Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

skkn một số PHƯƠNG PHÁP GIÁO dục học SINH cá BIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.27 KB, 11 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DẦU GIÂY






CHUYÊNĐỀ

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HỌC
SINH CÁ BIỆT

 
Người thực hiện: LÊ THỊ THU HÀ
Lĩnh vực nghiên cứu: phương pháp giáo dục
Có đính kèm:
Mô hình

1

phần mềm 1

Phim ảnh 1

Hiện vật khác 1

Trang1


Năm học: 2012 – 2013



SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1. Họ và tên: Lê Thị Thu Hà
2. Ngày tháng năm sinh: 25/09/1975
3. Nam,nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 309B/7 Xuân Thạnh - Thống Nhất - Đồng Nai
5. Điện thoại:
Cơ quan: 061.3761229
Nhà riêng: 061.3771604 Di động 01627524311
6. Chức vụ: Tổ trưởng tổ Sinh – Công nghệ
7. Đơn vị công tác: Trường THPT Dầu Giây
II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất: Cử nhân Sinh học
- Năm nhận bằng: 1998
- Chuyên ngành đào tạo: Sinh học
III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Sinh học
- Số năm có kinh nghiệm: 15 năm
- Các sáng kiến đã có trong 5 năm gần đây:
+ Năm học 2008 – 2009 có sáng kiến: phát huy tính tích cực của học sinh đối
với môn sinh học 11
+ Năm học 2009 – 2010 có sáng kiến: Sử dụng phiếu học tập trong việc giảng
dạy chương II – Tính quy luật của hiện tượng di truyền – SH 12
+ Năm học 2011 – 2012: có sáng kiến: quản ly lớp học bằng biện pháp giáo
dục kỷ luật tích cực của GVCN và được đại diện cho nhà trường tham dự hội
nghị chuyên đề về công tác GVCN trong các trường phổ thong do Sở GD &
ĐT tổ chức
+ Năm học 2012 – 2013 có sáng kiến: Một số phương pháp giáo dục học sinh
cá biệt


Trang2


MỤC LỤC
I.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..................................................................trang
2
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ....................2
1. Thuận lợi:
2. Khó khăn:
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:…………………………………………..………3
A. Cơ sở lí luận:
B. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
1. Phân loại học sinh cá biệt:
a. Phương pháp phân loại:
b. Kết quả phân loại:
c. Nguyên nhân dẫn đến hành vi của học sinh cá biệt:
2. Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt:
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:.........................................................................6
1. Đặc điểm tình hình lớp 12B3 trước khi áp dụng một số phương pháp giáo
dục học sinh cá biệt
2. Đặc điểm tình hình lớp 12B3 sau thời gian áp dụng một số phương pháp
giáo dục học sinh cá biệt
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:.....................................................................7
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................7
1. Kết luận
2. Kiến nghị:
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………8


Trang3


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ
BIỆT
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mục tiêu giáo dục của bậc THPT là “ … Tiếp tục phát triển toàn diện về đạo
đức, trí tuệ , thể chất , thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản của nhân cách con
người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa có trình độ học vấn và những hiểu biết
ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học lên bậc ĐH – CĐ THCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống ”.
Vấn đề đặt ra là trường THPT có nhiệm vụ giáo dục học sinh phát
triển trở thành con người hữu ích cho xã hội và trước tiên là phát triển về mặt
nhân cách . Nói cụ thể hơn là đạo đức, hạnh kiểm học sinh (HS) phải được
hình thành trên cơ sở tự rèn luyện của bản thân học sinh ngay trên ghế nhà
trường. Đó là ý thức học tập nghiêm túc, chấp hành đúng nội qui lớp học,
trường học, chấp hành đúng pháp luật … .
Nhưng thực trạng hiện nay, ở hầu hết các trường THPT đều xuất hiện
một bộ phận học sinh hoang nghịch: thường gây gỗ đánh nhau, bỏ giờ, trốn
học .., không chấp hành nội qui nhà trường … thêm vào đó là sự lôi kéo của
bạn bè về phía mình nhằm thỏa mản cá tính hoặc thỏa mản nhu cầu giải tỏa
tâm lý bị ức chế về hoàn cảnh của bản thân mình…làm ảnh hưởng không nhỏ
đến nền nếp chung của nhà trường và chất lượng học tập giảm sút. Số HS nầy
thường được gọi là học sinh cá biệt ( HSCB ) có xu hướng phát triển. HSCB
là hiện tượng tâm lý ở lứa tuổi thanh thiếu niên, nó dễ bị lôi cuốn làm cho
HS dễ bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu dẫn đến tình trạng bỏ học giữa
chừng và có nguy cơ phạm tội là nỗi day dứt của nhà trường, gia đình và xã
hội .
Là giáo viên chủ nhiệm lớp trong thời kì mở cửa của đất nước, để đáp
ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Trước những thực tế xảy ra ở trường phổ
thông tôi đã suy nghĩ và quyết định chọn chuyên đề “ Một số phương pháp

