MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỒNG TÁC TƯ TƯỞNG VÀ CÁC
YẾU TỐ CẤU THÀNH CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG.........................................3
1.1. Khái niệm chung về công tác tư tưởng....................................................3
1.1.1. Theo nghĩa rộng.......................................................................................3
1.1.2. Theo nghĩa hẹp........................................................................................3
1.1.3. Vai trò của của công tác tư tưởng trong đời sống xã hội.......................3
1.2. Các yếu tố cấu thành công tác tư tưởng...................................................4
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC VẬN DỤNG CÁC YẾU
TỐ CẤU THÀNH CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG CÔNG TÁC
PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID -19 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..................5
2.1. Vai trò của các yếu tố cấu thành công tác tư tưởng, trong công tác
phòng chống dịch Covid - 19 ở Việt Nam..........................................................5
2.1.1. Chủ thể của công tác tư tưởng..................................................................5
2.1.2. Khách thể của công tác tư tưởng...............................................................6
2.1.3. Mục đích của công tác tư tưởng................................................................6
2.1.4. Nội dung công tác tư tưởng.......................................................................7
2.1.5. Phương pháp công tác tư tưởng................................................................8
2.1.6. Hình thức công tác tư tưởng.....................................................................9
2.1.7. Phương tiện công tác tư tưởng..................................................................9
2.1.8. Hiệu quả của công tác tư tưởng..............................................................10
2.2. Đánh giá việc thực hiện công tác tư tưởng trong công tác phòng chống
dịch Covid - 19 ở Việt Nam...............................................................................10
2.2.1. Mặt tích cực..............................................................................................10
2.2.2. Mặt hạn chế..............................................................................................11
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TƯ
TƯỞNG TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID - 19 Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY....................................................................................13
3.1. Các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc
Trung ương.........................................................................................................13
3.2. Ban Tuyên giáo Trung ương......................................................................14
3.3. Ban Cán sự đảng Bộ Y tế...........................................................................14
3.4. Ban Cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông...................................14
3.5. Ban Cán sự đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch................................15
3.6. Ban Cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo...............................................15
3.7. Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao................................................................15
3.8. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính
trị - xã hội...........................................................................................................16
3.9. Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã
hội........................................................................................................................16
3.10. Các cơ quan thông tấn, báo chí...............................................................17
KẾT LUẬN........................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................19
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử loài người chưa bao giờ xuất hiện dịch bệnh nào có sức tấn
công mãnh liệt như đại dịch Covid -19. Hiện nay, diễn biến dịch bệnh Covid 19 trên thế giới vẫn rất phức tạp, số ca bệnh tăng nhanh ở nhiều quốc gia. Tính
đến ngày 5/7/2020 toàn thế giới ghi nhận hơn 11 triệu người mắc mới với hơn
532 nghìn ca tử vong. Đáng nói là trong 24 giờ qua thế giới ghi nhận hơn 182
trường hợp mắc Covid -19 mới. Dịch bệnh lây lan mạnh tại Mỹ, còn hai “điểm
nóng” Brazil, Ấn Độ chưa có dấu hiệu “giảm nhiệt”. Tại Trung Quốc, Hàn Quốc
tiếp tục ghi nhận thêm các ca nhiễm mới. Còn ở Việt Nam tính đến ngày
5/7/2020 tổng số ca mắc là 355 ca, không có ca tử vong (trong đó: số ca bình
phục là 340 ca và 15 ca bệnh đang được điều trị), Việt Nam đã trải qua 80 ngày
không ghi nhận ca mắc trong cộng đồng và đã bước đầu kiểm soát tốt dịch bệnh.
Để có thể phòng chống dịch đạt hiệu quả ở Việt Nam công tác tư tưởng đóng vai
trò rất quan trọng, chưa bao giờ các lực lượng truyền thông chung sức, đồng
lòng, tham gia đồng bộ vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt như lần này với một tinh
thần công khai, minh bạch, tất cả các thông tin chỉ đạo điều hành, khuyến cáo
phòng chống, diễn biến tình hình dịch bệnh... đều nhanh chóng truyền tải đến
công chúng để nâng cao nhận thức người dân trong phòng chống dịch bệnh.
Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, em xin chọn đề tài “Từ các yếu
tố cấu thành công tác tư tưởng, liên hệ với thực tiễn để làm rõ vai trò của mỗi
yếu tố đó trong công tác phòng chống dịch Covid-19 ở Việt Nam hiện nay.” Làm
đề tài nghiên cứu của bản thân.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố cấu thành công tác tư tưởng bao gồm 8
yếu tố: chủ thể, khách thể, mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức, phương
tiện và hiệu quả được sử dụng trong công tác phòng chống dịch Covid -19 .
