Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tim hieu thuong vu M&A - that bai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.53 KB, 3 trang )

 ĐỀ BÀI: TÌM HIỂU THƯƠNG VỤ M&A THẤT BẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG
 BÀI LÀM: HỢP TÁC THẤT BẠI GIỮA VINACAPITAL VÀ TRỨNG GÀ BA HUÂN

TÓM TẮT
1.

VINACAPITAL TRƯỚC KHI HỢP TÁC............................................................................................................2

2.

CÔNG TY CP BA HUÂN TRƯỚC KHI HỢP TÁC............................................................................................2

3.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THƯƠNG VỤ.....................................................................................................2

4.

DIỄN BIẾN CHÍNH..............................................................................................................................................2

5.

NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA THƯƠNG VỤ......................................3

1. VINACAPITAL TRƯỚC KHI HỢP TÁC
- Là một trong nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm, chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp tư nhân chưa niêm yết tại
-

Việt Nam.
Từ 2003 đến nay, thông qua các quỹ con, VinaCapital đã rót 1,8 tỷ USD vào hơn 170 doanh nghiệp Việt


Nam.
2. CÔNG TY CP BA HUÂN TRƯỚC KHI HỢP TÁC
- Công ty Ba Huân Do bà Phạm Thị Huân sáng lập năm 2001.
- Công ty sở hữu 2 nông trại chăn nuôi gia cầm với trên 1,5 triệu con gà lấy trứng và hơn 400.000 con gà lấy
-

thịt.
Công ty Cổ phần Ba Huân hiện chiếm 30% thị phần thị trường sản xuất trứng của Việt Nam với doanh thu
năm nay dự kiến vượt 90 triệu USD. Mỗi ngày, công ty này cung cấp hơn 1,7 triệu quả trứng, hơn 15.000
1


con gà, và chế biến hơn 25 tấn thịt gia cầm tươi sống. Sản phẩm được phân phối tới hơn 2.000 đại lý và
điểm bán hàng trên toàn quốc.
3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THƯƠNG VỤ
-

Trứng gà Ba Huân đang trong giai đoạn khát vốn, muốn mở rộng quy mô nhanh, Ba Huân đã huy động
vốn bên ngoài thông qua phát hành cổ phần, trái phiếu. Và sau nhiều vòng kiểm tra, định giá, công cuộc
hợp tác giữa Ba Huân và Vinacapital diễn ra.

4. DIỄN BIẾN CHÍNH
-

Ngày 26/02/2018, Quỹ Vietnam Opportunity Fund (VOF) do VinaCapital quản lý thông báo, quỹ này đã
đầu tư 32,5 triệu USD để mua lại một số lượng cổ phần thiểu số đáng kể của công ty sản xuất trứng và
thịt gia cầm Ba Huân. Vietnam Opportunity Fund cũng cho biết họ có thể sẽ đầu tư một khoản vốn bổ
sung vào Ba Huân trong 12 tháng tới vì công ty đã đạt được những mốc tăng trưởng quan trọng.

-


Ngày 6/8/2018, Bà Phạm Thị Huân, giám đốc công ty Cổ phần Ba Huân gửi văn bản lên Thủ tướng vì cho
rằng VinaCapital muốn chiếm quyền quản lý công ty, chiếm đoạt thương hiệu Ba Huân. Công ty Ba Huân
cho biết, dù thỏa thuận hợp tác quy định sử dụng hai ngôn ngữ Anh- Việt nhưng hai bên mới ký thỏa
thuận bằng tiếng Anh. Sau khi đối chiếu thỏa thuận bằng tiếng Việt, Ba Huân thấy thỏa thuận hợp tác có
nội dung không đúng. Cụ thể:


VinaCapital đưa ra tỷ suất hoàn vốn đầu tư IRR lên mức 22%



Nếu Ba Huân không đạt được kết quả kinh doanh như cam kết sẽ phải trả lại vốn đầu tư cộng dồn với lãi
suất 22%, hoặc phải chuyển giao cho VinaCapital tối thiểu 51% cổ phần.



VinaCapital hạn chế ngành nghề hoạt động kinh doanh của Ba Huân chỉ bao gồm sản xuất kinh doanh
thịt gà, trứng gà.

