Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn một số BIỆN PHÁP GIÁO dục học SINH cá BIỆT ở TRƯỜNG bổ túc văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.24 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường Bổ Túc văn hóa Tỉnh
Mã số:……….

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
HỌC SINH CÁ BIỆT Ở TRƯỜNG
BỔ TÚC VĂN HÓA”

Người thực hiện: DƯƠNG THỊ HỒNG NGA
Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp giáo dục.

Năm học: 2012-2013


SƠ YỀU LÍ LỊCH KHOA HỌC
I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1.Họ và tên: Dương Thị Hồng Nga
2.Ngày tháng năm sinh: 22-10-1961
3.Nam, nữ: Nữ
4.Địa chỉ: 60/22A Hưng Đạo Vương, Phường Thanh Bình, Biên Hòa , Đồng Nai
5.Điện thoại: 0613847032 (Cq), 0918133420 (DĐ)
6.Chức vụ: Giáo viên
8.Đơn vị công tác: Trường BTVH Tỉnh
II.TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị cao nhất: Đại học sư phạm
- Năm nhận bằng: 1983
- Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Lịch sử.


- Số năm có kinh nghiệm: 20
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Một vài hình thức tổ chức học nhóm trong giờ học lịch sử.
+ Một vài trao đổi trong thiết kế giáo án giảng dạy lịch sử Bổ túc Trung học phổ
thông.


ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
HỌC SINH CÁ BIỆT Ở TRƯỜNG BỔ TÚC VĂN HÓA”
A/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong công tác của người giáo viên chủ nhiệm việc giáo dục “học sinh cá biệt” có
một vị trí hết sức quan trọng, nếu không muốn nói là nhiệm vụ hàng đầu của một giáo
viên chủ nhiệm trong lớp có “học sinh cá biệt”, phải là sự trăn trở thường xuyên của
mỗi giáo viên chủ nhiệm . Đặc biệt trong trường Bổ túc văn hóa Tỉnh học sinh cá biệt
không phải là hiếm bởi trong môi trường này hầu hết học sinh vào học ở đây đều có
những hoàn cảnh đặc biệt . Vì vậy việc giáo dục học sinh cá biệt trong nhà trường có
một tầm quan trọng đặc biệt mà mỗi giáo viên Bổ túc đều phải băn khoăn trăn trở tìm
biện pháp để giáo dục các em . Học sinh cá biệt là một nhân tố cản trở đến sự tiến bộ
và hình ảnh của một lớp học, của trường nhưng xa hơn nữa chính là là nếu một học
sinh cá biệt không được giáo dục sẽ có thêm những mảnh đời éo le, một gia đình bất
hạnh và xã hội sẽ có một công dân không tốt và sẽ có nhiều học sinh cá biệt hơn nữa .
Nếu giáo dục được một học sinh cá biệt thành công chúng ta sẽ góp phần làm cho xã
hội tốt hơn các gia đình hạnh phúc hơn .
Như vậy việc một số học sinh cá biệt này xuất hiện ngày càng nhiều hơn có
nguyên nhân từ đâu, có phải tự thân các em trở lên cá biệt hay do nhiều nguyên nhân
khác từ quá trình giáo dục các em từ phía gia đình , nhà trường và xã hội đã đưa các
em đến những biểu hiện được xem là học sinh cá biệt ?
Đối với học sinh cá biệt chúng ta có thể giáo dục như thế nào là hợp lý có cách
nào để giúp các em trở về với sự phát triển bình thường ? đây là câu hỏi mà nhiều nhà

sư phạm đang quan tâm tìm câu trả lời .
Trong quá trình tham gia giảng dạy cũng như quá trình làm công tác chủ nhiệm ở
trường Bổ túc văn hóa nhiều năm tôi tự rút ra cho mình một số kinh nghiệm từ những
trải nghiệm trong quá trình thực hiện thiên chức của mình. Tôi mong được chia sẻ
cùng các bạn đồng nghiệp, hy vọng các bạn đồng nghiệp đóng góp thêm ý kiến để
công tác giáo dục của chúng ta ngày càng tốt hơn .
B/TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Người thầy phải xác định rõ vị trí và mối quan hệ thầy trò trong quá trình hoạt
động dạy và học. Người Thầy giáo trong quá trình thực hiện việc giáo dục bao giờ
cũng xuất hiện với tư cách là tác nhân, còn học sinh xuất hiện với tư cách là chủ thể
được giáo dục. Vai trò của học sinh luôn được đề cao , chúng hoàn toàn chủ động


trong mọi công việc từ nhận thức, tư duy cho đến thái độ, hành vi và hoạt động của
các em trong quá trình giáo dục. Thầy cô chính là người cố vấn, là người định hướng,
dẫn dắt chỉ bảo cho trò có được những nhận thức, tư duy và hành vi thích hợp đúng
đắn.
Tục ngữ có câu “ Cha nào con nấy”, hay “ rau nào sâu ấy”,chúng ta đều biết con
trẻ là dấu ấn của mỗi gia đình. Nhân cách cũng như vậy giáo dục của chúng ta trong
giai đoạn này là giai đoạn hoàn thiện nên việc chịu những tác động của những người
xung quanh nhất là những người thường xuyên gần gũi các em rất quan trọng. Nên
ngoài việc chịu tác động giáo dục của nhà trường thì học sinh còn chịu tác động giáo
dục của gia đình và của xã hội. Tất nhiên ta cũng không thể phủ nhận những trường
hợp “nẩy nòi” theo kiểu “cha mẹ sinh con trời sinh tính”. Chỉ thế thôi chúng ta cũng
có thể nhận thấy rằng tính cách của học sinh còn chịu sự tác động từ rất nhiều mối
quan hệ trong gia đình và xã hội.
Thực trạng những mặt xấu của xã hội; sự thiếu quan tâm của gia đình; những éo le
trong cuộc sống gia đình ảnh hưởng rất lớn đến sự hư đốn. Hay nói cách khác là đạo
đức học sinh yếu kém. Tình huống này, vai trò của người thầy rất quan trọng trong