Phạm vi nghiên cứu: công tác phòng chống dịch Covid -19 ở Việt Nam.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1
Mục tiêu: làm sáng tỏ vai trò của 8 yếu tố cấu thành công tác tư tưởng
trong công tác phòng chống dịch Covid - 19 ở Việt Nam
Để thực hiện những mục tiêu trên đề tài cần tập trung và những nhiệm vụ
sau đây:
+ Sáng tỏ về mặt lý luận các vấn đề tổng quan chung về các yếu tố cấu
thành công tác tư tưởng.
+ Vai trò của mỗi yếu tố đó trong công tác phòng chống dịch Covid-19 ở
Việt Nam hiện nay
+ Đánh giá và đưa ra giải pháp về việc thực hiện công tác phòng chống
dịch Covid-19 ở Việt Nam hiện nay
4.Phương pháp nghiên cứu
-
Phương pháp định tính
-
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
-
Phương pháp điều tra bảng hỏi
2
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỒNG TÁC TƯ TƯỞNG VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU
THÀNH CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG
1.1.Khái niệm chung về công tác tư tưởng
1.1.1. Theo nghĩa rộng
Công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một chính
đảng nhằm hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng trong quần chúng, thúc
đẩy quần chúng hành động vì lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng.
Công tác tư tưởng dưới chủ nghĩa xã hội là hoạt động có mục đích của
Đảng Cộng sản và Nhà nước nhằm phát triển, truyền bá hệ tư tưởng xã hội chủ
nghĩa, biến hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa thành hệ tư tưởng chi phối, thống trị
trong đời sống tinh thần xã hội, động viên, cổ vũ tính tích cực, tự giác, sáng tạo
của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
1.1.2. Theo nghĩa hẹp
Có một số người hiểu công tác tư tưởng theo một nghĩa hẹp hơn. Với nghĩa
hẹp, người ta quan niệm công tác tư tưởng chỉ là hoạt động truyền bá hệ tư
tưởng và đường lối, chính sách của Đảng trong quần chúng; động viên, cổ vũ
quần chúng tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thực chất của quan niệm này
là không coi công tác lý luận là một bộ phận hợp thành của công tác tư tưởng,
đồng nhất công tác tư tưởng với công tác tuyên truyền và công tác cổ động. Đây
là quan niệm phiến diện, thiếu cơ sở khoa học về công tác tư tưởng.
1.1.3. Vai trò của của công tác tư tưởng trong đời sống xã hội
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa X đã đưa ra
quan điểm mới về vai trò của công tác tư tưởng trước yêu cầu đổi mới bao gồm:
Thứ nhất, Công tác tư tưởng, lý luận là một bộ phận cấu thành đặc biệt
quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng;
Thứ hai, Công tác tư tưởng, là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền
tảng chính trị của chế độ, tuyên truyền, giáo dục, động viên và tổ chức nhân dân
thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, khẳng định và nâng cao vai trò tiên phong
của Đảng về chính trị, lý luận, trí tuệ, văn hóa và đạo đức;
3
Thứ ba, Công tác tư tưởng, thể hiện vai trò đi trước, mở đường trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.2.Các yếu tố cấu thành công tác tư tưởng
Công tác tư tưởng với tư cách là một hoạt động nó gồm có 8 yếu tố:
Một là, Chủ thể của công tác tư tưởng: là những giai cấp, những tổ chức,
những cộng đồng xã hội mà lợi ích của họ gắn liền với các hoạt động tư tưởng.
Nó bao gồm chủ thể của hệ tư tưởng (một giai cấp, một chính đảng); các cơ
quan và thiết chế tư tưởng được chủ thể hệ tư tưởng tổ chức ra, có chức năng
sáng tạo, truyền bá, bảo quản, lưu giữ hệ tư tưởng và các nhà tư tưởng.
Hai là, Khách thể của công tác tư tưởng: là đối tượng chịu sự tác động về
mặt tư tưởng của chủ thể. Cho nên, khách thể mà công tác tư tưởng tác động đến
là ý thức và hành vi, là nhận thức, thái độ, niềm tin và hành động của cá nhân,
tập thể, tầng lớp, giai cấp... trong toàn xã hội, là ý thức xã hội.
Ba là, Mục đích của công tác tư tưởng: là sự phản ánh những kết quả mong
muốn đạt tới, là sự dự báo trước về sản phẩm tương lai của hoạt động tư tưởng.
Thứ tư, Nội dung của công tác tư tưởng: là nội dung các loại hoạt động mà
chủ thể công tác tư tưởng phải tiến hành nhằm thực hiện mục đích đặt ra.
