Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN rèn luyện kỹ năng sử dụng atlat địa lý cho học sinh 12 trong việc ôn thi THPT QG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.97 MB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOSỞ TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI : “RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA
LÍ CHO HỌC SINH 12 TRONG VIỆC ÔN THI THPTQG ”

Người thực hiện: Lê Văn Hùng
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn .
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa Lý .

THANH HOÁ NĂM 2020


Đề tài : Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý cho HS 12 trong việc ôn thi THPTQG

MỤC LỤC
MỤC
1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
2
2.1
2.2

2.3


a
b
c
c1
c2
c3
c4
c5
c6
c7
c8
2.4
3
3.1
3.2

TÊN MỤC
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Những điểm mới của sáng kiến
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng
để giải quyết vấn đề
Xác định vai trò của Atlat Địa lý Việt Nam trong dạy học
môn Địa lý ở lớp 12

Thực hiện các phương pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat
cho học sinh
Kĩ năng xác định các nội dung và phương pháp khai thác
kiến thức ở một số trang Atlat
Atlat trang 4-5 : Bản đồ hành chính Việt Nam
Atlat trang 9 : Bản đồ khí hậu Việt Nam
Atlat trang 10 : Bản đồ các hệ thống sông Việt Nam
Atlat trang 15: Bản đồ dân số Việt Nam
Atlat trang 18: Bản đồ nông nghiệp chung Việt Nam
Atlat trang 21: Bản đồ công nghiệp chung Việt
Nam Atlat trang 23: Bản đồ giao thông vận tải Việt
Nam Atlat bản đồ các vùng kinh tế Việt Nam
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục , với bản thân , đồng nghiệp và nhà trường
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Người thực hiện: Lê Văn Hùng – Trường THPT Cẩm Thủy 3

TRANG
1
1
2
2
2
3
3
3

4
4
4
6
7
7
9
11
13
15
17
18
20
21
22
22
23
24

2


Đề tài : Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý cho HS 12 trong việc ôn thi THPTQG

Đề tài “ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÝ
CHO HỌC SINH LỚP 12 TRONG VIỆC ÔN THI THPTQG

1. MỞ ĐẦU .
1.1 Lí do chọn đề tài .
Trong thực tế của việc dạy và học hiện nay làm thế nào để nâng cao chất

lượng dạy và học môn Địa lý ở trường THPT , đây là một bài toán khó và có rất
nhiều giáo viên và học sinh đã và đang quan tâm . Chính vì vậy mà các giáo
viên đã rất chú trọng đến việc sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học như
các loại bản đồ treo tường, các mô hình, máy chiếu... Các phương tiện dạy học
có ý nghĩa rất lớn đối với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích
cực và phát huy được khả năng tự học của học sinh. Trong giảng dạy địa lý có
thể sử dụng nhiều loại phương tiện dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy.
Sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lý cũng là phương pháp giảng dạy
học mới theo hướng tích cực. Kênh hình để hướng dẫn học sinh học tập môn
Địa lý, bao gồm : các bản đồ, lược đồ, các tranh ảnh, các biểu đồ, bảng số liệu
thống kê trong sách giáo khoa và trong Atlat … Trong số các thiết bị dạy học ở
trên thì Atlát Địa lý là một dạng kênh hình ( hay một loại thiết bị ) được các giáo
viên sử dụng trong dạy và học môn Địa lý mang lại hiệu quả cao . Bởi vì Atlat
Địa lý được ví như là cuốn sách giáo khoa thứ hai của bộ môn Địa lý , giúp học
sinh chủ động tiếp thu kiến thức theo nội dung bài học, ít phải ghi nhớ một cách
máy móc, lại hấp dẫn học sinh, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Địa
lý...Và do bố cục của Atlat rất phong phú, nên có thể giúp cho việc học môn Địa
lý của học sinh đạt hiệu quả cao.
Việc sử dụng Atlát Địa lý làm kênh hình trong giờ dạy không còn là vấn
đề mới , nhất là trong những năm gần đây , trong cấu trúc của đề thi THPT quốc
gia thì số câu hỏi liên quan đến Atlat Địa lí lên tới 11 câu , đây chính là lợi thế
giúp học sinh vận dụng Atlat vào việc học và trả lời câu hỏi qua Atlat . Thế
nhưng việc sử dụng Atlat trong việc dạy và học cũng chưa phải là phổ biến nhất
là những trường miền núi nói chung và trường THPT Cẩm Thủy 3 nói riêng ,
còn rất nhiều giáo viên chưa chú trọng sử dụng Atlát trong giờ dạy, chưa hướng
dẫn học sinh hoặc chưa có phương pháp hướng dẫn học sinh sử dụng Atlát, vì
vậy học sinh chưa thấy được vai trò của Atlát trong việc học môn Địa lý, hiệu
quả của việc sử dụng Atlát chưa cao.
Với học sinh lớp 12, việc sử dụng Atlát để học môn Địa lý là rất cần thiết,
tạo cho các em thói quen độc lập và sáng tạo trong quá trình học tập không chỉ

môn Địa lý mà còn ở tất cả các môn học. Đồng thời việc sử dụng Atlát sẽ làm
giảm tâm lý phải học thuộc lòng, giúp các em học tập có hiệu quả hơn, có thể
đạt kết quả cao trong các kỳ thi THPT quốc gia và các kỳ thi học sinh giỏi môn
Địa lý .
Với những lí do trên tôi đã tích cực sử dụng Atlát Địa lý kết hợp với sử
dụng các phương tiện dạy học khác trong các giờ dạy ở trên lớp và hướng dẫn
học sinh tự học ở nhà và đã thu được những kết quả khả quan, đặc biệt là trong
Người thực hiện: Lê Văn Hùng – Trường THPT Cẩm Thủy 3

