Tải bản đầy đủ (.pdf) (214 trang)

Luận án nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo vận động viên các đội tuyển quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 214 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

NGUYỄN MẠNH TUÂN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ ĐÀO
TẠO VẬN ĐỘNG VIÊN CÁC ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

NGUYỄN MẠNH TUÂN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ ĐÀO
TẠO VẬN ĐỘNG VIÊN CÁC ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA
Tên ngành:

Giáo dục học



Mã ngành:

9140101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Phạm Đình Bẩm

2. TS. Ngô Ích Quân

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận án là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào.

Tác giả luận án

Nguyễn Mạnh Tuân


MỤC LỤC
Trang bìa.
Trang phụ bìa.

Lời cam đoan.
Mục lục.
Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án.
Danh mục các biểu bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ trong luận án.
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. .................... 7
1.1. Một số khái niệm cơ bản. ........................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm về giải pháp. ................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm về đào tạo vận động viên. .............................................. 9
1.1.3. Khái niệm về huấn luyện thể thao. ................................................ 10
1.1.4. Khái niệm về quản lý huấn luyện thể thao. ................................... 11
1.1.5. Khái niệm về quản lý đào tạo vận động viên. ............................... 13
1.1.6. Khái niệm về công nghệ thông tin. ................................................ 14
1.1.7. Khái niệm về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hiệu
quả ứng dụng công nghệ thông tin. ............................................... 15
1.2. Một số vấn đề cơ bản về quản lý đào tạo vận động viên và ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý đào tạo vận động viên. .............................. 16
1.2.1. Khái quát về công tác quản lý đào tạo vận động viên các đội tuyển
quốc gia. ......................................................................................... 16
1.2.2. Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý
đào tạo vận động viên các đội tuyển quốc gia. .............................. 23
1.2.3. Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo vận
động viên các đội tuyển quốc gia. ................................................. 27
1.2.4. Các bước ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo vận
động viên tại các đơn vị. ................................................................ 30


1.3. Các yếu tố, điều kiện đảm bảo và một số giải pháp định hướng nâng cao
hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo vận động
viên các đội tuyển quốc gia...................................................................... 34

1.3.1. Các yếu tố và điều kiện đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý đào tạo vận động viên các đội tuyển quốc
gia. ................................................................................................. 34
1.3.2. Các yêu cầu khi xây dựng giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý đào tạo vận động viên các đội tuyển quốc gia. ....... 36
1.3.3. Một số giải pháp định hướng nâng cao hiệu quả ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý đào tạo vận động viên. .................... 36
1.4. Các nội dung, tiêu chí đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác quản lý đào tạo vận động viên các đội tuyển quốc gia. ... 39
1.5. Tổng quan về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo vận
động viên trong nước, trên thế giới và các công trình nghiên cứu có liên
quan. ......................................................................................................... 41
1.5.1. Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo vận
động viên ở một số quốc gia trên thế giới. .................................... 41
1.5.2. Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo vận
động viên ở Việt Nam.................................................................... 46
1.5.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan. ...................... 48
1.6. Nhận xét. .................................................................................................. 52
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN
CỨU. ............................................................................................................... 54
2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. ........................................................ 54
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. ................................................................... 54
2.1.2. Khách thể nghiên cứu. ................................................................... 54
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 54
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. ................................. 54
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm. ................................................. 55


2.2.3. Phương pháp chuyên gia. ............................................................... 56
2.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học. .................................................. 56

2.2.5. Phương pháp phân tích SWOT. ..................................................... 57
2.2.6. Phương pháp kiểm chứng khoa học. ............................................. 59
2.2.7. Phương pháp toán học thống kê. ................................................... 62
2.3. Tổ chức nghiên cứu. ................................................................................. 62
2.3.1. Thời gian nghiên cứu. .................................................................... 62
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu. ..................................................................... 64
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN. ...................... 65
3.1. Đánh giá thực trạng công tác ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
trong quản lý đào tạo vận động viên các đội tuyển quốc gia. ................. 65
3.1.1. Khái quát về công tác chỉ đạo, tổ chức, quản lý và phát triển công
nghệ thông tin của Ngành Thể dục thể thao. ................................. 65
3.1.2. Thực trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin phục vụ
công tác quản lý đào tạo vận động viên. ....................................... 70
3.1.3. Thực trạng về nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ quản lý
đào tạo vận động viên các đội tuyển quốc gia. .............................. 77
3.1.4. Thực trạng về các ứng dụng phục vụ công tác quản lý đào tạo vận
động viên các đội tuyển quốc gia. ................................................. 80
3.1.5. Thực trạng về hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ
công tác quản lý đào tạo vận động viên các đội tuyển quốc gia. .. 81
3.1.6. Bàn luận về thực trạng công tác ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý đào tạo vận động viên các đội tuyển quốc gia. ....... 88
3.2. Lựa chọn và xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý đào tạo vận động viên các đội tuyển quốc
gia. ............................................................................................................ 99
3.2.1. Cơ sở lý luận về lựa chọn và xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo vận động viên
các đội tuyển quốc gia. .................................................................. 99


