Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN phương pháp dạy kĩ năng thực hành thí nghiệm trong bài một số thí nghiệm về enzim của sinh học 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.46 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP DẠY KĨ NĂNG THỰC HÀNH THÍ
NGHIỆM TRONG BÀI: MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ
ENZIM CỦA SINH HỌC 10 THPT

Người thực hiện: Dương Hải Anh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh Học

THANH HÓA NĂM 2020


MỤC LỤC
I. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề của sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
III. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận


3.2. Kiến nghị

Trang
1
1
1
1
1
2
5
5
5
5
11
14
14
14


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Sinh học là một môn khoa học tự nhiên, ngoài việc có vai trò quan trọng
trong việc rèn luyện cho người học các năng lực chung thì bản thân môn Sinh
học còn có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển cho HS các
năng lực chuyên biệt như năng lực nghiên cứu khoa học, kỹ năng thực nghiệm,
năng lực vận dụng các kiến thức vào thực tiễn cuộc sống...
Là bộ môn khoa học thực nghiệm nó nghiên cứu đối tượng sống "một
dạng vật chất có sự vận động cao nhất trong đó chứa đựng nhiều mối quan hệ
của sự vận động, vật lý học, sinh học, xã hội học…" Sự nghiên cứu không chỉ
dừng lại ở việc mô tả cấu tạo hình thái mà còn đi sâu vào nghiên cứu mối quan

hệ tương hỗ nhiều mặt vốn có trong từng đối tượng và tổ chức sống. Bên cạnh
việc trang bị cho HS một khối lượng lớn kiến thức lý thuyết chúng ta còn phải
hình thành và rèn luyện cho các em kĩ năng thực hành tương ứng.
Thực hành thí nghiệm là một trong những kĩ năng thành phần có vai trò
quan trọng của các năng lực chuyên biệt cho môn Sinh học, việc hình thành và
phát triển kĩ năng này góp phần hình thành và phát triển các năng lực chuyên
biệt ở HS.
Vì vậy, tôi đưa ra SKKN “Phương pháp dạy kĩ năng thực hành thí
nghiệm trong bài: Một số thí nghiệm về Enzim của Sinh học 10 THPT”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua dạy học các bài thực hành thí nghiệm trong Sinh học 10 THPT nhằm rèn luyện cho HS kĩ năng THTN nhằm mục đích:
1. Góp phần hoàn thiện cơ sở lí luận của việc xây dựng và sử dụng quy
trình rèn luyện kĩ năng THTN vào dạy học Sinh học.
2. Xây dựng quy trình THTN trong dạy học Sinh học 10 THPT.
3. Xây dựng quy trình rèn luyện kĩ năng THTN ( thực hành thí nghiệm )
trong DHSH 10 THPT.
4. Thiết kế bảng tiêu chí đánh giá kĩ năng THTN trong DHSH ( Dạy học
sinh học ) 10 THPT.
5. Thiết kế một số giáo án vận dụng quy trình để rèn luyện kĩ năng THTN
cho HS trong dạy học Sinh học 10 THPT ( Trung học phổ thông ) .
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Áp dụng cho HS lớp 10 trường THPT ở huyện Hà Trung .
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1. Xác định mục tiêu và nội dung các bài THTN trong Sinh học 10 THPT
1.1. Mục tiêu các bài và các kĩ năng HS có thể rèn luyện được
Bảng 1: Các bài THTN trong chương trình Sinh học 10 THPT
TT Tên bài
Mục tiêu
Các kĩ năng rèn luyện được
1 THTN - Rèn luyện kĩ năng làm tiêu

- Làm quen với cách làm tiêu
co và bản hiển vi, sử dụng kính
bản hiển vi để quan sát tế bào
phản co hiển vi và các kĩ năng tiến
hiện tượng co và phản co
nguyên hành thí nghiệm…
nguyên sinh. Qua đó rèn luyện
sinh
- Biết cách điều khiển sự đóng đức tính kiên trì, tỉ mỉ, sự khéo
mở của tế bào khí khổng
léo qua các khâu làm tiêu bản
1


thông qua điều khiển mức độ (tách lớp biểu bì mỏng, làm
thẩm thấu ra vào tế bào.
tiêu bản đẹp và nhanh).
- Quan sát được tế bào đang - Để quan sát được hiện tượng ở
các giai đoạn co nguyên trong thí nghiệm HS phải biết
sinh khác nhau.
cách sử dụng kính hiển vi
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng quang học vật kính x 10, x 40,
kiến thức đã học để giải thích thị kính x 10 hoặc x 15.
hiện tượng quan sát được.
- Kĩ năng quan sát, nhận biết
- Rèn luyện tư duy - ứng
gọi tên các thông tin trên tiêu
dụng vào thực tế.
bản.
- Kĩ năng vẽ hình mô tả trên

cơ sở những thông tin quan sát
được.
- Kĩ năng sử dụng các dụng cụ
thuỷ tinh và hoá chất: phải chú
ý an toàn không để vỡ, cháy,
- Kĩ năng tư duy phân tích,
tổng hợp, so sánh.
2