1


Đề tài : Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý cho HS 12 trong việc ôn thi THPTQG

việc ôn thi THPT quốc gia lớp 12, vì đây là những câu hỏi liên quan đến kĩ năng
và kể cả những câu hỏi không dựa vào Atlat nhưng học sinh cũng có thể khai
thác được trên Atlat . Qua đó học sinh có thể đạt kết quả cao hơn .
1.2. Mục đích nghiên cứu .
Hướng dẫn giáo viên trong quá trình giảng dạy trực tiếp và học sinh trong
quá trình tiếp thu bài học, làm bài tập, kiểm tra kiến thức...
Góp phần nâng cao kết qủa dạy và học của giáo viên và học sinh, tích cực
tham gia vào việc mở rộng ứng dụng phương tiện dạy - học mới, hiện đại vào
thực tiễn giáo dục của đất nước
Giúp cho giáo viên triển khai và khai thác có hiệu quả những nội dung
của bài học kể cả phần Địa lí tự nhiên , dân cư và cũng như Địa lý kinh tế - xã
hội , vùng kinh tế .
Tạo ra hứng thú và gây sự chú ý , cũng như thích thú của học sinh trong
quá trình học tập kiến thức bộ môn , đặc biệt là đối với môn Địa lý đây là môn
học lâu nay được đánh giá là khô khan , khó hiểu .
Giảm bớt việc ghi nhớ kiến thức theo kiểu học thuộc lâu nay của học

sinh nhất là những kiến thức liên quan đến địa danh , sự vật , hiện tượng và số
liệu ....
Vừa là tài liệu cho giáo viên và học sinh trong việc dạy và học đồng thời
vừa là tài liệu giúp cho học sinh trong việc ôn và thi THPT quốc gia như hiện
nay đạt kết quả cao .
Góp phần tích cực trong việc đổi mới phương học dạy học và là một
trong những thiệt bị dạy và học tích cực của bộ môn .
1.3. Đối tượng nghiên cứu .
Là cơ sở để cho giáo viên sử dụng trong việc soạn bài và giảng dạy ở
trên lớp .
Là tài liệu giúp cho giáo viên sử dụng trong việc ôn thi ở các kì thi như
thi THPT quốc gia , thi học sinh giỏi ....
Là thiết bị góp phần vào việc dạy học tích cực theo đổi mới phương
pháp “ lấy học sinh làm trung tâm ” . Học sinh chủ động tìm tòi , lĩnh hội kiến
thức và ghi nhớ kiến thức thông qua sự hướng dẫn của giáo viên .
Là tài liệu giúp cho học sinh học tôt kiến thức bộ môn . Làm giảm bớt sự ghi
nhớ quá tải về kiến thức , chương trình như ở nhiều môn học cơ bản khác Atlat
Địa lý còn là phương tiện , thiết bị rất bổ ích và mang lại hiệu quả
cao cho học sinh trong các kì thi quan trọng .
1.4. Phương pháp nghiên cứu .
- Kinh nghiệm thực tế của việc giảng dạy Địa lý cấp THPT qua nhiều năm, đặc
biệt là nhiều năm tập huấn về đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp,
phương tiện dạy - học mới .
- Phương pháp thử nghiệm - thực tiễn.
- Các phương pháp có liên quan đến lý luận dạy học đổi mới phương pháp dạy
học .
Người thực hiện: Lê Văn Hùng – Trường THPT Cẩm Thủy 3

2



Đề tài : Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý cho HS 12 trong việc ôn thi THPTQG

- Kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống và các phương pháp đổi mới
để cung cấp và đáp ứng kiến thức cơ bản cho học sinh nhất là sự đổi mới trong
thi THPT quốc gia những năm gần đây .
- Với hình thức thi trắc nghiệm như những năm trở lại đây thì giáo viên bắt buộc
phải có sự đổi mới về phương pháp dạy - học để đáp ứng được mặt kiến thức cơ
bản theo chiều rộng chứ không phải theo chiều sâu giống như thi tự luận trước
đây .
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm .
- Là cơ sở để giáo viên thực hiện đổi mới dạy học .
- Là phương tiện , thiết bị để học sinh nghiên cứu , lĩnh hội kiến thức và phục vụ
cho các kì thi quan trọng .
- Tạo tiền đề quan trọng để học sinh thêm hứng thú trong học tập .
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm :
Với những yêu cầu mới và sự phát triển của xã hội như hiện nay đòi hỏi
giáo dục phải tạo ra những con người phát triển toàn diện, không chỉ có kiến
thức về các môn khoa học tự nhiên và cũng không chỉ biết học theo kiểu ghi nhớ
máy móc, mà phải có cả kiến thức về các môn khoa học xã hội và có kỹ năng
phân tích, giải thích một vấn đề cụ thể trong các lĩnh vực nói chung và trong
lĩnh vực Địa lý nói riêng.
Trong trường THPT, môn Địa lý giữ một vai trò quan trọng nhất định,
giúp cho học sinh hiểu biết hơn về thiên nhiên và con người, hiểu biết hơn về
các hoạt động văn hóa, kinh tế - xã hội, đặc biệt là rèn luyện các kĩ năng khai
thác kiến thức thông qua Atlat Địa lí , vừa là những kiến thức mang tính trực
quan vừa là những kiến thức quan trọng giúp cho các em vững vàng trong các kì
thi , nhất là kì thi THPT quốc gia . Học tốt môn Địa lý còn giúp cho học sinh có
thể tập nghiên cứu khoa học, tìm hiểu về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các

yếu tố tự nhiên , xã hội. Học sinh sẽ có kiến thức để sau khi rời ghế nhà trường
có thể đem kiến thức đó làm được việc góp phần xây dựng nền kinh tế - xã hội
cho đất nước. Muốn làm được việc đó thì trước hết phải làm cho học sinh thích
học môn Địa lý.
Nói về sự đổi mới phương pháp dạy học, trên thực tế dạy học bằng các
phương pháp mới đã mang lại những kết quả khả quan, học sinh tiếp thu bài tốt
hơn, mở rộng thêm nguồn kiến thức của mình mà không phải ghi nhớ một cách
máy móc.
Ở trường THPT, phương pháp đặc trưng của bộ môn Địa lý là sử dụng
kênh chữ và kênh hình trong dạy học. Dạy học bằng kênh chữ là phương pháp
quen thuộc, nếu chỉ sử dụng mình kênh chữ sẽ gây nhàm chán cho học sinh,
buộc học sinh phải ghi nhớ một cách máy móc. Sử dụng kênh hình , trong đó sử
dụng Atlát Địa lý là rất cần thiết, nhất là đối với học sinh lớp 12, viếc sử dụng
Atlát để đọc, nhận xét và phân tích các bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tranh
ảnh...trong các trang Atlát , rồi đi đến nhận biết kiến thức qua các trang trong
Atlát, giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh , dễ hiểu, hứng thú trong học tập.
Người thực hiện: Lê Văn Hùng – Trường THPT Cẩm Thủy 3

3


Đề tài : Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý cho HS 12 trong việc ôn thi THPTQG