3.2.2. Phân tích SWOT về vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong

quản lý đào tạo vận động viên các đội tuyển quốc gia. ............... 105
3.2.3. Các nguyên tắc xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo vận động viên các đội
tuyển quốc gia. ............................................................................. 109
3.2.4. Lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý đào tạo vận động viên các đội tuyển quốc
gia. ............................................................................................... 110
3.2.5. Xây dựng nội dung các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý đào tạo vận động viên các đội tuyển
quốc gia. ....................................................................................... 114
3.2.6. Bàn luận về nội dung các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo vận động viên các đội
tuyển quốc gia. ............................................................................. 128
3.3. Ứng dụng và xác định hiệu quả các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo vận động viên các đội tuyển
quốc gia. ................................................................................................. 133
3.3.1. Tổ chức kiểm chứng khoa học. .................................................... 133
3.3.2. Kết quả kiểm chứng khoa học. .................................................... 139
3.3.3. Bàn luận về hiệu quả các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo vận động viên các đội
tuyển quốc gia. ............................................................................. 146
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 154
A. Kết luận. ................................................................................................... 154
B. Kiến nghị: ................................................................................................. 155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................................... 137
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 138
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 143



DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

CNTT

-

Công nghệ thông tin.

CNTT&TT

-

Công nghệ thông tin và Truyền thông

CSDL

-

Cơ sở dữ liệu.

HLV

-

Huấn luyện viên.

HLTT

-


Huấn luyện thể thao.

LVĐ

-

Lượng vận động.

TDTT

-

Thể dục thể thao.

TVH

-

Thế vận hội.

VĐV

-

Vận động viên.


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Thể loại


Số
3.1

3.2
3.3

3.4

3.5

3.6
Biểu
bảng

3.7

3.8

3.9

3.10

3.11
3.12

Nội dung
Hạ tầng kỹ thuật tại trung tâm tích hợp dữ liệu
phục vụ công tác quản lý nhà nước và công tác
quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia
Các dịch vụ cơ bản được cài đặt tại trung tâm tích

hợp dữ liệu Tổng cục Thể dục thể thao.
Thực trạng về số lượng máy tính trang bị cho cán
bộ, công chức, viên chức khối quản lý nhà nước và
các Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia
Thực trạng nguồn nhân lực CNTT tại Tổng cục
Thể dục thể thao giai đoạn 2002 - 2005 và giai
đoạn 2006 - 2016.
Các ứng dụng CNTT được triển khai xây dựng
phục vụ công tác quản lý đào tạo VĐV các đội
tuyển quốc gia
Vai trò và mức độ quan tâm ứng dụng CNTT trong
công tác quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc
gia (n = 100).
Mức độ hiểu biết của cán bộ quản lý, HLV, cán bộ
quản lý huấn luyện về các hệ thống thông tin,
CSDL phục vụ quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển
quốc gia (n = 100)
Mức độ sử dụng các hệ thống thông tin, CSDL
phục vụ quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc
gia (n = 100)
Mức độ sử dụng các hình thức trao đổi thông tin
trong công tác quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển
quốc gia (n = 100)
Những khó khăn trong việc ứng dụng CNTT phục
vụ công tác quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển
quốc gia
Đánh giá thực trạng về hiệu quả ứng dụng CNTT
trong quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia
Phân tích SWOT về thực trạng ứng dụng CNTT
trong quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia


Trang
70

71
73

78

80

82

Sau 83

Sau 83

85

86

Sau 87
105


Thể loại

Số
Nội dung
Trang

3.13 Kết quả phỏng vấn lựa chọn giải pháp nâng cao 112
hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo
VĐV các đội tuyển quốc gia (n = 100).
3.14 Kết quả phỏng vấn xác định các giải pháp chiến 113
lược mang tính trọng điểm nhằm nâng cao hiệu quả
ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo VĐV các
đội tuyển quốc gia (n = 100).
3.15 Kết quả phỏng vấn lần 1 xác định mức độ phù hợp, Sau 139
tính khả thi của nội dung các giải pháp nâng cao hiệu
quả ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo VĐV các
đội tuyển quốc gia (n = 100).
3.16 Kết quả phỏng vấn lần 2 xác định mức độ phù hợp, Sau 139
tính khả thi của nội dung các giải pháp nâng cao hiệu
quả ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo VĐV các
đội tuyển quốc gia (n = 100).

Biểu
bảng

3.17 Giá trị chỉ số Wilconson qua 2 lần phỏng vấn xác
định mức độ phù hợp, tính khả thi của nội dung các
giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong
quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia (n =
100).

141

3.18 Kết quả đánh giá mức độ ứng dụng CNTT phục vụ Sau 142
quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia sau
kiểm chứng

3.19 Kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tin Sau 142
học cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, HLV và VĐV
nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong
quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia thời
điểm trước kiểm chứng (năm 2014) và sau kiểm
chứng (năm 2016).
3.20 Kết quả xác định chỉ số sẵn sàng cho phát triển và
ứng dụng CNTT của Ngành Thể dục thể thao (thời
điểm năm 2014, 2015 và 2016)

143


Thể loại

Biểu
bảng

Sơ đồ

Số
Nội dung
Trang
3.21 Kết quả kiểm chứng về hiệu quả ứng dụng CNTT Sau 145
trong quản lý đào tạo VĐV đội tuyển quốc gia môn
bóng chuyền (n = 12).
3.22 Kết quả kiểm chứng về hiệu quả ứng dụng CNTT Sau 145
trong quản lý đào tạo VĐV đội tuyển quốc gia môn
điền kinh (n = 16)
3.23 Kết quả kiểm chứng về hiệu quả ứng dụng CNTT Sau 145

trong quản lý đào tạo VĐV đội tuyển quốc gia môn
Taekwondo (n = 11).
3.24 Kết quả đánh giá và xếp hạng các chỉ số sẵn sàng
cho phát triển và ứng dụng CNTT của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch năm 2016 (theo Bộ Thông tin
và Truyền thông - Hội Tin học Việt Nam - 2017)
1.1
Cấu trúc hệ thống quản lý đào tạo VĐV.

