Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số kinh nghiệm vận dụng kiến thức hóa học giáo dục và hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA
HỌC
GIÁO DỤC VÀ HÌNH THÀNH Ý THỨC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Người thực hiện: Đặng Thị Hà
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Hóa học

1


MỤC LỤC

2


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học và công nghệ
đã mang lại cho con người một cuộc sống no đủ hơn, tốt đẹp hơn, nhưng đồng
thời cũng đặt ra trước nhân loại một số vấn đề khó khăn, thách thức mới. Ô
nhiễm môi trường đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng của nhân loại.
Những dấu hiệu cho thấy nạn suy thoái môi trường đã ngày một rõ ràng
hơn do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính vẫn là do ý thức của con


con người. Phải gánh chịu những hậu quả đó, con người đã bắt đầu ý thức được
về những hình ảnh có hại của mình đối với môi trường sống. Chính vì thế con
người cần quan tâm hơn công tác bảo vệ môi trường đặc biệt là bảo vệ môi
trường trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó bảo vệ môi trường là
trách nhiệm của tất cả các quốc gia, các dân tộc; là lương tâm, trách nhiệm đạo
đức của mỗi người.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực trạng môi trường
nước ta hiện nay là: Ô nhiễm nước, không khí và đất xuất hiện ở nhiều nơi,
nhiều vấn đề vệ sinh môi trường đã phát sinh cả ở thành thị và nông thôn. Môi
trường bắt đầu ô nhiễm, trước hết là do khai thác dầu. Các sự cố môi trường như
bão lụt, hạn hán ngày càng tăng lên. Môi trường bị ô nhiễm là do ý thức bảo vệ
môi trường của con người còn kém. Hơn nữa do dân số nước ta tăng nhanh và
tập trung quá đông vào các đô thị lớn nên tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn
nước ngày càng trầm trọng. Điều quan trọng là tình trạng ô nhiễm môi trường
đang trực tiếp ảnh hưởng xấu đến đời sống và sức khoẻ của con người. Những
thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh mỗi ngày có số lượng rác thải khoảng
500 tấn. Các doanh nghiệp như Vedan xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lý
vào sông Thị Vải, nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư tại Hà Nội xả trực tiếp
vào sông Tô Lịch, sông Nhuệ làm ô nhiễm nguồn nước… Tất cả đang dóng lên
hồi chuông cảnh báo cấp thiết tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta. Các căn
bệnh hiểm nghèo như: ung thư, dịch tiêu chảy cấp, bệnh ngoài da đều có nguyên
nhân bắt nguồn từ môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề. Đó chỉ là những con số
ta tìm hiểu được còn thực tế bất kì ai cũng nhận ra được đó là môi trường đã ảnh
hưởng đến biến đổi khí hậu. Rõ rệt nhất ta có thể thấy được đó là giữa những
ngày tháng 5 năm 2019 như thường lệ phải là mùa hè rực lửa vậy mà ta tưởng
như đang sống giữa mùa đông.Nhưng năm 2020 thì nắng nóng kéo dài, nhiệt độ
cao kỉ lục. Vậy nguyên nhân vì đâu mà thời tiết không còn biến đổi theo quy
luật. Môt trong những nguyên nhân chính đó là ô môi trường mà căn nguyên là
ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người chúng ta.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ

thống giáo dục nhằm tác động lên thái độ, hành vi của học sinh bằng chương
trình lồng ghép giáo dục môi trường trong các môn học ở cấp THPT. Để thực
hiện nội dung lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học, đặc biệt là
môn hóa học có hiệu quả, giáo viên phải có trách nhiệm xây dựng bài giảng có
tác dụng giáo dục sâu sắc và có sức lan tỏa. Bởi lẽ, đạo đức được hình thành
theo những chuẩn mực sống, tùy theo lứa tuổi, văn hóa, gia đình, tôn giáo…. Ở
tuổi 15-17, con người trải qua giai đoạn phát triển tâm lý rất lớn. Chúng ta
3


không chỉ giúp các em phát triển khả năng giải thích mà cả khả năng đưa ra và
bảo vệ chính kiến của mình về một vấn đề. Qua những bài học lồng ghép nội
dung giáo dục bảo vệ môi trường, học sinh nhận thức được vai trò của môi
trường cũng như sự tác động tiêu cực của con người tới môi trường. Chắc chắn
các em sẽ quyết định được hành vi của mình đối với môi trường. Đó cũng chính
là lí do vì sao tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm vận dụng kiến thức hóa học
giáo dục và hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ
thông” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh là vấn đề vô cùng cần
thiết và cấp bách. Quá trình giáo dục này bắt đầu từ lứa tuổi mầm non và trong
giai đoạn nào cũng phải chú trọng. Bởi chỉ khi có ý thức tự giác thì hiệu quả mới
được như mong muốn. Ở một số nước có nền kinh tế phát triển và môi trường
được chú trọng đặc biệt như Singapo, Nhật Bản... thì việc giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường được quan tâm nuôi dưỡng từ tuổi ấu thơ. Chính vì vậy mà thành
quả về bảo vệ môi trường của họ thì bất kì ai cũng biết. Ở lứa tuổi của học sinh
THPT thì việc giáo dục đó càng trở nên cần thiết. Vì ở lứa tuổi đó các em đã có
thể chịu trách nhiệm về những hành động, việc làm của mình. Hơn nữa ở lứa
tuổi thanh niên này mỗi em đã có thể là những tuyên truyền viên về bảo vệ môi
trường hướng tới một xã hội xanh- sạch - đẹp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