Thực - Nêu được vai trò xúc tác - Kĩ năng chuẩn bị mẫu vật, hành của
enzim trong việc làm các dụng cụ cần thiết.
một số tăng tốc độ của phản ứng.
- Kĩ năng thực hành các thao
thí
- Rèn luyện các kĩ năng thực tác sử dụng dụng cụ thí
nghiệm hành: Thao tác sử dụng dụng nghiệm, pha hóa chất.
về
cụ thí nghiệm, pha hoá chất. - Kĩ năng quan sát, so sánh
Enzyme
- Giải thích được ảnh hưởng hiện tượng.
của nhiệt độ tới hoạt tính của - Kĩ năng hợp tác nhóm.
Enzyme.
1.5. Những điểm mới của đề tài
Mấy năm trước khi tiến hành thí nghiệm đòi hỏi tìm nguyên liệu cầu kỳ , mất
thời gian , tỉ lệ thành công không cao ...
Tôi đã thử nghiệm, cải tiến một số thí nghiệm trong chương trình Sinh học
10 THPT với mục đích là tăng tính khả thi của các thí nghiệm, tạo điều kiện cho
GV và HS thực hiện dễ dàng với nguyên liệu, mẫu vật, hóa chất dụng cụ dễ làm,
dễ kiếm, thao tác tiến hành đơn giản, chính xác, đảm bảo tỉ lệ thành công cao
của thí nghiệm, góp phần nâng cao hiệu quả dạy thực hành Sinh học trong

trường THPT.
 Thí nghiệm “Sử dụng enzim trong quả dứa tươi để tách chiết ADN”
thuộc bài 15: Thực hành một số thí nghiệm về enzim, trang 60.
Đánh giá thí nghiệm theo
SGK * Ưu điểm
2


- Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm đơn giản ít tốn kém
- Nguyên liệu là gan lợn hoặc gan gà đều dễ kiếm và tương đối rẻ
tiền * Hạn chế
- Kết quả tách chiết ADN phải phụ thuộc nhiều vào chất lượng gan, gan
cần phải mới, tươi sạch mới cho lượng ADN đủ để quan sát thấy
- Mẫu vật là gan động vật nên khó nghiền bằng cối chày sứ, mùi gan rất
tanh và khó ngửi nên có thể thay thế bằng mẫu vật khác hợp lí hơn.
- Trong quy trình thí nghiệm ở bước 2 có thao tác: chia hỗn hợp dịch
nghiền đã xử lí bằng chất tẩy rửa vào các ống nghiệm mỗi ống chứa 1/3 hỗn hợp
dịch nghiền là rất khó làm, do trong ống nghiệm có chất tẩy rửa nên rất khó đổ
sang ống nghiệm khác, nếu đổ sẽ gây tạo bọt => thí nghiệm sẽ khó thành công
- Thời gian cần thiết để kết tủa ADN trong cồn khá dài, trong thực tế là 15
- 20 phút, không phải là 10 phút như trong SGK đã nêu.
- Sản phẩm kết tủa trong lớp cồn trong ống nghiệm được coi như ADN là
một kết luận thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn vì vậy cần tiến hành thêm 1 bước
kiểm chứng xem kết tủa đó có đúng là ADN hay không.
- SGK chưa định lượng rõ lượng dịch lọc cần dùng cho một ống nghiệm,
chưa nêu rõ số lượng dụng cụ cần dùng cho 1 nhóm HS, thiếu một số dụng cụ
như: phễu lọc, que thủy tinh, cốc đong…
Thử nghiệm phương án cải
tiến * Chuẩn bị
- Nguyên liệu

+ Một quả dứa tươi không chín quá hoặc xanh quá, gọt sạch, thái nhỏ,
nghiền nát bằng máy xay sinh tố hoặc cối chày sứ, sau đó lọc lấy nước cốt bằng
lưới lọc hoặc giấy lọc và cho vào cốc thủy tinh sạch.
+ 100g gan lợn
+ 100ml nước cất
- Hóa chất: 5ml Cồn 70o, 2ml nước rửa chén, 1ml thuốc thử Diphenyl amin
- Dụng cụ:
STT

Dụng cụ

Số
STT
lượng

Dụng cụ

Số
lượng

1

Ống nghiệm

2 cái

8

Cốc thủy tinh 100ml


1 cái

2

Cối chày sứ (hoặc máy
nghiền)

1 bộ

9

Cốc thủy tinh 50ml

2 cái

3

Que thủy tinh

1 cái

10

Cốc thủy tinh chịu nhiệt

1 cái

4

Que tre


1 cái

11

Giấy lọc (bông lọc)

