Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Giải pháp nâng cao kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số phương pháp dạy học tích cực khi dạy tác phẩm “chữ người tử tù” của nguyễn tuân ( ngữ văn 11, tập 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.49 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chon đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
2.2. Thực trạng
2.3. Giải quyết vấn đề.
2.4. Giáo án thực nghiệm.
2.5. Hiệu quả
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
4. Tài liệu tham khảo
5. Phụ lục

Trang
2
2-3
3
3
3
3
3-4
4
5-7
7 - 18
18
18


18 - 19
19
20
21 - 24

1


1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong xu thế hội nhập và phát triển toàn cầu hiện nay luôn đòi hỏi con người
phải có sự sáng tạo, năng động và khả năng xử lí thông tin một cách kịp thời và
hiệu quả để tránh những rủi ro không cần thiết. Vì thực tế đa số học sinh, sinh
viên khi gặp những tình huống thường lúng túng trong cách xử lí thông tin.
Nhằm đáp ứng yêu cầu này, mục đích giáo dục phổ thông của nước ta hiện nay
chuyển từ trang bị kiến thức sang trang bị những kĩ năng sống cần thiết qua việc
lồng ghép kĩ năng sống vào bài học qua các phương pháp dạy học tích cực. Vì
vậy, hoạt động giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh vừa
mang tính chiến lược, vừa mang tính cấp bách, là động cơ và cũng là nhiệm vụ
của nhà trường, cơ quan và của cha mẹ học sinh thường xuyên và lâu dài.
Hiện nay, Bộ GD và ĐT đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép
trong các môn học ở THPT nhằm đạt mục tiêu trang bị cho học sinh những kiến
thức, giá trị thái độ và kỹ năng phù hợp, tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh sử
dụng toàn quyền và bổn phận của mình để phát triển toàn diện về thể chất, trí
tuệ, tinh thần, đạo đức. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên,
trong dạy học các môn học nói chung và dạy học Ngữ văn ở trường THPT nói
riêng, việc thiết kế những bài dạy sao cho vừa đảm bảo yêu cầu về nội dung vừa
giúp HS nhận thức được các giá trị trong cuộc sống, hình thành lối sống, cách
ứng xử có văn hóa trong các tình huống giao tiếp đa dạng của cuộc sống mà vẫn
tạo hứng thú cho học sinh trong một thời lượng có hạn là vấn đề rất cần thiết đối

với người giáo viên Ngữ văn.
Đối với việc dạy học Ngữ văn ở các cấp học nói chung và ở trường THPT
nói riêng đều hàm ẩn giáo dục kĩ năng sống mới mức độ khác nhau, việc làm sao
để đảm bảo được nội dung kiến thức bài học mà đồng thời học sinh lại phải chủ
động chiếm lĩnh kiến thức bài học theo yêu cầu đổi mới về phương pháp hiện
nay quả thật là điều không dễ thực hiện. Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải vận
dụng nhiều kĩ năng, trong đó không chỉ là kiến thức mà đòi hỏi cả sự sáng tạo,
linh hoạt ở mỗi bài dạy cụ thể. Sự chuẩn bị kĩ càng cho việc lên lớp của người
giáo viên từ khâu chuẩn bị - tức là phần thiết kế bài dạy - là một trong những
yếu tố góp phần không nhỏ vào hiệu quả của tiết học, đặc biệt là trong việc vận
dụng và phát huy tối đa công năng của các phương pháp dạy học tích cực trong
việc giáo dục KNS cho HS. Chính vì thế, để nhằm giáo dục KNS cho học sinh,
tôi đã áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để nâng cao chất lượng giờ dạy
như dạy học nhóm, dạy học theo dự án và dạy học theo sơ đồ tư duy nhằm giúp
cho HS phát triển và rèn luyện những kĩ năng cần thiết để hội nhập cuộc sống
một cách chủ động hơn.
Trong quá trình giảng dạy Ngữ văn 11, tập 1, tôi nhận thấy truyện ngắn
“Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân không chỉ có giá trị về nội dung và nghệ
thuật mà còn có tác dụng bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm góp phần hình thành và
phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Xuất phát từ thực tế trên, tôi lựa
chọn đề tài “Giải pháp nâng cao kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số
2


phương pháp dạy học tích cực khi dạy tác phẩm “Chữ người tử tù” của
Nguyễn Tuân ( Ngữ văn 11, tập 1) mà bản thân tôi nhận thấy có hiệu quả trong
quá trình thực hiện.
1.2.Mục đích nghiên cứu:
Căn cứ vào việc tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở pháp lí việc xây dựng mô
hình giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống thông qua một số phương pháp dạy học

tích cực, giúp học sinh có tinh thần, thái độ học tập tự giác, tích cực, sống có lí
tưởng và hoài bão, ứng xử, hành động mang tính nhân văn. Nó giúp cho học
sinh có ý thức bảo vệ và rèn luyện cơ thể, không vi phạm các tệ nạn xã hội. Giúp
học sinh có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độc
lập, tự tin khi giải quyết công việc.
1.3 Đối tượng nghiên cứu :
Đề tài hướng vào nghiên cứu đặc điểm của các bài dạy trong tác phẩm “Chữ
người tử tù” của Nguyễn Tuân, từ đó áp dụng những phương pháp dạy học tích
cực để lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong môn Ngữ văn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Tìm hiểu về khái niệm kỹ năng sống, đặc điểm cơ bản của một số phương
pháp dạy học tích cực qua đó áp dụng vào dạy tác phẩm “Chữ người tử tù” của
Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, tập 1. Từ đó lôi cuốn học sinh hoạt động học tập một
cách tích cực, chủ động, nắm vững kiến thức bài học đồng thời các kỹ năng sống
cũng được hình thành.
2. NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài .
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ phát triển như hiện nay
thì giáo dục đóng vai trò quan trọng. Việc đổi mới giáo dục phổ thông là đổi mới
đồng bộ các phương diện giáo dục từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương
tiện đến cách thức đánh giá nhằm thay lối dạy học truyền thụ một chiều sang
dạy học tương tác, giúp học sinh phát triển năng lực cá nhân, phát huy tính tích
cực tự giác, chủ động sáng tạo bồi dưỡng phương pháp tự học, năng lực tự học,
năng lực hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn có tình
cảm nhân văn, hứng thú trong học tập. Cho nên, giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục cả nước. Giáo dục
phải mang lại cho học sinh không chỉ kiến thức mà cả kĩ năng sống một cách
trực tiếp hay gián tiếp. Vì thế công tác vận dụng các biện pháp và hình thành tổ
chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là việc làm cần thiết, thông qua các
hoạt động cũng như các hình thức giáo dục mà kĩ năng sống của học sinh sẽ

