hiệu nào đó. Và cả
lớp sẽ thực hiện quy định chung đó.
2.3.5.Một số câu chuyện minh họa
2.3.5.1. Bài học về sự lắng nghe
Một ông nhà giàu đang ngồi trong chiếc xe hơi đắt tiền chạy khá nhanh
trên đường phố. Từ phía trước, ông nhìn thấy một đứa trẻ đang chạy ra từ giữa
mấy chiếc xe đang đậu bên lề.
Ông giảm tốc độ nhưng khi xe chạy ngang chỗ ông đã nhìn thấy đứa trẻ
thì chẳng có ai cả. Đột nhiên, ông nghe có tiếng đá ném vào cửa xe mình. Ông
đạp ngay thắng, cho xe vòng trở lại chỗ viên đá được ném ra. Quả là có một đứa
trẻ đang đứng giữa những chiếc xe đậu. Nhảy bổ ra khỏi xe, không kịp quan sát

xung quanh, ông tóm lấy đứa trẻ, đè nó vào một chiếc xe gần đó và hét lên:
“Mày làm cái quỷ gì thế hả?”. Cơn nóng giận bốc ngược lên đỉnh đầu, ông tiếp:
“Chiếc xe này mới toanh, mày sẽ phải trả cả đống tiền vì cái viên đá của mày
đấy”.
“Làm ơn, thưa ông. Con xin lỗi. Con không biết làm cách gì khác hơn” –
cậu bé van nài – “Con ném viên đá là vì con đã từng vẫy ra hiệu nhưng không có
một người nào dừng xe lại…”. Nước mắt lăn dài trên má cậu bé khi nó chỉ tay
về phía vỉa hè. “Nó là em con” – cậu bé nói – “Chiếc xe lăn từ trên lề đường
xuống, nó bị ngã ra khỏi xe lăn, nhưng con không thể nâng nó dậy nổi”. Vừa
thổn thức, cậu bé vừa năn nỉ: “Ông làm ơn giúp con đặt nó vào xe lăn. Nó đang
bị đau, và nó quá nặng đối với con”.
Tiến lại chỗ đứa bé bị ngã, người đàn ông cố gắng nuốt trôi cái gì đó đang
chẹn ngang cổ họng mình. Ông ta nâng đứa bé lên đặt vào chiếc xe lăn rồi rút
khăn ra cố lau sạch các vết bẩn và kiểm tra mọi thứ cẩn thận một cách ngượng
nghịu.
“Cám ơn rất nhiều, ông thật tốt bụng”. Đứa trẻ nói với ông cùng ánh nhìn
biết ơn rồi đẩy em nó đi. Người đàn ông đứng nhìn mãi, sau cùng cũng chậm
bước đi về phía xe của mình. Đoạn đường dường như quá dài.
Về sau, dù đã nhiều lần đưa xe đi sơn, sửa lại, nhưng ông vẫn giữ lại vết
lõm ngày nào như một lời nhắc nhở bản thân suốt cả cuộc đời.
Đôi khi, bạn không có thời gian để lắng nghe cho đến khi có một “viên
đá” ném vào mình. Bạn sẽ chọn điều gì: Lắng nghe hay là chờ một viên đá?!
2.3.5.2. Học cách lắng nghe:
Nửa đêm. Chuông điện thoại reo vang làm người mẹ thấc giấc. Như
chúng ta biết, ai nghe điện thoại reo lúc nửa đêm cũng bực mình nhìn đồng hồ
và lẩm bẩm… Nhưng buổi đêm đó thì khác, người mẹ ấy cũng khác.
Nửa đêm. Những ý nghĩ lo lắng bỗng tràn đầy trong đầu óc của người mẹ. Và
người mẹ nhấc máy “Alô ?”. Bỗng bà nghĩ đến con gái mình. Bà nắm ống nghe
chặt hơn và nhìn về phía người bố, lúc này đã tỉnh dậy xem ai đã gọi điện cho vợ
Tên đề tài: “Sử dụng một số kĩ năng Lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo

hướng tích cực; Cảm thông chia sẻ; Chia sẻ một số câu chuyện minh họa. Nhằm
nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường
THPT”.

