Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện 354 TCHC năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.7 KB, 54 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nước ta hiện nay có hơn 10.000 đầu thuốc đang lưu hành, gần 41.000
cơ sở sản xuất, phân phối thuốc và dược sĩ đã được cấp chứng hành nghề. Bộ
Y tế đã cho ra đời Ngân hàng dữ liệu ngành dược - Drugbank.vn được xây
dựng với mục đích tạo ra một hệ cơ sở dữ liệu hỗ trợ quản lý ngành một cách
nhanh chóng, thuận tiện và thống nhất, giúp ích cho sự phát triển. Điều này
cho thấy sự phong phú và đa dạng của thị trường thuốc trong nước, nhưng
đồng thời cũng gây nhiều khó khăn cho việc chọn lựa thuốc chữa bệnh trong
cộng đồng nói chung và trong các bệnh viện nói riêng [4].
Ngành Dược ở nước ta hiện nay đang có những bước tiến vượt bậc
trong việc sản xuất và cung ứng thuốc cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của
nhân dân. Đặc biệt trong hoạt động cung ứng thuốc ở bệnh viện, Hội đồng
thuốc và điều trị đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tư vấn toàn bộ
quá trình cung ứng thuốc, đảm bảo xây dựng hệ thống danh mục, chính sách
thuốc và phối hợp với bộ phận chịu trách nhiệm mua thuốc, phân phối thuốc.
Hội đồng thuốc và điều trị thành lập tại các bệnh viện nhằm đảm bảo an toàn
và hiệu quả sử dụng thuốc, lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện.
Lựa chọn xây dựng danh mục thuốc là hoạt động đầu tiên giữ vị trí rất quan
trọng giúp tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả trong bệnh
viện; mua sắm thuốc và lưu trữ thuận tiện, dễ dàng hơn, đảm bảo đủ thuốc có
chất lượng tốt và thuận lợi cho việc kê đơn, hoạt động thông tin thuốc và kiểm
soát ADR kịp thời [5].
Bệnh viện 354 là bệnh viện Quân y trực thuộc Tổng cục Hậu Cần Quân
đội nhân dân Việt Nam, có chức năng khám và điều trị bệnh cho đối tượng
nhân dân và nhân dân trên địa bàn. Với quy mô 500 giường bệnh, 600 bệnh
nhân điều trị nội trú và 14000 người đăng ký Bảo hiểm y tế. Việc phân tích
danh mục thuốc đem lại ý nghĩa tích cực và cấp thiết trong việc phản ánh rõ
thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện. Đã có một số nghiên cứu về phân tích


danh mục thuốc tại các bệnh viện trên khắp cả nước nhưng tại Bệnh viện


Quân Y 354 – Tổng cục Hậu cần vẫn chưa có nghiên cứu tương tự được thực
hiện [3].
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó đề tài:
“Phân tích danh mục thuốc sử dụng của Bệnh viện Quân Y 354 –
Tổng cục Hậu cần năm 2019” với 2 mục tiêu:
1.

Phân tích chung cơ cấu Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Quân y

2.

354 – Tổng cục Hậu cần năm 2019.
Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Quân y 354 - Tổng
cục Hậu cần năm 2019 theo phân loại ABC/VEN.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN
1.1.1. Khái niệm
Danh mục thuốc bệnh viện (DMTBV) là danh mục những thuốc cần
thiết thỏa mãn nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện y học dự phòng
của bệnh viện; phù hợp với mô hình bệnh tật (MHBT), kỹ thuật điều trị và
điều hoà bảo quản, khả năng tài chính của từng bệnh viện và khả năng chi trả
của người bệnh. Những loại thuốc này trong một phạm vi thời gian, không
gian, trình độ xã hội, khoa học kỹ thuật nhất định luôn có sẵn bất cứ lúc nào
với số lượng cần thiết, chất lượng tốt, dạng bào chế thích hợp, giá cả hợp lý
[5], DMTBV được xây dựng hàng năm theo định kỳ và có thể bổ sung hoặc
loại bỏ trong các kỳ họp của Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT & ĐT) bệnh
viện.
1.1.2. Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc bệnh viện

Thông tư 21/2013/TT-BYT quy định nguyên tắc xây dựng DMTBV
như sau [5]:
- Bảo đảm phù hợp với MHBT và chi phí về thuốc dùng điều trị trong
bệnh viện.
- Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật.
- Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và
áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị.
- Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện.
- Thống nhất với danh mục thuốc (DMT) thiết yếu, DMT chủ yếu do
Bộ Y tế (BYT) ban hành.
- Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước.
1.1.3. Tiêu chí đánh giá, lựa chọn thuốc trong danh mục