1.3. Đối tượng nghiên cứu
Để thực hiện đề tài trên, tôi đã chọn 3 lớp đại diện cho 3 khối lớp: 10C,
11C và 12C của trường THPT Hà Trung.
Số lượng học sinh: 126
Đặc điểm học sinh: Các em học sinh trên đại diện cho các em ở 3 khối
khác nhau bởi ở trong chương trình hóa học cả 3 khối thì đều có thể lồng ghép
việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Tuy việc chọn học sinh ở cả 3 khối lớp
có phần dàn trải nhưng lại cho tôi cái nhìn đầy đủ nhất về việc lĩnh hội tiếp thu
về môi trường để có thể điều chỉnh cho phù hợp.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Cơ sở lý luận của tài liệu
Các tài liệu liên quan phục vụ cho việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
nói riêng như: Sách giáo khoa 3 khối, báo điện tử... và các tài liệu khác liên quan.
1.4.2. Phương pháp điều tra nghiên cứu
- Phương pháp thuyết giảng
Kiến thức giáo viên sử dụng phải phong phú, đa dạng về tất cả các lĩnh
vực của môi trường nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh.
- Phương pháp trực quan:
Bằng những hình ảnh đã được sưu tầm về môi trường cho học sinh quan
sát, nhận xét, đánh giá rút ra kết luận vừa giúp học sinh hứng thú học tập, vừa
giúp các em biết nhận xét đánh giá vấn đề tích hợp.
- Phương pháp tích hợp về giáo dục ý thức của môn hóa học với các môn
học khác như giáo dục công dân, địa lý, lịch sử…:
+ Đây là bước chuẩn bị để học sinh tiếp thu bài giảng. Điều tra theo
phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc viết thu hoạch cá nhân bàn bạc về
4


vấn đề môi trường.
+ Điều tra xã hội học về tình hình môi trường ở địa phương: Trắc nghiệm

trả lời câu hỏi.
+ Viết thu hoạch hoặc bài kiểm tra ở lớp.
2. Nội dung







2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Môi trường là gì: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật
chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng tới
đời sống sản xuất, sự tồn tại của con người, thiên nhiên nhiên. (Theo Ðiều 1,
Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam)
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
Môi trương tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên vật lý như vật lý, hóa
học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác
động của con người.
Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất,
nước.... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa,
trồng cây chăn nuôi, cung cấp cho con người tài nguyên khoáng sản cần cho sản
xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh
đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là
những luật lệ thể chế, cam kết, quy định, ươớc định… ở các cấp khác nhau như:
Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng, xã, họ
tộc gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể... Môi trường xã
hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên
sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống con người khác

với sinh vật khác.
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm
tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc
sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên,
không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ
bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc
sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo,
bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường,
tổ chức xã hội như Ðoàn, Ðội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với
những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận,
thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư,
quy định.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để
sống và phát triển.
Môi trường có các chức năng cơ bản sau:
Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
5







Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt
động sản xuất của con người.
Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong

cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con
người và sinh vật trên trái đất.
Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất
lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần
thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các
loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước
mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có
thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi.
Ô nhiễm môi trường là gì: Ô nhiễm môi trường là làm thay đổi tính chất
của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường, làm thay đổi trực tiếp hoặc gián
tiếp tới các đặc tính vật lí, hóa học, sinh học… của bất kì thành phần nào trong
môi trường. Chất gây ô nhiễm chính là nhân tố làm cho môi trường trở nên độc
hại hoặc có tiềm ẩn nguy cơ gây độc hại, nguy hiểm đến sức khỏe con người và
sinh vật trong môi trường đó.
Tại sao cần lồng ghép việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào trong
giảng dạy Hóa học ở trường THPT?
Môi trường hiện tại đang có những thay đổi bất lợi cho con người, đặc
biệt là những yếu tố mang tính chẩt tự nhiên như là đất, nước, không khí, hệ
động thực vật. Tình trạng môi trường thay đổi và bị ôi nhiễm đang diễn ra trên
phạm vi mỗi quốc gia cũng như trên toàn cầu. Chưa bao giờ môi trường bị ôi
nhiễm nặng như bây giờ, ôi nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng hổi trên toàn
cầu. Chính vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ thiên
nhiên, tài nguyên đa dạng sinh học nói riêng, là vấn đề cần thiết, cấp bách và bắt
buộc khi giảng dạy trong trường Phổ thông, đặc biệt với bộ môn Hóa học thì đây
là vấn đề hết sức cần thiết. Vì nó cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về
môi trường, sự ôi nhiễm môi trường… tăng cường sự hiểu biết về mối quan hệ
tác động qua lại giữa con người với tự nhiên trong sinh hoạt và lao động sản
xuất, góp phần hình thành ở HS ý thức và đạo đức mới đối với môi trường, có

