Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tim hieu thuong vu M&A - thanh cong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.72 KB, 5 trang )

Trường đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh
-

Cao học Khóa 28- Khoa: Tài chính
Môn học: Mua bán, sáp nhập và thoái vốn.
Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên
Học viên thực hiện: Phạm Thị Khánh Ly
Lớp: Chiều CN.

 ĐỀ BÀI: TÌM HIỂU THƯƠNG VỤ M&A THÀNH CÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
 BÀI LÀM: THẾ GIỚI DI ĐỘNG (MWG) MUA LẠI 99,33% ĐIỆN MÁY TRẦN ANH (TAG)

TÓM TẮT
1.

CT CP ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG (TGDĐ, MWG) TRƯỚC KHI THÂU TÓM.......................................2

2.

CT CP THẾ GIỚI SỐ TRẦN ANH (TRẦN ANH, TAG) TRƯỚC KHI BỊ THÂU TÓM.................................2

3.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THƯƠNG VỤ.....................................................................................................2
3.1 Công ty Thế giới di động.....................................................................................................................................2
3.2 Công ty Trần Anh................................................................................................................................................3

4.

DIỄN BIẾN CHÍNH..............................................................................................................................................3


5.

KẾT QUẢ SAU KHI MUA LẠI...........................................................................................................................4

6.

NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA THƯƠNG VỤ..........................................4

7.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA THƯƠNG VỤ...................................................5

8.

NGUỒN THAM KHẢO.......................................................................................................................................5

1. CT CP ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG (TGDĐ, MWG) TRƯỚC KHI THÂU TÓM

1


-

Công ty TNHH Thế Giới Di Động thành lập vào tháng 03/2004. Lĩnh vực kinh doanh gồm ba lĩnh vực
gồm: Điện thoại, điện máy và bách hóa. Năm 2007 Công ty TNHH Thế Giới Di Động tiếp nhận vốn đầu

-

tư của quỹ Mekong Capital, chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần để mở rộng cơ hội phát triển.
Ngày 14/7/2014, niêm yết thành công 62.723.171 cổ phiếu. Tháng 12/2016, vốn điều lệ của công ty tăng


-

lên 1.539 tỷ đồng.
Năm 2016, TGDĐ đạt tổng doanh thu 45.612 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.577 tỷ, tỷ suất sinh lời trên
doanh thu đạt 3,5%. Trong đó chỉ riêng hoạt động của Điện Máy Xanh đem về cho TGDĐ hơn 13.700 tỷ
đồng. Thế Giới Di Động trở thành một trong những công ty sở hữu mô hình chuỗi có tốc độ phát triển
nhanh nhất trên thị trường. Là một trong những DN hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ, hiện đang sở hữu

chuỗi 1.500 cửa hàng.
2. CT CP THẾ GIỚI SỐ TRẦN ANH (TRẦN ANH, TAG) TRƯỚC KHI BỊ THÂU TÓM
- Công Ty cổ phần Thế Giới số Trần Anh được chuyển đổi hình thức từ công ty TNHH Thương Mại và Dịch
Vụ Trần Anh, thành lập vào ngày 11/03/2002 với trụ sở chính tại 34K phố Lý Nam Đế, phường Cửa Đông,
-

quận Hoàn Kiếm.
Ngày 12/01/2010, cổ phiếu của Công ty cổ phần Thế Giới số Trần Anh đã chính thức niêm yết trên sàn
chứng khoán Hà Nội với mã cổ phiếu là TAG. Đến tháng 7/2016, vốn điều lệ của công ty tăng lên 226,594

-

triệu đồng.
Tính đến tháng 9/2017, Trần Anh đạt doanh thu hơn 2.400 tỷ. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm 2017
của TAG lỗ tới 55,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2016 ghi nhận lãi 12,4 tỷ đồng. Trần Anh là một
thương hiệu bán lẻ lớn đang sở hữu chuỗi 39 siêu thị điện máy, trải rộng khắp từ miền Bắc vào miền
Trung.