Trên cơ sở đó giáo viên tránh được việc phải sử dụng phương pháp diễn giải dài
dòng, từng bước tạo sự yêu thích học môn Địa lý cho học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm .
Trong dạy học hiện nay sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống
thường gây nhàm chán cho học sinh trong hầu hết các môn học nói chung và
môn Địa lý nói riêng , học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, không phát
huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Sau mỗi tiết học , học

sinh không có ấn tượng nhiều về tiết học, nhiều học sinh không nhớ hết được
những kiến thức vừa học và gần như không hề hứng thú với bài học và môn học
Địa lý.
Bên cạnh đó, môn học Địa lý có số giờ ít, trên thực tế nhiều học sinh vẫn
coi đây là môn học phụ nên ít khi chú ý học bài , chính vì vậy mà việc giảng dạy
của giáo viên gặp không ít những khó khăn. Để làm học sinh yêu thích và chịu
khó học bài thì các khâu soạn giảng và lên lớp của giáo viên phải sử dụng các
phương pháp phù hợp để phát huy tính tích cực của học sinh.
Từ thực tế của việc thi THPT quốc gia như hiện nay đối với môn Địa lí
việc khai thác Atlat của học sinh gần như đang còn rất mơ màng , nhiều học sinh
nhìn vào Atlat chỉ biết màu sắc và một số những cái đơn giản , chứ thức tế các
em không biết và chưa có những kĩ năng cơ bản cho việc khai thác các kiến thức
. Chính vì vậy , kết quả thi THPT quốc gia ở môn Địa lý nhiều trường nhất là
những trường ở vùng miền núi như chúng tôi thì vấn đề này lại càng trở nên khó
khăn hơn .
Từ thực tiễn của việc cần thiết phải đổi mới các phương pháp dạy học để
phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh và nhất là đáp ứng yêu
cầu quan trọng cho học sinh trong kì thi THPT quốc gia thì tôi nhận thấy việc
rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlát Địa lý cho học sinh trong dạy và học môn Địa lý
là rất cần thiết.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề .
a. Xác định vai trò của Atlát Địa lý Việt Nam trong dạy học môn Địa lý ở
lớp 12.
*. Giới thiệu một cách khái quát bố cục của Atlat Địa lí Việt Nam với học
sinh.
Giáo viên cần giới thiệu một cách khái quát bố cục của Atlat Địa lý Việt Nam với học
sinh như sau:

TT

1
2
3
4
5
6
7

TÊN BẢN ĐỒ
Các kí hiệu chung
Bản đồ hành chính
Bản đồ hình thể
Bản đồ địa chất khoáng sản
Bản đồ khí hậu
Bản đồ các hệ thống sông
Bản đồ các nhóm và các loại đất chính

TRANG
3
4-5
6-7
8
9
10
11

Người thực hiện: Lê Văn Hùng – Trường THPT Cẩm Thủy 3

GHI CHÚ


4


Đề tài : Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý cho HS 12 trong việc ôn thi THPTQG

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

Bản đồ động và thực vật
Bản đồ miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ; miền
Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
Bản đồ miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Bản đồ dân số

Bản đồ dân tộc
Bản đồ kinh tế chung
Bản đồ nông nghiệp chung
Bản đồ các ngành nông nghiệp
Bản đồ ngành lâm nghiệp và thủy sản
Bản đồ công nghiệp chung
Bản đồ công nghiệp trọng điểm
Bản đồ giao thông vận tải
Bản đồ thương mại
Bản đồ du lịch
Bản đồ vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và
Đồng bằng sông Hồng
Bản đồ vùng Bắc Trung Bộ
Bản đồ vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên
Bản đồ vùng Đông Nam Bộ
Bản đồ các vùng kinh tế trọng điểm

12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

24
25
26
27
28
29
30

- Trong một trang bản đồ của Atlat thể hiện nhiều yếu tố:
+ Yếu tố tự nhiên : vị trí, địa hình, đất đai, khoáng sản, sông ngòi, khí hậu, sinh
vật…
+ Yếu tố kinh tế, xã hội: Dân cư, mật độ dân số, hành chính, các ngành kinh tế,
các vùng kinh tế.
+ Giới hạn một vùng lãnh thổ hay các vùng liền kề nhau.
- Trong bản đồ mỗi vùng đều có bản đồ tự nhiên, bản đồ kinh tế và các
biểu đồ , số liệu thống kê.
- Trong một trang bản đồ của Atlat còn thể hiện:
+ Một số bảng số liệu, biểu đồ dân số qua các năm, cơ cấu, hay biểu đồ biểu
hiện giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công
nghiệp…
+ Một số hình ảnh về hoạt động sản xuất kinh tế, hoạt động văn hoá… của các
địa phương.
*. Xác định với học sinh tầm quan trọng của Atlat Địa lí Việt Nam trong
việc học chương trình Địa lý lớp 12 nói chung và thi THPT quốc gia nói
riêng .
Bố cục của Atlát rất phong phú, có nhiều bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu
thống kê, tranh ảnh với những nội dung khác nhau, giúp cho việc học Địa lý
Người thực hiện: Lê Văn Hùng – Trường THPT Cẩm Thủy 3

5



Đề tài : Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý cho HS 12 trong việc ôn thi THPTQG

thuận lợi hơn, hiệu quả hơn mà không phải học thuộc lòng và ghi nhớ một cánh
máy móc.
Các nội dung , kiến thức Địa lý nói chung và Địa lí 12 nói riêng rất đa
dạng , phong phú lại trừu tượng , khó ghi nhớ . Vì vậy khi học môn Địa lý lớp
12, học sinh nên tích cực rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat để các em biết cách
khai thác kiến thức qua từng trang của Atlat là rất cần thiết, giúp các em học tốt
hơn môn Địa lý để vững vàng trong kì thi THPT quốc gia .
*. Xác định cho học sinh các bước khai thác Atlat Địa lí Việt Nam .
+ Bước 1 : Đọc kĩ đề xem đề thi yêu cầu những gì ?
+ Bước 2 : Để đáp ứng yêu cầu của đề thì cần phải sử dụng những bản đồ nào ?
Bản đồ ấy nằm ở đâu ?
+ Bước 3 : Nắm vững bảng ký hiệu nằm ở mặt sau trang bìa số 1 và cố gắng
nhớ được các ký hiệu thì càng tốt.
+ Bước 4 : Tìm đến bản đồ cần sử dụng (tên bản đồ), rất nhiều học sinh đã bỏ
qua việc làm này, trong khi ở một trang bản đồ đôi khi có nhiều bản đồ với
nhiều nội dung khác nhau, một nội dung nhưng nó lại có ở nhiều trang, nhiều
bản đồ khác nhau. (Về cơ bản các nội dung về nguồn lực nằm ở nửa đầu, các nội
dung về các ngành, các vùng nằm ở các trang sau)
+ Bước 5 : Xem trong bản chú thích: các nội dung mình cần tìm được kí hiệu
như thế nào? Có những nội dung nào được thể hiện trên bản đồ đó? (Các màu
sắc, các biểu đồ trên bản đồ, các kí hiệu… nó có ý nghĩa gì trên bản đồ đó?)
+ Bước 6 : Phân tích, tổng hợp, so sánh và rút ra nhận xét kết luận theo yêu cầu
của đề thi – đây là việc làm khó nhất, đôi khi phải sử dụng nhiều bản đồ mới
đưa ra được 1 kết luận, một nhận xét cần thiết.
b. Thực hiện các phương pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlát cho học
sinh .

*. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu các nội dung trong bản đồ, biểu
đồ của Atlat.
Việc đầu tiên là phải rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu các nội
dung trong bản đồ, biểu đồ của Atlat để biết được sự phân bố của các đối tượng
địa lý và rút ra các nhận xét cần thiết. Để tìm hiểu được nội dung của mỗi trang
Atlat thì cần phải hiểu được hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ. Trong Atlat
hệ thống ký hiệu được dùng là những quy định về cách biểu hiện bằng màu sắc,
các phương pháp ký hiệu, tỷ lệ của bản đồ... Giáo viên cần hướng dẫn cho học
sinh tìm hiểu và nắm vững các quy ước ở mục ký hiệu chung ngay từ trang đầu
tiên của Atlat, và các bảng chú giải trong từng trang Atlát để có thể đọc nhanh,
đúng bản đồ, biểu đồ và từ đó phân tích chính xác hơn.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh khi đọc bất cứ một bản đồ nào cũng
cần phải:
- Đọc tên từng bản đồ để hiểu từng nội dung bản đồ thể hiện.
- Đọc phần chú giải để hiểu rõ các kí hiệu được dùng cho bản đồ đó. Mỗi nội
dung bản đồ khác nhau cách dùng màu sắc để thể hiện cũng khác nhau .
Người thực hiện: Lê Văn Hùng – Trường THPT Cẩm Thủy 3

6


Đề tài : Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý cho HS 12 trong việc ôn thi THPTQG

- Tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học được thể hiện trên bản đồ, biểu
đồ, tranh ảnh trong Atlat. Từ đó rút ra những nhận xét về các yếu tố của tự nhiên
và kinh tế - xã hội theo từng nội dung của bài học.
c. Kĩ năng xác định các nội dung và phương pháp khai thác kiến thức ở một
số trang Atlat .
c1. Atlat trang 4-5 .Bản đồ hành chính Việt
Nam : *. Xác định nội dung của bản đồ .

Bản đồ Hành Chính thể hiện sự toàn vẹn lãnh thổ của nước ta bao gồm:
vùng đất, vùng biển và vùng trời rộng lớn. Với những nội dung cụ thể là:
- Vị trí của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á.
- Các đơn vị hành chính của Việt Nam bao gồm 63 tỉnh, thành phố với tổng diện
tích là 331.212 km2 (Niên giám thống kê 2006). Mỗi tỉnh trên bản đồ được thể
bằng một màu sắc riêng với kí hiệu tỉnh lị và tên tỉnh hoặc thành phố tương ứng.
- Hệ thống các điểm có chức năng hành chính bao gồm thủ đô, thành phố trực
thuộc trung ương, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã…và các điểm dân cư khác.
- Trên bản đồ hành chính Việt Nam còn thể hiện hệ thống quốc lộ (quốc lộ 1A,
quốc lộ 2, 3, 5, 7, 8, 9, 14, 22, 51…), cùng các sông ngòi lớn (hệ thống sông
Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai, sông Cửu Long…tạo nên mối liên hệ
giữa các tỉnh và khu vực trên phạm vi cả nước.
- Bản đồ phụ (Việt Nam trong Đông Nam Á) và bảng diện tích, dân số của 63
tỉnh, thành.

Người thực hiện: Lê Văn Hùng – Trường THPT Cẩm Thủy 3

7


Đề tài : Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý cho HS 12 trong việc ôn thi THPTQG

Lược đồ hành chính Việt Nam * Xác định với học
sinh hướng khai thác của bản đồ .
- Xác định vị trí các tỉnh (nằm trong vùng, miền nào), ranh giới, diện tích, dân
số và bộ phận lãnh thổ nằm ngoài tỉnh.

Người thực hiện: Lê Văn Hùng – Trường THPT Cẩm Thủy 3

8



Đề tài : Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý cho HS 12 trong việc ôn thi THPTQG

- Xác định vị trí địa lí của Việt Nam trong khu vưc Đông Nam Á, đặc biệt mối
quan hệ của nước ta với các nước láng giềng.
- Xác định các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây và tọa độ địa lí các điểm này,
qua đó thấy được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự hình thành các đặc điểm tự
nhiên và phát triển nền kinh tế nước ta.
- Tìm các sông chảy qua các tỉnh nào ?
- Kể tên các tỉnh có đường biên giới giáp với Trung Quốc, Lào và Campuchia ?
Tỉnh nào có đường biên giới giáp với 3 nước ? Chiều dài đường biên giới với
các nước ?
- Kể tên các tỉnh có đường bờ biển, đảo và quần đảo ?
- Kể tên các tỉnh có số dân trên 1 triệu người ? Tỉnh đông dân nhất, ít dân nhất ?
- Kể tên tỉnh có diện tích lớn nhất, nhỏ nhất ?
- Tỉnh nào có mật độ dân số đông nhất, thưa nhất, bao nhiêu ?
- Tên các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương ?
- Kể tên các tỉnh thuộc các vùng ở nước ta ?
- Kể tên các nước và thủ đô của các nước trong khu vực ? Các nước quần đảo ?
Các nước bán đảo ?
- Đường quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh đi qua các tỉnh nào ?
c2. Atlat trang 9 . Bản đồ khí hậu Việt Nam :
*. Xác định nội dung của bản đồ .
Bản đồ khí hậu trong tập Atlat Địa lí Việt Nam được thiết kế với 7 bản đồ có
thể sử dụng phối hợp với nhau.
- Trên bản đồ khí hậu chung thể hiện các yếu tố khí tượng và các miền khí hậu.
Miền khí hậu được kí hiệu bằng phương pháp nền chất lượng. Mỗi miền khí hậu
gắn với một màu với ba đặc điểm khác nhau:
+ Miền khí hậu phía Bắc có ranh giới phía Nam là dãy Hoành Sơn (18 0B) có

mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và
mưa nhiều.
+ Miền khí hậu đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông
dãy Trường Sơn từ Hoành Sơn đến mũi Dinh (11 0B) có mùa mưa vào mùa thu
đông.
+ Miền khí hậu phía Nam (bao gồm cả Nam Bộ và Tây Nguyên), có khí hậu cận
xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao với một mùa mưa và một mùa khô tương phản
sâu sắc.
- Trên bản đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa thể hiện bằng phương pháp định
vị. Các yếu tố nhiệt độ và lượng mưa kết hợp trên cùng một biểu đồ và các biểu
đồ này được đặt vào vị trí các đài trạm lựa chọn tiêu biểu cho từng miền khí hậu.
- Chế độ gió (tần xuất, hướng gió) được biểu hiện bằng phương pháp biểu đồ
định vị với biểu đồ hoa gió tháng 1 (màu xanh) và tháng 7 (màu đỏ) được thể
hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động bởi các véc tơ (mũi tên) thể
hiện các loại gió và bão theo màu sắc và hình dạng của vectơ.
Người thực hiện: Lê Văn Hùng – Trường THPT Cẩm Thủy 3

