SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị trƣờng THPT Nam Hà
Mã số: ................................
SÁNG KIẾN
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
THÔNG QUA MỘT SỐ BÀI TRONG SINH HỌC LỚP 10
Người thực hiện: Lê Thị Nhung
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: Sinh học
- Lĩnh vực khác: ..............................................
Có đính kèm:
Mô hình
Đĩa CD (DVD)
Phim ảnh
Hiện vật khác
Năm học: 2016- 2017
1
Sở GD&ĐT Đồng Nai
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trƣờng THPT Nam Hà
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: LÊ THỊ NHUNG
2. Ngày tháng năm sinh: 24/09/1988
3. Giới tính: nữ
4. Địa chỉ: 25/91 KP.13 P.Hố Nai- Biên Hòa - Đồng Nai
5. Điện thoại: 0949095656
6. E-mail:
7. Chức vụ: giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao: giảng dạy môn sinh học 4 lớp 11: 11C7, 11C8,
11C9, 11C10, và 4 lớp 10: 10C1, 10C2, 10C3, 10C4; Giáo viên chủ nhiệm
10C3.
9. Đơn vị công tác: trường THPT Nam Hà
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2010
- Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân Sinh học – Môi trường
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn sinh học
- Số năm có kinh nghiệm: 6 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Một số chủ đề về tích hợp và liên môn trong phần A- Chương I: Chuyển
hóa vật chất và năng lượng ở thực vật (Sinh học 11 ban cơ bản)
2
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đứng trước sự đổi mới và phát triển của nhiều lĩnh vực trong xã hội ngày
nay thì giáo dục đang là một trong những vấn đề cần đổi mới nhằm bắt kịp với
xu hướng của thời đại. Đổi mới của giáo dục ngoài vấn đề về đổi mới ở nội
dung, chất lượng, phương pháp mà còn có thêm việc giáo dục cho học sinh
những kiến thức liên quan đến thực tiễn cuộc sống. Điều này đòi hỏi cả giáo
viên cần thay đổi mới phương pháp dạy nhằm hướng tới cho học sinh không chỉ
kiến thức mà còn những vấn đề thực tiễn liên quan đến cuộc sống. Giúp học sinh
có kiến thức, kĩ năng xử lí các tình huống trong cuộc sống hằng ngày.
Trong xã hội hiện đại, có một số học sinh hiện nay chỉ chú tâm đến việc
học những kiến thức trong sách vở nhằm đặt thành tích cao nhất ở điểm số mà
không quan tâm đến những kiến thức xung quanh, những kĩ năng thực tiễn trong
cuộc sống. Điều này, gây khó khăn cho các em sau khi tiếp cận với thực tế cuộc
sống, làm cho các em không biết giải quyết các vấn đề liên quan đến kĩ năng
sống như giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng xử lí các tình huống…Do
các em ban đầu không chú ý đến các kiến thức thực tế cuộc sống. Đứng trước xu
thế hội nhập ngày nay, mỗi học sinh ngoài nền tảng kiến thức sách vở có được
thì còn cần có thêm bản lĩnh, tự tin trong những vấn đề thực tiễn gặp phải. Để có
được như vậy mỗi học sinh cần phải rèn luyện cho mình rất nhiều kĩ năng như:
sống khỏe, sống lành mạnh, giỏi kiến thực thực tế…
Với mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay là đổi mới phương pháp giáo dục,
coi học sinh là trung tâm nhưng vẫn đang còn bỏ ngõ rất nhiều trong việc giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh. Nội dung kiến thức trung học phổ thông cung
cấp cho học sinh những kiến thức liên quan đến cấu tạo tế bào, vi sinh vật, động
thực vật, những kiến thức về di truyền học…Trong đó kiến thức sinh học lớp 10
là những kiến thức liên quan đến tế bào, vi sinh vật từ những kiến thức này liên
quan đến kiến thức của cơ thể sống. Điều này giúp cho giáo viên có nhiều nội
dung hướng tới việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Giáo dục kiến thức kĩ năng sống cho học sinh thông qua chương trình
sinh học lớp 10 là một trong những vấn đề cần thiết và quan trọng, giúp học sinh
tìm hiểu về các kiến thức liên quan đên chăm sóc bản thân cũng như những
người xung quanh. Vì vậy tôi đưa ra sáng kiến kinh nghiêm về “ Lồng ghép
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số bài trong sinh học lớp
10”
II.CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Những vấn đề chung về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống
1.1. Những vấn đề về kĩ năng sống
Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống và mỗi quan niệm được diễn đạt theo
những cách khác nhau. Nhưng tóm lại “Kĩ năng sống là năng lực tâm lí- xã hội
của mỗi cá nhân giúp con người có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử
phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước
các tình huống của cuộc sống”.[1]
3
Một số kĩ năng sống cụ thể như:
- Kĩ năng tự nhận thức.
- Kĩ năng đặt mục tiêu.
- Kĩ năng quản lí thời gian.
- Lòng tự trọng.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
- Kĩ năng ứng phó với căng thẳng.
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc.
- Kĩ năng giao tiếp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông.
- Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn.
- Kĩ năng kiên định.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
Các kĩ năng sống cụ thể liên hệ mật thiết với nhau, đan xen và bổ sung
cho nhau, nhờ đó con người có thể ứng phó linh hoạt và hiệu quả đối với những
nguy cơ và vấn đề khó khăn trong tình huống cuộc sống hàng ngày. Kĩ năng
sống không thể tự nhiên có mà được hình thành trong quá trình học tập, lĩnh hội
và rèn luyện trong cuộc sống diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục.
Kĩ năng sống giúp góp phần thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng
cuộc sống cá nhân. Giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói
quen tích cực, lành mạnh.