thái độ và hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường. Vì vậy, giáo dục bảo vệ
môi trường cho học sinh là việc làm có tác dụng rộng lớn nhất, sâu sắc và bền
vững nhất.
2.2. Thực trạng của môi trường và việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
hiện nay
Mới đây Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có báo cáo tổng hợp tại hội
nghị toàn quốc bảo vệ môi trường. Cụ thể hàng năm cả nước tiêu thụ hơn 100.
000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật; phát sinh 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 7
triệu tấn rác thải công nghiệp; hơn 7 triệu tấn rác thải công nghiệp rắn hơn
630.000 tấn thải nguy hại trong khi việc xử lý rác thải còn rất hạn chế.
Đặc biệt cả nước có hơn 283 khu công nghiệp với hơn 550.000 m3 nươc
thải trong 1 ngày đêm, có 615 cụm công nghiệp nhưng chỉ có 5% cụm có hệ
6


thống xử lý nước thải tập trung. Hơn 500.000 cơ sở sản xất trong đó có nhiều
loại hình ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu. Bên cạnh đó nước ta
có hơn 5000 doanh nghiệp khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, hơn 4500
làng nghề. Hơn 13.500 cơ sở y tế hàng ngày phát sinh hơn 47 tấn chất thải nguy
hại và 125. 000 m3 nước thải y tế. ngoài ra cả nước có hơn 787 đô thị với 3.000.
000 m3 nước thải ngày đêm nhưng hầu như chưa được xử lý và đang lưu hành
43 triệu môtô và 2 triệu ôtô. Đây là những thống kê cho thấy nguy cơ và hiện
tượng ô nhiễm môi trường ở mức báo động. Trong đó thưc trạng về ô nhiễm môi
trường đất, ô nhiễm môi trường nước và ô nhiễm không khí là rất rõ ràng.
Mặc dù ô nhiễm môi trường rất báo động nhưng ý thức bảo vệ môi
trường của người dân chưa cao. Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức
của người dân nói chung cũng như học sinh nói riêng chưa được sâu rộng và
hiệu quả chưa cao.
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề
2.3.1. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí, suy giảm tầng ozon

Cơ sở lí thuyết: Khí quyển của chúng ta được chia thành nhiều tầng, trong
đó có tầng ozon (cách mặt đất khoảng 25 km). Ozon (Ozone theo tiếng Hy Lạp
nghĩa là “tỏa mùi”), được Friederich Schoben người Thụy Sỹ phát hiện năm
1840 và năm 1858 đã được Houzeau người Pháp xác định là thành phần quan
trọng của khí quyển.
Ozon: Là một dạng thù hình của oxi, trong phân tử của nó chứa 3 nguyên
tử oxi. Ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn ozon là một chất khí có màu xanh nhạt,
ozon hóa lỏng màu xanh thẫm ở -172oC. Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi
nhưng nó kém bền hơn oxi, dễ phân hủy thành oxi theo phản ứng:
2O3 = 3O2
Mật độ tập trung cao nhất của ozon trong khí quyển nằm ở tầng bình lưu –
Stratophere (khoảng 20-50 Km tính từ mặt đất) trong khu vực được biết đến như
là tầng ozon. Độ dày mỏng của tầng ozon ở mỗi nơi là không giống nhau. Tầng
ozon có tác dụng quan trọng trong việc ngăn cản các tia cực tím nguy hiểm từ
mặt trời chiếu xuống trái đất.

Tầng ozon
Hiện nay, tầng ozon đã bị báo động là đang “thủng” nghiêm trọng. Hiện
7


tượng này được giải thích có nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân
là do các khí thải công nghiệp như CFC, NO 2… Những dữ liệu năm 1994 của
UNEP-WMO (tổ chức môi trường thế giới) đã chứng minh rằng các hợp chất
hữu cơ có chứa clo và brom khi đi vào tầng bình lưu đã giải phóng nguyên tử
clo và brom, đưa chúng về chu kỳ xúc tác phá hoại ozon. Axit clohdric do núi
lửa phun ra không hòa tan được trong nước khí quyển và không bị nước mưa
quét sạch trước khi đi vào tầng bình lưu. Năm 1979 người ta mới phát hiện ra
tầng ozon đang bị bào mòn và cho đến nay đã bị thủng ở rất nhiều nơi. Theo ước
tính, khi tầng ozon giảm 10% thì lượng tia cực tím tăng lên khoảng 13%. Và cứ

giảm 11% ozon thì sẽ làm tăng 2% trường hợp ung thư da.