9


Đề tài : Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý cho HS 12 trong việc ôn thi THPTQG

- Về bản đồ lượng mưa thể hiện lượng mưa trung bình năm, tổng lượng mưa từ
tháng XI – IV, tổng lượng mưa từ tháng V – X.
- Về bản đồ nhiệt độ, thể hiện nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng
1 và nhiệt độ trung bình tháng 7.

Lược đồ khí hậu Việt Nam .
* Xác định với học sinh hướng khai thác bản đồ.
+ Nêu tên các trạm, xác định trạm đó thuộc vùng, miền khí hậu nào ?

+ Nêu đặc điểm khí hậu của trạm :
Người thực hiện: Lê Văn Hùng – Trường THPT Cẩm Thủy 3

10


Đề tài : Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý cho HS 12 trong việc ôn thi THPTQG

- Về nhiệt độ :
+ Nhiệt độ trung bình năm (có thể lấy số liệu dựa vào nền nhiệt độ trung bình
năm), nhiệt độ cao nhất, thấp nhất, bao nhiêu, vào tháng mấy, biên độ nhiệt ?
+ Tiến trình nhiệt dạng chí tuyến hay cận xích đạo ?
+ Mùa nhiệt : mùa hè vào tháng nào, nhiệt độ trung bình bao nhiêu; mùa đông
vào tháng nào, nhiệt độ trung bình bao nhiêu ?
- Về độ ẩm :
+ Lượng mưa trung bình năm (có thể dựa vào bản đồ Lượng mưa) ?
+ Mùa ẩm : mùa mưa (về thời gian), tháng mưa nhiều nhất, cường độ mưa; mùa
khô (về thời gian), tháng kiệt nhất ?
- Về gió : loại gió thổi về hướng, thời gian, tần suất và tính chất ?
- Các đặc điểm khác.
* So sánh các Trạm khí hậu, Miền khí hậu
- Nêu vị trí trạm và đặc điểm khái quát các yếu tố khí tượng của trạm, từ đó nêu
đặc điểm miền khí hậu.
- Nêu các đặc điểm giống nhau và khác nhau :
+ Về nhiệt độ (nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ cao nhất, thấp nhất, biên độ,
mùa nhiệt, biến trình nhiệt…).
+ Về ẩm (lượng mưa, tháng mưa nhiều, tháng mưa ít, mùa mưa, kiểu mưa,
nguyên nhân mưa…).
+ Về gió, bão (loại gió, đặc điểm gió, cường độ, thời gian và tần suất hoạt
động…).

+ Đặc điểm khác.
+ Giải thích nguyên nhân (dựa vào các bản đồ trong Atlat : xác định vị trí, địa
hình, hoạt động biểu kiến của Mặt Trời và hoàn lưu khí quyển…).
c3. Atlat trang 10 . Bản đồ các hệ thống sông Việt
Nam : *. Xác định nội dung của bản đồ .
- Thể hiện chín hệ thống lưu vực sông lớn ở nước ta gồm: lưu vực Sông Hồng,
Sông Thái Bình, Sông Kì Cùng – Bằng Giang, Sông Mã, Sông Cả, Sông Thu
Bồn, Sông Ba (Đà Rằng), Sông Đồng Nai, Sông Mê Kông (Cửu Long). Ngoài ra
còn thể hiện các sông nhỏ khác, các trạm thuỷ văn và tên trạm.
- Ở bản đồ phụ còn thể hiện tỉ lệ diện tích lưu vực (%) các hệ thống sông, phần
diện tích lưu vực của một số hệ thống sông trên lãnh thổ Việt Nam (Sông Mê
Kông, đơn vị m3/s ).

Người thực hiện: Lê Văn Hùng – Trường THPT Cẩm Thủy 3

11


Đề tài : Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý cho HS 12 trong việc ôn thi THPTQG

Lược đồ các hệ thống sông ở Việt Nam
*. Xác định với học sinh hướng khai thác bản đồ.
+ Đặc điểm chính của sông ngòi mật độ dòng chảy, tính chất sông ngòi (hình
dạng,ghềnh thác, hướng dòng chảy…),

Người thực hiện: Lê Văn Hùng – Trường THPT Cẩm Thủy 3

12



Đề tài : Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý cho HS 12 trong việc ôn thi THPTQG

+ Các sông lớn cần nắm được nơi bắt nguồn, nơi chảy qua hướng chảy, chiều
dài, các phụ lưu, chi lưu…
+ Giá trị kinh tế: giao thông, thuỷ lợi, thuỷ sản, công nghiệp… và các vấn đề
khai thác, cải tạo, bảo vệ sông ngòi.
*Biểu đồ Tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông:
- Lưu vực sông Hồng có diện tích lớn nhất chiếm 21,91% tổng diện tích.
- Tổng diện tích lưu vực các sông có diện tích lưu vực nhỏ hơn 10.000 km 2 trên
cả nước ( tập trung nhiều ở Duyên hải miền Trung ) cũng chỉ chiếm 19,50% tổng
diện tích còn thấp hơn diện tích lưu vực sông Mê Kông 21,40%.
*Biểu đồ Lưu lượng nước trung bình của sông Hồng, sông Đà Rằng và sông Mê
Kông:
- Lượng nước trung bình của sông Mê Kông được xác định tổng lượng nước của
2 nhánh sông Tiền (trạm Mỹ Thuận) và sông Hậu (trạm Cần Thơ). Ở 2 trạm đo
này lưu lượng nước của sông Mê Kông gần như chia đều nhau (trạm Mỹ Thuận
chiếm 50,52%) và trạm Cần Thơ chiếm 49,48% lưu lượng nước).
- Từ số liệu lưu lượng nước trung bình các tháng trên các sông có thể tính được
tổng lưu lượng nước của mỗi sông. Tổng lượng nước này chia cho 12 tháng sẽ
được lượng nước trung bình tháng trong năm. Các tháng có trị số lớn hơn trị số
trung bình sẽ là các tháng mùa Lũ, còn các tháng có trị số thấp hơn sẽ là các
tháng mùa Cạn.
c4. Atslat trang 15 . Bản đồ dân số Việt Nam :
*. Xác định nội dung của bản đồ .
- Nội dung chính . Thể hiện đặc điểm dân số Việt
Nam . - Nội dung phụ .
+ Số dân Việt Nam qua các thời kì .
+ Cơ cấu dân số theo độ tuổi và theo giới tính .
+ Các điểm dân cư đô thị .
+ Cơ cấu dân số hoạt động theo các ngành kinh tế thời kì 1995 - 2007 .


