Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Nội dung chính sách cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình thức chi trả cổ tức đến giá cổ phiếu và tình hình tài chính doanh nghiệp. liên hệ với thực tiễn ở một doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.63 KB, 30 trang )

Đề tài: Nội dung chính sách cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình thức chi
trả cổ tức đến giá cổ phiếu và tình hình tài chính doanh nghiệp. Liên hệ với thực tiễn ở
một doanh nghiệp.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
CÁC HÌNH THỨC CHI TRẢ CỔ TỨC ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU VÀ TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN.
I. Các hình thức chi trả cổ tức của công ty cổ phần
1. Khái niệm và các hình thức chi trả cổ tức
1.1 Khái niệm cổ tức
Cổ tức được hiểu là phần lợi nhuận sau thuế của công ty dùng để chi trả cho các cổ
đông tính theo mỗi cổ phần.
Việc chi trả cổ tức hay không, tỷ lệ và hình thức chi trả cổ tức như thế nào hoàn toàn
phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh, chính sách cổ tức của công ty và do đại hội
đồng của công ty quyết định.
1.2. Các hình thức chi trả cổ tức:
Cổ tức thường được trả theo các kì hạn ấn định trước, có thể theo tháng, quý, sáu tháng
hoặc một năm. Thông thường, có 3 phương thức chi trả cổ tức cơ bản là: trả cổ tức bằng
tiền mặt, trả cổ tức bằng cổ phiếu, và trả cổ tức bằng tài sản khác. Trong đó, hai phương
thức đầu là phổ biến nhất.

• Trả cổ tức bằng tiền

Hầu hết cổ tức được trả dưới dạng tiền mặt. Cổ tức tiền mặt được
trả tính trên cơ sở mỗi cổ phiếu, được tính bằng phần trăm mệnh
giá. Trả cổ tức bằng tiền mặt làm giảm tiền mặt dẫn đến giảm tài
sản và giảm vốn lợi nhuận, nghĩa là làm giảm vốn cổ phần cổ
đông.
• Trả cổ tức bằng cổ phiếu
Việc trả cổ tức bằng tiền mặt có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh toán và nhu
cầu đầu tư của công ty. Vì vậy, trong một số trường hợp, công ty có thể tiến hành trả cổ
tức bằng cổ phiếu. Trả cổ tức bằng cổ phiếu thực chất là việc phân bổ theo tỷ lệ các cổ


phần bổ sung của một công ty cho các cổ đông.

• Trả cổ tức bằng tài sản khác
Doanh nghiệp trả cổ tức cho cổ đông bằng thành phẩm, hàng bán, bất động sản
hay cổ phiếu của công ty khác do doanh nghiệp sở hữu. Hình thức này rất hiếm xảy ra
trong thực tiễn.
2. Trình tự trả cổ tức của công ty cổ phần
+ Ngày công bố chi trả cổ tức
Page 1


Là ngày công ty công bố trên phương tiện thông tin đại chúng về quyết định trả cổ tức
( tạm ứng, cả năm) tới các cổ đông.
Nội dung công bố gồm: số cổ tức trên mỗi cổ phiếu được nhận, ngày đăng ký cuối
cùng( ngày khóa sổ), ngày không hưởng cổ tức, ngày trả cổ tức và phương thức thanh
toán.
+ Ngày xác lập quyền hưởng cổ tức
Là ngày cuối cùng được hưởng cổ tức, tức là ngày mà nhà đầu tư nên mua cổ phiếu để
được hưởng cổ tức. Do đó, nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu sau ngày này thì sẽ không được
hưởng cổ phiếu.
+ Ngày khóa sổ:
Là ngày chốt danh sách các cổ đông hiện hành có quyền nhận cổ tức của công ty. Vào
cuối ngày này, công ty sẽ lập danh sách các cổ đông hiện hành của công ty có quyền
được nhận cổ tức của đợt chi trả. Ngày khóa sổ thường được ấn định vào trước ngày trả
cổ tức một thời gian nhất định. Ở Việt Nam, do qui chế giao dịch là T+3 nên ngày chốt
danh sách cổ đông thường sau 3 ngày so với ngày giao dịch cuối cùng được hưởng quyền
hay sau 2 ngày so với ngày giao dịch không hưởng quyền.
+ Ngày chi trả cổ tức:
Là ngày công ty thực hiện chuyển trả cổ tức cho các cổ đông thường được quy định vào
một thời gian nhất định sau ngày khóa sổ. Vào ngày này, cổ đông sẽ nhận được phần cổ

tức của mình thông qua tài khoản lưu kí của cổ đông hoặc tại trụ sở của công ty.
II. Tác động của việc chi trả cổ tức đến giá cổ phiếu và tình hình tài chính doanh
nghiệp
1. Trả cổ tức bằng tiền
Trong điều kiện thị trường không hoàn hảo, việc trả cổ tức bằng tiền sẽ có những
tác động nhất định đến giá trị của công ty, cũng như giá cổ phiếu của công ty trên thị
trường. Về mặt lí thuyết thì giá của cổ phiếu được xác định bằng tổng giá trị hiện tại của
các khoản thu nhập trong tương lai do cổ phiếu mang lại cho nhà đầu tư ( thu nhập từ cổ
tức và thu nhập lãi vốn).
Ta có công thức:

Page 2


Trong đó: Po là giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại
Dt là cổ tức dự kiến nhận được ở cuối năm thứ t
r: tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của nhà đầu tư
Pn: giá bán cổ phiếu ở cuối năm thứ n
Từ công thức trên có thể thấy, với mức tỷ suất lợi nhuận xác định mức cổ tức dự
tính trong tương lai có quan hệ trực tiếp tới giá cổ phiếu. Tuy nhiên, trả cổ tức cao không
có phải luôn đi cùng với giá cổ phiếu tăng cao trên thị trường, nó còn phụ thuộc vào cách
tiếp cận của nhà đầu tư khi ra quyết địn mua cổ phiếu. Có nhà đầu tư mong muốn nhận
được các khoản cổ tức đều đặn hàng năm, có nhà đầu tư lại hy vọng nhận được thu nhập
lãi vốn (chênh lệch giá bán ra và giá mua vào cổ phiếu). Viêc chi trả cổ tức bằng tiền mặt
sẽ làm ảnh hưởng tới phần lợi nhuận giữ lại để đầu tư. Nếu phần lợi nhuận giữ lại được
đầu tư có hiệu quả sẽ đảm bảo cho sự tăng trưởng lâu dài của công ty, từ đó sẽ tạo niềm
tin tăng giá cổ phiếu trong tương lai. Khi mức độ trả cổ tức bằng tiền tăng qua các năm sẽ
có tác dụng tích cực tới tâm lý nhà đầu tư, nâng cao uy tín của doanh nghiệp và giá cổ
phiếu có thể tăng.
Tác động tới tình hình tài chính doanh nghiệp: việc chi trả cổ tức bằng tiền sẽ làm

giảm lượng tiền mặt của công ty, giảm khả năng thanh toán, khả năng tự cung ứng vốn
của doanh nghiệp trong năm tài chính tiếp theo. Nếu nhu cầu sử dụng vốn vượt quá khả
năng tự cung ứng, doanh nghiệp buộc phải đi vay để đầu tư và doanh nghiệp sẽ phải đối
mặt với gánh nặng nợ vay.
2. Trả cổ tức bằng cổ phiếu

