Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số giải pháp tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học địa lí ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.33 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng
2.2.2. Kết quả của thực trạng
2.3. Các giải pháp tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí
ở trường trung học phổ thông

Trang
1
1
2
2
2
3
3
4
4
5
5

2.3.1. Tích hợp giáo dục môi trường trong bài dạy học Địa lí
2.3.2. Các phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong bài dạy
học Địa lí



5
7

2.3.3. Một số ví dụ tích hợp giáo dục môi trường trong bài dạy học
Địa lí

11

2.4. Hiệu quả của việc tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học
Địa lí ở trường trung học phổ thông

15

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI

17
17
18
19
20

1


1. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa
đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người và
cũng là nơi phân hủy các chất thải do con người tạo ra... Không chỉ thế, môi
trường còn là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển, lao động và nghỉ ngơi, hưởng
thụ của con người. Nói cách khác, không có môi trường sẽ không tồn tại sự sống
trên Trái đất. Tuy nhiên, môi trường đang ngày càng trở thành vấn đề gay gắt
của toàn nhân loại, khi mà con người ngày càng phải đối mặt trực tiếp với sự cạn
kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường diễn ra trên khắp địa cầu song
hành với sự tăng trưởng kinh tế.
Sản xuất xã hội vẫn không ngừng tăng trưởng nhanh, trong khi phải chú ý đến
việc giữ gìn hành tinh này bàn giao cho thế hệ mai sau, đảm bảo lợi ích cần thiết và sự
phát triển lâu dài, bền vững của mọi thế hệ. Đó cũng chính là thông điệp chung cho tất
cả mọi người vang lên từ yêu cầu phát triển bền vững. Khó có thể làm được điều đó,
nếu không có những hiểu biết về môi trường. Và con đường tốt nhất cho sự hiểu biết
chính là giáo dục môi trường. Chúng ta có thể tham khảo qua những số liệu cụ thể sau
đây để thấy được những vấn đề cấp bách của môi trường hiện nay:

* Về môi trường đất
Nước ta có tổng diện tích đất tự nhiên là 331 212 km 2 xếp hàng thứ 56
trong tổng số 200 quốc gia. Tuy nhiên vì số dân đông nên diện tích đất bình
quân đầu người thuộc diện thấp, khoảng 0,4ha/người, gần bằng 1/6 mức bình
quân của thế giới. Thế nhưng chất lượng đất không ngừng bị giảm sút và thoái
hóa do xói mòn, chất thải, ô nhiễm, sử dụng phân hóa học...
* Về tài nguyên rừng
Năm 1945 độ che phủ của nước ta là 43% nhưng đến năm 2009 chỉ còn
lại 39,1% và đến năm 2019 là 41,9%. Tuy đến thời điểm này diện tích rừng đã
được tăng lên nhưng chất lượng rừng vẫn tiếp tục giảm sút.
* Về môi trường nước
Tài nguyên nước của nước ta đang bị sử dụng quá mức và ô nhiễm

nghiêm trọng. Hầu hết nước thải công nghiệp và sinh hoạt đổ thẳng ra sông, hồ
chưa qua xử lí (các khu công nghiệp ở Biên Hoà và Thành phố Hồ Chí Minh có
lượng nước thải hàng ngày là 750 nghìn m3; còn ở Hà Nội là gần 500 nghìn
m3).
* Về không khí
Không khí đang bị ô nhiễm nghiêm trọng ở một số khu công nghiêp, điểm
dân cư. Nồng độ các chất khí C02, S02, N02…vượt quá tiêu chuẩn cho phép
nhiều lần. Theo kết quả quan trắc cho thấy, hầu hết các đô thị Việt Nam đều bị
nhiễm bụi.
* Về đa dạng sinh học
Theo sách đỏ Việt Nam đã nêu: 500 loài thực vật và 305 loài động vật
quý hiếm đang bị mất dần. Trong đó có 100 loài thực vật và 91 loài động vật có
nguy cơ bị tuyệt chủng. Nguyên nhân chủ yếu là do thực hiện các hoạt động sản
xuất kinh tế, khai thác tài nguyên...
* Về chất thải
2


Mỗi năm nước ta thải ra ngoài môi trường khoảng 15 triệu tấn chất thải,
tăng khoảng 15% gây nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường.
Một khi môi trường bị ô nhiễm thì gây ra những tác hại nghiêm trọng.
Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người.
Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng,
đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ
yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại
nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư. Dầu tràn có thể gây
ngứa rộp da. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và bệnh mất
ngủ... Theo thống kê Việt Nam có gần 200 000 người mắc bệnh ung thư mỗi
năm, mà nguyên nhân chủ yếu là do tác nhân môi trường gây nên. Chính vì vậy
công tác bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của riêng ai, mà các cấp,