được hình thành và phát triển.
Mục tiêu và nội dung môn Ngữ văn đã chứa đựng những yếu tố của giáo dục
KNS, phù hợp với các nội dung cơ bản của giáo dục KNS, bao gồm kĩ năng tư
duy sáng tạo, kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng giao tiếp,... phù hợp với cách tiếp
cận làm thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức về các nội dung của
môn Ngữ văn. Nhiều bài học của môn Ngữ văn hướng đến việc giúp HS nhận
thức được các giá trị trong cuộc sống, hình thành lối sống, tình cảm gia đình,
3


bạn bè, tình yêu đối với quê hương đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, lòng
biết ơn sâu sắc. Mặt khác, các KNS còn được giáo dục thông qua phương pháp
học tập tích cực, dựa trên sự tương tác giữa nội dung bài học với những hiểu
biết, kinh nghiệm vốn có của bản thân người học và quá trình đối thoại, tương
tác người học với nhau để thực hành, vận dụng linh hoạt vào các tình huống
trong cuộc sống phù hợp với lứa tuổi của các em.
Có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực nhằm giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh trong dạy học Ngữ văn. Tuy nhiên trong khuôn khổ một sáng kiến kinh
nghiệm, tôi xin trình bày một số vận dụng mà bản thân nhận thấy có hiệu quả
tích cực trong giáo dục KNS cho học sinh ở ba phương pháp: dạy học nhóm, dạy
học theo dự án và theo sơ đồ tư duy.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
Trước khi tiến hành áp dụng sáng kiến vào trong giảng dạy môn Ngữ văn ở
trường THPT, tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu về phía học sinh
TT
Nội dung câu hỏi
Kết quả trả lời của HS

Không
1

Theo em, học Ngữ văn ở trường phổ
65/128 HS
Không thực tế
thông có giúp em nâng cao khả năng
80/128 HS
nhận thức không?
2
Theo em, học Ngữ văn có giúp em
45/128 HS
Không biết:
điều chỉnh hành vi không?
98/128 HS
3
Theo em, học Ngữ văn có ý nghĩa
128/128HS
không?
4
Theo em, học Ngữ văn có cần thiết
85/159HS Không: 67/128HS
không?
Qua kết quả khảo sát, tôi nhận thấy có sự mâu thuẫn trong nhận thức của
HS khi các em nhận định Ngữ văn là môn học bổ ích, có ý nghĩa nhưng có đến
52,3,5% HS cho rằng học Ngữ văn là không cần thiết. Hoặc có tới có 62,5%
học sinh cho rằng học môn Ngữ văn giúp nâng cao nhận thức nhưng không thực
tế vì học Ngữ văn trong trường phổ thông phần lớn chỉ phản ánh những cái đã
qua nên chỉ giúp các em nhìn nhận lại quá khứ mà không giúp các em hội nhập
với cuộc sống hiện đại. Thậm chí có đến 76,5% HS không biết là học Ngữ văn có
giúp em điều chỉnh hành vi của mình hay không và 45,5% HS kết luận không cần
học môn Ngữ văn là một tỉ lệ không nhỏ. Từ đó ta dễ dàng nhận ra HS nhận thấy
môn Ngữ văn có ý nghĩa nhưng còn mơ hồ về khả năng áp dụng thực tiễn của môn

học này.
Từ thực trạng trên, cho thấy việc dạy học môn Ngữ văn nói chung và giảng
dạy môn Ngữ văn ở chương trình lớp 11, HS còn nhiều bỡ ngỡ chưa thật sự lôi
cuốn. Để đạt hiệu quả, hấp dẫn, lôi cuốn và tác động tích cực hơn đối với HS
nhằm giáo dục KNS cho các em, tôi đã tìm cách để nâng cao hiệu quả của việc
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua dạy tác phẩm “ Chữ người tử tù”,
Ngữ văn lớp 11 THPT giúp học sinh có những kĩ năng cần thiết để hội nhập
cuộc sống một cách chủ động và sáng tạo hơn.
4


2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Phương pháp dạy học nhóm:
Phương pháp dạy học nhóm rất đa dạng từ cách chọn chủ đề cần thảo luận
cho đến cách phân chia nhóm, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt tùy theo từng
mục tiêu và đặc trưng của bài học. Trong phương pháp dạy học nhóm, có rất nhiều
cách phân chia nhóm khác nhau. Nếu hoạt động nhóm diễn ra trên lớp học thì nên
tạo các nhóm nhỏ, tối đa 10 học sinh một nhóm, để HS có điều kiện thảo luận với
nhau. Các nhóm này cũng không nên trùng lặp trong suốt quá trình dạy của giáo
viên. Việc phân chia nhóm linh hoạt sẽ giúp học sinh hứng thú hơn, đồng thời tạo
cơ hội cho các học sinh được học hỏi, giao lưu với các bạn trong lớp.
Khi dạy truyện ngắn: “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, giáo viên chia lớp
thành 4 nhóm theo hai dãy bàn ngồi, mỗi nhóm 3 bàn, nhóm 1 tìm hiểu tình
huống truyện, nhóm 2, tìm hiểu về hình tượng nhân vật Huấn Cao và nhóm 3
tìm hiểu về nhân vật quản ngục, nhóm 4, tìm hiểu tại sao nói: cảnh cho chữ là
cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Học sinh các nhóm thảo luận trong vòng 7
phút, giáo viên yêu cầu các nhóm dừng thảo luận và tập trung nghe kết quả thảo
luận của các nhóm để nhận xét, bổ sung. Điều này, giúp rèn luyện kĩ năng sống
cho học sinh như kĩ năng độc lập suy nghĩ, đánh giá, kĩ năng trình bày và thể
hiện quan điểm của mình trước cô giáo và các bạn học sinh trong lớp. Sau mỗi