Lỗ thủng ozon ở Nam Cực
Một số tác nhân gây thủng tầng ozon:
Các chất clofloucacbon (CFC) có tác dụng làm phồng các tấm cách nhiệt
(cách âm) và dung môi trong công nghiệp điện tử, cơ khí, chất làm lạnh trong tủ
lạnh, chất đẩy trong các bình xịt tóc… là một trong số những tác nhân nguy hiểm
nhất với tầng ozon. Loại hay dùng nhất là Freon, có thời gian tôn tại rất lâu dài, từ
50-400 năm tùy loại. Chúng bay lên không trung tận tầng cao nhất của khí quyển,
gặp các tia cực tím và bị vỡ ra làm clo được giải phóng. Mỗi nguyên tử clo phá
hủy một phân tử ozon và để tạo thành một phân tử ClO, oxit này lại phản ứng với
một oxi nguyên tử để tái tạo clo nguyên tử, sau đó, tiếp tục đi phá hủy một phân
tử ozon khác. Một nguyên tử clo có thể phá hủy khoảng 100 nghìn phân tử ozon
trước khi bị phản ứng trở lại thành dạng ổn định gọi là “bình chứa”.
Cơ chế của sự phá hủy tầng ozon:
8


Giải pháp:
Ý thức của mỗi người là rất quan trọng vì vậy trong nhà trường giáo dục
cho học sinh biết bảo vệ môi trường từ những việc nhỏ nhất:
Hạn chế rác thải đến mức tối đa.
Vứt rác thải đúng nơi quy định và phân loại được rác thải.
Không đốt rác thải một cách bừa bãi gây khói bụi và ô nhiễm không khí.
Làm sạch vệ sinh môi trường xung quanh ta như ở nhà, trường học, tham
gia vào các hoạt động lao động công ích, dọn vệ sinh
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tuyên truyền ý thức bảo vệ môi
trường cho mọi người xung quanh.
Chung tay góp phần trồng và bảo vệ cây xanh để cải tạo không khí vì cây
cối chính là lá phổi xanh cải tạo nguồn không khí.

Bài tập thực nghiệm liên quan.
2.3.2. Phân bón hóa học một trong các tác nhân gây ô nhiễm đất và nước
Cơ sở khoa học: Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên
tố dinh dưỡng được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Phân bón
hóa học được chia làm các loại theo sơ đồ sau

Các loại phân bón hóa học
Vai trò của phân bón hóa học là không thể phủ nhận. Tuy vậy việc sản xuất
cũng như sử dụng phân bón hóa học đã gây ra không ít hệ lụy về môi trường và
sức khỏe của con người. Nguyên nhân nào dẫn đến hậu quả cho môi trường.
9


- Bón dư thừa các yếu tố dinh dưỡng hoặc bón không đúng cách: Hầu hết
người nông dân hiện nay đều bón quá dư thừa lượng đạm và cách bón là vãi trên
mặt đất, phân không được vùi vào trong đất như vậy sẽ mất chất dinh dưỡng của
phân bón đồng thời gây ô nhiễm môi trường. Không những thế bón có thể làm
rắn đất, ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất lâu dài (ví dụ như supephotphat đơn).

Bón phân dư thừa và không đúng cách làm rắn đất
- Ô nhiễm từ các nhà máy sản xuất phân bón: Không chỉ do bón dư thừa
dinh dưỡng mà ô nhiễm còn gây ra do nguồn các nhà máy sản xuất phân bón.
Trong quá trình sản xuất phân bón ở một số nhà máy đã không tuân thủ đúng
quy trình: Nguyên liệu sản xuất không đảm bảo, quá trình sắp xếp tràn làn gây
mùi khó chịu, nước thải không được xử lý ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người
dân và ô nhiễm không khí. Dư thừa đạm trong đất hoặc trong cây làm nitơ và
photpho theo nước xả xuống các thủy vực là nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm
trọng nguồn nước.

Hình ảnh ô nhiễm môi trường do thuốc bảo vệ thực vật

- Phân bón chứa một số chất độc hại: Một loại phân bón hóa học đã có
10


chứa một số chất độc hại cho cây trông và con người như một số các kim loại
nặng: Asen(As), chì (Pb), thủy ngân (Hg), cadimi(Cd)... hay một số các vi sinh
vật có hại như: Ecoli, Salmonella, Coliform... gây ra các bệnh đường ruột.
Như vậy các nguyên nhân đó đã gây nên những tác hại với môi trường và
sức khỏe con người. Đạm dư thừa bị chuyển thành dạng nitrat NO 3-- hoặc nitrit là
các dạng gây độc trực tiếp cho các sinh vật thủy sinh và gián tiếp cho động vật
trên cạn. Nguồn nước ô nhiễm ấy lại được dùng cho trồng trọt các loại rau gây
ra nhiều bệnh nguy hiểm đặc biệt cho trẻ em và tiềm tàng nguy cơ ung thư.
Một số các giải pháp:
- Giảm lượng bón, tăng hiệu suất sử dụng phân bón: Hiện nay có một số
loại phan bón hoặc chế phẩm có khả năng tăng hiệu suất sử dụng phân đạm.
Tích cực triển khai chương trình 3 giảm(giảm lượng đạm bón, giảm thuốc bảo
vệ thực vật, giảm lượng hạt giống gieo đối với tỉnh phía nam và nươc tưới với
tỉnh phía bắc và 3 tăng (tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm và tăng hiệu
quả kinh tế).
- Tăng cường tập huấn, thông tin tuyên truyền: tham gia vào các hội thảo,
xây dựng mô hình, hướng dẫn cách sử dụng phân bón đúng cách.
- Thông qua hệ thống thông tin đại chúng như truyền hình, đài báo, báo
chí... tăng cường việc phổ biến kiến thức khoa học kĩ thuật, các kinh nghiệm sản
xuất, cách sử dụng phân bón hiệu quả.
- Và một trong những việc làm quan trọng đó là ý thức của những người
sử dụng, những doanh nghiệp sản xuất phân bón. Theo đó phải có chính sách và
chế tài đủ mạnh.
2.3.3. Polime một trong các tác nhân gây ô nhiễm môi trường
Cơ sở khoa học: Polime là hợp chất có khối lượng phân tử lớn do nhiều
đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo thành. Tính chất vật lí của