3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THƯƠNG VỤ
3.1 Công ty Thế giới di động
-


Bão hòa về tăng trưởng: Chuỗi cửa hàng điện thoại di động đã xuất hiện dấu hiệu bão hoà tốc độ tăng
trưởng đang tụt lại. Nguyên nhân đến từ việc công ty đã tận dụng gần như toàn bộ các vị trí có lưu lượng
khách hàng tốt tại các địa phương. Tốc độ mở cửa hàng mới nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung của thị
trường là 7,5% khiến cửa hàng mới cạnh tranh trực tiếp với cửa hàng hiện tại, làm doanh thu gần như
không tăng trưởng.

-

Tham vọng mở rộng thị trường ra khu vực phía Bắc: Tổng cả hệ thống Thegioididong và Điện Máy
Xanh của công ty hiện có hơn 1.500 cửa hàng trên toàn quốc, phân bố tại hầu hết các tỉnh thành. Tuy
nhiên, có sự chênh lệch rõ ràng giữa mức độ phát triển tại khu vực miền Bắc và miền Nam. Nếu dồn lực ra
phía Bắc thì việc cuộc chơi sẽ trở nên rất tốn kém. Trong bối cảnh việc tấn công ra một thị trường đang có
sự cạnh tranh cao không phải nước đi phù hợp, thì lựa chọn M&A một đơn vị sẵn có nền tảng là nước đi

-

được các chuyên gia đánh giá là khôn ngoan hơn.
Lựa chọn đối thủ: Chọn công ty Trần Anh không những đạt được mục đích về quy mô và chiếm lĩnh thị
trường mà còn hạn chế một đối thủ nặng ký trong thị trường điện máy.
2


3.2 Công ty Trần Anh
-

Hiệu suất hoạt động thấp: Doanh thu của Trần Anh tăng đều qua các năm, vượt mốc 4.000 tỷ đồng năm
2016. Tuy nhiên, con số lợi nhuận lại hoàn toàn không tương xứng với quy mô của đơn vị này. Trong
2013-2016, biên lợi nhuận thuần trên doanh thu của Trần Anh duy trì trong khoảng 0,31% đến 0,52%,
trong khi với Thế Giới Di Động, chỉ số này đạt từ 4% đến 5%.


-

Tầm nhìn và quan điểm của ban lãnh đạo về lĩnh vực điện máy không còn tiềm năng: Ông Trần Xuân
Kiên (cựu Chủ tịch HĐQT Trần Anh) chi sẻ với báo chi VnEconomy lý do bán Trần Anh sau 15 năm gây
dựng và phát triển thương hiệu này đó là “nhìn thấy thị trường điện máy không còn tương lai” và do xu thế
thương mại điện tử đang phát triển rất mạnh.

-

Đến lúc cần tái cơ cấu để phát triển: Ngoài tác động về thị phần, lựa chọn Trần Anh còn đem lại cho ông
lớn phân phối điện máy phía Nam một cơ hội khác. Dư địa tăng trưởng của hệ thống này vẫn còn rất lớn,
khi thực tế dù Trần Anh chiếm một thị phần đáng kể tại khu vực phía Bắc nhưng khả năng sinh lời lại
thuộc nhóm thấp trên thị trường. Việc tận dụng lợi thế từ kinh nghiệm quản trị của Thế Giới Di Động có
thể giúp Trần Anh khắc phục điều này.

-

Tệp khách hàng và địa bàn tiềm năng: Quy mô từng siêu thị điện máy của Trần Anh đều thuộc dạng
lớn, diện tích mỗi siêu thị trong hệ thống khoảng từ 1.200 – 1.800 m2 và được đầu tư cơ sở hạ tầng, bãi
đậu xe cùng không gian mua sắm rộng rãi cho khách hàng. So với những siêu thị của Điện máy xanh (chỉ
400 – 500 m2), diện tích từng đơn vị của Trần Anh gấp từ 3 – 4 lần. Quy mô lớn đồng nghĩa với mặt hàng
đa dạng, công ty có thể cung cấp phục vụ từ khách hàng cá nhân cho đến doanh nghiệp, ngoài ra Trần Anh
dễ dàng tích hợp nhiều dịch vụ trong hệ thống của mình nhằm thu hút khách hàng.

-

Thông tin minh bạch: Trần Anh là một cái tên triển vọng trong mục tiêu sáp nhập của TGDĐ không chỉ ở
các lợi thế nêu trên. Trần Anh phù hợp hơn với TGDĐ vì là doanh nghiệp niêm yết, mọi thông tin công
khai minh bạch.