2 cái

5

Dao

1 con

12

Phễu lọc

2 cái

6

Thớt

1 cái

13

Lưới amiăng


1 cái
3


7

Đèn cồn

1 cái

14

Kiềng đun

1 cái

* Cách tiến hành

Bước

Cách tiến hành

Nghiền
1

mẫu vật

Tách
2


ADN ra
khỏi tế
bào và
nhân tế
bào

- Nghiền 100g gan lợn bằng cách: loại bỏ lớp màng bao
bọc quanh gan, thái nhỏ, cho vào cối nghiền hoặc máy xay.
Nếu nghiền bằng máy xay: trước khi nghiền cho thêm vào
máy xay 1 lượng nước lạnh gấp đôi lượng gan. Nếu nghiền
bằng chày cối: khi nghiền xong đổ thêm 1 lượng nước gấp
đôi lượng gan.
- Lọc dịch nghiền qua giấy lọc (vải màn hay lưới lọc)
- Lấy 5ml dịch lọc cho vào ống nghiệm, thêm vào 1 lượng
chất tẩy rửa với khối lượng bằng 1/6 khối lượng
dịch
nghiền, khuấy nhẹ, để yên 15 phút.
- Cho tiếp vào ống nghiệm một lượng nước cốt dứa bằng
1/6 hỗn hợp dịch nghiền đang chứa trong ống nghiệm,
khuấy thật nhẹ để loại bỏ hết các protein ra khỏi ADN. Để
ống nghiệm trên giá trong 5-10 phút.

Kết tủa

3

4

5


- Nghiêng ống nghiệm và rót cồn dọc theo thành
ống
nghiệm một cách cẩn thận sao cho cồn tạo thành một lớp
ADN
nổi trên bề mặt hỗn hợp với một lượng bằng lượng dịch
trong
nghiền có trong ống nghiệm.
dịch tế
bào bằng - Để ống nghiệm trên giá khoảng 15-20 phút. Quan sát ống
nghiệm có thể thấy các phân tử ADN kết tủa lơ lửng trong
cồn
lớp cồn dưới dạng các sợi trắng đục.
Tách
ADN ra
khỏi lớp
cồn

- Dùng que tre đưa vào trong lớp cồn, khuấy nhẹ cho các
phân tử ADN bám vào que tre rồi vớt ra và quan sát.
- Chú ý các sợi ADN kết tủa sẽ dễ gãy nên phải rất nhẹ
nhàng mới vớt ADN ra khỏi ống nghiệm được.

- Vớt kết tủa thu được cho vào ống nghiệm chứa sẵn 1ml
Nhận biết thuốc thử Diphenyl amin.
- Cho ống nghiệm trên vào cốc nước cách thủy đang sôi
ADN
trên ngọn lửa đèn cồn, đun 10 phút sau đó quan sát hiện
tượng.


* Kết quả
Sau khi rót cồn vào ống nghiệm, để ống nghiệm trên giá khoảng 15-20
phút. Quan sát ống nghiệm có thể thấy các phân tử ADN kết tủa lơ lửng trong
lớp cồn dưới dạng các sợi trắng đục.
4


Vớt kết tủa thu được cho vào ống nghiệm chứa sẵn 1ml thuốc thử
Diphenyl amin. Cho ống nghiệm trên vào cốc nước cách thủy đang sôi trên ngọn
lửa đèn cồn, đun 10 phút. Quan sát hiện tượng thấy bên trong ống nghiệm có
màu xanh cửu long chứng tỏ kết tủa đó chính là ADN tách chiết được.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Kĩ năng thực hành thí nghiệm có mục đích là: “Rèn luyện và phát triển kĩ
năng quan sát, kĩ năng thiết kế thí nghiệm, kĩ năng tiến hành thí nghiệm, kĩ năng
thu thập và phân tích số liệu. HS được làm các tiêu bản hiển vi, tiến hành quan
sát dưới kính lúp, biết sử dụng kính hiển vi, thu thập xử lý mẫu vật, biết bố trí và
thực hiện một số TN giản đơn để tìm hiểu nguyên nhân của một số hiện tượng,
quá trình sinh học”.
Vì vậy muốn hình thành KN THTN ở HS một cách vững chắc thì đối
tượng phải được rèn luyện hoặc tự rèn luyện theo một quy trình nào đó hay HS
phải có cơ hội được vận dụng lý thuyết vào thực hành..
2.2. Thực trạng tổ chức THTN ở một số trường THPT ở huyện Hà Trung
Để điều tra thực trạng của việc dạy học các bài THTN ở một số trường
THPT tôi tiến hành điều tra dùng phiếu điều tra 440 HS ở trường
THPT Hà
Trung...
Bảng 1: Kết quả điều tra thực trạng THTN ( thực hành thí nghiệm ) của HS
Thường xuyên
Số lượng HS