Các tiêu chí lựa chọn thuốc trong DMTBV được trình bày trong thông
tư 21/2013/TT-BYT như sau [5]:
- Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an toàn
thông qua kết quả thử nghiệm lâm sàng.
- Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn
định về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định.
- Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí được quy
định như trên thì phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả
điều trị, tính an toàn, chất lượng, giá và khả năng cung ứng.
- Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào
chế, cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các
thuốc với nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không so
sánh chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc.
- Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất. Đối với những thuốc ở dạng
phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng

hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh
đặc biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với
thuốc ở dạng đơn chất.
- Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế,
hạn chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.
- Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như
các đặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa
hoặc nhà sản xuất, cung ứng.
1.1.3. Các bước xây dựng danh mục thuốc bệnh viện
Khi xây dựng DMTBV, cần tiến hành theo 4 bước [5]:
Bước 1: Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về số
lượng và giá trị (GT), phân tích theo phân loại ABC/VEN, thuốc kém chất


lượng, thuốc hỏng, các phản ứng có hại, các sai sót trong điều trị dựa trên các
nguồn thông tin đáng tin cậy.
Bước 2: Đánh giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa
lâm sàng một cách khách quan.
Bước 3: Xây dựng DMT và phân loại các thuốc trong danh mục theo
nhóm điều trị và theo phân loại VEN.
Bước 4: Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng danh mục (ví dụ:
thuốc cần hội chẩn, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần…).
Sau khi xây dựng DMT, bệnh viện cần hướng dẫn cho cán bộ y tế sử
dụng DMT. Định kỳ hàng năm đánh giá, sửa đổi, bổ sung DMTBV cho phù
hợp với DMT thiết yếu của BYT, DMT được quỹ Bảo hiểm Y tế (BHYT)
thanh toán cho các cơ sở khám chữa bệnh và những biến động về thuốc chữa
bệnh trên thị trường.
1.1.4. Một số kết quả nghiên cứu phân tích danh mục thuốc bệnh viện
theo phân loại ABC/VEN
Cùng với phương pháp phân tích nhóm điều trị, phương pháp phân loại

ABC/VEN là một trong những công cụ giúp đánh giá chất lượng DMTBV. Từ
đó, làm căn cứ tư vấn cho giám đốc bệnh viện trong việc thực hiện hoạt động
cung ứng thuốc đạt hiệu quả cao. Tới nay, các tài liệu tham khảo cho thấy đã
có nhiều đề tài tiến hành phân tích, đánh giá DMT tại các bệnh viện, bao gồm
cả bệnh viện trong và ngoài Quân đội, từ tuyến Trung ương tới các tuyến tỉnh,
thành phố (TP) và quận, huyện. Sau đây là kết quả nghiên cứu của một số đề
tài đã được thực hiện:
Đối với các bệnh viện Quân đội, theo tác giả Đặng Thị Thu
Hương, kết quả phân tích ma trận ABC/VEN DMT sử dụng tại Bệnh viện
Quân y 7B năm 2015 cho thấy nhóm I (AV, AE, AN, BV, CV) chiếm 81,5%
gồm những thuốc quan trọng nhất, đòi hỏi phải cung ứng đầy đủ, kịp thời,
không để thiếu hụt thuốc. Nhóm II (BE, CE, BN) chiếm 17,92% gồm những


thuốc quan trọng, cần cân nhắc trong việc tồn kho. Nhóm III (CN) chiếm
0,58% gồm những thuốc ít quan trọng, cần loại bỏ để giảm chi phí sử dụng
thuốc. Trong nhóm I, các thuốc nhóm AN (thuốc không thiết yếu nhưng lại có
GT lớn) gồm 3 thuốc đều thuộc nhóm vitamin và khoáng chất, chiếm 0,76%
về số lượng và 8,08% về GT. Như vậy, bệnh viện đã có những cân nhắc hợp
lý trong việc mua sắm và sử dụng thuốc, tuy nhiên vẫn cần có những biện
pháp để giảm số lượng các thuốc nhóm AN và CN xuống mức tối thiểu hơn
nữa [21].
Theo tác giả Nguyễn Đức Chính, phân tích các thuốc nhóm A thuộc
DMT sử dụng tại Bệnh viện Quân y 175 năm 2016 theo phương pháp VEN
cho kết quả: số thuốc nhóm V là 24 thuốc với tỷ lệ 13% về số lượng và 17,7%
về GT; số thuốc nhóm E là 99 thuốc với tỷ lệ 53% về số lượng và 57,1% về
GT; số thuốc nhóm N là 63 thuốc với tỷ lệ 34% về số lượng và 25,2% về GT.
Nghiên cứu trên cho thấy các thuốc nhóm N chiếm tỷ lệ cao hơn các thuốc tối
cần cả về số lượng và GT, điều này là bất hợp lý. Bệnh viện cần có những
xem xét, điều chỉnh giảm bớt hoặc loại bỏ nhóm thuốc không thiết yếu tránh