việc giáo dục rèn luyện các em chưa ngoan trở thành học sinh ngoan. Tác động của
Thầy cộng hưởng với năng lực tự học, tự rèn luyện của trò tạo ra chất lượng hiệu quả
cao. ở trường BTVH tỉnh , điều đáng lo ngại cho giáo viên là tỷ lệ học sinh chưa
ngoan về đạo đức tương đối cao, tỷ lệ này không giảm mà tăng hàng năm.
Khi đạo đức yếu kém thì học lực cũng tỷ lệ thuận với nó. Điều này dẫn đến việc
kiến thức của các em bị hổng dẫn đến mất căn bản học yếu dần, chán học bỏ học
thường xuyên, nói dối gia đình , nói dối thầy cô...
Vì vậy chúng ta phải tìm ra những giải pháp thích hợp nhất. Chúng ta không thể
áp dụng cách thức giáo dục của học sinh THCS, hoặc những trường chuyên trường
chất lượng cao... Có như vậy thì chúng ta mới có thể giáo dục học sinh phát triển một
cách đúng đắn nhất về nhân cách cũng như nhận thức của học sinh trong từng giai
đoạn phát triển. Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của học sinh
chúng ta cũng không thể áp dụng một cách cứng nhắc dập khuôn hình mẫu phát triển
của học sinh trong giai đoạn đó mà còn tùy thuộc vào tố chất, năng lực, thể lực của
học sinh đó cũng như tác động của gia đình và xã hội của mỗi cá nhân học sinh mà ta
có những cách thức giáo dục thích hợp nhất cho các em để các em có thể phát triển
một cách hài hòa trong học tập nhận thức và hành vi các em tham gia vào các mối
quan hệ cộng đồng xã hội khi các em ra trường.
II/ NỘI DUNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
1/ Biện pháp chung:
a/ Thực trạng học sinh và những biện pháp mà gia đình và nhà trường giáo dục:
Học sinh BTVH có nhiều loại, trong đó tập trung trong ba loại sau:


- Thứ nhất là những học viên lớn tuổi đã đi làm vào ban ngày tối đi học để
nâng cao kiến thức số học viên này hầu hết đều có ý thức học tập tu dưỡng;
- Thứ hai là những học sinh thi rớt các trường phổ thông công lập không có
điều kiện vào dân lập;
- Thứ ba những học sinh đang học ở các trường dân lập nhưng vì lý do gì đó
bị đuổi hoặc gia đình các em không còn khả năng tài chính;

- Thứ tư các em nghỉ học một thời gian rồi xin đi học lại ... Tóm lại đầu vào
của Bổ túc văn hóa là đa số các em yếu cả về học lực cả về hạnh kiểm.
Như vậy học sinh cá biệt ở trường Bổ túc văn hóa không chỉ là những học sinh
học kém, thường xuyên vi phạm nội qui mà học sinh cá biệt còn biểu hiện ở những
học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Những học sinh này thường tụ tập với nhau trốn học
gây rối trong lớp, sử dụng điện thoại di động trong giờ học thậm chí các em còn cố
tình có thái độ bất cần trong giờ học mà các em không thích…
Khi các em có những biểu hiện vi phạm tại trường, giáo viên chủ nhiệm, đoàn thể
và ban giám hiệu nhà trường ra sức giáo dục với nhiều hình thức khác nhau tùy theo
mức độ vi phạm của các em. Các hình thức thường được sử dụng như nhắc nhở, khiển
trách, làm bản kiểm điểm, đình chỉ học tập có thời hạn để mời phụ huynh đến kết hợp
giáo dục …
Khi nhà trường, giáo viên chủ nhiệm mời họp mặt phụ huynh của các học sinh cá
biệt thì gia đình thường ít có mặt hoặc khi đến gặp gỡ, trao đổi với nhà trường cùng
giáo viên chủ nhiệm thì phụ huynh rất ngại và mặc cảm và thậm chí đánh mắng con
mình khi về nhà hoặc còn có thái độ buông xuôi nói với giáo viên chủ nhiệm: “chúng
tôi hết cách rồi trăm sự nhờ thầy cô”.
b/ Phân loại học sinh cá biệt:
Học sinh cá biệt hiện nay biểu hiện rất phức tạp về tâm lý. Qua quá trình làm công
tác chủ nhiệm và giáo dục học sinh tôi quan sát trò chuyện, tìm hiểu qua các thông tin
cá nhân của học sinh tôi đã phân các đối tượng học sinh cá biệt thành những nhóm
nhỏ như sau:
* Nhóm học sinh chậm tiến bộ, thường xuyên vi phạm:
- Về học tập thực hiện nội quy : nhóm này rất lười học thường xuyên bỏ học
Cúp tiết, mất trật tự trong giờ học, vô lễ với thầy cô và cha mẹ.
- Về hoạt động phong trào đa số các em này rất tích cực như tham gia văn
nghệ, thể thao…
- Về gia đình và nhóm bạn: Số học sinh này thường có nhiều mối quan hệ bạn
bè có hoàn cảnh giống nhau: như học yếu hay vi phạm nội qui, rất ít lắng nghe ý kiến
của của người lớn hoặc ít được sự quan tâm của cha mẹ và gia đình.