Trang 14


Trường THPT Thạch Thành 3

Giáo viên thực hiện: Hồ Thị Giang

mình.
- Mẹ đấy ạ? - Giọng nói trên điện thoại cất lên, như đang thì thầm, rất khó
đoán là người gọi bao nhiêu tuổi, nhưng chắc chắn là cô gái đó đang khóc. Rất
rõ. Giọng thì thầm tiếp tục:
- Mẹ, con biết là muộn rồi. Nhưng đừng nói … đừng nói gì, để con nói đã.
Mẹ không cần tra hỏi đâu, đúng con vừa uống rượu. Con mới ra khỏi đường cao
tốc và…
Có cái gì đó không ổn. Người mẹ cố im lặng…
- Con sợ lắm. Con chỉ vừa mới nghĩ là mẹ có thấy đau lòng không nếu
một cảnh sát đến cửa nhà mình và bảo con đã chết vì tai nạn. Con muốn… về
nhà. Con biết, một đứa con gái bỏ nhà đi quả thật là hư hỏng. Con biết có thể mẹ
lo lắng. Lẽ ra con nên gọi cho mẹ từ mấy ngày trước, nhưng con sợ… con sợ…
Người mẹ nắm chặt ống nghe, nuốt tiếng nấc. Người mẹ nén những cái
nhói lên đau đớn tận trong tim. Khuôn mặt con gái bà hiện rõ ràng ngay trước
mặt bà. Bà cũng thì thầm: “Mẹ nghĩ…”.
- Không! Mẹ để con nói hết đã! Đi mẹ!
Giọng cô gái năn nỉ, lúc này giọng cô gái như một đứa trẻ không được che
chở và đang tuyệt vọng. Người mẹ đành dừng lại, và bà cũng đang nghĩ xem nên
nói gì với con. Giọng cô gái tiếp:

- Con là đứa hư hỏng, mẹ ạ! Con trốn nhà! Con biết con không nên uống
rượu say thế này, nhưng con sợ lắm, mẹ ơi! Sợ lắm…
Giọng nói bên kia lại ngắt quãng bởi những tiếng nấc. Người mẹ che
miệng, mắt đầy nước. Tay người mẹ chạm vào ống nghe điện thoại làm vang lên
tiếng “cạch”, nghe như tiếng đặt máy, cô gái vội kêu lên:
- Mẹ còn nghe con không ? Con xin mẹ đừng đặt máy!
- Con cần mẹ, con thấy cô đơn lắm!
- Mẹ đây, mẹ sẽ không đặt máy đâu – Người mẹ nói.
- Mẹ ơi, con lẽ ra phải nói với mẹ. Con biết lẽ ra con phải nói với mẹ.
Nhưng khi mẹ nói chuyện với con, mẹ chỉ luôn bảo con là phải làm gì. Mẹ nói
mẹ đã đọc hết quyển sách tâm lý và biết cách dạy con, nhưng tất cả những gì mẹ
làm là chỉ bắt con nghe thôi. Mẹ không nghe con. Mẹ không bao giờ để con nói
với mẹ là con cảm thấy ra sao. Cứ như là cảm giác của con chẳng quan trọng gì
vậy. Có phải vì mẹ nghĩ mẹ là mẹ của con và mẹ biết hết mọi lời giải đáp
không ? Nhưng đôi khi con không cần những lời giải đáp. Con chỉ cần một
người lắng nghe con…
Người mẹ lặng đi. Bà nhìn những quyển sách tâm lý bà để ở đầu giường.
- Mẹ đang nghe con – Người mẹ thì thầm.
- Mẹ ơi, khi ở trên đường cao tốc, con không điều khiển nổi xe nữa. Con
nhìn thấy một cái cây to lắm chắn đường con. Con muốn đâm vào nó. Nhưng
con cảm thấy như con đang nghe mẹ dạy rằng không thể lái xe khi vừa uống
rượu. Cho nên con dừng lại đây. Mẹ ơi, vì con vẫn còn… muốn về nhà – Cô gái
dừng lại một chút – con đi về nhà đây, mẹ, cho con về, mẹ nhé?
Tên đề tài: “Sử dụng một số kĩ năng Lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo
hướng tích cực; Cảm thông chia sẻ; Chia sẻ một số câu chuyện minh họa. Nhằm
nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường
THPT”.