gây tình trạng lãng phí [10].
Đối với các bệnh viện ngoài Quân đội, theo tác giả Phạm Văn
Hiển, phân tích DMT sử dụng tại Bệnh viện Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
năm 2016 thu được kết quả: có 175 thuốc thuộc nhóm A chiếm 17,5% về số
lượng; các thuốc nhóm B và nhóm C chiếm 20,9% và 63,4% tổng số lượng
thuốc có trong danh mục. Trong đó, đứng đầu nhóm A lần lượt là các thuốc
nhóm điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch (25,7% về số lượng), thuốc điều
trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (16,6% về số lượng) và thuốc tim mạch
(13,7% về số lượng) [19].
Theo tác giả Trần Ngọc Đại, DMT sử dụng tại Bệnh viện đa khoa
huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang năm 2016 có tổng 273 khoản mục, trong đó về
SLKM các nhóm A, B, C lần lượt chiếm 18,3%; 16,5% và 65,2%. Kết hợp


với phân tích VEN thu được: nhóm AN gồm 9 thuốc, trong đó thuốc hoạt
huyết dưỡng não chiếm tỷ lệ cao nhất về GT (28,3%); nhóm AE gồm 36
thuốc, đứng đầu là thuốc Stopress (Perindopril) thuộc nhóm thuốc tim mạch,
chiếm 9,3% GT [13]. Bệnh viện cần xem xét loại bỏ bớt các thuốc thuộc
nhóm AN do các thuốc này là các thuốc không thiết yếu nhưng lại chiếm một
phần lớn kinh phí.
So sánh với kết quả nghiên cứu 10 nhóm thuốc sử dụng nhiều nhất tại
các bệnh viện tuyến Trung ương năm 2009 của tác giả Vũ Thị Thu Hương,
chiếm tỷ lệ cao nhất là các thuốc nhóm kháng sinh (25,7% về số lượng), tiếp
theo là các thuốc nhóm tiêu hóa (12%), các thuốc nhóm tim mạch (10%) và
các thuốc nhóm ung thư (7,1%). Như vậy sau gần 10 năm, dịch tễ bệnh học
đang có xu hướng chuyển dần từ các bệnh lây nhiễm sang các bệnh không lây
nhiễm, đặc biệt tăng nhanh ở nhóm bệnh ung thư (từ 7,1% đến 25,7%).
Theo tác giả Phạm Văn Đán, phân tích DMT sử dụng tại Bệnh viện đa
khoa II tỉnh Lâm Đồng năm 2016 theo phương pháp VEN cho kết quả như
sau: Đứng đầu là các thuốc nhóm E với 335 thuốc chiếm 74,14% tổng GT;

tiếp đó là các thuốc nhóm N với 140 thuốc chiếm 14,16% tổng GT và cuối
cùng là các thuốc nhóm V chỉ có 62 thuốc chiếm 11,70% tổng GT [11]. Có
thể thấy tỷ lệ các thuốc không cần thiết (thuốc nhóm N) vẫn còn khá cao,
HĐT & ĐT cần lưu ý để có những thay đổi trong quá trình dự thầu và xét thầu
của năm sau [14].
1.2. PHÂN LOẠI ABC/VEN
1.2.1. Phân loại ABC
Phân loại ABC là phương pháp phân loại tương quan giữa lượng thuốc
tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ
lớn trong ngân sách [5]:
+ Hạng A: Thông thường sản phẩm hạng A chiếm 10 – 20% tổng sản
phẩm, chiếm 75 – 80% tổng giá trị tiền.


+ Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 10 – 20% tổng sản phẩm,
chiếm 15 – 20% tổng giá trị tiền.
+ Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 60 – 80% tổng sản phẩm,
chiếm 5 – 10% tổng giá trị tiền.
Phân loại ABC cho thấy tỷ trọng các nhóm thuốc trong DMTBV có cấu
trúc hợp lý với MHBT, khả năng tài chính của bệnh viện hay chưa. Từ phân
loại ABC sẽ có biện pháp [5]:
+ Lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn.
+ Tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế.
+ Thương lượng với nhà cung cấp để mua được thuốc với giá thấp hơn.
1.2.2. Phương pháp phân loại VEN
Đôi khi nguồn kinh phí không đủ để mua tất cả các thuốc như mong
muốn. Phân loại VEN là phương pháp phổ biến giúp cho việc lựa chọn những
thuốc cần ưu tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện.
Các thuốc được phân chia tùy theo tác dụng thành các hạng mục sống
còn, thiết yếu và không thiết yếu.

Phân loại VEN cho phép so sánh những thuốc có hiệu lực điều trị và
khả năng sử dụng khác nhau (khác với phân loại ABC chỉ có thể so sánh
những nhóm thuốc có cùng chung hiệu lực điều trị).
Thuốc được phân chia theo các hạng mục V, E, N như sau:
- Nhóm V (Vital drugs): là các thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu
hoặc các thuốc tối quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám
chữa bệnh của bệnh viện.
- Nhóm E (Essential drugs): là các thuốc dùng trong các trường hợp
bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng, chiếm tỷ lệ
lớn có trong MHBT của bệnh viện.
- Nhóm N (Non - Essential drugs): là các thuốc thông thường, thuốc
dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các


thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành
cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc.
Hầu hết mọi người đều thấy dễ dàng khi xếp loại các thuốc thuộc nhóm
“N” nhưng lại khó khăn khi phân biệt giữa các thuốc nhóm “V” và “E”; và
thường phân loại thuốc theo hai nhóm thiết yếu hay không thiết yếu. Điều này
cũng không quan trọng miễn là hệ thống phân loại nhóm thuốc sử dụng được
định nghĩa rõ ràng và cho phép phân loại các thuốc theo thứ tự ưu tiên. Sau
khi hoàn thành phân loại VEN, cần phải so sánh giữa phân loại ABC và VEN
để xác định xem có mối liên hệ giữa các thuốc có chi phí cao và các thuốc
không ưu tiên hay không.
Cụ thể là cần phải loại bỏ những thuốc “N” trong danh sách nhóm
thuốc A có chi phí cao/lượng tiêu thụ lớn trong phân tích ABC. Các thuốc
không thiết yếu (N): gồm các thuốc dùng để điều trị những bệnh nhẹ, có thể
có hoặc không có trong danh mục thiết yếu và không cần thiết phải lưu trữ
trong kho.
1.2.3. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp phân tích ABC/VEN

Phương pháp phân tích ABC/VEN có các ưu, nhược điểm được trình
bày trong bảng 1.1:
Bảng 1. 1. Ưu, nhược điểm của phân tích ABC/VEN
Phân tích ABC

Phân tích VEN

Ưu
điểm

- Là công cụ giúp HĐT & ĐT đưa ra ưu
tiên trong mua sắm và dự trữ thuốc, cũng
Là công cụ giúp bệnh viện như cân nhắc việc giảm thiểu tối đa
có sự điều chỉnh và định những thuốc không quan trọng.
hướng trong xây dựng DMT
đấu thầu cho năm tiếp theo. - Cho phép so sánh những thuốc có hiệu
lực điều trị và khả năng sử dụng khác
nhau.

Nhược

Không cung cấp được thông Việc phân loại, sắp xếp VEN phụ thuộc


điểm

tin đầy đủ để so sánh những
chủ yếu vào HĐT & ĐT, chưa có căn cứ
thuốc có hiệu lực khác
cụ thể để phân loại chính xác, rõ ràng.

nhau.

1.2.4. Ma trận ABC/VEN
Có thể kết hợp phân tích ABC và phân tích VEN bằng cách lập bảng
ma trận ABC/VEN và chia DMTBV thành 3 nhóm theo thứ tự ưu tiên giảm
dần như bảng 1.2:
Bảng 1.2. Ma trận ABC/VEN
N
AN
BN
CN

Ma trận ABC/VEN chia các thuốc ra làm 3 nhóm ưu tiên [5]:
- Nhóm I: Thuốc quan trọng nhất bao gồm các thuốc AV, BV, CV, AE,
AN; là các thuốc đắt tiền nhóm A hoặc tối cần nhóm V, cần ưu tiên để đảm
bảo ngân sách hàng năm và luôn sẵn có phục vụ cấp cứu, điều trị trong những
trường hợp cấp bách.
- Nhóm II: Thuốc quan trọng bao gồm các thuốc BE, CE, BN; là các
thuốc cần thiết hoặc có GT trung bình.
- Nhóm III: Thuốc ít quan trọng gồm các thuốc CN; là các thuốc có GT
thấp và không quan trọng.
Tuy nhiên sự phân nhóm này chỉ có ý nghĩa tương đối vì nhiều thuốc
rất rẻ tiền và không quan trọng trong điều trị cho nhiều bệnh, nhưng lại rất
quan trọng cho một bệnh nào đó (Ví dụ: Vitamin B1 không thể thiếu trong
phác đồ điều trị bệnh beri - beri). Do đó, việc tập trung xây dựng DMT, tổ
chức mua sắm cần chú ý tới tất cả các nhóm thuốc, nhưng cần điều tiết phù
hợp để tránh lãng phí trong sử dụng [5]


