Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tac dong cua cu soc gia dau den cac bien vi mo và thi truong chung khoan vietnam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.71 KB, 6 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

RESEARCH PROPOSAL: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÚ
SỐC GIÁ DẦU ĐẾN CÁC BIẾN KINH TẾ VĨ MÔ VÀ
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÚ SỐC GIÁ DẦU ĐẾN CÁC BIẾN KINH TẾ VĨ MÔ
VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1. TÓM TẮT
Dầu mỏ là nguyên liệu đầu vào rất quan trọng đối với nền sản xuất công nghiệp. Do đó, biến động giá
dầu có tác động đến sản xuất, tổng sản lượng sản lượng và tính ổn định của nền kinh tế ở các quốc gia.
Biến động giá dầu được chia làm ba cú sốc: cú sốc cung dầu, cú sốc tổng cầu và cú sốc phòng ngừa.
Bài viết nghiên cứu về tác động của ba cú sốc này đến các biến số vĩ mô và thị trường chứng
khoán.Thông qua mô hình SVAR (mô hình tự hồi quy vector dạng cấu trúc), thu thập dữ liệu chuỗi thời
gian theo quý từ năm 2000 đến 2017 gồm giá dầu thế giới, GDP thực Việt Nam, CPI Việt Nam và tỷ lệ
vốn hóa thị trường chứng khoán. Dự kiến kết quả tại thị trường Việt Nam như sau: Cú sốc cung dầu và
cầu dầu ảnh hưởng mạnh tới lạm phát. Cú sốc cung và cầu dầu ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế bên
cạnh cú sốc do phòng ngừa thì làm giảm tốc độ kinh tế. Biến động giá dầu có tác động tiêu cực đến thị
trường chứng khoán, chủ yếu là do biến động đến các biến số vĩ mô nền kinh tế từ đó tác động lên thị
trường tài chính.
2. GIỚI THIỆU
Hiểu biết đúng đắn về tác động của các cú sốc giá dầu lên sản xuất kinh doanh và giá cả hàng hóa là
điều kiện tiên quyết để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn chính sách tài khóa và tiền tệ nhằm ổn
định nền kinh tế của một quốc gia. Nghiên cứu tác động của những cú sốc giá dầu khác nhau (đặc biệt
là sự sụt giảm giá dầu mạnh vào cuối năm 2008 và 2014) đến các biến kinh tế vĩ mô là tổng sản lượng
quốc gia (GDP) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại ba nền kinh tế lớn đó là Mỹ, khu vực đồng EURO
(EU) và Trung Quốc bằng phương pháp tiếp cận thống kê (Herwartz, 2015). Kết quả cú sốc cung dầu
làm tăng giá tiêu dùng ở Mỹ và EU. Ngược lại cú sốc phòng ngừa làm giảm GDP thực ở Mỹ và EU
nhưng không ảnh hưởng không đáng kể đến giá tiêu dùng. Cú sốc cung dầu và cú sốc phòng ngừa


không có những phản ứng lớn đến nền kinh tế Trung Quốc.
Việt Nam là nước xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu năng lượng dầu hoàn toàn 100% trước năm 2009.
Sau đó sản lượng nhập khẩu dầu có giảm nhờ nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn đi vào hoạt
động. Tuy nhiên, các nhà máy lọc dầu này chỉ đáp ứng khoảng chừng từ 20%-30% và số còn lại vẫn
phải nhập khẩu từ bên ngoài. Với sản lượng nhập khẩu lớn như vậy, bất cứ sự biến động của giá dầu
thế giới nào đều ảnh hưởng đến giá dầu tại Việt Nam. Không những thế, giá cả các hàng hóa khác
không phải là dầu cũng biến động phức tạp hơn. Điều này cũng tác động tới chi tiêu tiêu dùng của
người dân. Do đó, biến đông giá dầu là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ số CPI, GDP
và thị trường tài chính chứng khoán. Vì vậy, nghiên cứu này tập trung phân tích các biến số kinh tế đó
1