Thứ năm, Phương pháp công tác tư tưởng: là con đường, cách thức mà chủ
thể sử dụng để truyền đạt và đối tượng sử dụng để lĩnh hội, tiếp nhận nội dung
nhằm đạt mục đích đặt ra.
Thứ sáu, Hình thức công tác tư tưởng: là biểu hiện bề ngoài của nội dung,
là hình thức tổ chức hoạt động truyền bá và tiếp nhận nội dung của chủ thể với
đối tượng.
Thứ bảy, Phương tiện công tác tư tưởng: là những vật mang nội dung và
phương pháp tác động tư tưởng, là những công cụ công tác của chủ thể và công
cụ mà nhờ nó đối tượng tiếp nhận, lĩnh hội nội dung.
Thứ tám, Hiệu quả của công tác tư tưởng: là sự so sánh giữa kết quả mà
công tác tư tưởng đạt được với mục đích của công tác tư tưởng được đặt ra từ
trước trong một điều kiện xã hội nhất định và với một chi phí thấp nhất.
4
CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC VẬN DỤNG CÁC YẾU TỐ CẤU
THÀNH CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG
DỊCH COVID -19 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Vai trò của các yếu tố cấu thành công tác tư tưởng, trong công tác
phòng chống dịch Covid - 19 ở Việt Nam
Công tác tư tưởng với tư cách là một hoạt động, được thể hiện trong công
tác phòng chống dịch Covid - 19 ở Việt Nam như sau:
2.1.1. Chủ thể của công tác tư tưởng
Thứ nhất, Về phía lãnh đạo quản lý
Ngay từ khi nhận thấy có nguy cơ bùng phát dịch bệnh Covid -19 cao trong
cộng đồng. Về công tác chỉ đạo: Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn
Thanh Long nhấn mạnh: Chưa bao giờ trong công tác phòng chống dịch, Bộ
chính trị, Ban bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ... có sự chỉ đạo quyết
liệt, đồng bộ như lần này, coi “chống dịch như chống giặc”. Cả hệ thống chính
trị đã vào cuộc, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cùng tham gia chống dịch được
thể hiện thông qua các quyết định nhanh, chính xác và kịp thời của Thủ tướng
Chính phủ cụ thể:
-
Ngày 1/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 447/ QĐ - TTg
về việc công bố dịch truyền nhiễm tại Việt Nam;
-
Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội;
-
Trong tháng 4/2020, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành
nhiều văn bản chỉ đạo quan trọng về các biện pháp phòng, chống dịch Covid -19
trong tình hình mới.
-
Chỉ thị 19/CT-TTg ban hành ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ
về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid - 19 trong tình hình
mới nêu rõ: Được nới lỏng các biện pháp hạn chế để phục vụ phòng, chống dịch
đã thực hiện phù hợp với diễn biến dịch bệnh; khôi phục các hoạt động kinh tế -
5
xã hội trên cơ sở đảm bảo kiểm soát tốt dịch bệnh, nhất là tại Thành phố Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai, Chỉ đạo
Tại Việt Nam, thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ
đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid - 19 từ Trung ương đến địa phương, Bộ Y
tế tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid - 19.
Thứ ba, Lực lượng tham gia
Cán bộ y tế, công an, quân đội và lực lượng người dân tại các địa phương.
2.1.2. Khách thể của công tác tư tưởng
Người dân chính là đối tượng chịu tác động về mặt tư tưởng, thông qua chỉ
thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội, người dân có ý thức phòng
bệnh cho mình cũng như là phòng bệnh cho cộng đồng như: đeo khẩu trang khi
ra đường, tự dãn cách tại nhà, các công ty, trường học tiến hành làm việc và học
online tại nhà; hạn chế tụ tập ở hàng quán, vũ trường, tụ điểm đông người (chợ).
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số cá nhân ý thức kém như: tung tin đồn sai sự
thật về số người nhiễm, địa phương có người nhiễm Covid -19 trên mạng xã hội
gây hoang mang cho dư luận xã hội và người dân sống tại địa bàn đó hay nhiều
cá nhân vẫn tiến hành tụ tập nơi đông người tại các vũ trường, quán bar, nhà
hàng...
2.1.3. Mục đích của công tác tư tưởng
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, các cơ quan, tổ
chức và Nhân dân trong thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính
phủ, Thành ủy,... về phòng, chống dịch Covid-19. Qua đó, khẳng định nỗ lực,
quyết tâm của các cấp, các ngành trong công tác phòng, chống dịch và nâng cao
ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân để chủ động, tích cực phòng chống, kiểm
soát dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân, cộng đồng;
Đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân. Tính mạng con người và lợi ích
quốc gia, dân tộc là trên hết; “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
6
Bên cạnh đó, thông qua tuyên truyền để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả
hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch;
quyết tâm kiểm soát dịch không để lây lan và bảo đảm phát triển kinh tế, giữ
vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, ổn định đời sống Nhân
dân; góp phần tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp, Đại hội Đảng bộ
Thành phố lần thứ XVII, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng và hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2020.
