Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Lý thuyết vấn đề 7 chế độ pháp lý các loại đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.41 KB, 18 trang )

LÝ THUYẾT VẤN ĐỀ 7
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ CÁC LOẠI ĐẤT

NỘI DUNG CHI TIẾT
Theo Số liệu thống kê về hiện trạng sử dụng đất: Tổng diện tích các loại đất của
cả nước tính đến 01/01/2011 là 33.095.351 ha (diện tích tự nhiên), gồm :
- Diện tích đất nông nghiệp: 26.226.449 ha (79,16%)
- Diện tích đất phi nông nghiệp: 3.705.388 ha (11,09%)
- Diện tích đất chưa sử dụng: 3.164.314 ha (9,75%)

1. Chế độ pháp lý nhóm đất nông nghiệp
1.1. Khái niệm và phân loại nhóm đất nông nghiệp
Luật đất đai 1987 và 1993 quy định:
Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu sử dụng vào mục đích sản xuất
nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu thí
nghiệm về nông nghiệp.
→ Nghĩa “hẹp”, không còn phù hợp với thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở
nước ta vì để xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa cần
khuyến khích mô hình kinh tế trang trại, HGĐ phát triển. Thực tế cho thấy các
trang trại, gia đình sản xuất kinh doanh giỏi đều thực hiện phương thức kinh
doanh tổng hợp (kết hợp nông, lâm, ngư) nhằm khai thác, phát huyên mọi tiềm
năng của đất đai và sức lao động. Ranh giới phân biệt đất nông, lâm, ngư nghiệp
ngày càng bị xóa nhòa. Việc quan niệm đất nông nghiệp theo nghĩa hẹp sẽ gây
khó khăn cho người dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Tham khảo pháp luật đất đai của Trung Quốc, Đài Loan cho thấy các nước
này đều quan niệm đất nông nghiệp theo nghĩa rộng (bao gồm các loại đất nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối). Trung Quốc
phân chia đất đai thành các loại: đất nông nghiệp/ xây dựng/ chưa sử dụng
.
Luật đất đai 2003 và Luật đất đai 2013
Không quy định điều luật định nghĩa thế nào là đất nông nghiệp mà sử dụng


thuật ngữ “nhóm đất nông nghiệp” trong đó bao gồm nhiều loại (khoản 1


Điều 13). Các loại đất được xác định là đất nông nghiệp có phạm vi rộng hơn
Luật đất đai 1993, gồm cả đất làm muối, đất rừng đặc dụng làm nơi bảo tồn đa
dạng sinh học, lưu giữ nguồn gen...
Luật đất đai (Khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013) quy định về “nhóm đất
nông nghiệp” căn cứ vào mục đích sử dụng.
- “Nhóm”: là tập hợp nhiều loại mang những đặc tính giống nhau.
- “Nhóm đất nông nghiệp”: là tổng thể các loại đất có đặc tính sử dụng
giống nhau, được sử dụng cho các mục đích chủ yếu như trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp...
“Nhóm đất nông nghiệp” bao gồm các loại:
(1)
Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm
khác (Cây có chu kì sinh trưởng đến khi thu hoạch <= 1 năm). VD: đồng cỏ, đất
trồng lúa, đay, dâu...
(2)
Đất trồng cây lâu năm (Cây có chu kì sinh trưởng đến khi thu hoạch > 1
năm). VD: hồng xiêm, bưởi...
(3)
Đất rừng sản xuất , gồm: đất có rừng tự nhiên, đất có rừng trồng được
phép khai thác gỗ, các lâm đặc sản rừng.
(4)
Đất rừng phòng hộ , gồm: đất rừng phòng hộ đầu nguồn, đất rừng phòng
hộ chắn gió/ sóng/ cát bay.
(5)
Đất rừng đặc dụng , gồm: Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Nơi
lưu giữ các hệ sinh thái điển hình, Nơi lưu giữ các nguồn gen, động vật rừng
quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ nghiên cứu khoa học, tham quan,

nghỉ ngơi, du lịch.
(6)

Đất nuôi trồng thủy sản. VD: đất có mặt nước để thả cá, nuôi tôm.

(7)

Đất làm muối

(8)
Đất nông nghiệp khác bao gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các
loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không
trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại
động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống,
con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
Từ sau Đại hội Đảng VI (1986), nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, khắp các tỉnh thành đã thực hiện chính sách thu hồi đất nông
nghiệp để phát triển các khu, cụm công nghiệp. Đến nay, cả nước đã có khoảng


