Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN một số giải pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 11a8 trường THPT lang chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.95 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
LỚP 11A8 TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH

Người thực hiện: Trịnh Văn Huế
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực:
Công tác Chủ nhiệm

MỤC LỤC
THANH HOÁ NĂM 2020


MỤC LỤC

Mục
1

Nội dung

Trang

Mở đầu


2

1.1

Lí do chọn đề tài

2

1.2

Mục đích nghiên cứu

2

1.3

Đối tượng nghiên cứu

2

1.4

Phương pháp nghiên cứu

3

Nội dung

3


2.1

Cơ sở lí luận

3

2.2

Thực trạng trước khi áp dụng SKKN

4-6

2.3

Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vân đề

6-13

2.4

Hiệu quả của SKKN

14-15

3

Kết luận, kiến nghị

15


Tài liệu tham khảo

16

Danh sách SKKN đã được Hội đồng Sở GD&ĐT đánh giá

17

2

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Mục tiêu của giáo dục hiện nay nhằm phát triển toàn diện con người Việt
Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, có lòng
yêu nước, tinh thần dân tộc, có ý thức công dân toàn cầu. Để thực hiện được
mục tiêu đó đối với giáo dục THPT cần “ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện thế hệ trẻ, đáp ứng được nhu cầu của nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận với
trình độ giáo dục phổ thông ở các nước có nền phát triển trong khu vực và thế
giới”.
Trong xã hội ngày nay, với những mặt đã đạt được như. Đời sống vật chất
của nhân dân tốt hơn, các giá trị truyền thống của văn hóa được nhân dân chăm
lo vun trồng. Nền kinh tế phát triển kéo theo có vô số những dịch vụ vui chơi
giải trí nâng cao chất lượng sống của nhân dân. Tuy nhiên bên cạnh nền kinh tế
phát triển cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Các tệ nạn xã hội ngày càng
nhiều, đặc biệt là tệ nạn ma túy, mại dâm, game... một bộ phận phụ huynh lo
kinh tế gia đình không quan tâm đến việc học tập của con cái.

Gần đây, trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình đã lên tiếng
khá nhiều về tình hình học sinh cá biệt. Vấn đề này đã trở thành mối lo ngại cho
nhà trường và gia đình. Học sinh cá biệt, trường nào cũng có và không nhiều,
song lại là “ lực cản” rất lớn, thậm chí là thế lực “đen” đe dọa, khống chế những
nhân tố tích cực dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải ở trong lớp, trong trường. Vậy làm
thế nào để cảm hóa giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả là một vấn đề khá nan
giải, phức tạp và hết sức nhạy cảm. Công việc này đã và đang trở thành một
thách thức lớn đối với toàn xã hội nói chung và nghành giáo dục nói riêng, trong
đó là nhiệu vụ của các nhà trường.
Với mong muốn góp phần vào việc giáo dục học sinh cá biệt tôi chọn đề tài
“Một số giải pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 11A8 trường THPT Lang
Chánh”. Góp một phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trong đề tài tôi phân tích và làm rõ thực trạng một số học sinh cá biệt của
lớp 10A8 năm học 2018-2019 trường THPT Lang Chánh và nguyên nhân dẫn
đến học sinh đó cá biệt. Trên cơ sở đó nêu ra một số giải pháp giáo dục các em
để các em hoàn thiện hơn về nhận thức, trách nhiệm của bản thân đối với gia
đình, nhà trường và xã hội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu một số hành vi cá biệt của học sinh lớp 10A8 năm học
2018-2019 và xác định một số nguyên nhân chính, từ đó đề xuất một số giải
pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 11A8 trường THPT Lang Chánh. Thời gian
nghiên cứu đề tài từ tháng 8/2018 đến tháng 01/2020.
2


1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp:
+ Nhóm phương pháp lý thuyết: Nghiên cứu các văn bản tài liệu thế nào là
học sinh cá biệt, các tệ nạn xã hội… có liên quan đến đề tài.

+ Nhóm phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Rút ra từ quá trình làm
công tác chủ nhiệm và giảng dạy trong hai năm học.
+ Phương pháp điều tra xã hội học.
+ Phương pháp sử dụng toán thống kê: Thống kê số học sinh cá biệt của hai
lớp 10A8, 10A9 năm học 2018- 2019 và 11A8, 11A9 đầu năm học 2019-2020.
+ Phương pháp so sánh: Đánh giá quá trình thực hiện ở lớp đối chứng và
thực nghiệm nhằm đối chứng so sánh học sinh cá biệt ở lớp 10A8 và lớp 10A9
sau khi áp dụng đã giảm số lượng học sinh cá biệt ở lớp 11A8 năm học 20192020.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
a. Thế nào là học sinh cá biệt?
Học sinh cá biệt là thuật ngữ mà nhà trường hay sử dụng đối với các em
quậy phá, nghịch ngợm, hay đánh nhau, gây mất trật tự trong lớp và trường học.
các em này thường hay bỏ học trốn tiết hay trêu ghẹo các bạn trong lớp. Các em
không tuân theo nội quy nhà trường và thường làm theo ý của bản thân. [1]
b. Phân loại học sinh cá biệt:
Có nhiều đối tượng học sinh cá biệt, tuy nhiên trong đề tài SKKN chỉ tập
trung các trường hợp học sinh cá biệt về học tập, đạo đức lối sống.
c. Những biểu hiện của học sinh cá biệt:
Bỏ học, thường xuyên đi học muộn, thực hiện không đúng đồng phục,
không phù hiệu; đầu tóc, tác phong không đúng, mất trật tự trong giờ học;
không chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, thiếu văn hóa, đùa giỡn chọc nghẹo
các bạn quá mức, sách vở không đầy đủ, thường xuyên không chép bài, mê điện
tử, lôi kéo bạn bè, thường xuyên nói dối, hay gây gỗ đánh nhau.
d. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm.
+ Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ
chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp.
+ Công tác chặt chẽ với phụ huynh học sinh; chủ động phối hợp với giáo
viên bộ môn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong
hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh.

+ Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị
khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề xuất danh sách học sinh được lên lớp thẳng
phải thi lại, rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong hè, phải ở lại lớp; hoàn thiện
việc ghi vào sổ điểm học bạ của học sinh. [2]
3


2.2. Thực trạng ý thức pháp luật của học sinh trường THPT Lang
Chánh:
* Đặc điểm tình hình chung của trường THPT Lang
Chánh: + Đặc điểm về nhà trường:
Trường THPT Lang Chánh đóng trên địa bàn Thị trấn Lang Chánh, huyện
Lang Chánh. Trường được xây dựng từ năm 1983, trước kia gọi là trường cấp 2,
3 Lang Chánh đến năm 2000 trường tách và có tên gọi là trường THPT Lang
Chánh. Trường có 04 tổ chuyên môn và một tổ hành chính. Tổng số cán bộ giáo
viên, nhân viên là 51. Trong đó Ban Giám hiệu: 04, giáo viên: 42, nhân viên: 05
Chất lượng đội ngũ giáo viên 100% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn và trên
chuẩn trong đó thạc sỹ 05, Đại học 50.
Chi bộ Đảng gồm 30 đảng viên. Nhà trường có 30 phòng (phòng học kiểu
truyền thống), 7 phòng học bộ môn. Trang thiết bị, đồ dùng dạy học tương đối
đầy đủ. Thư viện đáp ứng đầy đủ sách giáo khoa cơ bản cho học sinh mượn. Sân
chơi, bãi tập còn thiếu về không gian và diện tích; chưa có nhà tập đa năng. Nhà
trường 1 khu ký túc xá đáp ứng được khoảng 200 chỗ ở cho học sinh ở. [3]
+ Đặc điểm về học sinh:
Trường THPT Lang Chánh có tổng số học sinh 1037 (tính đến 18/9/2018)
trong đó dân tộc thái chiếm 53,04%, dân tộc mường chiếm 35,58%, dân tộc kinh
chiếm 11,19%, dân tộc ê đê chiếm 0,19%. Tỉ lệ học sinh nữ chiếm 50,24%. Do
trường đóng trên địa bàn miền núi nên tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm gần
48%. [3]
* Những thuận lợi và tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm

vụ: + Thuận lợi:
Trường THPT Lang Chánh có đội ngũ giáo viên còn trẻ nên nhiệt tình
trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Lãnh đạo, giáo viên, nhân viên
gương mẫu, nhiệt tình có tinh thần và ý thức trách nhiệm cao trong công việc,
tập thể giáo viên đoàn kết, nhất trí, tương trợ lẫn nhau, các tổ chức đoàn thể, cơ
cấu các tổ chuyên môn, văn phòng tương đối phù hợp với tình hình thực tế của
nhà trường. Học sinh của nhà trường cơ bản các em ngoan. Nhà trường đóng
trên địa bàn thị trấn nên thuận lợi cho công tác giáo dục.
Đa số học sinh lớp 11A8 là con em người dân tộc thiểu số nên ý thức đạo
đức tốt, có tinh thần đoàn kết xây dựng tập thể.
Phụ huynh học sinh quan tâm tới việc học tập của con em mình.
Giáo viên chủ nhiệm, luôn chấp hành tốt chính sách pháp luật, nội quy của
nghành, nội quy của nhà trường, tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong công tác
giảng dạy và giáo dục, có tinh thần trách nhiệm trong công việc.
+ Những tồn tại, hạn chế:.
Trường THPT Lang Chánh đóng trên địa bàn của một huyện miền núi nên
đội ngũ giáo viên luôn biến động, năm học 2018 - 2019 và năm học 2019-2020
4


do thiếu giáo viên mỗi giáo viên phải dạy thêm giờ nhiều, một số giáo viên
thuộc diện điều động lên công tác, đội ngũ còn trẻ nên kinh nghiệm giảng dạy và
giáo dục chưa nhiều. Số lượng giáo viên ở dưới xuôi lên công tác chiếm phần
đông nên tính ổn định không cao. [3]
Học sinh lớp 11A8 chủ yếu xuất thân từ các gia đình thuần nông, điều kiện
kinh tế khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm 35%, ít có điều kiện chăm
lo cho việc học tập của con em. Một số gia đình bố mẹ đi làm ăn xa; con cái ở
nhà một mình hoặc sống cùng ông, bà nên việc phối hợp giữa gia đình và nhà
trường còn nhiều khó khăn.
Một số học sinh trong lớp thuộc các xã Giao An, Tân Phúc, Đồng Lương

các em không có điều kiện để trọ lại nên vào mùa mưa tỉ lệ học sinh nghỉ học, đi
học chậm còn diễn ra nhiều.
Chất lượng đầu vào của lớp 10A8 rất thấp, đây là một trong những nguyên
nhân dẫn đến học sinh hay vắng học, chơi Game..
Bảng điều tra khảo sát về học sinh cá biệt lớp 10A8, 10A9 trong năm học
2018- 2019.
Số lượng học sinh cá biệt

Lớp

Hạnh kiểm
TB

Hạnh kiểm
Yếu

Học lực

Nguyên nhân

04 học sinh học lực
10A8
02
04
trung bình
+ Bỏ giờ, đi học
02 học sinh học lực chậm, nghỉ học vô lý
yếu
do trong giờ học
03 học sinh học lực không nghiêm túc.