Trang 15



Trường THPT Thạch Thành 3

Giáo viên thực hiện: Hồ Thị Giang

- Không – người mẹ vội ngắt lời, cảm thấy cơ thể như đông cứng lại – con
ở yên đó! Mẹ sẽ gọi một chiếc taxi đến đón con. Đừng tắt máy, hãy nói chuyện
với mẹ trong khi chờ taxi đến.
- Nhưng con muốn về ngay, mẹ ơi…
- Nhưng hãy làm điều này vì mẹ, hãy chờ taxi đi, mẹ xin con.
Người mẹ thấy cô gái im lặng. Thật đáng sợ. Không nghe cô trả lời.
Người mẹ nhắm mắt, thầm cầu nguyện trong khi người bố đi gọi một chiếc taxi.
Cô gái im lặng rất lâu nhưng cô không tắt máy và người mẹ cũng vậy.
- Có taxi rồi mẹ ạ! - Tiếng cô gái bỗng vang lên và có tiếng xe ôtô dừng
lại. Người mẹ bỗng thấy nhẹ nhõm hơn. - Con về nhà ngay đây, mẹ nhé!
Có tiếng “tích”, có lẽ là tiếng tắt máy điện thoại di động. Rồi im lặng.
Người mẹ đứng dậy, mắt nhòe nước. Bà đi vào phòng cô con gái 16 tuổi.
Người bố đi theo, và hỏi:
- Em có nghĩ là cô bé đó sẽ biết là cô đã gọi nhầm số điện thoại ?
Người mẹ nhìn đứa con gái đang ngủ ngon trên giường, và trả lời:
- Có lẽ cô bé đã không gọi nhầm…
- Bố mẹ làm gì thế ? - Giọng ngái ngủ của cô con gái cất lên khi cô mở
mắt và thấy bố mẹ đứng cạnh giường mình.
- Bố mẹ đang tập… - Người mẹ trả lời.
- Tập gì ạ ? – Cô bé lẩm bẩm, gần như lại chìm vào giấc ngủ.
- Tập lắng nghe – Người mẹ nói thầm và vuốt tóc cô con gái…
2.4. Kết quả thực hiện
Để kỹ năng này thực sự có hiệu quả, thiết nghĩ mỗi giáo viên cần thay đổi
nhận thức trong giai đoạn giáo dục hiện nay khi thay đổi từ người dạy làm trung
tâm sang người học làm trung tâm. Trước một lớp học cụ thể, giáo viên chủ

nhiệm cũng cần linh hoạt, khéo léo, không máy móc, cứng nhắc và đơn điệu.
Cho nên khi vận dụng kỹ năng này không nên nóng vội, cần có sự kiên trì và
tâm huyết với công tác quản lí lớp học của mình.
Nếu gặp một tập thể lớp ngoan ngoãn và chăm chỉ thì công tác chủ nhiệm
của giáo viên là một công tác hết sức thú vị. Giữa giáo viên chủ nhiệm và học
sinh sẽ có một quan hệ thân ái gắn bó. Giáo viên chủ nhiệm khi đó là người bạn
tâm tình, người cố vấn tin cậy cho học sinh về vấn đề hóc búa của tuổi “muốn
làm người lớn” và do vậy kỹ năng giao tiếp trong công tác chủ nhiệm sẽ có hiệu
quả rất cao. Tuy nhiên, thực tế chúng ta vẫn không ít khi gặp phải những trường
hợp chủ nhiệm lớp chưa ngoan, phải dồn hết công sức để “đối phó” với những
học sinh cá biệt, những học sinh đến trường để chơi chứ không phải để học.
Hiện tượng nhiều giáo viên không kiềm chế được nên chửi mắng, thậm chí đánh
cả học sinh, những lúc như vậy cần lắm những kỹ năng lắng nghe tích cực và
đồng cảm với học sinh để công tác chủ nhiệm thực sự có hiệu quả.
Thiết nghĩ, mỗi sáng kiến với những biện pháp cụ thể được đưa ra cần
được thực tiễn và thời gian kiểm chứng. Lý thuyết sẽ không còn là viển vông,
Tên đề tài: “Sử dụng một số kĩ năng Lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo
hướng tích cực; Cảm thông chia sẻ; Chia sẻ một số câu chuyện minh họa. Nhằm
nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường
THPT”.