giáo dục học sinh cá biệt” nhằm nêu ra một số biện pháp để hội đồng sư
phạm nhà trường tham khảo, góp ý nhằm giúp cho đội ngũ giáo viên chủ
nhiệm thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong thời kì hiện đại của đất nước.

II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ:
1. Thuận lợi:
- Vấn đề ý thức đạo đức của học sinh hiện nay đang được nhà trường và toàn
xã hội quan tâm

Trang4


- Tập thể sư phạm nhà trường hầu hết đều có ý thức và tinh thần trách nhiệm
đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Rất nhiều thầy cô giáo luôn
trăn trở tìm mọi biện pháp để giáo dục học sinh vươn lên trong học tập
- Phụ huynh học sinh phần lớn rất nhiệt tình phối hợp với giáo viên để hỗ trợ
công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
- Nhiều học sinh được giáo dục tốt ở gia đình, ở các trường THCS đó là hạt
nhân tốt ở tập thể lớp để các học sinh khác noi theo.
2. Khó khăn:
- Một số ít phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến giáo dục con cái, còn
nuông chiều, phó mặc cho nhà trường, thậm chí có những phụ huynh còn bất
lực trước con cái. Một số ít phụ huynh chưa có phương pháp giáo dục con cái
đúng theo khoa học, còn nặng về bạo lực, chửi bới con cái làm tổn hại đến
thân xác và tinh thần của các em
- Một số ít học sinh còn ỷ lại bố mẹ nên dễ dẫn đến vi phạm nội qui nhà
trường và các qui định của xã hội.
- Phần lớn học sinh là con em lao động nghèo nên điều kiện học tập còn thiếu
do đó ít nhiều có ảnh hưởng đến sự rèn luyện đạo đức của học sinh
- Các tệ nạn xã hội luôn lôi kéo các em


III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
B. Cơ sở lí luận:
Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo hiện đang được toàn Đảng toàn dân quan tâm.
Vai trò của người giáo viên trong nhà trường gắn liền với hai nhiệm vụ: vừa
giảng dạy vừa làm công tác chủ nhiệm, nhằm mục đích giáo dục những học
sinh vừa có kiến thức văn hóa, vừa có nhân cách làm người. Theo Quy chế :
Đánh giá. Xếp loại học sinh THCS và THPT ( Ban hành kèm theo Quyết
định số: 40/2006/QĐ – BGDĐT Ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo).
“ Người giáo viên chủ nhiệm phải đánh giá chất lượng giáo dục toàn diện đối
với học sinh sau mỗi học kì, mỗi năm học nhằm thúc đẩy học sinh rèn luyện,
học tập để không ngừng tiến bộ ” Cho thấy việc “ Giáo dục học sinh cá biệt ”
là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết trong công tác ở nhà trường phổ thông.
Giáo dục học sinh “cá biệt’ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong
nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ra những công
dân “vừa hồng, vừa chuyên” cho tương lai đất nước. Tuy nhiên, hiện nay
công tác giáo dục học sinh “cá biệt” trong nhà trường chưa thật sự đem lại
hiệu quả. Nhiều giáo viên chủ nhiệm, nhất là những giáo viên trẻ, tuổi đời,
tuổi nghề còn ít đã gặp rất nhiều khó khăn trong công tác này.
Học sinh cấp 3 đang ở lứa tuổi dậy thì. Theo các nhà tâm lí học thì lứa tuổi
này có đời sống tâm lí phức tạp, chưa ổn định. Các em đang ở ngưỡng cửa
giữa trẻ em và người lớn, vì thế tính tự ái, long tự trọng cao. Một lời nói, một
cử chỉ của người lớn trước mặt các em nếu không được cân nhắc thì dễ làm
Trang5