Người thực hiện: Lê Văn Hùng – Trường THPT Cẩm Thủy 3

13


Đề tài : Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý cho HS 12 trong việc ôn thi THPTQG

Lược đồ dân số Việt Nam
*. Xác định với học sinh hướng khai thác bản đồ.
- Đọc tên bản đồ và bản chú giải .
- Quan sát bản đồ có thể khai thác theo các gợi ý sau :
+ Nhận xét màu sắc mật độ dân số giữa các khu vực trong cả nước .
Người thực hiện: Lê Văn Hùng – Trường THPT Cẩm Thủy 3

14


Đề tài : Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý cho HS 12 trong việc ôn thi THPTQG

+ So sánh mật độ dân số giữa các vùng : Đồng bằng , trung du miền núi và ven
biển .
+ Nhận xét dân số nước ta qua các thời kì dựa vào biểu đồ thể hiện số dân Việt
Nam từ năm 1960 đến năm 2007?
+ So sánh tháp dân số năm 1999 và năm 2007 theo các nội dung sau .
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi và theo giới tính .
- Tỉ lệ dân số theo nhóm tuổi .
- Xu hướng phát triển dân số trong tương lai .
c5. Atlat trang 18 . Bản đồ nông nghiệp chung Việt Nam :
*. Xác định nội dung của bản đồ .

Nội dung trên bản đồ thể hiện bao gồm các yếu tố hiện trạng sử dụng đất,
các vùng nông nghiệp, các cây trồng và vật nuôi chính; cùng các biểu đồ phụ thể
hiện giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
– Hiện trạng sử dụng đất trên bản đồ nông nghiệp chung được thể một cách khá
nổi bật thông qua phương pháp vùng phân bố với nền màu khác nhau. Mỗi nền
màu thể hiện một loại đất khác nhau bao gồm đất trồng cây lương thực, thực
phẩm và cây công nghiệp hàng năm; đất trồng cây công nghiệp lâu năm; đất lâm
nghiệp có rừng; mặt nước nuôi trồng thủy sản; đất nông lâm kết hợp.
– Cây trồng vật nuôi được thể hiện trực quan bằng phương pháp vùng phân bố
với các kí hiệu cây con được khái quát hoá cao theo 7 vùng. Ví dụ cây chè và
trâu là cây trồng vật nuôi chủ yếu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, lợn
và lúa là thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, cà phê và cao su
là cây trồng chính của Tây Nguyên…
– Bảy vùng nông nghiệp có ranh giới xác định với kí hiệu chữ số La-mã lần lượt
từ I đến VII bao gồm: I – Trung du và miền núi Bắc Bộ; II – Đồng bằng sông
Hồng; III – Bắc Trung Bộ; IV – Duyên hải Nam Trung Bộ; V – Tây Nguyên; VI
– Đông Nam Bộ; VII – Đồng bằng sông Cửu Long.

Người thực hiện: Lê Văn Hùng – Trường THPT Cẩm Thủy 3

15


Đề tài : Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý cho HS 12 trong việc ôn thi THPTQG

Lược đồ nông nghiệp chung .
*. Xác định với học sinh hướng khai thác bản đồ.
Sử dụng bản đồ để khai thác và ghi nhớ được các nội dung cơ bản sau : vị
trí, phạm vi, ranh giới và các sản phẩm đặc trưng của 7 vùng nông nghiệp.
Tương ứng là 7 vùng sinh thái nông nghiệp có các đặc điểm về địa hình, đất, khí

hậu riêng.
Người thực hiện: Lê Văn Hùng – Trường THPT Cẩm Thủy 3

16


Đề tài : Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý cho HS 12 trong việc ôn thi THPTQG

- Nêu tên các vùng và các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng ?
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn cho phát triển nông nghiệp của từng vùng
?
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn cho phát triển kinh tế – xã hội của từng
vùng ?
- Đọc bản đồ nông nghiệp chung rồi điền vào bảng .
c6. Atlat trang 21 . Bản đồ công nghiệp chung Việt Nam :
*. Xác định nội dung của bản đồ .
Nội dung chủ yếu của trang bản đồ thể hiện những đặc điểm chung của
công nghiệp Việt Nam và sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp.
- Các trung tâm công nghiệp, các điểm công nghiệp theo giá trị sản xuất được
biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu, phương pháp này cho phép định vị chính
xác vị trí địa lí của các trung tâm và điểm công nghiệp, đồng thời thể hiện được
cả quy mô và cơ cấu ngành của từng trung tâm công nghiệp. Quy mô của các
trung tâm công nghiệp được tính theo giá trị sản xuất thông qua 4 bậc quy ước
từ dưới 9 nghìn tỉ đồng; 9 - 40 nghìn tỉ đồng; 40 - 120 nghìn tỉ đồng và trên 120
nghìn tỉ đồng. Trong các vòng tròn còn có kí hiệu các ngành công nghiệp được
biểu hiện bằng các kí hiệu hình học và kí hiệu trực quan. Thông qua các bậc và
kí hiệu này, người đọc có thể tìm hiểu được sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp:
+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập
trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công
nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng dọc các tuyến

giao thông huyết mạch. Đó là hướng Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí –
khai thác than), Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học), Đông
Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim), Việt Trì – Lâm Thao (hóa chất – giấy),
Hòa Bình – Sơn La (thủy điện), Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa (dệt –
may, điện, xi măng).
+ Ở Nam Bộ hình thành dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công
nghiệp hàng đầu của nước ta như Thành phố Hồ Chí Minh (lớn nhất cả nước về
giá trị sản xuất công nghiệp), Biên Hòa, Vũng Tàu (hai trung tâm lớn) và Thủ
Dầu Một. Hướng chuyên môn hóa ở đây rất đa dạng, trong đó có một vài ngành
công nghiệp tương đối non trẻ, nhưng lại phát triển mạnh như khai thác dầu khí,
sản xuất điện từ khí.
+ Dọc theo duyên hải miền Trung, ngoài Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp
quan trọng nhất, còn có một vài trung tâm khác (Vinh, Quy Nhơn, Nhà
Trang…).
Ngoài ra, ở trong trang 21 còn có biểu đồ cột thể hiện giá trị sản xuất công
nghiệp từ năm 2000 – 2007 và hai biểu đồ tròn phản ánh giá trị sản xuất công
nghiệp phân theo thành phần kinh tế và giá trị sản xuất công nghiệp phân theo
nhóm ngành công nghiệp (năm 2000, 2007). Các biểu đồ làm cho người đọc
hiểu sâu sắc hơn về các khía cạnh của nền công nghiệp Việt Nam.