polime: Hầu hết polime là các chất rắn không bay hơi, không có nhiệt độ nóng
chảy xác định mà nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ khá rộng. Đa số các polime
khi nóng chảy, cho chất lỏng nhớt để nguội sẽ rắn lại gọi là chất nhiệt dẻo. Một số
polime không nóng chảy mà bị phân hủy khi đun nóng gọi là chất nhiêt rắn. Đa số
các polime không tan trong các dung môi thông thường, một số tan được trong
các dung môi thích hợp. Nhiều loại polime có tính dẻo (chất dẻo) một số có tính
đàn hồi (cao su), một số khác có thể kéo thành sợi dai bền (một số loại tơ). Một số
loại có tính chất đặc biệt riêng như không giòn, cách điện, cách nhiệt...
Một trong các loại polime được sử dụng nhiều nhất trong đời sống đó là
nhựa và túi núi lon. Nhựa (chất dẻo) là hợp chất cao phân tử có thành phần là các
polime hữu cơ hay theo cách khác chất dẻo là vật liệu polime có tính dẻo .Nhựa
có tính bền, nhẹ, nhiều màu sắc nhưng rất khó phân hủy và tái chế. Nhựa nhân tạo
đầu tiên mà con người điều chế đươc là polivinyclorua (PVC).
Nhựa là một trong những chất liệu tiện dụng nhất mà con người đã phát
minh ra. Với đặc tính rẻ, bền, tiện nhựa được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực
đời sống của con người. Nhưng cuộc sống của chúng ta đang phải đối mặt với
sự đe dọa từ chính các chất liệu trên. Những phế phẩm rác thải được vứt bừa bãi
ra môi trường đưa thế giới đến bờ vực ô nhiễm nặng nề.
11


Núi rác thải nhựa
Mỗi năm người Mỹ dùng 100 tỉ tấn nilon và phải mất 1000 năm để phân
hủy hết chúng nếu chôn dưới lòng đất. Trong đó chỉ chưa đến 1% là được tái chế
lại. Vậy phần lớn những rác thải đó đi đâu. Chúng được chôn trong lòng đất
hoặc lênh đênh trên biển. Ở Việt Nam chúng ta mỗi ngày con người thải ra môi
trường 2.500 tấn rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Rác thải trong lòng đại dương
12



Vấn nạn về rác thải không chỉ nhức nhối cho toàn cầu và nước Việt Nam
nói chung mà ngay cả tỉnh Thanh Hóa chúng ta ô nhiễm rác thải nhựa cũng rất
đáng báo động.

Rác thải ở xã Minh Lộc - Hậu Lộc - Thanh Hóa
Vậy giải pháp nào cho môi trường với vấn nạn túi nion và nhựa.
Cuộc sống của con người không thể không tạo ra nguồn rác thải. Nhưng
xử lí rác thải như thế nào và ý thức xả rác ra nơi công cộng còn rất yếu. Chúng
ta hoàn toàn có thể hạn chế được điều đó nếu như:
Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi. Nâng cao nhận
thức người dân.
Phân loại rác thải khi sinh hoạt: Những loại có thể tái chế và không thể tái chế.
Thay đổi thói quen sử dụng đồ: Hạn chế dùng các ống hút nhựa một lần,
các bao bì nhựa, kể cả thói quen ăn kẹo cao su.
Tích cực dùng chai lọ tái chế được và đồ dùng thân thiện với môi trường
có nguông gốc từ thiên nhiên để hạn chế rác thải
Mang theo các đồ dùng riêng: Đi chợ có thể mang theo làn hoặc túi đựng
được nhiều đồ mà không cần sử dụng túi nilon (túi bóng..), mang theo cốc... để
tránh phải dùng cốc nhựa một lần...
Tích cực tham gia vào các hoạt động làm sạch môi trường, các hoạt động
tình nguyện.

13


Không những thế các em hoàn toàn có thể dùng khả năng của mình, bằng
kiến thức đã học của mình sáng tạo ra những robot, những vật làm sạch rác
thải... Hình ảnh dưới đây chính là robot vớt rác của hai em Thân Đình Uyên

Khanh và Phan Lê Anh Duy ở Thừa Thiên Huế.

