Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN sử dụng bản đồ tư duy và câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo bài để nâng cao hiệu quả ôn thi thpt quốc gia môn lịch sử ở trường thpt cẩm thủy 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.62 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
1.Mở đầu.
1.1.Lí do chọn đề tài

Trang
1

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

1.5. Điểm mới của sáng kiến.

2

2.Nội dung.

2

2.1.Cơ sở lí luận.

2


2.2. Thực trạng

6

2.3. Giải pháp thực hiện

6

2.4. Hiệu quả

17

3.Kết luận, kiến nghị.

18

3.1. Kết luận.

18

3.2. Kiến nghị.

19


SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
THEO BÀI ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 1.

1. MỞ ĐẦU.

1.1. Lí do chọn đề tài.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã đem đến những thay đổi sâu sắc và nhanh
chóng đối với cả nhân loại; nó tác động trực tiếp đến quan niệm, lối sống và tư duy
của con người; đồng thời, chi phối các mối quan hệ kinh tế, chính trị – xã hội của mỗi
quốc gia. Cuộc cách mạng này tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh
trong đời sống xã hội, trong đó đặc biệt không thể thiếu một nguồn nhân lực chất
lượng cao, mà nguồn nhân lực lại là đối tượng trực tiếp của giáo dục – đào tạo.
Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế thì vấn đề nguồn lực con người là vấn đề cần được quan tâm. Đổi mới
phương pháp giảng dạy là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, là sự sống còn và cũng là con đường
duy nhất để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của toàn xã hội.
Phương pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
giáo dục. Một phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên
và người học phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức
và phát triển tư duy. Một phương pháp giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của
người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của người học.
Đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ cung cấp những cơ hội đặc biệt để nhận thức
rõ những giá trị quan trọng, thực chất trong cuộc sống. Điều đó làm tăng khả năng mà
thực ra là yêu cầu giáo viên không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết. Vì vậy, vai trò
mới của người giáo viên trở thành nhân tố kích thích trí tò mò của học sinh, mài sắc
thêm năng lực nghiên cứu độc lập, tăng cường khả năng tổ chức, sử dụng kiến thức và
khả năng sáng tạo. giúp cho học sinh nhớ kiến thức hiểu vấn đề và đặc biệt là các kỹ
năng thực hành và sáng tạo của học sinh.
Nếu giáo viên dạy không hay, không tạo được sự hứng thú học sinh dễ chán và lơ
là trong quá trình học và ôn tập hoặc giáo viên chỉ dạy lại mà không có cách đổi mới
hình thức và phương pháp thì càng làm cho học sinh mệt mỏi, thiếu hứng thú và
không ghi nhớ nội dung kiến thức. Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi cũng luôn
tìm tòi cách dạy sao cho hợp lí nhất với việc ôn tập giúp học sinh lĩnh hội kiến thức,
hăng hái hơn trong học tập và cũng không quá nặng nề trong việc học ôn tập, tôi đã

lựa chọn “Sử dụng bản đồ tư duy và câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo bài để
1


nâng cao hiệu quả việc ôn thi Trung học phổ thông quốc gia cho học sinh ở
trường THPT Cẩm Thủy 1” .
1.2. Mục đích nghiên cứu.
-Nhằm nâng cao hiệu quả và tạo hứng thú chohọc sinh ôn tập thi THPTQuốc gia.
-Giúp học sinh khái quát kiến thức toàn bài trong một thời gian ngắn và vận dụng
câu hỏi trắc nghiệm thực hành hoàn chỉnh bài học trên lớp.
-Giúp học sinh nắm vững kiến thức từng bài, từng phần, hình dung một cách
tổng thể bài học trong chương trình.
-Học sinh vững kiến thức, tự tin trong các kì thi và đạt điểm cao cho môn học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Thực tế việc học ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử ở nhà trường hiện nay.
Giáo viên giảng dạy khối 12 thực hiện ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử.
Bộ đề minh họa và chương trình thi THPT Quốc gia môn Lịch sử của Bộ
GD&ĐT năm 2020.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết về sơ đồ tư duy và xây dựng
câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Phương pháp khái quát, tổng hợp.
Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập thông tin.
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
v.v...
1.5. Những điểm mới của SKKN.
Dựa vào thực tế việc ôn tập thi THPT Quốc gia nói chung và đặc thù môn Lịch
sử trong chương trình ôn thi THPT Quốc gia.
Nhằm đạt được kết quả tốt cho việc thi THPT Quốc gia, giáo viên sử dụng sơ đồ

tư duy từng bài, từng chủ đề, kết hợp câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo bài để ôn
tập hiệu quả kiến thức, đáp ứng kì thi THPT Quốc gia môn Lịch sử hiện nay.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
I. KHÁI LƯỢC VỀ BẢN ĐỒ TƯ DUY.
1.Khái lược về bản đồ tư duy.
Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy, là con đường dễ nhất để
chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Đồng thời là một
phương tiện ghi chép đầy đủ sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó “sắp
xếp” ý nghĩ.
2


Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở
rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hình ảnh trung tâm. Ý
thưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển thành các nhánh tượng trưng
cho các ý chính và đều được nối với các ý trung tâm. Các nhánh chính lại được phân
chia thành các nhánh cấp 2, cấp 3,…Trên các nhánh ta có thể thêm các hình ảnh hay
các kí hiệu cần thiết. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng được liên kết với
nhau khiến bản đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng
mà các ý tưởng thông thườn không thể làm được.
Tư duy của bản đồ là dùng hình ảnh, đường nét, màu sắc, ngôn ngữ ghi lại nhận
thức của mình về các kiến thức bài học cụ thể để định hướng phát triển tư duy và ghi
nhớ kiến thức một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất trong não bộ của mỗi học sinh.
2.Tác dụng của “Bản đồ tư duy” trong hoạt động dạy ôn thi THPT quốc gia
môn Lịch sử.
Bộ môn Lịch sử trong nhà trường THPT là một trong những bộ môn có số tiết
dạy ít (1,5 tiết/ tuần), nhưng kiến thức dài, khó, độ khái quát tổng hợp rất lớn. Chính
vì vậy, việc dạy- học cũng gặp nhiều khó khăn. Để giờ dạy có hiệu quả thì cả người
dạy và người học đều phải tập trung cao độ, chuẩn bị kĩ nếu không sẽ không đủ thời

gian. Bản đồ tư duy được xem là một kĩ thuật dạy học tích cực giúp học sinh học
được phương pháp học tập chủ động chiếm lĩnh kiến thức môn học. Thực tế ở trường
phổ thông cho thấy, học sinh có xu hướng ngại học môn Lịch sử, đặc trưng môn học
phải ghi chép nhiều, nhiều sự kiện mốc thời gian, khó nhớ. Các em thường học bài
nào biết bài đó, học phần sau không biết liên hệ với phần trước, không biết hệ thống
kiến thức, liên kết kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước
vào bài học sau. Do đó việc sử dụng thành thạo bản đồ tư duy trong dạy và học, sẽ
giúp học sinh học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và
phát triển tư duy.
Bản đồ tư duy giúp học sinh học tập tích cực, chủ động tối đa tiềm năng của bộ
não. Việc học sinh vẽ bản đồ tư duy có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của
học sinh, các em tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ, tím, vàng…), đường nét (đậm, nhạt,
thẳng, cong,…), các em tự vẽ nên trên mỗi bản đồ tư duy thể hiện rõ cách hiểu, cách
trình bày kiến thức môn học của từng học sinh và bản đồ tư duy do các em tự thiết kế
nên các em sẽ yêu quý, trân trọng sản phẩm của mình.
Bản đồ tư duy giúp học sinh ghi chép rất hiệu quả. Do đặc điểm này của bản đồ
tư duy nên người thiết kế bản đồ tư duy phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp bố
cục để ghi thông tin cần thiết nhất và logic, vì vậy, sử dụng bản đồ tư duy sẽ giúp học
sinh dần dần hình thành cách ghi chép hiệu quả. Điều này sẽ khắc phục hiện trạng
thường thấy: thầy đọc – trò chép. Đồng thời rèn luyện khả năng khái quát kiến thức
bài học bằng những từ khóa quan trọng. Đây vẫn là khâu trọng yếu trong quá trình
học tập môn Lịch sử hiện nay.
3


Bản đồ tư duy có thể sử dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của
các trường THPT hiện nay. Người dạy và người học có thể thiết kế bản đồ tư duy trên
giấy, bìa, bảng phụ hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm bản đồ tư duy.
3.Các bước cụ thể để tạo lập một sơ đồ tư duy.
Bước 1: Xác định ý chính, từ khóa chính: Sơ đồ tư duy được tạo lập từ những