các em kích động. Những suy nghĩ của các em còn bồng bột, hành đông thiếu
suy nghĩ, nhất thời. Nếu giáo viên chỉ một mực lên tiếng gay gắt đối với các
em mà thiếu sự gần gũi khuyên nhủ thì sẽ khó đạt hiệu quả trong công tác

giáo dục, uốn nắn những học sinh cá biệt.

B. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
1. Phân loại học sinh cá biệt:
Khái niệm “ Học sinh cá biệt ” được hiểu đó là những học sinh có cá tính
khác biệt so với số đông học sinh bình thường. Những học sinh này thường
xuyên vi phạm nội qui, qui định của trường, của lớp. Chính vì vậy, giáo dục
học sinh cá biệt không có biện pháp chung cho mọi đối tượng học sinh mà
tùy vào từng đối tượng học sinh cá biệt. Nhưng có một điểm chung là cần có
sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
1.1. Phương pháp phân loại:
- Nghiên cứu hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh sống của học sinh cá biệt (60%
học sinh chưa ngoan, cá biệt là do ảnh hưởng từ gia đình).
- Nghiên cứu hồ sơ học sinh, vào đầu năm học chúng tôi tiến hành phát cho
mỗi học sinh 01 tờ hồ sơ học sinh. Trong đó, học sinh sẽ khai đầy đủ các
thông tin lý lịch về bản thân, sở thích, ước mơ, nguyện vọng … Qua hồ sơ
này, chúng tôi dễ dàng nắm bắt được những đặc điểm tâm sinh lý của học
sinh.
- Nghiên cứu qua học bạ về kết quả học tập rèn luyện của học sinh qua
những năm học trước đó.
- Nghiên cứu qua những nhận xét, đánh giá của bạn bè đặc biệt là người thân
của các em qua cha mẹ học sinh, qua chính quyền địa phương, qua các tổ
chức đoàn, đội …
- Nghiên cứu hoạt động giao tiếp giữa giáo viên với học sinh. Quá trình quan
sát, tiếp xúc của giáo viên và học sinh sẽ giúp cho giáo viên có thêm những
hiểu biết về tâm lý, tính cách, nhận thức của học sinh.
- Đối với những giáo viên dạy môn Ngữ văn có thể phân loại được học sinh
bằng chính những đề văn kiểm tra trên lớp. Giáo viên có thể ra một số đề bài
như; Em hãy tâm sự với thầy? Em hãy viết bài văn tự sự kể về bản thân
mình?... Qua những đề văn này, học sinh cá biệt có cơ hội để tâm sự, chia sẻ

với thầy cô rất nhiều. Giáo viên không chỉ hiểu được học sinh mà còn tạo
được tình cảm, sự tin cậy của học sinh đối với mình.
1.2. Kết quả phân loại:
- Nhóm 1: Cá biệt là do vi phạm nội quy của Nhà trường, của lớp, mất trật tự
trong giờ học, lười học bài, đi học muộn …
- Nhóm 2: Cá biệt là do ham chơi điện tử, sẵn sàng bỏ học, lừa dối bố mẹ,
thầy cô.
- Nhóm 3: Cá biệt là do vi phạm những chuẩn mực đạo đức, hỗn láo với thầy
cô giáo, cha mẹ, hay nói tục chửi bậy.
Trang6