+ Vô lễ với giáo viên.
10A9
02
03
trung bình.
02 học sinh học lực + Bạo lực học đường.
yếu
Danh sách học sinh cá biệt của lớp 10A8 trong năm học 2018- 2019.
TT
Họ Tên
Ngày sinh Giới Hạnh Học
Lỗi vi phạm
tính

kiểm

lực

1

Lương Thành
Nam

15/02/2004 Nam TBình TBình Bỏ giờ, đi học chậm (có hệ

2

Lương Trọng
Đại


27/4/2004

3

Lê Huy Hoàng 18/10/2004 Nam

Yếu

4

Lê Tấn Sang

29/8/2004

Nam

Yếu

5

Lê Thị Minh
Thùy

17/6/2004

Nữ

Yếu

Nam TBình


thống) trong giờ học không
nghiêm túc
TBình Bỏ giờ, vắng học không lý
do, trong giờ học không
nghiêm túc
TBình Bỏ giờ, đi học nhưng không
đến trường nói dối bố mẹ,
giáo viên chủ nhiệm
Yếu Bỏ giờ, vắng học không lý
do, bạo lực học đường.
Yếu Vắng học, đi học chậm (có
hệ thống), vô lễ với giáo
viên
5


6 Phạm Văn
Hưng

29/10/2004 Nam

Yếu

TBình Đi học chậm, vắng học
không lý do. Bạo lực học
đường

+ Nguyên nhân của những tồn tại khó khăn:
- Các em đi học do gia đình ép buộc, chưa có sự quan tâm của gia đình đến

việc học tập của con cái.
- Do sự kích động của phim ảnh, các trò chơi bạo lực từ game, tác động của
xã hội, bị một số bạn bè lôi kéo.
- Do cha mẹ ly hôn dẫn đến buồn chán.
- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn phải đi làm thêm giúp gia đình nên
thường xuyên bỏ học.
- Do học sinh tiếp thu chậm, hổng kiến thức từ lớp dưới nên dẫn đến chán
học.
- Do sức ép trong thi cử, sức ép của nhà trường và xã hội khiến học sinh
căng thẳng rơi vào lối sống trầm cảm, tự ti vào bản thân
Tình trạng đạo đức, lối sống của một bộ phận học sinh hiện nay có nhiều
bất ổn, từ thái độ học tập, ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật của nhà trường,
chấp hành pháp luật đến những hành vi tiêu cực trong học tập, thi cử của học
sinh và sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào học đường.
Giáo viên là những người được đào tạo về chuyên môn về nghiệp vụ sư
phạm tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng làm tốt công tác chủ nhiệm trong
đó có việc giáo dục học sinh cá biệt. Thực tế cho thấy trong những năm học qua,
nhiều giáo viên còn gặp khó khăn trong công tác chủ nhiệm. Do đặc thù của địa
phương có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống điều đó cũng làm ảnh hưởng
không nhỏ tới công tác giáo dục học sinh. Chất lượng đầu vào của học sinh còn
thấp so với các huyện. Học sinh ở phân tán trên khắp địa bàn huyện, điều kiện đi
lại khó khăn do đó việc duy trì sĩ số, nề nếp còn nhiều bất cập. Số lượng học
sinh hộ nghèo gia tăng. Ý thức học tập của một bộ phận học sinh chưa cao, động
cơ học tập chưa rõ ràng. Còn một bộ phận phụ huynh do mưu sinh nên chưa
thực sự quan tâm đến việc học tập của con em phó thác việc học tập cho nhà
trường.
2.3. Các giải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh
trường THPT Lang Chánh:
Thứ nhất: Xây dựng tập thể lớp học thân thiện, gắn bó.
Tập thể lớp học thân thiện là tập thể có môi trường lớp học thân thiện, tôn

trọng thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, biết
cách giải quyết xung đột không bằng bạo lực.
Năm học 2019-2020 lớp 11A8 có 42 học sinh trong đó có 24 nam, 18 nữ.
Có 39/42 học sinh là người dân tộc thiểu số. Ngay sau khi tiếp nhận học sinh lớp
11A8 tôi tổ chức cho học sinh học chính trị đầu cấp trong hai ngày để các em
nắm được nội quy, quy định của nghành, của nhà trường. Quyền lợi và trách
nhiệm của học sinh khi đến trường, ngày thứ ba với vai trò là một giáo viên chủ
6


nhiệm tôi làm quen với từng học sinh cho học sinh nắm bắt được các thông tin
về bản thân gia đình để các em hiểu rõ không ngại khi trao đổi với giáo viên chủ
nhiệm. Sau đó tôi phát cho mỗi em một tờ giấy A4 để viết những thông tin cá
nhân của bản thân và gia đình các em; mơ ước nghề nghiệp trong tương lai. Vì
học sinh lớp được phân bố trên khắp địa bàn huyện, nên tôi cho các em giới
thiệu về bản thân và làm quen với nhau, để ngay từ buổi học đầu tiên của năm
học để các em có sự gần gũi và chia sẽ với giáo viên chủ nhiệm; đặc biệt là
những học sinh đi học xa nhà không cảm thấy buồn và nhớ gia đình và cũng từ
đó tôi năm bắt được tất cả các thông tin về từng học sinh. Bầu ban cán sự lớp
đây là một khâu quan trọng và là cánh tay phải giúp tôi điều hành tập thể lớp
vững mạnh, ban cán sự lớp gồm 1 lớp trưởng, một lớp phó học tập, một lớp phó
đời sống, một lớp phó lao động, một Bí thư và 1 phó Bí thư, hai ủy viên ban
chấp hành và 4 tổ trưởng. Trong tháng đầu tiên của năm học 2019- 2020 tôi đã
nắm bắt được kết quả học tập của các em thông qua bài thi khảo sát chất lượng
đầu năm của chín môn cơ bản. Để tạo môi trường học tập tốt, tôi đã phân lại vị
trí chỗ nghồi; học sinh có học lực khá ngồi cùng với học sinh học lực yếu để
giúp đỡ nhau trong học tập và các em hòa đồng với các bạn trong lớp. Sau khi
nắm bắt được học sinh cá biệt thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp 10 của các em
tôi đã thành lập nhóm học sinh đó là những học sinh cùng làng hoặc học cùng
trường với những học sinh cá biệt, nắm bắt thông tin chính xác các biểu hiện vi