2.1.4. Nội dung công tác tư tưởng
Tuyên truyền, làm rõ tình hình và tính chất nguy hiểm, nguy cơ và tác hại
của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Cô-rô-na gây ra;
tập trung tuyên truyền chính xác, kịp thời diễn biến tình hình của dịch bệnh và
các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Tuyên truyền triển khai thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Đảng, Chính
phủ tại Công văn số 79-CV/TW ngày 29/01/2020 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Cô-rô-na
gây ra; Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 23/01/2020, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày
28/01/2020 và Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 31/01/2020 của Thủ tướng Chính
phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống trước các diễn biến phức tạp
mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Cô-rô-na gây
ra; cũng như các khuyến cáo của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm
phòng ngừa, hạn chế dịch bệnh lây lan. Xác định rõ trách nhiệm, phân công
nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành với tinh thần quyết tâm cao nhất trong
công tác phòng, chống dịch trên nhiều mặt: từ công tác chuẩn bị cơ sở vật chất
cho việc dự phòng, cách ly, điều trị; chuẩn bị trang thiết bị, thuốc men y tế, trang
bị phòng hộ cho nhân dân; bảo đảm kinh phí, nhân lực cho công tác phòng,
chống tại chỗ; việc xây dựng các phương án phòng, chống theo từng cấp độ lây
lan dịch cho đến công tác thông tin tuyên truyền đến từng người dân, công tác
kiểm soát, quản lý, xử lý vi phạm về đầu cơ, găm hàng, tăng giá thuốc và các
loại khẩu trang, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh…
7
Tuyên truyền, biểu dương tinh thần, ý thức trách nhiệm của các cấp, các
ngành, các đơn vị làm tốt công tác phòng, chống dịch từ Trung ương tới địa
phương. Lưu ý chỉ rõ sự chủ động, tích cực của các ban, bộ, ngành, địa
phương, nhấn mạnh: đến ngày 31/01/2020, Bộ Y tế đã thành lập 25 đội phản ứng
nhanh, Bộ Quốc phòng đã thành lập 20 đội và đã thực hiện kết nối trực tuyến 21
bệnh viện với Bộ Y tế để thống nhất chỉ đạo, phối hợp trong chuyên môn kịp
thời ứng phó với diễn biến của dịch bệnh; Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo 04 bệnh
viện tuyến quân đội Trung ương trong việc sẵn sàng hỗ trợ, tham gia phòng,
chống dịch bệnh.
Tuyên truyền, giáo dục người dân chủ động, tích cực thực hiện các biện
pháp phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng, với phương
châm tự dự phòng là chính. Tập trung tuyên truyền, vận động những người có
nguy cơ nhiễm dịch cao yên tâm, tin tưởng tự giác đến các cơ sở y tế khám, điều
trị; thực hiện các biện pháp cách ly khoa học, tránh biểu hiện kỳ thị, xa
lánh. Gắn công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh với tuyên truyền, phổ
biến Luật xuất cảnh, nhập cảnh của Công dân Việt Nam; Luật khám bệnh, chữa
bệnh; Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; các văn bản quy phạm pháp luật về
cấm nhập khẩu, tiêu thụ động vật hoang dã nhất là tại các địa phương có đường
biên giới… nhằm góp phần hạn chế tối đa nguồn lây nhiễm.
Phát hiện, đấu tranh kịp thời với những biểu hiện chủ quan, thờ ơ, vô cảm
đối với sức khỏe, tính mạng của người dân; những hành vi lợi dụng dịch bệnh để
trục lợi cá nhân; những hành vi che dấu thông tin hoặc tung tin không chính xác,
gây tâm lý hoang mang trong cộng đồng…
2.1.5. Phương pháp công tác tư tưởng
Sử dụng phương pháp thuyết phục: khẳng định nỗ lực, quyết tâm của các
cấp, các ngành trong công tác phòng, chống dịch; qua đó nâng cao ý thức, trách
nhiệm của mỗi người dân để chủ động, tích cực phòng, chống và kiểm soát dịch
bệnh, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng; Nhắc nhở người dân ra đường
nhớ đeo khẩu trang;
8
Sử dụng phương pháp nêu gương: nêu gương các cá nhân, du học sinh, việt
kiều, nhà đầu tư, doanh nhân, chuyên gia... đã có ý thức chấp hành tốt trong khai
báo với cơ sở y tế, tự cách ly ở nhà và tự đến các cơ sở cách ly được chỉ định
trong 14 ngày.