các cơ quan ban ngành đều phải quan tâm. Sự cần thiết của việc giáo dục bảo vệ
môi trường trong trường học là một trong những chủ trương của Đảng và của
Ngành giáo dục hiện nay. Mặt khác, để đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện
nay, mục tiêu của dạy học là phải đảm bảo các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng,
thái độ, phẩm chất và năng lực. Có nghĩa là, ngoài việc truyền thụ kiến thức và
rèn luyện kĩ năng, giáo viên cần hình thành cho học sinh một nhân cách, lối sống
tốt. Tuy nhiên, qua đánh giá nhiều tiết dạy cùng với quá trình tìm hiểu từ đồng
nghiệp, tôi nhận thấy rằng còn nhiều giáo viên hiện nay chỉ chú trọng đến việc
truyền thụ kiến thức, không còn thời gian để lồng ghép giáo dục môi trường vào
bài học.
Trách nhiệm của giáo viên dạy Địa lí là phải từng bước hình thành cho
các em một lối sống lành mạnh, biết yêu quý thiên nhiên và sống thân thiện với
thiên nhiên. Từ đó các em mới có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và môi trường,
giữ gìn vệ sinh nơi các em đang sinh sống và học tập. Hay nói cách khác môn
Địa lí là bộ môn có nhiều khả năng để tích hợp giáo dục môi trường vào bài
giảng nhất. Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài Một số giải pháp tích hợp giáo dục
môi trường trong dạy học Địa lí ở trường trung học phổ thông làm sáng kiến
kinh nghiệm để tiếp tục nghiên cứu, trao đổi.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Qua đề tài này muốn gửi đến các đồng nghiệp một vài kinh nghiệm nhằm
mục đích nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh, đồng thời góp phần nho nhỏ
để bảo vệ bầu không khí trong lành cho nhân loại.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí ở
trường trung học phổ thông.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài Một số giải pháp tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa
lí ở trường trung học phổ thông đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
phương pháp đàm thoại, phương pháp trực quan, phương pháp quan sát thực
tiễn, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp tranh luận, phương pháp nêu

gương, phương pháp dạy học theo dự án.

3


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Một số vấn đề chung về môi
trường a. Khái niệm về môi trường
UNSCO (1981) đã coi môi trường là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và hệ
thống do con người tạo ra ở xung quanh mình, trong đó con người sinh sống
bằng lao động, đã khai thác những tài nguyên tự nhiên hoặc nhân tạo cho phép
thoả mãn nhu cầu của con người.
Sơ đồ: Môi trường là một hệ thống( theo sổ tay GDDS VIE 88/P10-H1991)
Môi trường

Bộ phận tự nhiên ( hoạt
động sinh, hoá, lý)

Bộ phận văn hoá- xã hội
(hoạt động kinh tế,
chính trị, khoa học của
con người)

b. Chức năng của môi trường
- Môi trường cung cấp nơi cư trú cho sinh vật và là không gian sống của
con người.
- Môi trường cung cấp nguồn sống cho sinh vật và tài nguyên cần thiết
cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong

cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Do vậy, môi trường còn có chức
năng cân bằng sinh thái.
2.1.2. Giáo dục môi trường
a. Quan niệm về giáo dục môi trường(GDMT)
Giáo dục môi trường là quá trình giáo dục nhằm giúp cho mỗi học sinh
có nhận thức về môi trường thông qua kiến thức về môi trường (khái niệm, mối
liên hệ, quy luật…); tạo cho học sinh có ý thức, thái độ đối với môi trường;
trang bị các kĩ năng thực hành. Kết quả là học sinh có được ý thức trách nhiệm
với môi trường và biết hành động thích hợp để bảo vệ môi trường, ứng xử thích
nghi thông minh với môi trường. [1]
Như vậy, giáo dục môi trường sẽ tạo ra ở học sinh:
- Nhận thức đúng đắn về môi trường
- Về môi trường
- Ý thức, thái độ thân thiện với môi trường
- Vì môi trường
- Kĩ năng thức tế hành động trong môi trường - Trong môi trường
b. Mục đích của giáo dục môi trường
4


Giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông nhằm đạt mục đích là học
sinh được trang bị một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững
của Trái Đất. Học sinh có một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng đạo
lý môi trường và một nhân cách được khắc sâu bởi nền tảng đạo lý môi trường.
c. Ý nghĩa của công tác giáo dục môi
trường * Đối với giáo viên
- Biết phát huy các kiến thức và kinh nghiệm sẵn có của học sinh.
- Dẫn dắt những khái niệm đúng.
- Điều chỉnh các ý tưởng lệch lạc, khuôn sáo.
- Khuyến khích, giúp đỡ và tạo điều kiện cho học sinh phán xét và ra

quyết định.
* Đối với học sinh
- Hình thành nhận thức đúng đắn về môi trường và sự quan tâm đến các
nguồn gốc suy thoái, ô nhiễm môi trường.
- Hình thành đạo lí môi trường, thái độ, hành vi và thói quen bảo vệ môi
trường.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng của việc tích hợp giáo dục môi trường hiện nay trong
trường trung học phổ thông
a. Đối với việc dạy và
học * Đối với giáo viên
- Ngày 31/01/2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị về
việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, nhiệm vụ của giáo dục
phổ thông là phải trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo
vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua
các hoạt động ngoại khóa...
- Tuy nhiên một số giáo viên thuộc nhiều môn học thực hiện nội dung tích
hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các tiết học còn ít.
- Một số giáo viên chưa hướng dẫn các em liên hệ những kiến thức đã học
với thực tiễn, chưa rút ra được những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn sau khi
được học lý thuyết.
- Một số giáo viên đã có liên hệ thực tiễn, tuy nhiên còn ít và hiệu quả
giáo dục chưa cao.
- Việc cập nhật thông tin, số liệu, sự kiện của địa phương ở một số giáo
viên chưa liên tục vì vậy quá trình vận dụng để tích hợp giáo dục môi trường
còn nhiều hạn chế.
* Đối với học sinh
- Việc nắm bắt kiến thức, nhìn nhận các vấn đề Địa lí còn mông lung (Ví
dụ: Chưa hiểu rõ ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, tác hại của ô nhiễm môi
trường, thực trạng của các vấn đề môi trường là do đâu? Vai trò của học sinh

hiện nay trong việc bảo vệ môi trường như thế nào?...).
- Chưa đề cao trách nhiệm của bản thân đối với môi trường.
- Chưa tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, nơi sinh sống và
học tập.
b. Đối với các cấp quản lí
5