phạm của các em. Tôi lập kế hoạch lên lịch trao đổi với từng học sinh phân tích
cho các em thấy được những tác hại khi các em bỏ tiết, vắng học đi chơi, tham
gia giao thông không đúng quy định. Đánh nhau, những hành vi vô lễ với giáo
viên và tôi luôn gần gũi quan tâm đến các em để các em luôn coi tôi như một
người cha thứ hai để bày tỏ tâm sự trong cuộc sống cũng như trong học tập.
Cùng với tình cảm chân thành của các bạn trong lớp và sự sẽ chia của giáo viên
chủ nhiệm kết quả nề nếp của lớp tôi tiến bộ rõ rệt số lượng học sinh đi học
chậm giảm đi, số lượt học sinh vắng học không có lý do không còn nữa. Tổng
kết cuối tuần tôi đã khen những học sinh có thành tích trong học tập và nề nếp,
động viên những học sinh hay vi phạm cố gắng hơn nữa để khẳng định vị trí học
tập của mình và luôn để học sinh thấy rằng lớp học chính là gia đình thứ hai của
các em.
Thứ hai: Giao nhiệm vụ cho học sinh cá biệt.
Thông thường giáo viên viên chủ nhiệm ít giao nhiệm vụ cho những học
sinh cá biệt vì cho rằng những học sinh học sinh này sẽ không làm được gì, coi
thường các em mà chỉ luôn la rầy các em. Đối với tôi thì tạo cho các em một cơ
hội để khẳng định vị trí vai trò của mình trong tập thể lớp, để phát huy tính làm
chủ của các em và các em cảm thấy mình không bị lạc lỏng, không bị bỏ rơi.
Đợt 20/11/2019 đoàn Thanh Niên phát động mỗi tập thể lớp tham gia 2 tiết
mục văn nghệ và tham gia đánh bóng chuyền nam, nữ chào mừng ngày Nhà
7


giáo việt Nam. Nắm bắt kế hoạch ngay buổi tổng kết tuần đó tôi cùng Ban cán sự
lớp họp triển khai kế hoạch, hai học sinh Lương Thành Nam và Lương Trọng Đại
là hai học sinh thuộc xã Yên Khương, đây là một xã giáp biên giới. Do phải đi học
trọ nên các em bị một nhóm bạn xấu thường xuyên bỏ giờ, vắng học đi đánh điện
tử; tuy nhiên hai học sinh này là trong những cầu thủ bóng chuyền của làng, khi
còn học cấp hai các em cũng thường xuyên tham gia thi đấu vào những ngày lể hội
của làng. Nắm bắt được tình hình đó tôi cho học Lương Thành Nam làm đội

Trưởng đội bóng chuyền của lớp còn học sinh Lương Trọng Đại là cầu thủ trong
đội bóng. Với trách nhiệm trong đội bóng tôi yêu cầu em Nam lập cho tôi kế hoạch
tập luyện, lúc đầu hai học sinh này từ chối không tham gia với động viên của lớp
và tinh thần trách nhiệm chung của tập thể hai em đã đồng ý tham gia và còn hứa
sẽ cố gắng hết mình tập luyện để thi đấu, dưới sự theo dõi của tôi và lớp trưởng hai
em Nam và Đại đã không còn nghỉ học vô lý do nữa và còn rất nhiệt tình hướng
dẫn các bạn luyện tập. Sau mỗi buổi tập tôi thường mang nước uống cho các em và
động viên các em luyện tập không những vì thi đấu mà còn rèn luyện sức khỏe, xả
stess sau mỗi buổi học. Lê Thị Minh Thùy là một học sinh nữ cá biệt. Từ khi tôi ra
trường đến bây giờ cũng gần 17 năm công tác và cũng chủ nhiệm được 4 khóa tuy
nhiên có lẻ đây là học sinh nữ đầu tiên tôi gặp. Em là học sinh nữ tuy nhiên cá tính
của em còn mạnh hơn những bạn nam giới, ăn nói thì chống không, bỏ tiết, nghỉ
học nhiều, và còn vô lễ với giáo viên. Học sinh Thùy không trung thực nói rối giáo
viên chủ nhiệm giáo viên bộ môn và gia đình, em thuộc xã Trí Nang nên phải đi
học trọ nên nhiều lần em nói dối gia đình xuống đi học nhưng không đi học bỏ đi
chơi. Tôi thiết nghỉ học sinh Thùy có cá tính hơi đặc biệt so với các bạn khác
nhưng chắc chắn em sẽ có điểm mạnh của mình. Cùng với ban cán sự lớp tôi đề
nghị đội bóng chuyền nữ để em Thùy làm đội Trưởng trước sự ngỡ ngàng của rất
nhiều học sinh và chính em cũng không đồng ý. Cùng với động viên của Giáo viên
chủ nhiệm và ban cán sự lớp em Thùy đồng ý. Sau thời gian tập luyện tôi nhận thấy
Thùy rất có trách nhiệm trong đội bóng; 15 phút đầu giờ nào tôi cũng thấy Thùy
nhắc nhở các bạn buổi chiều luyện tập đi đúng giờ và nhắc nhở những bạn vắng
luyện tập, điều này cho thấy học sinh sinh Thùy đã biết trân trọng những buổi luyện
tập tôi tin rằng em cũng nghỉ rằng việc học tập cũng như thế. Thật sự bất ngờ sau
20 ngày mang danh đội Trưởng học sinh Thùy chỉ nghỉ học một buổi có lý do bị
ốm.