tại Việt Nam ảnh hưởng như thế nào khi đối mặt với các cú sốc và mối quan hệ của nó đối với thị
trường chứng khoán (TTCK).
3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Bài viết “Understanding the decline in the price of oil since june 2014” (Baumeister, 2015) phỏng
đoán nguyên nhân những cú sốc cung dầu ở Mỹ và những nước khác. Bài viết chỉ ra rằng hơn một nửa
sự sụt giảm giá dầu là do sụt giảm giá dầu vào tháng 6 năm 2014, những cú sốc này gây tác động tiêu
cực đến nền kinh tế tại Mỹ.
Nghiên cứu “Not all oil price shocks are alike: disentangling demand and supply shocks in the crude
oil market” (Kilian, 2009) xác định cường độ và thời gian và nguồn gốc của những cú sốc giá dầu khác
nhau lên giá dầu trong thời gian 1975-2005. Kilian cho rằng đường cong cung dầu ngắn hạn là đường
thẳng đứng, suy ra rằng sản lượng dầu mỏ toàn cầu không phản ứng tới cú sốc cầu dầu ngay lập tức mà
có độ trễ khoảng một tháng.
Bài viết “Moneytary policy response to oil price fluctuations” (Bodenstein, 2012) dựa trên ước lượng
mô hình DSGE bao gồm thương mại hàng hóa là dầu và hàng hóa khác không phải dầu, cho thấy giá
dầu có sự tác động đến lạm phát và sản lượng thực. Do đó việc thực hiện chính sách tiền tệ chịu ảnh
hưởng bởi các cú sốc cơ cấu làm biến động giá cả và nền kinh tế. Tác giả cho thấy thị trường lao động
bao gồm giá cả và tiền lương tác động đến lạm phát khi đối mặt với những cú sốc giá dầu. Chính sách
lãi suất tùy thuộc vào nguồn gốc của những cú sốc.

Đề tài “Tác động của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Liên Hoa
(Hoa, 2012) đã sử dụng mô hình đồng liên kết, phương pháp Johanse, mô hình ECM để nghiên cứu tác
động của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế Việt Nam. Kết quả cho thấy, tồn tại mối quan hệ cùng chiều
giữa sản lượng công nghiệp và giá dầu, tuy nhiên sự tồn tại này tương đối nhỏ.
Luận văn về “Biến động giá dầu thế giới và thị trường chứng khoán Việt Nam” Trần Thị Minh Phương
(Phương, 2013) sử dụng mô hình VAR và kiểm định nhân quả Granger có tồn tại mối quan hệ ngắn
hạn giữa tỷ giá hối đoái và giá cả chứng khoán Việt Nam ở các độ trễ khác nhau, thị trường chứng
khoán Việt Nam biến động cùng chiều với những thay đổi của giá dầu thế giới.
Nghiên cứu về giá dầu được rất nhiều nhà kinh tế học trong và ngoài nước quan tâm với nhiều khía
cạnh và các phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, các tác giả nêu trên chỉ tập trung vào giải thích một
khía cạnh cụ thể như nguyên nhân giá dầu giảm[ CITATION Bau15 \l 1033 ] tác động của biến đổi giá
dầu đến lạm phát và sản lượng, mối quan hệ giữa giá dầu và chính sách tiền tệ Mỹ[ CITATION
Bod12 \l 1033 ]. Dựa trên nền tảng lý thuyết của các nghiên cứu trước đây tại thị trường thế giới và áp
dụng tại Việt Nam, xem xét các cú sốc giá dầu khác nhau có tác động đến các biến vĩ mô như thế nào?
Liệu kết quả mà[ CITATION Her15 \l 1033 ] nghiên cứu tại thị trường Mỹ, khu vực EU và Trung Quốc
2


có còn đúng tại Việt Nam? Nếu có sự khác biệt thì nguyên nhân đó là gì? Bổ sung thêm tác động của
giá dầu đến thị trường chứng khoán.
4. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết: Theo như[CITATION Ngu12 \l 1033 ], [ CITATION Kil09 \l 1033 ] diễn giải sự thay
đổi của giá dầu tác động đến các yếu tố vĩ mô thông qua các kênh như sau:
Cú sốc cung dầu (oil supply shocks): Khi nguồn dầu cung cấp bị khan hiếm, điều này gây áp lực dẫn
đến sự gia tăng giá dầu nếu nguồn cầu không thay đổi.
Cú sốc tổng cầu dầu (aggressive demand shocks): Khi giá dầu thay đổi (cụ thể là tăng lên), tổng nhu
cầu dầu mỏ cũng vì thế thay đổi theo xu hướng giảm cầu. Khi nhu cầu tiêu thụ giảm đi, tạo áp lực giảm
giá dầu.
Cú sốc phòng ngừa (oil-specific demand shocks): Nếu giá trị thực của dầu không được giải thích dựa
trên cú sốc cung hay cú sốc cầu dầu thì sẽ được giải thích dựa trên chính những biến động trong giá

của nó. Và đây là cú sốc phát sinh từ nhu cầu phòng ngừa. Nhu cầu phòng ngừa xuất phát từ sự sụt
giảm nguồn cung dầu do các nhà cung cấp dự đoán nhu cầu tiêu thụ dầu trong dài hạn sẽ giảm.
Dữ liệu nghiên cứu: Sử dụng dữ liệu hàng quý, bắt đầu từ quý 1/2000 đến quý 4/2017. Gồm có 4 biến
chính như sau:
Bảng 1: Dữ liệu nghiên cứu
ST
T