2.3.4. Kim loại nặng là một trong các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước và ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người
Cơ sở khoa học: Kim loại nặng là kim loại có khối lượng riêng lớn hơn
3
5g/cm , có số nguyên tử cao và thường thể hiện tính kim loại ở nhiệt độ phòng.
Kim loại nặng được chia làm 3 loại: Các kim loại độc (Hg, Pb, Cd, As, Co, Sn...),
Các kim loại quý (Au, Ag, Pt, Pd...), Các kim loại phóng xạ (U, Ra, Th...).
Ở dạng nguyên tố thì kim loại nặng không có hại, nhưng khi tồn tại ở dạng
ion thì kim loại nặng lại rất độc hại cho sức khỏe chúng ta. Các ion kim loại nặng
thường có trong nước thải công nghiệp là: Pb2+, Hg2+, Cr2+, As3+, Mn2+.
Dưới đây là một số các ion kim loại nặng thường gặp:
Kim
loại
Chì


hiệu

Đặc tính

Phương thức
Hàm lượng cho
xâm nhập vào
phép trong nước
con người

Pb - Là nguyên tố có độc tính Chì đi vào cơ
Hàm lượng cho

cao đối với sức khoẻ con thể con người phép trong nước
người.
qua nước uống, uống đóng chai
là 10µg/L
- Chì gây độc cho hệ thần không khí và
thức ăn bị
(QCVN 6kinh trung ương, hệ thần
nhiễm chì
1:2010/BYT),
kinh ngoại biên, tác động
trong nước ngầm
lên hệ enzim có nhóm hoạt
là 10µg/L
động chứa hyđro. Người bị
(QCVN
nhiễm độc chì sẽ bị rối
09:2008/BTNMT)
loạn bộ phận tạo huyết
14


(tuỷ xương). Tuỳ theo mức
độ nhiễm độc có thể bị đau
bụng, đau khớp, viêm thận,
cao huyết áp, tai biến não,
nhiễm độc nặng có thể gây
tử vong.
- Đặc tính nổi bật là sau khi
xâm nhập vào cơ thể, chì ít
bị đào thải mà tích tụ theo

thời gian rồi mới gây độc.
Crom

Cr - Tồn tại trong nước với 2
dạng Cr (III), Cr (VI). Cr
(III) không độc nhưng Cr
(VI) độc đối với động thực
vật.
- Với người Cr (VI) gây
loét dạ dày, ruột non, viêm
gan, viêm thận, ung thư
phổi.

Cadimi Cd Là kim loại được sử dụng
trong công nghiệp luyện
kim, chế tạo đồ nhựa; hợp
chất cađimi được sử dụng
để sản xuất pin.

Thủy
ngân

Qua nguồn
Hàm lượng cho
nước. Crom
phép trong nước
xâm nhập vào
uống đóng chai
nguồn nước từ
là 50µg/L

các nguồn nước
(QCVN 6thải của các nhà 1:2010/BYT),
máy mạ điện, trong nước ngầm
nhuộm, thuộc
là 50µg/L
da, chất nổ, mực
(QCVN
in, in tráng
09:2008/BTNMT)
ảnh…
.
Qua thức ăn,
nước uống và
hô hấp

Hg - Tính độc phụ thuộc vào Bằng đường hô
dạng hoá học của nó.
hấp, thấm qua
- Thuỷ ngân nguyên tố da và ăn uống.
tương đối trơ, không độc.
Nếu nuốt phải thuỷ ngân
kim loại thì sau đó sẽ được
thải ra mà không gây hậu
quả nghiêm trọng.
- Nhưng thuỷ ngân dễ bay
hơi ở nhiệt độ thường nên
nếu hít phải sẽ rất độc.
- Thuỷ ngân có khả năng
phản ứng với axit amin chứa


Hàm lượng cho
phép trong nước
uống đóng chai
là 3µg/L (QCVN
6-1:2010/BYT),
trong nước ngầm
là 5µg/L (QCVN
09:2008/BTNMT)
Hàm lượng thủy
ngân cho phép
trong nước uống
đóng chai là
6µg/L (QCVN 61:2010/BYT),
trong nước ngầm
là 1µg/L (QCVN
09:2008/BTNMT)
.

15


lưu huỳnh, các hemoglobin,
abumin; có khả năng liên
kết màng tế bào, làm thay
đổi hàm lượng kali, thay đổi
cân bằng axit bazơ của các
mô, làm thiếu hụt năng
lượng cung cấp cho tế bào
thần kinh.
- Trẻ em bị ngộ độc thuỷ