phần giáo viên khái quát ý chính, bình mở rộng thêm hoặc gợi ý thêm bằng các
câu hỏi cho các nhóm. Để phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, giáo viên chỉ
gợi ý, khuyến khích, động viên chứ không nên gò ép học sinh theo ý của mình.
Điều quan trọng là sau khi học sinh trình bày, thảo luận bao giờ giáo viên cũng
phải có phần nhận xét, chốt ý và có những câu hỏi gợi mở, dẫn dắt để giúp học
sinh hiểu rõ hơn những nội dung chưa được thể hiện, hoặc thể hiện chưa sâu.
Với phương pháp này mỗi học sinh đều được thể hiện chính kiến của mình, đồng
thời vẫn phải hợp tác, tranh luận để đi đến thống nhất lựa chọn ý kiến chung từ đó
các em nâng cao rèn luyện kỹ năng giao tiếp.
2.3.2. Phương pháp dạy học theo dự án
Phương pháp dạy học theo dự án là một trong những phương pháp ưu việt
trong việc phát huy năng lực tư duy sáng tạo của chủ thể - trò, đồng thời lồng ghép
được kỹ năng sống hợp lí, tự nhiên. Đây là phương pháp dạy học kết hợp có hiệu
quả việc sử dụng máy tính với các chương trình dạy học hiện có, giúp các giáo viên
phát huy khả năng sáng tạo của mình và phát triển trí tưởng tượng, sở trường của
học sinh ra ngoài phạm vi học đường, học tập kết hợp với thực hành. Để thực hiện
phương pháp dạy học này này, trước hết giáo viên phải chuẩn bị một kế hoạch bài
dạy cụ thể, chi tiết. Hồ sơ và các bước thực hiện bao gồm:
- Bước 1:
+ Kế hoạch bài dạy với các mục tiêu học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu về
kiến thức, kĩ năng của chương trình do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo quy định.
+ Thu thập tư liệu, thiết kế bài trình bày đa phương tiện của GV.
+ Thiết lập các tiêu chí đánh giá cho bài trình bày đa phương tiện của học sinh.
+ Bài trình bày, bài báo, tờ giới thiệu, hoặc trang web,… của giáo viên hỗ trợ
5


cho bài dạy.
- Bước 2:
+ Hướng dẫn HS cách thiết kế các bài trình bày đa phương tiện: PowerPoint,

cách sử dụng phần mềm làm phim: Windows Movie Maker hoặc Corel Video
Studio,...
+ Gợi ý cho HS hình thành ý tưởng, chọn vai.
- Bước 3:
+ Theo dõi quá trình thực hiện dự án của HS.
+ Gợi ý cho HS điều chỉnh để có sản phẩm tốt hơn.
- Bước 4:
+ Thực hiện giờ dạy:
+ HS các nhóm trình bày.
+ GV nhận xét, củng cố nội dung bài học theo từng phần, dùng những câu hỏi
gợi mở để HS các nhóm thảo luận đưa ra ý kiến, sử dụng bài trình bày đa
phương tiện để chốt ý.
Chẳng hạn dạy tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, giáo viên giao
nhiệm vụ cho học sinh nghiên cứu làm việc theo dự án.
Trước hết, giáo viên chia học sinh làm hai nhóm lớn và giao nhiệm vụ nghiên cứu
cho các nhóm. Cụ thể, nhóm 1: Hoàn thành dự án về sưu tầm tranh ảnh kí họa, bài
bình luận, phóng sự về tác giả Nguyễn Tuân. Nhóm 2: Hoàn thành dự án về nhập
vai tái hiện tác phẩm.
Sau khi giao nhiệm vụ cho các nhóm xong, giáo viên định hướng cho học sinh
các nhóm cách lên ý tưởng: làm phóng sự về hình ảnh Hà Nội đồng thời phân
công công việc cho từng thành viên: như nghiên cứu thu thập tài liệu, hình ảnh
phục vụ cho dự án, xây dựng vi deo, lập báo cáo thuyết trình, chuẩn bị câu hỏi.
Học sinh tìm tài liệu phục vụ cho dự án của nhóm bằng cách vào Internet để tìm
tài liệu, tranh ảnh, vi deo phục vụ cho dự án của nhóm. Trong thời gian học sinh
thực hiện dự án cần liên tục báo cáo tiến trình thực hiện sản phẩm xin ý kiến
giáo viên để giáo viên nắm bắt và kịp thời góp ý điều chỉnh. Phương pháp này
rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh như: tự giác nghiên cứu học tập, tính
đoàn kết tinh thần hợp tác làm việc nhóm, sự mạnh dạn trình bày suy nghĩ của
mình trước cô giáo và các bạn học sinh, rèn kỹ năng thuyết trình….
2.3.3. Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy:

Sơ đồ tư duy hay còn gọi là bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử
dụng màu sắc hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Sơ đồ tư duy có cấu
tạo như một cái cây có nhiều nhánh lớn, nhỏ mọc xung quanh. “Cái cây” ở giữa
sơ đồ là một ý tưởng chính hay hình ảnh trung tâm. Nối với nó là các nhánh lớn
thể hiện các vấn đề có liên quan với ý tưởng chính. Các nhánh lớn sẽ phân thành
nhiều nhánh nhỏ rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện ở mức
độ sâu hơn. Sự phân nhánh cứ tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn kết nối
với nhau. Sự liên kết này tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung
tâm một cách cụ thể và rõ ràng.
Phương pháp sơ đồ tư duy thường được tổ chức đầu tiết dạy để kiểm tra bài
6


cũ tạo tâm thế hứng thú cho học sinh đi vào tìm hiểu bài học hoặc để kiểm tra
những kiến thức đã học qua, hoặc sử dụng ở cuối giờ để củng cố nội dung bài
học. Phương pháp này tạo sự sôi nổi, tránh nhàm chán của tiết học.
Ví dụ dạy xong tác phẩm “ Chữ người tử tù” giáo viên hướng dẫn vẽ sơ đồ tư
duy bằng phần mềm Imindmap. Từ đó, giáo viên có thể nắm bắt việc học sinh đã
nắm kiến thức bài học qua sơ đồ tư duy giúp các em ghi nhớ và khắc sâu hơn về
kiến thức đã lĩnh hội.
Đây là một trong những phương pháp rất hiệu quả trong việc tạo hứng thú
cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn và qua đó rèn luyện kĩ năng sống một
cách hữu hiệu nhất cho học sinh như: độc lập suy nghĩ, tính quyết đoán, tư duy
và sáng tạo chủ động trong giải quyết vấn đề.
2.4. Giáo án thực nghiệm:
Tiết 39 - 40- 41
Đọc văn:

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
- Nguyễn Tuân -


A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức :
- Nắm được tiểu sử tác giả, hoàn cảnh sáng tác, phong cách nghệ thuật của nhà
văn Nguyễn Tuân.
- Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao: cốt cách của người
nghệ sĩ tài hoa; khí phách của trang anh hùng nghĩa hiệp; thiên lương của một
con người trọng nghĩa khinh tài.
- Thấy được quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín đáo của Nguyễn
Tuân.
- Hiểu và phân tích được nghệ thuật của truyện: xây dựng tình huống truyện
độc đáo, ngôn ngữ tạo hình, thủ pháp đối lập …
2. Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài đọc hiểu về truyện ngắn của Nguyễn Tuân.
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về một tác
phẩm.
c. Hình thành các kĩ năng: giao tiếp, hợp tác, giải quyết tình huống có vấn đề,
tư duy, phán đoán và sáng tạo.
3. Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về truyện ngắn của
Nguyễn Tuân
c / Hình thành nhân cách: có tâm hồn nghệ sĩ, biết yêu cái đẹp, lên án cái ác,
cái xấu.
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
- Năng lực giải quyết vấn đề: lí giải vấn đề đời sống được thể hiện qua tác
phẩm sự đề cao cái đẹp, đề cao thiên lương của con người;
- Năng lực sáng tạo: học sinh xác định và hiểu được những ý tưởng mà tác giả
7



muốn gửi gắm. Trình bày được suy nghĩ của mình trước giá trị cuộc sống được
thể hiện qua tác phẩm.
- Năng lực hợp tác: HS cùng chia sẻ, phối hợp với nhau qua hoạt động thảo
luận nhóm.
- Năng lực giao tiếp TV: HS giao tiếp cùng tác giả qua văn bản, nâng cao khả
năng sử dụng tiếng Việt.
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS cảm nhận vẻ đẹp ngôn
ngữ văn học - tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân; biết rung
động trước cái đẹp nhân cách và tài năng của nhân vật.
B. HÌNH THỨC DẠY HỌC: DH trên lớp.
C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Phương tiện, thiết bị:
+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.
+ Máy tính, máy chiếu, loa...
- PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm,
dự án, sơ đồ tư duy.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
KĨ NĂNG
Tiết 39
- Nhận thức được nhiệm
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
vụ cần giải quyết của bài
+Trình chiếu tranh ảnh, cho hs học.
xem tranh ảnh (CNTT), lắp ghép - Tập trung cao và hợp tác

* HS:
tốt để giải quyết nhiệm
+ Nhìn hình đoán tác giả Nguyễn vụ.
Tuân
- Có thái độ tích cực, hứng
+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả
thú.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả
thực hiện
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến
thức và dẫn vào bài mới:
Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ
suốt đời đi tìm cái đẹp. Với phong
cách nghệ thuật tài hoa, uyên
bác, ông đã tìm được biết bao vẻ
đẹp độc đáo để lại cho đời. Một
trong những tuyệt tác chứa đựng
những vẻ đẹp có thể làm xúc
động, làm đắm say lòng người là
tập truyện ngắn “Vang bóng một
8


thời”. Trong đó có một truyện
ngắn bật lên đỉnh cao nhất là
truyện ngắn “Chữ người tử tù”
 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Hướng dẫn HS tìm hiểu chung I. Tìm hiểu chung:
về tác giả và tác phẩm
1. Tiểu dẫn
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
a. Tác giả.
- Phần tiểu dẫn SGK trình bày - Nguyễn Tuân: (1910 –
những nội dung chính nào?
1987). Là nhà văn lớn của
- Nêu vài nét về tác giả Nguyễn văn học Việt Nam.
Tuân?
- Là người nghệ sĩ suốt đời
Xuất xứ của truyện “ Chữ người đi tìm cái đẹp.
tử tù” ?
b. Sự nghiệp sáng tác:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - Đặc điểm phong cách:
Bước 3: HS báo cáo kết quả Ông là một nghệ sĩ tài hoa,
thực hiện
uyên bác, độc đáo:
HS đọc tiểu dẫn SGK và tóm tắt - Sở trường là tuỳ bút,
ý chính.
truyện ngắn. Ông đã đưa
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến truyện nhắn và tùy bút lên
thức
tầm cao mới.
Giáo viên chia HS thành 4 2. Tác phẩm.
nhóm:
a. Xuất xứ: In trong tập
Nhóm 1: Tìm hiểu về tình “Vang
bóng
một

huống truyện.
thời”(1940), lúc đầu có tên
Nhóm 2: Tìm hiểu về vẻ đẹp là “Dòng chữ cuối cùng”
nhân vật Huấn Cao.
sau đó đổi tên thành “Chữ
Nhóm 3. Tìm hiểu về nhân vật người tử tù”.
viên quản ngục.
b. Tóm tắt và bố cục.
Nhóm 4. Tìm hiểu về cảnh cho II. Đọc hiểu văn bản:
chữ.
1. Tình huống truyện :
(Thời gian thảo luận 7 phút), a. Cuộc gặp gỡ của hai
yêu cầu đại diện nhóm trả lời, con người khác thường,
các nhóm khác bổ sung.
đầy kịch tính, éo le.
(Ảnh minh họa: Hình 1 trang b. Vị thế của Huấn Cao
22)
và viên quản ngục:
Thao tác 1: Nhóm 1: Em hãy + Xét trên bình diện xã
trình bày tình huống truyện hội: Họ là hai kẻ đối lập, ở
“Chữ người tử tù” (sự kiện, vị hai chiến tuyến đối nghịch.
thế các nhân vật, diễn biến)
+ Xét trên bình diện nghệ
Học sinh thảo luận, phát hiện ý thuật: Họ đều là những
chỉ ra và trình bày. Các nhóm con người có tâm hồn
khác bổ sung, phản biện để hoàn đồng điệu. Viên quản ngục

KĨ NĂNG

- Kĩ năng

hợp tác, làm
việc nhóm.
- Kĩ năng giải
quyết
tình
huống có vấn
đề.
- Kĩ năng
thuyết trình.

