Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN hướng dẫn học sinh sử dụng atlat địa lý việt nam để làm bài thi TNTHPT môn địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.86 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU................................................................................................................................................Trang 1
1.1

Lí do chọn đề tài..................................................................................................................................Trang 1

1.2

Mục đích nghiên cứu: ......................................................................................................................Trang 2

1.3

Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................................................Trang 2

1.4

Một số phương pháp nghiên cứu được áp dụng để xây dựng đề
Trang 2
tài: ............................................................................................................................................................
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM............................................................................Trang 3
2.1

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm..................................................................................Trang 3

2.2

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm.......................................Trang 3

2.3

Giải pháp và tổ chức thực hiện.....................................................................................................Trang 3


2.3.1 phương pháp trực quan.......................................................................................................Trang 4
2.3.2 phương pháp lồng ghép........................................................................................................Trang 6
2.3.3 phương pháp trắc nghiệm khách quan..........................................................................Trang 8

2.4

Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm........................................................................................Trang 8

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................................Trang 9
3.1

Kết luận..................................................................................................................................................Trang 9

3.2

Kiến nghị................................................................................................................................................Trang 10


1. MỞ ĐẦU
1.1

Lí do chọn đề tài

Trong kỳ thi TNTHPT, khác với các môn thi khác, với môn địa lý, thí sinh được
sử dụng Atlat để làm bài thi. Trong cấu trúc đề thi có 10 câu hỏi về phần Atlat,
tương đương 2,5 điểm. Đối với các câu hỏi này thường hỏi rõ: Căn cứ vào Atlat
địa lý Việt Nam trang ... hãy ...
Ví dụ: Căn cứ vào át lát địa lí việt nam trang 10, hãy cho biết hệ thống song nào
sau đây chiếm tỉ lệ lưu vực lớn nhất?
A. Sông Hồng

B. Sông Cửu Long
C. Sông Đồng Nai
D. Sông Thái Bình
Vì vậy, thí sinh rất cần phái có kỹ năng sử dụng Atlat để làm bài thi.
Trừ các câu hỏi cụ thể đến Atlat, có cả những câu hỏi trắc nghiệm không nêu rõ
căn cứ vào Atlat, nhưng nếu có kỹ năng, thí sinh cũng có thể sử dụng Atlat để lựa
chọn đáp án đúng.
Ví dụ: Chăn nuôi gia súc lớn và đánh bắt thủy sản là sản phẩm chuyên môn hóa
của vùng kinh tế nào sau đây:
A. Trung Du Miền Núi Bắc Bộ
B. Bắc Trung Bộ
C. Duyên Hải Nam Trung Bộ
D. Tây Nguyên

1


- Trên thực tế, kỹ năng sử dụng Atlat của học sinh chưa thật thành thạo. Trong
quá trình học tập, các em chưa tận dụng Atlat như một phương tiện quan trọng
của môn học. Nhiều em còn không có Atlat và không sử dụng Atlat khi đi học
hoặc kiểm tra, chỉ mượn của bạn để làm những câu hỏi Atlat trực tiếp.
- Trong quá trình giảng dạy, đôi khi giáo viên còn nặng nề ghi nhớ lý thuyết mà
chưa dành nhiều thời gian hướng dẫn các em kỹ năng sử dụng Atlat để thực hành
hoặc ghi nhớ kiến thức. Dẫn đến việc sử dụng Atlat chưa thành thói quen của các
em học sinh.
Với những thực trạng trên và thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng Atlat để
làm bài thi TNTHPT môn Địa lý, tôi đã lựa chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh sử
dụng Atlat địa lý Việt Nam để làm bài thi TNTHPT môn Địa lý”. Với mục đích
giải quyết được thực trạng của vấn đề chung.
1.2 Mục đích nghiên cứu.

- Giúp học sinh nâng cao hơn kĩ năng sử dụng át lát và hình thành thói quen sử
dụng át lát khi lám bài thi, nhằm mục đích đạt số điểm cao nhất có thể. Được sử
sụng at lát để làm bài thi TNTHPT môn địa lí là một lợi thế của môn học này, vì
vậy giáo viên cần giúp học sinh tận dụng tối đa lợi thế này, ít nhất là để tránh
điểm liệt, vì trong cấu trúc đề thi có 10 câu hỏi trực tiếp sử dụng át lát ( tương
đương 2,5 điểm)
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng là học sinh lớp 12B1 trường THPT Như Xuân, đang học tập tại
trường và đang trong thời gian ôn luyện thi TNTHPT năm học 2019 – 2020
1.4 Các phương pháp nghiên cứu
-Đề tài áp dụng chủ yếu là phương pháp trực quan, sử dụng atlat địa lí Việt Nam
làm phương tiện trục quan lồng ghép trong quá trình dạy học và ôn luyện thi
TNTHPT.
- Phương pháp khách nghiệm khách quan: giáo viên tăng cường sử dụn các câu
hỏi trắc nghiệm khách quan liên quan đến at lát địa lí việt nam để học sinh ứng
dụng trong làm bài, giải quyết vấn đề, nhằm nâng cao kĩ năng khai thác at lát khi
làm bài thi.