ngân sẽ bị phân liệt, co
giật không chủ động.
Trong nước, metyl thủy
ngân là dạng độc nhất, nó
làm phân liệt nhiễm sắc
thể và ngăn cản quá trình
phân chia tế bào.
Tác hại của kim loại nặng:
Với nguồn nước: Với thời đại phát triển như hiện nay việc các khu công
nghiệp, nhà máy thải nước thải chưa qua xử lý ra bên ngoài môi trường khiến
nguồn nước uống bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trong nước uống chứa nhiều chất
độc hại và kim loại nặng, nếu con người uống nước chứa những chất này vào cơ
thể sẽ gây nên hậu quả rất nghiêm trọng. Cụ thể là kìm hãm sự tăng trưởng và
phát triển, gây ung thư, tổn thương các cơ quan, tổn thương hệ thần kinh, thậm
chí có thể gây tử vọng nếu nhiễm độc quá lớn.
Nếu con người tiếp xúc với kim loại nặng như thủy ngân, chì có thể sẽ
gây ra bệnh tự miễn dịch và hệ thống miễn dịch của con người sẽ tự tấn công
các tế bào trong cơ thể. Sau đó dần xuất hiện các bệnh khớp như viêm khớp
dạng thấp, bệnh về thận, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh… Các loại kim loại nặng
như chì, asen, cadimi, thủy ngân gây nhiễm độc ở người khá mạnh mẽ. Còn các
kim loại nặng khác như đồng, kẽm, crom nếu số lượng nhỏ thì cần thiết cho cơ
thể nhưng nếu liều lượng quá nhiều thì có thể gây độc.

16


Với các nhà máy luyện gang thép bằng phương pháp truyền thống, các
thiết bị trong nhà máy ở nhiệt độ cao lên đến hàng nghìn độ C nên muốn vận
hành phải có nước làm mát và nước làm mát thường bị nhiễm kim loại nặng nếu
không được xử lý mà thải ra ngoài sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nặng ảnh hưởng

đến sức khỏe con người. vì thế cần xử lý nước thải chứa kim loại nặng.
Các phương pháp xử lý:
- Phương pháp kết tủa: Xử lý nước thải chứa kim loại nặng hiệu quả bằng
phương pháp kết tủa hóa học dựa trên phản ứng hóa học giữa chất đưa vào nước
thải với các kim loại cần tách trong điều kiện pH thích hợp tạo ra kết tủa và tách
khỏi nước bằng phương pháp lắng.
Ưu điểm là đơn giản, hiệu quả xử lý cao, xử lý được ở quy mô lớn.
Nhược điểm không xử lý được triệt để với nồng độ kim loại cao, tạo ra
bùn thải kim loại.

17


-Phương

pháp hấp phụ: Những chất bẩn di chuyển từ môi trường nước
tiến về bề mặt chất hấp thụ thông qua sự tác động của trường lực trên bề mặt.
Phương pháp hấp phụ gồm 2 hình thức: Các chất tan bị hydrat hóa, phân
tử trên bề mặt của chất rắn với phân tử chất bẩn sẽ bị hấp phụ.
Các loại hấp phụ:
+ Hấp phụ trong điều kiện tĩnh: không cho sự chuyển dịch tương đối của
phân tử nước so với phân tử chất hấp phụ mà chúng cùng chuyển động với nhau.
+ Hấp phụ trong điều kiện động: sự chuyển động tương đối của phân tử
nước so với phần tử hấp phụ, là một quá trình diễn ra khi cho nước thải lọc qua
lớp vật liệu hấp phụ. Thiết bị thực hiện quá trình đó gọi là thùng lọc hấp phụ hay
tháp hấp phụ.
- Phương pháp trao đổi ion: Quá trình trao đổi ion được tiến hành trong cột
Cationit và Anionit. Các vật liệu nhựa này có thể thay thế được mà không làm
thay đổi tính chất vật lý của các chất trong dung dịch và cũng không làm biến
mất hoặc hòa tan. Các ion dương hay âm cố định trên gốc này đẩy ion cùng dấu

có trong dung dịch thay đổi số lượng tải toàn bộ có trong chất lỏng trước khi
trao đổi.
- Phương pháp sinh học: Xử lý nước thải chứa kim loại nặng chất
lượng bằng phương pháp này là sử dụng những vi sinh vật đặc trưng chỉ xuất
hiện trong môi trường bị ô nhiễm kim loại nặng và có khả năng tích lũy kim loại
nặng trong cơ thể. Các vi sinh vật như: vi khuẩn, nấm… Ngoài ra còn có các
loài thực vật như: cây dương xỉ, cây thơm ổi, cải xoong…
Quá trình đầu tiên là tích tụ các kim loại nặng và sinh khối, làm giảm
nồng độ các kim loại này ở trong nước, các vi sinh vật lắng cuống đáy bùn hoặc
kết thành mảng nổi trên bề mặt và cần phải lọc hoặc thu sinh khối ra khỏi môi
trường nước.

- Phương pháp điện hóa: Ứng dụng sự chênh lệch điện thế giữa 2 cực kéo
18


dài vào bình điện phân để tạo ra một dòng điện định hướng. Khi điện áp đủ lớn
sẽ xảy ra các phản ứng:
Ở Anot: xảy ra quá trình oxy hóa anion hoặc OH- hoặc chất làm anot
Ở catot: khi cho dòng điện đi qua dung dịch thì cation và H+ sẽ tiến về bề
mặt catot. Khi thế phóng điện của cation lớn hơn H+ thì cation sẽ thu electron của
catot chuyển thành các ion ít độc hơn hoặc tạo thành kim loại bám vào điện cực.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Để kiểm tra tính khả thi của biện pháp đưa ra tôi đã tiến hành kiểm tra
đánh giá chất lượng học sinh. Theo số liệu điều tra tháng 5 năm 2020 tại trường
THPT Hà Trung ở 3 lớp đã chọn trước kết quả như sau.
Lớ
p