9


thiện sản phẩm.
Giáo viên đánh giá, bình luận
chốt ý: Tình huống truyện là
“một sự kiện đặc biệt trong đó
chứa đựng một tình thế bất
thường của quan hệ đời sống”
(Chu Văn Sơn). Đó là cuộc gặp
gỡ đầy kịch tính giữa Huấn Cao
và viên quản ngục.

Giáo viên mở rộng thêm câu
hỏi: Theo em, tình huống truyện
có ý nghĩa gì và thông điệp mà
nhà văn Nguyễn Tuân muốn gửi
gắm ở đây là gì?
Học sinh phát hiện, tư duy, lập
luận trả lời việc nhà văn xây dựng

tình huống truyện có ngụy ý gì.

Tiết 40
Thao tác 2 : Nhóm 2: Tìm và
phân tích những chi tiết trong
tác phẩm để chứng minh vẻ đẹp
của nhân vật Huấn Cao ( vẻ đẹp
tài năng, khí phách, thiên
lương)
Nhóm 2 trình bày sản phẩm về
vẻ đẹp tài năng của Huấn Cao.

yêu thích nghệ thuật thư
pháp, ngưỡng mộ tài viết
chữ của Huấn Cao còn
Huấn Cao lại là người có
tài viết chữ đẹp, có khí
khách => Họ là tri âm tri
kỉ.
c. Diễn biến của tình
huống:
- Lúc đầu, giữa họ là một
hố sâu ngăn cách.
- Sau đó, nhận được phiến
trát lần hai. Thấu hiểu nỗi
lòng của quản ngục Huấn
Cao đồng ý cho chữ.
- Cảnh cho chữ - một cảnh
tượng xưa nay chưa từng
có đã diễn ra.

d. Ý nghĩa của tình
huống truyện:
- Góp phần phát triển cốt
truyện làm nổi bật chủ đề,
tư tưởng của tác phẩm.
- Đặt nhân vật vào tình
huống có vấn đề buộc
nhân vật bộc lộ vẻ đẹp
nhân cách
* Quan niệm về con người
và quan điểm thẩm mĩ của
nhà văn: khẳng định, tôn
vinh cái đẹp, sự song hành
của cái đẹp và cái thiện
trong đời sống.

- Kĩ năng độc
lập suy nghĩ,
đánh giá.
- Kĩ năng suy
luận, thuyết
trình.

2. Nhân vật Huấn Cao.
a. Vẻ đẹp tài năng.
- Tài năng của Huấn Cao
gián tiếp qua lời đồn” …
hay là người cả vùng tỉnh
Sơn vẫn khen là viết chữ
rất nhanh và rất đẹp”

- Lời ca ngợi và ước mơ
cháy bỏng của viên quản
10


Các nhóm khác bổ sung, phản
biện để hoàn thiện sản phẩm.
Giáo viên đánh giá, bình luận
chốt ý:
“Chữ” ở đây là chữ Hán – thứ
chữ khối vuông, được viết bằng
bút lông. Người viết chữ đẹp
được coi là nghệ sĩ và viết chữ
được xem là một hành vi sáng tạo
nghệ thuật, một hoạt động sản
sinh cái đẹp. Bộ môn nghệ thuật
ấy được gọi là thư pháp.
(Ảnh minh họa: Hình 2 trang
23)
Nhóm 2 : trình bày sản phẩm về
vẻ đẹp khí phách của Huấn Cao
Các nhóm khác bổ sung, phản
biện để hoàn thiện sản phẩm.
Giáo viên đánh giá và bình luận:
Nguyễn Du từng viết: “Hùm
thiêng khi đã sa cơ cũng hèn”.
Tuy nhiên, Huấn Cao vẫn nằm
ngoài quy luật ấy. Trong ngục
thất ông vẫn hiên ngang, bất
khuất, ung dung, tự tại.


Nhóm 2 trình bày sản phẩm về
vẻ đẹp thiên lương của Huấn
Cao
Các nhóm khác bổ sung, phản
biện để hoàn thiện sản phẩm.
Giáo viên đánh giá và bình luận:
Ông từ bỏ đặc quyền, đặc lợi để
đứng về phía nhân dân đấu tranh

ngục
- Qua hành động và thái
độ bất chấp tính mạng của
viên quản ngục.
 Huấn Cao là người
nghệ sĩ tài hoa trong nghệ
thuật thư pháp. Qua đó,
nhà văn bộc lộ sự ngưỡng
mộ, trân trọng với những
người tài hoa và nghệ
thuật thư pháp cổ truyền
của dân tộc.
b. Vẻ đẹp khí phách.
- Trước khi vào ngục: Là
thủ lĩnh trong phong trào
chống lại triều đình.
- Khi vào ngục:
+ Không thèm chấp,
không thèm để ý câu nói
của tên lính áp giải.

+ Hành động “dỗ gông” ->
thái độ coi thường chốn
ngục tù.
+ Thản nhiên nhận rượu
thịt như cái hứng sinh bình
-> phong thái tự do, ung
dung coi thường cái chết.
+ Trả lời viên quản ngục
bắng thái độ khinh miệt không quỵ lụy trước
cường quyền.
Huấn Cao là trang anh
hùng dũng liệt, khí phách
hiên ngang bất khuất.
c. Vẻ đẹp thiên lương
trong sáng.
- Không vì vàng ngọc mà
ép mình viết câu đối -> là
người trọng nghĩa khinh
lợi.
- Khi biết được tấm lòng
11


cho quyền lợi của họ. Khi vào tù,
Huấn Cao vẫn giữ nguyên vẹn
tấm lòng ấy. Điều đó thể hiện rõ
ở lí do ông cho chữ viên quản
ngục “cảm tấm lòng” chứ không
phải lung lay vì tiền bạc, quyền
thế.