150

1.2

20

1.3
3.1
3.2

Quản lý quá trình tập luyện thể thao (theo M.Ia.
Nabatnhicova)
Sơ đồ quy trình quản lý (theo M.Ia. Nabatnhicôva 1985)
Mô hình tổng thể hệ thống mạng WAN của Tổng
cục Thể dục thể thao.
Sơ đồ tổng thể hệ thống mạng LAN tại Tổng cục
Thể dục thể thao.

18

20

76
77


1
PHẦN MỞ ĐẦU
Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành khoa học công nghệ cao, nó có
nhiều tác dụng trong cuộc sống xã hội, mang lại hiệu quả lớn trong mọi mặt
của xã hội trong đó có quản lý. Ứng dụng CNTT làm cho công tác quản lý trở
nên sâu sát hơn, cụ thể hơn, người quản lý không mất nhiều thời gian vào
những việc cụ thể mà dành nhiều thời gian hơn cho công việc hoạch định
chiến lược cho tổ chức, cho đơn vị.
Trước sự phát triển vượt bậc của CNTT đặt ra những yêu cầu đòi hỏi về
cung cấp mạng lưới thông tin đầy đủ và chính xác. Trong thời đại thông tin,
nhu cầu về quản lý thông tin ngày càng trở nên quan trọng, cùng với những
tiến bộ trong công nghệ máy tính đang trong quá trình thay đổi nhanh chóng
đã trở thành một công cụ, phương tiện hữu hiệu để lưu trữ và xử lý thông tin,
góp phần làm thay đổi phương thức quản lý trong mọi lĩnh vực nói chung, và
trong lĩnh vực huấn luyện thể thao cũng như công tác quản lý đào tạo VĐV
nói riêng.
CNTT làm cho quá trình quản lý đào tạo VĐV được rõ ràng, chính xác.
Hệ thống thông tin quản lý VĐV giúp cho các thông tin về quá trình huấn
luyện VĐV luôn được xử lý một cách tự động, giúp cho HLV, VĐV luôn biết
được kết quả tập luyện, thi đấu của bản thân một cách nhanh nhất để có được
những điều chỉnh cần thiết trong các giai đoạn huấn luyện. Những thông tin
về quá trình phấn đấu của VĐV làm cho các nhà quản lý, các nhà chuyên môn
điều chỉnh cách thức quản lý, huấn luyện để nâng cao thành tích thể thao,
nhằm đạt mục tiêu đề ra trong quá trình quản lý.
Như vậy có thể thấy, CNTT có vai trò quan trọng trong công tác quản lý
nói chung, và quản lý đào tạo VĐV nói riêng. CNTT được coi là một phương

tiện, công cụ hữu hiệu trong công tác quản lý, bởi thông qua ứng dụng các hệ
thống CNTT, bộ máy quản lý có thể liên kết với nhau khi thực hiện các hoạt
động quản lý, cũng như các quyết định quản lý và các thủ tục hành chính. Hay


2
nói một cách khác, ứng dụng CNTT giúp các nhà quản lý điều hành bộ máy
một cách hiệu quả, nhanh, chính xác và kiểm soát tốt. Ứng dụng CNTT vào
công tác quản lý đào tạo VĐV các môn thể thao có vai trò quan trọng, và được
coi là một trong những giải pháp hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng quản lý
đào tạo, từ đó nâng cao được thành tích thi đấu thể thao.
Tuy vậy cho đến nay, vấn đề ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo
VĐV các đội tuyển hiện nay còn rất hạn chế, các hệ thống thông tin quản lý
đào tạo, các phần mềm quản lý đào tạo VĐV đã được quan tâm đầu tư xây
dựng, nhưng các hệ thống này vẫn còn chưa đem lại hiệu quả cao trong quá
trình triển khai ứng dụng, Ngành Thể dục thể thao chưa xây dựng được những
cơ chế, cũng như tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai thực hiện; số lượng
người sử dụng các hệ thống thông tin, CSDL, các phần mềm phục vụ công tác
quản lý còn rất hạn chế. Do đó, trong bối cảnh hiện nay cần phải tìm ra các
giải pháp cơ bản có đầy đủ cơ sở khoa học, đảm bảo độ tin cậy, phù hợp với
điều kiện thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý
đào tạo VĐV các đội tuyển.
Trên thế giới hiện nay, CNTT không chỉ là công cụ trợ giúp đắc lực cho
các HLV, các VĐV trong công tác đào tạo, huấn luyện và học tập hàng ngày,
mà nó còn là một công cụ không thể thiếu giúp các nhà quản lý TDTT trong
công tác hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược, và quyết định các định
hướng phát triển trong tương lai. Tại các nước có nền thể thao hàng đầu thế
giới như Mỹ, Trung Quốc thì việc ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo,
huấn luyện VĐV cũng như quản lý điều hành công tác huấn luyện VĐV được
coi là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao thành tích