Kĩ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội bền vững. Làm giảm
thiểu các tệ nạn xã hội và hành vi phạm pháp; giúp xây dựng các mối quan hệ
tốt đẹp giữa con người với con người trong xã hội, góp phần thúc đẩy năng suất
lao động xã hội, có kế hoạch, sáng tạo…
1.2. Giáo dục kĩ năng sống
1.2.1. Quan niệm
Giáo dục kĩ năng sống thực chất là rèn luyện năng lực tâm lý – xã hội cho
con người và giúp họ có những hành vi tích cực, mang tính xây dựng, thay đổi
những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có các kiến thức,
giá trị, thái độ và các kĩ năng thích hợp.[1]
1.2.2. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống
Giáo dục kĩ năng sống có mục tiêu là phát triển năng lực, tâm lý – xã hội
của người học để vượt qua thách thức của cuộc sống, đồng thời làm thay đổi
hành vi, thói quen có thể gây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu cực thành những hành
4
vi mang tính xây dựng, tích cực, hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá
nhân và góp phần phát triển bền vững cho xã hội.[1]
1.2.3. Nội dung của giáo dục kĩ năng sống
- Giáo dục những kĩ năng sống chung hay là những kĩ năng sống cốt lõi
cho người học.[1]
- Giáo dục những kĩ năng sống gắn với các vấn đề mang tính đặc thù của
nhóm đối tượng như: Tự bảo vệ tránh tai nạn, thương tích, tình yêu và sức khỏe
sinh sản. Hoặc gắn với bối cảnh xã hội hiện nay như: Vấn đề bảo vệ môi trường,
biến đổi khí hậu, an toàn thực phẩm, HIV/AIDS…[1]
- Xác định nội dung giáo dục kĩ năng sống cho từng đối tượng, tùy thuộc
ở tâm, sinh lý xã hội của đối tượng.[1]
1.3. Tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống
- Trang bị những kĩ năng sống cơ bản để có thể vận dụng vào các lĩnh
vực, tình huống trong cuộc sống.[1]
- Làm thay đổi hành vi tiêu cực mỗi của cá nhân.[1]
- Giáo dục kĩ năng sống cần được thực hiện thống nhất trong nhiệm vụ
giáo dục nhân cách toàn diện. Tiếp cận kĩ năng sống trong các nội dung giáo dục
là cần thiết để góp phần hình thành những hành vi tích cực, mang tính xây dựng
và thay đổi những hành vi tiêu cực.[1]
IV.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Thực trạng vấn đề lồng ghép giáo dục kĩ năng sống ở trƣờng THPT Nam
Hà
1.1. Thuận lợi
- Trường được trang bị mô hình, tranh ảnh trong các bài thực hành và một
số bài học đã giúp học sinh hiểu thêm những kiến thức trong sách giáo khoa.
- Giáo viên được tham gia tập huấn chương trình giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh theo chương trình tập huấn do Sở giáo dục và đào tạo tổ chức tại
đại học Đồng Nai. Sau chương trình tập huấn này các giáo viên đều được cấp
chứng chỉ.
- Ban giám hiệu quan tâm trong việc giáo dục nề nếp, ý thức cho học sinh
trong vấn đề vệ sinh lớp học và thái độ đối với cán bộ nhân viên, giáo viên.
1.2. Khó khăn:
- Do trình độ của học sinh không đồng đều nên ý thức của học sinh mỗi
lớp khác nhau.
- Nhiều em học sinh có nhận thức lệch lạc về mục đích, mục tiêu của quá
trình học tập, các em cho rằng “ học là để thi, học là để lấy điểm”, do vậy các
em không quan tâm đến việc vận dụng các kiến thức đã học để phục vụ cuộc
sống.
5
- Các tài liệu, hình ảnh chưa nhiều để sử dụng trong các tiết học. Ngoài ra,
do trường đang trong quá trình xây dựng nên một số tiết thực hành học sinh tự
làm ở nhà.
2. Thời gian, đối tƣợng và biện pháp thực hiện
2.1. Thời gian và đối tƣợng
- Thời gian: từ 4/9/2016 đến 11/04/2017
- Đối tượng: HS lớp 10 trường THPT Nam Hà.
2.2. Biện pháp thực hiện
2.2.1. Đối với giáo viên
Nghiên cứu nội dung các bài để đưa ra các mục tiêu giáo dục kĩ năng
sống phù hợp. Từ đó, giáo viên có thể đưa các câu hỏi vào nội dung như chuyển
ý trước khi dạy hoặc trong nội dung củng cố.
2.2.2. Đối với học sinh
Với mỗi bài học, học sinh đọc bài mới trước ở nhà.
Có thể tìm hiểu thêm nội dung bên ngoài liên quan đến bài học khi học
sinh làm bài nhóm hoặc thuyết trình.
3. Nội dung
3.1. Phân loại kiến thức kĩ năng sống
Chương trình sinh học 10 có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sống. Chia
làm 6 nhóm:
* Kĩ năng tư duy sáng tạo, thu thập và xử lí thông tin qua việc quan sát
tranh ảnh, hình vẽ, mô hình, thí nghiệm, thực hành, đọc sách giáo khoa và các
tài liệu liên quan; các phương tiện thông tin đại chúng như internet, tivi, sách
báo để từ đó có được kĩ năng tự nhận thức.
* Kĩ năng tư duy, bình luận phê phán qua việc phân tích đối chiếu các
thông tin. Từ đó phân tích các lựa chọn và trình bày các ý tưởng qua việc viết
báo cáo và trình bày các thông tin Sinh học.
* Kĩ năng giải quyết vấn đề qua việc xử lí các tình huống liên quan đến
nội dung bài học, thực tiễn sản xuất vào cuộc sống, qua đó có được kỹ năng
nhận diện vấn đề và giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo.
* Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào tìm hiểu thực tiễn, áp dụng và
thực tiễn.