Việc trả cổ tức bằng tiền mặt có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh
toán và nhu cầu đầu tư của công ty. Vì vậy trong một số trường hợp thay vì trả cổ tức
bằng tiền, công ty có thể tiến hành trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu mới để trả cổ tức cho cổ đông sẽ làm giảm
NAV tăng lưu lượng cổ phiếu, khả năng cung ứng cổ phiếu trên thị trường tăng qua đó
thị giá cổ phiếu giảm.
Mặt khác trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp vì vốn
điều lệ = mệnh giá cổ phiếu * khối lượng cổ phiếu đang lưu hành. Tuy nhiên trên thực tế
công ty không thu được một đồng nào và có thể dẫn tới nguy cơ pha loãng quyền điều
hành do tỷ lệ sở hữu thay đổi sau khi phát hành cổ phiếu nội bộ.
3. Trả cổ tức bằng tài sản khác

Mặc dù không có tính chất phổ biến , song các công ty cổ phần cũng có thể trả cổ
tức bằng các tài sản khác: chứng khoán của công ty khác, khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn, thành phẩm, hàng hóa, bất động sản,... việc trả cổ tức bằng tài sản khác sẽ làm giảm
Page 3


các khoản đầu tư, giảm lượng hàng hóa, thành phẩm... từ đó làm giảm tài sản, vốn chủ sở
hữu của công ty và đặc biệt nó làm giảm nghiêm trọng uy tín của công ty kéo giá cổ
phiếu sụt giảm mạnh. Vì vậy việc trả cổ tức bằng tài sản khác chỉ được thực hiện trong
trường hợp công ty không thể sử dụng các phương án trả cổ tức khác.
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định trả cổ tức của công ty cổ phần
1. Các nhân tố khách quan

* Các quy định pháp lí về việc trả cổ tức
Các quy định pháp lý về việc trả cổ tức là các cơ sở ban đầu cho quyết định chính
sách và hoạt động chi trả cổ tức của mỗi doanh nghiệp. Một số nguyên tắc quan trọng về
việc trả cổ tức của công ty: nguyên tắc lợi nhuận ròng, nguyên tắc tài chính lành mạnh,
nguyên tắc lập quỹ dự trữ.
*Xu thế vận động của nền kinh tế
Xu thế vận động của nền kinh tế: nếu nền kinh tế suy thoái, lãi suất thị trường sụt
giảm, có ít cơ hội đầu tư. Nếu có nhu cầu về vốn, công ty dễ dàng vay vốn với lãi suất
thấp và có thể dành phần lớn lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức. Trong nền kinh tế tăng
trưởng nhanh, có nhiều cơ hội đầu tư, nguồn vốn khan hiếm, lãi suất thị trường tăng cao,
công ty phải tăng lượng giữ lại để đáp ứng nhu cầu đầu tư và sẽ làm giảm phần chi trả cổ
tức.
* Chi phí phát hành chứng khoán
Chi phí phát hành chứng khoán: việc phát hành chứng khoán thường được thực hiện
bởi các tổ chức bảo lãnh phát hành chuyên nghiệp, tất yếu sẽ nảy sinh chi phí phát hành.
Nếu chi phí phát hành cao, công ty sẽ quyết định tăng phần giữ lại để tái đầu tư và ngược
lại
* Tâm lí của nhà đầu tư
Tâm lý của nhà đầu tư: những người đã về hưu có xu hướng muốn nhận thu nhập
ổn định nên luôn muốn công ty trả cổ tức cao, đều đặn. Ngược lại, những nhà đầu tư trẻ
thường ưa mạo hiểm, có thể hy sinh khoản thu nhập từ cổ tức để công ty có thể giữ lại lợi
nhuận sau thuế để đầu tư.
*Vị trí của các cổ đông trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân
Vị trí của các cổ đông trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân:
khi công ty do một số đại cổ đông nắm giữ, họ thường muốn chia cổ tức với tỷ lệ thấp để
tránh phải nộp thuế thu nhập cá nhân với mức cao và ngược lại.
2. Các nhân tố chủ quan
* Cơ hội đầu tư
Cơ hội đầu tư: công ty có những cơ hội đầu tư hứa hẹn khả năng sinh lợi cao
Page 4



thường có xu hướng giữ phần lớn lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư, do vậy chỉ dành một
phần nhỏ để chia cổ tức.
* Nhu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn
Nhu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn: nếu nhu cầu thanh toán các khoản nợ
đến hạn cảu DN lớn sẽ buộc DN phải ưu tiên thanh toán nợ trước, điều này ảnh hưởng
trực tiếp tới việc chi trả cổ tức.
*Mức tỉ suất lợi nhuận trên vốn đạt được của công ty
Mức tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt được của công ty: nếu tỷ suất lợi nhuận trên
vốn của công ty cao hơn các công ty khác thì cổ đông có xu hướng muốn để lại phần lớn
lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư để tăng thu nhập trong tương lai, và ngược lại.
* Sự ổn định về lợi nhuận của công ty
Sự ổn định về lợi nhuận của công ty: một công ty có lợi nhuận tương đối ổn định có
thể dành phần lớn lợi nhuận sau thuế để chi trả cổ tức và ngược lại
*Khả năng thâm nhập vào thị trường vốn
Khả năng thâm nhập vào thị trường vốn: những công ty lớn, thời gian hoạt động lâu
dài, ổn định về mặt lợi nhuận, uy tín cao trong kinh doanh, mức độ rủi ro thấp sẽ dễ
dàng huy động vốn hơn. Do đó, công ty này có thể dành nhiều lợi nhuận sau thuế để
trả cổ tức cho cổ
* Quyền kiểm soát công ty
Quyền kiểm soát công ty: DN có thể tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu, điều
này sẽ làm pha loãng quyền kiểm soát công ty của các cổ đông hiện hành. Nếu các cổ
đông hiện hành muốn duy trì quyền quản lý, kiểm soát công ty thì DN thường giữ lại
phần nhiều lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư và ngược lại.
* Tình hình luồng tiền của công ty
Tình hình luồng tiền của công ty: một DN kinh doanh có lãi không đồng nghĩa với
việc DN đó có đủ nguồn tiền để trả cổ tức cho cổ đông. Do đó, trước khi quyết định trả
cổ tức bằng tiền DN cần xem xét khả năng cân đối luồng tiền của mình.
*Chu kì sống của công ty

Chu kỳ sống của doanh nghiệp: chu kỳ sống của một DN nói chung trải qua 4 giai
đoạn: ra đời, phát triển, hoàn thiện và suy thoái. Trong mỗi giai đoạn, công ty phải thiết
lập chính sách tài chính cụ thể (đã bao gồm chính sách cổ tức). Ví dụ: trong giai đoạn
công ty mới thành lập, sản phẩm chưa chiếm lĩnh được thị trường, uy tín chưa cao, khả
năng huy động vốn khó khăn công ty cần giữ lại phần lớn lợi nhuận sau thuế để tái đầu
tư.
Page 5