thể thao. Còn tại các quốc gia như Anh, Đức, Canada, Australia việc ứng
dụng CNTT cũng được coi là nhân tố quan trọng, các quốc gia này đã ứng
dụng CNTT trong việc phân tích thành tích thi đấu của các VĐV; hoặc sử
dụng các thiết bị công nghệ (có gắn với hệ thống CNTT) để hỗ trợ các VĐV


3
trong quá trình tập luyện, hay kiểm tra đánh giá; hoặc sử dụng CNTT trong
việc giám sát khối lượng tập luyện của VĐV trong quá trình huấn luyện…
Tại Việt Nam, xác định được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT
phục vụ quản lý hành chính Nhà nước, trong giai đoạn 2001 - 2005, Chính
phủ đã triển khai Đề án Tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước [21], [22],
[23]. Cùng với việc triển khai chương trình Tin học hoá tổng thể các hoạt
động quản lý hành chính nhà nước, cũng như hoạt động điều hành tác nghiệp
của Ngành Thể dục thể thao, trong thời gian qua Ngành Thể dục thể thao đã
ưu tiên triển khai nhiều ứng dụng CNTT phục vụ các nhiệm vụ của ngành nói
chung và công tác đào tạo VĐV nói riêng như: Hệ thống thông tin quản lý,
Hệ thống thông tin tác nghiệp, Hệ thống thông tin, CSDL quản lý VĐV…
Các ứng dụng này đã bước đầu mang lại những hiệu quả đáng ghi nhận.
Ngoài ra, trong những năm gần đây đã có các công trình nghiên cứu của một
số tác giả về triển khai ứng dụng CNTT trong lĩnh vực quản lý đào tạo, điều
hành tác nghiệp thi đấu của VĐV tại Việt Nam như: Lâm Quang Thành
(2013), Nguyễn Hoàng Minh Thuận (2015), Đàm Quốc Chính (2016), Lê
Ngọc Tâm (2016)… Các tác giả đã xây dựng được một số cơ sở lý luận,
phương thức triển khai cho việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý hành
chính nhà nước của Ngành Thể dục thể thao; xây dựng một số giải pháp
CNTT trong quản lý hành chính nhà nước, xây dựng được hệ thống thông tin
quản lý đào tạo VĐV một số môn thể thao Olympic cơ bản… Tuy nhiên cho
đến nay, việc triển khai ứng dụng các hệ thống này vào thực tiễn còn nhiều
hạn chế, chưa đem lại hiệu quả cao.

Qua tìm hiểu cho thấy, nguyên nhân cơ bản của thực trạng này là do:
Ngành Thể dục thể thao chưa có một cơ chế thích hợp cho việc triển khai ứng
dụng; trình độ tin học của đội ngũ cán bộ còn bộc lộ nhiều yếu kém; hầu hết
đội ngũ cán bộ của Ngành Thể dục thể thao đã nhận thức được tầm quan trọng
của việc ứng dụng CNTT vào công việc chuyên môn, nhưng còn ngại thay đổi


4
thói quen, cách thức và quy trình quản lý, dẫn đến số lượng người sử dụng các
hệ thống thông tin, CSDL, các phần mềm tác nghiệp phục vụ công tác quản lý
hành chính nhà nước, đặc biệt là hệ thống thông tin quản lý đào tạo VĐV còn
rất hạn chế. Do vậy việc nghiên cứu xác định các giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia thông qua triển khai ứng dụng
CNTT là cần thiết và phù hợp với chủ trương và nhu cầu phát triển của thể
dục thể thao Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, với mục đích nâng cao hiệu quả ứng
dụng CNTT trong quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả ứng
dụng CNTT trong quản lý đào tạo vận động viên các đội tuyển quốc gia”.
Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của luận án là thông qua việc đánh giá thực trạng
ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia, luận án
tiến hành lựa chọn, xây dựng và ứng dụng một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển
quốc gia, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo - huấn luyện VĐV trong
điều kiện thực tiễn hiện nay ở nước ta.
Mục tiêu nghiên cứu.
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án xác định giải quyết
các mục tiêu nghiên cứu sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác ứng dụng và phát triển CNTT

trong quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia.
Giải quyết mục tiêu nghiên cứu này, luận án tiến hành các nội dung
nghiên cứu sau:
Khảo sát thực trạng công tác ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính
nhà nước nói chung và thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo
VĐV các đội tuyển quốc gia, trong đó trọng tâm đánh giá thực trạng vận