4. DIỄN BIẾN CHÍNH
-

Tháng 7/2017, Thế giới Di động xin ý kiến cổ đông bằng văn bản thông qua các vấn đề liên quan đến
thương vụ M&A (Mua bán - Sáp nhập) với một doanh nghiệp bán lẻ cùng ngành. Mức ngân sách mới cho
hoạt động M&A sẽ là 2,500 tỷ đồng, gấp 5 lần mức ngân sách cũ đã được ĐHĐCĐ thường niên năm 2017
thông qua. Nguồn vốn để M&A có thể huy động từ vốn vay và phát hành trái phiếu; lợi nhuận chưa phân
phối hoặc phát hành.

-

Dự kiến quá trình mua cổ phần của Thế Giới Di Động sẽ diễn ra theo 2 bước : Bước 1, Thế Giới Di
Động sẽ mua cổ phần chi phối từ các cổ đông của Trần Anh bằng tiền mặt. Bước 2, nhóm cổ đông của
3


Trần Anh sẽ dùng số tiền phát hành cổ phiếu để mua 6,7 triệu cổ phần phát hành riêng lẻ của Thế Giới Di
Động. Đây là một hình thức hoán đổi cổ phiếu TAG thành cổ phiếu MWG.
-

Tháng 1/ 2018: Thế giới di động đã hoàn tất mua 95% vốn từ các cổ đông của Công ty Trần Anh, tổng giá
trị đạt 824 tỉ đồng, thông qua giao dịch thoả thuận trong hai phiên 3.1 và 5.1.2018. Danh sách bên chuyển
nhượng cổ phần của TAG bao gồm cổ đông Nhật Bản là tập đoàn Nojima và ông Trần Xuân Kiên, Chủ
tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc; bà Đỗ Thị Thu Hường, Phó Tổng giám đốc TAG và là vợ của ông Kiên.

-

Thế giới di động cũng thu về gần 577 tỉ đồng từ việc bán 6,2 triệu cổ phiếu phát hành thêm cho cổ đông cũ
của Trần Anh, với mức giá ưu đãi 93.300 đồng/cổ phiếu theo thông báo trước đó. Như vậy, số tiền Thế giới

di động chi ròng để thâu tóm Trần Anh là khoảng 247 tỉ đồng.

-

Sau khi nhận chuyển nhượng xong 95,2% cổ phần của Trần Anh từ các cổ đông chủ chốt, Thế Giới Di
Động đăng ký mua nốt 1,2 triệu cổ phiếu TAG để “ôm trọn” gần 100% doanh nghiệp này.

-

Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thoả thuận trên sàn tại mức giá 34.900
đồng/cổ phiếu, thời gian từ 12/1 đến 11/2/2018. Dự chi thêm khoảng 41,9 tỷ đồng..

 Như vậy, TGDĐ sẽ chính thức nắm trọn gần 100% cổ phần của Trần Anh, khép lại thương vụ M&A
đình đám nhất thị trường điện máy từ nửa cuối 2017 với tổng giá trị tương đương 866 tỷ đồng.
5. KẾT QUẢ SAU KHI MUA LẠI
-

Thay thế toàn bộ lãnh đạo cấp cao.
Hủy niêm yết trên sàn HNX, chuyển sang niêm yết cổ phiếu trên Upcom: Nguyên nhân hủy niêm yết

-

để tìm kiếm đối tác chiến lược, tái cơ cấu lại công ty.
Thực hiện tái cơ cấu cả về chiến lược và hoạt động kinh doanh: fanpage Facebook Điện máy Trần Anh
sẽ ngừng các hoạt động quảng bá sản phẩm mang thương hiệu Trần Anh. Thay vào đó, chia sẻ các nội
dung về công thức nấu ăn, mẹo vặt nhà bếp, hướng dẫn sử dụng đồ gia dụng trong gia đình. Chuỗi cửa
hàng điện máy Trần Anh chỉ còn hoạt động trong lĩnh vực cho thuê mặt bằng, văn phòng và thương hiệu.