từ khóa chính. Đối với môn Lịch sử, từ khoá là những từ, những cụm từ chính.
Bước 2: Vẽ “lõi” kiến thức từ trung tâm tờ giấy. Học sinh nên bắt đầu vẽ sơ đồ
tư duy từ trung tâm tờ giấy - Đây được coi là phần lõi của sơ đồ, cũng chính là kiến
thức cơ bản hoặc tên bài.
Bước 3 : Vẽ những nhánh tiêu đề phụ. Từ phần lõi, học sinh sẽ tạo ra những
nhánh với nội dung là những phần kiến thức nhỏ hơn cùng các tiêu đề phụ. Các tiêu
đề phụ này nên sử dụng chữ in hoa và thể hiện bằng những nhánh lớn, in đậm. Những
nhánh lớn cần được tô đậm hơn và bắt đầu nhỏ dần khi toả ra xa. Đặc biệt, tất cả các
nhánh đều phải được kết nối với phần “lõi” của sơ đồ.
Bước 4: Vẽ các nhánh cấp nhỏ hơn. Ở bước này, học sinh cần vẽ nối tiếp vào
nhánh lớn để tạo ra những nhánh nhỏ hơn. Ở những nhánh nhỏ, chúng ta chỉ nên tận
dụng từ khóa và hình ảnh gợi mở. Tất cả các nhánh nhỏ của một nhánh lớn nên tỏa ra
từ một điểm và có cùng một màu.
Bước 5: Trang trí sơ đồ bằng hình ảnh minh họa. Lúc này, học sinh hãy phát
huy tối đa khả năng sáng tạo của mình. Tuy nhiên, học sinh hãy vẽ những hình ảnh có
sức gợi tả tốt nhất để chỉ cần nhìn vào hình ảnh đó, chúng ta có thể liên tưởng ngay
đến kiến thức cần nhớ.
II. KHÁI LƯỢC VỀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
1.Khái lược về trắc nghiệm khách quan.
Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một phép lượng giá cụ thể mức độ khả năng thể
hiện hành vi trong lĩnh vực nào đó của một người cụ thể nào đó.
Phương pháp trắc nghiệm khách quan là một trong những dạng trắc nghiệm viết,
kỹ thuật trắc nghiệm này được dùng phổ biến để đo lường năng lực của con người
trong nhận thức, hoạt động và cảm xúc. Phương pháp trắc nghiệm khách quan đã
được sử dụng rộng rãi trong việc kiểm tra kiến thức qua các môn học.
Trong lĩnh vực giáo dục, trắc nghiệm khách quan đã được sử dụng rất phổ biến
trong các kỳ thi để đánh giá năng lực nhận thức của người học, ở nước ta trắc nghiệm
4



khách quan được sử dụng trong các kỳ thi học kì, đặc biệt là kì thi THPT Quốc gia
trong ba năm học 2016-2017; 2017-2018: 2018-2019 và đang tiếp tục sử dụng trong
năm học năm học 2019- 2020 trên phạm vi cả nước vừa để xét tốt nghiệp THPT vừa
để xét tuyển vào đại học của các trường đại học, cao đẳng, THCN trong cả nước.
2. Sơ đồ quá trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm.
Để ứng dụng trắc nghiệm khách quan đánh giá năng lực nhận thức của người học
một việc vô cùng quan trọng là cần phải xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm có chất
lượng, có thể mô tả qua các bước sau:
-Dựa vào cấu trúc, yêu cầu của đề minh họa của Bộ để xây dựng câu hỏi trắc
nghiệm ôn tập cho phù hợp.
-Căn cứ vào nội dung bài học, giáo viên xây dựng ngân hàng câu hỏi và bộ đề thi,
kiểm tra theo các cấp độ nhận thức.
-Tiến hành kiểm tra, khảo sát theo đơn vị lớp, khối 12.
-Căn cứ vào bài làm của người học, thu thập số liệu cho từng câu hỏi từng đề thi.
-Sử dụng máy tính và các phần mềm: Excel, SPSS, Eview, …. Để phân tích đánh
giá chất lượng từng câu hỏi, từng đề thi theo các tiêu chuẩn như độ khó, độ phân biệt,
độ tin cậy….
-Loại bỏ những câu không đạt yêu cầu.
-Đối với những câu, đề đạt yêu cầu, tiến hành hoàn thiện để trở về bước 3 tiếp tục
kiểm tra, đánh giá.
Qua các bước trên ta thấy, quá trình xây dựng và triển khai đánh giá bằng trắc
nghiệm khách quan cần có thời gian chuẩn bị và thực hiện, nó chỉ chấm dứt khi người
dạy nhận thấy hình thức này không còn phù hợp với bài học hoặc chủ đề phần đang
giảng dạy.
3. Một số ưu nhược điểm của trắc nghiệm khách quan.
3.1.Ưu điểm
-Học sinh dành nhiều thời gian để đọc và suy nghĩ, lựa chọn câu trả lời đúng nhất
trong số những câu trả lời gợi ý.
- Số lượng câu hỏi nhiều, bao quát được kiến thức của chương trình. Học sinh trả
lời ngắn gọn.

- Người soạn có điều kiện tự do bộc lộ kiến thức và các giá trị của mình thông qua
việc đặt câu hỏi.
- Người chấm ít tốn công và kết quả chấm là khách quan vì không bị ảnh hưởng
tâm lý khi chấm.
3.2. Nhược điểm
5




×