* Nhóm học sinh không sống gần người thân: Học sinh nhóm này thường khó tiếp
xúc và tìm hiểu các em. Các đối tượng học sinh này thường ít nói, tính tình thì rất khó
chịu khi nghe người khác nói về cha, mẹ hoặc gia đình. Nhóm này thường là trong
hoàn cảnh như: mồ côi, cha mẹ ly dị, cha mẹ không hòa thuận thường xuyên cãi vã
với nhau…Các em ít tham gia các hoạt động tập thể mà thường thu mình sống nội


tâm, hành động theo cảm tính và không có mục đích rõ ràng cho mỗi hành động của
mình cũng như hậu quả của những việc làm đó.
c/ Nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt:
Như đã trình bày ở trên, tâm lý học sinh được tác động bởi nhiều yếu tố và trong
lứa tuổi này sự biến đổi về mặt tâm sinh lý của các em rất phức tạp . Tùy vào mỗi học
sinh sự nhận thức ban đầu ở tuổi chưa phải là người lớn cũng không còn là trẻ con có
ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trưởng thành. Cùng một vấn đề nhưng sự cảm nhận
của các em có thể là tích cực hoặc tiêu cực.
Hiểu được vấn đề này đối với mỗi người Thầy, người Cô làm công tác chủ nhiệm
là một điều kiện rất cần thiết. Song quan trọng hơn là từ sự hiểu biết đó mà mỗi người
thầy, người cô phải có những phương pháp giáo dục thích hợp đối với từng đối tượng
học sinh cá biệt.
* Về phía người thầy: Trước hết người thầy phải có những phẩm chất sau:
- Người thầy phải có cái “Tâm”, cái “Tâm” sẽ dẫn đến sự bao dung, dẫn đến
trách nhiệm của người Thầy đối với một con người và cái “Tâm”cũng nảy sinh nhiều
biện pháp giáo dục.
- Người thầy phải tôn trọng và có lòng tin đối với trò, bởi học sinh cá biệt là
những học sinh có cá tính mạnh mẽ.
- Người Thầy cần tránh sự xúc phạm các em trước tập thể lớp học.
- Người Thầy cần phải có những biện pháp động viên, khích lệ để các em có
được sự tự tin trong học tập. Đặc biệt người Thầy phải giữ được chữ tín đối với trò cả
về tri thức lẫn nhân cách. Đây là điều không thể thiếu được của người Thầy trong việc
giáo dục những học sinh cá biệt.

Bản thân tôi: Đầu tiên tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh đó chán học,
hay nghỉ học không lý do, hay cúp tiết , hay quậy phá...Từ đó tôi tìm ra những biện
pháp riêng cho từng đối tượng học sinh. Trên cơ sở coi trọng giáo dục hơn trừng phạt,
định hướng các em vào lối sống tập thể, biết hòa mình và thấy được tình yêu thương
của tập thể lớp. Nếu học sinh vi phạm dù đó là lỗi trầm trọng thì tôi cũng căn cứ vào
từng trường hợp, hoàn cảnh các em vi phạm để xử lí, tôi không xử lí một cách cứng
nhắc, nếu các em biết nhận lỗi và sửa lỗi thì tôi luôn tạo cho học sinh cơ hội tự làm
chủ bản thân, có niềm tin nghị lực để vươn lên. Thế nhưng với những học sinh lỗi vi
phạm không nghiêm trọng nhưng lại vi phạm thường xuyên thì tôi không thể bỏ qua
mà xử lí một cách linh động theo từng đối tượng làm sao để các em nhận thấy những
sai phạm của mình, cố gắng sửa chữa trở thành học sinh ngoan. Đối với học sinh có
biểu hiện hành vi đạo đức không tốt, làm mất trật tự trong giờ học, đánh nhau với bạn,
vô lễ với giáo viên... Tôi phân tích để các em thấy được những việc làm của mình là
chưa đúng, lấy những tấm gương thực tế để các em học tập. Việc hạ hạnh kiểm các
em chỉ là một phần, cốt lõi là phải làm được việc giáo dục học sinh biết nhận thức để
khi bước vào đời các em thấy mình tự tin hơn.


* Về phía trò:
- Giáo viên chủ nhiệm phải nắm được đặc điểm, hoàn cảnh gia đình để
thông cảm, tránh sự xúc phạm vô tình đối với học trò.
- Người Thầy phải tìm hiểu khai thác những đặc điểm tốt của trò và những
điểm yếu cơ bản nhất để tác động làm thay đổi tính cách của trò.
- Người thầy phải hiểu những suy nghĩ và những điều trò muốn. Có như
vậy mới giúp các em tháo gỡ được những vướng mắc của mình.
- Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên liên hệ với các giáo viên bộ môn,
với ban cán sự lớp, cả với bảo vệ hoặc quản sinh để tìm hiểu và kết hợp giáo dục học
sinh.
* Tạo môi trường giáo dục:
- Gia đình: Giữa nhà trường và gia đình phải có sự kết hợp chặt chẽ,