 Hiện tại, Thế giới Di động đang sở hữu 99,33% vốn cổ phần tại Trần Anh ghi nhận tại báo cáo tài
chính hợp nhất của Thế giới Di động 2018. Giá trị lợi thế thương mại từ thương vụ sáp nhập này đạt

hơn 613 tỷ đồng. Mã cổ phiếu MWG hiện đang được giao dịch sôi động và có nhiều bức phá trên thị
trường chứng khoán trong những năm vừa qua. Đây có thể xem là một trong những thương vụ
M&A thành công trên thị trường bán lẻ Việt Nam.
6. NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA THƯƠNG VỤ
-

Đúng thời điểm, đúng đối tượng: Tại thời điểm trước M&A, MWG đang bị lép vế ở Hà Nội. Mặc dù có
tham vọng mở rộng cửa hàng tại Hà Nội nhưng ô gặp nhiều khó khăn do bất động sản đắt đỏ, tìm kiếm
mặt bằng lớn ở khu vực trung tâm thì không hề dễ dàng. Trần Anh đang mắc kẹt trong bẫy doanh thu- lợi
nhuận, doanh thu cao nhưng lỗ triền miên.
4


-

Hoạt động trong cùng lĩnh vực: Trần Anh là đối thủ cạnh tranh của TGDĐ, hoạt động trong cùng lĩnh
vực, TGDĐ có kinh nghiệm trong việc quản lý, tiếp nhận điều hành và phát triển Trần Anh thành công.

-

Tầm nhìn ban lãnh đạo tốt: Cả MWG và TAG đều biết đâu là lợi thế và hạn chế của mình, từ đó tìm
kiếm đối tượng mua bán phù hợp để đạt được kết quả thành công.

-

Thời gian thực hiện nhanh chóng: Từ khi có thông tin đến khi hoàn tất trong vòng 6 tháng (7/2017 đến
1/2018).

-


Thông tin minh bạch, có sự chuẩn bị kỹ càng: Để chuẩn bị cho quá trình mua bán thuận lợi, ban lãnh
đạo cả hai công ty đều có sự chuẩn bị tốt cả về tài chính, truyền thông, kế hoạch mua bán và ổn định tình
hình kinh doanh, nhân sự.

7. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA THƯƠNG VỤ
-

Tiết lộ thông tin: Việc tiến hành mua lại Trần Anh của TGDĐ đã được truyền thông dự đoán trước khi
công bố chính thức làm giá cổ phiếu của Trần Anh tăng, dẫn đến tăng giá mua lại của TGDĐ.

-

Quản trị nhân sự: Cùng là chuỗi siêu thị điện máy nhưng văn hóa doanh nghiệp của MWG và TAG có
quá nhiều khác biệt, dù không mâu thuẫn với nhau hoàn toàn. Sau khi sáp nhập, Thế Giới Di Động cần tìm
giải pháp để đồng nhất văn hóa ấy. (ví dụ Với một chiếc chiếc tivi thuộc model cũ tồn kho, Thế Giới Di
Động sẽ giảm giá và có những khuyến mãi để khách hàng thấy sản phẩm vẫn xứng đáng được mua. Trong
khi đó, tại Trần Anh áp dụng cách thức tăng thưởng nhằm thúc đẩy nhân viên bán được sản phẩm thay vì
hạ giá thành. Theo đó, động lực từ việc tăng thưởng của nhân viên rất lớn khiến họ bằng mọi cách để bán
được cái model tồn kho).

-

Văn hóa công ty: Trước sự khác biệt về văn hóa, các nhân viên của Trần Anh không thích nghi được với
văn hóa TGDĐ thì sẽ tự đào thải. Khi mua lại, TGDĐ cam kết 100% nhân viên khối siêu thị tiếp tục ở lại.
Tuy nhiên, cam kết này không áp dụng với khối quản lý. Khối quản lý phải trải qua phỏng vấn và khi đó,
99% đội nghũ quản lý của Trần Anh không đạt yêu cầu để giữa lại.
8. NGUỒN THAM KHẢO
Báo mới, Thế giới di động mua lại Trần Anh, 2017, .
Báo Cafef, Thế giới di động mua lại 95% Trần Anh, 2018, .
Báo Dân Trí, Thế giới di động hoàn tất mua lại Trần Anh, 2018, dantri.com.vn

Báo Brandsvietnam, Vì sao Thế giới di động chọn Trần Anh, brandsvietnam.com

5



×