- Nhóm 4: Cá biệt là do vi phạm pháp luật, đánh bạn, trộm cắp, chấn lột, cờ
bạc …
- Nhóm 5: Cá biệt là do tự ti, trầm cảm, ngại tiếp xúc với thầy cô, bạn bè,
hoang mang, sợ hãi, tiêu cực trong suy nghĩ (nhóm học sinh cá biệt này
đang có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện nay).
1.3. Nguyên nhân dẫn đến hành vi của học sinh cá biệt:
- Trong gia đình: Bố mẹ sống không hạnh phúc, sống ly thân, ly hôn (có rất
nhiều học sinh cá biệt đều có hoàn cảnh này). Có gia đình phương pháp dạy
con không đúng hoặc quá chủ quan, tin con mình đã ngoan, đã tốt …
- Học sinh bị bạn bè lôi kéo, mải chơi sớm có những mối quan hệ tình yêu
không lành mạnh thích đua đòi, ăn diện.
- Tư chất của học sinh chậm trong nhận thức, hổng kiến thức từ lớp dưới nên
chán học, thường hay nghịch phá, mất trật tự.
- Sức ép trong thi cử, sức ép của gia đình nhà trường và xã hội đã khiến cho
học sinh căng thẳng rơi vào lối sống trầm cảm, tự ti về bản thân mình.
2. Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt:
Thấy rõ được những nguyên nhân trên và từ những phân tích sự hình thành
các nhóm học sinh cá biệt, tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế và

giáo dục học sinh cá biệt
- Gặp riêng học sinh cá biệt bằng tình cảm chân thành của mình, Giáo viên
chủ nhiệm bình tĩnh, nhẹ nhàng, tế nhị, phân tích có lý, cố tình, mức độ nguy
hại của khuyết điểm. Giáo viên thức tỉnh học sinh bằng những câu chuyện
đạo
đức
để
cảm
phục
học
sinh.
Chúng tôi ý thức được rằng, Giáo dục đạo đức là nền tảng để giáo dục tri
thức, tài năng cho học sinh, nhất là những học sinh cá biệt.
- Tin tưởng giao công việc tập thể phù hợp với khả năng của học sinh cá
biệt. Đây là việc làm mang tính 2 mặt, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải
thường xuyên giám sát, kiểm tra và động viên kịp thời khi học sinh đạt được
thành
tích


nhỏ
nhất.
- Tổ chức hoạt động tập thể, hoạt động nhân đạo để tạo điều kiện cho học
sinh cá biệt, tham gia, xây dựng môi trường lành mạnh, tích cực, để các em
có cơ hội tự thể hiện mình. Công tác này thực sự đặc biệt có ý nghĩa đối với
học sinh trầm cảm, tự ti. Các em sẽ mạnh bạo, tích cực hơn trong học tập và
rèn luyện. Cho các em tham gia và thực hiện tốt các chuyên đề ngoại khoá,
rèn
luyện
kỹ

năng
sống
để
các
em
tiến
bộ.
- Tổ chức cho tập thể lớp quan tâm tận tình giúp đỡ dưới mọi hình thức như:
thăm hỏi, đôi bạn, nhóm bạn cùng tiến. Giáo viên chủ nhiệm có thể lấy tấm
gương tốt trong tập thể, hoặc chính một học sinh cá biệt đă tiến bộ để cảm
hoá
học
sinh

biệt.
- Áp dụng quy định thưởng, phạt “phân minh, nghiêm túc, công bằng” để học
sinh

biệt

động
lực
mục
tiêu
phấn
đấu.
Trang7


- Thầy cô luôn là tấm gương về đạo đức, về lối sống, về trình độ chuyên

môn. Đồng thời thầy cô chủ nhiệm phải luôn có tình cảm yêu thương, niềm
tin động viên học sinh bởi “Chỉ có tấm lòng mới đánh thức được tấm lòng”.
Giáo viên cần phải khéo léo, linh hoạt, trong mỗi trường hợp cụ thể, biết tập
hợp và sử dụng sức mạnh của các yếu tố giáo dục nhằm rèn luyện cho học
sinh cá biệt. Giáo viên chủ nhiệm cần tuyệt đối tránh tư tưởng định kiến cách