- Đã tổ chức cho cán bộ giáo viên cốt cán tham gia các đợt tập huấn, trang
bị kiến thức và phương pháp để tích hợp giáo dục môi trường cho nhiều bộ môn.
Tuy nhiên, việc tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên chưa đại trà, chưa đi sâu
vào việc đánh giá hiệu quả quá trình vận dụng phương pháp giáo dục môi
trường của giáo viên.
- Đã xuất bản một số tài liệu về giáo dục bảo vệ môi trường trong môn học.
- Thường xuyên dự giờ, góp ý, rút kinh nghiệm cho giáo viên bộ môn. Để
công tác giáo dục ngày càng hoàn thiện hơn, giáo viên cần vận dụng
hiểu biết của bản thân về môi trường nhằm giáo dục học sinh theo yêu cầu hiện
nay. Qua một quá trình tìm hiểu và tích lũy từ thực tiễn giảng dạy, tôi xin mạnh
dạn đưa ra một vài kinh nghiệm về việc vận dụng phương pháp để tích hợp giáo
dục môi trường trong môn Địa lí.
2.2.2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng
Để thực hiện tốt việc tích hợp Giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí
thì bản thân tôi phải có sự thành thục nghiệp vụ trong lĩnh vực giáo dục môi
trường thể hiện qua các khả năng:
- Áp dụng hiểu biết về triết lý giáo dục để lựa chọn hoặc xây dựng các
chương trình giảng dạy hay chiến lược nhằm đạt được cả hai mục tiêu: mục tiêu
giáo dục và mục tiêu giáo dục môi trường.
- Sử dụng các lý thuyết hiện hành về học tập, tư duy, đạo đức, về quan hệ
giữa tri thức- thái độ- hành động và về xã hội hoá các tư tưởng trong việc lựa
chọn, biên soạn và thực hiện các chiến lược giảng dạy một cách có hiệu quả để

đạt được các mục tiêu giáo dục môi trường.
- Áp dụng lý thuyết về việc chuyển hoá trong học tập để lựa chọn và việc
ra quyết định của người học liên quan đến lối sống và hành động.
- Để đạt được các mục tiêu Giáo dục môi trường cần phải thực hiện có
hiệu quả những biện pháp: Liên kết giữa các môn học, giáo dục ngoài trời và
thực địa, giáo dục các giá trị, tổ chức các trò chơi và có sự mô phỏng, học tập
dựa trên cơ sở liện hệ với cộng đồng, tiến hành điều tra các vấn đề môi trường
của địa phương, đánh giá và hành động trong việc giải quyết các vấn đề về môi
trường, truyền tải một cách có hiệu quả phương pháp và tài liệu giáo dục môi
trường vào tất cả các môn học …
2. 3. Các giải pháp tổ chức thực hiện
2.3.1. Tích hợp giáo dục môi trường trong bài dạy học Địa lí
Trong chương trình dạy học Địa lí ở nhà trường trung học phổ thông có
nhiều cơ hội giáo dục môi trường thể hiện ở chỗ chương trình có chứa đựng
những nội dung của GDMT dưới 2 dạng chủ yếu:
- Dạng 1: Nội dung chủ yếu của bài học, hay một số phần nội dung môn
Địa lí có sự trùng lặp với nội dung GDMT.
- Dạng 2: Một số nội dung của bài học, hay một số phần nhất định của
môn địa lí có liên quan trực tiếp với nội dung GDMT.
- Ngoài ra, ở một số phần nội dung của môn học, bài học, ví dụ, bài tập…
được xem như là một dạng vật liệu dùng để khai thác các vấn đề môi trường.
Các nội dung và một số địa chỉ cụ thể
6


Vấn đề
môi
trường

Kiến thức Địa lí được

khai thác

Dạng
khai
thác
GDMT

7

Bài

Lớp


(1)
1.Tài
nguyên
rừng bị
suy giảm

(2)
- Ngành trồng rừng.

(3)
I

- Tài nguyên rừng bị tàn
phá nghiêm trọng.
- Nạn phá rừng hiện nay
ở Tây Nguyên.

- Bảo vệ rừng ở Đông
Nam Bộ.

(4)
28. Địa lí ngành trồng
trọt
14. Sử dụng và bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên
37. Vấn đề khai thác thế
mạnh ở Tây Nguyên
39. Vấn đề khai thác
lãnh thổ theo chiều sâu ở
Đông Nam Bộ
4. Một số vấn đề mang
tính toàn cầu

(5)
10

24. Vấn đề phát triển
ngành thuỷ sản
39. Vấn đề khai thác
lãnh thổ theo chiều sâu ở
Đông Nam Bộ

12

I

15. Thuỷ quyển. Một số

nhân tố ảnh hưởng đến
chế độ nước sông. Một
số sông lớn trên Trái
Đất.