sự kết hợp này phải hết sức tế nhị và thường xuyên tránh những hành động nóng nảy
của gia đình đối với học trò khi nghe giáo viên chủ nhiệm phản ánh về con em mình.
- Nhà trường: Với giáo viên chủ nhiệm dùng ảnh hưởng của tập thể lớp và dư
luận của tập thể lớp tác động sao cho học sinh cá biệt ấy phải nhận thức thấy những
thiếu sót của mình. Đồng thời làm sao để trò nhận thấy trong sự tác động đó có tình
thương yêu và trách nhiệm của tập thể, của thầy, cô giáo đối với mình. Thường xuyên
kết hợp với giáo viên bộ môn để cùng giáo dục. Cũng có thể dùng các bạn học sinh
khác trong lớp giáo dục.
2/Những trường hợp giáo dục học sinh cá biệt cụ thể.
Bản thân tôi thường xuyên được nhà trường phân công làm công tác chủ nhiệm lớp.
Vì vậy việc giáo dục học sinh cá biệt là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong mỗi năm
học. Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp tôi đã thu được một số thành công
trong việc giáo dục học sinh cá biệt. Trong phạm vi bài viết này tôi xin đưa ra một số
trường hợp giáo dục học sinh cá biệt cụ thể để đồng nghiệp cùng tham khảo:
Trường hợp thứ nhất: Năm học 2008-2009 tôi được nhà trường phân công chủ
nhiệm lớp 12A4. Đây là lớp học sinh những năm lớp 10,11 thường bị nhiều giáo viên
phàn nàn kêu ca, vì đa số các em không nghe giảng trong giờ học, lại hay nói chuyện,
nghỉ học không lí do, gây gổ đánh nhau...Trong số học sinh này tôi chia làm hai
nhóm: Nhóm chậm tiến về mặt học tập và nhóm chậm tiến về mặt đạo đức, tiêu biểu
nhất là 2 em Nguyễn Văn Dũng và Trần Văn Thịnh, 2 em này tỏ ra rất bướng bỉnh,
bất cần, nóng tính học lại rất yếu. Tôi bỏ công tìm hiểu thật kĩ hoàn cảnh gia đình của
từng em, ngoài phần các em tự giới thiệu tôi tìm hiểu qua các em học sinh trong lớp.
Được biết các em đều có hoàn cảnh gia đình rất đặc biệt, em Dũng mất cha mẹ đi lấy
chồng, em ở với bà ngoại. Còn em Thịnh mẹ bị ung thư, cha lấy vợ nhỏ. Từ chỗ đó
mà các em bị tổn thương về mặt tinh thần luôn cảm thấy cô đơn muốn quậy phá để
gây sự chú ý của người khác. Khi đã biết được hoàn cảnh của từng em rồi tôi khéo léo
tìm cách gặp gỡ riêng các em để hỏi han tâm sự, thông cảm với hoàn cảnh của các
em. Phân tích cho các em thấy những việc làm hành động đúng, sai của các em. Cho



các em thấy những bạn có hoàn cảnh gia đình tốt học giỏi lại ngoan là chuyện bình
thường. Còn hoàn cảnh của các em như vậy mà các em vẫn không thua kém mới là
điều đáng quí, đáng trân trọng. Ngoài ra để tạo điều kiện cho các em thấy được mình
còn có ích và có thể làm được nhiều việc. Tôi giao cho các em một số nhiệm vụ thí dụ
như với em Dũng tôi giao nhiệm vụ đôn đốc các bạn trong lớp làm vệ sinh lớp hàng
ngày. Còn em Thịnh thì giao nhiệm vụ theo dõi chuyên cần của lớp ghi tên những bạn
đi trễ, nói chuyện, làm việc riêng. Mặt khác trong các giờ sinh hoạt lớp, tôi giao cho
các em nhận xét tình hình lớp trong tuần. Sau đó giáo viên nhận xét phê bình khen
thưởng kịp thời. Tôi còn thường xuyên bám lớp hướng dẫn các em hoàn thành nhiệm
vụ được giao. Từ những công việc được giao đó tạo cho các em có những cảm nhận
về ý thức trách nhiệm hơn với bản thân, với lớp khiến các em có ý thức hơn trong học
tập và rèn luyện tư cách đạo đức của mình với tập thể và dần dần các em nhận ra
những sai sót của mình với bạn bè xung quanh. Từ đó các em dần thay đổi thành
những học trò ngoan, thành những con người tốt với bản thân và tập thể của mình.
Trường hợp thứ hai: Năm học 2010-2011 tôi được nhà trường phân công chủ
nhiệm lớp 12A3. Về cơ bản các em trong lớp đều ngoan, nhưng vẫn có một số học
sinh cá biệt điển hình là em Trần Nguyễn Đăng Khoa. Ngay từ những ngày đầu khi
nhận lớp chủ nhiệm tôi đã mượn học bạ những năm trước của các em để nghiên cứu
trước. Sau đó trong giờ sinh hoạt đầu năm tôi động viên các em viết một bài tự bạch
về mình. Khi đọc tự bạch của em tôi thấy em chỉ viết họ tên, ngày, tháng năm sinh
ngoài ra em không viết thêm gì nữa. Trong giờ sinh hoạt cuối tuần tôi gọi em lên và
hỏi sao em chỉ viết vậy. Em không trả lời khi tôi gặng hỏi thì em tỏ ra khó chịu, qua
thái độ của em tôi đoán có lẽ em có lí do gì đặc biệt nên mới có thái độ như vậy. Qua
tìm hiểu tôi nhận thấy: Do gia đình thiếu sự quan tâm đến em lại hay thường xuyên la
mắng, nên em tỏ ra bất cần, và rất khó gần. Em không chỉ lớn tuổi nhất lớp học kém
mà còn rất quậy phá. Em là học sinh trường cao đẳng nghề Đồng Nai, nhưng em bị
lưu ban lớp 11 tới 3 năm, lớp 12 em mới chuyển về Bổ túc học. Sau khi nắm bắt được
tình hình tôi nghĩ làm cách nào để có thể giáo dục được em. Nếu để mặc em thì không
những bản thân em sẽ lại tiếp tục quậy phá mà em sẽ lôi kéo một số học sinh khác
trong lớp, nếu vậy lớp chủ nhiệm của tôi sẽ ra sao? Trong khi tôi đang tìm cách để