IV. Chính sách cổ tức của công ty cổ phần
1. Vai trò của chính sách cổ tức
- là công cụ đảm bảo lợi ích cho cổ đông Đại bộ phận cổ đông đầu tư vào công ty
đều mong đợi được trả cổ tức do vậy, chính sách phân chia cổ tức ảnh hưởng trực tiếp
đến thu nhập của các cổ đông. Mặt khác,việc công ty duy trì trả cổ tức ổn định hay không
ổn định,dều đặn hay dao động thất thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động giá trị
cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán.
- là công cụ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển của công ty: Chính sách cổ
tức lien quan tới việc xác định lượng tiền mặt dung trả cổ tức cho các cổ đông. Vì vậy,nó
có mối liên hệ chặt chẽ với chính sách tài trợ và chính sách đầu tư của công ty. Việc phân
chia lợi tức cổ phần quyết định số lợi nhuận lưu giữ nhiều hay it, điều này ảnh hưởng tới
nguồn vốn bên trong tài trợ cho các nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty
trong tương lai. Mặt khác,việc trả cổ tức sẽ làm giảm lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư,vì vậy
sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu huy động vốn từ bên ngoài của công ty.
2. Các chính sách cổ tức thông dụng
2.1 Chính sách ổn định cổ tức
- Được xây dựng trên cơ sở lý thuyết ổn định cổ tức: Theo đó, công ty duy trì trả
cổ tức đều đặn qua các năm với biến động nhỏ
- Công ty chỉ thực hiện chi trả cổ tức ở mức cao hơn khi công ty có thể đạt được sự
gia tăng lợi nhuận một cách vững chắc, đủ khả năng cho phép tăng cổ tức; đồng thời,khi
đã tăng cổ tức thì sẽ cố gắng duy trì cổ tức ở mức đã định cho tới khi công ty thấy rõ

không thể hi vọng ngăn chặn được sự giảm sút lợi nhuận kéo dài trong tương lai.
- Lợi ích của việc theo đuổi chính sách ổn định cổ tức: ổn định tâm lý của cổ đông,
giữ chân được lượng cổ đông ổn định, thị giá cổ phiếu tăng, rủi ro đầu tư thấp
- Bất lợi: Cty bỏ lỡ cơ hội đầu tư, gia tăng chi phí vay vốn hoặc phát hành thêm cổ
phiếu mới, gia tăng rủi ro tài chính do vay vốn, nguy cơ mất quyền kiểm soát do phát
hành cổ phiếu mới.
2.2 Chính sách thặng dư cổ tức
- Được xây dựng trên cơ sở lý thuyết ổn định lợi tức cổ phần.Theo đó, công ty duy
trì trả cổ tức liên tục qua các năm với mức trả các năm tương đối ổn định,có thể có sự
biến động,song không đáng kể so với sự biến động lợi nhuận hang năm của công ty.
- Công ty chỉ thực hiện chi trả cổ tức ở mức cao hơn khi công ty có thể đạt được sự
gia tăng lợi nhuận một cách vững chắc, đủ khả năng cho phép tăng cổ tức; đồng thời,khi
đã tăng cổ tức thì sẽ cố gắng duy trì cổ tức ở mức đã định cho tới khi công ty thấy rõ
không thể hi vọng ngăn chặn được sự giảm sút lợi nhuận kéo dài trong tương lai.
-Lợi ích của theo đuổi chính sách thặng dư cổ tức: Cổ tức tăng nhanh, thị giá tăng
nhanh, uy tín công ty tăng, hài lòng cổ đông
-Bất lợi: rủi ro đầu tư cao, LN giữ lại để tái đầu tư có xu hướng thấp

Page 6


CHƯƠNG II: LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI TẬP ĐOÀN FPT
I.
Giới thiệu chung về tập đoàn FPT
1. Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn FPT

Công ty cổ phần FPT (tên cũ của Công ty là Công ty cổ phần phát triển đầu tư công
nghệ FPT), là một tập đoàn kinh tế tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là
cung cấp các dịch vụ liên quan công nghệ thông tin. Theo thống kê của Chương trình
Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là doanh nghiệp lớn thứ 14 của Việt Nam vào năm

2007.
Ban đầu, FPT là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
xuất nhập khẩu các lương thực thực phẩm, chế biến lương thực thực phẩm (chữ gốc
FPT ban đầu có nghĩa là Food Processing Technology - Chế biến Thực phẩm, sau này
(năm 1990) được đổi thành Financing Promoting Technology - Công ty Đầu tư và
Phát triển Công nghệ).
Ngày 8 tháng 9 năm 2006, Chính phủ Việt Nam ký quyết định thành lập trường Đại
học FPT trực thuộc Tập đoàn FPT.
Ngày 24 tháng 10 năm 2006, FPT đã công bố quyết định phát hành thêm cổ phiếu cho
hai nhà đầu tư chiến lược là Quỹ đầu tư Texas Pacific Group (TPG) và Intel Capital.
Ngày 18 tháng 11 năm 2006, Tập đoàn Microsoft và tập đoàn FPT ký thoả thuận
liên minh chiến lược.
Ngày 19 tháng 12 năm 2008, Tập đoàn FPT công bố được chấp thuận đổi tên từ "Công ty
Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT" thành "Công ty Cổ phần FPT" viết tắt là
"FPT Corporation".
Công ty đặt trụ sở chính tại Hà Nội hiện có 9 công ty thành viên và 3 công ty liên kết.
FPT đang làm chủ công nghệ trên tất cả các hướng phát triển của mình với các chứng chỉ
ISO cho tất cả các lĩnh vực hoạt động, CMMi cho phát triển phần mềm.
Bên cạnh đó, FPT cũng đang sở hữu trên 1,000 chứng chỉ công nghệ cấp quốc tế của các
đối tác công nghệ hàng đầu thế giới.
Năm 2003, FPT đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.
2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của FPT

Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của FPT là phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ
điện tử cho các tổ chức và người tiêu dùng trong và ngoài nước, tập trung vào các lĩnh

Page 7


vực kinh doanh cốt lõi là tích hợp hệ thống, xuất khẩu phần mềm, viễn thông, phân phối

sản phẩm công nghệ, đào tạo.
- Đối với mảng Công nghệ Thông tin và Viễn thông, FPT cung cấp các dịch vụ:
Tích hợp hệ thống, Giải pháp phần mềm, Dịch vụ nội dung số, Dịch vụ dữ liệu trực
tuyến, Dịch vụ Internet băng thông rộng, Dịch vụ kênh thuê riêng, Điện thoại cố định,
Phân phối sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông, Sản xuất và lắp ráp máy tính,
Dịch vụ tin học, Lĩnh vực giáo dục-đào tạo, Đào tạo công nghệ.
- Đối với mảng đầu tư, FPT hoạt động trong các lĩnh vực như: Giải trí truyền hình,
Dịch vụ tài chính-ngân hàng, Đầu tư phát triển hạ tầng và bất động sản, Nghiên cứu và
phát triển.
Nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong thời gian tới của FPT là tái cấu trúc mô hình phân
phối để nâng cao hiệu quả, hợp lực sức mạnh của các công ty thành viên và gia tăng tỉ lệ
sản phẩm thương hiệu FPT. Công ty sẽ chuyển dần từ phân phối đơn thuần sang sản xuất,
marketing và phân phối các sản phẩm công nghệ.

II. Khái quát hoạt động chi trả cổ tức của công ty từ năm 2007-2011
1.

Các hình thức và trình tự chi trả cổ tức tại FPT
FPT thường chi trả cổ tức dưới hai hình thức: trả cổ tức bằng tiền và trả cổ tức
bằng cổ phiếu. Trong đó, nhiều năm qua, FPT đã duy trì chính sách trả cổ tức bằng tiền
mặt tối thiểu 25%/năm bên cạnh chia tách cổ phiếu từ nguồn thặng dư và lợi nhuận để lại.

Việc chi trả cổ tức của FPT cho các cổ đông thường thực hiện làm nhiều đợt
trong năm. Trong năm, FPT thực hiện tạm ứng chi trả cổ tức, quyết định chi trả cổ
tức của năm được đưa ra khi kết thúc năm tài chính.
FPT cũng tuân theo quy định về trình tự chi trả cổ tức:
Ngày công bố chi trả cổ tức: FPT sẽ công bố trên các phương tiện thông tin
đại chúng về quyết định chi trả cổ tức tới các cổ đông. Nội dung bao gồm: số cổ tức
Page 8



trên mỗi cổ phiếu được nhận, ngày đăng ký cuối cùng( ngày khóa sổ), ngày không hưởng
cổ tức, ngày trả cổ tức và phương thức thanh toán.
Ngày xác lập quyền hưởng cổ tức: FPT công bố ngày cuối cùng được hưởng cổ tức.