* Kĩ năng ra quyết định: sau khi thu thập thông tin và xử lí thông tin, học
sinh lựa chọn các giả thuyết khác nhau và quyết định nội dung kiến thức cần
chiếm lĩnh.
* Kĩ năng phòng tránh thiên tai và các nguy cơ tiềm ẩn trong môi trường
sống xung quanh các em.
6
3.2. Phân loại các bài dạy trong chƣơng trình sinh học 10 có thể lồng ghép
giáo dục kĩ năng sống.
3.2.1. Kĩ năng tƣ duy sáng tạo, thu thập và xử lí thông tin qua việc quan sát
tranh ảnh, hình vẽ, mô hình, thí nghiệm, thực hành, đọc sách giáo khoa và
các tài liệu liên quan
Kĩ năng này có thể áp dụng ở hầu hết các bài trong chương trình sinh học
10 thông qua các phương pháp, kĩ thuật như dạy học dự án, dạy học nhóm,
phương pháp đóng vai, kĩ thuật khăn trải bàn…
3.2.2. Kĩ năng tƣ duy, bình luận phê phán qua việc phân tích đối chiếu các
thông tin
Kĩ năng này có thể áp dụng ở hầu hết các bài trong chương trình sinh học
10 thông qua các phương pháp, kĩ thuật như dạy học dự án, dạy học nhóm…
3.2.3. Kĩ năng giải quyết vấn đề qua việc xử lí các tình huống liên quan đến
nội dung bài học, thực tiễn sản xuất vào cuộc sống qua các bài
- Các nguyên tố hóa học và lipit.
- Cacbohidrat và lipit.
- Protein.
- Axit nucleic.
- Tế bào nhân sơ.
- Vận chuyển các chất qua màng.
- Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh.
- Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất.
- Enzim và vai trò của enzim.
- Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân.
- Giảm phân.
- Sự nhân lên của virut trong tế bào vật chủ.
3.2.4.Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào tìm hiểu thực tiễn, áp dụng và
thực tiễn qua các bài
- Một số thí nghiệm về enzim.
- Hô hấp tế bào.
- Thực hành: Lên men etilic và lactic.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến vi sinh vật.
3.2.5. Kĩ năng ra quyết định
Kỹ năng này có được thông qua phương pháp dạy học dự án, dạy học
nhóm…
7
3.2.6. Kĩ năng phòng tránh thiên tai là các nguy cơ tiềm ẩn trong môi
trƣờng sống xung quanh các em qua các bài
- Quang hợp.
- Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.
- Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut trong thực tiễn.
3.3. Vận dụng giáo dục kĩ năng sống thông qua giáo dục bộ môn
Để việc lồng ghép kĩ năng sống thông qua bộ môn sinh học 10 đạt hiệu
quả cao, tránh gò bó, ôm đồm đi quá đà ảnh hưởng đến nội dung bài dạy thì đòi
hỏi giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ và đúng các quy trình của một tiết dạy.
Khâu dặn dò rất cần thiết nên giáo viên cần giành 3 phút để dặn dò các em. Có
dặn dò kĩ các em mới chuẩn bị bài tốt và như thế tiết học mới đạt hiệu quả cao.
Khâu chuẩn bị giáo án của giáo viên cũng được đổi mới. Giáo viên phải
đưa ra các câu hỏi có phát huy tính tích cực phù hợp với mọi đối tượng, thực tế,
gần gũi với các em thì mới giáo dục kĩ năng sống có kết quả cao.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực hiện xuyên suốt cả năm
học nhưng để cô đọng tôi xin minh họa vấn đề này ở một số bài về một vài kĩ
năng.
3.3.1. Kĩ năng giải quyết vấn đề nhƣ tự phục vụ, chăm sóc bản thân liên
quan đến thể chất sức khỏe
3.3.1.1. Giáo dục kĩ năng sống và làm việc khoa học, ăn uống hợp lí, vệ sinh
Thông qua các câu hỏi dẫn dắt trong mỗi bài, giáo viên dựa vào câu trả lời
của học sinh để điều chỉnh thành đáp án đúng từ đó giáo dục cho học sinh một
số kĩ năng sống như: ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, hạn chế chất béo và đường,
sử dụng các nguồn thực phẩm đúng cách nhằm tối đa hóa chất dinh dưỡng lấy
được trong thức ăn.
Chƣơng/ Bài Mục tiêu
Bài 3: Các
nguyên
tố
hoá
học,
nƣớc
và
cácbonhiđrat
Kiến thức: Hiểu
được vai trò của các
nguyên tố đa lượng,
vi lượng và vai trò
của nước.
Nội dung
hợp
tích Phƣơng thức tích
hợp
- Vai trò của các - Phương
nguyên tố:
Liên hệ.
+ Nguyên tố đa
lượng: Cấu tạo
nên các đại phân
Kĩ năng: Hệ thống tử
hữu
cơ:
hóa kiến thức, làm cacbohidrat,
việc theo nhóm.
protein,
axit
Thái độ: Ăn nhiều nucleic…
loại thức ăn khác + Nguyên tố vi
nhau nhằm cung cấp lượng: Chiếm tỉ lệ
đầy đủ các chất dinh nhỏ nhưng cần
thức:
- Phương pháp:
+ Bàn tay nặn bột.
+ Khăn phủ bàn.
+Thảo luận nhóm.
+ Phát vấn, gợi
mở và liên hệ với
thực tế.
8
dưỡng. Vai trò của
nước đối với sự sống
từ đó có ý thức bảo
vệ tài nguyên thiên
nhiên nước.
Bài
4: Kiến thức: Hiểu
được vai trò của
Cacbohrat
cacbodrat và lipit đối
va lipit
với tế bào và cơ thể.
Kĩ năng: Thực hiện
chế độ dinh dưỡng
hợp lí đối với các loại
thức ăn liên quan đến
cacbohdirat và lipit.