300 Khu công nghiệp. Đặc biệt giai đoạn 4 năm từ 2004 đến 2008, cả nước đã
thu hồi gần 800.000 ha đất, 80% trong đó là đất nông nghiệp, 50% diện tích đất
nông nghiệp bị thu hồi nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm, là những khu vực
đất đai thuộc loại màu mỡ, cho 2 vụ lúa/ năm. Điều này đã tác động đến đời sống
của khoảng 700.000 HGĐ với khoảng 1 triệu lao động và 3 triệu nhân khẩu. Hà
Tây (cũ) và Bắc Ninh (đặc biệt là để xây dựng KCN Quế Võ) là 2 địa phương có
tốc độ thu hồi đất nông nghiệp cao nhất, trên 50%.
Trước thực trạng diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm thì yêu cầu của
việc cần bảo vệ nhóm đất này cũng ngày càng được coi trọng. Điều này xuất

phát từ tầm quan trọng của đất nông nghiệp trong việc giải quyết những vấn đề
xã hội.
- Đảm bảo an ninh lương thực: An ninh lương thực nghĩa là: “đảm bảo
cho mọi người ở mọi lúc, mọi nơi có đủ lương thực cơ bản mà họ cần cho cuộc
sống sức khỏe, đủ năng lượng và dinh dưỡng cần thiết”. Dự trữ lương thực quốc
gia ở mức an toàn cần 1 – 1,5 triệu tấn. Việt Nam được coi là có an ninh lương
thực nhưng không đồng đều giữa các địa phương. Diện tích đất nông nghiệp
giảm là thách thức chính đối với an ninh lương thực .
- Ổn định đời sống người dân: Số lao động làm việc trong lĩnh vực nông
lâm nghiệp chiếm đa số trong cơ cấu lao động của nước ta. Họ đa phần là lao
động phổ thông , vì vậy nếu thu hồi đất nông nghiệp thì rất khó để chuyển sang
ngành nghề khác. Ở khía cạnh tích cực, lâu dài thì việc thu hồi đất nông nghiệp
có tác động tích cực trong việc thúc đẩy chuyển dịch lao động từ nông nghiệp
sang công nghiệp, dịch vụ nhưng hệ quả nhãn tiền lại thường là những hệ quả
xấu: nông dân mất đất canh tác, khó khăn trong chuyển đổi nghề nghiệp, không
có việc làm, thu nhập bấp bênh. Một bộ phận người dân không biết sử dụng số
tiền đền bù nên khi tiêu hết thì không còn thu nhập, đời sống không ổn định, rơi
vào cảnh nghèo nàn, kiếm ăn phi pháp, tệ nạn xã hội... Như vậy, có thể thấy, với
thực tế Việt Nam hiện nay thì bảo vệ nhóm đất nông nghiệp cũng chính là bảo
vệ “miếng cơm manh áo”, bảo vệ cuộc sống của mỗi người dân.
- Đảm bảo môi trường sinh thái: Ngoài vai trò là “lá phổi” của trái đất,
đất nông nghiệp còn ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của con người. Rừng
phòng hộ đầu nguồn giảm bớt sức tàn phá của lũ trước khi vào tới khu vực dân
sinh, ngăn đất sói lở, rừng ngập mặn thì đóng vai trò chắn sóng từ biển, ngăn
nước mặn đổ vào thành phố...
1.2. Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp
* Khái niệm: Là khoảng thời gian mà pháp luật cho phép các chủ thể sử
dụng đất được quyền chiếm hữu và sử dụng một diện tích đất nhất định.



* Mục đích, ý nghĩa của quy định về thời hạn sử dụng đất nông
nghiệp:
+ Để người sử dụng đất yên tâm gắn bó lâu dài với đất đai, từ đó khuyến khích
họ đầu tư, bồi bổ, cải tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
+ Khắc phục sự tùy tiện trong thu hồi đất của cơ quan nhà nước.
* Quy định pháp luật cụ thể
a) Đất sử dụng ổn định lâu dài
Gồm:
+ Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
+ Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng.
b) Đất sử dụng có thời hạn
Loại Thời hạn
1.
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được sử dụng đất
nông nghiệp dưới hình thức:
- Giao đất, công nhận quyền sử dụng đất (trong hạn mức).
- Thuê đất: 50 năm
2.
Đất nông nghiệp do tổ chức kinh tế đầu tư để sử dụng sản xuất nông, lâm,
ngư, diêm nghiệp.
* Dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có
điều kiện KT - XH khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Không quá 50 năm

Không quá 70 năm
3.
Đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã,
phường, thị trấn đem cho thuê. Không quá 5 năm
- Đối với thửa đất sử dụng cho nhiều mục đích thì thời hạn sử dụng đất
được xác định theo thời hạn của loại đất sử dụng vào mục đích chính.