-

Ngày 7/8/2018, trước cáo buộc của Ba Huân, VinaCapital quyết định dừng việc tham gia đầu tư vào
doanh nghiệp này và tiến hành thảo luận kết thúc thương vụ. Dù đã đề nghị chấm dứt hợp tác nhưng Ba
Huân cho biết phía VinaCapital "có hành động trì hoãn, gây khó khăn", như yêu cầu phải thanh toán
khoản phí phát sinh dựa trên mức lãi suất 22% cho các khoản đầu tư mua cổ phần phát hành thêm trong
khi thực tế khoản tiền trên vẫn đang được giữ lại tài khoản do VinaCapital kiểm soát…

-


VinaCapital cho rằng thỏa thuận tiếng Anh và tiếng Việt giống nhau, các điều kiện ký kết giữa hai bên là
phù hợp với thị trường. VinaCapital khẳng định không có ý định chiếm quyền điều hành hay thâu tóm Ba
Huân và việc này cũng không nằm trong chiến lược kinh doanh của tập đoàn từ trước đến nay.

-

Ngày 9/8/2018, Ba Huân và Capital chính thức kết thúc hợp tác trong vui vẻ. Sau một thời gian đàm phán
và chia sẻ, hai bên đã nhận thấy có những hiểu lầm đáng tiếc trong khi hợp tác.

5. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA THƯƠNG VỤ
-

Sơ suất, cẩu thả trong khi xem xét điều kiện hợp đồng: Phía Ba Huân cho rằng các điều khoản bằng
hợp đồng tiếng Anh và tiếng Việt khác nhau, gây bất lợi cho Ba Huân.

2


-

Nóng vội trong việc tìm kiếm và quyết định nhận đầu tư: Rõ ràng phía Ba Huân đã không xem xét kỹ
lưỡng các điều kiện đầu tư từ phía VinaCapital mà đã chấp bút ký kết thỏa thuận hợp tác.

-

Văn hóa doanh nghiệp: VinaCapital là quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài, là nhà đầu tư chuyên nghiệp
trong hầu hết các lĩnh vực, bậc thầy về định giá và thông thạo các trò chơi tài chính. Trong khi đó, Ba
Huân là công ty gia đình, quy mô nhỏ, chưa niêm yết, thiếu kinh nghiệm chinh chiến trong thị trường tài
chính.


-

Trao đổi, thỏa thuận và truyền thông: Sự khó khăn trong việc chấm dứt thỏa thuận hợp tác, cả phía Ba
Huân và VinaCapital đã không thống nhất hoặc truyền đạt về yêu cầu góp vốn dẫm đến mâu thuẫn, bất
đồng quan điểm, hiểu nhầm nhau gây ra sự vụ đáng tiếc khiến giới truyền thông đều biết đến.

-

Sự kiện Ba Huân và VinaCapital chỉ là một trong nhiều sự kiện có sự mẫu thuẫn giữa quỹ đầu tư và công
ty tư nhân nhận đầu tư. Một phần là do sự thiếu hiểu biết của công ty tư nhân trong các thương vụ gọi vốn.
Một phần có thể đến từ sự cáo già của các quỹ, cài cắm những điều khoản quá có lợi mà không cân bằng
giữa lợi ích các bên

-

Chi phí cơ hội: Nhìn về khía cạnh hợp đồng hợp tác đầu tư đã có trước đó, việc dừng thương vụ này đồng
nghĩa với việc Ba Huân đã mất đi cơ hội nhận 32,5 triệu USD (khoảng 750 tỷ đồng) từ việc bán 34% cổ
phần. Còn phía VinaCapital, quỹ đầu tư quản lý 1,8 tỷ USD chịu ảnh hưởng không mấy tích cực về mặt
hình ảnh, chưa kể chi phí cơ hội cho việc tìm kiếm một cơ hội đầu tư thay thế.

-

Ảnh hưởng hình ảnh: Rõ ràng với thương vụ này, bên Ba Huân đã quá sơ suất và thiếu kinh nghiệm
trong việc kêu gọi hợp tác, nhận đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài. Việc sơ suất còn đến từ
hợp đồng Tiếng Việt, tiếng Anh cũng là một thiếu sót quan trọng và đáng tiếc cho các doanh nghiệp nội địa
Việt Nam. Việc một doanh nghiệp Việt đã ký kết văn bản hợp tác bằng giấy trắng mực đen nhưng kiện lên
Thủ tướng để huỷ hợp đồng sẽ gây ra tiền lệ xấu về môi trường đầu tư tại Việt Nam. Bởi tất cả các hợp
đồng kinh tế khi xảy ra tranh chấp nếu hai bên không thoả thuận được với nhau thì cần phải được xử lý
theo tinh thần thượng tôn pháp luật.
6.


NGUỒN THAM KHẢO
Báo Cafef, VinaCapital và Ba Huân: Đòi hỏi quá đáng, 2018, .
Báo Vnexpress, Đằng sau sự đổ vỡ VinaCapital và Ba Huân, 2018, vnexpress.net
Báo Nhà đầu tư, Nhìn lại những thương vụ cuộc hôn nhân sớm nở tối tàn, nhadautu.vn

3



×