Người thực hiện: Lê Văn Hùng – Trường THPT Cẩm Thủy 3

17


Đề tài : Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý cho HS 12 trong việc ôn thi THPTQG

Lược đồ công nghiệp chung Việt Nam
*. Xác định với học sinh hướng khai thác bản đồ.
- Nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp nước ta theo quy mô .

- Các ngành công nghiệp cơ bản ở các trung tâm công công nghiệp này .
- Nhận xét các biểu đồ .
c7. Atlat trang 23 . Bản đồ giao thông vận tải Việt Nam :
*. Xác định nội dung của bản đồ .
Người thực hiện: Lê Văn Hùng – Trường THPT Cẩm Thủy 3

18


Đề tài : Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý cho HS 12 trong việc ôn thi THPTQG

Nội dung chủ yếu của bản đồ thể hiện các loại hình giao thông ở nước ta
bao gồm đường sắt, đường bộ, đường biển, đường hàng không… và các công
trình phục vụ giao thông như sân bay, bến cảng… Các loại hình giao thông được
thể hiện trên bản đồ theo phương pháp kí hiệu dạng đường (tuyến); còn các sân
bay, bến cảng được thể hiện theo phương pháp kí hiệu.
Thông qua bản đồ này, có thể thấy rằng ngành giao thông ở nước ta phát triển
khá toàn diện, với nhiều tuyến đường huyết mạch trên phạm vi cả nước như:
+ Quốc lộ 1A chạy suốt từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà
Mau) dài 2300 km, là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước
ta, nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên) và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn
của nước ta;
+ Đường sắt Thống Nhất ( Hà Nội – TP Hồ Chí Minh ) dài 1726 km, chạy theo
chiều dài đất nước, gần như song song với Quốc lộ 1A, tạo nên một trục giao
thông quan trọng theo hướng Bắc – Nam.
+ Ngoài ra còn có thể khai thác về sự phân bố của các cảng biển và cụm cảng
quan trọng như: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng – Liên Chiểu – Chân Mây, Dung
Quất, Nha Trang, Sài Gòn – Vũng Tàu; hoặc các sân bay có ý nghĩa quốc tế (sân
bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng…) và các sân bay nội địa (Điện Biên, Cát
Bi, Vinh…)


Người thực hiện: Lê Văn Hùng – Trường THPT Cẩm Thủy 3

19


Đề tài : Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý cho HS 12 trong việc ôn thi THPTQG

Lược đồ giao thông vận tải Việt Nam
*. Xác định với học sinh hướng khai thác bản đồ.
- Các loại hình giao thông vận tải và vai trò của từng loại hình giao thông vận tải
?
- Kể tên các đầu mối giao thông vận tải quan trọng của nước ta ?
- Kể tên các tuyến đường giao thông vận tải theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây
của nước ta ?
c8. Atlat bản đồ các vùng kinh tế Việt Nam :
Đối với mỗi vùng kinh tế đều có 2 bản đồ : Tự nhiên và kinh tế ( năm 2007 ) .

Người thực hiện: Lê Văn Hùng – Trường THPT Cẩm Thủy 3

20


Đề tài : Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý cho HS 12 trong việc ôn thi THPTQG

+ Bản đồ tự nhiên thể hiện các thành phần tự nhiên trong đó chủ yếu là : Địa
hình , thủy văn , sinh vật và khoáng sản .
+ Bản đồ kinh tế phản ánh hiện trạng sử dụng đất ( nền bản đồ ) và các ngành
kinh tế chủ yếu . Ngoài ra còn thể hiện nội dung phụ cơ cấu GDP phân theo khu
vực kinh tế của từng vùng ( biểu đồ tròn ) , thể hiện GDP của mỗi vùng so với

cả nước ( năm 2007 ) - biểu đồ cột chồng .
- Sử dụng bản đồ tự nhiên thường ở dạng phân tích kiến thức , so sánh , mô tả
từng thành phần tự nhiên của vùng hoặc tổng hợp kiến thức địa lí tự nhiên theo
quan điểm đánh giá về ý nghĩa kinh tế và như vậy lại thường có liên quan đến
các trang bản đồ kinh tế của vùng .
- Trên bản đồ tự nhiên các vùng , cũng giống như bản đồ tự nhiên các miền và
bản đồ hình thể có thể khai thác các kiến thức tự nhiên cơ bản một vùng kinh tế
về : Vị trí địa lí , ranh giới , đặc điểm địa hình , hệ thống sông ngòi , tài nguyên
thiên nhiên . Cách khai thác giống như khai thác bản đồ các miền tự nhiên , từ
đó đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế .
- Sử dụng bản đồ Tự nhiên vùng có thể kết hợp với bản đồ Kinh tế để khai thác,
đánh giá các đặc điểm tự nhiên và tài nguyên tự nhiên trên quan điểm kinh tế.
- Sử dụng bản đồ Kinh tế vùng để khai thác hiện trạng sử dụng đất qua nền màu,
sự phân bố các trung tâm kinh tế, cơ cấu các ngành công nghiệp và các cây trồng
vật nuôi của từng vùng. Định hướng phát triển vùng.
- Sử dụng biểu đồ để thấy được tỉ trọng GDP của từng vùng so với cả nước, qua
đó phản ánh vai trò của vùng đối với nền kinh tế đất nước. Kết hợp với sự phân
vùng các cơ sở kinh tế, cơ cấu ngành và bản đồ Tự nhiên để thấy được khả năng
khai thác và sử dụng tài nguyên của từng vùng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục ,
với bản thân , đồng nghiệp và nhà trường .
*.Kết quả thực nghiệm:
Qua quá trình thực hiện sử dụng Atlát Địa lý kết hợp với các phương tiện
dạy học khác và rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng Atlat trong dạy và học
Địa lý, đặc biệt trong việc ôn thi cho học sinh khối 12 , tôi nhận thấy đã có kết
quả rất khả quan. Khi đánh giá hiệu quả của việc sử dụng Átlát trong dạy và học
môn Địa lý, bằng việc kiểm tra học kì và thi khảo sát THPT quốc ( tốt nghiêp ) ở
các lớp với nội dung đề kiểm tra giống nhau, nhưng ở các lớp 12A5 không sử
dụng Átlát trong dạy và học, còn đối với các lớp 12A3, 12A4 các em được sử
dụng Atlát thì kết quả kiểm tra đã có sự khác nhau giữa các lớp , trong đó lớp