5
hành, khai thác các hệ thống thông tin đã được Ngành Thể dục thể thao xây
dựng như: Hệ thống thư tín điện tử, hệ thống thông tin quản lý huấn luyện
VĐV, hệ thống thông tin quản lý, hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp các
giải thi đấu thể thao, hệ thống thông tin phục vụ tác nghiệp chuyên môn
nghiệp vụ, hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý nhà nước, hệ
thống CSDL VĐV và HLV…
Đánh giá thực trạng các yếu tố, điều kiện và môi trường pháp lý đảm
bảo để ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo - huấn luyện VĐV các đội
tuyển quốc gia, bao gồm các yếu tố cơ bản như: Cơ sở hạ tầng CNTT, cơ chế
chính sách đầu tư cho CNTT, hành lang pháp lý, trình độ và nguồn nhân lực
về CNTT… của Ngành Thể dục thể thao và của các đơn vị quản lý, huấn
luyện đội tuyển.
Mục tiêu 2: Lựa chọn và xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng
dụng CNTT trong quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia.
Giải quyết mục tiêu nghiên cứu này, luận án tiến hành lựa chọn, xây
dựng nội dung các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý
đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia. Các nội dung nghiên cứu bao gồm:
Phỏng vấn, lựa chọn xác định các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng
dụng CNTT trong quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia.
Hội thảo với các chuyên gia, xây dựng nội dung các giải pháp đã lựa
chọn; xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả ứng dụng các giải pháp.

Mục tiêu 3: Ứng dụng và xác định hiệu quả các giải pháp nâng cao hiệu
quả ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo
VĐV, cũng như các giải pháp đã xây dựng, luận án tiến hành thực hiện các
nội dung nghiên cứu sau:
Xác định đối tượng tiến hành kiểm chứng khoa học.
Xây dựng kế hoạch kiểm chứng khoa học.


6
Tổ chức kiểm chứng khoa học xác định hiệu quả các giải pháp đã xây
dựng trong thực tiễn quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia.
Giả thuyết khoa học của luận án.
Qua khảo sát, đánh giá thực tiễn ứng dụng CNTT trong công tác quản
lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia của Ngành Thể dục thể thao cho thấy
hiệu quả còn thấp; các hệ thống thông tin quản lý VĐV, hệ thống CSDL
chuyên ngành chưa đem lại những lợi ích cần thiết cho công tác quản lý đào
tạo VĐV. Vì thế, nếu xác định được các giải pháp phù hợp sẽ nâng cao được
hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo VĐV các đội tuyển quốc gia
hiện nay.


7
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1. Một số khái niệm cơ bản.
1.1.1. Khái niệm về giải pháp.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, giải pháp được định nghĩa như sau:
Giải pháp là phương pháp giải quyết một vấn đề nào đó. Giải pháp còn được
hiểu theo nghĩa là cách thức chỉ ra, vạch ra con đường để đi tới được cái
“đích” cần đến hay mục tiêu mong đợi. Giải pháp tốt thì đến “đích” nhanh và

an toàn, giải pháp không phù hợp có thể không đến được đích mà ta mong
muốn. Từ đó có thể hiểu: Giải pháp là các trả lời đề xuất hoặc thực hiện để
thử và giải quyết một câu hỏi hoặc vấn đề nào đó. Một giải pháp có thể đơn
giản hoặc phức tạp và có thể yêu cầu ít tài nguyên hoặc nhiều tài nguyên để
thực hiện. Nói đến giải pháp là nói đến cách thức hành động nhằm thay đổi
chuyển biến một quá trình, một trạng thái hoặc hệ thống… nhằm đạt được
mục đích. Giải pháp thích hợp sẽ giúp cho vấn đề được giải quyết nhanh hơn,
mang lại hiệu quả cao hơn.
Phân loại giải pháp: Tùy theo mục đích, lĩnh vực và đối tượng mà có
thể phân loại giải pháp thành các loại sau đây:
Theo thời gian: Có các giải pháp dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
Theo mức độ hoạt động: Giải pháp chiến lược, giải pháp chiến thuật và
giải pháp tác nghiệp, giải pháp cụ thể…
Theo phạm vi: Giải pháp tổng thể và giải pháp bộ phận.
Theo Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 08 năm 2013
của Bộ Khoa học và Công nghệ thì chia ra các loại giải pháp sau: Giải pháp
kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật, và được hiểu như sau:
Giải pháp kỹ thuật: Là cách thức kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nhằm
giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định, bao gồm: sản phẩm (dưới các
dạng: vật thể, chất, vật liệu sinh học, giống cây trồng, vật nuôi), quy trình.


8
Giải pháp quản lý: Là cách thức tổ chức, điều hành công việc thuộc bất
kỳ lĩnh vực hoạt động nào, trong đó có: Phương pháp tổ chức công việc (ví
dụ: bố trí nhân lực, máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu, vật liệu); phương
pháp điều hành, kiểm tra, giám sát công việc.
Giải pháp tác nghiệp: Bao gồm các phương pháp thực hiện các thao tác
kỹ thuật, nghiệp vụ trong công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào,