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

- Atlat địa lý Việt Nam là một tập bao gồm các bản đồ - biểu đồ - số liệu về
hành chính - các thành phần tự nhiên - dân cư - các ngành kinh tế và các vùng
kinh tế của Việt Nam. Việc sắp xếp cấu trúc của Atlat địa lý Việt Nam tương ứng
với cấu trúc của sách giáo khoa địa lý 12 theo từng phần: Vị trí địa lý - Tự nhiên Dân cư – Các ngành kinh tế - Các vùng kinh tế.

- Đề thi TNTHPT ngoài phần lý thuyết và thực hành còn có 10 câu hỏi trực tiếp
về sử dụng Atlat địa lý Việt Nam. Vì vậy, đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng sử
dụng Atlat. Đây là một kỹ năng quan trọng, bắt buộc đối với học sinh để làm bài
thi. Ngoài những câu hỏi trực tiếp, cũng có những câu hỏi không trực tiếp nhưng
học sinh vẫn có thể sử dụng Atlat để tìm ra đáp án.
- Kỹ năng sử dụng Atlat cần phải được hình thành trong quá trình học tập môn
địa lý do giáo viên lồng ghép trong quá trình giảng dạy và quá trình ôn thi tốt
nghiệp TNTHPT môn Địa lý.
- Vấn đề đã được tác giả giải quyết trong quá trình giảng dạy và ôn thi THPT QG
như sau:
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm
-Thuậnlợi:
+ Nhận được sự tạo điều kiện từ phía nhà trường, đã tổ chức cho học sinh lớp 12
đăng ký ôn thi các môn thi TNTHPT từ đầu năm học, giáo viên có nhiều thời
gian để hướng dẫn, lồng ghép kĩ năng sử dụng Atlat trong quá trình giảng dạy.
+ Về phía học sinh, phần lớn học sinh đăng ký tham gia thi TNTHPT tổ hợp
khoa học xã hội, nghĩa là các em cũng có hứng thú với môn học địa lý.
+ Atlat địa lý Việt Nam dễ tìm mua trên thị trường tại các hiệu sách, mỗi học sinh
có thể tự mua để làm phương tiện hỗ trợ học tập.
-Khókhăn:
+ Đa số học sinh chưa có átlat hoặc chưa có thói quen mang theo và sử dụng
Atlat trong quá trình học tập. Các em còn chưa coi trọng cuốn Atlat, coi đó là
phương tiện quan trọng mà đang nặng nề về phần lý thuyết của bài học.
+ Bản thân giáo viên nhiều khi cũng vì lo dạy hết phần lý thuyết của bài học mà
chưa dành nhiều thời gian hướng dẫn sử dụng Atlat để tìm ra kiến thức hoặc ghi
nhớkiếnthức.
+ Trong nhiều lần kiểm tra định kì và kiểm tra học kì môn địa lý, nhiều học sinh
không mang theo Atlat để làm bài thi. Các em có thể mượn của bạn để làm các
câu hỏi Atlat, các câu hỏi còn lại chỉ dựa vào trí nhớ và suy luận.
2.3


Giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

3


Trước những thực tế và khó khăn trên, tác giả đã thực hiện các giải pháp của đề
tài sáng kiến kinh nghiệm trong quá trình ôn thi TNTHPT môn Địa lý cho học
sinh đó là:
2.3.1. Dành một buổi để giới thiệu về Atlat địa lý Việt Nam, chỉ cho học sinh thấy
rõ cấu trúc của Atlat và sự tương ứng của Atlat với sách giáo khoa Địa lý 12.
+ Cấu trúc của Atlat:
Trang 3: Phần ký hiệu.trang này bao gồm các kí hiệu cơ bản được sử dụng
trong át lát, giúp học sinh hiểu những đối tượng được biểu hiện trọng át lát
Trang 4-5: thể hiện các đợn vị hành chính, vị trí của việt nam trong khu
vực Đông Nam Á( tương đương kiến thức bài 2 trong SGK địa lí 12)
Trang 6-7: cho thấy phần hình thể Việt Nam, thềm lục địa, có thể khai thác
được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam, đặc điểm thềm lục địa của
Việt Nam.( tương đương kiến thức của các bài 6,7,8)
Trang 8: Khoáng sản - Địa chất: Có thể khai thác những kiến thức về sự
phân bố các loại khoáng sản.
Trang 9: Khí hậu; khai thác các hoạt động của gió mùa, các tháng nhiều
bão, hướng bão, vùng ảnh hưởng của bão., lượng mưa tại các địa điểm, có
thể vận dụng với kiến thức của bài 9
Trang 10: Sông ngòi; hiểu được sự phân bố của các lưu vực sông, tỉ lệ lưu
vực sông, ...
Trang 11: Sinh vật; trình bày sự phân bố hệ sinh thái rừng của nước ta.
Trang 12: Đất; biết được sự phân bố của các nhóm đất: feralit, phù sa, đất
phèn, đất mặn…
Trang 13 - 14: Sự phân hóa hiên nhiên theo Bắc - Nam, cũng thấy rõ cấu

trúc của các vùng địa hình nước ta, các đỉnh núi, dãy núi, cao nguyên, các
vùng địa hình .
Trang 15 - 16: Dân cư; Sự phân bố dân cư, biểu đồ số dân và cơ cấu dân
số, sự phân bố các dân tộc , thành phần dân tộc, tương ứng với bài 16 - 18.
4


Trang 17: Cơ cấu kinh tế, cho thấy sự chuyển dịch kinh tế theo ngành và
lãnh thổ. (tương ứng với bài 20)
Trang 18: Địa lý nông nghiệp; cho thấy bảy vùng nông nghiệp với những
sản phẩm chuyên môn hóa của từng vùng. (tương ứng với bài 25 – tổ chức
lãnh thổ nông nghiệp)
Trang 19: tương ứng với nội dung kiến thức bài 22: địa lí nông nghiệp, sự
phân bố, sản lượng cây lương thực, các loại cây công nghiệp
Trang 20: Địa lý chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp dựa vào đó có thể thấy
được tình hình phát triển, sự phân bố ngành chăn nuôi, thủy sản và lâm
nghiệp của nước ta. ( thể hiện kiến thức của bài 24)
Trang 21: Địa lý công nghiệp; có thể khai thác được cơ cấu công nghiệp
theo ngành theo lãnh thổ sự phân bố của các trung tâm công nghiệp, các
ngành công nghiệp chuyên môn hóa, quy mô của các trung tâm công
nghiệp…( tương đương với kiến thức của bài 26)
Trang 22: Các ngành công nghiệp trọng điểm, dựa vào trang này các em
biết được số lượng và sự phân bố của các nhà máy điện, các mỏ dầu khí, tỷ
trọng và các trung tâm công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng. Qua đó khai thác đước kiến thức của bài 27; công nghiệp trọng
điểm.
Trang 23: Giao thông; nhận biết các tuyến đường bộ, đường sắt, các sân
bay quốc tế, nội địa, các cảng biển ... kiến thức bài 30: giao thông vận tải
Trang 24 - 25: tương ứng với kiến thức ở bài 31: thương mại, du lịch. Thể
hiện cho chúng ta thấy sự phát triển của ngành nội thương , giá trị xuất

nhập khẩu, cơ cấu hàng xuất nhập khẩu, thị trường xuất nhập khẩu, các
trung tâm du lịch, các điểm du lịch, các cửa khẩu, doanh thu và khách du
lịch.
Trang 26 -30: Tương ứng với các vùng kinh tế. Ở mỗi vùng có một bản
đồ tự nhiên và một bản đồ kinh tế, cho ta thấy được đặc điểm tự nhiên và
tình hình các ngành kinh tế của từng vùng.
Việc giới thiệu về các trang Atlat giúp học sinh liên hệ với bài học và
hình thành được kiến thức của bài học thông qua Atlat. Nhờ đó, các em có
5