Liên hệ tốt

Tổng
số HS S. lượng Tỷ lệ

Liên hệ đúng yêu cầu Liên hệ còn hạn chế
S. lượng

Tỷ lệ

S. lượng

Tỷ lệ

10C

40

15

37,5%

5

12,5%

20

50%

11C


44

18

40,1%

16

36,4%

10

22,7%

12C

42

20

47,6%

10

23,8%

12

28,6%


Đây là kết quả bài test sau khi tôi đã lồng ghép việc bảo vệ môi trường
vào các bài dạy cảu môn hóa học.
Lớ
p

Liên hệ tốt
Tổng
số HS S. lượng Tỷ lệ

Liên hệ đúng yêu cầu Liên hệ còn hạn chế
S. lượng

Tỷ lệ

S. lượng

Tỷ lệ

10C

40

30

75%

8

20%


2

5%

11C

44

33

75%

10

22,7%

1

2,3%

12C

42

34

80%

8


20%

0

0%

Với kết quả như trên rõ ràng chúng ta thấy việc vận dụng kiến thức hóa
học không những góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh mà
còn gây hứng thú học tập cho các em đồng thời khắc sâu ghi nhớ các kiến thức
liên quan đến các bài thi. Bởi nội dung của các môn khoa học tự nhiên tưởng
chừng như khô khan thì giáo viên phải bằng năng lực và sự nhiệt huyết, tìm tòi
để cho những bài giảng sinh động, thiết thực. Qua đó luôi cuốn học sinh vào
việc tự tìm ra tri thức cũng như tự ý thức được những việc làm của mình tác
động đến môi trường như thế nào.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận

Tóm lại với đề tài của mình tôi muốn giờ hóa học là một giờ học gây được
hứng thú học tập cho học sinh, để qua trình dạy học diễn ra nhịp nhàng và đạt
kết quả cao. Muốn đạt được điều đó trong quá trình giảng dạy tôi luôn kết hợp
giữa việc “dạy chữ” và “dạy người”. Bởi tôi thiết nghĩ không có học sinh nào
lớn và trưởng thành khi thiếu đi ý thức, trong đó ý thức bảo vệ môi trường là
một việc quan trọng và thiết thực.
19


Có thể nói những công dân tương lai của đất nước khi bước sang thế kỉ
mới trong sự hòa đồng sánh vai với các dân tộc thì giáo dục đóng vai trò hết sức
quan trọng. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường không phải của riêng ai cũng
không phải chỉ của một môn học nào. Bản thân là giáo viên hóa thông qua các

bài học của mình tôi cũng muốn góp một phần nhỏ trong việc giáo dục ý thức
của học sinh. Niềm tự hào thật lớn nhưng trách nhiệm đặt lên vai người giáo
viên không hề nhỏ. Nhưng tôi tin bằng sự nhiệt huyết, bằng tri thức qua mỗi giờ
học giáo viên không chỉ đưa đến cho các em học sinh những kiến thức mới mà
còn đóng góp lớn vào việc hình thành nhân cách của các thế hệ trẻ.
3.2. Kiến nghị
Giáo dục ý thức đặc biệt là tính tự giác của học sinh là việc nói thì dễ
nhưng để làm và thực hiện thì không hề đơn giản. Để nâng cao được ý thức ấy
tôi có một số kiến nghị sau:
Trong khi biên soạn giáo án của bài giáo viên phải chú ý đến nội dung liên
hệ thực tiễn và kĩ năng đạt được của bài dạy.
Đưa thêm các hình ảnh sinh động về thực tại của môi trường và định
hướng hành động của học sinh.
Tạo ý thức bảo vệ môi trường xung quanh từ những việc làm nhoe nhất
như giữ gìn vệ sinh trường lớp.
Tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào các hoạt động lao động công ích,
bảo vệ môi trường
Mỗi thầy cô là một tuyên truyền viên về ý thức bảo vệ môi trường hướng
dẫn các học sinh cũng là những tuyên truyền viên.
Trên đây là một số kinh nghiệm của cá nhân tôi về vận dụng kiến thức hóa
học góp phần giáo dục và hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh
THPT. Trong quá trình nghiên cứu và vận dụng chắc sẽ còn mặt hạn chế. Rất
mong được sự chia sẻ và đóng góp của các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa ngày 22 tháng 06 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ


Người viết sáng kiến

Đặng Thị Hà

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 nâng cao - Chủ biên: Lê Xuân Trọng - NXB
Giáo dục
2. Tri thức và kĩ năng bảo vệ môi trường - Biên dịch: Duy Chinh, Hồng Vân NXB Tuổi trẻ
3. Sức khỏe và môi trường - Chủ biên: Lê Thành Tài - NXB Quốc gia
4. Báo điện tử: Vnexpress, Dân trí, Nhân dân.

21


Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được hội đồng khoa học Ngành
đánh giá xếp loại:
ST
T

Tên SKKN

Xếp
loại

Năm xếp loại


1

Vận dụng kiến thức hóa học góp phần hình
thành kĩ năng sống cho học sinh

C

2016 - 2017

22



×