gần gũi tìm hiểu em thì xảy ra một chuyện. Hôm đó trong giờ học của tôi, tôi đang
giảng bài thì có tiếng chuông điện thoại ở dưới lớp( theo nội qui của nhà trường học
sinh không được sử dụng điện thoại trong giờ học), thấy chuông điện thoại reo cả lớp
đổ dồn mắt nhìn cô rồi hướng về phía tiếng điện thoại và đó chính là điện thoại của
em Khoa, em không hề bối rối lấy điện thoại ra nghe trước sự e sợ của các bạn trong
lớp. Tôi chưa kịp phản ứng thì thấy em đứng phắt dậy văng tục và ném điện thoại qua
cửa sổ ra ngoài hiên. Đến lúc này thật sự tôi thấy rất tức giận, còn học sinh trong lớp
thì im phăng phắc có lẽ các em đang đợi một trận lôi đình của Cô. Qua một giây tức
giận tôi kịp thời chấn tĩnh lại và nói : “ Cô không biết Khoa có chuyện gì nhưng thái
độ trong lớp của em như vậy là không chấp nhận được, hết giờ em hãy xuống văn
phòng gặp cô”. Em không nói tiếng nào leo lên bàn bỏ ra khỏi lớp. Tôi thực sự bất
ngờ trước thái độ của em, hết giờ học hôm đó em không xuống gặp tôi mà bỏ về luôn,


hôm sau không đi học. Hôm đó về nhà tôi suy nghĩ cả đêm với một học sinh như vậy
mình phải làm sao đây. Nếu mời phụ huynh đến trường bắt em làm kiểm điểm, rồi hạ
hạnh kiểm em thì thật đơn giản. Suy nghĩ mãi rồi tôi quyết định phải tìm hiểu xem có
chuyện gì xảy ra với em đã, tôi gặp gỡ những em học sinh trong lớp và những bạn bè
gần gũi em. Qua tìm hiểu tôi được biết ba của em làm nghề uốn tóc tình tình lại bay
bướm vì vậy cha mẹ em thường xuyên cãi vã nhau và mỗi lần như vậy lại gọi điện
thoại cho em để trút giận. Em đi làm thêm cho công ty của cô mình để kiếm tiền tiêu
xài. Tôi nhờ lớp trưởng gọi điện nói em cứ đi học có gì gặp cô nói chuyện sau . Sau 2
ngày nghỉ học em tiếp tục đến trường. Khi gặp em, tôi không đả động đến sự việc
hôm trước nhưng em thì có vẻ ngượng ngùng, sau đó em đã chủ động gặp tôi nói lời
xin lỗi. Tôi nắm bắt cơ hội hỏi em có chuyện gì xảy ra, lúc đó em mới tâm sự với tôi
về hoàn cảnh gia đình về việc mẹ em thường chút giận vào em mỗi khi cãi nhau với
ba, về sự thiếu trách nhiệm của ba với gia đình... Tôi lắng nghe rồi phân tích cho em
thấy em sai ở điểm nào và cho em biết tôi tha thứ cho em lần này, nhưng nếu em tái
phạm cô sẽ kỷ luật em và nếu em tiếp tục như vậy cuối năm em sẽ không đủ điều kiện
dự thi tốt nghiệp... tương lai của em sẽ ra sao? Sau đó tôi gọi điện thoại cho mẹ em

mời mẹ em đến gặp tôi nhưng không cho em biết. Tôi nói cho mẹ em biêt về tình hình
của em ở trường, khuyên mẹ em về động viên em để em tiếp tục đi học, cho mẹ em
biết những suy nghĩ của em về bố, mẹ mình. Từ sau sự việc trên tôi thấy em có
những tiến bộ rõ rệt, em ít nghỉ học hơn hòa đồng với bạn bè trong lớp. Trong suốt
quá trình năm học tôi vẫn theo sát em, quan tâm em và phân công các bạn trong lớp
giúp đỡ em trong học tập. Sau khi ra trường thỉnh thoảng em lại gọi điện cho tôi hỏi
thăm sức khỏe, ngày lễ ngày tết em đến nhà thăm tôi. Em thường hay nói nếu không
có cô giờ này không biết em ra sao?
Ngoài những trường hợp giáo dục học sinh cá biệt cụ thể trên, với công tác chủ
nhiệm lớp tôi luôn chú trọng giáo dục đạo đức cho học sinh, xây dựng một tập thể lớp
đoàn kết, có ý thức học tập, ban cán sự lớp có năng lực và tinh thần trách nhiệm là vệ
tinh tin cậy cho giáo viên chủ nhiệm. Trong giờ sinh hoạt lớp tôi để các em tự đánh
giá về kết quả học tập tu dưỡng trong tuần, sau đó tôi góp ý nhận xét rút kinh nghiệm
cho các em. Thời gian còn lại tôi để các em tham gia sinh hoạt tập thể như văn nghệ,
hoặc sưu tầm những mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó để đọc cho các em
nghe. Ví dụ như:

LỄ TUYÊN DƯƠNG 72 THỦ KHOA XUẤT SẮC
TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI NĂM 2007
Trong số 72 thủ khoa xuất sắc có mặt trong buổi lễ, có ba gương mặt tiêu
biểu nhất tham gia giao lưu trên sân khấu. Không khí lễ tuyên dương như
lặng đi khi thủ khoa Nguyễn Duy Tưởng (Khoa Công nghệ thông tin - ĐH Thái
Nguyên) xuất hiện trên chiếc xe lăn.