Trang 16


Trường THPT Thạch Thành 3

Giáo viên thực hiện: Hồ Thị Giang

không tưởng nếu như được thực hiện một cách nghiêm túc và có sự đầu tư xứng
đáng.

Tôi đã vận dụng nghiên cứu ‘‘Sử dụng một số kĩ năng: Lắng nghe học
sinh lớp chủ nhiệm theo hướng tích cực; Cảm thông chia sẻ; Chia sẻ một số
câu chuyện minh họa. Nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong
công tác chủ nhiệm ở trường THPT” . trong các năm học 2018 - 2019 và học
kỳ I, năm học 2019 – 2020, kết quả thu được khả quan.
Cuối năm học 2018 – 2019, tôi có làm khảo sát điều tra về kỹ năng giao
tiếp giống như đầu năm học với một số giáo viên chủ nhiệm và học sinh lớp tôi
chủ nhiệm 12A1 đã qua thực nghiệm đề tài nghiên cứu, cụ thể.
Stt

1
2
3
4
5
6
7

Nội dung

Đối
tượng

Bắt người khác theo lối của GVCN
mình, đưa ra quan điểm của
mình
Không để cho người nói sửa GVCN
sai cho mình.
Đồng ý với những ý kiến GVCN
chung chung

Ý thức hợp tác, chia sẻ
HS
Mạnh dạn, tự tin
HS
Kỹ năng thích khám phá học HS
hỏi
Tâm lí thờ ơ, lạnh cảm
HS

Số
lượng
điều tra

Mức độ % trên giáo
viên/ học sinh
Số lượng

Tỉ lệ %

25

11

44

25

13

52


25

10

40

41
41

27
30

65.8
73.1

41

22

53.6

41

10

24.3

Bảng 2. Kết quả khảo sát giáo viên, học sinh về vốn kỹ năng giao tiếp sau nghiên cứu(25
giáo viên chủ nhiệm và 41 học sinh)


Kết thúc học kỳ I, năm học 2019 – 2020, tôi tiếp tục khảo sát điều tra về
kỹ năng giao tiếp giống như khảo sát đầu năm học với một số giáo viên chủ
nhiệm và học sinh lớp tôi chủ nhiệm 10A5 đã qua thực nghiệm đề tài nghiên
cứu, cụ thể.
Stt

1
2

Nội dung

Đối
tượng

Bắt người khác theo lối của GVCN
mình, đưa ra quan điểm của
mình
Không để cho người nói sửa GVCN

Số
lượng
điều tra

Mức độ % trên giáo
viên/ học sinh
Số lượng

Tỉ lệ %


25

9

36

25

9

36

Tên đề tài: “Sử dụng một số kĩ năng Lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo
hướng tích cực; Cảm thông chia sẻ; Chia sẻ một số câu chuyện minh họa. Nhằm
nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường
THPT”.

Trang 17


Trường THPT Thạch Thành 3

3
4
5
6
7

sai cho mình.
Đồng ý với những ý kiến GVCN

chung chung
Ý thức hợp tác, chia sẻ
HS
Mạnh dạn, tự tin
HS
Kỹ năng thích khám phá học HS
hỏi
Tâm lí thờ ơ, lạnh cảm
HS

Giáo viên thực hiện: Hồ Thị Giang

25

6

24

42
42

27
28

64.2
66.6

42

25


59.5

42

11

26.1

Bảng 3. Kết quả khảo sát giáo viên, học sinh về vốn kỹ năng giao tiếp sau nghiên cứu(25
giáo viên chủ nhiệm và 42 học sinh)