Trong đợt thi đua chào mừng ngày “Nhà giáo Việt Nam” văn nghệ là hoạt
động không thể thiếu; đây là dịp để các tập thể thay lời ca tiếng hát chi ân đến
thầy cô và là hoạt động được rất nhiều học sinh học sinh cổ vũ. Chính vì thế

giáo viên chủ nhiệm cùng ban can sự lớp và lớp phó đời sống, văn nghệ chọn
8


hai tiết mục văn nghệ trong đó một tiết mục đồng ca, một tiết mục múa. Lớp
11A8 luôn luôn có khẩu hiệu tập thể lớp thân thiện, gắn bó do đó đội hát đồng
ca chọn ra năm bạn nam, năm bạn nữ trong đó có ba học sinh cá biệt là em Lê
Huy Hoàng, Lê Tấn Sang, Phạm Văn Hưng tham gia. Ba học sinh thuộc xã
Quang Hiến, Thị Trấn, Đồng Lương đây là ba xã gần trường học. Tôi giao
nhiệm vụ cho em lớp phó đời sống, văn nghệ theo dõi và động viên ba học sinh
cá biệt, hôm nào các bạn vắng báo lại với giáo viên chủ nhiệm. Một vài buổi đầu
ba học sinh trên còn đi chậm tôi biết lý do vì sao đi chậm, tuy nhiên không để
học sinh đó biết lý do của các em tôi đã gọi ba học sinh trên nói chuyện phân
tích cho các em thấy rõ tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với tập thể và
sự thành công của đội hát phụ thuộc vào mỗi thành viên. Từ các buổi sau trở đi
ba học sinh Sang, Hưng, Hoàng không còn đến tập muộn lúc đầu các em còn rụt
rè, vì các em chưa bao giờ tham gia một hoạt động nào mang tính đồng đội.
Những buổi sau tôi được biết các em không những luyện tập chăm chỉ mà còn
góp ý các động tác để bài hát sinh động hơn. Gần một tháng luyện tập phong
trào thi đua lập nhiều thành tích chào mừng ngày“Nhà giáo Việt Nam” lớp11A8
đạt được những thành tích sau nề nếp xếp thứ 8/30; thể thao môn bóng chuyền
nam đạt giải ba, bóng chuyền nữ xếp giải nhì; văn nghệ tiết mục múa và đồng ca
đạt giải khuyến khích. Sau khi kết thúc đợt hoạt động chào mừng ngày“Nhà
giáo Việt Nam” ngay sinh hoạt thứ 7 tuần đó tôi đã khen những học sinh có
nhiều cố gắng trong học tập, những học sinh đã có nhiều cố gắng trong hoạt
động văn nghệ, thể dục thể thao và trao thưởng cho các em, tuy phần thưởng
không có nhiều giá trị nhưng tôi tin rằng đây là món quà nhiều ý nghĩa dành cho
các em trong đó có sáu học sinh cá biệt. Sau khi nhận phần thưởng về chỗ ngồi
tôi quan sát sáu học sinh trên thấy có học sinh Thùy nhìn quầng mắt như muốn
khóc nói với các bạn bên cạnh từ nhỏ tới giờ tôi chưa bao giờ được nhận một

phần thưởng nào. Buổi trao thưởng hôm đó tôi tâm sự cho các em thấy được vai
trò của các em trong gia đình, trong cuộc sống cũng như tương lai và các em là
thế hệ trẻ cố gắng học tập để đưa đất nước Việt Nam sánh vai với các nước có
nền kinh tế phát triển. Cuối buổi lớp trưởng đại diện cho tập thể lớp hứa cùng
các bạn cố gắng học tập đưa tập thể lớp đứng trong năm lớp đầu về nề nếp cũng
như học tập của nhà trường.
Một số hình ảnh hoạt động

9


Thứ ba: Phối hợp với phụ huynh học sinh và chính quyền địa phương.
Để làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình với nhà trường. Giáo viên chủ
nhiệm đã thường xuyên mời phụ huynh của những học sinh cá biệt đến trao đổi
và bàn biện pháp để giáo dục các ẹm, trong quá trình trao đổi bản thân tôi luôn
tạo ra không khí thoải mãi, và đặt niềm tin vào những học sinh đó để tránh tình
10


trạng phụ huynh tâm lý và coi con mình là những đứa trẻ hư hỏng, nên mặc kệ
phó thác cho nhà trường và xã hội. Trong thời đại công nghệ thông tin tôi đã lựa
chọn hình thức trao đổi thông tin bằng sổ liên lạc điện tử, lập nhóm Zalo thông
báo thường xuyên mỗi tuần một lần; thông tin về kết quả học tập, số buổi nghỉ
học, số lần bỏ tiết, đi học chậm và các vi phạm khác. Nhận xét về ý thức học
tập, chiều hướng tiến bộ của học sinh cá biệt đó. Sau khi phụ huynh nhận được
tin nhắn của giáo viên chủ nhiệm phụ huynh phải nhận xét các hoạt động của
học sinh tại gia đình còn đối với những học sinh trọ lại nhà dân giáo viên nắm
bắt địa chỉ và số điện thoại của chủ nhà trọ, thường xuyên trao đổi với chủ nhà
trọ nhờ gia đình giúp đỡ học sinh cá biệt ví dụ như sáng mai đánh thức các em
dạy đi học cho đúng giờ, báo cho giáo viên chủ nhiệm những ngày học sinh