Tưởng bị liệt hai chân từ nhỏ. Câu chuyện mà thủ khoa đặc biệt này kể khiến
cả hội trường xúc động: “Năm lên 6 tuổi, mình được mẹ cõng đến lớp. Nhưng
nhà mình nghèo quá.
Hết lớp 1, mình phải nghỉ học tới 4 năm để chờ em trai mình lớn. Khi em trai
học đến lớp 2 mới đủ sức cõng mình, mình lại được đến trường. Em cứ cõng

mình đến mãi năm hai anh em học lớp 6 thì mới có xe đạp để tập đi, quãng
đường đến trường bớt gian truân...”.
Tưởng kể, chính tấm gương của Hiệp sĩ thông tin Nguyễn Công Hùng, người
vừa được bình chọn Gương mặt tiêu biểu năm 2006 đã nâng bước cho em
vượt qua mọi khó khăn để học tập và trở thành thủ khoa trong kỳ thi tuyển
sinh năm 2006.
Tưởng đang phấn đấu để trở thành Hiệp sĩ thông tin như Nguyễn Công
Hùng. Ở phía dưới, cậu em Nguyễn Duy Tin, người đã cõng anh đến trường
hiện là sinh viên năm thứ hai ĐH Bách khoa Hà Nội nở nụ cười đầy tự hào và
xúc động cổ vũ cho anh trai.

Gương mặt thủ khoa trong Lễ tuyên dương
Là thủ khoa đạt số điểm tuyệt đối 30/30 trong kỳ thi tuyển sinh năm 2006 của
trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, Phạm Thu Thủy (sinh năm 1988) là gương
mặt nữ mạnh mẽ, quyết đoán.
Ngay trong học kỳ đầu đại học, số điểm của Thủy đạt gần 9,0. Để có được
kết quả cao trong học tập, Thủy luôn đặt cho mình những thách thức mới
đồng thời sắp xếp thời gian một cách hợp lý giữa việc học, nghỉ ngơi và giúp
bố mẹ việc nhà.
Đối với thủ khoa tốt nghiệp khoa Kinh tế (ĐH Quốc gia TPHCM) Lâm Vũ Gia
Minh, việc luôn nỗ lực trong học tập đã mang lại kết quả như mong đợi.
Minh được một tập đoàn tài chính nổi tiếng nhận vào làm ngay sau khi ra
trường. Với vốn kiến thức vững, tinh thần ham học hỏi, Minh luôn được giao
những công việc quan trọng và làm hài lòng nhà tuyển dụng.
Một trong số ít phụ huynh ngoại tỉnh về Hà Nội trong ngày con trai được tuyên
dương, chị Trần Thị Hạnh (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) vui mừng chỉ về phía cậu
con trai vinh dự mặc áo mũ thủ khoa.


Chị Hạnh là mẹ của Nguyễn Văn Tài, thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh năm

2006 của ĐH Bách khoa Hà Nội. Chị Hạnh xúc động: “Vợ chồng tôi đều làm
nghề nông, nhà chẳng có gì đáng giá nhưng bù lại cả 3 đứa con tôi đều học
giỏi, nhất là cháu Tài.
Biết tin con được lựa chọn có mặt trong lễ tuyên dương, vợ chồng tôi phải
chắt chiu tiền ăn để xuống Hà Nội động viên cháu. Nhìn thấy tôi tay xách,
nách mang, nó ôm chầm lấy nói: “Mẹ à, nhà mình nghèo nên con càng phải
học giỏi hơn để giúp cho gia đình mình thoát nghèo...”.
"Tôi muốn chuyển lời ngợi khen đến tất cả các tài năng trẻ trong cả nước đã
vì sự tiến bộ của mình, vì gia đình, vì quê hương, đất nước mà rèn đức, luyện
tài.
Tôi đề nghị các cấp, các ngành cần đặc biệt quan tâm đầu tư và chăm lo cho
sự nghiệp trồng người, nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục, đào tạo, tạo
môi trường và điều kiện thuận lợi cho thế hệ trẻ phát huy hết tài năng, trí tuệ".
Phát biểu tại Lễ tuyên dương, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa.
Phương Hiếu

Những tấm gương nữ sinh vượt khó học tập ở Cần Thơ
(Dân trí) - Đều sinh ra trong gia cảnh nghèo khó, có em thì cha mẹ bị bệnh phải sống
nhờ sự chăm sóc của người thân, có em phải tự lo cho mình khi vừa học vừa
làm. Dù vậy, niềm tin vượt khó học tập lúc nào ũng cháy bỏng trong ba cô nữ
sinh THPT.

Chúng tôi gặp em Phạm Thị Mai Quế (học sinh lớp 10A5, Trường THPT Châu
Văn Liêm, quận Ninh Kiều) trong một buổi em đi nhận học bổng do Hội
Khuyến học Cần Thơ tổ chức. Một cán bộ ở Hội Khuyến học Cần Thơ cho
biết em Quế có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.