thể giải quyết các câu hỏi gián tiếp:
Ví dụ 1: Khai thác khoáng sản và thủy điện là thế mạnh chủ yếu của vùng
nào?
A. Tây Nguyên
B. Trung du miền núi Bắc Bộ
C. Bắc Trung Bộ
D.Đông Nam Bộ.
Học sinh biết tìm trong Atlat có liên quan mà chọn đáp án B.
Ví dụ 2: Nuôi trồng thủy sản và cây lúa nước là sản phẩm CMH của vùng
nào?
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Bắc Trung Bộ
Học sinh có thể dựa vào Atlat trang 20 thủy sản và trang 19 trồng trọt để
tìm ra đáp án B
2.3.2 .Ngoài việc giới thiệu về các trang Atlat, giáo viên còn nêu lên các kỹ
năng học sinh cần phải hình thành trong quá trình sử dụng, khai thác Atlat.
+ Trước hết phải nắm chắc các kí hiệu và chú giải: Đối với các câu hỏi trực

tiếp học sinh chỉ cần mở Atlat đúng trang câu hỏi yêu cầu, nhưng nếu
không nắm chắc kí hiệu thì học sinh cũng sẽ lúng túng khi tìm câu trả lời.
Ngoài những kí hiệu chung được trình bày ở trang 3, trong mỗi trang Atlat
lại có thêm kí hiệu chuyên biệt cho mỗi bản đồ. Học sinh phải biết xem các
kí hiệu đó để tìm ra câu trả lời đúng.
Ví dụ 1: Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 12, cho biết thảm thực vật
ôn đới chỉ có ở vùng nào sau đây?
A. Bắc Trung Bộ
B. Tây Nguyên
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Trung du miền núi Bắc Bộ
Trên bản đồ, thảm thực vật ôn đới có diện tích rất nhỏ, kí hiệu bằng màu
xanh dương đậm, học sinh phải quan sát kĩ và có thể thấy đối tượng này chỉ
xuất hiện ở Trung du miền núi Bắc Bộ (dãy Hoàng Liên Sơn). Đáp án D Ví
dụ 2: Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 21 cho biết Đồng bằng sông
Cửu Long có những trung tâm công nghiệp nào có giá trị đạt 9->40 nghìn tỉ
đồng:
A. Cần Thơ - Sóc Trăng
B. Cần Thơ - Cà Mau
C. Long Xuyên - Cà Mau
D. Hà Tiên - Sóc Trăng
Học sinh phải dựa vào chú giải trang 3 mà xác định đáp án đúng là B.
+ Tiếp theo, phải biết khai thác các biểu đồ trong Atlat: Thông thường mỗi
bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ (cột, miền, tròn, đường,...)
thể hiện sự tăng giảm thay đổi cơ cấu, tăng trưởng của đối tượng. Học sinh
phải biết khai thác các biểu đồ đó để làm bài thi.
Ví dụ 1: Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 22, cho biết ngành công
nghiệp nào sau đây chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp
năm 2007?
A. Công nghiệp năng lượng

6


B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
C. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
D. Công nghiệp điện tử -tin học.
Ở biểu đồ tròn trang 22, đã cho thấy công nghiệp chế biến lương thực
thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất 23,7% năm 2007. Đáp án đúng là C.
Ví dụ 2: Cơ cấu kinh tế nước ta hôm nay đang chuyển dịch theo hướng
nào?
A. Giảm tỷ trọng KVI, tăng tỷ trọng KVII, KVIII cao nhưng chưa ổn định.
B. Giảm tỉ trọng KVII, tăng tỉ trọng KVI và III
C. Giảm tỉ trọngKVI và KVII, tăng tỉ trọng KVIII
D. Tăng tỉ trọng KVI, giảm tỉ trọng KVII, III.
Học sinh có thể dựa vào biểu đồ miền Atlat trang 17 Kinh tế chung mà tìm
đáp án đúng là A
+ Để thực hiện được nhưng kỹ năng trên thì việc học sinh cần làm là đọc
kỹ câu hỏi và áp dụng câu hỏi vào Atlat. Đối với các câu hỏi trực tiếp các
em không khó khăn khi tìm trang Atlat cần tìm. Nhưng với câu hỏi không
yêu cầu căn cứ vào Atlat thì các em lại phải suy nghĩ xem câu hỏi đó hỏi về
vấn đề gì? Có thể vận dụng ở Atlat phần nào? Trang bao nhiêu và tìm đúng
trang để vận dụng
+ Việc tiếp theo là học sinh cần biết sử dụng đủ số bản đồ cho một câu hỏi.
Kỹ năng này cũng rất quan trọng, để tránh các em không bị mất nhiều thời
gian cho một câu hỏi thì cần sử dụng đủ số bản đồ cho một câu hỏi. Với
các câu hỏi trực tiếp thì thật đơn giản, các em chỉ cần giở một trang Atlat.
Nhưng với câu hỏi gián tiếp vận dụng, quan trọng là các em cần xác định
sử dụng những bản đồ nào là đủ.
Ví dụ 1: Trong cơ cấu lao động phân theo ngành của nước ta năm 2007,
chiếm tỉ trọng cao nhất là:

A. KVI B. KVII C. KVII D. KVII và KVII Học sinh chỉ cần dùng một
trang Atlat 15 là đủ, khai thác biểu đồ miền để tìm ra đáp án đúng là A.
Ví dụ 2: Ở nước ta, vùng nào sau đây có trữ lượng bô-xít nhiều nhất?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
B. Đông Nam Bộ
C. Bắc Trung Bộ
D. Tây Nguyên
Đối với câu hỏi này, chỉ cần sử dụng Atlat trang 8. Khoáng sản địa chất là
đủ sẽ tìm ra đáp án đúng là D.
Ví dụ 3: Yếu tố nào làm cho Huế trở thành nơi có lượng mưa lớn nhất nước
ta?
7


A. Địa hình

B. Gió mùa

C. Bão

D. Tất cả đều đúng

Để tìm ra đpá án cho câu hỏi này, học sinh phải sử dụng ít nhất 2 bản đồ là
khí hậu (trang 9) và địa hình (trang 13) để thấy được yếu tố quan trọng ở
đây là do địa hình có hướng Tây sang Đông (dãy Bạch Mã) để chọn đáp án
đúng là A.
2.3.3. Các kỹ năng trên, ngoài việc dùng 1 buổi riêngđể giới thiệu cho học
sinh thì trong suốt quá trình ôn luyện thi TNTHPT , giáo viên đã lồng ghép
trong các bài ôn luyện. Để tạo nên thói quen sử dụng Atlat khi học bài và
làm bài các câu hỏi trắc nghiệm của học sinh.

Bên cạnh đó, giáo viên còn tăng cường các câu hỏi sử dụng Atlat trong các
đề kiểm tra 15 phút 1 tiết, và đề thi học kì, giúp học sinh ý thức được tầm
quan trọng của việc sử dụng Atlat khi làm bài thi. Thấy được lợi ích khi
được sử dụng Atlat để làm bài thi TNTHPT.
2.4 Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm
- Bản thân đã thực hiện sáng kiến kinh nghiệm tại lớp 12B1 trong kỳ ôn
luyện TNTHPT năm học 2019-2020. Thời gian từ tháng 1/2020 -> 7/2020
và đạt được một số hiệu quả.
+ 100% học sinh biết sử dụng Atlat để làm các câu hỏi trực tiếp - trong đề
thi khảo sát - 10 câu, tương đương 2,5 điểm +.
+ Một số em có kỹ năng viết tốt hơn còn có thể sử dụng Atlat cho các câu
hỏi vận dụng, nên đã đạt số điểm cao hơn.
+Số học sinh có Atlat và mang theo Atlat để làm bài thi tăng lên (Mặc dù
vẫn còn một số em không mang theoAtlat, nhưng các em có thể mượn của
bạn để làm bài.)
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1

Kết luận

- Việc sử dụng Atlat trong dạy học môn địa lý và đặc biệt là ôn luyện thi
TNTHPT môn địa lý trong trường phổ thông đẫ không còn là mới mẻ. Tuy nhiên
thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả mới là vấn đề quan trọng.
8


Hướng đẫn học sinh sử dụng Atlat để làm bài thi TNTHPT là một việc làm không
mới nhưng không bao giờ là cũ. Vì việc này phải làm thường xuyên, liên tục
trong suốt quá trình giảng dạy của giáo viên.
Với sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn sử dụng Atlat địa lý Việt Nam để làm bài

thi TNTHPT môn địa lý” hy vọng sẽ có nhứng cách làm chi tiết, cụ thể hơn, đầy
đủ hơn, giúp học sinh sử dụng có hiệu quả hơn cuốn Atlat địa lý Việt Nam đối với
môn Địa lý.
3.2

Kiến nghị

Nhà trường hoặc sở giáo dục nên trang bị thêm một số lượng lớn Atlat địa lý Việt
Nam có thể cho học sinh mượn như mượn sách giáo khoa sẽ giúp các em có đầy
đủ phương tiện học tập, tạo thói quen thường xuyên sử dụng Atlat như sử dụng
sách giáo khoa của các em.
Với bản thân, sẽ thường xuyên dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc hướng dẫn
học sinh sử dụng Atlat để học và làm bài kiểm tra, nâng cao kỹ năng sử dụng
Atlat cho các em để việc làm bài thi THPT QG môn địa lý hiệu quả nhất.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 06 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là Sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.