không đi học, hoặc ốm… (vì ý thức của các em chưa tốt nên thời gian đầu tôi
phải nhờ chủ nhà giúp đỡ) nhắc nhở các em học bài vào những thời gian ở nhà.
Đối với ba học sinh đi học trọ phụ huynh ở xa , tôi yêu cầu các phụ huynh mỗi
ngày phải gọi điện cho chủ nhà trọ ít nhất một lần để hỏi thăm, và nhắc nhở các
em đi học cũng như các hoạt động hàng ngày, đối với tôi mỗi tuần đến thăm các
em ở trọ ít nhất một lần hỏi thăm động viên các em chia sẽ để các em cảm nhận
tình cảm của giáo viên chủ nhiệm. Trong ba tuần đầu tôi nhận thấy ba học sinh
Nam, Đại, Thùy có sự thay đổi rõ rệt như đi học đúng giờ; số buổi nghỉ học
giảm chỉ vắng 01 buổi của học sinh Nam do nhà xe hỏng xe dọc đường nên
xuống muộn giờ học.
Thông tin thời khóa biểu của học sinh cá biệt để chủ nhà trọ nắm bắt nếu
học sinh không đi học hoặc đi học về sớm hoặc muộn đều thông tin cho giáo
viên chủ nhiệm. Để kịp thời nắm bắt và có hướng giải quyết. Lớp 11A8 có 6 học
sinh cá biệt thì trong đó có 3 học sinh ở trọ.
TT

1

Họ Tên

Lương Thành
Nam

Ngày sinh

Giới
tính

Hạnh
kiểm


15/02/2004 Nam TBình

2

Lương Trọng
Đại

27/4/2004

Nam TBình

3

Lê Huy Hoàng 18/10/2004 Nam

Yếu

Học
lực

Hoàn cảnh gia đình

Hộ khẩu thường trú: Xã Yên
Khương, huyện Lang Chánh,
TBình bố mẹ làm ruộng, trình độ
học vấn 7/12, thuộc hộ cận
nghèo. Bố mẹ không có điều
kiện xuống thăm con.
Hộ khẩu thường trú: Xã Yên

Khương, huyện Lang Chánh,
bố mẹ làm ruộng, trình độ
TBình học vấn bố 3/12, mẹ không
biết đọc, không biết
viết,
thuộc hộ nghèo. Bố mẹ
không có điều kiện xuống
thăm con. Bố đi làm ăn xa
nhà.
TBình Hộ khẩu thường trú: Xã
Quang Hiến, huyện
Lang
Chánh, bố mẹ làm ruộng,
trình độ học vấn 9/12. Bố
11


4 Lê Tấn Sang

5

Lê Thị Minh
Thùy

6 Phạm Văn
Hưng

29/8/2004

Nam


Yếu

17/6/2004

Nữ

Yếu

29/10/2004 Nam

Yếu

mẹ ly dị. Hiện tại em Hoàng
sống với bố và dì.
Hộ khẩu thường trú: Thị trấn
TBình Lang Chánh, huyện Lang
Chánh, nghề nghiệp bố: Tiểu
thương, mẹ: Giáo viên. Sang
là con một trong gia đình
Hộ khẩu thường trú: Xã Trí
Yếu Nang, huyện Lang Chánh,
bố mẹ làm ruộng. Gia đình
Thùy có 04 chị em
Hộ khẩu thường trú: Xã
Đồng Lương, huyện
Lang
Chánh, bố mẹ làm ruộng,
trình độ học vấn 8/12. Bố
mẹ đi làm ăn xa không có

thời gian chăm sóc, lo lắng
TBình cho việc học tập. Hưng ở
nhà cạnh ông bà nội, hàng
ngày sang ăn uống bên ông
bà, còn mọi sinh hoạt khác
Sang sinh hoạt ở nhà, nên
ông bà không biết thời gian
nào Hưng đi học và thời gian
ở nhà. Hưng là con trai út
trong gia đình.

Đối với ba học sinh ở khu vực gần trường khi biết hoàn cảnh gia đình tôi
cũng rất thương hoàn cảnh của em Phạm Văn Hưng, Lê Huy Hoàng nhưng đối
với học sinh Lê Tấn Sang với điều kiện gia đình rất tốt cho việc học tập nhưng
em lại không chịu học mà vẫn rơi vào tình trạng chơi bời, bỏ học thiếu tôn trọng
bạn bè. Khi tôi trao đổi với phụ huynh, phụ huynh tâm sự gia đình chỉ có một
mình em nên em được cưng chiều từ nhỏ, bố mẹ luôn cung cấp đầy đủ những
yêu cầu mà em đưa ra ở cấp tiểu học thì em chưa có biểu hiện chơi điện tử đến
khi lên lớp 9 em bắt đầu chơi với một số bạn nghiện điện tử mới lúc đầu thì đi
chơi vào những lúc không đi học dần dần lên lớp 10 em bắt đầu có biểu hiện bỏ
tiết, nghỉ học để đi chơi. Gia đình có nhắc nhở nhiều lần nhưng em không nghe,
với bản chất là con một nên em Sang biết được điểm yếu của gia đình nên càng
ngày càng hư. Trên lớp thường hay chia bè phái để đánh nhau và ngay đầu năm
học của lớp 10 em cùng một số bạn khác đánh một số học sinh phải đi học xa.
Để thể hiện tính đàn anh, chị trong khối 10, ở nhà em có những hành động
không tôn trọng bố, mẹ như nếu em cần một cái gì đó mà bố mẹ chưa đáp ứng
được yêu cầu là em thể hiện ngay như ném đồ đạc trong phòng ra ngoài và dọ
bỏ nhà đi. Tôi nắm bắt được thông tin của Sang qua gia đình, giáo viên chủ
nhiệm năm lớp 10 tôi cùng gia đình bàn kế hoặc mời chính quyền địa phương
giúp đỡ trong đó có công an thị trấn, hôm nào Sang có thái độ vô lễ với bố mẹ