- Thời hạn giao đất, cho thuê đất được tính từ ngày có quyết định giao
đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được nhà nước xem xét gia hạn sử
dụng nếu có nhu cầu, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử


dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét
duyệt.
c) Thời hạn sử dụng khi chuyển mục đích sử dụng đất
- Thời hạn được xác định theo thời hạn của loại đất sau khi được chuyển
mục đích sử dụng (có thời hạn hoặc ổn định lâu dài).
- Thời hạn sử dụng đất được tính lại từ thời điểm được chuyển mục đích
sử dụng đất.
- Trường hợp chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất nông nghiệp với
nhau (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi
trồng thủy sản, đất làm muối) thì hộ gia đình, cá nhân tiếp tục sử dụng đất theo
thời hạn đã được giao, cho thuê.
d) Thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất
- Thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loại
đất có quy định thời hạn là thời gian sử dụng đất còn lại của thời hạn sử dụng
đất trước khi chuyển quyền sử dụng đất.
- Người nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loại đất được sử dụng ổn
định lâu dài thì được sử dụng đất ổn định lâu dài.
1.3. Hạn mức đất nông nghiệp
a) Mục đích, ý nghĩa của quy định về “hạn mức”
(1) Khẳng định vai trò của nhà nước với tư cách chủ sở hữu đại diện.
Là đại diện chủ sở hữu, nhà nước có quyền quyết định các chính sách pháp luật
về đất đai mà những người sử dụng đất khác phải tuân thủ, trong đó có quy định
về giới hạn diện tích đất mà các chủ thể được giao hay nhận chuyển quyền.
(2) Hạn chế tích tụ đất đai vào tay những “người có tiền”, sinh ra bóc lột

sức lao động, phát canh thu tô, phân hóa giàu nghèo, bần cùng hóa người nông
dân: đây là mục đích chủ yếu.
Tích tụ đất đai là một đặc trưng trong cuộc đấu tranh rất gay gắt giữa nhà
vua và giai cấp địa chủ trong lịch sử của chế độ phong kiến nước ta. Nhà vua
muốn giằng lại đất cho mình, không cho địa chủ tích tụ, nhưng địa chủ thì mong
muốn tích tụ càng nhiều càng tốt với một giai cấp nắm kinh tế như họ. Có những
lúc triều đại đổ vỡ vì ý tưởng lấy lại đất đai cho mình, ví dụ như Hồ Quý Ly. Ông
giằng lại đất của các quý tộc, địa chủ, đến khi nhà Minh sang thì ông ta bị chính
quan lại cũ dẫn tướng nhà Minh đi bắt. Cũng có những triều đại thực


hiện việc lấy lại đất đai của giai cấp địa chủ tương đối thành công, ví dụ như vua
Minh Mệnh.
Chính sách hạn điền của ta bắt đầu được lập ra từ 1993, với ý tưởng ruộng
đất phải hạn chế lại, không để cho giai cấp địa chủ trỗi dậy, tình trạng bóc lột
quay lại. Nhưng hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng nên nới lỏng hoặc bỏ hạn điền
là, vì chúng ta cần tập trung những vùng đất lớn mới phù hợp với tính chất công
nghiệp. Chúng ta đang muốn giảm dân số trong khu vực nông nghiệp để chuyển
sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Như vậy thì việc tăng diện tích là đương
nhiên. Đó là xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, không giống như
xu hướng kinh tế nông nghiệp như trong thời đại phong kiến.
b) Các loại hạn mức:
Có 2 loại hạn mức là: Hạn mức giao và Hạn mức nhận chuyển quyền.
(1) Hạn mức giao:
- Khái niệm: Là giới hạn tối đa diện tích đất nông nghiệp mà hộ gia đình,
cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao sử dụng vào mục đích nông
nghiệp.
- Hạn mức giao chỉ đặt ra với đối tượng là “Hộ gia đình, cá nhân” và loại
đất là “đất nông nghiệp” hoặc “đất ở” để hạn chế lạm quyền, giao đất tùy tiện
của chính quyền địa phương, khiến cho có người không có đất sản xuất, đất ở

trong khi có người lại có quá nhiều.
- Hạn mức giao khác nhau tùy theo loại đất và vùng miền. Cụ thể (phần in
nghiêng là quy định mới bổ sung hoặc sửa đổi của Luật đất đai 2013):
Loại đất Hạn mức giao
1

Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối

Giao hỗn hợp các loại trên
- 3 ha/ loại (Đông Nam Bộ & đồng bằng sông
Cửu Long); 2 ha (với địa phương khác)
- Tổng không quá 5 ha
2

Đất trồng cây lâu năm

10 ha (xã đồng bằng)

30 ha (xã trung du, miền núi)
3

Đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất 30 ha/ loại

4

Đất trồng cây lâu năm thuộc diện được giao thêm 5 ha (xã đồng bằng)

20 ha (xã trung du, miền núi) (LĐĐ 2013: 25ha)