Lê Thị Thanh Huyền

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa
2. Dạy và học tích cực.

3. Atlatđịa lí Việt Nam

10


BÀI TẬP ỨNG DỤNG
Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào có diện tích lớn
nhất nước ta?
A. Gia Lai.

B. Bắc Ninh.

C. Nghệ An.

D. Quảng Nam.

Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hồ Yaly thuộc lưu vực sông
nào sau đây?
A. Sông Thu Bồn.

B. Sông Thái Bình.

C. Sông Đồng Nai.

D. Sông Mê Công.

Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết các hệ thống sông nào
sau đây có lưu vực nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước ta? A. Sông Mê Công,
sông Mã, sông Đà Rằng.
B. Sông Hồng, sông Ki Cùng - Bằng Giang.

C. Sông Cả, sông Thái Bình, sông Đồng Nai.
D. Sông Thái Bình, sông Đà Rằng, sông Thu Bồn.
Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 - 14, cho biết dãy núi nào sau đây
là ranh giới tự nhiên giữa miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung
Bộ và Nam Bộ?
A. Đèo Ngang.
Sơn.

B. Bạch Mã.

C. Hoành Sơn.

D. Hoàng Liên

Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết đô thi ̣nào sau đây là đô
thị đ ̣ ặcbiệt?
A. Hải Phòng. B. Cân Thơ. C. Hà Nội. D. Đà Nẵng. Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa
lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc
vùng Bắc Trung Bộ?
A. Chu Lai.

B. Nghi Sơn.

C. Hòn La.

D. Vũng Áng.

Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có
diện tích lúa lớn nhất cả nước?
A. Long An.


B. Sóc Trăng.

C. Đồng Tháp.

D. Kiên Giang.

11


Câu 8. Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết vào năm 2007 quốc
gia hoặc khu vực nào sau đây có số lượng khách du lịch đến Việt Nam nhiều
nhất?
A. Đông Nam Á. B. Trung Quốc. C. Hoa Kì. D. Nhật Bản. Câu 9. Căn cứ vào
Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có giá
trị sản xuất lớn nhất ở Đồng bằng Sông Hồng?
A. Hải Phòng. B. Bắc Ninh. C. Hà Nội. D. Nam Định. Câu 10. Căn cứ vào Atlat
Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết trâu không được nuôi nhiều ở tỉnh nào sau đây
thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Quảng Nam. B. Quảng Ngãi. C. Bình Định. D. Bình Thuận. Câu 11. Căn cứ
vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết cao nguyên nào sau đây không
thuộc vùng Tây Nguyên?
A. Đăk Lăk.

B. Mơ Nông.

C. Lâm Viên.

D. Mộc Châu.


Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu nào
sau đây chịu ảnh hưởng tần suất bão cao nhất nước ta?
A. Đông Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Nam Bộ.
Câu 13. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 10, cho biết tỉ lệ diện tích lưu vực
của hệ thống sông nào sau đây nhỏ nhất?
A. Sông Hồng
B. Sông Thu Bồn.
C. Sông Mê Công. D. Sông Đồng
Nai.
Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết dân tộc Hoa phân bố
chủ yếu ở vùng nào sau đây?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết phần lớn diện tích
đất của vùng Đồng bằng Sông Hồng là
A. đất trồng cây lương thực, thực phẩm.
B. đất trồng cây công nghiệp lâu năm.
C. đất lâm nghiệp có rừng.
D. đất phi nông nghiệp.
Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh có sản
lượng lúa cao nhất ?
A. Cần Thơ.
B. Sóc Trăng.
C. An Giang.
D. Trà Vinh.
Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, xác định trung tâm công
nghiệp có quy mô lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Thái Nguyên.