Ngày khóa sổ: FPT sẽ lập danh sách các cổ đông hiện hành của công ty có quyền được
nhận cổ tức của đợt chi trả.

Ngày chi trả cổ tức: FPT thực hiện chuyển trả cổ tức cho các cổ đông.
Theo điều lệ của công ty thì:
Cổ tức hay những khoản tiền khác liên quan đến một cổ phiếu nếu được chi trả
bằng tiền mặt sẽ được thực hiện bằng đồng Việt Nam và có thể được thanh toán
bằng séc hoặc lệnh trả tiền gửi qua bưu điện tới địa chỉ đã đăng kí của cổ đông thụ
hưởng và nếu có rủi ro phát sinh thì cổ đông đó phải chịu. Ngoài ra mọi khoản cổ
tức hoặc các khoản tiền khác được chi trả bằng tiền mặt liên quan tới một cổ phiếu
có thể thực hiện bằng chuyển khoản ngân hàng khi công ty đã có thông tin chi tiết
về ngân hàng của cổ đông nhằm cho phép công ty thực hiện được việc chuyển
khoản trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của cổ đông. Việc thanh toán cổ tức đối
với các cổ phiếu niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán có thể được tiến
hành thông qua Công ty chứng khoán hoặc trung tâm lưu ký.
2 . Thực trạng hoạt động chi trả cổ tức của công ty từ năm 2007-2011
Lịch sử trả cổ tức và chia thưởng:
27/09/2011: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
- 05/08/2011: Phát hành cho CBCNV 397,950
- 05/05/2011: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 5%
- 09/09/2010: Phát hành cho CBCNV 772,060
- 12/08/2010: Phát hành cho CBCNV 291,435
- 11/08/2010: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
- 11/05/2010: Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 3:1
- 18/03/2010: Phát hành cho CBCNV 1,718,909

- 14/12/2009: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 15%
- 01/07/2009: Phát hành cho CBCNV 2,641,253
- 11/06/2009: Phát hành cho CBCNV 220,125
- 04/06/2009: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
- 07/11/2008: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 16%
Thưởng bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 2:1 
- 28/07/2008: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
Page 9


- 21/05/2008: Phát hành cho CBCNV 1,292,887
- 21/04/2008: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
- 08/10/2007: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 20%
- 17/08/2007: Phát hành cho CBCNV 684,115
- 24/07/2007: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 6%
- 21/05/2007: Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 2:1
- 06/03/2007: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 6%
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp không cân đối được
nguồn tiền để chi trả cổ tức đúng hạn hoặc đủ số lượng như dự kiến. Qua
tình hình trả cổ tức, FPT được đánh giá là có thực lực và quan tâm đến cổ
đông vì thường chi trả cổ tức đúng hạn, đủ số lượng. Về mặt bằng chung,
mức chi trả cổ tức của FPT thường cao hơn so với mức chi trả của nhiều
doanh nghiệp hiện nay.
3. Tác động của hoạt động chi trả cổ tức tới giá cổ phiếu và tình hình tài chính của
công ty cổ phần FPT.
Để thấy rõ tác động của hoạt động chi trả cổ tức tới giá cổ phiếu và tình hình tài
chính của FPT, nhóm sẽ tập trung vào một số đợt chi trả cổ tức trong các năm từ
năm 2008 đến năm 2011.
3.1 Tác động tới giá cổ phiếu
• Trả cổ tức đợt 1/ 2008


Page 10


- Tỷ lệ thực hiện: 10% trên mệnh giá (tương ứng với 1000 đ/cp)
- Hình thức chi trả: Tiền mặt
- Ngày giao dịch không hưởng quyền: 28/07/2008
- Ngày đăng ký cuối cùng: 30/07/2008
- Thời gian chi trả cổ tức: 22/08/2008
Giá cổ phiếu tại một số thời điểm:
Ngày 28/ 7/2008: giá 71.000đ/cp; KL: 164.670
Ngày 30/7/2008: giá 65.500đ/cp; KL: 610.540
Ngày 22/8/2008: giá 101.000đ/cp; KL: 87.220
Từ đồ thị trên, có thể thấy: trước khi có thông tin trả cổ tức, giá cổ phiếu chỉ dao động
quanh mức 60.000đ/cp. Và dưới tác động của việc trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%
mệnh giá, giá cổ phiếu FPT đã tăng mạnh tuy sau đó có sự sụt giảm nhưng giá cổ phiếu
sau khi hoàn thành chi trả cổ tức vần dao động quanh ngưỡng giá cao hơn (khoảng
90.000đ/cp). Sau khi có thông tin chi trả cổ tức bằng tiền mặt thì nhiều người muốn mua
cổ phiếu để hưởng cổ tức bằng tiền là do khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng tới
Việt Nam gây ra lạm phát, cụ thể lạm phát của Việt Nam trong tháng 5 lên tới 25%, do
vậy cổ đông muốn năm giữ tiền hơn cổ phiếu nên cầu cổ phiếu tăng dẫn đến giá tăng.
Sau khi chi trả cổ tức, giá cổ phiếu tăng vọt là do FPT công bố thông tin rằng FPT không
bị ảnh hưởng nhiều bởi những biến động chung về kinh tế, tài chính Việt Nam. Mặt khác,
niềm tin nhà đầu tư được khôi phục từ dấu hiệu kinh tế vĩ mô có chuyển biến tích cực vì
vậy tạo niềm tin cho nhà đầu tư đầu tư vào loại cổ phiếu này, do đó cầu cổ phiếu tăng,
cung không đổi dẫn đến giá tăng.

• Trả cổ tức đợt 2- 2008:

Page 11



Ngày 3/11/2008, Hội đồng quản trị CTCP Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT đã
họp và nhất trí thông qua tạm ứng cổ tức đợt 2.
- Ngày thông báo: 11-04-2008
- Ngày giao dịch không hưởng quyền: 07-11-2008
- Ngày đăng ký cuối cùng: 11-11-2009
- Thời gian thực hiện: 05/12/2008
- Tỷ lệ phân bổ quyền: 1:1
- Tỷ lệ thực hiện: 16% trên mệnh giá (tương ứng với 1.600 đ/cp)
- Hình thức chi trả: tiền mặt.
Giá cổ phiếu tại một số thời điểm:
Ngày 7/11/2008: giá 61.000đ KL: 1.095.780cp
Ngày 11/11/2008: giá 61.000đ KL: 536.910cp
Ngày 5/12/2008: giá 48.900đ KL: 268.230cp
Trong quý 4 năm 2008, do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế thế giới thị trường
chứng khoán Việt Nam sụt giảm mạnh,VN-Index liên tục sụt giảm, thị trường chứng
khoán Việt Nam có nhiều rủi ro, tính thanh khoản thấp, giá cổ phiếu FPT đã sụt giảm.
Thêm vào đó, việc chi trả cổ tức bằng tiền của FPT làm giá cổ phiếu giảm mạnh. Từ đồ
thị ta thấy, sau ngày 7/11/2008, giá cổ phiếu đã giảm mạnh từ 90.000đ/cp xuống còn
60.000đ/cp, sau đó giá cổ phiếu FPT chỉ dao động quanh mức 50.000đ/cp.
• Tạm ứng cổ tức đợt I năm 2009:
- Ngày giao dịch không hưởng quyền: 04/06/2009
- Ngày đăng ký cuối cùng: 08/06/2009
- Thời gian thực hiện: 26/06/2009
- Tỷ lệ phân bổ quyền: 1:1
- Tỷ lệ thực hiện: 10% trên mệnh giá (tương ứng với 1.000 đ/cp)
- Hình thức chi trả: Tiền mặt
Giá cổ phiếu FPT tại một số thời điểm:
Ngày 4/6/2009: giá 70.500 đ KL: 642.540 cp