5

Đất rừng sản xuất thuộc diện được giao thêm

25 ha

6
Đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng đưa
vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản, làm muối.
- Hạn mức do UBND tỉnh quy định theo quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất (nhưng không vượt quá các hạn mức 1-2-3 trên).
- Không tính cộng vào hạn mức giao đất nông nghiệp.
7
Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm/ lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng
thủy sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng. Áp dụng theo các hạn
mức trên.
* Chú ý:
Đối với đất ở ngoài xã/ phường/ thị trấn nơi đăng ký Hộ khẩu thường trú
thì Hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng, nhưng nếu đó là đất giao không
thu tiền sử dụng đất thì sẽ tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi Hộ gia
đình, cá nhân. Cơ quan quản lý đất đai nơi đã giao đất nông nghiệp không thu
tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân gửi thông báo cho UBND cấp xã nơi hộ
gia đình, cá nhân đó đăng ký hộ khẩu thường trú để tính hạn mức giao đất nông
nghiệp .
(2) Hạn mức nhận chuyển quyền:
- Khái niệm: Là giới hạn tối đa diện tích đất nông nghiệp mà một hộ gia
đình, cá nhân được phép nhận chuyển quyền sử dụng đất từ người khác.
- Nhằm ngăn chặn tình trạng chuyển quyền sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp, đất rừng sản xuất, đặc biệt là đất chuyên trồng lúa nước cùng với quy

định chặt chẽ về chuyển mục đích sử dụng, tránh tình trạng chuyển đất nông
nghiệp sang đất phi nông nghiệp một cách tràn lan, mang tính đầu cơ, trục lợi
hoặc có hành vi “ôm đất” chờ quy hoạch .
Luật đất đai 2013 (Điều 130) quy định:
- Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình,
cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá
nhân đối với chính loại đất đó.
- Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể nội dung này như
sau:
+ Áp dụng với: chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp.
Loại đất

HM nhận chuyển quyền


1

Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối

- 30 ha/ loại (Đông Nam Bộ & đồng bằng sông Cửu Long); 20 ha (với địa
phương khác)
2

Đất trồng cây lâu năm

100 ha (xã đồng bằng)

300 ha (xã trung du, miền núi)
3


Đất rừng sản xuất là rừng trồng 150 ha (xã đồng bằng)

300 ha (xã trung du, miền núi)
+ Nếu nhận chuyển quyền trên địa bàn nhiều tỉnh thì tổng S được nhận
chuyển quyền trong hạn mức đối với mỗi loại đất bằng hạn mức nhận chuyển
quyền sử dụng đất tại tỉnh có hạn mức nhận chuyển quyền cao nhất.
+ Nếu nhận chuyển quyền nhiều loại đất hỗn hợp thì hạn mức xác định
riêng theo từng loại.
+ Nếu đã sử dụng vượt hạn mức mà đăng ký trước 1/7/2007 rồi thì được sử dụng
bình thường.
+ Nếu đã sử dụng vượt hạn mức mà đăng ký từ 1/7/2007 đến trước 1/7/2014 thì
phải chuyển sang thuê đối với phần vượt.
1.4. Quản lý và sử dụng quỹ đất công ích (“Đất 5%”)
Đất công ích 5% (gọi tắt là: đất 5%) là phần đất được pháp luật quy định trích từ
quỹ đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi
trồng thủy sản) của mỗi địa phương để sử dụng vào các mục đích công ích trên
địa bàn xã, phường, thị trấn .
- Nguồn gốc của đất này có thể xuất phát từ đất nhà nước đã thu hồi lại từ
các chủ thể sử dụng đất có hành vi vi phạm, đất được chủ thể sử dụng đất trả lại,
có thể là đất trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm...
- Cần phân biệt với một loại đất 5% không phải là đất công ích do pháp
luật quy định trên mà sự tồn tại của “đất 5%” là do yếu tố lịch sử để lại. Loại đất
5% này là đất nông nghiệp được nhà nước giao sử dụng ổn định, lâu dài. Trước
đây, khi nhà nước có chính sách đưa đất vào Hợp tác xã, thì một phần đất sẽ
được cho nông dân giữ lại để sản xuất nông nghiệp riêng, phần này sẽ là 5% của
tổng diện tích đất nông dân hiện có, còn lại 95% đất sẽ đưa vào hợp tác xã.
Ruộng đất 5% này giúp ổn định cuộc sống gia đình xã viên và duy trì mô hình
HTX . Thực tiễn cho thấy tổng sản lượng canh tác của các hộ gia đình trên 5%
diện tích ruộng được hợp tác xã giao cho sử dụng riêng còn cao hơn sản lượng
canh tác trên 95% diện tích ruộng do hợp tác xã tổ chức sử dụng chung . Đất