Sử dụng phương pháp trực quan: xây dựng các video tuyên truyền thông
qua hình thức hát, múa, đọc thơ... hay việc sử dụng ca khúc “Ghen cô vy” để
hướng dẫn tuyên truyền khuyến cáo 6 biện pháp bảo vệ trong phòng, chống dịch
Covid - 19 đó là: Vệ sinh tay; Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi; Không chạm
tay lên mặt khi chưa rửa tay; Hạn chế ở những không gian kín hoặc nơi đông
người; Giữ khoảng cách tối thiểu 1m; Thường xuyên làm sạch và khử trùng các
vật/bề mặt hay được chạm vào.
2.1.6. Hình thức công tác tư tưởng
Sử dụng hình thức trực tiếp: tuyên truyền thông qua các
buổi họp giao ban, sinh hoạt chuyên đề của cơ quan, đơn vị,
đoàn thể, tổ chức xã hội; tuyên truyền bằng xe lưu động đến
từng địa bàn dân cư, chú trọng các thôn, xã vùng sâu, vùng xa
trung tâm; tuyên truyền bằng hệ thống loa phát thanh tại các
xã, phường, thị trấn.
Sử dụng hình thức gián tiếp: qua các ấn phẩm tuyên truyền
(tờ rơi, bản tin, thông báo nội bộ, tài liệu tuyên truyền); tuyên
truyền trực quan tại nơi công cộng bằng băng - rôn, khẩu hiệu,
pano, áp phích, bảng LED; tuyên truyền trên các website, trang
thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương; tuyên
truyền trên internet, mạng xã hội.
2.1.7. Phương tiện công tác tư tưởng
Các ấn phẩm truyền thông như: tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu,
các bài báo, các video clip... đều hướng đến mục tiêu hướng
dẫn các biện pháp bảo vệ trong phòng, chống dịch Covid - 19.
9
2.1.8. Hiệu quả của công tác tư tưởng
Dalia Research là một công ty truyền thông có trụ sở tại Berlin (Đức) có
khả năng xỷ lý 1 tỷ câu trả lời trên hơn 150 nước trong 1 tháng. Cuối tháng 3,
công ty này đã đưa ra kết quả khảo sát quy mô từ khi CoVid -19 bùng phát. Câu
hỏi đặt ra là: “Người dân đánh giá phản ứng của Chính phủ nước mình với
CoVid -19 ra sao”? 32.631 người tại 45 quốc gia đã đưa ra ý kiến. 62% người
Việt được Daila hỏi đã cho rằng Chính phủ Việt Nam đã hành động “đúng mức”.
Việt Nam được đứng ở cuối bảng, nghĩa là chỉ số niềm tin này cao nhất thế giới
trong bảng nghiên cứu.
Theo điều tra của Viện Dư luận và Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương với
21.277 lượt người tham gia trả lời, có 85% người dân hoàn toàn tin tưởng Việt
Nam sẽ khống chế, dập tắt dịch CoVid -19.
Do vậy, với niềm tin của người dân, cùng với sự chỉ đạo đúng đắn của
Đảng. Tính đến ngày 5/7/2020 ở Việt Nam tổng số ca mắc là 355 ca, không có
ca tử vong (trong đó: số ca bình phục là 340 ca và 15 ca bệnh đang được điều
trị).
2.2. Đánh giá việc thực hiện công tác tư tưởng trong
công tác phòng chống dịch Covid - 19 ở Việt Nam
2.2.1. Mặt tích cực
Sự quyết tâm cao, thống nhất ý chí và hành động của toàn Đảng, toàn quân
và sự đồng lòng, ủng hộ, chung tay của nhân dân cả nước. Ủy ban Thường vụ
Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, nhiều vị đại biểu Quốc hội đã quan tâm,
đồng hành cùng Chính phủ, các cấp, các ngành trong công tác phòng chống
dịch. Công tác dân vận và các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội
Cựu chiến binh, Tổng Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đạt nhiều kết quả tích cực, đã vận động,
tuyên truyền chủ trương của Đảng và Nhà nước về phòng chống dịch đến các
tầng lớp nhân dân.
10
Bên cạnh đó, nhiều tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, doanh nhân đã đóng
góp nguồn lực tài chính, thời gian, công sức, kinh nghiệm và những sáng kiến
thiết thực. Xuất hiện nhiều gương người tốt, việc tốt trong phòng chống dịch
bệnh, thể hiện trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng. Đồng bào ta ở nước ngoài
và nhiều người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam cũng tích cực
tham gia đóng góp cho công tác phòng, chống dịch. Nhiều doanh nghiệp, kể cả
những doanh nghiệp của thương binh, người khuyết tật đã quan tâm chăm lo cho
người lao động. Những mô hình “ATM gạo”, “Siêu thị 0 đồng”... đã giúp đỡ
thiết thực nhiều người nghèo trong giai đoạn khó khăn.