Tên biến

Mô tả biến

Nguồn

1

Oilprice

Giá dầu thế giới
Đơn vị tính: USD/thùng

IMF

2

RGDPvn

Tổng sản phẩm quốc nội thực tại Việt
Nam


Vietstock.vn

3

CPIvn

Chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam

Tổng cục thống kê Việt
Nam

4

Tỷ lệ vốn hóa thị
trường

Giá cổ phiếu nhân cho tổng số lượng cổ
phiếu đang lưu hành

HOSE, HNX, UPCOM

Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên nền tảng phân tích SVAR và quan điểm của [ CITATION Kil09 \l
1033 ], xem xét giá dầu biến đổi như thế nào trước các cú sốc thông qua các bước kiểm định mô hình
SVAR.
Xt =t-k +C+έt
Trong đó: Xt là vector các biến nội sinh (GDP, CPI, P, market…), C là vector hệ số chặn, έt là sai số.
Sau khi chứng minh có tồn tại các cú sốc khác nhau trong giá dầu thì tiếp tục sử dụng mô hình VAR và
các phân tích phản ứng xung và phân rã phương sai vì mô hình SVAR không phân tích được sự tương
3



quan giữa các biến độc lập của mô hình. Bước này giúp đánh giá sự truyền dẫn của các cú sốc đến các
biến số vĩ mô của thị trường.
5. DỰ BÁO KẾT QUẢ, HẠN CHẾ VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Dự báo kết quả: Cú sốc cung hoặc cú sốc tổng cầu xảy ra góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế
nhưng nếu có sự xuất hiện của cú sốc phòng ngừa là dấu hiệu làm suy giảm nền kinh tế. Cú sốc tăng
tổng cung dầu thì làm giảm lạm phát. Cú sốc tăng tổng cầu và phòng ngừa thì lại làm tăng áp lực lạm
phát. Sự tăng sản lượng sản xuất dầu thô tại một quốc gia sẽ dẫn đến sự điều chỉnh giảm sản lượng sản
xuất của các quốc gia khác để duy trì mức giá mục tiêu. Phản ứng của thị trường đối với thông tin về
việc cắt giảm sản lượng dầu là không quá nhanh và mạnh như kỳ vọng thông thường do sụt giảm sản
lượng có thể được bù đắp lại bằng việc điều chỉnh tăng sản lượng tại một quốc gia khác. Bên cạnh đó,
cú sốc từ giá dầu có tác động tiêu cực và khá mạnh đến TTCK nhưng sau đó ổng định trở lại, do TTCK
là một thị trường rất nhạy cảm về thông tin, nên bất cứ một sự thay đổi nào từ giá dầu cũng gây tác
động trực tiếp và ngay lập tức đến TTCK nhưng sau đó thị trường chứng khoán sẽ điều chỉnh về trạng
thái cân bằng ban đầu.
Hạn chế của đề tài: Việc thu thập dữ liệu: sự chậm trễ về thu nhập và công bố thông tin ở Việt Nam
khiến số liệu thu thập được không được nhiều quý, thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động muộn
so với thế giới (năm 2000). Các biến kinh tế vĩ mô chỉ xét trên GDP và CPI, chưa xem xét trên các yếu
tố khác như đầu tư nước ngoài…
Đóng góp đề tài: Các nhà đầu tư tài chính, ngân hàng trung ương cần nhận diện được các cú sốc giá
dầu, nguyên nhân và mức độ tác động của cú sốc để có quyết định can thiệp hiệu quả nhằm ổn định sản
xuất, làm phát và phát triển kinh tế Việt Nam và có chiến lược đầu tư phù hợp.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
BAUMEISTER, C. K., L 2015. Understanding the decline in the price of oil since June 2014. In: J
Assoc Environ Resour Economicsts forthcoming. (ed.).
BODENSTEIN, M. G., L 2012. Monetary policy responses to oil price fluctuations. IMF Economic
Review, 60(4), 470-504.
HERWARTZ, H. 2015. The macroeconomic effects of oil price shocks: Evidence from a statistical
identification approach. Journal of International Money and Finance, 61, 30-34.
HOA, N. T. L. 2012. Tác động của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế Việt Nam và những dự báo cho giai

đoạn 2012-2020. Đề tài nghiên cứu khoa học. Trường đại học Kinh tế TP HCM.
KILIAN, L. 2009. Not all oil price shocks are alike: disentangling demand and supply shocks in the
crude oil market. American Economic Review, 99, 1053-1069.
4


PHƯƠNG, T. T. M. 2013. Biến động giá dầu thế giới và thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn
thạc sĩ. Trường đại học kinh tế TP HCM.

5



×