Thái độ: Sử dụng hạn
chế chất béo liên
quan đến động vật và
các loại đường nhằm
mục đích bảo vệ sức
khỏe.
Bài
Protein
5: Kiến thức: Cấu tạo
của protein, các yếu
tố ảnh hưởng đến cấu
tạo của protein và
chức
năng
của
protein.
thiết cho sự sống.
- Vai trò của nước:
là môi trường cho
các phản ứng sinh
lý sinh hóa, dung
môi hòa tan các
chất...
- Vai trò của - Phương thức:
cacbohdrat và lipit Liên hệ.
đối với tế bào và - Phương pháp:
cơ thể.
+Thảo luận nhóm.
- Ảnh hưởng của
sức khỏe khi sử +Thuyết trình.
dụng quá nhiều +Phát vấn, gợi mở
đường (ngoại trừ và liên hệ thực tế
xenlulozo) và chất cuộc sống.
béo động vật.
- Đưa ra chế độ
dinh dưỡng hợp lí
trong khẩu phần
ăn.
- Cấu tạo
protein.
của - Phương
Liên hệ.
thức:
- Các yếu tố ảnh - Phương pháp:
hưởng đến cấu +Thảo luận nhóm.
trúc của protein.
+Phát vấn, gợi mở
- Chức năng của và liên hệ thực tế
Kĩ năng: Nhận biết protein đối với tế
được các loại thức ăn bào và cơ thể sống cuộc sống.
cung cấp protein cho
tế bào và cơ thể sống.
Thái độ:
+ Có ý thức chăm soc
sức khỏe bản thân
bằng cách cung cấp
cho cơ thể đầy đủ
protein thông qua các
loại thức ăn như thịt,
trứng, sữa, cá…
+ Biết cách chế biến
9
thực phẩm một cách
hợp lí nhằm hạn chế
mất đi chức năng của
thực phẩm.
Bài 6: Axit Kiến thức:
nucleic
+ Nêu được thành
phần hóa học của một
nuclêotit, mô tả được
cấu trúc của phân tử
ADN và ARN.
- Cấu tạo của một Phương thức: Tích
nucleic.
hợp.
- Cấu tạo và chức - Phương pháp:
năng của ADN và +Thảo luận nhóm.
ARN.
+ Trình bày được các
chức năng của ADN
và ARN
Kĩ năng: Nêu được
sự đa dạng của các
thành phần hóa học
của tế bào, so sánh
cấu tạo và chức năng
của ADN và ARN.
Thái độ: Hiểu được
cơ sở di truyền của
các tế bào và di
truyền của cơ thể.
Bài 7: Tế Kiến thức: Mô tả
bào nhân sơ được cấu trúc của vi
khuẩn, phân biệt
được 2 loại vi khuẩn
bằng thuốc nhuộm
Gram.
- Cấu tạo tế bào - Phương
nhân sơ:
Liên hệ.
thức:
+ Thành tế bào.
- Phương pháp:
+ Lông và roi.
+ Tìm tòi.
+ Tế bào chất.
+ Liên hệ thực tế.
Kĩ năng: Nhận biết + Vùng nhân.
loại vi khuẩn, vì sao
vi khuẩn có thể sinh
sản nhanh.
Thái độ: Hiểu được
vai trò và tác hại của
vi khuẩn
Bài 11: Vận Kiến thức: Hiểu - Tìm hiểu về con - Phương thức:
chuyển các được các con đường đường vận chuyển Tích hợp.
chất
qua vận chuyển qua màng các chất, các loại - Phương pháp:
10
màng
chất
sinh sinh chất: chủ động, môi trường trong +Thảo luận nhóm.
thụ động, xuất bào và tế bào.
+Phát vấn, gợi mở
nhập bào.
và liên hệ thực tế.
Kĩ năng: Nhận biết
được đâu là môi
trường ưu trương,
đẳng trương và nhược
trương.
Thái độ: Giải thích
được các hiện tượng
co, phản co nguyên
sinh và một số hiện
tượng thực tế.
Bài 13: Khái
quát về năng
lƣợng
và
chuyển hóa
vật chất.
Kiến thức: Nêu được
cấu tạo và chức năng
của ATP, quá trình
chuyển hóa vật chất.
- Cấu tạo và chức - Phương
năng của ATP.
Tích hợp.
thức:
- Sơ đồ hóa quá - Phương pháp:
trình chuyển hóa +Tìm tòi.
Kĩ năng: Phân biệt vật chất.
+Liên hệ thực
được các dạng năng
tiễn.
lượng, hiểu được quá
trình chuyển hóa vật
chất trong tế bào và
cơ thể sống.
Thái độ: Hiểu được
quá trình chuyển hóa
các chất dinh dưỡng
(cacbohdrat,
lipit,
protein) phức tạp
trong tế bào và cơ thể
sống, giải thích được
một số kiến thức thực
tiễn trong cuộc sống.
Bài
14:
Enzim và vai
trò
của
enzim trong
quá
trình
chuyển hóa
vật chất.
Kiến thức: Nêu được - Cấu trúc và cơ - Phương thức:
cấu trúc và chức năng chế hoạt động của - Phương pháp:
của enzim
ezim.
+ Tìm tòi.
Kĩ năng: Biết được - Các yếu tố ảnh
các yếu tố ảnh hưởng hưởng đến hoạt + Liên hệ thực tế.
đến hoạt tính của tính của enzim.
enzim.
- Vai trò của
Thái độ: Hiểu được enzim
vai trò của enzim đối
với quá trình chuyển
11
hóa vật chất
3.2.3. Kĩ năng sống liên quan đến tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp và đảm
nhận trách nhiệm.