B. Việt Trì.
C. Cẩm Phả.
D. Hạ Long.
12


Câu 18 . Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, hãy cho biết 2 cửa khẩu
quốc tế nào sau đây nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc?
A. Lào Cai, Hữu Nghị.
B. Lào Cai, Na Mèo.
D. Hữu Nghị, Na Mèo.
C. Móng Cái, Tây Trang.
Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết cảng biển Cửa
Lò và Thuận An thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Thanh Hóa, Thừa Thiên – Huế.
B. Nghệ An, Quảng Bình.
C. Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế.
D. Nghệ An, Thừa Thiên Huế.
Câu 20. Căn cư vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết dọc theo bơ biên
cua vung Duyên hai Nam Trung Bộ theo hương tư Băc vao Nam ta lân lượt gặp
cac khu kinh tê ven biên la
A. Vân Phong, Chu Lai, Dung Quât, Nhơn Hội, Nam Phu Yên.
B. Vân Phong, Nam Phu Yên, Nhơn Hội, Dung Quât, Chu Lai.
C. Chu Lai, Dung Quât, Nhơn Hội, Nam Phu Yên, Vân Phong.
D. Dung Quât, Chu Lai, Nhơn Hội, Nam Phu Yên, Vân Phong.
Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tên các trung
tâm công nghiệp có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng của vùng Đông Nam
Bộ?
A. Biên Hòa, Thủ Dầu Một, TP.Hồ Chí Minh.
B. Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.

C. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa.
D. Thủ Dầu Một, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.
Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết tỉnh không thuộc
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là
A. Bắc Ninh
B. Quảng Ninh
C. Bắc Giang
D. Hưng
Yên
Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây
giáp Trung Quốc?
A. Điện Biên. B. Yên Bái. C. Sơn La. D. Tuyên Quang. Câu 24. Căn cứ vào Atlat
Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nơi nào sau đây có lượng mưa lớn nhất vào
tháng VIII?
A. Hà Nội. B. Thanh Hóa. C. Đà Nẵng. D. Nha Trang. Câu 25. Căn cứ vào Atlat
Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hồ Dầu Tiếng thuộc hệ
thống sông nào sau đây?
A. Sông Đồng Nai.
B. Sông Mê Công.
C. Sông Ba.
D.
Sông
Cả.
Câu 26. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây
thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Cánh cung sông Gâm.
B. Cánh cung Đông Triều.
C. Dãy Con Voi.
D. Dãy Pu Sam Sao.
Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây

thuộc tỉnh Quảng Bình?
A. Đồng Hới.
B. Vinh.
C. Đông Hà.
D. Tam Kỳ.
13


Câu 28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết bò được nuôi nhiều
nhất ở tỉnh nào sau đây?
A. Thanh Hóa. B. Nghệ An. C. Hà Tĩnh. D. Quảng Bình. Câu 29. Căn cứ vào
Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp Thanh Hóa không
có ngành nào sau đây?
A. Cơ khí.
B. Chế biến nông sản.
C. Sản xuất giấy, xenlulô.
D. Sản xuất ô tô.
Câu 30. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết tuyến đường biển
quan trọng nhất dài 1500 km nối Hải Phòng với nơi nào sau đây?
A. Cửa Lò..
B. Đà Nẵng.
C. Quy Nhơn.
D. TP Hồ Chí
Minh.
Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp
nào say đây có giá trị sản xuất lớn nhất Đồng bằng sông Hồng?
A. Hà Nội.
B. Hải Phòng.
C. Hưng Yên.
D.

Nam
Định.
Câu 32. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết nhà máy thủy điện nào
sau đây thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Yaly. B. Đrây Hling. C. Xê Xan. D. Vĩnh Sơn. Câu 33. Căn cứ vào Atlat Địa lí
Việt Nam trang 29, cho biết trung tâm công nghiệp
nào sau đây có ngành sản xuất ô tô?
A. Thành phố Hồ Chí Minh.
B. Vũng Tàu.
C. Biên Hòa.
D. Thủ Dầu Một.
Câu 34. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết có bao nhiêu tỉnh của
nước ta giáp Lào?
A. 9.
B. 10.
C. 11.
D. 12.
Câu 35. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hồ Dầu Tiếng thuộc hệ thống
sông
A. Đồng Nai. B. Thu Bồn. C. Mã. D. Cả. Câu 36. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam
trang 9, cho biết địa điểm nào có lũ vào mùa
thu đông?
A. Lạng Sơn.
B. Thanh Hóa.
C. Đà Nẵng.
D.
Cần
Thơ.
Câu 37. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dãy núi có hướng TB-ĐN ở miền
Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là

A. Sông Gâm.
B. Ngân Sơn.
D. Đông Triều. D.
Con
Voi.
Câu 38. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, Việt Trì là đô thị loại mấy?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 39. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có sản lượng lúa cao nhất
Bắc Trung Bộ là
A. Thanh Hóa.
B. Nghệ An.
C. Hà Tĩnh.
D. Quảng Bình.
Câu 40. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp
Huế không có ngành sản xuất hàng tiêu dùng nào sau đây?
A. Dệt, may.
B. Giấy, in, văn phòng phẩm.
B. Da, giày.
D. Gỗ, giấy, xenlulô.
14


Câu 41. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết tuyến vận tải biển nào ở
nước ta có chiều dài 1500km?
A. Hải Phòng - Đà Nẵng.
B. Hải Phòng - Tp. Hồ Chí Minh
C. Đà Nẵng - Tp. Hồ Chí Minh.