137

Không thường xuyên

Tỉ lệ (%) Số lượng HS
31,14

266

Tỉ lệ (%)
60,45

Chưa từng làm
Số lượng HS
37

Tỉ lệ (%)
8,41

Từ bảng kết quả thu được qua tổng hợp phiếu điều tra, tôi đã khái quát về
tình hình việc tổ chức THTN hiện nay như sau:
+ Chỉ gần 1/3 HS được thường xuyên THTN. Hơn 2/3 số HS (68,86%)
không thường xuyên hoặc chưa từng làm THTN.
+ Khi được hỏi “Khi có bài THTN Sinh học, nếu không được thực hành
thì em làm gì?’’ trong tổng số 440 HS được hỏi thì có đến 327 HS (chiếm 74,32
%) cho biết GV sẽ cho ôn tập lí thuyết hoặc làm bài tập. Nguyên nhân là do việc
tiến hành một số TN theo SGK đôi lúc không cho kết quả rõ ràng, đa số TN tiến
hành thiếu hóa chất và dụng cụ. Bên cạnh đó, GV gặp nhiều khó khăn trong
giảng dạy các TN khi chỉ sử dụng SGK và sách GV mà chưa có một tài liệu
chuyên hướng dẫn về các TN( Thực nghiệm ) thực hành, chủ yếu do các thao tác

kĩ thuật trong mỗi TN chưa được nêu rõ chi tiết cụ thể. Hơn nữa nhiều TN chiếm
thời gian quá dài nên không thực hiện được hoặc không thành công.
Do đó việc nghiên cứu, tìm ra các biện pháp để rèn luyện kĩ năng THTN
cho HS là một vấn đề cấp thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Tổ chức rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành thí nghiệm trong
dạy học sinh học 10 THPT
Tôi đã thiết kế giáo án là công cụ để rèn luyện cho HS kĩ năng THTN
5


Bài 15: Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:
- Trình bày được các cơ chế hoạt động của enzim catalaza.
- Giải thích được ảnh hưởng của nhiệt độ tới hoạt tính của enzim catalaza.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành: Kĩ năng làm thí nghiệm, kĩ năng quan sát,
rèn luyện tư duy phân tích - tổng hợp, hợp tác nhóm.
II. Chuẩn bị thực hành.
- Nguyên liệu:
+ Một quả dứa tươi không chín quá hoặc xanh quá, gọt sạch, thái nhỏ,
nghiền nát bằng máy xay sinh tố hoặc cối chày sứ, sau đó lọc lấy nước cốt bằng
lưới lọc hoặc giấy lọc và cho vào cốc thủy tinh sạch
+ 100g gan lợn
+ Khoai tây sống, khoai tây chín
- Hóa chất: 5ml Cồn 70o, 2ml nước rửa chén, 1ml thuốc thử Diphenyl
amin, nước cất
- Dụng cụ:
STT


Dụng cụ

Số lượng STT

Dụng cụ

Số lượng

1

Ống nghiệm:

2 cái

8

Cốc thủy tinh

3 cái

2

Cối chày sứ (hoặc
máy nghiền)

1 bộ

9

Ống nhỏ giọt


1 cái

3

Đũa thủy tinh

1 cái

10

Cốc thủy tinh chịu nhiệt

1 cái

4

Que tre

1 cái

11

Giấy lọc (bông lọc)

2 cái

5

Dao


1 con

12

Phễu lọc

2 cái

6

Thớt

1 cái

13

Lưới amiăng

1 cái

7

Đèn cồn

1 cái

14

Kiềng đun


1 cái

GV kiểm tra lý thuyết.
- Trình bày cấu trúc hoá học của enzim?
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến enzim như thế nào?
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày cấu trúc hoá học của enzim?
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến enzim như thế nào?
3. Các hoạt động của bài học
3.1 Hoạt động 1: Xác định mục tiêu của bài thực hành.
GV nêu câu hỏi: Em hãy xác định mục tiêu của bài “Thực hành: Một số
thí nghiệm về enzim”?
HS: Mục tiêu của bài “Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim” là:
- Về kiến thức:
6


+ Nêu được ảnh hưởng của nhiệt độ tới hoạt tính của enzim catalaza
+ Phân tích được vai trò xúc tác của enzim trong việc tăng tốc độ của phản
ứng. - Về kĩ năng: kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng pha hóa chất.
- Về thái độ: giáo dục HS ý thức làm thực hành thí nghiệm.
3.2 Hoạt động 2: Chuẩn bị các yêu cầu thí nghiệm.
GV: Để thực hiện bài thực hành, chúng ta cần chuẩn bị những mẫu vật gì?
HS:
TN1: Khoai tây sống và củ khoai tây đã luộc chín
TN2: Một quả dứa tươi (không quá xanh hoặc quá chín), gan lợn
GV: Hãy xác định dụng cụ hóa chất của bài “ Thực hành: Một số thí

nghiệm về enzim”, sinh học 10 THPT.
HS:
Ở TN1:
+ Dụng cụ: dao, ống nhỏ giọt.
+ Hóa chất: dung dịch H2O2, nước
đá Ở TN2:
+ Dụng cụ: ống nghiệm, pipet, cốc thủy tinh, chày cối sứ, giấy lọc hoặc
vải màu, dao, thớt, đèn cồn, đũa thủy tinh.
+ Hóa chất: cồn etanol 70 -90o, nước cất lạnh, nước rửa bát.
GV bổ sung những thứ cần thiết khác.
3.3 Hoạt động 3: Tiến hành thí nghiệm
GV hướng dẫn HS tiến hành theo các bước:
3.3.1 Thí nghiệm 1: Thí nghiệm với emzim catalaza
- Cắt khoai tây sống và khoai tây chín thành lát mỏng (dày khoảng 5 mm).
- Cho một số lát khoai tây sống vào trong khay đựng nước đá khoảng 30 phút
- Lấy một lát khoai tây sống để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, một lát đã
luộc chín, một lát ngâm nước đá, rồi dùng ống hút nhỏ lên giữa mỗi lát khoai tây
một giọt H2O2
Yêu cầu: Quan sát hiện tượng xảy ra trên các lát khoai tây và giải thích
3.3.2 Thí nghiệm 2: Thí nghiệm sử dụng enzim trong quả dứa tươi để tách
chiết ADN.
Các bước
Cách tiến hành