ném đồ ra sân gia đình lập tức báo cho công an thị trấn nhờ các đồng chí đến lập
biên ban và yêu cầu Sang phải cam kết không còn hỗn với bố mẹ và phải nghe
12


lời phụ huynh. Duy nhất có một lần như vậy mà tôi nhận thấy rằng Sang gần
như hoàn toàn thay đổi đi học đúng giờ, không bỏ tiết, vắng học vô lý do, thái
độ điềm đạm hơn và ít giao du với những bạn xấu. Học sinh Lê Huy Hoàng đây
là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt nhất trong lớp hiện tại em sống với bố và dì,
bố lại nghiện hút hay vắng nhà nên cuộc sống của em gần như ở với dì, tất cả
những vấn đề của em tôi chỉ trao đổi với dì và mẹ ruột của em qua điện
thoại( mẹ đã lập gia đình và cách nơi em sinh sống 200km). Khi em vào lớp 10
gia đình của dì và bố Hoàng không có gì hạnh phúc, bố nghiện ngập nên mẹ kế
chán nản dẫn đến không quan tâm đến em, xuất phát từ đó em dẫn đến bỏ bê học
tập chơi bời không còn muốn đi học. Từ những nguyên nhân trên tôi đã thuyết
phục được mẹ ruột của Hoàng về để cùng Hoàng đến gặp tôi trao đổi. Như
chúng ta đã biết ở lứa tuổi này các em đang cần sự giúp đỡ của người lớn để các
em hình thành được biểu tượng khách quan về nhân cách. Khi nghe tâm sự tôi
thực sự bất ngờ với một học trò cá biệt, lại có nhiều tâm sự. Uớc muốn của em
cũng như bao bạn khác được sự yêu thương của gia đình. Tôi và mẹ em đã trao
đổi cũng như tâm sự để em hiểu được nỗi niềm của người cha, mẹ rơi vào hoàn
cảnh như thế. Từ đó tôi luôn động viên em và hãy coi tôi như một người cha,
người bạn khi em cần thiết. Từ đó trở đi tôi thấy được em đã thay đổi không đi
học chậm, không còn nghỉ học vô lý do và đã có nhiều cố gắng trong học tập.
Những thời gian sau thi thoảng em buồn em lại viết thư tâm sự cùng tôi, và tôi
luôn là chổ dựa để em vững tin học tập cũng như trong cuộc sống.
Lang Chánh là một huyện miền núi nghèo người dân sống chủ yếu bằng
cây luồng, nên rất nhiều gia đình, hai vợ chồng đi làm ăn xa, để lại con cái sống
với ông bà hoặc ở nhà một mình và em Phạm Văn Hưng là một trong những học
sinh của lớp 11A8 rơi vào hoàn cảnh đó. Bản chất của học sinh Hưng không

phải là hư nhưng do bố mẹ đi làm ăn xa, hàng tháng gửi tiền cho Hưng và ông
bà để sinh hoạt. Vì thấy Hưng có tiền nên có một số bạn bè hay chơi bời lôi kéo,
hôm thì nghỉ học đi chơi game, hôm thì la cà các hàng quán, hút thuốc lá…cuối
năm lớp10 Hưng đã có biểu hiện bỏ bê học tập, nhưng gia đình chưa có giải
pháp để em nhận ra hậu quả của việc bỏ học đi chơi. Đến đầu năm lớp 11 Hưng
thường xuyên đi học muôn, nghỉ học vô lý do, hay tham gia những nhóm đánh
nhau. Qua tìm hiểu tôi đã trao đổi riêng với Hưng, phân tích về những tác hại
của việc bỏ bê học tập đi chơi và hậu quả của nó, mà trên địa bàn huyện đã từng
xảy ra cách đây vài năm về trước, việc bố mẹ phải đi làm ăn xa để lo cuộc sống
của gia đình, tương lai của bản thân Hưng. Bản thân là một giáo viên chủ nhiệm
tôi luôn thể hiện thái độ ân cần, và luôn đóng mình vai trò như một người bạn,
người cha thì các em mới tin tưởng để tâm sự với thầy và tôi đề nghị em lập thời
gian biểu trong tuần và em hứa sẽ thực hiện theo đúng những gì mà em đã lập.
Về phía gia đình tôi đề nghị bố mẹ em mỗi ngày gọi điện ít nhất một lần
cho Hưng và ông bà để hỏi thăm động viên con mình. Tôi đưa cho ông bà Hưng
một bản thời gian biểu để ông bà giám sát, nếu Hưng không thực hiện đúng thì
ông bà liên lạc với giáo viên chủ nhiệm bằng điện thoại di động. Trong một thời
13


gian khoảng hai tháng tôi nhận thấy Hưng đã có nhiều thay đổi số lần đi học
muộn chỉ còn 01 buổi trong 2 tháng, vắng học vô lý do không còn nữa và em đã
tách được các bạn hay đi chơi và kết quả học tập có nhiều thay đổi theo chiều
hướng tích cực.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với đồng nghiệp và nhà trường:
Sau một học kỳ áp dụng các giải pháp trên trong công tác chủ nhiệm tôi đã
thu được nhiều kết quả :
- Tập thể xếp loại trong các tuần của học kỳ I năm học 2019- 2020 đạt từ
loại khá trở lên.