Tiết 41
Thao tác 3 : Nhóm 3: Tìm và
phân tích những chi tiết trong
tác phẩm để chứng minh vẻ đẹp
của nhân vật viên quản ngục?

Nhóm 3 trình bày sản phẩm
Các nhóm khác bổ sung, phản
biện để hoàn thiện sản phẩm.
Giáo viên đánh giá, bình luận

của viên quản ngục, Huấn
Cao đồng ý cho chữ: chỉ
cho chữ những người biết
trọng cái tài, quý cái đẹp.
- Câu nói: “Thiếu … thiên
hạ”: thể hiện tấm lòng trân
trọng những người có sở
thích thanh cao, có nhân
cách cao đẹp.
 Bằng bút pháp lãng
mạn, Nguyễn Tuân đã xây
dựng thành công hình
tượng nhân vật Huấn Cao:
một người vừa có tài vừa
có tâm, hiên ngang bất
khuất trước cái xấu, cái ác;
mềm lòng trước cái đẹp,
cái thiện.

* Quan niệm thẩm mĩ của
nhà văn: - Cái đẹp và cái
thiện không thể tách dời.
- Một nhân cách đẹp là sự
thống nhất cao cả giữa cái
Tài và cái Tâm.
-> Đây là quan niệm thẩm
mĩ tiến bộ. Qua đó bộc lộ
tấm lòng yêu nước thầm
kín của nhà văn Nguyễn
Tuân.
2. Nhân vật quản ngục.
a. Ngoại hình:
- Đó là một trung niên
“đầu đã điểm hoa râm,
râu đã ngả màu”
- Khuôn mặt của ông như
“mặt nước ao xuân, bằng
lặng, kín đáo và êm dịu”
-> một người có tính cách
điềm đạm, có phần phúc
hậu.
b. Phẩm chất.
* Quản ngục là người có
tâm hồn nghệ sĩ, say mê
12


chốt ý: Chơi chữ là nét đẹp
truyền thống văn hóa của dân tộc.

Người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp
trong nghệ thuật thư pháp thật
đáng ngưỡng mộ nhưng người
biết thưởng thức cái đẹp, biết
trân trọng từng nét chữ có tâm
hồn nghệ sĩ, yêu cái đẹp mãnh liệt
như viên quản ngục càng đáng
trân trọng và ngưỡng mộ.

Nhóm 3 trình bày sản phẩm
Các nhóm khác bổ sung, phản
biện để hoàn thiện sản phẩm.
Giáo viên đánh giá, bình luận:
Tài năng và khí phách của Huấn
Cao không chỉ có sức mạnh cảm
hóa con người mà còn giúp nhân
vật quản ngục được sống với
chính mình, có hành động dũng
cảm để đi theo tiếng gọi của cái
đẹp.

Nhóm 3 trình bày sản phẩm
Các nhóm khác bổ sung, phản
biện để hoàn thiện sản phẩm.
Giáo viên đánh giá, bình luận
chốt ý:
Con người có thể chịu tác động

và yêu cái đẹp:
- Ông có thú chơi thanh

cao, đó là say mê chữ đẹp.
Sở nguyện cao quý của ông
là “được treo ở nhà riêng
một đôi câu đối do tay ông
Huấn viết”, có chữ của ông
Huấn như có vật báu trên đời
và nếu không xin được thì sẽ
ân hận suốt đời.

- Là người có tấm lòng
cảm phục tài năng và nhân
cách của Huấn Cao với
một thái độ cung kính
“biệt nhỡn liên tài” đối với
ông Huấn.
* Quản ngục là người có
tấm lòng biệt nhỡn liên
tài:
- Nói về tử tù với một thái
độ kính trọng không che
giấu.
- Dũng cảm biệt đãi Huấn
Cao trong những ngày
cuối cùng ngay cả khi bị
Huấn Cao coi thường,
khinh miệt.
- Cảm thấy tiếc nuối khi
biết Huấn Cao sắp phải từ
giã cõi đời.
=> Thái độ và hành động

của quản ngục cho thấy
đây là con người con tấm
lòng biệt nhỡn liên tài, có
thiên lương.
* Quản ngục là người có
tâm hồn thiên lương,
trong sáng.
- Ông là người có số phận
bi kịch: Vốn là người có
tâm điền tốt, thẳng thắn lại

13


của hoàn cảnh, có thể sống chung
với cái ác và cái xấu nhưng bản
chất thiên lương vốn không có
không bao giờ bị lụi tàn. Nhân
vật quản ngục trong tác phẩm
cũng vậy là một đóa hoa sen
thơm ngát và tinh khiết “ Gần
bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Thao tác 4 : Nhóm 4 trình bày:
Tại sao nói cảnh cho chữ là
cảnh tượng xưa nay chưa từng
có (Gợi ý: Nguyên nhân cho chữ,
thời gian, không gian cho chữ.
Mối quan hệ giữa các nhân vật
trong cảnh cho chữ, nghệ thuật)

Học sinh nhóm khác phản biện,
bổ sung.
Giáo viên chốt ý, đánh giá và
bình luận: Xưa nay cảnh cho chữ
tthường diễn ra trong thư phòng,
trà thất, trong thời gian thanh
thiên bạch nhật. Người cho chữ
thường là những tao nhân mặc

ăn đời ở kiếp với lũ quay
quắt, cặn bã. Hoàn cảnh
sống và phẩm chất hoàn
toàn trái ngược.
- Ông cúi đầu trước Huấn
Cao bởi ông Huấn là hiện
thân của cái tài, cái đẹp,
cái thiên lương cao cả.
->Trong xã hội phong kiến
suy tàn, trong nhà ngục
đầy sự bất lương vô đạo;
viên quản ngục đúng là
một con người trong sáng,
tốt đẹp hiếm hoi còn sót
lại.
* Qua nhân vật viên quản
ngục nhà văn muốn khẳng
đinh: Trong mỗi con người
đều có một người nghệ sĩ,
đều ẩn chứa tâm hồn yêu
cái đẹp, cái tài.