5% này có nơi còn gọi là “Đất Cụ hồ cho”. Nhà nước giao cho sử dụng mãi mãi
- nhưng bị hạn chế là chỉ được sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Hiện tại,
pháp luật không có quy định riêng cho loại đất này. Tại một số địa phương, ví
dụ ở Hà Tây, đất 5% được người dân tự ý sử dụng để xây nhà, làm cửa hàng và
đặc biệt là họ chuyển nhượng cho nhau một cách tự do. Trong khi đó, cơ quan
chức năng chỉ can thiệp ở một giới hạn nhất định - thực tế, gần như ko có
trường hợp nào hoặc rất ít bị cưỡng chế phá dỡ nhà. Tuy nhiên, về mặt pháp lý,
cơ quan nhà nước hoàn toàn có quyền thu hồi đất trong trường hợp sử dụng ko
đúng mục đích, theo quy định của Luật đất đai.
a) Mục đích sử dụng của quỹ đất 5%:
Quỹ đất 5% được sử dụng vào một trong 3 nhóm mục đích sau:
(1) Để xây dựng công trình công cộng.
VD: nhà văn hóa thôn xã, TDTT, vui chơi giải trí công cộng, trạm y tế, trường
mầm non (mục đích giáo dục), chợ, nghĩa trang/ địa hay mục đích khác theo quy
định của UBND tỉnh.
(2) Để bồi thường cho người có đất được sử dụng để xây dựng công trình công
cộng trên.
(3) Để xây nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
b) Các quy định khác:
- UBND xã trực tiếp quản lý quỹ đất 5% của xã mình theo quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho
quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn
để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất 5%.
- Đối với những nơi đã để lại quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích
công ích vượt quá 5% thì diện tích vượt được sử dụng để xây dựng hoặc bồi
thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng của địa
phương; giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi

trồng thủy sản tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.
- Đối với diện tích đất 5% chưa sử dụng thì UBND cấp xã cho hộ gia
đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản
theo hình thức đấu giá. Thời hạn thuê mỗi lần không quá 5 năm. Tiền thu được
nộp vào ngân sách nhà nước do UBND cấp xã quản lý và chỉ được dùng cho
nhu cầu công ích của xã, phường, thị trấn. Khi hết thời hạn sử dụng, UBND xã
lấy lại đất , không bồi thường.


1.5. Quản lý và sử dụng các loại đất khác
- Đất trồng lúa (Điều 134)
- Đất rừng sản xuất (Điều 135)
- Đất rừng phòng hộ (Điều 136)
- Đất rừng đặc dụng (Điều 137)
- Đất làm muối (Điều 138)
- Đất có mặt nước nội địa (Điều 139)
- Đất có mặt nước ven biển (Điều 140)
- Đất bãi bồi ven sông, ven biển (Điều 141)
- Đất sử dụng cho kinh tế trang trại (Điều 142)
2. Chế độ pháp lý nhóm đất phi nông nghiệp
2.1. Khái niệm và phân loại nhóm đất phi nông nghiệp
“Đất phi nông nghiệp” là thuật ngữ mới được sử dụng từ Luật đất đai
2003. Tuy nhiên, pháp luật không đưa ra định nghĩa cho thuật ngữ này mà chỉ
quy định những loại đất nào thuộc “nhóm đất phi nông nghiệp”. Có thể hiểu đất
phi nông nghiệp là:
- Đất sử dụng có mục đích (để phân biệt với đất chưa sử dụng)
- Mục đích sử dụng không phải là để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản, làm muối hay nghiên cứu, thí nghiệm về các lĩnh vực trên (để
phân biệt với đất nông nghiệp).
Các loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp được quy định tại Điều 10

Luật đất đai 2013:
(1) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
(2) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
(3) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
(4) Đất xây dựng công trình sự nghiệp bao gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức
sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục đào tạo, thể dục
thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
(5) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm: đất khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông


nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng,
làm đồ gốm;
(6) Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm đất giao thông (gồm cảng
hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường
sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích
lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi,
giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính viễn
thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
(7) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng ;
(8) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
(9) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
(10) Đất phi nông nghiệp khác bao gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao
động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc
bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích
kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.
Về bản chất, quy định này của Luật đất đai 2013 không khác so với Luật đất đai
2003. Mục (5) và (10) được liệt kê chi tiết hơn. Mục (6) và (8) có bổ sung (phần
in nghiêng).

2.2. Quản lý và sử dụng đất ở
a) Khái niệm và phân loại:
Luật đất đai 2003 không quy định khái niệm “đất ở” mà phân loại rồi xây
dựng thành 2 khái niệm là “đất ở tại nông thôn” và “đất ở tại đô thị”:
- Đất ở tại nông thôn: là đất do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại
nông thôn bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời
sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với
quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Đất ở tại đô thị: bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công
trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô
thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Chú ý: “Đất thổ cư” là cụm từ thường dùng, cũng có nghĩa là “đất ở”
(Thổ = đất, cư = ở), nhưng đây không phải là thuật ngữ pháp lý.