1

2

- Nghiền 100g gan lợn bằng cách: loại bỏ lớp màng bao
bọc quanh gan, thái nhỏ, cho vào cối nghiền hoặc máy

Nghiền xay. Nếu nghiền bằng máy xay: trước khi nghiền cho
thêm vào máy xay 1 lượng nước lạnh gấp đôi lượng gan.
mẫu
Nếu nghiền bằng chày cối: khi nghiền xong đổ thêm 1
vật
lượng nước gấp đôi lượng gan.
- Lọc dịch nghiền qua giấy lọc (vải màn hay lưới lọc),
loại bỏ phần xơ lấy dịch lỏng cho vào cốc thủy tinh sạch
Tách - Lấy 5ml dịch lọc cho vào ống nghiệm, thêm vào 1
ADN lượng chất tẩy rửa với khối lượng bằng 1/6 khối lượng
ra khỏi dịch nghiền, khuấy nhẹ, để yên 15 phút.
7


3

4

tế bào

nhân tế
bào

- Cho tiếp vào ống nghiệm một lượng nước cốt dứa bằng
1/6 hỗn hợp dịch nghiền đang chứa trong ống nghiệm,
khuấy thật nhẹ để loại bỏ hết các protein ra khỏi ADN Để
ống nghiệm trên giá trong 5-10 phút.

Kết tủa
ADN

trong
dịch tế
bào
bằng
cồn

- Nghiêng ống nghiệm và rót cồn dọc theo thành ống
nghiệm một cách cẩn thận sao cho cồn tạo thành một lớp
nổi trên bề mặt hỗn hợp với một lượng bằng lượng dịch
nghiền có trong ống nghiệm.
- Để ống nghiệm trên giá khoảng 15-20 phút. Quan sát
ống nghiệm có thể thấy các phân tử ADN kết tủa lơ lửng
trong lớp cồn dưới dạng các sợi trắng đục.

Tách
ADN
ra khỏi
lớp
cồn

- Dùng que tre đưa vào trong lớp cồn, khuấy nhẹ cho các

Nhận
5

biết
ADN

phân tử ADN bám vào que tre rồi vớt ra và quan sát.
- Chú ý các sợi ADN kết tủa sẽ dễ gẫy nên phải rất nhẹ

nhàng mới vớt ADN ra khỏi ống nghiệm được.
- Vớt kết tủa thu được cho vào ống nghiệm chứa sẵn 1ml
thuốc thử Diphenyl amin.
- Cho ống nghiệm trên vào cốc nước cách thủy đang sôi trên
ngọn lửa đèn cồn, đun 10 phút sau đó quan sát hiện tượng

=> HS tự tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn.
3.4 Hoạt động 4: Quan sát hiện tượng, ghi chép dữ liệu và giải thích kết
quả của thí nghiệm
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
Yêu cầu nêu được:
+ Lát khoai tây sống tạo ra bọt khí bay lên.
+ Lát khoai tây chín thì không có hiện tượng gì.
+ Lát khoai tây sống ngâm trong nước lạnh: có bọt khí nhưng rất ít (hoặc
là không có bọt khí).
GV đưa ra câu hỏi để HS rèn luyện kĩ
năng: Ở thí nghiệm 1:
1. Cơ chất của enzim catalaza là gì?
2.Sản phẩm tạo thành sau phản ứng do enzim này xúc tác là gì?
3. Tại sao có sự khác nhau về hoạt tính enzim giữa các lát
khoai? Ở thí nghiệm 2:
1. Cho nước rửa chén bát vào dịch nghiền tế bào nhằm mục đích gì? Giải
thích.
2. Dùng enzim trong quả dứa trong thí nghiệm này nhằm mục đích gì? HS
thảo luận đưa ra ý kiến, giải thích của bản thân,nhóm và so sánh kết
quả, ý kiến của nhau.
1. Cơ chất của enzim catalaza là H2O2.
8