12A 3 là lớp chọn các môn xã hội , các lớp còn lại là những lớp đại trà , hầu hết
học sinh còn rất yếu về kĩ năng khai thác Atlat nên kết quả có sự khác nhau rất
rõ : Cụ thể :
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
LỚP
SỐ BÀI
Khá - Giỏi
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
12A3
40
26
65,0
12
30,0
2
5,0
12A4
34
16
47,05
13
38,23
5

14,70
Người thực hiện: Lê Văn Hùng – Trường THPT Cẩm Thủy 3

21


Đề tài : Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý cho HS 12 trong việc ôn thi THPTQG

12A5
31
9
29,03
14
45,16
8
25,80
Trước đây học sinh phải ghi nhớ nhiều, học thuộc lòng nhiều nhưng khi
làm bài kết quả thấp. Phương pháp sử dụng kênh hình, đặc biệt là hình thành kĩ
năng khai thác Atlát trong ôn và thi ở lớp 12, chắc chắn sẽ là phương pháp mang
lại hiệu quả cao hơn cho học sinh , nhất là trong môn Địa lí với cấu trúc đề thi
như hiện nay thì đây là lợi thế rất lớn cho các em .
*. Bài học kinh nghiệm:
Qua việc hình thành kĩ năng khai thác kiến thức thông qua Atlat Địa lí
phục vụ cho việc ôn thi THPT quốc gia , tôi đã rút ra được những bài học kinh
nghiệm sau:
a. Việc đầu tiên là phải xác định với học sinh, khi khai thác các bản đồ
trong Atlat phải tuân theo trình tự sau:
- Với mỗi nội dung bài học, yêu cầu của từng bài học, cần phải chọn bản đồ nào,
ở trang nào của Atlat.
- Đọc bảng chú thích để nhận biết và đọc được các ký hiệu, ước hiệu, tỷ lệ... trên

mỗi bản đồ.
- Phân tích các ký hiệu, ước hiệu trên bản đồ để rút ra các nhận xét cần thiết.
- Thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên , kinh tế - xã
hội để từ đó rút ra các kết luận…
- Khi sử dụng Atlat phải biết khai thác kiến thức nào trước, kiến thức nào sau.
b. Kỹ năng sử dụng Atlat để học môn Địa lí khá phức tạp, cần phải rèn
luyện thường xuyên cho học sinh qua từng giờ học.
c. Liên hệ với học sinh trong từng bài cụ thể mức độ khai thác, sử dụng
Atlat không giống nhau, có những bài học việc sử dụng Atlát chỉ được ứng dụng
vào một số phần, có những bài có thể khai thác Atlát để dạy và học cả bài.
d. Khi khai thác Atlát, không bỏ qua một chi tiết nào được thể hiện trên
mỗi bản đồ, biểu đồ của mỗi trang Atlát.
e.Giáo viên phải đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm dẫn dắt học sinh
nhận biết được đáp án chính xác , phù hợp với yêu cầu câu hỏi .
3.KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ .
3.1. Kết luận .
Sử dụng Atlát Địa lý trong dạy và học bộ môn Địa lý là rất cần thiết, nhất
là đối với học sinh lớp 12, nhất là hình thành các kĩ năng cần thiết cho học sinh
trong việc ôn thi THPT quốc gia , việc sử dụng Atlát để đọc, nhận xét và phân
tích các bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh...trong các trang Atlát , rồi đi
đến nhận biết kiến thức qua các trang trong Atlát, giúp học sinh tiếp thu kiến
thức nhanh , dễ hiểu, hứng thú trong học tập. Trên cơ sở đó giáo viên tránh được
việc phải sử dụng phương pháp diễn giải dài dòng, từng bước tạo sự yêu thích
học môn Địa lý cho học sinh.
Trong mỗi giờ học kể cả là giờ học chính khóa hay giờ học ôn tập kiến
thức cho học sinh thì việc sử dụng Atlát Địa lý cần phải được kết hợp với việc
sử dụng các thiết bị dạy học khác có như vậy mỗi giờ học mới thực sự có hiệu
quả.
Người thực hiện: Lê Văn Hùng – Trường THPT Cẩm Thủy 3


22


Đề tài : Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý cho HS 12 trong việc ôn thi THPTQG

Trong quá trình giảng dạy , nhất là dạy học sinh khối 12 ở môn Địa lí , tôi
nhận thấy rằng Atlat Địa lí rất quan trọng và cần thiết nó được ví như một cuốn
sách giáo khoa thứ 2 của môn Địa lí và nhất là trong các kì thi thì học sinh lại
được mang vào phòng thi và sử dụng nó để trả lời các câu hỏi có liên quan . Với
đề thi như hiện nay thì số câu hỏi trực tiếp đến Atlat Địa lí là 11 câu và các câu
hỏi còn lại học sinh cũng có thể dựa vào Atlat Địa lí để trả lời . Chính vì vậy ,
nếu như học sinh có kĩ năng Địa lí tốt thì các em có thể trả lời tốt các câu hỏi
trong các kì thi quan trọng đó .
Để chuẩn bị hành trang cho các em trong các kì thi quan trọng , qua nhiều
năm công tác và ôn thi cho học sinh khối 12 tôi rút ra một số kinh nghiệm và
cũng là kĩ năng cơ bản để phục vụ cho các em chuẩn bị tốt trước khi bước vào
các kì thi với hy vọng các em sẽ vững niềm tin và đạt được kết quả cao .
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã rút ra được trong quá trình thực
hiện đổi mới phương pháp dạy học tích cực và việc ôn tập kiến thức , kĩ năng
Địa lí cho học sinh khối 12 . Tôi rất mong các đồng nghiệp có những ý kiến
đóng góp cho tôi để cùng làm cho việc dạy và học môn Địa lý ngày càng có hiệu
quả hơn, để môn Địa lý ngày càng nhiều học sinh yêu thích hơn .
3.2. Kiến nghị.
Hoạt động dạy và học muốn đạt được hiệu quả cao thì giáo viên và học
sinh phải chủ động tìm tòi , nghiên cứu và lĩnh hội các kiến thức . Để làm được
điều này đề nghị ban giám hiệu các nhà trường cùng với tổ - nhóm chuyên môn
thường xuyên nhắc nhở , kiểm tra việc sử dụng các thiết bị dạy học .
Tôi xin chân thành cám ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 02 tháng 06 năm 2020
ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Văn Hùng

Người thực hiện: Lê Văn Hùng – Trường THPT Cẩm Thủy 3

23


×