Thực tế kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy, về quan điểm của giáo viên chủ
nhiệm ở 3 mức độ đã có chiều hướng thay đổi trong hai năm học 2018-2019 và
2019-2020, dù số lượng thay đổi chưa nhiều nhưng đó là dấu tín hiệu tích cực
bởi xét cho đến cùng thay đổi quan điểm, tư tưởng của một con người cần có
thời gian trong xu thế thay đổi của nền giáo dục nước nhà. Riêng đối với học
sinh, kết quả khảo sát ở hai năm học đã chứng minh hiệu quả trong giao tiếp,
lắng nghe tích cực và cảm thông chia sẻ đang dần tạo ra một môi trường giáo
dục mới đúng với quan điểm “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Và điều quan trọng, khi áp dụng giải pháp của đề tài vào các lớp tôi chủ
nhiệm, kết quả cho thấy có nhiều chuyển biến tích cực: không còn học sinh đi
trễ, hạn chế học sinh vắng, học sinh trung thực thẳng thắn, đoàn kết, không ỉ lại
vào bạn bè, các em luôn giúp đỡ nhau trong học tập và đạt được kết quả đáng
khích lệ, khả năng tương tác giưa thầy và trò được nâng cao. Do đó, phong trào
thi đua của lớp đều đạt thứ hạng cao (luôn nằm trong tốp đầu hàng tuần).
Với giải pháp trên nếu tiến hành tốt thì chắc chắn rằng lớp sẽ không
ngừng tiến bộ theo thời gian, cho dù đó là một môi trường công lập tự chủ.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận
Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục trong giai đoạn hiện nay là một
việc làm cần thiết đối với mỗi giáo viên làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp
để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trong mỗi tập thể nói riêng và các nhà
trường nói chung. Để đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà,
không thể không đổi mới công tác giáo viên chủ nhiệm, trong đó hiệu quả của
hoạt động giao tiếp. Tuy nhiên, để việc đổi mới thật sự có hiệu quả, giáo viên
chủ nhiệm phải tâm huyết, nhiệt tình, luôn tìm tòi sáng tạo, dành nhiều thời gian,
công sức cho công việc này.
Mỗi giáo viên, ai cũng muốn học sinh của mình chăm ngoan, học giỏi,
phát triển toàn diện, để sau này trở thành người có ích cho xã hội. Mỗi học sinh
rất cần sự đồng cảm và chia sẻ đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm uốn nắn, thấu
hiểu, nêu gương nhiều hơn là khiển trách để giúp học sinh tự tin vào bản thân
mình và phát triển.
Tên đề tài: “Sử dụng một số kĩ năng Lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo
hướng tích cực; Cảm thông chia sẻ; Chia sẻ một số câu chuyện minh họa. Nhằm
nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường
THPT”.

Trang 18


Trường THPT Thạch Thành 3

Giáo viên thực hiện: Hồ Thị Giang

Đứng trước vai trò, vị trí, tầm quan trọng của một giáo viên chủ nhiệm tôi
luôn tìm tòi, học hỏi trau dồi nhiều kinh nghiệm hơn nữa, để sao cho lớp mình
chủ nhiệm luôn đạt được kết quả và thành tích cao trong mọi lĩnh vực. Chắc
chắn rằng giải pháp đưa ra còn nhiều hạn chế, thiếu sót do đúc kết từ kinh