2. Sản phẩm sau phản ứng cho enzim xúc tác là H2O và O2.
3. Sự sai khác về hoạt tính của enzim ở các lát khoai:
- Lát khoai tây sống ở nhiệt độ phòng: enzim catalaza có hoạt tính cao nên
tạo ra nhiều bọt khí trên bề mặt.
- Lát khoai tây để trong nước đá lạnh: do nhiệt độ thấp nên làm giảm hoạt
tính enzim.
- Lát khoai tây chín: enzim bị nhiệt độ phân hủy nên mất hoạt tính.
4. Cho nước rửa chén bát vào dịch nghiền nhằm phá vỡ màng sinh chất vì
màng có bản chất là lipit.
5. Dùng enzim trong quả dứa để thủy phân protêin và giải phóng ADN
khỏi protêin.
3.5. Hoạt động 5: Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
Cuối cùng, GV tổng kết, nhận xét và chính xác hóa kiến thức. GV yêu cầu
trong bài báo cáo kết quả thí nghiệm cần có các nội dung cơ bản sau: Chuẩn bị
mẫu vật, hóa chất, dụng cụ; cách tiến hành; kết quả thu được; giải thích.
Ở bước này, GV yêu cầu HS về nhà viết báo cáo thí nghiệm.
3.6. HS thảo luận, đánh giá thu hoạch thí nghiệm
GV yêu cầu HS thảo luận, trả lời các câu hỏi:
- Tại sao lại dùng enzim trong quả dứa? Nếu dùng enzim trong các loại
quả khác có được không?
- Làm thế nào để khẳng định những sợi trắng đục lơ lửng trong cồn là
ADN?
3.7. HS thảo luận, đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá quá trình thực hiện
của bản thân.
Các nhóm đánh giá, nhận xét thái độ, ý thức, kết quả thực hành với nhau
và tự đánh giá kết quả của nhóm mình, chỉ rõ ưu, khuyết điểm của nhóm.
GV nhận xét bổ sung, cho điểm các nhóm.
V. Dặn dò
- Yêu cầu các nhóm viết cáo nộp vào buổi tới.
- Tổ trực nhật dọn dẹp, thu dọn dụng cụ.

- Ôn tập kiến thức về hô hấp và cấu trúc ti thể
2.3.2. Áp dụng thực nghiệm sư phạm
1. Mục đích thực nghiệm
Mục đích thực nghiệm là nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết
khoa học đề tài đã đặt ra. Đánh giá tính khả thi của quy trình THTN và quy trình
rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS trong dạy học Sinh học 10 THPT.
2. Nội dung thực nghiệm
Tôi đã tiến hành rèn luyện cho HS lớp 10 kĩ năng THTN ở một số bài thực
hành thuộc chương trình Sinh học 10 theo quy trình đã đề ra bao gôm bài sau:
- Bài 15: Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim
3. Đối tượng thực nghiệm
HS lớp 10 trường THPT Hà Trung - Thanh Hóa.
4. Phương pháp thực nghiệm
Tôi tiến hành TN ở trường THPT Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Đây là
9


trường HS có mức độ nhận thức tương đối đồng đều và đều học chương trình
Sinh học 10 cơ bản, tôi chọn ra 4 lớp để tiến hành TN: 2 lớp ĐC ( đối chứng ) và
2 TN ( Thực nghiệm ) , các lớp có số lượng HS, sức học ngang nhau. Hoàn
cảnh và điều kiện học tập giống nhau.

Nhóm thực
nghiệm
Trường THPT Hà Trung

Nhóm đối chứng

Lớp


Số HS

Lớp

Số HS

10A

42

10D

42

10B

41

10Đ

41

- Tôi rèn kĩ năng cho HS qua 2 bài thực hành trên và đánh giá sự tiến bộ
kĩ năng qua từng bài thực hành.
5. Cách tiến hành thực nghiệm
5.1. Trước thực nghiệm
Trước thời gian thực nghiệm, chúng tôi cho HS làm bài kiểm tra để đánh
giá mức độ đạt được của các nhóm kĩ năng chúng tôi định hướng sẽ rèn luyện
cho HS. Bài kiểm tra giúp chúng tôi có cơ sở so sánh và đánh giá mức độ tiến
bộ của HS.

5.2. Thực nghiệm chính thức
Chúng tôi tiến hành rèn luyện lần kĩ năng THTN theo quy trình chung
thông qua các giáo án đã soạn.
5.3. Sau thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành đánh giá và so sánh mức độ đạt được của từng kĩ
năng thông qua 4 bài KT (bài KT 45 phút và 3 bài KT 15 phút). Sau đó, chúng
tôi rút ra một số kết luận khẳng định tác dụng, ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ
năng THTN trong dạy học Sinh học.
6. Cách đánh giá kết quả thực nghiệm
Đánh giá kĩ năng của HS qua ba thực hành. Trong mỗi bài THTN chúng
tôi đều quan sát các thao tác của HS và ghi chép lại đối với mỗi nhóm thực hiện
và một số HS chọn ngẫu nhiên.
- Sau mỗi bài thực hành, tôi đánh giá qua kết quả thông qua 01 bài KT 15
phút.
- Sau thực nghiệm, đánh giá độ bền kiến thức qua kết quả bài KT 45 phút.
Sau mỗi bài thực hành, bài làm của HS được đánh giá dựa vào hệ thống
tiêu chí. Cuối cùng là so sánh mức độ đạt được của từng kĩ năng qua 3 giai
đoạn. Bảng 3: Hệ thống tiêu chí đánh giá kĩ năng
Kĩ năng
Các kĩ năng
Các mức độ đánh giá kĩ năng