Em Phạm Thị Mai Quế trong một buổi nhận học bổng cùng các bạn.
Trò chuyện với chúng tôi, em Quế chia sẻ: “Ba em bị mù cách đây hơn 20

năm, mẹ bị liệt cũng đã 5, 6 năm nay. Kinh tế gia đình phụ thuộc chủ yếu vào
người cậu ruột của em. Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng lúc nào em
cũng cố gắng học tập, nhiều năm nay em đều là học sinh giỏi”.
Em Quế cho biết, em còn có 2 người chị tên Phạm Thị Thanh Trúc (đang học
Trường cao đẳng Y tế) và Phạm Thị Thanh Thanh (đang học ngành Công
nghệ thông tin). Chị Thanh Trúc chuẩn bị ra trường. Khi là sinh viên, Trúc may
mắn được vay tiền Nhà nước làm kinh phí học tập. Còn Thanh Thanh đang
bước vào năm thứ nhất ĐH. Em Mai Quế tâm sự thật lòng: “Mỗi lần mà chị
em của em đi học tiếp là tiếng thở dài của người cậu ruột càng dài hơn”.
Người cậu ruột mà Quế luôn nhắc với chúng tôi là ông Lý Văn Hùng, 38 tuổi.
Để lo cho anh chị và 3 cháu, ông Hùng hàng ngày đi bán trái cây dạo kiếm từ
20 - 30 ngàn đồng để mua gạo. Quế bộc bạch thêm: “Cậu nói sẽ không lấy
vợ để nuôi cho chúng em ăn học thành tài”.


Nói về chi phí học tập, do nhà của em Quế có sổ hộ nghèo nên học phí được
miễn phần nào. Còn những chi phí khác đều nhờ vào gánh trái cây của cậu
Hùng và một số người thân khác.
Bày tỏ ước mơ với chúng tôi, Quế nói: “Em ước gì cha được sáng mắt, mẹ
hết bị liệt để vui sống với chị em của em. Bản thân em thì mong sau này sẽ
trở thành cô giáo để dạy cho nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn như
em”.
Giống với Mai Quế, em Nguyễn Thị Lệ Trinh (học sinh lớp 12C2, Trường
THPT Trung An, quận Thốt Nốt) cũng có hoàn cảnh rất khó khăn. Trinh tâm
sự: “Cha em thì bị tật, mất sức lao động nhiều năm nay nên cuộc sống kinh tế
gia đình chỉ phụ thuộc chủ yếu vào việc làm thuê, làm mướn của mẹ và của
bản thân em”.
Nhưng mẹ của em Trinh cũng bị bệnh tiểu đường và bệnh gan gần 2 năm
nay nên sức khỏe cũng chẳng mạnh hơn ai. Bà đi làm thuê làm mướn nên
ngày có, ngày không. Trong khi đó, những lúc bà bị tái phát bệnh, Trinh phải

chạy vạy ngược xuôi để mượn tiền mua thuốc cho mẹ. Nhiều khi trái gió trở
trời, cũng có lúc bệnh biến chứng, mẹ của Trinh chỉ biết cắn răng chịu đựng
vì nhà không có tiền làm sao mua được thuốc.

Em Nguyễn Thị Lệ Trinh.
Dù buổi học, buổi đi làm thuê phụ mẹ kiếm tiền nuôi ba, nhưng nhiều năm
liền Trinh luôn là học sinh giỏi. Em chia sẻ: “Vì nhà nghèo, em phải cố gắng
học mới được. Chỉ có học mới có thể giúp em sau này phát triển tương lai. Đi


học thì em tiết kiệm lắm. Tiền đi làm thuê có được em chỉ dành mua những
thứ cần thiết nhất, còn lại cho dành dụm cho mẹ và ba trị bệnh”.
Em Trinh vừa được chọn nhận học bổng của chương trình Thắp sáng niềm
tin do Đài PTTH Vĩnh Long và Công ty TNHH ADC trao tặng. Với số tiền 1
triệu đồng, em Trinh bộc bạch: “Em sẽ mang về dành cho mẹ đi chữa bệnh”.
Cũng như em Quế và Trinh, em Trần Thủy Tiên (học sinh lớp 11A1, Trường
THPT Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy) nhiều năm liền cũng là học sinh khá,
giỏi trong khi gia đình lâm vào hoàn cảnh khốn khó.
Khi Tiên mới lên 3 tháng tuổi, ba em bỏ đi biền biệt, để lại người vợ nuôi 2
đứa con trong đói nghèo. Rồi trong một lần đi làm thuê, mẹ của Tiên bị té và
gãy cánh tay trái. Trong khi đó, anh trai của Tiên bị bệnh động kinh nhiều năm
nay chỉ ở nhà, lâu lâu lại co giật, có khi còn la hét. Cuộc sống gia đình lại phải
đổ dồn lên đôi vai gầy của mẹ.

Em Trần Thủy Tiên.


Hàng ngày, việc làm của mẹ Tiên là nhận may gia công cho người ta, kiếm
chừng 15 - 20 ngàn đồng để nuôi 2 anh em của Tiên. Ngoài việc học, Tiên
cũng phụ mẹ làm những việc lặt vặt trong nhà. Hiểu được nổi vất vả của mẹ,