nghiệm giảng dạy của cá nhân. Tôi rất mong được sự lắng nghe và đóng góp ý
kiến từ các giáo viên chủ nhiệm khác, cũng như hội đồng chấm sáng kiến để có
cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về nội dung và phương pháp giáo dục thực sự
mới mẻ và có ý nghĩa này.
3.2. Kiến nghị
Công tác chủ nhiệm đòi hỏi mỗi giáo viên chủ nhiệm cần có sự đầu tư về thời
gian và tâm sức. Vì vậy, cần có sự quan tâm, động viên kịp thời và thiết thực cả
về vật chất lẫn tinh thần của nhà trường và các cơ quan đoàn thể, để giáo viên có
thể yên tâm, dành trọn tâm huyết với nghề của mình.
Cần giảm thiểu thời gian giảng dạy trên lớp của giáo viên và tăng cường thời
lượng cho các tiết chủ nhiệm. Có như vậy, việc thực hiện đổi mới các nội dung
và phương thức giáo dục mới có điều kiện phát huy hết được hiệu quả của nó.
Ở một góc độ lớn hơn, bản thân tôi rất mong lãnh đạo nhà trường:
- Hằng năm cần tổ chức các phong trào thi đua về một số nội dung liên quan
đến công tác chủ nhiệm giữa các lớp, các khối.
- Tổ chức những buổi sinh hoạt dành riêng cho giáo viên chủ nhiệm trao đổi,
chia sẻ kinh nghiệm, kể những câu chuyện liên quan đến công tác chủ nhiệm,…
cho nhau nghe để học hỏi, trau dồi lẫn nhau.
- Trong thư viện cần bổ sung thêm sách, tài liệu về công tác chủ nhiệm, để
giáo viên tham khảo, học tập.
Rất mong quý cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp góp ý để tôi hoàn thành
tốt đề tài của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Đỗ Duy Thành

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 6 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của

mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Giáo viên

Hồ Thị Giang

Tên đề tài: “Sử dụng một số kĩ năng Lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo
hướng tích cực; Cảm thông chia sẻ; Chia sẻ một số câu chuyện minh họa. Nhằm
nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường
THPT”.

Trang 19


Trường THPT Thạch Thành 3

Giáo viên thực hiện: Hồ Thị Giang

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Đính (2002), Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trong kinh
doanh du lịch, Nxb Thống Kê Hà Nội [1]
2. Chu Văn Đức (2005), Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Nxb Hà Nội [2]
3. Nguyễn Bá Minh (2013), Giáo trình nhập môn giao tiếp, Nxb Đại học Sư phạm
Tp. HCM [3]
4. Huỳnh Văn Sơn (2011), Giáo trình Tâm lý học giao tiếp, Nxb Đại học Sư phạm
Tp. HCM [4]
5. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán đổi mới nội dung và
phương thức tư vấn cá nhân và tham vấn nhóm lớn cho giáo viên THPT làm công
tác chủ nhiệm, Hà Nội, 2019.[5]
6. Một số nguồn tư liệu từ Internet.


Tên đề tài: “Sử dụng một số kĩ năng Lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo
hướng tích cực; Cảm thông chia sẻ; Chia sẻ một số câu chuyện minh họa. Nhằm
nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường
THPT”.

Trang 20


Trường THPT Thạch Thành 3

-

Giáo viên thực hiện: Hồ Thị Giang

DANH MỤC VIẾT TẮT
TN THPT : Tốt nghiệpTrung học phổ thông
CTGVCN: Công tác giáo viên chủ nhiệm
THPT: Trung học phổ thông
SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm
THCS: Trung học cơ sở
GD: Giáo dục
PPDH: Phương pháp dạy học
HS: Học sinh
GV: Giáo viên
PP: Phương pháp
NXB: Nhà xuất bản
NXB ĐH QGHN: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
NCGD: Nghiên cứu giáo dục
ĐV: Đoạn văn


Tên đề tài: “Sử dụng một số kĩ năng Lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo
hướng tích cực; Cảm thông chia sẻ; Chia sẻ một số câu chuyện minh họa. Nhằm
nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường
THPT”.