Ngày 8/6/2009 giá 77.500 đ KL: 319.760 cp

Page 12


Ngày 26/6/2009 giá 73.500 đ KL: 549.500 cp

Từ biểu đồ trên có thể thấy: Trước ngày 4/6/2009, giá cổ phiếu dao động quanh mức
65.000đ/cp, với việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt của FPT đã đẩy giá cổ phiếu lên giao
động quanh mức cao hơn, khoảng 70.000đ/cp.
Do tập đoàn đã có những bước khởi sắc nhất định. Kết thúc sáu tháng đầu năm 2009, Tập
đoàn FPT cũng đã đạt được những kết quả kinh doanh đầy khả quan. Doanh thu toàn tập
đoàn quý II đạt gần 4.294 tỷ VND, nâng tổng doanh thu của 6 tháng đầu năm lên 8.223 tỷ
VND và đạt 114,08% so với kế hoạch. Lãi trước thuế 6 tháng đầu năm tăng trưởng
24,7% so với cùng kỳ năm 2008; vượt 32,92% kế hoạch đề ra và đạt gần 787 tỷ đồng. Lãi
sau thuế cổ đông công ty mẹ tăng so với cùng kỳ năm 2008 là 16,4% và đạt trên 451 tỷ
đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu bình quân đạt 3.203 đồng trên một cổ phiếu và tăng 15,3%
so với cùng kỳ năm 2008.
Đạt được kết quả như vậy là do Tập đoàn FPT đang nỗ lực tái cơ cấu hoạt động của các
công ty thành viên và hệ thống nhân sự để nhằm xây dựng một FPT gắn kết, tăng trưởng
và bền vững hơn ngoài ra tập đoàn tái cấu trúc tập đoàn bằng cách tập trung vào 2 mảng
hoạt động chính quản trị doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp, ngành nghề
hinh doanh chủ chốt của FPT là viễn thông, công nghiệp nội dung, dịch vụ công nghệ
thông tin.
• Trả cổ tức đợt 2 - 2009
Ngày 1/12/2009, hội đồng quản trị công ty cổ phần FPT đã họp và thông qua kế
hoạch trả cổ tức đợt 2/2009 cho cổ đông thường với tỷ lệ chi trả 15%/mệnh giá (1.500
VNĐ/cổ phần) và dự kiến thực hiện trước ngày 31/12/2009.
Ngày 4/12/2009, công ty thông báo tới các cổ đông thường về việc trả cổ tức đợt
2/ 2009 theo đó Ngày giao dịch không hưởng quyền: 14/12/2009

Page 13


· Ngày đăng ký cuối cùng: 16/12/2009
- Thời gian thực hiện: 31/12/2009
- Tỷ lệ phân bổ quyền: 1:1
- Tỷ lệ thực hiện: 15% trên mệnh giá (tương ứng với 1.500 đ/cp)
- Hình thức chi trả: Tiền mặt
Giá cổ phiếu tại một số thời điểm: trước thời điểm FPT công bố trả cổ tức đợt 2/

2009 cho cổ đông thường bằng tiền mặt với tỷ lệ 15 %, giá FPT chỉ dao động quanh mức
giá khoảng 75.000đ/ cp, sau đó giá cổ phiếu tiếp tục dao động ở ngưỡng giá cao hơn
khoảng 77.000 đ/ cp.
Từ đồ thị ta có thể thấy: dưới tác động của việc FPT trả cổ tức cho cổ đông thường bằng
tiền mặt đã góp phần đẩy giá cổ phiếu FPT lên một ngưỡng giá mới.
Quý III năm 2009, FPT phát hành trái phiếu kèm theo chứng quyền với mệnh giá
100.000, tổng mệnh giá không quá 1800 tỷ đồng, trái phiếu có kỳ hạn 3 năm. Việc phát
hành trái phiếu làm tăng tỷ lệ tiền mặt công ty, do đó công ty có khả năng chi trả tốt cổ
tức bằng tiền mặt.
Sau khi trả cổ tức bằng tiền mặt đợt 2 thì giá cổ phiếu tăng lên vì tỷ lệ trả cổ tức cao hơn
so với đợt 1 và công ty vẫn giữ hình thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt, điều này tạo niềm
tin cho các nhà đầu tư.
• trả cổ tức đợt 3/ 2009
Ngày 28/04/2010, Công ty Cổ phần FPT đã nhận được công văn số 409/TBSGDHCM của Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh thông báo việc trả cổ
tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận 2009:
- Ngày giao dịch không hưởng quyền: 11/05/2010 (trường hợp giao dịch thỏa
thuận từ 100.000 cổ phiếu trở lên trong các ngày 11, 12/05/2010 thì người bán không
được hưởng quyền).
Page 14



- Ngày đăng ký cuối cùng: 13/05/2010
- Mục đích: Trả cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận năm 2009
- Tỷ lệ thực hiện: 3:1 (vào ngày đăng ký cuối cùng, mỗi cổ đông sở hữu 03 cổ
phần sẽ được nhận thêm 01 cổ phần mới). Số cổ phần mới sẽ được làm tròn đến hàng đơn
vị, phần lẻ thập phân phát sinh (nếu có) sẽ bị hủy bỏ.
- Số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành thêm: 47.846.322 cổ phiếu.
- Quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu không được chuyển nhượng.
- Số cổ phiếu phát hành thêm để trả cổ tức sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng.
- Thời gian thực hiện giao dịch dự kiến: 13/06/2010
Giá cổ phiếu tại một số thời điểm:

Ngày 28/4/2010: giá 88.500đ/cp KL: 156.830cp
Ngày 11/5/2010: giá 64.000đ/cp KL: 155.980cp
Ngày 13/5/2010: giá 63.500đ/cp KL: 91.730cp
Ngày 14/6/2010: giá 68.500đ/cp Kl: 222.930cp
Từ đồ thị trên ta thấy: trong tháng 4, giá cổ phiếu FPT dao động quanh mức 87.000đ/ cp,
phản ứng trước thông tin CTCP FPT trả cổ tức bằng cổ phiếu thường, giá chứng khoán
FPT đã sụt giảm mạnh trong tháng 5( thấp nhất là 59.000đ/cp) vì trả cổ tức bằng cổ phiếu
gây hiệu ứng pha loãng cổ phiếu, cung cổ phiếu tăng.
• Tạm ứng cổ tức 6 tháng đầu năm 2010:
Ngày 22/7/2010, Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần FPT đã họp và thông qua
phương án tạm ứng cổ tức 06 tháng đầu năm với mức tạm ứng cổ tức 06 tháng đầu năm:
10% trên mệnh giá (1.000 VNĐ/01 cổ phần) và thời gian thực hiện dự kiến: Không muộn
hơn tháng 09/2010.
Ngày 6/8/2010: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng tạm ứng cổ tức 06 tháng
Page 15