3.2.3.1. Kĩ năng tự nhận thức
Sau khi học xong các bài thuộc phần 2- chương 1: Thành phần hóa học
của tế bào, bản thân mỗi học sinh phải tự rút ra cho mình một chế độ ăn uống
hợp lí nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Đồng
thời hạn chế những loại thức ăn có hại cho cơ thể. Giáo viên dựa vào câu trả lời
của học sinh có thể rút ra được cho học sinh những kiến thức như:
+ Ăn đầy đủ lượng chất, tránh chỉ ăn một loại thức ăn, đặc biệt là những
giai đoạn cần nhiều chất dinh dưỡng như trẻ nhỏ, tuổi dậy thì…
+ Hạn chế ăn các chất béo động vật, các loại dầu mỡ tái sử dụng nhiều
lần.
+ Cung cấp đủ nước cho cơ thể sống.
3.2.3.2. Kĩ năng giao tiếp, đảm nhận trách nhiệm, lắng nghe tích cực
Những kĩ năng này học sinh còn hạn chế rất nhiều. Nhưng thông qua
những bài học, bài tập nhóm giúp học sinh rèn luyện được các kĩ năng này một
cách tốt hơn. Mỗi khi các nhóm trình bày vấn đề trước lớp tự mỗi cá nhân sẽ rèn
luyện được kĩ năng lắng nghe và xử lí các tình huống liên quan đến giao tiếp.
3.2.3.3. Kĩ năng ứng xử hợp lí
Thông qua các bài học cũng như các bài thuyết trình trên lớp của mỗi
nhóm. Giáo viên định hướng lại cách ứng xử giữa các bạn trong nhóm với nhau,
cũng như giữa các học sinh trong cùng một lớp. Hạn chế các trường hợp chỉ vì
muốn bảo vệ quan điểm của nhóm mình mà có thái độ không đúng với các bạn
trong lớp.
3.2.3.4. Kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tƣợng
thực tế trong cuộc sống
Dựa vào các kiến thức đã học mỗi bài, giáo viên có thể đưa ra một số câu
hỏi liên quan đến thực tế nhằm giúp học sinh giải thích được một số hiện tượng
mà mình nhìn thấy hằng ngày nhưng không hiểu bản chất thật sự như:
Giáo viên có thể đặt ra những câu hỏi như:
* Bài 3:
Dạng vật chất nào trong tự nhiên mà gặp nhiệt độ thấp thì giãn nở, nhiệt độ
cao thì co lại?
- Đá lạnh. Điều này giải thích được vì sao khi làm đá thì thể tích của khối đá
luôn lớn hơn thể tích nước ban đầu.
Vì sao người ta không tiến hành làm đá lạnh trong các chai, lọ, chén… bằng
thủy tinh?
12
- Khi nước bị đông đá thì thể tích của chúng tăng lên vì vậy có thể làm vỡ các
vật dụng chứa nó.
Vì sao chỉ nên bảo quả rau xanh trong ngăn mát của tủ lạnh mà không bảo
quản trong ngăn đá?
- Khi cho rau, củ, quả trên ngăn đá của tủ lạnh, nước trong tế bào sẽ chuyển từ
trạng thái lỏng sang trạng thái rắn, dẫn đến làm tăng thể tích tế bào thực vật.
Thành phần bên ngoài tế bào thực vật là thành xenlulozơ, do thành không
có tính giãn nở cao nên khi thể tích tế bào tăng lên quá nhiều sẽ dẫn đến làm phá
vỡ cấu trúc tế bào. Làm cho rau, củ, quả bị hư hại.
Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh trong vũ trụ các nhà khoa học
trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không?
- Trong cơ thể, nước vừa là thành phần cấu tạo vừa là dung môi hòa tan nhiều
chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào, đồng thời nước còn là môi
trường của các phản ứng sinh hóa. Nước là thành phần chủ yếu trong mọi tế bào
và cơ thể sống. Nếu không có nước, tế bào không thể tiến hành chuyển hóa vật
chất để duy trì sự sống. Hơn nữa, nước có tính phân cực nên nước có tính chất lí
hoá đặc biệt, nên có vai trò rất quan trọng đối với sự sống. Do nước có vai trò
quan trọng như vậy mà khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ,
các nhà khoa học trước hết phải tìm xem ở đó có nước hay không.
* Bài 4:
Những loại thức ăn nào tốt cho người có tiền sử về bệnh tim mạch, đặc biệt là
xơ vữa động mach?
- Hạn chế lipit và cholesteron, hạn chế gluxit, tăng cường xenlulozo và vitamin
bằng cách ăn nhiều rau củ và trái cây.
*Vì sao khi mệt hoặc đói uống nước đường, nước mía, nước hoa quả ta thấy
khoẻ người hơn?
- Vì đường cung cấp trực tiếp nguồn năng lượng cho tế bào.
*Tại sao trong điều kiện bình thường, mỡ để lâu bị đông lại còn dầu không có
hiện tượng này?
- Dầu cấu tạo bởi các axit béo không no → sự liên kết giữa các phân tử yếu và
lỏng lẻo hơn→ nhiệt độ nóng chảy cũng như nhiệt độ đông đặc của nó thấp hơn
mỡ.
- Mỡ cấu tạo bởi các axit béo no → sự liên kết giữa các phân tử bền hơn →
nhiệt độ nóng chảy cũng như nhiệt độ đông đặc của nó cao hơn dầu
* Tại sao ăn dầu tốt hơn ăn mỡ?
- Mỡ động vật thô chứa lượng cholesterol cao gấp 100-150 lần so
với dầu thực vật thô. Do chứa nhiều cholesterol và các acid béo no nên khi ăn
nhiều mỡ động vật, sẽ dễ bị tăng cholesterol trong máu, dẫn đến xơ cứng động
mạch. Dầu thực vật có giá trị năng lượng tương đương với mỡ động vật, ít
13
cholesterol xấu, nhưng lại chứa nhiều acid béo không no có hoạt tính sinh học
cao, đóng vai trò chuyển hóa cholesterol, có tác dụng phòng ngừa được các bệnh
tim mạch và cao huyết áp...