Xác định
mục tiêu

thành phần

Mức 2

Mức 1


Xác định mục
tiêu kiến thức

Xác định được mục
tiêu kiến thức

Không xác định được
mục tiêu kiến thức
10


Kĩ năng

của bài
thực hành

Các kĩ năng

Các mức độ đánh giá kĩ năng

thành phần

Mức 2

Xác định mục
tiêu kĩ năng

Xác định được mục
tiêu kĩ năng


Không xác định được
mục tiêu kĩ năng

Xác định mục
tiêu thái độ

Xác định được mục
tiêu thái độ

Không xác định được
mục tiêu thái độ

Chuẩn bị nguyên

Mức 1

Nêu
được
các Không nêu được các
nguyên liệu cần thiết nguyên liệu cần thiết
cho bài thực hành
cho bài thực hành.

Chuẩn bị liệu
các yêu cầu
của bài
Chuẩn bị dụng cụ Nêu được dụng cụ thực hành
- hoá chất (nếu hoá chất cần thiết
có)

cho bài thực hành

Không

nêu

được

dụng cụ - hoá chất
cần thiết cho bài thực
hành

Tiến hành

Các thao tác thí

Thành thục các thao

Chưa thành thục các

thí nghiệm

nghiệm.

tác thí nghiệm

thao tác thí nghiệm

Quan sát
hiện tượng,

ghi chép dữ
liệu và giải
thích kết
quả TN

Quan sát các hiện
tượng
Ghi chép và giải
thích kết quả.

Viết báo
cáo kết quả Viết báo cáo
TN
Đánh giá -

Nêu được các hiện Nêu được các hiện
tượng và giải thích tượng nhưng chưa giải
được kết quả thí thích được kết quả thí
nghiệm.
nghiệm nghiệm.
Viết được báo

cáo Không viết được báo
cáo kết quả
thí
kết quả thí nghiệm
nghiệm

Nhận xét bài thực Có khả năng


hành
thu hoạc thí
nghiệm
Rút ra những kinh
nghiệm.

nhận Không

xét, đánh giá, tổng
kết bài thực hành và
ý thức hoạt
động
nhóm

thực

hiện

được nhận xét, đánh
giá, tổng kết bài thực
hành và ý thức hoạt
động nhóm

2.4. Hiệu quả của sáng Kiến kinh nghiệm
Tôi tiến hành đánh giá sự tiến bộ về kĩ năng THTN của HS ở hai lớp thực
nghiệm, còn 2 lớp đối chứng không có quá trình rèn luyện theo quy trình nên
chúng tôi không đánh giá về kĩ năng. Trước khi bắt đầu thực hành bài 12 chúng
tôi đánh giá kĩ năng với tổng số HS là 83. Sau mỗi bài thực hành thông qua việc
11



đặt các câu hỏi yêu cầu HS xác định mục tiêu của bài thực hành, chuẩn bị yêu
cầu và quan sát HS tiến hành thao tác thí nghiệm; viết báo cáo kết quả thí
nghiệm và đánh giá, nhận xét, tổng kết bài thực hành và ý thức hoạt động nhóm
chúng tôi thu được bảng sau:
Bảng 4: Kết quả đánh giá định lượng về kĩ năng THTN trong thực nghiệm
Kết quả
Kĩ năng

Các kĩ năng thành phần

(% HS đạt yêu cầu)
Bài 15

Bài 20

Xác định mục tiêu kiến thức

82,02

94,38

Xác định mục tiêu kĩ năng

75,28

91,01

Xác định mục tiêu thái độ


80,89

92,13

Chuẩn bị các yêu Nêu được các nguyên liệu cần thiết
cầu của bài
thực
Nêu được dụng cụ - hoá chất (nếu có)
hành

70,79

89,89

67,42

85,39

Tiến

68,54

78,65

87,64

93,26

tượng, ghi chép dữ
liệu và

giải thích Giải thích được kết quả thí nghiệm
kết quả

73,03

80,9

Viết báo

79,78

88,76

74,16

83,15

Xác định mục tiêu
của bài thực hành

hành

nghiệm
Quan sát các hiện

thí Thành thục các thao tác thí nghiệm
Nêu được các hiện tượng

cáo kết Viết được báo cáo thí nghiệm


quả thí nghiệm
Đánh giá - thu Nhận xét, đánh giá tổng kết được bài
hoạch thí nghiệm
thực hành và ý thức hoạt động nhóm