trong đó có: Phương pháp thực hiện các thủ tục hành chính (ví dụ: tiếp nhận,
xử lý hồ sơ, đơn thư, tài liệu); phương pháp thẩm định, giám định, tư vấn,
đánh giá; phương pháp tuyên truyền, đào tạo, giảng dạy, huấn luyện; phương
pháp huấn luyện động vật…
Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: Là phương pháp, cách thức hoặc
biện pháp áp dụng một giải pháp kỹ thuật đã biết vào thực tiễn.
Như vậy, nghĩa chung nhất của giải pháp là cách làm, thực hiện một
công việc nào đó nhằm đạt được mục đích đề ra. Khi phân tích khái niệm giải
pháp theo khía cạnh quản lý thì nhìn chung, giải pháp (là phương pháp giải
quyết một vấn đề nào đó) hay phương pháp (là tổng thể những cách thức tác
động của hệ thống quản lý tới hệ thống bị quản lý nhằm đảm bảo phối hợp
các hoạt động của họ trong quá trình giải quyết nhiệm vụ đề ra), biện pháp
(cách thức xử lý một vấn đề cụ thể) đều có nội hàm giống nhau ở những điểm
sau đây:
Đều là con đường để thực hiện mục tiêu quản lý.
Đều là cách thức thực hiện mục tiêu quản lý.
Đều do chủ thể quản lý khởi xướng, tác động vào khách thể quản lý để
đạt được mục tiêu quản lý.
Đều cần đến các nguồn lực xã hội để thực hiện mục tiêu quản lý.
Tuy nhiên, con đường, cách thức thực hiện và sử dụng nguồn lực xã hội
của giải pháp sẽ khác nhau (có giải pháp trọng điểm, có giải pháp chiến lược
và có giải pháp cụ thể…).


9
Con đường, cách thức thực hiện mục tiêu quản lý cũng có nội hàm khác
nhau, nên sẽ có các giải pháp khác nhau (ví dụ như: giải pháp hành chính, giải
pháp giáo dục, giải pháp kinh tế, giải pháp tổ chức…).
1.1.2. Khái niệm về đào tạo vận động viên.
Cũng theo Từ điển bách khoa Việt Nam thì đào tạo là quá trình tác động

đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri
thức, kĩ năng, kĩ xảo… một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích
nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định,
góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn
minh của loài người. Về cơ bản, đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà
trường, gắn với giáo dục đạo đức, nhân cách. Khái niệm giáo dục nhiều khi bao
gồm cả các khái niệm đào tạo.
Đào tạo VĐV là một quá trình bao gồm nhiều mặt, sử dụng có mục
đích tổng thể các nhân tố (gồm phương tiện, phương pháp và điều kiện) cho
phép tác động có chủ định tới sự phát triển VĐV và đảm bảo cho họ có trình
độ sẵn sàng cần thiết để đạt thành tích thể thao cao. Đào tạo VĐV là một quá
trình sư phạm nhằm hoàn thiện thể thao, được tiến hành thông qua các tri thức
khoa học tự nhiên và xã hội để từ đó tác động một cách có hệ thống tới chức
năng, chức phận cơ thể, phát triển hết mức và toàn diện cơ thể VĐV. Hay nói
cách khác, việc hoàn thiện, đào tạo VĐV (hay tài năng thể thao) được tiến
hành thông qua quá trình HLTT, dưới nhiều hình thức và với các phương tiện
khác nhau. Tuy nhiên, có một hình thức chính là thông qua quá trình huấn
luyện thể lực. Bên cạnh đó còn có các hình thức và phương tiện quan trọng
khác giúp cho việc đào tạo thể thao đạt hiệu quả cao, đó là: sự trang bị về lý
luận, các kiến thức về kỹ thuật, chiến thuật, phương pháp tập luyện và các
kiến thức khác, cũng như việc phát triển khả năng trí tuệ cho VĐV. Cuối cùng
phải kể đến các phương pháp y học thể thao và các phương pháp điều hòa tâm
lý [17], [24], [29].


10
Đào tạo VĐV là lĩnh vực đào tạo tài năng chuyên ngành, có những đặc
điểm, quy luật riêng cần được tiến hành theo hướng chuyên nghiệp hóa trong
một hệ thống chuyên biệt, theo một quy trình chặt chẽ với các chương trình
huấn luyện khoa học và có sự điều khiển thống nhất để có các tuyến VĐV kế

tiếp nhau và đạt thành tích cao ở các lứa tuổi phù hợp với đặc điểm từng môn
thể thao. Đào tạo VĐV phải hình thành và tiến hành theo một hệ thống, gồm
nhiều nhân tố phức tạp, bao gồm: mục đích, nhiệm vụ, phương tiện, phương
pháp, hình thức tổ chức, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đảm bảo cho
việc huấn luyện VĐV đạt tới thành tích thể thao cao nhất [17], [24], [29].
1.1.3. Khái niệm về huấn luyện thể thao.
Các nhà khoa học nghiên cứu về TDTT cho rằng: HLTT được xem là
thành phần cơ bản hoặc hình thức cơ bản (cách thức thực hiện) của đào tạo
VĐV [17], [24], [29]. Vì vậy, HLTT là hình thức cơ bản của đào tạo VĐV, là
quá trình đào tạo VĐV có hệ thống mà chủ yếu bằng các phương pháp bài
tập. Về thực chất, đó cũng là một quá trình sư phạm có tổ chức chặt chẽ,
nhằm làm cho thành tích thể thao của VĐV không ngừng phát triển.
Theo nghĩa hẹp thì HLTT là sự chuẩn bị cho VĐV về các mặt thể lực,
kỹ thuật thể thao, chiến thuật, trí tuệ, tâm lý và đạo đức dựa trên cơ sở chủ
yếu bằng phương pháp, phương tiện huấn luyện.
Theo nghĩa rộng thì HLTT là quá trình chuẩn bị cho VĐV một cách có
kế hoạch và hệ thống để đạt thành tích thể thao cao và cao nhất. Nó bao gồm
tất cả những nét đặc trưng cơ bản của quá trình sư phạm (giảng dạy, giáo dục)
và các biện pháp tự giáo dục của VĐV nhằm mục đích nâng cao thành tích
thể thao [17], [24], [29].
HLTT là hình thức cơ bản trong đào tạo VĐV vì HLTT thực chất là
đào tạo VĐV thông qua hệ thống các phương pháp và phương tiện huấn luyện
(phương pháp huấn luyện, bài tập chuyên môn), đây là đặc trưng của HLTT.
Mặt khác chỉ có thông qua quá trình HLTT mới có thể giải quyết tương đối