xử
thiếu

phạm
đối
với
học
sinh.
- Trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm, chúng tôi phát cho cha mẹ học
sinh nghiên cứu trước một tuần một số tài liệu tư vấn trong đó có cuốn “Dạy
con nên người” của nhà trường. Chúng tôi không chỉ chia sẻ với cha mẹ học
sinh những kiến thức giáo dục con cái mà còn tạo được sự thống nhất những
quan
điểm
giáo
dục
với
cha
mẹ
học
sinh.
- Trao đổi thẳng thắn, chân thành đối với cha mẹ học sinh để hiểu được hoàn
cảnh gia đình, tính cách của học sinh cá biệt. Đây là hoạt động rất quan trọng
bởi hầu hết những học sinh cá biệt đều do ảnh hưởng từ nền tảng giáo dục

của
gia
đình.
- Tổ chức thăm gia đình học sinh nhằm tạo thiện cảm tốt đối với học sinh cá
biệt và với cha mẹ học sinh. Giáo viên thường xuyên trao đổi, gọi điện liên
hệ với gia đình học sinh để từ đó hiểu rõ hơn về học sinh.
Chúng tôi cũng hiểu rằng: Thực tiễn giáo dục học sinh cá biệt là rất khó khăn
và không phải học sinh cá biệt nào cũng giáo dục thành công. Dù vậy, chúng
tôi vẫn đang hàng ngày nỗ lực, cố gắng, học hỏi để thực hiện tốt công việc
này.
- Kết hợp chặt chẽ đối với giáo viên bộ môn vừa để hiểu hơn về học sinh vừa
giúp học sinh có những cố gắng ở từng môn học.Đồng thời, kết hợp chặt chẽ
với ban QLHS, ĐTN để thống nhất biện pháp giáo dục học sinh cá biệt.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
1. Đặc điểm tình hình lớp 12B3 trước khi áp dụng một số phương pháp
giáo dục học sinh cá biệt
- Có em Nguyễn nguyên Nghĩa nghiện game, thường xuyên bỏ học, khai
giang số điện thoại của phụ huynh ( trong thánh 9 đã bỏ học 11 buổi)
- Em Lê Anh Phương thường xuyên ngủ gật, nhắn tin điện thoại, không
chuẩn bị bài
- Em Nguyễn Ngọc Tuấn tự ti, không hòa đồng
- Em Đàm Minh nguyệt Quế luôn tỏ ra buồn rầu, chán học
2. Đặc điểm tình hình lớp 12B3 sau thời gian áp dụng một số phương
pháp giáo dục học sinh cá biệt
- Em Nghĩa đã hạn chế chơi game, ít bỏ học, có tiến bộ trong học tập ( HK I
bỏ học 17 buổi nhưng đến HK II chỉ bỏ học 2 buổi nhưng có kiến xin phép
của phụ huynh )
Trang8



- Em Phương có nhiều tiến bộ trong học tập, không còn sử dụng điện thoại
trong giờ học
- Em Tuấn và em Quế đã hòa đồng với các bạn, mạnh dạn trao đổi, chia sẽ
những khó khăn cùng các bạn trong lớp
- Tập thể lớp có sự đoàn kết, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, lễ phép với
thầy cô
- Tích cực tham gia các hoạt động phong trào của đoàn thanh niên và nhà
trường

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Sau khi áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực học sinh trong công
tác chủ nhiệm bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
Muốn xây dựng một lớp có nề nếp tốt, phát huy được ý thức tự giác, năng
động, sáng tạo của học sinh thì trước hết đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải có
kiến thức, phải có kĩ năng trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Giáo viên
chủ nhiệm phải tôn trọng ý kiến của học sinh, phải lắng nghe để hiểu học
sinh, chủ động bảy tỏ tình yêu thương, sự quan tâm và luôn động viên
khuyến khích học sinh làm việc tốt. Đặc biệt đối với những học sinh cá biệt
thì tình thương và sự chia sẽ của giáo viên chủ nhiệm có sức cảm hoá rất lớn.
Giaó viên chủ nhiệm cũng cần xây dựng một bản nội qui của lớp dựa trên sự
bàn bạc, thống nhất của các thành viên trong lớp để từ đó học sinh nào cũng
có trách nhiệm giữ gìn và duy trì.

VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong thực tế , các nhà trường , thầy cô giáo cũng đã từng vận dụng những
biện pháp nêu trên và một số biện pháp khác, nhưng vì chưa nắm được
nguyên nhân và chưa phân tích các đối tượng cụ thể. Đồng thời, việc phối
hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa chặt chẽ,
đồng bộ nên việc giáo dục HS chưa có hiêụ quả cao.

Nếu chúng ta phân tích được các nhóm đối tượng học sinh cá biệt và
tìm hiểu, phân tích kỹ những nguyên nhân dẫn đến HS hoang nghịch đồng
thời biết kết hợp và vận dụng các biện pháp trên phù hợp cho từng đối tượng
thì sẽ hạn chế và giáo dục học sinh cá biệt trở thành con ngoan, trò giỏi tránh
được trình trạng bỏ học.
Trường THPT Dầu Giây đã và đang là một địa chỉ tin cậy đối với các em học
sinh và cha mẹ học sinh trên địa bang huyện. Bởi tập thể Cán bộ Giáo viên,
nhân viên của nhà trường không chỉ cố gắng nâng cao về trình độ chuyên
môn mà còn đặc biệt chú ý đến công tác giáo dục về đạo đức, nhân cách cho
học sinh, trong đó có công tác giáo dục học sinh cá biệt. Đã có nhiều em học
sinh cá biệt chưa ngoan nhưng qua 3 năm học tập các em đã thực sự trưởng
thành, tự tin, chu đáo và có ý thức tốt trong cuộc sống.

Trang9


Công tác giáo dục học sinh cá biệt luôn là một thử thách rất lớn đối với mỗi
giáo viên chủ nhiệm, song làm tốt được điều này bạn mới thực sự trở thành
một nhà giáo dục theo đúng nghĩa.
2. Kiến nghị:
- Đối với Đoàn Thanh Niên: Nên phát động cuộc thi tìm hiểu về “Tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” trong các buổi chào cờ hàng tuần để học sinh vừa có
sân chơi vừa học tập, rèn luyện đạo đức
- Đối với Ban Giám Hiệu: Hàng năm nên tổ chức các buổi hội thảo về công
tác chủ nhiệm để giáo viên có cơ hội trao đổi và học tập kinh nghiệm lẫn
nhau
- Đối với Sở Giáo Dục: Cần tổ chức các buổi tuyên dương giáo viên chủ
nhiệm giỏi để động viên, khuyến khích đội ngũ giáo viên làm tốt hơn nữa vai
trò của mình trong công tác chủ nhiệm
- Đối với Bộ Giáo Dục: Công tác chủ nhiệm cũng có một vai trò quan trọng

trong sự nghiệp “trồng người” của mỗi giáo viên vì vậy kiến nghị Bộ nên xây
dựng giáo trình hướng dẫn về phương pháp làm công tác chủ nhiệm cho sinh
viên trước khi ra trường.

VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Kỹ năng quản ly và giảng dạy đạt hiệu quả cao (NXB Lao Động - 2011)
2. Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp -Tác giả: Hà Nhật Thăng–NXBGD - 2004
3. Giáo tiếp sư phạm - Tác giả: Nguyễn Văn Lê – NXB GD - 2000

SỞ G.D&Đ.T.ĐỒNG NAI
NAM
Đơn vị: Trường THPT Dầu Giây

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Dầu Giây,ngày 6 tháng 5 năm 2013
PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012 – 2013
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
Họ và tên tác giả: LÊ THỊ THU HÀ
Tổ: Sinh – Kĩ thuật
Trang10


Lĩnh vực
Quản lý giáo dục
1
Phương pháp dạy học bộ môn: Sinh học

1
Phương pháp giáo dục 1
Lĩnh vực khác
1
1. Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới
1
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 1
2. Hiệu quả:
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
1
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
1
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
1
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
1
3. Khả năng áp dụng:
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối,chính
sách
Tốt
1
Khá 1
Đạt
1
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn,dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt 1
Khá 1

Đạt 1
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt
1
Khá 1
Đạt
1
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên,ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Trang11



×