Các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, trường học đã kịp thời đổi mới
phương thức làm việc, vừa thực hiện tốt việc giãn cách xã hội, vừa bảo đảm hoạt
động bình thường, hiệu quả với hình thức họp trực tuyến, xử lý công việc trên
môi trường mạng; đẩy mạnh thương mại điện tử, thanh toán điện tử... Hệ thống
thông tin điện tử một cửa, cổng dịch vụ công quốc gia, cấp bộ, ngành, địa
phương từng bước phát huy hiệu quả trong giai đoạn phòng, chống dịch bệnh.
Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với các quốc gia, các tổ chức của Liên hợp
quốc, nhất là Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong nghiên cứu, triển khai, hoàn
thiện phác đồ điều trị, nghiên cứu vắc-xin... Đồng thời, với tinh thần chia sẻ,
trách nhiệm và chủ động hội nhập, Việt Nam đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, hợp
tác với 20 quốc gia, tổ chức quốc tế, khẳng định vai trò là thành viên tích cực, có
trách nhiệm với cộng đồng quốc tế và đẩy mạnh quan hệ với các nước, các đối
tác. Hành động hỗ trợ khẩu trang, vật tư, thiết bị y tế chất lượng sản xuất tại Việt
Nam cho 19 nước với tấm lòng chân thành, nhân ái, được bạn bè quốc tế trân
trọng, đánh giá cao.
2.2.2. Mặt hạn chế
Khi cả nước đang cùng nhau chung tay chống dịch thì lại có
những hành động đã vi phạm pháp luật làm cho đất nước mất
ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, những kẻ đầu
cơ tích trữ nâng giá các mặt hàng nhu yếu phẩm, khẩu trang,
11
phương tiện, dụng cụ y tế (đặc biệt là việc độn giá tiền khi mua
máy thở tại các cơ sở y tế đầu tuyến trong phòng chống dịch)…
đây là những người không có lương tâm, vì mục đích, lợi nhuận
cá nhân “đục nước, béo cò”, bàng quang, thờ ơ trước khó khăn
của cộng đồng để kiếm lợi. Mặt khác, còn có những người vô ý
thức, thiếu trách nhiệm cộng đồng không khai báo trung
thực, trốn khỏi nơi cách ly đã gây khó khăn cho công tác phòng
chống dịch, tạo ra sự lây lan cho cộng đồng, đây là những hành
động ích kỷ của một số cá nhân đáng bị xã hội đáng lên án,
hành động như thế này là có tội với Tổ quốc và nhân dân.
12
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG CÔNG
TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID - 19 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền và phòng, chống có hiệu quả bệnh
viêm đường hô hấp cấp do vi rút Cô-rô-na gây ra, Ban Tuyên giáo Trung ương
đề nghị:
3.1. Các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực
thuộc Trung ương
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền
trong nhân dân, nhất là ở các trường học, nơi công cộng, nơi tập trung đông
người, những vùng và đối tượng có nguy cơ cao bằng nhiều hình thức phù hợp;
coi đây là một trong những giải pháp quan trọng để phòng chống dịch bệnh. Lưu
ý chỉ đạo xây dựng kế hoạch, cấp độ thông tin, tuyên truyền cho phù hợp với
diễn biến tình hình dịch bệnh để bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị,
trật tự an toàn xã hội và ổn định đời sống nhân dân.
Tập trung chỉ đạo làm tốt công tác tư tưởng để người dân yên tâm, tin
tưởng, tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo
vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Chỉ đạo các cơ sở y tế phối hợp chặt chẽ
với các cơ quan thông tin, tuyên truyền để thực hiện nghiêm việc công khai,
minh bạch thông tin về tình hình dịch bệnh và kịp thời khuyến cáo người dân
đến ngay các cơ sở y tế khám, điều trị khi có dấu hiệu của bệnh; đồng thời cách
ly kịp thời không để lây lan dịch bệnh.
Đối với các địa phương có đường biên giới tiếp giáp với các nước, nhất là
với Trung Quốc, cần tập trung tuyên truyền nhân dân không đi lại ở đường mòn,
lối mở; việc đi lại ở cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính phải được kiểm soát thân
nhiệt và những biện pháp khác như khai báo y tế bắt buộc; không nhập, vận
chuyển động vật hoang dã vào Việt Nam và các vùng trong cả nước; lập kênh
liên lạc với các cấp địa phương tương ứng của các nước để nắm thông tin cập
13
nhật hàng ngày và có biện pháp chủ động xử lý kịp thời theo diễn biến của dịch
bệnh.