* Quan niệm về cái đẹp
của nhà văn: Cái đẹp có
thể tồn tại ở trong môi
trường của cái ác, cái xấu.
Nhưng không vì thế mà nó
lụi tàn; trái lại nó càng
mạnh mẽ và bền bỉ.
3. Cảnh cho chữ - cảnh
tượng xưa nay chưa từng
có.
- Nguyên nhận cho chữ:
Là sự đáp trả tấm lòng tri
âm với một tấm lòng tri kỉ.
- Thời gian và không gian
đặc biệt:
+ Không gian: Diễn ra
trong một buồng giam tăm
tối, chật hẹp ẩm ướt.
+Thời gian: Diễn ra lúc
đêm khuya, là những thời
khắc cuối cùng của tử tù
Huấn Cao.
14


khách. Thế mà trong tác phẩm
Nguyễn Tuân đã xây dựng một
cảnh cho chữ thật đặc biệt và ấn
tượng.


+ Người nghệ sĩ: Là người
tù cổ đeo gông, chân
vướng xiềng vẫn mang
phong thái uy nghi, lộng
lẫy.
- Quan hệ giữa các nhân
vật: đảo lộn ghê gớm về
thái độ, chức vụ và quyền
uy.
+ Thái độ: Người cho chữ
- tử tù ung dung, uy nghi,
lộng lẫy còn kẻ được chữ
đại diện cho pháp luật thì
khúm núm và run run.
+ Uy quyền: Huấn Cao
một người bị tước mọi thứ
quyền ngay cả quyền được
sống lại trở thành người
đầy uy quyền còn viên
quản ngục đầy quyền uy
trở thành kẻ mất hết uy
quyền.
+ Chức vụ: Người có chức
năng giáo dục tử tù lại
đang lắng nghe một cách
thành tâm, thành kính như
nhận lời giáo huấn thiêng
liêng về bậc thầy nhân
cách của Huấn Cao.
- Tất cả các nhân vật đều

đang sống theo tiếng gọi
của cái Đẹp.
- Lời di huấn của Huấn
Cao thể hiện: Chơi chữ
đâu có phải là chuyện chữ
nghĩa đó là chuyện cách
sống, chuyện văn hóa.
- Nghệ thuật đặc sắc của
cảnh cho chữ: + Tương
phản.
+ Tả người, tả cảnh.
+ Nhịp điệu chậm rãi, câu
văn giàu hình ảnh.
15


Giáo viên đánh giá và bình luận:
Có những cái cúi đầu khiến con
người trở nên cho bé thấp hèn
nhưng cũng có những cái cúi đầu
làm con người trở nên cao cả,
lẫm liệt đó là cúi đầu trước cái
đẹp,, cái tài, cái khí phách. Cái
cúi đầu của quản ngục giống như
nhà thơ Cao Bá Quát cả đời chỉ
biết cúi đầu trước hoa mai - loài
hoa tinh khiết, ngay thẳng “Nhất
sinh đê thủ bái mai hoa”.

- Hành động cúi đầu của

quản ngục là cúi đầu trước
cái đẹp, cái thiện và cái
khí phách.
- Ý nghĩa của cảnh cho
chữ:
+ Khẳng định sự chiến
thắng của cái đẹp, cái tài
và nhân cách.
+ Cái đẹp có sức mạnh
cảm hóa và cứu rỗi tâm
hồn con người đó là cái
đẹp hữu ích và bất tử.
III. Tổng kết:
1. Ý nghĩa tư tưởng của
tác phẩm:
Giáo viên hướng học sinh khái - Khẳng định và tôn vinh
quát giá trị nghệ thuật và ý nghĩa sự chiến thắng của ánh
tư tưởng của tác phẩm.
sáng đối với cái đẹp, cái
thiện và nhân cách cao cả
của con người.
- Bộc lộ lòng yêu nước
thầm kín của nhà văn
2. Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện
độc đáo, đặc sắc.
- Sử dụng thành công thủ
pháp đối lập tương phản.
- Xây dựng thành công
nhân vật Huấn Cao –

người hội tụ nhiều vẻ đẹp.
- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu
hình ảnh, có tính tạo hình,
vừa cổ kính vừa hiện đại.
 3.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
ĐÁP ÁN
Câu hỏi : Dòng nào sau đây nêu
[ ]= b

KĨ NĂNG

đúng và rõ nhất những đóng góp giá
trị của Nguyễn Tuân về nghệ thuật
viết truyện trong “Chữ người tử
tù”?

16


a. Đậm không khí cổ xưa; thủ pháp
đối lập, tương phản được sử dụng
nhiều; ngôn ngữ giàu chất tạo hình
b. Tình huống truyện độc đáo; đậm
không khí cổ xưa; thủ pháp đối lập,
tương phản được sử dụng nhiều;
ngôn ngữ giàu chất tạo hình.
c. Tình huống truyện độc đáo; đậm

không khí cổ xưa; thủ pháp đối lập,
tương phản được sử dụng nhiều.
d. Tình huống truyện độc đáo; đậm
không khí cổ xưa; thủ pháp đối lập,
tương phản được sử dụng nhiều;
ngôn ngữ giàu chất hội họa.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực
hiện
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến
thức.

 4.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
KĨ NĂNG
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
1/ Văn bản trên viết về
“ …Viên quan coi ngục này là nhân vật viên quản ngục.
một thanh âm trong trẻo chen vào Nhà văn tỏ thái độ trân
giữa một bản đàn mà nhạc luật trọng, ca ngợi vẻ đẹp nhân
đều hỗn loạn xô bồ. Ông Trời cách biết quý trọng cái đẹp
nhiều khi hay chơi ác đem đầy ải và người tạo ra cái đẹp của
những cái thuần khiết vào giữa nhân vật viên quản ngụcmột đống cặn bã. Và những nghệ sĩ.
người có tâm điền tốt và thẳng 2/ Thủ pháp tương phản
thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ qua văn bản:
quay quắt.”
Thanh âm trong trẻo ><
1/ Văn bản trên viết về nhân vật xô bồnào? Nhà văn tỏ thái độ như thế - Thuần khiết >< cặn bã
nào khi viết về nhân vật đó?