10

I

27. Vai trò, đặc điểm.
Các nhân tố ảnh hưởng
tới phát triển và phân bố
nông nghiệp.
33. Vấn đề chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo
ngành ở Đồng bằng sông
Hồng( Sức ép dân số)
41. Vấn đề sử dụng hợp
lí và cải tạo tự nhiên ở
Đồng bằng sông Cửu
Long
37. Địa lí ngành giao
thông vận tải
3. Một số vấn đề mang
tính toàn cầu
14. Sử dụng và bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên

10


I
I
I

- Ô nhiễm nguồn nước
ngọt, nước ngầm, nước
biển: Các nguồn, hiện
Ô nhiễm trạng và biện pháp.
- Đánh bắt và nuôi trồng
nguồn
thuỷ sản ở Việt Nam.
nước
- Vấn đề ô nhiễm môi
trường biển do khai thác,
vận chuyển, chế biến dầu
mỏ ở Đông Nam Bộ.
- Các tính chất độc đáo
Các
của nước, vòng tuần
hoàn của nước và sự
nguồn
phân bố nước trên bề
nước
mặt Trái Đất, trong lớp
vỏ Trái Đất.
- Đất
nông nghiệp,
quảng canh, thâm canh,
biện pháp hoá trong
Suy thoái nông nghiệp.

và ô
- Thâm canh không đi
nhiễm
đôi với việc hoàn lại đầy
môi
đủ các chất dinh dưỡng.
trường
đất
- Vấn đề sử dụng và cải
tạo đất ở Đồng bằng
sông Cửu Long.

I

II
I

I

I

- Sự bùng nổ trong việc
Ô nhiễm sử dụng ô tô.
không khí - Mưa a xít.
- Lỗ thủng tầng ôdôn.
Đa dạng - Sự suy giảm tài nguyên
sinh học rừng, số lượng loài thực,

I
I

I
I
8

12
12
12
11

12

12

12

10
11
12


bị suy
giảm
Các khu
công
nghiệp
tập trung
và môi
trường

động vật.

- Hậu quả của nạn phá
rừng hiện nay ở
Tây
Nguyên đối với các loài
chim và thú quý.
- Đô thị hoá.

I

37. Vấn đề khai thác thế
mạnh ở Tây Nguyên

12

I

24. Sự phân bố dân cư.

10

Các loại hình quần cư và

đô thị hoá
32. Địa lí các ngành
công nghiệp

- Ngành công nghiệp năng
II
10
lượng, công nghiệp hoá

chất, công nghiệp thực
phẩm.
- Tác động của các công
I
32. Vấn đề khai thác thế
12
trình thuỷ điện lớn đến
mạnh ở Trung du và
môi trường.
miền núi Bắc Bộ
- Môi trường tự nhiên,
I
41. Môi trường và tài
10
môi trường nhân tạo, vai
nguyên thiên nhiên
trò của môi trường tự
nhiên đối với sự phát
triển xã hội.
- Mối quan hệ giữa môi
I
trường tự nhiên và môi
trường xã hội, tài nguyên
Dân số và thiên nhiên.
môi
- Hậu quả của gia tăng
I
42. Môi trường và sự
10
trường

quá nhanh và sự phát
phát triển bền vững
triển dân số không hợp lí
ở các nước đang phát
triển.
- Bùng nổ dân số thế
I
3. Một số vấn đề mang
11
giới.
tính toàn cầu
- Hậu quả của gia tăng
I
16. Đặc điểm dân số và
12
nhanh dân số ở Việt
phân bố dân cư nước ta
Nam.
2.3.2. Các phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Điạ lí
Chúng ta có thể vận dụng những phương pháp sau để tích hợp giáo dục
môi trường vào bài học:
a. Phương pháp đàm thoại
Đây là phương pháp truyền thống tuy nhiên rất có hiệu quả, giáo viên có
thể áp dụng trong nhiều tiết học. Phương pháp này giáo viên sử dụng hệ thống
câu hỏi để dẫn dắt chỉ đạo học sinh tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức. Câu hỏi thông
thường phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Có mục đích dứt khoát, rõ ràng, nhằm đúng vào vấn đề cần hỏi.
+ Bám sát các tri thức cơ bản, trọng tâm.
9



+ Sát trình độ người học, gây sự tò mò và kích thích trả lời sôi nổi, tạo ra
sự thảo luận sâu hơn.
Trong quá trình vận dụng để giáo dục đạt hiệu quả giáo viên chọn trọng
tâm cần tích hợp. Ví dụ: Bài 22- “Dân số và sự gia tăng dân số” Lớp 10 – Mục
II:Gia tăng dân số giáo viên sử dụng câu hỏi để giáo dục học sinh các vấn đề về
dân số: Bằng hiểu biết của bản thân em hãy cho biết: Dân số tăng nhanh đã
ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế- xã hội và môi trường như thế nào ?
Biện pháp giải quyết?
Ví dụ: Bài 3 - “Một số vấn đề mang tính toàn cầu” Lớp 11- Mục II- Môi
trường: Bằng hiểu biết thực tế em hãy trình bày hậu quả do nhiệt độ Trái đất
tăng lên và tầng ôzôn bị thủng đối với đời sống trên Trái đất. Hiện tượng ô
nhiễm nguồn nước biển và đại dương hiện nay đang ở mức báo động, vậy
theo em nguyên nhân của hiện tượng này là gì?
b. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan
Trong việc học Địa lý, việc sử dụng các phương tiện trực quan có ý nghĩa
rất lớn bởi vì học sinh chỉ có thể quan sát được các vấn đề môi trường tại địa
phương, còn phần lớn các vấn đề môi trường tại Việt Nam và thế giới các em
không có điều kiện để quan sát. Chính vì thế phương tiện trực quan giúp học
sinh lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất.
Phương tiện trực quan rất phong phú và đa dạng song loại phương tiện có
nhiều khả năng giáo dục môi trường cho học sinh là các tranh ảnh, băng đĩa có
nội dung về các vấn đề môi trường.
- Ví dụ : Bài 3- Địa lý 11“Một số vấn đề mang tính toàn cầu”. Giáo viên
cho học sinh quan sát tranh về ô nhiễm môi trường nước và không khí.