đầu năm 2010

Ngày giao dịch không hưởng quyền: 11/08/2010 (trường hợp giao dịch thỏa thuận
từ 100.000 cổ phiếu trở lên trong các ngày 11,12/08/2010 thì người bán không được
hưởng quyền.
- Ngày đăng ký cuối cùng: 13/08/2010
- Thời gian thanh toán: 31/08/2010
Giá cổ phiếu FPT tại một số thời điểm:
Ngày 22/7 giá 69.000 đ/cp; số lượng: 398.000 cp
Ngày 6/8 giá 76.000 đ/cp; số lượng 277.060 cp
Ngày 11/8 giá 74.000 đ/cp; số lượng 33.000 cp
Ngày 13/8 giá 71.000 đ/cp; số lượng 173.160 cp
Ngày 31/8 giá 75.000 đ/cp; số lượng 590.670 cp

Từ đồ thị ta có thể thấy: từ ngày 22/7 tới ngày 11/8 phản ứng trước việc FPT thông
qua phương án tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2010 bẳng tiền mặt, các nhà đầu tư đã tăng
cường mua vào cổ phiếu này để được hưởng cổ tức và giá được đẩy lên cao hơn so với
thời gian trước. Ngày 5/8 giá cổ phiếu lập đỉnh ở mức 78.000đ/ cổ phiếu. Sau ngày giao
dịch không hưởng quyền (11/8), giá FPT có sự sụt giảm đôi chút, mức giá dao động
quanh ngưỡng 72.000đ/cổ phiếu, và mức giá này tiếp tục được duy trì cho tới thời điểm
15/10/2010.


Trả cổ tức đợt 2 năm 2010
- Từ ngày 01/09/2010 đến ngày 31/12/2010.
Page 16


-

Tỷ lệ thực hiện: 10% trên mệnh giá( tương ứng với 1000 đồng trên 1 cổ phiếu)
Hình thức chi trả: tiền mặt

Ngày đăng kí cuối cùng:31/12/2010
Thời gian chi trả cổ tức: ngày 28/11/2010: giá 71.000 đ/cp, khối lượng:
800.052 cổ phiếu.

Từ đồ thị trên ta thấy: giá cổ phiếu FPT trong tháng 10 khoảng 72.000đ/cp; giá
thấp nhất trong tháng 10 là khoảng 69.000đ/cp. Đến tháng 11/2010, FPT có quyết
định trả cổ tức đã đẩy giá cổ phiếu FPT lên cao đạt 77.000đ/cp cao nhất trong 3
tháng cuối năm nhưng mức giá cổ phiếu không ổn định và lại có xu hướng giảm từ
cuối tháng 12.
Nguyên nhân là do giá cổ phiếu FPT không chỉ chịu tác động trực tiếp từ việc chi
trả cổ tức của công ty mà còn chịu sự tác động của các yếu tố của thị trường.
Chứng khoán năm 2010 bị tác động không nhỏ của Thông tư 13 quy định về tỷ lệ
an toàn vốn của tổ chức tín dụng. Do đó, dòng tiền vào chứng khoán đã thắt chặt
trước thông tư 13 được ban hành trong năm 2010, Thông tư 13 khiến nhà đầu tư lo
ngại sẽ hạn chế dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán do nguồn vốn cho vay
của các ngân hàng bị thu hẹp. Trong khi thị trường vẫn tiếp tục đi ngang trong
nhiều tháng thì đầu tháng 11, lãi suất cơ bản đột ngột tăng lên 9% sau 12 tháng ở
mức 8% khiến thị trường rớt mạnh điểm mạnh. Vậy là cùng với Thông tư 13, lãi
suất đã khiến dòng tiền vào chứng khoán càng eo hẹp hơn. Mặt khác, tác động của
tình hình kinh tế vĩ mô đã khiến cho thị trường chứng khoán không tăng trưởng
mạnh trong năm 2010.


Trả cổ tức đợt 1 năm 2011:
- Từ ngày 1/11/2011 đến 10/1/2012.
- Tỷ lệ thực hiện: 15% trên mệnh giá
- Hình thức chi trả tiền mặt

Page 17



Sau khi công ty thực hiện việc chi trả cổ tức, giá cổ phiếu lại có xu hướng giảm, thấp nhất
là 47.500đ/cp trong tháng 11 sau đó có dấu hiệu tăng trong tháng 12 nhưng lại không ổn
định.
Nguyên nhân phần lớn do tác động khách quan: Thị trường chứng khoán 2011 là thời
điểm lao dốc của các chỉ số dưới tác động tiêu cực của nền kinh tế như lạm phát, lãi suất
ngân hàng tăng cao, trong đó lạm phát tăng cao là nguyên nhân chính tác động xấu đến
thị trường chứng khoán, khiến giá trị của hai chỉ số chính và các cổ phiếu lao dốc không
phanh. Dòng tiền vào chứng khoán đã thắt chặt trước thông tư 13 được ban hành trong
năm 2010, nay còn thắt chặt hơn khi lạm phát tăng cao khiến lãi suất vay vốn trong năm
có lúc lên tới 22-25% đồng thời với việc Ngân hàng Nhà nước có chỉ thị yêu cầu các tổ
chức tín dụng phải cơ cấu lại tín dụng. Với xu hướng lao dốc mạnh của thị trường trong
năm 2011, giá trị tất cả các cổ phiếu đã được kéo xuống mức thấp nhất nhất trong lịch sử.
Bất chấp những khó khăn này, cổ phiếu FPT vẫn giữ vững đà tăng ổn định. Việc dao
động trong biên độ hẹp khiến cổ phiếu FPT không có đột biến.

3.2 Tác động tới tình hình tài chính của công ty
Tổng hợp số liệu từ các Báo cáo tài chính của công ty cổ phần FPT từ năm 2007
đến năm 2011, ta có bảng sau:
Page 18


STT Chỉ tiêu 2007
1
Tổng
5.356.052
tài sản
(trđ)
2
Tài sản 4.342.621

lưu
động
(trđ)

2008
6.124.834

2009
10.395.415

2010
12.304.544

2011
14.943.086

4.658.263

7.678.505

8.839.022

11.372.728

3

895.514

1.242.503


2.310.510

1.436.127

2.902.382

3.094.037

3.227.108

6.677.942

7.255.512

8.717.275

2.974.892

3.222.179

4.765.832

5.439.122

8.475.464

435.520

1.191.105


902.215

432.478

829.157

91.899.459

139.787.819

142.649.197

192.978.824

215.202.175

1.028.985

1.240.085

1.697.522

2.023.193

2.501.542

42.955

80.487


109.698

238.147

249.500

1.428.218

1.223.957

1.426.043

2.448.471

3.275.849

4
5

6

7

8

9
10

Tiền
(trđ)

Tổng
nợ (trđ)
Nợ
ngắn
hạn
(trđ)
Tổng số
CP ưu
đãi
đang
lưu
hành
(cp)
Tổng số
cổ
phiếu
thường
đang
lưu
hành
(cổ
phiếu)
Lợi
nhuận
trước
thuế
(trđ)
Lãi vay
(trđ)
Hàng


Page 19


11

12

13

14

15
16

tồn kho
(trđ)
Hệ số
khả
năng
thanh
toán nợ
ngắn
hạn
Hệ số
khả
năng
thanh
toán
nhanh

Hệ số
khả
năng
thanh
toán lãi
vay
Hệ số
khả
năng
thanh
toán
chung
NAV
(trđ/cổ
phiếu)
NAV
(đ/cổ
phiếu)