* Bài 5:
Tại sao khi nấu canh cua, ta đun nóng nước lọc cua thì thịt của cua đóng thành
từng mảng.
- Trong môi trường nước của tế bào, protein thường quay các đầu kị nước vào
trong và đưa các đầu ưa nước ra ngoài. Ở nhiệt độ cao các phân tử chuyển động
hỗn loạn làm các đầu kị nước quay ra ngoài, các phần kị nước của phân tử này
sẽ hút các phần kị nước của phân tử khác làm cho phân tử này kết dính phân tử
kia. Do đó protein bị vón cục, đóng thành từng mảng nổi lên nước canh.
Sừng tê giác, móng (vảy) tê tê có thực sự là thuốc chữa bệnh hay không?
- Thực ra sừng tê giác, móng tê tê là một dạng của protein (keratin), chất này cơ
thể con người không hấp thụ được nên đây không phải là thuốc chữa bệnh. Lấy
sừng tê giác, móng tê tê là một hành động phá hoại động vật rừng.
* Vì sao phải ăn prôtêin từ nhiều loại thức ăn khác nhau?
- Trong cấu trúc prôtêin có 20 loại axit amin khác nhau, trong số đó có 9 loại
axit amin mà cơ thể người không thể tự tổng hợp được (aa không thay thế) mà
phải nhận từ các nguồn thức ăn khác nhau. Do vậy, chúng ta cần ăn nhiều loại
thực phẩm khác nhau để đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại axit amin cho cơ thể.
* Để tránh suy dinh dưỡng, vì sao bác sĩ khuyên thanh thiếu niên đang ở độ tuổi
trưởng thành không nên ăn chay trường (chỉ ăn thức ăn có nguồn gốc từ thực
vật trong thời gian dài)?
- Do thức ăn có nguồn gốc từ thực vật chứa hàm lượng các axit amin không thay
thế thấp hơn thức ăn có nguồn gốc từ động vật nên ăn chay trường sẽ không
cung cấp đủ các axit amin không thay thế cho cơ thể
* Bài 6:
Dựa vào cơ sở khoa học nào mà người ta có thể xác định mối quan hệ huyết
thống giữa 2 người, xác định thân nhân các hài cốt hay truy tìm các thủ phạm?
– Rất khó có trường hợp 2 người khác nhau (không có quan hệ huyết thống) lại
có cấu trúc ADN hoàn toàn giống nhau (xác suất trùng hợp chỉ xảy ra 1 trên 200
triệu lần). Dựa vào tính chất này mà kĩ thuật phân tích ADN đã ra đời và nó đã
có những ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn.
– Các nhà khoa học có thể dựa vào ADN để truy tìm thủ phạm, xác định huyết
thống, xác định nhân thân của các hài cốt... Ví dụ, người ta có thể tách ADN từ
một sợi tóc còn sót lại trên hiện trường vụ án rồi so sánh ADN này với ADN của
một loạt những người bị tình nghi. Nếu người tình nghi có ADN giống với ADN
lấy từ sợi tóc để lại trên hiện trường thì có thể người đó có liên quan đến vụ án.
Tương tự như vậy, người ta có thể xác định một đứa bé có phải là con của người
này hay người kia nhờ vào sự giống nhau về ADN giữa con và bố.
14
* Tại sao cũng chỉ có 4 loại nucleotit nhưng các sinh vật khác nhau lại có những
đặc điểm và kích thước khác nhau ?
- Tuy phân tử ADN chỉ được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit, nhưng do thành phần và
trình tự phân bố các nuclêôtit trên phân tử ADN khác nhau mà từ 4 loại nuclêôtit
đó có thể tạo nên vô số phân tử ADN khác nhau. Các phân tử ADN đó lại điều
khiển sự tổng hợp nên các prôtêin khác nhau quy định các tính trạng rất đa dạng
nhưng đặc thù ở các loài sinh vật khác nhau.
* Bài 11:
Tại sao rau muống chẻ ngâm nước lại bị cong lên?
Khi ngâm rau muống vào nước (môi trường nhược trương), do nồng độ chất tan
bên trong tế bào rau muống cao hơn bên ngoài nên nước sẽ thẩm thấu vào bên
trong tế bào làm cho các tế bào trương lên. Mặt khác bao quanh bên ngoài cây
rau muống là lớp cutin chống thấm nước nên các tế bào “vỏ” bên ngoài không bị
thấm nuớc, trong khi đó các tế bào bên trong ruột cây rau muống hút nước và
trương lên làm cho cây rau muống chẻ bị hiện tượng cong từ.
Giải thích hiện tượng khi ngâm rau quả vào nước muối lâu thì rau có hiện
tượng bị héo đi?
- Khi ngâm rau quả vào môi trường nước muối hoặc đường thì nộng độ bên
ngoài sẽ thấp hơn nồng độ bên trong tạo ra môi trường nhược trương, nước thì di
từ nơi có nồng độ cao đến nồng độ thấp nên nước sẽ từ rau quả sẽ đi ra ngoài
nên trái cây bị mất nước dẫn đến bị héo.
* Bài 14:
Tại sao người ko tiêu hóa được xenlulozơ nhưng vẫn cần phải ăn nhiều rau
xanh hằng ngày?
- Người không tiêu hóa được xenlulozơ vì trong hệ tiêu hóa của người không có
enzim xenlulaza (dùng để thủy phân xenlulozơ) như ở các động vật ăn cỏ khác
như trâu bò. Nhưng không vì vậy mà xenlulozơ vô tác dụng, xenlulozơ hay
thường gọi là chất xơ có vai trò rất quan trọng trong tiêu hóa. Nó giúp nhào trộn
thức ăn trong dạ giày, giúp cho thức ăn ngấm đều dịch vị. Đồng thời xenlulozơ
cũng là thức ăn của những vi sinh vật có lợi trong hệ tiêu hóa của chúng ta
(chúng có khả năng tạo ra enzim xenlulaza để thủy phân xenlulozơ). Vậy nên
bạn cần ăn rau, bổ sung chất sơ để đảm bảo sự cân bằng của hệ vi sinh vật trong
hệ tiêu hóa.Ngoài ra bạn cần ăn nhiều rau xanh để cung cấp cho cơ thể những
vitamin cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh và cân bằng.