Ô nhiễm dầu trên biển
Sau đó cho các em tìm hiểu những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
mà các em đã nhìn thấy.
Khi lựa chọn tranh ảnh, tốt nhất giáo viên nên chọn tranh ảnh trong SGK

để các em nhận biết, xây dựng các câu hỏi liên quan đến vấn đề môi trường.
Đặt câu hỏi: Bức ảnh thể hiện hiện tượng gì?Nguyên nhân? Biện
pháp để khắc phục?
c. Phương pháp giải quyết vấn đề
Giáo viên tạo ra tình huống có vấn đề, học sinh phát hiện ra tình huống có
vấn đề để giải quyết.

10


- Ví dụ : Bài 24- Lớp 10 “Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị
hoá”. Giáo viên có thể tạo ra tình huống có vấn đề như sau:
Đô thị hoá phát triển với tốc độ nhanh sẽ làm cho bộ mặt môi trường
tốt lên hay xấu đi?
Để trả lời học sinh cần làm rõ hai vấn đề:
- Đô thị hoá là gì? Môi trường có những chức năng nào?
- Đô thị hoá nhanh chóng sẽ tác động đến môi trường như thế nào?
- Học sinh có thể giải quyết vấn đề như sau: Đô thị hoá nhanh chóng sẽ
tạo ra một cảnh quan văn hoá có giá trị kinh tế và thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, đô
thị hoá nhanh, ồ ạt sẽ làm cho tài nguyên nhanh chóng suy kiệt và bị biến mất,
môi trường ô nhiễm nghiêm trọng.
- Vận dụng các kết luận đưa ra cam kết hành động. Giáo viên gợi ý bằng
các câu hỏi:
+ Em cần phải làm gì để bạn bè, người thân trong gia đình hiểu được hậu
quả của tác động đô thị hoá đến môi trường?
+ Em cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường đô thị xanh, sạch,
đẹp ? d. Phương pháp làm việc nhóm
Đây là phương pháp dạy học có nhiều khả năng tốt trong giáo dục môi
trường vì nó đề cao sự hợp tác trên cơ sở hoạt động tích cực của từng cá
nhân. Trong phương pháp thảo luận nhóm cần chú ý:

Vai trò của nhóm trưởng phải được xác định rõ.
Giáo viên phải chuẩn bị nội dung chu đáo (hệ thống câu hỏi cũng như
tiến trình). Cần khuyến khích các em tranh luận.
Phương pháp thảo luận nhóm được tiến hành qua 4 bước: chuẩn bị, giao
nhiệm vụ, tiến hành thảo luận, tổng kết.
- Ví dụ : Đề tài thảo luận “Cần phải sử dụng đất ở địa phương em như
thế nào để các hộ gia đình mới (các cặp vợ chồng mới kết hôn) có đất ở và
đất sản xuất?”
e. Phương pháp tham quan điều tra khảo sát thực địa
Đây không chỉ là phương pháp dạy học đặc trưng của môn Địa lí mà còn
là phương pháp có hiệu quả nhất của Giáo dục môi trường. Phương pháp này
giúp học sinh kiểm nghiệm kiến thức ở lớp, rèn luyện kĩ năng quan sát và rèn
luyện hành vi ứng xử phù hợp với môi trường.
Việc tham quan sẽ giúp các em cảm nhận được sự phong phú, đa dạng của
vẻ đẹp tự nhiên, đồng thời thấy được hiện trạng cũng như một số vấn đề của môi
trường, nguyên nhân hậu quả của sự suy thoái môi trường. Từ đó các em sẽ có
những việc làm tốt hơn phù hợp với khả năng như việc giữ gìn vệ sinh trường
lớp, nơi các em đang sinh sống...( Lưu ý: Kế hoạch tham quan của các em
không chỉ là các đợt tham quan do nhà trường tổ chức mà giáo viên cần linh
động hướng dẫn cho các em tự “tham quan”, có nghĩa là các em có thể tự tìm
địa điểm để quan sát, tìm hiểu, thu thập thông tin trên đường đến trường, gần
khu vực nơi các em đang sống….)
g. Phương pháp tranh luận

11


- Chia toàn bộ số học sinh tham gia thành hai bên. Mỗi bên cử một nhóm
từ 3-5 người làm đại diện để tranh luận với nhau. Số còn lại làm cử toạ. Giáo
viên làm trọng tài.

- Người điều khiển đưa ra một ý kiến (dưới dạng một mệnh đề), ví dụ:
“Không cần tiết kiệm năng lượng vì con người có rất nhiều nguồn năng lượng
phong phú và có thể tìm kiếm được những nguồn năng lượng khác thay thế”.
- Bốc thăm để phân công, một nhóm làm “ nhóm ủng hộ” và nhóm kia làm
“nhóm phản đối”. Mỗi nhóm có 5 phút để hội ý, thống nhất đưa ra lí lẽ của nhóm .
- Tranh luận: nhóm “ủng hộ” cử người thứ nhất đưa ra lí lẽ thứ nhất.
Nhóm “phản đối” cử người thứ nhất của mình phản bác lại ý kiến của nhóm kia,
đồng thời đưa ra lí lẽ riêng của nhóm mình, lần lượt cho đến hết.
- Trọng tài giữ cuộc tranh luận diễn ra đúng luật. Cử tọa quan sát và bình
chọn đội nào có lí lẽ vững vàng, thuyết phục. Kết thúc, người dẫn chương trình
nhận xét, đánh giá và kết luận những bài học về môi trường.
h. Phương pháp nêu gương
- Giáo viên có thể tìm hiểu một số gương điển hình tại địa phương hoặc
thông qua các hình ảnh minh họa đã sưu tầm từ các địa phương khác để vấn đáp
các em, định hướng cho các em xác định hành vi của mình đã đúng hoặc chưa.
- Ví dụ : Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh sau:

- Giáo viên yêu cầu học sinh xác định nội dung của bức tranh
- Cho biết các bạn học sinh đang làm gì?
- Ý nghĩa của việc làm đó?
- Em học tập được gì từ các bạn học sinh?
i. Phương pháp dạy học theo dự án
Phương pháp dự án hướng học sinh vào các hoạt động cụ thể vì môi
trường, có tác dụng nhiều với học sinh trong việc thực hiện mô hình vì, về,
trong môi trường. Những kết quả thực tế của việc thực hiện dự án sẽ khích lệ
các em trong nhiều hoạt động khác vì môi trường.
- Ví dụ: Giáo viên giao dự án: “Tìm hiểu các vấn đề môi trường tại địa
phương”
12



Giáo viên cho học sinh xây dựng đề cương và tìm phương án thực hiện.
(Mục đích, thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của vấn đề ô nhiễm môi trường, đề
xuất những giải pháp để giảm thiểu các vấn đề ô nhiễm môi trường...).
Hoặc dự án: “Trồng cây xanh trong trường học”. Giáo viên yêu cầu học
sinh làm rõ mục tiêu của dự án, thời gian của dự án, hình thức, lực lượng, địa
điểm để thực hiện dự án và cách tiến hành.
2.3.3. Một số ví dụ tích hợp giáo dục môi trường trong bài dạy học Địa lí
Tích hợp giáo dục môi trường trong bài dạy học Địa lí vừa nhằm mục tiêu
bài học vừa thoả mãn mục tiêu giáo dục môi trường. Việc tích hợp vào bài dạy
cần đảm bảo chính xác, đầy đủ các kiến thức cơ bản của bài Địa lí. Khai thác
kiến thức đó để tiến hành giáo dục môi trường, không đưa thêm các kiến thức
môi trường ở ngoài một cách khiên cưỡng.
Tích cực tổ chức học sinh học tập theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động , tăng cường dạy học bằng hoạt động, thông qua hoạt động tích cực của
học sinh. Đồng thời, phương tiện dạy học phải phù hợp với bài học Địa lí.
Ví dụ 1
Trồng rừng
(Địa lí 10, Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt
Mục III: Ngành trồng rừng)
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu được sự cần thiết cấp bách phải trồng rừng và
đây là nhiệm vụ của tất cả mọi người.
b. Phương pháp: Thảo luận (học sinh làm việc nhóm với phiếu học
tập). c. Cách làm
- Chia lớp thành các nhóm thích hợp. Mỗi nhóm được phát một phiếu học tập
và điền vào phiếu các nội dung cần thiết, trên cơ sở ý kiến trao đổi, thảo luận nhóm.

Vì:

Phá rừng


Hậu quả
RỪNG
- Nguồn cung cấp
gỗ, lâm sản khác
- Duy trì sự cân
bằng sinh thái

Cách
giàu

làm
rừng

Ai
làm?
13


Treo sản phẩm của các nhóm lên bảng, so sánh, phân tích và xác nhận kết
quả đúng. Sơ đồ đúng như sau:

Vì: Lấy
đất làm
nông
nghiệp

Phá rừng

RỪNG


Hậu quả

- Nguồn cung cấp
gỗ, lâm sản khác
- Duy trì sự cân
bằng sinh thái

Cách

Diện
tích suy
giảm

làm

giàu

rừng

Trồng rừng

Nhà
nước

Ai
làm?

Toàn
dân


Ví dụ 2
Bảo vệ môi trường không khí là nhiệm vụ toàn cầu
(Địa lí 11, Bài 3- Một số vấn đề mang tính toàn cầu
Mục II- Môi trường)
a. Mục tiêu
Học sinh thấy được bảo vệ môi trường không khí là nhiệm vụ có tính toàn
cầu đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách với sự hợp tác của tất cả các quốc gia.
b. Phương pháp: Giải quyết vấn đề.
c. Cách làm
- Giáo viên đặt câu hỏi: Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề cấp
bách có tính toàn cầu hiện nay. Trong đó, vấn đề bảo vệ môi trường không khí
thể hiện rõ nét nhất sự hợp tác của các quốc gia? Tại sao như vậy?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hình 1,2 và 3 cho biết:
Những nguyên nhân nào làm cho khí quyển nóng lên? (Học sinh nêu các nguyên
nhân).

14


Hình 1- Hiệu ứng nhà kính của CO2

16%

20%

clor«fluar«cacbon
cacbonđi«xit

8%


Nit¬oxit
6%

oz«n
mªtan
50%

Hình 2- Tỉ lệ (%) của các khí gây hiệu ứng nhà kính

15


13%

24%

14%
Qu¸ tr×nh c«ng nghiÖp

Sö dông n¨ng l î ng

49%

Ph¸ rõng
N«ng nghiÖp

Hình 3- Tỉ lệ (%) các hoạt động của loài người
đối với sự làm tăng nhiệt độ của Trái Đất
- Giáo viên đặt câu hỏi tiếp: Những nguyên nhân này bắt nguồn từ một