1,45976

1,44569

1,61116

1,62508

1,34184

0,97977


1,06583

1,31194

1,17492

0,95533

24,95495

16,40727

16,4745

9,49556

11,02622

1,73109

1,89793

1,55678

1,69589

1,71419

0,024566628 0.020644252


0,026000152 0,026141247 0,028891526

24.566.628

26.000,152

20.644,252

26.141,247

28.891,526

- Năm 2008:
+ Trong mấy tháng đầu năm với chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong khi nhiều
công ty khác không có khả năng chi trả, FPT đã thu hút nhiều nhà đầu tư, làm giá cổ
phiếu tăng cao, làm tăng doanh thu, tăng lượng tiền của công ty nên khả năng thanh toán
nhanh tăng.
Page 20


+ Do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu với lạm phát tăng cao ảnh hưởng tới hiệu quả sản
xuất của công ty buộc công ty phải chi trả cổ tức bằng cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 2 : 1 ngày
11/11/2008, làm tổng giá trị cổ phiếu lưu hành tăng lên dẫn đến NAV giảm so với năm
2007, công ty phải tăng khoản nợ vay ngắn hạn do đó khả năng thanh toán nợ ngắn hạn,
khả năng thanh toán lãi vay đều giảm đi so với năm 2007.
- Năm 2009: Công ty tiến hành cả hình thức chi trả cổ tức bằng tiền và chi trả cổ
tức bằng cổ phiếu.
+ Đợt 1 chi trả bằng tiền mặt 10% trên mệnh giá vào ngày 8/6/2009 và đợt 2 cũng chi trả
bằng tiền mặt 15% trên mệnh giá cổ phiếu vào ngày 16/12/2009, việc này đã làm giảm

lượng tiền mặt dẫn đến giảm khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán
nhanh, khả năng thanh toán lãi vay. Vì vậy để nâng cao khả năng thanh toán, công ty đã
phát hành trái phiếu mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, tổng mệnh giá không quá 1.800 tỷ
đồng. Vì huy động vốn bằng trái phiếu nên công ty đã tăng được lượng tiền mặt; giúp cho
khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh tăng lên so với năm 2009.
Nhưng trái phiếu là chứng chỉ nợ, phát hành trái phiếu cũng đồng thời làm tăng tổng nợ,
việc phát hành này làm nợ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản dẫn đến hệ số khả năng
thanh toán chung của công ty giảm.
+ Đợt 3 chi trả cổ tức bằng cổ phiếu được tiến hành trước ngày 30/6/2010, nên việc chi
trả này chưa làm ảnh hưởng tới tình hình hình tài chính của công ty trong năm này.
- Năm 2010:
+ Công ty tiến hành chi trả cổ tức đợt 3 của năm 2009 với tỷ lệ 3:1 (tức là 3 cổ phiếu cũ
chia thêm 1 cổ phiếu mới) trước ngày 30/6/2010 đã làm cho tổng số cổ phiếu lưu hành
tăng dẫn đến NAV ở thời gian trước 30/6/2010 giảm. Nhưng NAV ở thời điểm cuối năm
này vẫn tăng lên so với năm 2009 vì tổng tài sản tăng và số lượng cổ phiếu ưu đãi lưu
hành giảm so với 2009.
+ Công ty tiến hành chi trả cổ tức của năm 2010 bằng tiền mặt tổng cộng cho cả năm
2010 là 15% trên mệnh giá. Cổ tức đã chi 10% trên mệnh giá vào ngày 13/8/2010 làm
lượng tiền mặt giảm dẫn đến khả năng thanh toán lãi vay giảm . Cổ tức còn lại phải chi
5% trên mệnh giá sẽ được chi trả trong quý II năm 2011.
- Năm 2011: công ty chi trả cổ tức năm này là 20% bằng tiền mặt và 25% bằng cổ
phiếu.
+ FPT trả cổ tức phần còn lại của năm 2010 bằng tiền mặt cho cổ đông theo tỷ lệ 5%/
mệnh giá vào ngày 26/05/2011và tạm ứng cổ tức 6 tháng đầu năm 2011 bằng tiền mặt
cho cổ đông theo tỷ lệ 10%/ mệnh giá vào ngày 19/10/2011 làm giảm lượng tiền mặt của
công ty dẫn đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh giảm.
Nhưng khả năng thanh toán lãi vay thì không bị giảm mà còn tăng vì lợi nhuận kế toán
trước thuế năm này tăng lên rất nhiều so với lãi vay.
Page 21



+ Với 35% còn lại, FPT sẽ trả tiếp cổ tức bằng tiền mặt 10% trên mệnh giá và chia cổ tức
bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25%, tương đương 4 cổ phần hiện hữu được chia thêm 1 cổ phần
mới. Việc chi trả này sẽ được thực hiện vào quý II năm 2012, như vậy chắc chắn nó sẽ
ảnh hưởng tới tình hình tài chính năm 2012 như chỉ tiêu NAV ở thời gian tiến hành chi
trả sẽ bị giảm xuống do tổng số lượng cổ phiếu lưu hành tăng.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định trả cổ tức của công ty cổ phần FPT:
4.1.Các nhân tố khách quan:
4.1.1. Các quy định pháp lý:
Để có thể thực hiện các chính sách chi trả cổ tức công ty cổ phần FPT cũng phải đáp ứng
được các yêu cầu, nguyên tắc mà pháp luật quy định, cụ thể là:
Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Đáp ứng nguyên
tắc
Lợi nhuận ròng

Lợi nhuận sau
thuế (tỷ VND)
ROE (%)
Hệ số thanh toán
nhanh (lần)
Hệ số thanh toán
hiện thời (lần)
Vốn chủ sở hữu
(tỷ VND)

Tài sản (tỷ VND)

1.692

2.079

34,3
1,2

41,9
1,0

1,6

1,3

3.981

5.518

Bảo toàn vốn
Tài chính lành
mạnh
Tài chính lành
mạnh
Bảo toàn vốn

12.305

14.943


Bảo toàn vốn

Lợi nhuận sau thuế FPT năm 2011 đạt gần 2.080 tỷ đồng, tăng trưởng 22,9%. Thu nhập
bình quân trên 1 cổ phiều thường đạt mức 7.861 đồng, tăng trưởng 19,4% so với năm
2010 đảm bảo các nguyên tắc mà pháp luật quy định.
4.1.2. Xu thế vận động của nền kinh tế:
Tình hình thế giới: Các dự báo đều thống nhất nhận định kinh tế thế giới năm 2012 sẽ
tiếp tục khó khăn, thậm chí tồi tệ hơn rất nhiều so với năm 2011. Hai điểm nhấn quan
trọng nhất là sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, nhất là của các trung
tâm tăng trưởng (Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc) và sự bất ổn gia tăng, thậm chí nguy cơ
suy thoái kép.
Tình hình trong nước: Việt Nam ngoài những khó khăn đến từ bên ngoài, bản thân nội
tại nền kinh tế vừa trải qua năm 2011 nhiều bất ổn từ hệ thống tài chính, lạm phát và lãi
suất cao. Nhiều dự báo các chuyên gia kinh tế đều cho rằng kinh tế Việt nam năm 2012
vẫn còn chứa đựng nhiều bất ổn. Trong bối cảnh khó khăn này, Chính phủ Việt Nam đã
Page 22