Tiên đi học một buổi, một buổi Tiên nhận làm cho một số cửa hàng trang trí
để kiếm thêm chút tiền phụ mẹ nuôi anh và dành đi học.
Chia sẻ với chúng tôi, nhiều giáo viên dạy các em Mai Quế, Lệ Trinh và Thủy
Tiên cho biết: “Ở nhà các em đều là những đứa con ngoan, ở trường thì luôn
được thầy cô yêu, bạn bè quý. Dù trong hoàn cảnh nào, các em cũng cố
gắng học tập để lo cho tương lai. Nhưng hầu như các em chưa làm được ra
tiền, chính vì thế đều phụ thuộc vào cha mẹ. Nhưng điều bất hạnh nhất là cha
mẹ các em bị bệnh, sức khỏe yếu nên không biết có trụ nổi để lo cho các em
hay không. Số tiền học bổng mà các em nhận được cũng không thể đủ để
trang trải cuộc sống.
Chính vì thế, qua báo Dân trí chúng tôi rất mong sự chia sẻ, quan tâm thêm
từ các nhà hảo tâm, các “mạnh thường quân” để nâng bước các em trên con
đường học vấn của mình”.
Bài và ảnh: Huỳnh Hải
Trên đây chỉ là một số câu chuyện tôi sưu tầm, qua những câu chuyện trên tôi
khuyến khích các em cố gắng vượt qua hoàn cảnh của mình để đạt kết quả trong học
tập cũng như rèn luyện. Đó cũng chính là cơ sở để giáo dục học sinh cá biệt.
KẾT QUẢ: Sau một học kỳ các em đã có những tiến bộ rõ rệt về đạo đức, học tập..
Các em đã hòa nhập được với tập thể lớp. Lớp học ngày càng đoàn kết gắn bó hơn.
Các em đã biết giúp đỡ nhau trong học tập, có ý thức trách nhiệm với bản thân và tập
thể lớp. trong kỳ thi tốt nghiệp cuối năm lớp tôi luôn là lớp có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao
trong trường.
Tóm lại để giáo dục học sinh cá biệt tốt. Trước hết người giáo viên chủ nhiệm phải
mẫu mực để học sinh noi theo. Luôn gần gũi thương yêu tôn trọng học sinh, phải dành
nhiều thời gian cho các em, đôn đốc nhắc nhở tạo niềm tin cho các em . Phải là người
nhiệt tình với nghề nghiệp tất cả vì học sinh thân yêu vì tương lai của các em có như
thế mới xứng đáng với câu “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh
noi theo”. Dạy học không chỉ đem lại kiến thức mà phải kết hợp cả dạy người. Đối
tượng học sinh cá biệt phần lớn là những học sinh nghèo, thiếu giáo dục, ít được sự
quan tâm của gia đình. Chính vì thế mà chúng ta cần phải luôn quan tâm, theo sát và

tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh để tạo điều kiện học tập cho các em, luôn trau
dồi đạo đức cho các em bằng chính lòng thương yêu thực sự của mình, từ đó sẽ cảm
hóa được các em dể các em hiểu và hòa nhập vào cộng đồng như bao trẻ bình thường
khác trong xã hội .


III/ KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ:
1/ Kết luận:
Trên đây là những gì bản thân tôi đã làm được và thực hiện trong suốt thời gian
dạy học của mình. Có những lúc thành công nhưng cũng có những lúc chưa được như
ý muốn của mình. Nhưng qua đó tôi nhận thấy được vai trò nhiệm vụ của người giáo
viên rất quan trọng và cần thiết. Với tầm quan trọng đó, người giáo viên phải nhận
thức được vai trò trách nhiệm của mình đối với trường với lớp với học sinh mà thực
hiện công tác có kết quả. Từ đó bản thân tôi phải vạch ra kế hoạch hoạt động cụ thể.
Mà quan trọng là phải xây dựng học sinh thành một tập thể lớp đoàn kết, thân ái tiến
bộ, hết lòng thương yêu tôn trọng các em, thực hiện tất cả vì học sinh thân yêu. Thực
hiện đúng nguyên lý giáo dục của Đảng. Giáo dục kết hợp với gia đình - nhà trường –
xã hội. Mỗi THầy, Cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Tự hào về nghề nghiệp của mình là người giáo dục thế hệ trẻ trở thành người chủ
tương lai của đất nước. Thế hệ trẻ mà lúc sinh thời Bác Hồ hết sức chăm lo và quan
tâm “ Non sông Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không,
phần lớn là nhờ vào công học tập của các cháu” . Vâng lời Bác Hồ dạy bản thân tôi là
một giáo viên, tôi nguyện ra sức phấn đấu hết sức mình, góp một phần nhỏ bé công
sức của mình vào việc xây dựng quê hương đất nước Việt Nam tươi đẹp.
2/ Kiến nghị - đề xuất:
Giáo viên nói chung và đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp thực
hiện công tác này. Do đó phải nắm vững đặc điểm của từng em và điều kiện hoàn
cảnh gia đình để tạo điều kiện cho các em rèn luyện và học tập.
Nhà trường nên thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua học tập, để các em
được tham gia và có khen thưởng kịp thời nhằm khuyến khích động viên các em.

Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh để báo cáo kết
quả học tập và rèn luyện của học sinh cho phụ huynh nắm.
Lập kế hoạch dạy phụ đạo cho những học sinh yếu kém.
Nhà trường cần phải quan tâm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của trường về công
tác chủ nhiệm lớp để đưa phong trào của nhà trường ngày càng vững mạnh hơn,
không có học sinh cá biệt, xứng đáng là nhà trường Xã hôi chủ nghĩa.
Trên đây là toàn bộ sáng kiến linh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra trong quá dạy
học, tuy chưa phải hoàn hảo nhưng tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ bé của mình vào
sự nghiệp trồng người. Mong các bạn đồng nghiệp đóng góp thêm ý kiến.
Người viết
Dương Thị Hồng Nga


SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường BTVH Tỉnh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Biên Hòa, ngày 26 tháng 05 năm 2013

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2012-2013
Tên sáng kiến kinh nghiệm : Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường
Bổ túc văn hóa
Họ và tên tác giả: Dương Thị Hồng Nga... Đơn vị; Trường Bổ túc văn hóa tỉnh
Tổ : Xã hội
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục ............
Phương pháp dạy học bộ môn ...............
Phương pháp giáo dục .........

Lĩnh vực khác..........................................
1/ Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới.........
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có...........
2/ Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn nghành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn nghành có hiệu quả cao.........
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao.......
3/ Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt ...
Khá ...
Đạt...
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn,dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống: Tốt ...
Khá ...
Đạt...
- Đã d9uop7c5 áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu
quả trong phạm vi rộng: Tốt ...
Khá...
Đạt...
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)






×