Trang 21


Trường THPT Thạch Thành 3

Giáo viên thực hiện: Hồ Thị Giang

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: HỒ THỊ GIANG
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Thạch Thành 3
Cấp
Kết
quả
đánh
giá
Năm học
đánh
giá
TT

Tên đề tài SKKN
xếp
loại
đánh giá xếp
xếploại(A,B,
(Phòng,
loại
hoặc C)
Sở, Tỉnh...)
1.
Sử dụng một số kĩ năng:
Sở giáo
2009
trong công tác chủ nhiệm dục và Đào
C
ở trường THPT
tạo
2.
Áp dụng những hình thức
2010
đặt câu hỏi cảm thụ để dạy
Sở giáo
học tác phẩm văn chương dục và Đào
C
nhằm kích thích hứng thú tạo Thanh
hoc của HS lớp 12 trường Hóa
THPT Thạch Thành 4.
3.
Áp dụng những phương
2011

pháp dạy học thơ Đường
vào dạy học tác phẩm thơ
Sở giáo
Đường trong chương trình dục và Đào
B
Ngữ Văn lớp 10 nhằm gây tạo Thanh
hứng thú học tập cho HS Hóa
trường
THPT
Thạch
Thành 4
4.
Sử dụng hình thức đặt câu
2013
Sở giáo
hỏi cảm thụ vào dạy tác
dục và Đào
phẩm văn học lớp 11
C
tạo Thanh
nhằm kích thích hứng thú
Hóa
học tập cho HS.
5.
Sử dụng những nguyên lí:
Sở giáo
B
2015
Kết cấu, luật thi, tứ thơ, dục và Đào
Tên đề tài: “Sử dụng một số kĩ năng Lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo

hướng tích cực; Cảm thông chia sẻ; Chia sẻ một số câu chuyện minh họa. Nhằm
nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường
THPT”.

Trang 22


Trường THPT Thạch Thành 3

6.

7.

8.

9.

ngôn ngữ, nhan đề vào dạy
học mảng thơ Đường
trong chương trình Ngữ
văn THPT nhằm kích
thích hứng thú học tập cho
HS
Áp dụng một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả
bồi dưỡng HSG môn ngữ
văn tại trường THPT
Thạch Thành 3- Chuyên
đề nghị luận xã hội.
Sử dụng một số giải pháp

nâng cao hiệu quả ôn thi
THPT QG môn Ngữ văn
tại trường THPT Thạch
Thành 3–chuyên đề viết
đoạn văn nghị luận xã hội.
phương thức sử dụng các
phương pháp: Đọc diễn
cảm – phân vai, xác định
hành động kịch, đặt câu
hỏi gợi mở xoay quanh
nhân vật trung tâm- xung
đột trung tâm- hành động
trung tâm, giảng bình trong
giờ dạy học kịch bản văn
học trong chương trình
Ngữ văn lớp 11, lớp 12
nhằm kích thích hứng thú
học tập cho học sinh.
Giờ trả bài kiểm tra là giờ
sửa lỗi chính tả, phát âm
sai cho học sinh dân tộc
thiểu số trường THPT
Thạch Thành 3.

Giáo viên thực hiện: Hồ Thị Giang

tạo Thanh
Hóa

2016

Sở giáo
dục và Đào
tạo Thanh
Hóa

B

Sở giáo
dục và Đào
tạo Thanh
Hóa

C

Sở giáo
dục và Đào
tạo Thanh
Hóa

C

2018

Sở giáo
dục và Đào
tạo Thanh
Hóa

C


2019

2017

Tên đề tài: “Sử dụng một số kĩ năng Lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo
hướng tích cực; Cảm thông chia sẻ; Chia sẻ một số câu chuyện minh họa. Nhằm
nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường
THPT”.

Trang 23


SỞ GIÁO
Trường THPT Thạch
Thành 3DỤC

VÀ ĐÀO TẠOGiáo
THANH
viên thựcHÓA
hiện: Hồ Thị Giang
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“ SỬ DỤNG MỘT SỐ KỸ NĂNG: LẮNG NGHE HỌC SINH
LỚP CHỦ NHIỆM THEO HƯỚNG TÍCH CỰC; CẢM
THÔNG CHIA SẺ; CHIA SẺ MỘT SỐ CÂU CHUYỆN
MINH HỌA. NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CÓ HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở
TRƯỜNG THPT”


Người thực hiện: Hồ Thị Giang
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Ngữ văn

Tên đề tài: “Sử dụng một số kĩ năng Lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo
hướng tích cực; Cảm thông chia sẻ; Chia sẻ một số câu chuyện minh họa. Nhằm
nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường
THPT”.

Trang 24



×