đặt ra mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, đó là: ưu tiên kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng 6% - 6,5% và chỉ số giá tiêu dùng
tăng dưới 10%; chính sách tiền tệ tiếp tục định hướng thắt chặt với mục tiêu tăng trưởng
tín dụng năm 2012 đặt ở mức thấp 15 -17%.
Kết thúc năm tài chính 2011, tổng doanh thu của FPT đạt 25.978 tỷ đồng, tăng trên 27%
so với năm 2010. Lợi nhuận trước thuế đạt 2.502 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước.
Lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 7.861 đồng, tăng hơn 19% so với 2010.
Tiếp tục đà tăng trưởng, năm 2012, FPT đặt kế hoạch doanh thu 31.300 tỷ đồng, tăng
21%, tương đương lợi nhuận đạt 3.000 tỷ đồng, tăng 22%.
Với kế hoạch này, FPT dự kiến trình ĐHĐCĐ phương án trả cổ tức bằng tiền mặt năm
2012 từ 15 đến 30% trên mệnh giá. Đây là mức trả cổ tức tốt khi nhiều doanh nghiệp

vẫn đang nghiên cứu, xem xét mức chia cho năm 2012.
4.1.3. Tâm lý của nhà đầu tư:
Đối với cổ đông, cổ tức là một trong những vấn đề họ quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên
trong bối cảnh hiện nay, việc doanh nghiệp có năm chia cổ tức bằng tiền mặt, có năm lại
trả bằng cổ phiếu không phải hiếm hoi. Theo nhiều chuyên gia chứng khoán, kinh tế khó
khăn, nhiều doanh nghiệp không cân đối được nguồn tiền để chi trả cổ tức đúng hạn
hoặc đúng số lượng như dự kiến. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị xin chậm, khất cổ tức hoặc
thậm chí tuyên bố không chi trả cổ tức năm 2011, thì việc FPT trả mức 45% đã khiến cổ
đông hài lòng bởi cổ tức là một trong những vấn đề họ quan tâm hàng đầu. Theo các
chuyên gia chứng khoán, kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp không cân đối được
nguồn tiền để chi trả cổ tức đúng hạn hoặc đủ số lượng như dự kiến. Vì thế, chuyện
doanh nghiệp nào trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao trong bối cảnh khủng hoảng
được đánh giá là có thực lực và quan tâm đến cổ đông.
4.1.4. Vị trí của các cổ đông trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân
Công ty cổ phần FPT do đa phần đại cổ đông nắm giữ, nên họ có khuynh hướng muốn
chia lợi tức cổ phần với tỷ lệ thấp để tránh phải nộp thuế thu nhập cá nhân ở mức cao.
Đồng thời giữ lại tỷ lệ lợi nhuận sau thuế cao để tiếp tục tái đầu tư và tạo cơ hội sinh lời
năm tiếp theo. Tuy nhiên đứng trước bối cảnh kinh tế gặp khó khăn, lạm phát vẫn có xu
hướng tăng, để tạo niềm tin cho các cổ đông cá nhân thì doanh nghiệp vẫn quyết định trả
cổ tức bằng tiền ở mức 45% đúng hạn và đủ số lượng như dự kiến.
4.2. Các nhân tố chủ quan

Page 23


4.2.1. Cơ hội đầu tư
Để thực hiện kế hoạch 2012 cũng như định hướng chiến lược OneFPT đến năm 2014,
FPT hướng tới nhiều hoạt động đầu tư mở rộng kinh doanh và M&A như sau:









Đầu tư tuyến đường trục cáp quang biển quốc tế Asia Pacific Gateway (APG) dự
kiến đưa vào khai thác trong năm 2014, cập bờ tại Đà Nẵng
Đầu tư mở rộng và nâng cấp hạ tầng mạng đường trục viễn thông
Đầu tư đường trục viễn thông trục Bắc - Nam
Đầu tư xây dựng Khu Campus Đại học & Phần mềm FPT tại Khu Công nghệ cao
Hòa Lạc theo giai đoạn
Đầu tư văn phòng cho các lĩnh vực kinh doanh tại khu vực TP. HCM tại Khu Chế
xuất Tân Thuận, Q. 7, TP. HCM
Đầu tư vào việc phát triển Chuỗi bán lẻ Kỹ thuật số FPT với quy mô 150 cửa
hàng
Đầu tư vào các hoạt động M&A

Công ty càng có nhiều dự án tốt thì càng phải tích lũy nhiều hơn để tái đầu tư, nắm bắt
kịp thời cơ hội, trả cổ tức thấp hơn. Nhưng bên cạnh việc đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận
thông qua việc đầu tư các dự án mới thì việc duy trì một mức cổ tức ổn định là vô cùng
quan trọng để giữ chân các cổ đông hiện thời.
4.2.2. Nhu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn
Công ty cổ phần FPT là công ty có tiềm lực, uy tín và lợi nhuận hoạt động rất tốt. Theo
Báo cáo tài chính năm 2011, trong Top 15 doanh nghiệp có doanh thu thuần lớn nhất
trên sàn chứng khoán, FPT đứng đầu danh sách khi đạt gần 26.000 tỷ đồng, đạt 105,87%
so với kế hoạch đã được HĐQT thông qua đầu năm và đạt hơn 97% so với kế hoạch
điều chỉnh tăng giữa năm, tăng gần 27% so với năm 2010. Năm 2011 với nhiều khó
khăn nhưng FPT vẫn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận đề ra.
Từ lợi nhuận thu được, FPT là một trong số ít những doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền

mặt "khủng" nhất. Tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế khó khăn việc cần chú trọng nhiều
tới tính thanh khoản thì công ty cổ phần FPT vẫn thực hiện chia việc chi trả cổ tức làm 2
đợt cũng nhằm việc làm giảm áp lực đến khả năng thanh khoản.



Chi trả cổ tức bằng tiền mặt:

Page 24


Trả cổ tức bằng tiền mặt tổng cộng cho cả năm 2011 là 20% (2.000 đ/cổ phiếu), trong
đó:
Cổ tức tạm ứng chi đợt 1: 10% trên mệnh giá (1.000 đ/cổ phiếu)
Cổ tức còn lại chi đợt 2: 10% trên mệnh giá (1.000 đ/cổ phiếu)
Phần lợi nhuận còn lại, HĐQT đề nghị giữ lại để đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát
triển sản xuất kinh doanh của Tập đoàn trong các năm tới.


Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu:

Chia cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận để lại với tỷ lệ 25% (04 cổ phần hiện hữu
được chia thêm 01 cổ phần mới). Việc thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu bao gồm cả
việc xử lý số cổ phần lẻ (nếu có).

4.2.3. Mức tỷ suất lợi nhuận vốn đạt được của công ty
Công ty cổ phần FPT có mức tỷ suất lợi nhuận vốn đạt cao hơn nhiều so với các doanh
nghiệp khác cùng ngành nên các cổ đông có xu hướng muốn để lại phần lớn lợi nhuận
sau thuế để tái đầu tư và tăng thu nhập trong tương lai.
4.2.4. Sự ổn định về lợi nhuận của công ty

Công ty cổ phần FPT được đánh giá là hoạt động hiệu quả có mức lợi nhuận ổn định nên
công ty sẵn lòng chi trả cổ tức, không những thế mà còn chi trả cổ tức với tỷ lệ rất cao
bằng cả tiền mặt và bằng cổ phiếu.
4.2.5. Khả năng thâm nhập vào thị trường vốn
Công ty cổ phần FPT là doanh nghiệp lớn có uy tín dễ dàng tiếp cận với thị trường tín
dụng và các nguồn vốn bên ngoài vì đã đáp ứng được các yêu cầu về công bố thông tin
công khai, minh bạch; vì vậy, công ty này có nhiều khả năng chi trả cổ tức bởi khả
năng thanh khoản linh hoạt và tận dụng các cơ hội đầu tư. Vì vậy, công ty này có thể
dành tỷ lệ cao lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức.

4.2.6. Quyền kiểm soát công ty
Page 25


×