- Đất ở được giao không thu tiền : với Tổ chức sử dụng đất xây nhà ở tái
định cư theo dự án của Nhà nước. Đất ở được giao có thu tiền : với Hộ gia
đình, cá nhân; Tổ chức kinh tế trong nước được giao đất sử dụng vào mục đích
xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê, Người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện
dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê; Cho thuê thu
tiền hàng năm hoặc thu tiền một lần cho cả thời gian thuê: Tổ chức kinh tế,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê.
Đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước
ngoài sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê theo quy định
của Luật đất đai 2003 được cho thuê thu tiền một lần cho cả thời gian thuê. Theo
quy định của Luật đất đai 2013, quy định này đã bị bãi bỏ. Cá nhân nước ngoài

không còn là một trong các chủ thể sử dụng đất theo quy định tại Điều 5 (Người
sử dụng đất). Tổ chức nước ngoài (theo luật mới là: doanh nghiệp 100% vốn đầu
tư nước ngoài) và người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi thực hiện dự án đầu
tư nhà ở được lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền hoặc cho thuê đất (trả tiền
hàng năm hoặc một lần cho cả thời gian thuê). Điều này một mặt tạo điều kiện
đầu tư tốt hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài khai thác thị trường bất động sản ở
Việt Nam, tạo ra sự đa dạng về chủng loại cũng như có thể đảm bảo tốt hơn về
chất lượng của bất động sản, nhưng ở một khía cạnh khác thì đây cũng là bài toán
cạnh tranh khó khăn đối với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở trong nước
mà đa phần còn yếu về năng lực tài chính.
b) Thời hạn sử dụng: Đất ở là đất sử dụng ổn định lâu dài .
c) Hạn mức
- Hạn mức giao đất ở: Luật đất đai không quy định cụ thể về hạn mức
giao đất ở mà do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW quy định .
VD: Hạn mức đất ở tại các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình,
Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên là 120 m²
Không áp dụng hạn mức đất ở đối với đất lấn, chiếm và đất sử dụng không đúng
mục đích và đất chưa sử dụng theo đúng quy định .
- Hạn mức công nhận đất ở với thửa đất có vườn, ao ,
Hạn mức công nhận đất ở áp dụng với thửa đất có vườn ao thỏa mãn đồng thời 3
căn cứ:
-

Thời điểm: hình thành từ 18/12/1980 đến trước 1/7/2004


Người đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ hợp lệ về
quyền sử dụng đất .
-


Trên giấy tờ không ghi rõ diện tích đất ở.

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa
phương quy định hạn mức công nhận đất ở theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia
đình.
VD: Năm 2004, hạn mức công nhận đất ở của Hà Nội là 180m2. Hiện nay
là không quá 5 lần diện tích giao đất ở mới. Đối với trường hợp thửa đất có vườn
ao được hình thành từ ngày 18-10-1980 đến ngày 1-7-2004 thì từ đường vành đai
II trở vào trung tâm TP được công nhận 120m2; từ đường vành đai II trở ra đến
hết địa giới các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Long Biên, một phần quận Tây Hồ,
Hoàng Mai, Long Biên được công nhận 180m2; các xã giáp ranh các quận, các
thị trấn là 200m2; các xã vùng đồng bằng 300m2; các xã vùng trung du 400m2.
Đồng thời TP cũng qui định những trường hợp đất ở có vườn, ao sử dụng trước
ngày 18-12-1980 khi cấp "sổ đỏ” thì diện tích đất ở sẽ không phải nộp tiền sử
dụng đất không vượt quá 5 lần hạn mức đất ở tối đa do TP quy định.
Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa
phương thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức công nhận đất ở tại địa
phương; nếu nhỏ hơn thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa
đất.
Điều 103 Luật đất đai 2013 quy định về cách thức xác định diện tích đất ở trong
trường hợp có vườn ao:
- Đất vườn, ao được xác định là đất ở phải trong cùng một thửa đất có nhà
ở thuộc khu dân cư .
Giấy tờ

Thời gian hình thành, sử dụng Diện tích đất ở Có

Trước 18/12/1980
- Giấy tờ ghi rõ ranh giới đất
- Giấy tờ không ghi rõ ranh giới đất

- Xác định theo giấy tờ.
- Diện tích đất ở được xác định không quá 5 lần hạn mức giao đất ở của UBND
cấp tỉnh (nếu vượt quá thì phải nộp tiền sử dụng đất cho phần vượt).
Từ 18/12/1980 đến trước 1/7/2004:


- Giấy tờ ghi rõ diện tích đất ở
- Giấy tờ không ghi rõ

- Xác định theo giấy tờ.
- Xác định theo hạn mức công nhận đất ở hiện hành của UBND tỉnh.
Không

- Sử dụng ổn định từ trước 15/10/1993

- Sử dụng ổn định kể từ 15/10/1993 - Xác định như trường hợp sử dụng đất từ
18/12/1980 đến trước 1/7/2004 và có giấy tờ*.
- Xác định theo hạn mức giao đất ở hiện hành.
* Phần in nghiêng là quy định mới của Luật đất đai 2013 so với Luật đất
đai 2003. Luật đất đai 2003 quy định nếu không có giấy tờ thì trong mọi trường
hợp, chỉ xác định theo hạn mức giao đất ở hiện hành ở địa phương. Về cơ bản,
quy định mới này đảm bảo tốt hơn tính ổn định lâu dài của việc sử dụng đất và
theo hướng có lợi cho người sử dụng đất (bởi lẽ đất do người dân sử dụng ổn
định từ lâu như vậy thường có diện tích rất lớn, bao gồm cả nhà ở, vườn và ao,
nếu được xác định là đất ở thì sẽ có giá trị lớn hơn nhiều so với việc xác định là
đất nông nghiệp).
- Phần đất còn lại sau khi đã xác định thửa đất ở thì được xác định theo
hiện trạng sử dụng.
Ví dụ về xác định diện tích đất ở trong trường hợp có vườn ao:
Ông A có 100m² làm nhà, sân, bếp (đất ở), 300m² làm vườn ao sử dụng từ 1976.