hay nhiều quốc gia? Trong số hơn 200 quốc gia trên thế giới, những quốc gia
nào thải nhiều chất khí gây ô nhiễm không khí? Nếu chỉ một quốc gia giảm khí
phát thải thì tình trạng ô nhiễm không khí có được cải thiện không? Tại sao?
- Giáo viên khẳng định việc chống ô nhiễm không khí không phải là việc
riêng của ai mà đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới. Giáo
viên mở rộng trình bày hiệp ước Ki-ô-tô về giảm chất khí thải gây hiệu ứng nhà
kính của các quốc gia có nền kinh tế phát triển cao nhất trên thế giới. Và gần đây
nhất là Hội nghị Cop25 tại Mandrid (Tây Ban Nha) với nội dung “ Chung tay
ứng phó với biến đổi khí hậu” nhằm mục đích cắt giảm khí thải trước tình trạng
Trái Đất của chúng ta đang nóng lên và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh
hưởng đến cuộc sống của nhân loại.
Ví dụ 3
Biện pháp hạn chế lũ lụt ở Duyên hải miền Trung
(Địa lí 12- Bài 35- Vấn đề phát triển kinh tế- xã hội ở Bắc Trung Bộ
Mục: 2. Hình thành cơ cấu nông-lâm-ngư
nghiệp) a. Mục tiêu
Học sinh hiểu được việc trồng rừng ở Duyên hải miền Trung đã trở nên
cấp bách, vì tác dụng điều hoà nguồn nước, hạn chế tác hại của các cơn lũ đột
ngột trên các dòng sông ngắn và dốc của Trung Bộ.
b. Chuẩn bị
GV phóng to sơ đồ trên giấy hoặc tờ trong chiếu trên máy chiếu.
16


Nước mưa


cây

Thân

cây, rễ
cây

Đất
Chảy tràn/ngấm sâu

Ngấm
sâu

Sông, suối, biển
c. Hoạt động
- Học sinh quan sát sơ đồ, trao đổi với bạn bè và trả lời câu hỏi: Điều gì sẽ
xảy ra nếu trên sườn dốc không có cây cối và lớp phủ thực vật nói chung?
- Học sinh tưởng tượng: Mưa lớn trong thời gian ngắn, nước rất nhiều và
chảy xiết trên sườn núi dốc. Người, nhà cửa, súc vật trên sườn đất dốc sẽ bị cuốn
trôi theo dòng lũ. Sau đó kể lại theo trí tưởng tượng của mình cho bạn nghe.
- Giáo viên hướng học sinh đi đến kết luận: Trồng rừng, làm giàu lớp phủ
thực vật là biện pháp có tác dụng hạn chế lũ đột ngột ở các sông ngắn, dốc của
Bắc Trung Bộ.
2.4. Hiệu quả của việc tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học
Địa lí ở trường trung học phổ thông
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ chính sự sống của chúng ta. Nếu môi
trường bị ô nhiêm hay bị hủy hoại thì chúng ta cũng không còn tồn tại. Môi
trường có trong sạch thì sức khoẻ, cuộc sống của chúng ta mới lâu dài và bền
vững. Môi trường sống xung quanh cho ta sự sống, là điều kiện để ta tồn tại và
phát triển. Bảo vệ môi trường là một việc làm hết sức cấp bách và cần thiết hơn
bao giờ hết, và là nhiệm vụ không của riêng ai. Vì vậy, mỗi học sinh cần phải
góp một phần công sức trong việc bảo vệ môi trường mà chúng ta đang học tâp,
sinh hoạt. Bài học tích hợp giáo dục môi trường trong môn Địa lí đã đáp ứng tốt
mục tiêu đó.

Tích hợp giáo dục môi trường trong môn Địa lí góp phần thực hiện tốt
mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát
phẩm chất và năng lực người học. Trong quá trình tổ chức hoạt động học, giáo
viên chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh trên cơ sở tích hợp nội dung bài
học với nội dung giáo dục môi trường. Từ bài học, học sinh đã phát huy được
17


các kĩ năng để có thể ứng phó với những tình huống phức tạp của cuộc sống như
kĩ năng tìm hiểu môi trường sống, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày
ý tưởng, kĩ năng hợp tác, kĩ năng phản biện, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ
năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin… Trên cơ
sở đó định hướng một số nội dung về bảo vệ môi trường sống.

18


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học bằng cách
áp dụng những phương pháp dạy học tiên tiến và hiện đại là một vấn đề cấp
bách đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo nước ta. Là một giáo viên trong
ngành tôi luôn trăn trở điều đó.
Qua việc thực hiện những phương pháp tích hợp giáo dục môi trường
trong môn học tôi nhận thấy: bài giảng hay, có sức thuyết phục hơn phù hợp với
tình hình thực tế của nhà trường. Bài soạn đảm bảo được ba yêu cầu cần đạt
(kiến thức, kĩ năng, thái độ). Đồng thời nâng cao ý thức học tập cho học sinh
(Chủ động tìm tòi, sáng tạo hơn). Các em có ý thức, trách nhiệm trong công tác
giữ gìn vệ sinh và môi trường tại trường học và địa phương các em đang sinh
sống làm cho cảnh quan sư phạm nhà trường luôn xanh, sạch, đẹp. Học sinh

cũng thấy thích thú hơn khi học bộ môn và muốn thể hiện hiểu biết của mình về
những vấn đề giáo viên đưa ra ngoài nội dung SGK. Bên cạnh các em dành thời
gian để tìm tòi tham khảo kiến thức thực tiễn thông qua các thông tin đại chúng
khác nhiều hơn.
Tôi đã làm phép so sánh kết quả học tập của học sinh và thu được kết
quả khả quan như sau:
Bảng- So sánh kết quả sử dụng phương pháp dạy học
Lớp đối chứng: Lớp 10A2 (Dạy theo cách chưa sử dụng phương pháp tích hợp
nội dung giáo dục môi trường vào bài học)
Tổng
số HS