1.3. VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN QUÂN Y 354 – TỔNG CỤC HẬU CẦN

1.3.1 Giới thiệu Bệnh viện Quân y 354
Bệnh viện Quân y 354 tiền thân là Quân y xá Trần Quốc Toản (còn gọi
là Quân y viện Trung ương), được thành lập theo Nghị định 82/NĐ, ngày
27/5/1949 của Bộ Quốc phòng.
Bệnh viện 354 trực thuộc Tổng cục Hậu cần theo Quyết định số
118/2002/QĐ-BQP ngày 6/9/2002 và Quyết định số 146/QĐ-BQP ngày
11/10/2002 của Bộ Quốc phòng.
Ngày 14/11/2013 Bộ Quốc phòng có Quyết định số 4488/QĐ-BQP
công nhận xếp hạng 1 đối với Bệnh viện Quân y 354.
Quy mô 500 giường bệnh, 600 bệnh nhân điều trị nội trú và 14000
người đăng ký Bảo hiểm y tế.
Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện Quân y 354 - TCHC có các
chức năng và nhiệm vụ:
- Khám bệnh và điều trị cho các đối tượng: quân nhân, gia đình quân
nhân, BHYT và dịch vụ y tế.
- Tham gia công tác chỉ đạo tuyến đối với các đơn vị quân đội trên địa
bàn TP. Hà Nội theo sự phân công của Cục Quân y.
- Nghiên cứu khoa học về y học và y học quân sự.
Tổ chức biên chế bao gồm:
- Chỉ huy Bệnh viện: Ban Giám đốc.
- Khối Cơ quan gồm 07 ban: Ban Kế hoạch Tổng hợp, Ban Chính trị,
Ban Hậu Cần, Ban Hành chính, Ban Tài chính, Ban Y tá điều dưỡng, Ban
Quản lý nhà tang lễ.
- Khối Nội gồm 08 khoa: Khoa Nội cán bộ (A1), Khoa Nội Tim – Thân
– Khớp (A2), Khoa Nội tiêu hóa – Bệnh máu (A3), Khoa Nội truyền nhiễm –
Da liễu (A4), Khoa Nội Tâm thần kinh (A7), Khoa Y học dân tộc (A10),
Khoa Hồi sức cấp cứu (A12), Khoa Khám chữa bệnh nhân dân (A22).


- Khối Ngoại gồm 07 khoa: Khoa Ngoại Chấn thươn chỉnh hình (B1),

Khoa Ngoại chung (B3), Khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức (B5), Khoa mắt
(B7), Khoa Răng – Hàm – Mặt (B8), Khoa Tai – Mũi – Họng (B9), Khoa Sản
phụ (B11).
- Khối Cận lâm sàng gồm 08 khoa: Khoa Khám bệnh (C1), Khoa Dược
(C9), Khoa Trang bị (C10), Khoa Xét nhiệm – GPB (C2), Khoa Chẩn đoán
hình ảnh – Chức năng (C8), Khoa Lý liệu – Phục hồi chức năng (C6), Khoa
Dinh dưỡng (C11), Khoa Chống nhiễm khuẩn (C12)
1.3.2. Khoa Dược Bệnh viện Quân y 354 - Tổng cục Hậu cần
1.3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Khoa Dược Bệnh viện Quân y 354 –
Tổng cục Hậu Cần
Khoa Dược (C9) thành lập đầu năm 1954 là khoa chuyên môn có chức
năng tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh
viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn,
giám sát việc sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
Khoa Dược Bệnh viện Quân y 354 – TCHC có nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch, cung cấp, đảm bảo thuốc, hoá chất, vật tư y tế đầy đủ,
kịp thời đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý của bệnh viện.
- Sản xuất và pha chế thuốc theo danh mục sử dụng trong Bệnh viện.
- Duy trì các quy chế dược tại Bệnh viện.
- Kiểm tra, theo dõi việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn. Tham gia thông
tin tư vấn về thuốc, theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR).
- Bảo quản thuốc, hoá chất, vật tư y tế tiêu hoa,… Dự trữ các cơ số
thuốc đề phòng thiên tai, thảm hoạ và chiến tranh.
- Quản lý kinh phí sử dụng thuốc, hoá chất tại các khoa của Bệnh viện.
- Tham gia công tác nghiên cứu khoa học và huấn luyện về dược.


1.3.2.2. Cơ cấu tổ chức, hoạt động của Khoa Dược Bệnh viện Quân y 354
-TCHC
Cơ cấu tổ chức và hoạt động Khoa Dược Bệnh viện Quân y 354 –

TCHC được thể hiện trong hình 1.1:
Giám đốc

Trưởng Khoa dược

Phó trưởng Khoa dược

Tổ thống kê

Tổ dược chính

Tổ Kho

Tổ dược lâm sàng

Nhà thuốc bệnh viện

Kho Đông y

Kho BHYT

Kho Bộ Đội

Kho Thân nhân bộ đội

Kho Vật tư tiêu hao

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức Khoa Dược Bệnh viện Quân y 354 – TCHC

Tổng số cán bộ và nhân viên trong khoa gồm 35 người, với số lượng và

trình độ chuyên môn được thể hiện trong bảng 1.3:
Bảng 1.3. Cơ cấu nhân lực Khoa Dược Bệnh viện Quân y 354 –TCHC

Khoa Dược Bệnh viện Quân y 354 thuộc khối khoa Cận lâm sàng, trực
thuộc Giám đốc Bệnh viện.
Hoạt động của Khoa Dược nhằm đảm bảo cung cấp thuốc hợp lý, an
toàn, hiệu quả và kinh tế.
Lãnh đạo Khoa Dược có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo, tổ chức hoạt động
của toàn khoa theo quy chế công tác khoa Dược của Bệnh viện Quân y.