11
trọn vẹn các nhiệm vụ đào tạo VĐV (nhiệm vụ: giáo dục phẩm chất tâm lý cá
nhân, chuẩn bị thể lực, chuẩn bị kỹ thuật, chuẩn bị chiến thuật và chuẩn bị trí
tuệ) chỉ có thông qua phương pháp, phương tiện trong HLTT mới phát triển

được thể lực, kỹ - chiến thuật và hình thành những phẩm chất ý chí cho VĐV.
Vì vậy, HLTT là hình thức cơ bản trong đào tạo VĐV [17], [29].
1.1.4. Khái niệm về quản lý huấn luyện thể thao.
Là bộ phận hợp thành quan trọng và là biện pháp quan trọng để thực
hiện mục đích nâng cao thành tích thể thao. Về thực chất nó là một quá trình
cải tạo một cách có hệ thống về mặt sinh vật học, tâm lý học và xã hội học đối
với VĐV trong HLTT. Như vậy, quản lý HLTT cũng là quản lý quá trình cải
tạo này; là quản lý toàn bộ hoạt động huấn luyện ngoài phạm trù nghiên cứu
khoa học đối với HLTT. Vì vậy, quản lý HLTT là quá trình hoạt động tổng
hợp của người quản lý vận dụng các phương pháp và biện pháp có hiệu quả
để tiến hành một cách có kế hoạch, có tổ chức, có điều khiển, có sự nhịp
nhàng và không ngừng nâng cao hiệu suất đối với hệ thống HLTT trên cơ sở
tuân thủ các quy luật khách quan của huấn luyện nhằm thực hiện mục tiêu
HLTT [17], [24], [29]. Từ định nghĩa nêu trên có thể thấy, quản lý HLTT bao
gồm các hàm nghĩa sau đây: [17], [24], [29].
Quản lý HLTT là lấy mục tiêu HLTT để làm thành điểm xuất phát và
về đích, cuối cùng phải đạt được mục đích là thực hiện được mục tiêu nâng
cao của thành tích thể thao.
Quản lý HLTT là một quá trình hoạt động tổng hợp được người quản lý,
bao gồm cả các HLV vận dụng phương pháp, biện pháp quản lý khoa học,
thông qua tiến hành có kế hoạch, có tổ chức, có điều khiển, có giám sát.
Quản lý HLTT mặc dù không nghiên cứu cụ thể các quy luật của HLTT
nhưng cần phải tuân thủ những quy luật này để tiến hành quản lý.
Do HLTT là một quá trình hoạt động cải tạo một cách hệ thống đối với
các VĐV. Vì vậy, việc quản lý HLTT cũng cần phải sâu sát tất cả các mặt


12
hoạt động của hệ thống cải tạo này, làm cho nội dung quản lý HLTT càng
thêm phong phú nhằm giải quyết các nhiệm vụ phức tạp và nặng nề.

Hệ thống quản lý đào tạo VĐV: Hệ thống quản lý đào tạo VĐV là tổng
thể các thành tố có mối quan hệ lẫn nhau nhằm thực hiện chức năng quản lý
đào tạo VĐV. Các thành tố của hệ thống quản lý đào tạo VĐV gồm hệ thống
các chủ thể và khách thể quản lý, tác động lẫn nhau tạo thành hệ thống các tổ
chức quản lý đào tạo VĐV, hệ thống mục tiêu quản lý, quy trình quản lý
(không gian, thời gian, các mốc giới hạn các giai đoạn đào tạo VĐV), hệ
thống các nguyên tắc và phương pháp quản lý đào tạo VĐV, hệ thống các quy
trình quản lý đào tạo VĐV [24].
Quản lý hệ thống huấn luyện: Huấn luyện là một bộ phận quan trọng
của thể thao, là quá trình chuẩn bị cho VĐV đạt thành tích cao trong thi đấu.
Mục đích của quản lý huấn luyện là tôn trọng quy luật khách quan của HLTT,
nắm vững phương pháp huấn luyện… nhằm không ngừng nâng cao kết quả
huấn luyện, hỗ trợ cho VĐV đạt thành tích cao trong thi đấu. Huấn luyện là
một quá trình có nhiều yếu tố, nhiều cấp và có trình tự. Sử dụng quan điểm
khoa học hệ thống để phân tích quá trình phức tạp đó cho thấy rằng, một quá
trình huấn luyện hoàn chỉnh bao gồm nhiều yếu tố có tác dụng và liên hệ với
nhau. Những yếu tố và giai đoạn khác nhau đó tạo thành một hệ thống.
Các hoạt động quản lý huấn luyện bao gồm tất cả những hoạt động
quản lý có liên quan như sau: Quản lý công tác xây dựng và thực hiện kế
hoạch chiến lược của đơn vị; quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch
hành động; kế hoạch huấn luyện; kế hoạch quản lý nhân sự; kế hoạch quản lý
cơ sở vật chất; quản lý quá trình huấn luyện; quản lý công tác thi đấu; xây
dựng và thực hiện kế hoạch huấn luyện. Trong quản lý huấn luyện thể thao thì
hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch huấn luyện (trong đó đặc biệt là
thực hiện kế hoạch huấn luyện) đóng vai trò vô cùng quan trọng và là nhiệm
vụ trọng tâm của các nhà quản lý và các HLV.