- Tâm điền tốt và thẳng
2/ Xác định thủ pháp tương phản thắn >< lũ quay quắt.
qua văn bản trên.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả
thực hiện
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến
thức
17


5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
KĨ NĂNG
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
- Vẽ đúng sơ đồ tư duy - Kĩ năng tư
+ Vẽ sơ đồ tư duy truyện “Chữ bằng
phần
mềm duy sáng tạo.
người tử tù”
Imindmap.
- Kĩ năng tự
Học sinh dùng phần mềm - Tra cứu tài liệu trên lập, chủ động
Imindmap vẽ các nhánh thành sơ mạng, trong sách tham trong tư duy,
đồ tư duy hình cái cây qua CNTT khảo.
phán đoán
(Ảnh minh họa: Hình 3
+ Dựng kịch ngắn
trang 24)

Học sinh phân vai tái hiện đoạn
cuối tác phẩm. Dàn dựng sân
khấu, hình ảnh, vi deo
- Chọn đoạn cảnh cho chữ - Kĩ năng
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: để sân khấu hoá (phương thuyết trình,
Bước 3: HS báo cáo kết quả pháp dạy học theo dự án) hợp tác trong
thực hiện nhiệm vụ
giao tiếp.
2.5. HIỆU QUẢ
Qua thực tiễn dạy tác phẩm “Chữ người tử tù” lớp 11 ban Cơ bản tại
trường THPT Hà Trung, tôi nhận thấy các phương pháp này có những ưu điểm
để tích hợp lồng ghép kĩ năng sống như: Ngoài chiếm lĩnh và khắc sâu kiến thức
bài học còn phát huy được khả năng nhiều mặt của học sinh, kích thích sự hứng
thú học tập của người học, phát huy tính độc lập, khả năng sáng tạo. Người học
tự định hướng hoạt động học tập, tự khám phá, tích hợp, trình bày, tự chủ động
tổ chức hoạt động học tập, dám chịu trách nhiệm. Rèn luyện cho học sinh năng
lực làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức lí thuyết, năng lực thiết kế, khả
năng tổ chức, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết những vấn đề phức
hợp, năng lực đánh giá, kĩ năng ứng dụng CNTT. Đồng thời còn rèn luyện tính
bền bỉ, kiên nhẫn cho các em. Gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động,
nhà trường và xã hội. Phát huy vai trò tích cực của học sinh trong việc tự khám
phá, chiếm lĩnh kiến thức của bài học. Tạo hứng thú, kích thích khả năng tư duy
của học sinh trong mỗi giờ học. Đặc biệt là sau một năm học áp dụng các
phương pháp dạy học này bên cạnh các phương pháp truyền thống thì học sinh
đều đồng ý là môn Ngữ văn rất cần thiết và hữu ích với các em trong cuộc sống
sau này. Việc vận dụng vào giải quyết các bài tập của các em cũng đạt kết quả
cao hơn rõ rệt.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Những phương pháp dạy học trên chỉ là một trong những kiểu dạy học lấy

hoạt động học của người học làm trung tâm. Mỗi phương pháp dạy học đều có
những điểm khả thi và những hạn chế riêng, vì vậy khi vận dụng phương pháp
dạy học đòi hỏi người dạy phải hết sức linh hoạt lựa chọn sao cho phù hợp với
đặc trưng bài học, năng lực học sinh, điều kiện áp dụng của từng thời
điểm,...Trong quá trình vận dụng, tôi nhận thấy những phương pháp trên đòi hỏi
18


giáo viên phải dành thời gian, công sức nhiều trong khâu chuẩn bị, lên kế hoạch
giảng dạy. Kế hoạch giảng dạy càng chi tiết thì xác xuất thành công càng cao.
Đặc biệt là với phương pháp dạy học theo dự án. Tuy nhiên, nếu áp dụng tốt các
phương pháp trên kết hợp với cách dạy học truyền thống sẽ hiệu quả hơn rất
nhiều trong giờ dạy vừa giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, phát triển toàn diện về
nhân cách vừa trang bị những kĩ năng sống cần thiết cho các em..
3.2. Kiến nghị:
Không có phương pháp dạy học nào là tối ưu ba phương pháp trên cũng
vậy không phải không có những vướng mắc thuộc về qui chế như phân phối
chương trình, thời gian hạn hẹp, áp lực thi cử, điều kiện học sinh khó khăn,...Vì
vậy, nếu được kiến nghị người viết mong các cấp lãnh đạo cao hơn như Sở Giáo
Dục và Đào Tạo, Bộ Giáo dục Đào tạo thay đổi quy chế, cho phép giáo viên
được linh hoạt trong các tiết dạy để có nhiều thời gian đầu tư hơn, hiệu quả bài
dạy cao hơn; ngoài ra nếu được đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất để học sinh
được học với các trang thiết bị hiện đại chắc chắn việc dạy học sẽ đạt hiệu quả
cao hơn.
Trên đây, chỉ là một vài kinh nghiệm mang tính chất cá nhân mà tôi thấy áp
dụng hiệu quả trong quá trình giảng dạy tác phẩm “Chữ người tử tù” phù hợp
với mục tiêu giáo dục hiện nay. Có thể không phù hợp với quan điểm dạy học
của tất cả mọi người. Do vậy, người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
và trao đổi chân thành của các đồng nghiệp về việc áp dụng các phương pháp
dạy học tích cực trong việc lồng ghép kỹ năng sống cho học sinh trong dạy và

học đạt hiệu quả tốt nhất.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

Hà Trung, ngày 9 tháng 7 năm 2020
Tôi cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Phạm Thị Thu Thủy

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Ngữ văn THPT của Nhà
xuất bản giáo dục do Nguyên Minh Hùng, Trương Văn Quang chủ biên.
2. Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1 của Nhà xuất bản giáo dục
3. Sách giáo viên Ngữ văn 11, tập 1 của Nhà xuất bản giáo dục.
4. Sách hướng dẫn giảng dạy theo phương pháp dạy học tích cực của Bộ giáo
dục và Đào tạo xuất bản năm 2003.
5. Phương pháp dạy học tích cực ở trường THPT của Đại học sư phạm Nguyễn
Phương Nga chủ biên.
6. Sách kĩ năng sống của Nhà sách Phương Nam- nhà xuất bản Đại học sư phạm
do Nguyễn Bá Cường chủ biên.

20


PHỤ LỤC :


21


HÌNH 1

22


HÌNH 2

23


HÌNH 3

24



×