D. Cửa Lò - Đà Nẵng.
Câu 42. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp
nào sau đây không thuộc Đồng bằng sông Hồng?
A. Bắc Ninh.
B. Phúc Yên.
C. Hạ Long.
D.
Nam
Định.
Câu 43. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết tỉnh nào sau đây chưa có
trung tâm công nghiệp?
A. Quảng Ngãi. B. Bình Định. C. Phú Yên. D. Bình Thuận. Câu 44. Căn cứ Atlat
Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết thủy điện Cần Đơn được
xây dựng trên sông nào?
A. Sông Bé.
B. Đồng Nai.
C. Sài Gòn.
D. Thu Bồn.
Câu 45. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây
không giáp Lào?
A. Quảng Bình.
B. Kon Tum.
C. Gia Lai.
D. Sơn La.
Câu 46 . Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 10, cho biết phần lớn diện tích
lưu vực sông Mê Công ở nước ta thuộc hai vùng là
A. Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung Bộ.

Câu 47. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9, cho biết lượng mưa trung bình
ở quần đảo Trường Sa lớn nhất vào tháng nào trong năm?
A. Tháng VIII.
B. Tháng IX.
C. Tháng X.
D. Tháng
XI.
Câu 48. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đỉnh núi nào sau đây
có độ cao 2452m?
A. Pha Luông.
B. Phu Hoạt.
C. Phanxipăng.
D. Tây Côn Lĩnh.
Câu 49. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây
không phải đô thị loại 2?
A. Nam Định.
B. Vinh.
C. Vũng Tàu.
D. Biên Hòa.
Câu 50. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào có số lượng
gia cầm trên 9 triệu con?
A. Thanh Hóa.
B. Hà Tĩnh.
C. Bình Định.
D. Đăk Lăk.
Câu 51 . Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy nhiệt điện
nào sau đây chạy bằng than?
A. Phú Mỹ.
B. Cà Mau.
C. Bà Rịa.

D. Phả Lại.
Câu 52. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 23, cho biết tuyến quốc lộ nào
không kết nối Tây Nguyên với Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Quốc lộ 19.
B. Quốc lộ 20.
C. Quốc lộ 24.
D. Quốc lộ 25.
Câu 53. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công
nghiệp Cẩm Phả gồm những ngành công nghiệp nào?
15


A. Khai thác than đá và cơ khí.
B. Khai thác than đá và than
nâu.
C. Khai thác than đá và luyện kim màu.
D. Cơ khí và chế biến nông
sản.
Câu 54. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 28, cho biết tỉnh nào sau đây chưa
hình thành trung tâm công nghiệp?
A. Bình Định.
B. Quảng Ngãi.
C. Khánh Hòa.
D. Phú Yên.
Câu 55. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 29, cho biết nhà máy thủy điện
Trị An thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Bình Phước.
B. Tây Ninh.
C. Đồng Nai.
D. An Giang.

Câu 56. Vùng nào sau đây ở nước ta ít chịu ảnh hưởng của bão hơn cả?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đồng bằng sông Hồng
Câu 57. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây
nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc?
A. Sơn La. B. Thanh Hóa. C. Lào Cai. D. Quảng Bình.
Câu 58. Căn cư vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biêt sông Đà thuộc
lưu vực sông nào dưới đây?
A. Lưu vực sông Thái Bình.
B. Lưu vực sông Kỳ Cùng – Bằng
Giang
C. Lưu vực sông Hồng.
D. Lưu vực sông Mã.
Câu 59. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nơi có khí hậu khô hạn nhất
Việt Nam (lượng mưa trung bình năm dưới 800mm) thuộc tỉnh nào?
A. Sơn La.
B. Bà Rịa – Vũng Tàu. C. Nghệ An.
D. Ninh
Thuận.
Câu 60. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, đỉnh núi nào sau đây không
thuộc vùng núi Đông Bắc?
A. Tây Côn Lĩnh.
B. Phu Luông.

C. Kiều Liêu Ti.

D. Pu Tha


Ca.
----------- HẾT----------

16



×