13
1.1.5. Khái niệm về quản lý đào tạo vận động viên.

Quản lý đào tạo là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình
đào tạo - huấn luyện VĐV (được tiến hành bởi tập thể các nhà quản lý, HLV
và VĐV, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm chuẩn bị cho
VĐV một cách có kế hoạch, có hệ thống để đạt thành tích thể thao cao và cao
nhất theo mục tiêu huấn luyện đã đề ra. Quá trình quản lý đào tạo VĐV bao
gồm 6 nội dung chính sau:
Quản lý hồ sơ VĐV: Quản lý các thông tin về lý lịch bản thân; thông tin
về gia đình; thông tin về quá trình học tập văn hoá; thông tin về quá trình tập
luyện và thi đấu của VĐV; thông tin về CSVC, dinh dưỡng; thông tin về các
chỉ tiêu kiểm tra trong quá trình huấn luyện; thông tin về thành tích thi đấu.
Quản lý chương trình, kế hoạch huấn luyện: Quản lý chương trình, nội
dung, kế hoạch và giáo án huấn luyện (kế hoạch huấn luyện năm, kế hoạch
huấn luyện theo chu kỳ, giáo án huấn luyện, theo dõi chương trình tập huấn
trong và ngoài nước…); các thông tin về kết quả theo dõi, kiểm tra - đánh giá
việc thực hiện chương trình, kế hoạch huấn luyện…
Quản lý việc mua sắm trang thiết bị tập luyện, thi đấu: Quản lý các
thông tin, và kết quả mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác
đào tạo - huấn luyện VĐV (ví dụ: trang thiết bị dụng cụ tập luyện, thi đấu;
trang phục tập luyện, thi đấu…).
Quản lý vấn đề trao đổi thông tin: Quản lý quá trình trao đổi thông tin
giữa các nhà quản lý với HLV; giữa HLV với VĐV trong quá trình huấn
luyện. Các thông tin trao đổi giữa các đối tượng này sẽ là cơ sở quan trọng để
các nhà quản lý hoạch định chính sách; về phía các HLV sẽ là cơ sở quan
trọng để điều chỉnh quá trình huấn luyện sao cho phù hợp với từng VĐV
nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Quản lý nhân sự trong quá trình huấn luyện: Quản lý các cá nhân tham
gia vào quá trình đào tạo - huấn luyện VĐV (gồm các thông tin về hồ sơ nhân


14

sự của các HLV, các cán bộ quản lý, các kỹ thuật viên tham gia vào quá trình
huấn luyện VĐV).
Quản lý công tác kiểm tra sức khoẻ và kiểm tra y sinh học của VĐV:
Quản lý các thông tin về kết quả kiểm tra sức khỏe, các chỉ số y sinh học
trong quá trình huấn luyện.
Ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo VĐV là quá trình tin học hóa 6
nội dung chính về vấn đề quản lý đào tạo VĐV nêu trên, nhằm nâng cao hiệu
quả công tác quản lý (thay thế từ phương thức quản lý thủ công (giấy tờ) sang
phương thức quản lý bằng CNTT (cập nhật, lưu trữ, xử lý, tra cứu - khai thác,
trao đổi thông tin bằng máy tính)).
1.1.6. Khái niệm về công nghệ thông tin.
Công nghệ thông tin (Information Technology - IT) là tập hợp các
phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ
yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng
có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong
mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. CNTT phục vụ trực tiếp cho
việc cải tiến quản lý Nhà nước, nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất,
kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác, từ đó góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống của nhân dân. CNTT được phát triển trên nền tảng phát
triển của các công nghệ Điện tử - Tin học - Viễn thông và tự động hoá [5],
[13], [15], [19], [21], [26], [34].
Trong công tác quản lý nói chung và quản lý đào tạo VĐV nói riêng,
CNTT đóng vai trò quan trọng, là công cụ hỗ trợ để nâng cao hiệu quả công
tác quản lý và tác nghiệp chuyên môn, đó chính là cung cấp một điều kiện
huấn luyện kỹ thuật cao cho HLV, xây dựng và khai thác CSDL chuyên
ngành, phân tích kinh nghiệm để từ đó giúp cho các kiến thức chuyên môn
thuộc những lĩnh vực khoa học công nghệ được áp dụng vào công tác huấn
luyện hàng ngày.



×