* Bài 16:
Quá trình hô hấp tế bào ở một vận động viên đang luyện tập diễn ra mạnh hay
yếu? Vì sao?
- Qúa trình hô hấp tế bào ở một vận động viên là mạnh vì khi hô hấp mạnh thì
nồng độ oxi nhiều, quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường cũng nhiều
giúp cho quá trình tạo ra năng lượng để cung cấp cho hoạt động sống của cơ
thể vận động viên khi luyện tập.
15
Tại sao khi vận động quá sức ta thường thấy mỏi cơ?
- Khi tập luyện quá sức thì quá trình hô hấp ngoài không cung cấp đủ oxi cho tế
bào, các tế bào phải sử dụng quá trình lên men kị khí để tạo ra ATP. Qúa trình
lên men kị khí tạo ra axit lactic, chất này tích lũy trong tế bào nhiều sẽ dẫn đến
hiện tượng mỏi cơ.
3.2.3.5.Kĩ năng thực hành thông qua bộ môn thực hành giáo viên
Môn sinh học là môn học thực nghiệm, trực quan do đó các tiết thực hành
rất quan trọng. Trong các tiết thực hành giáo viên yêu cầu học sinh quan quan
sát và thực hiện các bước thực hành một cách chính xác. Ở sinh học 10 có
những bài ứng dụng vào thực tế hàng ngày như các bài: Một số thí nghiệm về
enzim, lên men etilic và lactic.
3.4. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và giải quyết vấn đề
Ở một số bài học trong sinh học 10 giáo viên có thể đặt ra một số giả định
tình huống trong cuộc sống rồi yêu cầu học sinh sẽ giải quyết tình huống đó như
thế nào.
Ở bài 31: Sự nhân lên của virut trong tế bào vật chủ giáo viên có thể đặt ra tình
huống: Gần nhà em có một người bị nghi là bị nhiễm HIV/ AIDS gia đình và
những người xung quanh đều xa lánh người đó. Sau khi học xong bài này bản
thân em sẽ có hành động gì khi gặp người đó?
Dựa vào kiến thức đã học và tìm hiểu thêm từ môi trường xung quanh học
sinh trả lời câu hỏi và từ đó giáo viên dựa vào câu trả lời của học sinh để hướng
cho học sinh đến những hành vi tích cực hơn:
+ Chỉ là nghi ngờ chứ thông tin này chưa được chứng thực.
+ Nếu người này có bênh thì bệnh chỉ lây qua đường máu, mẹ truyền sang con
hoặc qua đường tình dục còn qua tiếp xúc hàng ngày thì không lây lan. Do đó
chúng ta không nên kì thị những người bị nhiễm HIV, thay vào đó cần tiếp xúc
và động viên họ giúp họ vượt qua nỗi đau của người mắc bệnh.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Thông qua các kiến thức trong mỗi bài học để giáo dục thêm nội dung kĩ
năng sống đã giúp học sinh nắm bắt được những kiến thưc cơ bản. Các em đã
hình thành được thói quen giao tiếp với thầy cô và bạn bè một cách đúng đắn.
Từ đấy tạo cho mối quan hệ giữa thầy cô và bạn bè gắn bó và gần gũi hơn.
Qua những bài tập nhóm và thuyết trình đã giúp các em có khả năng nói
trước đám đông, giúp các em đỡ ngượng ngùng, câu nói trở nên lưu loát hơn.
Không còn những câu nói lặp lại, không rõ ràng. Ngoài ra các em biết thêm
được nhiều kiến thức liên quan đến việc chăm sóc bản thân, chế độ dinh dưỡng
hợp lí để có một cơ thể khỏe mạnh.
Không những vậy, các em có thể hiểu giải thích được rất nhiều kiến thực
tế gặp hằng ngày trong cuộc sống. Giúp các em có thái độ đúng hơn về một số
tình huống thực tế, bảo vệ các loại động vật hoang dã, bảo vệ rừng và giữ gìn
môi trường xung quanh. Biết giúp đỡ những người bệnh tật và phòng tránh bệnh
16
cho bản thân, gia đình. Không có thái độ kì thị, xa lánh và hắt hủi đối bới những
người nhiễm HIV/AIDS.
Ngoài ra còn tạo cho học sinh hứng thú hơn với bộ môn sinh học, giúp kết
quả học tập của học sinh cao hơn.
V.KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Vấn đề đổi mới phương pháp trong giờ học và giáo dục kĩ năng sống
trong dạy học đang là vấn đề được quan tâm. Để dạy môn sinh học có hiệu quả
tôi đề nghị một số vấn đề sau:
- Đối với giáo viên phải kiên trì, đầu tư nhiều tâm, sức để tìm hiểu các vấn
đề sinh học, vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học, liên hệ thực tiễn để có
bài giảng thu hút được học sinh.
- Nhà trường cần trang bị cho giáo viên thêm những tài liệu tham khảo
cần thiết để bổ sung, hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.
17
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. PGS.TS Nguyễn Thanh Bình (2015). Giáo dục kĩ năng sống, tài liệu tham
khảo dành cho Giáo viên THCS và THPT.