Nhiệm vụ của các Bộ phận trong Khoa Dược:
+ Tổ pha chế: Pha chế các thuốc dùng ngoài.
+ Tổ hành chính: Là tổ được biên chế đông nhất trong các tổ với 10
nhân viên, có 3 DSĐH, 6 DSTH và 1 Công vụ. Tổ hành chính thực hiện các
công tác:
Dược chính: Thực hiện các chế độ qui định của Dược Bệnh viện.
Thống kê: Tập hợp số lượng thuốc ngoại trú và nội trú dùng hàng
ngày.
Dược lâm sàng: Thông tin thuốc.
+ Tổ kho: Đảm bảo theo đúng quy định về cấp phát thuốc thường,
thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần. Quản lý xuất nhập, cấp phát theo kiện
cho Quầy thuốc bảo quản theo đúng quy chế, tổ kho gồm 1 DSĐH, 7 DSTH.
+ Tổ đông y: Biên chế gồm 01 DSĐH và 9 DSTH. Tổ đông y thực
hiện các công tác tổ chức bào chế thuốc đông y và thuốc có nguồn gốc từ
dược liệu, bảo đảm đủ số lượng và chất lượng thuốc điều trị.
+ Quầy thuốc dịch vụ: 01 DSĐH và 6 DSTH. Quầy thuốc dịch vụ
thực hiện công tác cấp phát thuốc lẻ, cung cấp và đảm bảo thuốc, hoá chất,
vật tư y tế đầy đủ kịp thời
1.3.2.3. Tổng quan về công tác Nghiên cứu Khoa học và Phát triển kỹ

thuật
- Nghiên cứu bào chế viên Bình vị nam chữa viêm loét dạ dày, hành tá
tràng: Đề tài cấp Bộ quốc phòng năm 1996.
- Nghiên cứu bào chế viên nang Sinh bạch khởi điều trị bệnh đái tháo
đường týp 2: Đề tài cấp ngành năm 2010
- Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật tiết
niệu tại khoa ngoại chung – Bệnh viện 354 năm 2010: Đề tài cấp cơ sở (2010)


- Đánh giá hiệu quả ứng dụng mạng thông tin nội bộ trong cấp phát và
quản lý thuốc cho bệnh nhân khám bệnh ngoại trú tại Bệnh viện 354 – Đề tài
cấp cơ sở (2012)
1.3.2.4. Hoạt động chuyên môn
- Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới Khoa Dược đi sâu vào
công tác Dược lâm sàng với mục đích: giúp bác sĩ, y tá và bệnh nhân sử dụng
thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; tăng cường thông tin thuốc toàn Bệnh viện;
nâng cao chất lượng công tác quản lý về sử dụng thuốc, hoá chất, vật tư y tế
tiêu hao trong Bệnh viện.
- Tăng cường pha chế, sản xuất thuốc phục vụ nhu cầu điều trị của
Bệnh viện và bệnh nhân.
1.3.2.5. Mô hình bệnh tật của bệnh viện năm 2017
MHBT của bệnh viện được phân theo bảng phân loại quốc tế bệnh tật
lần thứ 10 (ICD 10) [2] và được trình bày trong bảng 1.4:
Bảng 1.4: Mô hình bệnh tật của bệnh viện 354 năm 2017
TT

Nhóm bệnh

Tổng số
Tỉ lệ %

bệnh án

1

Bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng

4548

21,31

2
3
4
5
6

Các bệnh của hệ tuần hoàn
Bệnh của bộ máy tiêu hóa
Bệnh thần kinh và các giác quan
Các bệnh của bộ máy hô hấp
Các bệnh khác

3095
2656
1950
1623
1571

14,50
12,45

9,14
7,61
7,36

7

Các bệnh xương khớp, các cơ mô liên kết

1535

7,19

8
9

Chấn thương, vết thương, ngộ độc
Khối U

1243
1071

5,82
5,02

10

Các bệnh nội tiết, chuyển hóa miễn dịch, dinh dưỡng

965


4,52

11
12

Các bệnh của cơ quan sinh dục, tiết niệu
Tâm thần

852
142

3,99
0,67


13
14

Bệnh da mô, tế bào dưới da
Bệnh cơ quan tạo máu
Tổng

55
34
21340

0,26
0,16
100


MHBT tại Bệnh viện Quân y 354 - TCHC gồm 14 nhóm
bệnh, trong đó tập trung vào 3 nhóm bệnh: Các bệnh do
nhiễm khuẩn, kí sinh trùng chiếm tỷ lệ cao nhất (21,31%); các
bệnh của tuần hoàn (14,5%) và các bệnh đường tiêu hóa
(12,45%).