- Được nhận phần thưởng trong đợt thi đua lập nhiều thành tích, chào
mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
- Tập thể không có học sinh đi học muộn, vi phạm các nội quy của nhà
trường, của Đoàn thanh niên và của tập thể lớp đề ra.
* Đánh giá kết quả - Không có học sinh vi phạm kỷ luật như vi phạm đạo
đức, đánh nhau.
Với ba giải pháp trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã áp dụng hiệu quả
đối với lớp chủ nhiệm 11A8, nên có thể áp dụng cho tất các lớp Trường THPT
Lang Chánh.Với SKKN này giúp đồng nghiệp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm
và việc giáo dục học sinh cá biệt, không còn nỗi băn khoăn của mỗi giáo viên
quan trọng là; chúng ta có tình yêu thương học sinh như chính con em mình.
Cùng với ba giải pháp trong SKKN giúp cho giáo viên làm công tác chủ
nhiệm một phần để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Để thực hiện tốt, tôi đã khảo sát
như sau:
Chọn lớp 11A8 để thực nghiệm và lớp 11A9 đối chứng và kết quả thu được
sau một học kỳ.
- Ý thức của học sinh khi tham gia các buổi sinh hoạt tập thể như tập văn
nghệ, luyện tập bóng chuyền và một số hoạt động tập thể: Các em tham gia tập
luyện nghiêm túc đúng giờ đặc biệt là những học sinh cá biệt có nhiều thay đổi
hòa đồng với tập thể và ý thức tốt trong các buổi tập luyện.
- Số lượng học sinh tham gia các hoạt động: Số lượng tham gia đầy đủ theo
danh sách dự kiến.
- Tính trách nhiệm của học sinh khi phân công nhiệm vụ: Học sinh có ý
thức trách nhiệm. Đặc biệt những học sinh cá biệt khi giao nhiệm vụ các em có
trách nhiệm trong công việc.
- Sự tiến bộ của những học sinh vi phạm: Có sự tiến bộ rõ rệt như ý thức
học tập cũng như nhận thức và được thể hiện qua kết quả học tập cũng như rèn
luyện đạo đức trong học kỳ I năm học 2019-2020

* Kết quả

Lớp

Kết quả
14


Hạnh kiểm TB

Hạnh kiểm yếu

Học tập
02 học sinh học lực khá
04 học sinh học lực trung
bình
02 học sinh học lực trung
bình
03 học sinh học lực yếu

11A8
(Thực nghiệm)

02

0

02

03

11A9

( Đối chứng)

3. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN:
3.1. Kết luận:
Để nâng cáo chất lượng giáo dục, không những giáo viên phải dạy giỏi mà
phải làm tốt công tác chủ nhiệm. Để làm tốt công tác chủ nhiệm chúng ta phải
có phương pháp giáo dục học sinh cá biệt. Chính vì vậy để đạt kết quả cao trong
việc giáo dục học sinh cá biệt chúng ta cần phải có:
- Người giáo viên chủ nhiệm phải tâm huyết với nghề, nhiệt tình, trách
nhiệm.
- Giải pháp đưa ra phải phù hợp với đối tương học sinh.Trong suốt một học
kỳ thực hiện đề tài, tôi nhận thấy đa số học sinh cá biệt các em đều có những
nguyên nhân khác nhau. Nếu chúng ta quan tâm tới các em, hiểu được tâm lí,
nắm được tâm tư nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình thì chúng ta sẽ đưa ra được
các giải pháp giáo dục phù hợp nhất. Chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao, và các
em nhanh chóng bắt nhịp được với các bạn trong lớp và tôi tin rằng các em
trưởng thành và ý thức tốt trong mọi hoạt động cũng như học tập.
3.2. Một số kiến nghị:
Đối với nhà trường và Đoàn thanh niên: Cần tổ chức nhiều hơn nữa các
hoạt động vui chơi, giải trí cho học sinh để các em có sân chơi lành mạnh, bổ
ích, tăng cường công tác giáo dục kỹ năng sống cho các em để các em tránh xa
các tệ nạn xã hội.
Đối với Sở GD&ĐT: Thường xuyên tổ chức các cuộc thi về công tác chủ
nhiệm để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nguyễn Đình Bảy

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 6 năm 2020

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Trịnh Văn Huế

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguồn tài liệu Internet trang “ Luật giáo dục”
15


2. Điều 22 và 23: quyền hạn, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp
(Chương IV- Điều lệ trường phổ thông ngày 02/4/1979 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo)
3. Báo cáo Hội nghị cán bộ công chức năm học 2018 - 2019 và năm học
2019-2020 trường THPT Lang Chánh.

DANH MỤC
16


CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Trịnh Văn Huế
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, Trường THPT Lang Chánh
TT

1.


Tên đề tài SKKN

Giải các bài toán về tính đơn
điệu của hàm số khi không sử
dụng Định lý đảo về duất của
tam thức bậc hai

Cấp đánh giá
xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá xếp
loại (A, B,
hoặc C)

Năm học đánh
giá xếp loại

Cấp tỉnh

C

2011 - 2012

17




×