Tốt

40

Số lượng Tỷ lệ
10

Mức độ nắm và vận dụng kiến thức
Khá
Trung bình

20%

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
15

30%


20

40%

Không nắm
được
Số
Tỷ lệ
lượng
5
10%

Lớp thực nghiệm: Lớp 10A5 ( Dạy bằng hình thức có sử dụng phương pháp
tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào bài học)
Tổng
số
HS
42

Mức độ nắm và vận dụng kiến thức
Khá
Trung bình

Tốt
Số
lượng
32

Tỷ lệ
61,5%


Số
lượng
15

Tỷ lệ

Số
lượng
28,9%
5

Tỷ lệ
9,6%

Không nắm
được
Số
Tỷ
lượng
lệ
0
0%

Sự chuyển biến của học sinh cần có quá trình lâu dài. Tuy nhiên để quá
trình đó diễn ra theo chiều hướng tích cực thì đây là một thực tế khả quan. Sau
một giờ học mà học sinh nhận thức được những vấn đề đang được xem là cấp
bách, nóng bỏng hiện nay cần có sự chung tay góp sức của toàn nhân loại giải
quyết, các em có cách ứng xử và những hành động đẹp đối với môi trường. Tôi
cho rằng đó là một giờ học có hiệu quả.

19


3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với các cấp quản lí
Biên soạn chương trình cho nhà trường phổ thông và có kế hoạch cho đào
tạo, bồi dưỡng giáo viên.
Cần quan tâm hơn nữa đến công tác tích hợp giáo dục môi trường vào tất
cả các môn học nói chung và môn Địa lý nói riêng.
Tổ chức các đợt tập huấn về phương pháp giáo dục môi trường để đào tạo
và bồi dưỡng cho giáo viên ở các cấp học nhằm cung cấp kiến thức về môi
trường và rèn luyện kĩ năng bảo vệ môi trường cho các em từ lớp dưới.
Nhà trường phổ thông cần đầu tư kinh phí để trang bị một số thiết bị, tài
liệu dạy học cho giáo dục môi trường.
3.2.2. Đối với giáo viên và học sinh
a. Đối với giáo viên
Mỗi giáo viên cần lựa chọn những nội dung và phương pháp thực hiện
phù hợp vì việc xác định và chọn lựa đúng những vấn đề môi trường có liên
quan trực tiếp đến từng lớp, từng học sinh. Từ đó sẽ thu hút các em tham gia
một cách tự nhiên vào quá trình giải quyết các vấn đề bằng một thái độ tự
nguyện, bằng những hành động có suy nghĩ, có trách nhiệm.
Mặt khác, giáo viên cần thường xuyên cập nhật thông tin trên các phương
tiện thông tin đại chúng về các vấn đề môi trường - một vấn đề được xem là cấp
bách của toàn nhân loại để cung cấp thêm kiến thức cho bản thân.
Nghiên cứu kĩ bài soạn để lồng ghép giáo dục môi trường khi có
thể. b. Đối với học sinh
Để tiếp thu những tri thức, kĩ năng cũng như có cách ứng xử và hành
động đẹp trong cuộc sống. Mỗi học sinh phải trở thành một tuyên truyền viên
tích cực trong việc bảo vệ một môi trường xanh, sạch, đẹp.
XÁC NHẬN

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 24 tháng 6 năm 2020

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Vũ Văn Thành
Mai Thị Hoa

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi
khí hậu và Nghị định thư Kyoto tại Việt Nam (2012), Thông tin tóm tắt về cơ
chế phát triển sạch và thị trường các-bon quốc tế.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Báo cáo cập nhật hai năm một
lần lần thứ nhất của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hợp quốc về biến
đổi khí hậu.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo- UNDP và DANTDA (2009), Thiết kế mẫu
một số modul giáo dục môi trường ở trường phổ thông.
4. Bộ KHCN&MT - Cục môi trường (2006), 200 câu hỏi/đáp về môi
trường, NXB Khoa học xã hội.
5. Nguyễn Hữu Danh (2015), Tìm hiểu thiên tai trên trái đất, NXB Giáo
dục Việt Nam.
6. Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng, Nguyễn Đức Vũ (2006), Hoạt
động Giáo dục môi trường trong môn Địa lí, NXB Giáo dục.
7. Lê Văn Khoa (2015), Môi trường và ô nhiễm, NXB Giáo dục Việt Nam.

8. Lê Thông (Chủ biên), Địa lí lớp 10 (2019), NXB Giáo dục Việt Nam.
9. Lê Thông (Chủ biên), Địa lí lớp 11 (2019), NXB Giáo dục Việt Nam.
10. Lê Thông (Chủ biên), Địa lí lớp 11 (2019), NXB Giáo dục Việt Nam.
11. Nguyễn Phước Tương (2017), Tiếng kêu cứu của Trái Đất, NXB Giáo
dục Việt Nam.

21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Thị Hoa
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, Trường THCS&THPT Thống Nhất, Yên
Định, Thanh Hóa
Kết quả
Cấp đánh
Năm học
giá xếp loại đánh giá
TT
Tên đề tài SKKN
đánh giá
(Phòng, Sở, xếp loại
(A, B,
xếp loại
Tỉnh...)
hoặc C)
1 Tìm hiểu đối tượng học sinh
góp phần nâng cao chất lượng

Sở GD&ĐT
giáo dục toàn diện học sinh lớp
B
2013 - 2014
Thanh Hóa
12A5- Trường THCS và THPT
Thống Nhất

22



×