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
DMT sử dụng tại Bệnh viện Quân y 354 - TCHC năm 2019.
2.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu các hồ sơ, sổ sách liên
quan tới DMT sử dụng tại bệnh viện từ ngày 01/01/2019 tới ngày 31/12/2019.
2.2.2. Tóm tắt nghiên cứu
Hình 2.1. Tóm tắt nghiên cứu


2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu qua:
- DMT bệnh viên xây dựng năm 2019.
- Báo cáo sử dụng thuốc của năm 2019.
- Bảng kiểm tra bệnh viện năm 2019.
- Báo cáo tổng thu, tổng chi năm 2019.
- Khai thác phần mềm quản lý bệnh viện.
2.2.4. Phương pháp phân tích danh mục thuốc
2.2.4.1. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng
Các bước tiến hành:
Bước 1: Tổng hợp toàn bộ các dữ liệu thu thập được về DMT sử dụng
năm 2019 theo: tên thuốc; hoạt chất; nồng độ/hàm lượng; đường dùng; đơn vị

tính; số lượng sử dụng; đơn giá; nước sản xuất; nhà cung cấp.
Bước 2: Tổng hợp số liệu theo các chỉ tiêu cần nghiên cứu:
- Xếp theo nhóm tác dụng dược lý (TDDL).
- Xếp theo nguồn gốc xuất xứ: thuốc nội, thuốc ngoại.
- Xếp theo thuốc biệt dược gốc, thuốc generic, thuốc mang tên
thương mại
- Xếp theo số lượng thành phần dược chất: thuốc đơn, đa thành
phần.
- Xếp theo dạng bào chế: thuốc uống; tiêm, tiêm truyền và các
dạng khác.
- Xếp theo thuốc phải hội chẩn trước khi dùng, thuốc phải kiểm
soát đặc biệt.
- Xếp theo thuốc hoá dược và thuốc dược liệu, y học cổ truyền.
Bước 3: Dùng các hàm để tính số lượng khoản mục, trị giá và tỷ lệ%
các giá trị số liệu. Từ đó, làm căn cứ đưa ra nhận xét về cơ cấu DMT
bệnh viện sử dụng trong năm 2019 theo các chỉ tiêu nghiên cứu đã nêu.


2.2.4.2. Phân tích ABC
Phân tích ABC gồm các bước [5]:
Bước 1: Liệt kê các sản phẩm gồm N sản phẩm
Bước 2: Điền các thông tin sau cho mỗi sản phẩm:
- Đơn giá của từng sản phẩm: gi (i = 1, 2, 3…, N)
- Số lượng các sản phẩm: qi
Bước 3: Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số
lượng sản phẩm ci = gi x qi. Tổng số tiền sẽ bằng tổng lượng tiền cho mỗi sản
phẩm: C = tổng ci
Bước 4: Tính GT % của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi
sản phẩm chia cho tổng số tiền: pi = (ci / C) × 100
Bước 5: Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự % GT giảm dần

Bước 6: Tính GT % tích lũy của tổng GT cho mỗi sản phẩm (k): bắt
đầu với sản phẩm số 1 sau đó cộng các sản phẩm tiếp theo trong danh sách
Bước 7: Phân hạng sản phẩm như sau [3]:
- Hạng A: gồm những sản phẩm chiếm 75 - 80% tổng GT (k từ 0
- 80%).
- Hạng B: gồm những sản phẩm chiếm 15 - 20% tổng GT (k từ
80

-95%).
- Hạng C: gồm những sản phẩm chiếm 5 - 10% tổng GT tiền (k >

95%).
Thông thường:
- Sản phẩm hạng A chiếm 10 - 20% tổng số lượng.
- Sản phẩm hạng B chiếm 10 - 20% tổng số lượng.
- Sản phẩm hạng C chiếm 60 - 80% tổng số lượng.
Từ các kết quả phân tích được, rút ra nhận xét thích hợp về tỷ lệ ngân
sách dành cho các nhóm thuốc.


2.2.4.3. Phân tích VEN
Các bước phân tích VEN:
1.
2.

Từng thành viên Hội đồng sắp xếp các thuốc theo 3 nhóm loại V, E, và N;
Kết quả phân loại của các thành viên được tập hợp và thống nhất, sau đó,

3.
4.


Hội đồng sẽ:
Lựa chọn và loại bỏ những phương án điều trị trùng lặp;
Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại bỏ những

5.

thuốc này trong trường hợp không còn nhu cầu điều trị;
Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V và E trước nhóm N

6.

và bảo đảm thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn;
Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E chặt chẽ hơn
nhóm N
Đề tài chỉ áp dụng phương pháp phân tích ABC để phân tích các thuốc

nhóm A theo phân loại ABC danh mục thuốc đã sử dụng. Phân tích VEN là do
khoa Dược họp thống nhất DM thuốc trình HĐT& ĐT.
2.2.4.4. Phân tích ma trận ABC/VEN
Dựa vào kết quả đã thu được ở phân tích VEN. Tiến hành phân tích
ABC cho từng nhóm trong phân tích VEN. Từ đó đưa ra các nhận xét cho
việc phân loại thuốc theo các mức độ quan trọng nhất, quan trọng và ít quan
trọng.
2.3. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.3.1. Địa điểm
- Bệnh viện Quân y 354 - TCHC.
- Bộ môn Tổ chức quản lý Dược - Tiếp tế Quân y, Viện Đào tạo Dược,
Học viện Quân y.
2.3.2. Thời gian

Từ tháng 1/1/2019 tới tháng 31/12/2019.