[2]. Sách giáo viên Sinh học 10, Bộ GD-ĐT, NXB Giáo dục, 2008
[3]. Sinh học 10, Bộ GD-ĐT, NXB Giáo dục, 2008
NGƢỜI THỰC HIỆN
LÊ THỊ NHUNG
18
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị THPT Nam Hà
–––––––––––
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Biên Hòa, ngày 4 tháng 5 năm 2017
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN
Năm học:2016-2017
Phiếu đánh giá của giám khảo thứ nhất
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến: Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số bài trong
sinh học lớp 10
Họ và tên tác giả: Lê Thị Nhung
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Nam Hà
Họ và tên giám khảo 1: Phan Thị Quỳnh Tâm
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
Đơn vị: THPT Nam Hà
Số điện thoại của giám khảo: 01639.608.088
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến:
1. Tính mới
- Có tính sáng tạo thay thế một phần giải pháp, đề xuất đã có với mức độ khá.
Điểm: 4,0/6,0.
2. Hiệu quả
- Có minh chứng thực tế, đủ độ tin cậy, độ giá trị thấy được hiệu quả giải pháp của tác giải ở
mức độ khá tốt
Điểm: 7,0/8,0.
3. Khả năng áp dụng
- Sáng kiến có khả năng áp dụng cho đơn vị và toàn nhành
Điểm: 5,0/6,0.
Nhận xét khác (nếu có): ......................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Tổng số điểm: 16./20. Xếp loại: Khá
GIÁM KHẢO 1
Phan Thị Quỳnh Tâm
19
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị THPT Nam Hà
–––––––––––
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Biên Hòa, ngày 4 tháng 5 năm 2017
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN
Năm học: 2016 - 2017
Phiếu đánh giá của giám khảo thứ hai
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến: Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số bài trong
sinh học lớp 10
Họ và tên tác giả: Lê Thị Nhung. Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: THPT Nam Hà
Họ và tên giám khảo 2: Đinh Thị Bửu Châu Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: THPT Nam Hà
Số điện thoại của giám khảo: 01274735840
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến:
1. Tính mới
- Thay thế một phần giải pháp, đề xuất đã có với mức độ khá, hiệu quả
Điểm: 4,0/6,0.
2. Hiệu quả
- Có minh chứng thực tế, đủ độ tin cậy.
Điểm: 8,0/8,0.
3. Khả năng áp dụng
- Có khả năng áp dụng tốt cho các cơ sở giáo dục
Điểm: 6,0/6,0.
Nhận xét khác (nếu có): ......................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Tổng số điểm: 18/20. Xếp loại: Giỏi
GIÁM KHẢO 2
Đinh Thị Bửu Châu
20
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị THPT Nam Hà
–––––––––––
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Biên Hòa, ngày 4 tháng 5 năm 2017
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN
Năm học: 2016 - 2017
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến: Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số bài trong
sinh học lớp 10
Họ và tên tác giả: Lê Thị Nhung
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Nam Hà
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................
- Phương pháp giáo dục
- Lĩnh vực khác: ........................................................
Sáng kiến đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị
Trong ngành
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
- Chỉ lập lại, sao chép từ các giải pháp, đề xuất đã có
- Chỉ thay thế một phần giải pháp, đề xuất đã có với mức độ trung bình hoặc lần đầu áp dụng giải pháp ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật mới đã có tại đơn vị và đã khắc phục được hạn chế trong thực tế của đơn vị
- Chỉ thay thế một phần giải pháp, đề xuất đã có với mức độ khá
- Chỉ thay thế một phần giải pháp, đề xuất đã có với mức độ tốt hoặc giải pháp, đề xuất thay thế
hoàn toàn mới so với giải pháp, đề xuất đã có
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ×ô dưới đây)
- Không có minh chứng thực tế hoặc minh chứng thực tế chưa đủ độ tin cậy, độ giá trị
- Có minh chứng thực tế đủ độ tin cậy, độ giá trị để thấy sáng kiến có thay thế một phần giải pháp,
đề xuất đã có hoặc lần đầu áp dụng giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới tại đơn vị
- Có minh chứng thực tế đủ độ tin cậy, độ giá trị để thấy được hiệu quả giải pháp, đề xuất của tác giả thay
thế hoàn toàn mới giải pháp, đề xuất đã có được triển khai thực hiện tại đơn vị
- Có minh chứng thực tế đủ độ tin cậy, độ giá trị để thấy được sáng kiến đã thay thế một phần giải
pháp, đề xuất đã có trong toàn ngành; được Phòng GD&ĐT hoặc Sở GD&ĐT triển khai thực hiện
- Có minh chứng thực tế đủ độ tin cậy, độ giá trị để thấy được sáng kiến đã thay thế hoàn toàn mới giải
pháp, đề xuất đã có trong toàn ngành; được Phòng GD&ĐT hoặc Sở GD&ĐT triển khai thực hiện
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô mỗi dòng dưới đây)
- Sáng kiến không có khả năng áp dụng
- Sáng kiến chỉ có khả năng áp dụng riêng cho Tổ/Khối/Phòng/Ban của đơn vị
- Sáng kiến chỉ có khả năng áp dụng riêng cho đơn vị
- Sáng kiến có khả năng áp dụng cho toàn ngành hoặc sáng kiến có khả năng áp dụng tốt cho cơ sở
giáo dục chuyên biệt
Xếp loại chung:
Xuất sắc
Khá
Đạt
Không xếp loại
21
Cá nhân viết sáng kiến cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc
sao chép lại nội dung sáng kiến cũ của mình đã được đánh giá công nhận.
Lãnh đạo Tổ/Phòng/Ban và Thủ trưởng đơn vị xác nhận sáng kiến này đã được tác giả tổ chức
thực hiện, được Hội đồng thẩm định sáng kiến hoặc Ban Tổ chức Hội thi giáo viên giỏi của đơn vị
xem xét, đánh giá, cho điểm, xếp loại theo quy định.
NGƢỜI THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Lê Thị Nhung
XÁC NHẬN CỦA
TỔ/PHÒNG/BAN
THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ
Phan Thị Quỳnh Tâm
22