Chỉ đạo xử lý nghiêm những hành vi thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trong
công tác phòng chống dịch bệnh; những hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để
trục lợi; tung tin không chính xác, gây hoang mang trong nhân dân.
3.2. Ban Tuyên giáo Trung ương
Xây dựng và ban hành Hướng dẫn tuyên truyền về công tác phòng, chống
dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Cô-rô-na gây ra.
Phối hợp chặt chẽ với Ban Cán sự đảng Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan
chỉ đạo, định hướng thông tin kịp thời trên báo chí, trang thông tin điện tử và
mạng VCNET về diễn biến và công tác phòng, chống dịch bệnh.
Nắm tình hình, kết quả triển khai thực hiện Công văn số 79-CV/TW của
Ban Bí thư về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Cô-rôna gây ra, báo cáo Ban Bí thư.
3.3. Ban Cán sự đảng Bộ Y tế
Chỉ đạo các đơn vị chức năng thường xuyên cung cấp thông tin đầy đủ,
chính xác, kịp thời cho các ban, bộ, ngành, địa phương về diễn biến của dịch, kế
hoạch, biện pháp ứng phó và kiểm soát dịch bệnh.
Phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương trong chỉ đạo, định
hướng thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là xây dựng
phương án tuyên truyền, ổn định trật tự, an toàn xã hội trong trường hợp bùng
phát dịch.
Chỉ đạo cơ sở y tế, đặc biệt là các nhân viên y tế nêu cao vai trò, trách
nhiệm để vừa làm tốt vai trò của người thầy thuốc, vừa là những tuyên truyền
viên, hướng dẫn người bệnh và gia đình người bệnh chủ động phòng ngừa và
giữ gìn, nâng cao sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
3.4. Ban Cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông
Quản lý chặt chẽ công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng và hệ thống thông tin cơ sở về diễn biến dịch bệnh và công tác phòng,
14
chống dịch; kiên quyết xử phạt nghiêm minh việc tuyên truyền không chính xác,
gây hoang mang cho người dân.
3.5. Ban Cán sự đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền cổ động trực quan về dịch bệnh, nhất là
tại nơi công cộng và các cơ sở y tế, trường học, điểm văn hóa, du lịch.
Chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố phối hợp với
Sở Y tế và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tại địa phương thường xuyên cập
nhật, theo dõi tình hình dịch bệnh, kịp thời thông tin đầy đủ, chính xác đến
người dân và du khách về việc tạm dừng các lễ hội chưa khai mạc, giảm quy
mô, thời gian tổ chức lễ hội, giảm các hoạt động trong lễ hội; yêu cầu người dân
đeo khẩu trang tại nơi công cộng và hạn chế du xuân, tham gia lễ hội; đẩy mạnh
công tác tuyên truyền tại lễ hội và các di tích về các biện pháp phòng, chống
dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Cô-rô-na gây ra.
3.6. Ban Cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Xây dựng kế hoạch và tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền phòng
chống dịch bệnh trong các nhà trường; chú ý tới các trường mẫu giáo, tiểu học,
các trường ở các tỉnh biên giới, nơi có nguy cơ nhiễm dịch cao. Vận động giáo
viên và học sinh tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch
bệnh cho bản thân và cộng đồng; chú trọng thông tin chính xác về tình hình dịch
bệnh để tạo tâm lý yên tâm, tin tưởng của phụ huynh và học sinh, nhất là đối
với các trường học nội trú và bán trú.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, thông tin kịp thời tới các học
sinh, sinh viên đang du học ở nước ngoài để không đến các khu vực đang có
dịch tại các nước và chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch.
3.7. Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao
Chủ động xây dựng kế hoạch thông tin tuyên truyền cho các cơ quan thông
tấn báo chí nước ngoài và các cơ quan đại diện của nước ngoài tại Việt Nam về
diễn biến tình hình dịch bệnh với nội dung và hình thức phù hợp; khẳng định
quyết tâm của Đảng, Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch
15
bệnh, bảo đảm không ảnh hưởng đến việc đảm nhiệm vai trò Chủ tịch cũng như
các hoạt động của Năm ASEAN 2020.
3.8. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức chính trị - xã hội
Tuyên truyền quán triệt nghiêm túc sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ trong
tổ chức Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên.
Chủ động phối hợp với ngành y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan thực
hiện tuyên truyền, vận động đến từng địa bàn, khu dân cư để nâng cao nhận thức
và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại gia đình, nơi công cộng.
Bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm trạng của nhân dân; qua
đó, phát hiện và tham mưu kịp thời cho cấp ủy các biện pháp ổn định tình hình
tư tưởng trong trường hợp dịch bệnh bùng phát cao.