Khi nhà nước xét cấp GCNQSDĐ thì GCNQSDĐ sẽ cấp cho cả 400m² đất ở hay
cấp riêng 2 GCNQSDĐ: 1 Giấy với 100m² đất ở và 1 Giấy với 300m² đất nông
nghiệp?
Với ví dụ trên được giải quyết như sau:
Trước tiên phải xem xét đất nhà ông A có liền thửa hay không. Việc có liền
thửa hay không phải căn cứ giấy tờ lưu trữ ở cơ quan nhà nước hoặc do người
dân xuất trình.
(1) Nếu đất vườn ao không liền thửa với đất ở (Ví dụ: 300 m² đất vườn ao và
100 m² đất ở nằm đối diện 2 bên đường) thì phải cấp 2 GCNQSDĐ cho 2 thửa
đất riêng mặc dù chung 1 chủ sử dụng.
(2) Nếu đất vườn ao liền thửa thì sẽ cấp chung 1 GCNQSDĐ:


- Trường hợp 1:
Người sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc hồ sơ địa chính có ghi
nhận:
+ Nếu ghi rõ 100m² là đất ở, 300m² là đất nông nghiệp thì cấp theo giấy tờ đó,
không phải nộp tiền sử dụng đất. Nếu ông A xin chuyển mục đích sử dụng đất
cho 300m² kia thì phải nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất.
+ Nếu không ghi rõ thì diện tích đất ở được xác định không được quá 5 lần hạn
mức giao đất ở do UBND tỉnh quy định
- Trường hợp 2: Ông A không có giấy tờ thì diện tích đất ở được xác định
không vượt quá hạn mức giao đất ở hiện hành do UBND tỉnh quy định.
2.3. Quản lý và sử dụng đất khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu
công nghệ cao
* Đất khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề (Điều
149)
- Việc sử dụng đất xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công
nghiệp, làng nghề phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch
chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Khi quy

hoạch, thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất phải đồng thời lập quy hoạch,
xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng nằm ngoài khu công nghiệp, khu chế
xuất phục vụ đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu chế
xuất.
- Nhà nước cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng kinh
doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất. Nhà
đầu tư được miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử
dụng chung trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất.
- Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế
xuất phải sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định, được cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tổ
chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư
vào sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế
xuất đã được Nhà nước giao đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn
với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế khác, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, khu chế xuất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục
sử dụng đất theo thời hạn còn lại của dự án, không phải chuyển sang thuê đất.


Khi hết thời hạn thực hiện dự án nếu có nhu cầu được Nhà nước xem xét cho
thuê đất theo quy định của Luật.
* Đất sử dụng cho khu công nghệ cao (Điều 150)
- Đất sử dụng cho khu công nghệ cao theo quyết định thành lập của Thủ
tướng Chính phủ bao gồm các loại đất có chế độ sử dụng khác nhau phục vụ sản
xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao; nghiên cứu phát triển và ứng dụng
công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao. Khi quy hoạch, thành lập khu
công nghệ cao phải đồng thời lập quy hoạch, xây dựng khu nhà ở, công trình
công cộng nằm ngoài khu công nghệ cao để phục vụ đời sống chuyên gia, người

lao động làm việc trong khu công nghệ cao.
- Ban quản lý khu công nghệ cao được UBND cấp tỉnh giao đất cho toàn
khu công nghệ cao và được cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất
trong khu công nghệ cao. Ban quản lý khu công nghệ cao lập quy hoạch chi tiết
xây dựng của khu công nghệ cao và trình UBND cấp tỉnh nơi có đất phê duyệt.
UBND cấp tỉnh giao đất cho Ban quản lý khu công nghệ cao để tổ chức xây
dựng, phát triển khu công nghệ cao theo quy hoạch đã được phê duyệt. Ban
quản lý khu công nghệ cao được cho thuê đất theo quy định của Luật này. Ban
quản lý khu công nghệ cao cho thuê đất đối với người có nhu cầu sử dụng đất
trong khu công nghệ cao.
- Doanh nghiệp phát triển khu công nghệ cao, doanh nghiệp phát triển hạ
tầng được Ban quản lý khu công nghệ cao cho thuê đất; người có nhu cầu sử
dụng đất trong khu công nghệ cao được thuê lại đất của doanh nghiệp phát triển
khu công nghệ cao, doanh nghiệp phát triển hạ tầng.
* Đất sử dụng cho khu kinh tế (Điều 151)
- Đất sử dụng cho khu kinh tế bao gồm đất để xây dựng khu kinh tế, khu
kinh tế cửa khẩu được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đất
sử dụng cho khu kinh tế là diện tích đất sử dụng cho các khu chức năng gồm:
khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí,
khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác
phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế nhằm tạo môi trường đầu tư và kinh
doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư. Việc xây dựng, mở mới các khu
kinh tế phải phù hợp với quy hoạch tổng thể hệ thống các khu kinh tế trong cả
nước.
- UBND cấp tỉnh giao đất cho Ban quản lý khu kinh tế để tổ chức xây
dựng khu kinh tế theo kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt trong quy hoạch
chi tiết xây dựng của khu kinh tế. Ban quản lý khu kinh tế có trách nhiệm thực



hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thu hồi để giao cho mình trước khi giao lại đất, cho thuê đất.
Ban quản lý khu kinh tế được giao lại đất có thu tiền sử dụng đất, giao lại đất
không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cho người có nhu cầu sử dụng đất trong
các khu chức năng của khu kinh tế.
- Thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh trong khu kinh tế là không
quá 70 năm. Chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
trong khu kinh tế được áp dụng đối với từng loại đất theo quy định của Luật.
2.4. Quản lý và sử dụng các loại đất khác
Ngoài các quy định trên, pháp luật đất đai còn có quy định về các loại đất
phi nông nghiệp khác:
(1) Việc sử dụng các loại đất phi nông nghiệp khác phải phù hợp với quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng
điểm dân cư nông thôn đã được xét duyệt và các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây
dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
(2) Đất giao sử dụng vào mục đích nào thì phải thực hiện đúng theo mục đích
đó hoặc phải xin chuyển mục đích sử dụng đất để sử dụng đất vào mục đích
khác.
Ngoài quy định chung, mỗi loại đất cũng được pháp luật xây dựng những quy
định riêng:
Thứ nhất, Đối với các loại đất phi nông nghiệp được sử dụng vào mục đích
công (như: Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; Đất sử dụng vào
mục đích quốc phòng, an ninh; Đất sử dụng làm giao thông, thuỷ lợi; đất xây
dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ
lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh...)
→ Đối với các loại đất này, chủ thể là các cơ quan nhà nước được giao quản lý
loại đất đó có trách nhiệm bảo toàn diện tích đất được giao, có chế độ quản lý rõ
ràng.
Thứ hai, Đối với các loại đất đa dạng về chủ thể sử dụng (như: Đất sản
xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm

mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động
khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; Đất do các cơ sở tôn
giáo sử dụng; Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng...) thì chỉ có những
chủ thể được pháp luật quy định được phép sử dụng mới có thể được nhà nước


giao/ cho thuê đất đó và các chủ thể này phải đảm bảo sử dụng đất đúng theo quy
định về các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo đúng hình thức sử
dụng đất của mình.
Đồng thời, tùy thuộc đặc trưng của từng loại đất mà pháp luật có các quy định
riêng:
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải quy hoạch thành khu tập trung, xa khu dân
cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh và tiết kiệm đất.
- Việc khai thác, sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên
dùng phải bảo đảm không ảnh hưởng đến mục đích sử dụng chủ yếu đã được
xác định; phải tuân theo quy định về kỹ thuật của ngành, lĩnh vực có liên quan,
các quy định về bảo vệ cảnh quan, môi trường; không làm cản trở dòng chảy tự
nhiên; không gây cản trở giao thông đường thuỷ.
- Việc sử dụng đất để sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm phải: Có quyết
định cho thuê đất vào mục đích khai thác nguyên liệu hoặc quyết định giao đất,
cho thuê đất để chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm của CQ NN có
thẩm quyền; Thực hiện các biện pháp cần thiết để không gây thiệt hại cho sản
xuất, đời sống và ảnh hưởng xấu đến môi trường; Khi kết thúc việc khai thác
nguyên liệu, người sử dụng đất có trách nhiệm trả lại đất đúng với trạng thái
được quy định trong hợp đồng thuê đất.
- Việc sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản phải: Có giấy phép hoạt động
khoáng sản và quyết định cho thuê đất để thăm dò, khai thác khoáng sản hoặc
quyết định giao đất, cho thuê đất để làm mặt bằng chế biến khoáng sản của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền; Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, xử

lý chất thải và các biện pháp khác để không gây thiệt hại cho người sử dụng đất
trong khu vực và xung quanh; Sử dụng đất phù hợp với tiến độ thăm dò, khai
thác khoáng sản; khi kết thúc việc thăm dò, khai thác khoáng sản, người sử
dụng đất có trách nhiệm trả lại đất đúng với trạng thái được quy định trong hợp
đồng thuê đất; Trường hợp thăm dò, khai thác khoáng sản mà không sử dụng
lớp đất mặt hoặc không ảnh hưởng đến việc sử dụng mặt đất thì không phải thuê
đất.
--------------------------



×