2.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
Các kết quả nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm
Microsoft Excel 2016
- Lập bảng
- Mô hình hóa dưới dạng biểu đồ, đồ thị


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHUNG CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC
BỆNH VIỆN 354 – TỔNG CỤC HẬU CẦN NĂM 2019
3.1.1. Cơ cấu danh mục thuốc theo theo nhóm tác dụng dược lý
Kết quả nghiên cứu về cơ cấu DMT sử dụng tại bệnh viện theo
nhóm TDDL được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý
TT
1

Thuốc tim mạch

2

Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

3

Thuốc đường tiêu hóa


4

Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết

5

Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thu

6

Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-ba

7
8
9
10

Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ t
Vitamin và khoáng chất
Thuốc tác dụng đối với máu
Thuốc gây tê, mê

11

Thuốc tác dụng trên đường hô hấp

12

Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng


13

Thuốc chống rối loạn tâm thần

14

Thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase

15

Thuốc chống co giật, chống động kinh


16

Thuốc chống dị ứng và các trường hợp quá mẫn

17

Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ

18
19
20
21
22
23
24
25


Thuốc điều trị bệnh da liễu
Các thuốc khác thuộc TT40
Thuốc lợi tiểu
Thuốc dùng chẩn đoán
Thuốc điều trị đường tiết niệu
Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn
Thuốc chống Parkinson
Thuốc điều trị đau nửa đầu

26

Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch

27

Dung dịch thẩm phân phúc mạc

28

Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đ

29

Thuốc điều trị đau nửa đầu

Tổng cộng
Hình 3.1. Biểu đồ cơ cấu số lượng và giá trị sử dụng theo nhóm tác dụng

Nhận xét: Theo Bảng 3.1, Hình 3.1, 4 nhóm thuốc vừa chiếm SLKM
lớn nhất vừa chiếm GTSD lớn lần lượt là thuốc tim mạch, thuốc điều trị ký

sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, thuốc đường tiêu hóa, hocmon và các thuốc
tác động vào hệ thống nội tiết. Nhóm thuốc tim mạch chiếm 116 khoản mục
với GTSD chiếm 25,5% thấp hơn nhóm thuốc kí sinh trùng, nhiễm khuẩn
gồm 89 khoản mục chiếm 26,1%. Các nhóm thuốc còn lại có sự chênh lệch
không đáng kể.
3.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc theo theo nguồn gốc, xuất xứ năm 2019
Kết quả phân tích cơ cấu DMT sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ
được thể hiện trong Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Cơ cấu danh mục thuốc tiêu thụ theo nguồn gốc, xuất xứ


T

Chỉ ỉ
a
S l
tiêu
trị
ố ệ
(tri
K
(
Nguồn
ệu
M
%
gốc
đồ
)
ng)

4
27.
Thuốc
2 3
23
SX trong 6 ,
8,6
nước
5 9
67
5
5
79.
Thuốc
3 6
46
nhập
3 ,
5,5
khẩu
8 0
63
5
10
6 1 6.7
Tổng
0 0 04,
cộng
3 0 23
0


Tỉ
lệ

(%
)

2
5,5
3

7
4,4
7

1
00

Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu số lượng và giá trị sử dụng theo nguồn gốc,
xuất xứ

Nhận xét: Tỷ lệ thuốc nhập khẩu về số KM là 338 tương đương
56,05%, thuốc sản xuất trong nước là 265 tương đương 43,95%. Về giá trị
sử dụng thuốc nhập khẩu/ thuốc sản xuất trong nước là 74,47%/ 25,53%.
Giá trị sử dụng thuốc nhập khẩu gấp khoảng 3 lần thuốc sản xuất trong
nước.

Tỉ lệ % SLKM

Tỉ lệ % GT


Bảng 3.3. Nhóm 10 nước có giá trị thuốc nhập khẩu cao nhất năm 2019
trong DMT Bệnh viện 354
SKM

Tỷ lệ %


40
24
8
10
16
9
9
16
51
25

11,83
7,10
2,37
2,96
4,73
2,66
2,66
4,73
15,09
7,40


3.1.3. Cơ cấu danh mục thuốc theo danh pháp
Kết quả phân tích cơ cấu DMT Biệt dược gốc và thuốc generic và thuốc
dược liệu, thuốc cổ truyền sử dụng tại Bệnh viện Quân y 354 được thể hiện
trong Bảng 3.4
Bảng 3.4. Cơ cấu thuốc theo danh pháp
Tỉ lệ %
17,74
31,51
46,60
4,15
100

Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu số lượng và giá trị sử dụng theo danh pháp

Nhận xét: Thuốc mang tên thương thương mại gồm 281 thuốc chiếm
46,60% số lượng khoản mục được sử dụng tại Bệnh viện Quân y 354, có
số lượng khoản mục nhiều nhất, tiếp theo là thuốc generic với 190 thuốc
chiếm 31,51% số lượng khoản mục nhưng chiếm 49,23% tổng giá trị tiền
sử dụng thuốc, chiếm giá trị lớn nhất. Thuốc biệt dược gốc gồm 107 thuốc,


×