3.9. Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung
ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính
trị - xã hội
Tham mưu cấp ủy đảng xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền; tăng
cường công tác kiểm tra, định hướng và quản lý tốt việc đăng tải thông tin,
tuyên truyền trên báo chí, mạng xã hội để chỉ đạo tổ chức các biện pháp thông
tin, tuyên truyền kịp thời, hiệu quả.
Chủ động phối hợp chặt chẽ với sở Y tế, sở Thông tin và Truyền thông và
các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng chương trình hành động cụ thể, nhằm
thực hiện có hiệu quả biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm trạng của các tầng lớp nhân dân trước
diễn biến của dịch bệnh, qua đó dự báo tình hình, xây dựng kịch bản thông tin,
tuyên truyền trong trường hợp dịch bùng phát, lan rộng nhằm nhanh chóng ổn
định tình hình, giữ vững trật tự, an toàn xã hội.
Vận động cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ tuyên giáo, đội ngũ báo cáo
viên, phóng viên báo chí đăng tải, chia sẻ thông tin chính thống về tình hình dịch
16
bệnh, các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, các khuyến cáo, khuyến
nghị của ngành y tế và các cơ quan chức năng trên mạng xã hội.
3.10. Các cơ quan thông tấn, báo chí
Bám sát chỉ đạo, định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương để tổ chức
tốt các hoạt động tuyên truyền phù hợp; tăng cường tin, bài; tập trung đăng tải
chính xác, kịp thời các thông tin về tình hình diễn biến của dịch bệnh và công
tác phòng, chống dịch.
Lãnh đạo các cơ quan báo chí nêu cao tinh thần trách nhiệm, kiểm duyệt
chặt chẽ tin, bài, tránh những tin bài sai sự thật, gây tâm lý hoang mang trong
nhân dân. Ưu tiên dung lượng, thời lượng đăng tải các khuyến cáo, khuyến nghị
của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đối với người dân nhằm ngăn
ngừa, hạn chế dịch bệnh lây lan. Động viên, cổ vũ các tầng lớp nhân dân tích
cực tham gia phòng, chống dịch bệnh.
Đề nghị các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện, kịp thời phản ảnh, báo cáo
về Ban Tuyên giáo Trung ương theo chế độ quy định để tổng hợp, báo cáo Ban
Bí thư chỉ đạo.
17
KẾT LUẬN
Trong thời gian qua, bám sát tình hình thực tiễn bệnh dịch đang diễn ra, căn
cứ vào Kế hoạch và sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo tỉnh, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam các cấp và các tổ chức thành viên đã tích cực phổ biến, tuyên truyền nâng
cao nhận thức của nhân dân; phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân
trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe của mình và cộng đồng; khuyến cáo
người dân khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, người đến từ vùng có dịch có tiếu
xúc gần với người bệnh cần đến cơ sở y tế để cung cấp thông tin, theo dõi sức
khỏe. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí; chỉ
đạo Ban Chỉ đạo, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền miệng, đội ngũ cộng tác
viên dư luận xã hội các cấp tăng cường tuyên truyền công tác phòng, chống dịch
bệnh, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời; kịp thời phát hiện, xử lý
các đối tượng tung tin, phát tán sai sự thật, góp phần thiết thực vào công tác
phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona. Báo chí, Đài
Phát thanh và Truyền hình, Đài truyền thanh các huyện, thị xã, thành phố và cơ
sở đã xây dựng các chuyên trang, chuyên mục phòng, chống dịch bệnh; đăng tải
kịp thời, chính xác các bản tin hằng ngày về tình hình dịch bệnh và các biện
pháp phòng, chống để người dân chủ động phòng, chống dịch bệnh, không
hoang mang, lo lắng và chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng phòng
chống dịch hiệu quả.
Với sự vào cuộc tích cực, chủ động của cả hệ thống chính trị, trong đó công
tác tư tưởng, tuyên truyền, giáo dục đã thực sự đi trước một bước, đảm bảo
nhanh, kịp thời, chính xác về nội dung, với hình thức, kênh thông tin tuyên
truyền đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng và địa bàn dân cư đã
đem lại hiệu quả tích cực trong công tác phòng, chống bệnh Covid -19 trong thời
gian vừa qua. Đây sẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần tiếp tục đẩy
mạnh thực hiện để đánh thắng đại dịch trong những ngày tiếp theo.
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS. Lương Khắc Hiếu (2011), Giáo trình: “Nguyên lý công tác tư
tưởng” Chính trị - Hành chính.
2. Công văn số 79-CV/TW ngày 29/01/2020 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Cô-rô-na
gây ra.
3. Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội.
19