Từ bảng thống kê trên, ta dễ dàng nhận thấy:
- Ở bài 15: số HS đạt yêu cầu về xác định mục tiêu kiến thức là 82,02%,
xác định mục tiêu kĩ năng là 75,28%, xác định mục tiêu thái độ là 80,89% và
đến bài 20 số HS đạt yêu cầu về xác định mục tiêu của bài thực hành là trên
90%
- Về kĩ năng chuẩn bị yêu cầu bài thực hành, ở bài 15, số HS nêu được
các yêu cầu của bài thực hành là trên 65% còn ở bài 20 là trên 85%. Như vậy, so
với bài 12 số HS đạt yêu cầu về kĩ năng này là tăng gấp 4 lần.
- Số HS đạt yêu cầu về thao tác thực hành thí nghiệm ở bài 15, 20 lần lượt
là 68,54% và 78,65%
- Về kĩ năng quan sát các hiện tượng, ghi chép dữ liệu và giải thích kết
12


quả thí nghiệm, ở bài15, chúng tôi thu được kết quả: nêu được hiện tượng thí
ngiệm là 87,64%, giải thích được kết quả thí nghiệm là 73,03%. Còn ở bài 20,
số HS nêu được hiện tượng thí ngiệm là 93,26%, giải thích được kết quả thí
nghiệm là 80,9%.
- Cũng giống như ở kĩ năng chuẩn bị yêu cầu của bài thực hành thì ở kĩ năng
viết báo cáo thí nghiệm số HS đạt yêu cầu là 79,78% ở bài 15 và 88,76% ở bài 20.
- Cuối cùng về kĩ năng đánh giá - thu hoạch thí nghiệm, HS cũng có sự
tiến bộ đáng kể thể hiện là ở bài 15, chỉ có 24,72% số HS đánh giá, nhận xét,
tổng kết được bài thực hành và ý thức hoạt động nhóm thì đến bài 20 số HS đạt
yêu cầu về kĩ năng này tăng lên là 83,15%.
Sau quá trình rèn luyện, để khẳng định mức độ lĩnh hội kiến thức đã học,

năng lực tư duy, kĩ năng thu thập và xử lý thông tin để thực hiện các yêu cầu
trong đề KT, cũng như tốc độ làm bài và khả năng lưu giữ thông tin, tôi tiến
hành KT 1 lần nữa sau TN, kết quả được xử lý bằng toán thống kê và trình bày ở
các bảng 5, 6, 7.
Bảng 5: Kết quả kiểm tra sau TN
TT Nhóm
1

Số
bài
KT

Số học sinh đạt điểm Xi

X

1

2

3

4

5

6

7


8

9 10

TN

83

0

0

0

2

14

16

22

18

9

2

6,9


ĐC

83

0

0

2

12

17

18

17

13

3

1

6,1

Bảng 6: Ảnh hưởng của việc rèn luyện kĩ năng THTN cho HS qua lần KT sau TN

Lần KT
1


Nhóm

n

X±m

TN

83

6,9 ± 0,16

ĐC

83

6,1 ± 0,18

Bảng 7: Phân loại trình độ HS ở hai lớp thực nghiệm trong đợt KT sau TN
Lần
KT

1

Số
Nhóm

bài
KT


Điểm dưới
TB

Điểm TB

Điểm khá

Điểm giỏi

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

TN

83


4

4,82

30

36,1

39

47

10

12,08

ĐC

83

15

18,1

35

42,5

29


34,9

4

4,5

Từ kết quả các bảng 5, 6, 7 tôi đưa ra nhận xét:
- Điểm trung bình qua lần KT sau TN ở nhóm TN là 6,9 cao hơn nhóm ĐC
là 6,1.
- Sau TN, mức độ bền vững kiến thức ở nhóm TN cao hơn hẳn nhóm ĐC.
13


- Tỷ lệ điểm KT dưới trung bình và trung bình của nhóm TN lần lượt là:
4,82% và 36,1% còn ở nhóm ĐC là: 18,1% và 42,5%. Điểm khá và giỏi ở nhóm
ĐC nhìn chung là thấp hơn so với nhóm TN, cụ thể là: nhóm ĐC là: 34,9% và
4,5%, còn nhóm TN là: 47% và 12,08%. Như vậy sau TN ở nhóm TN tỉ lệ HS
đạt điểm khá giỏi chiếm tỉ lệ cao, ở nhóm ĐC tỉ lệ HS đạt điểm trung bình và
yếu cao, tỉ lệ HS đạt điểm khá, giỏi thấp.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
1. Góp phần hệ hống hóa cơ sở lí luận của việc rèn luyện kĩ năng THTN
vào dạy học Sinh học 10 THPT thể hiện ở việc xác định các khái niệm thực
hành, thực hành thí nghiệm, kĩ năng, kĩ năng THTN và vai trò của việc rèn
luyện KNTHTN trong dạy học Sinh học ở trường THPT.
2. Đề xuất được quy trình thực hành thí nghiệm gồm 6 bước: Xác định
mục tiêu bài thực hành; Chuẩn bị các yêu cầu của thí nghiệm; Tiến hành thí
nghiệm; Quan sát hiện tượng, ghi chép dữ liệu, giải thích kết quả thí nghiệm;
Viết báo cáo thí nghiệm và đánh giá, thu hoạch thí nghiệm.
3. Căn cứ vào qui trình rèn luyện kĩ năng nói chung, chúng tôi cũng đã đề

xuất được quy trình rèn luyện kĩ năng THTN gồm có 4 bước: Bước 1. Giới thiệu
bản chất, yêu cầu, ý nghĩa của kĩ năng THTN; Bước 2. GV hướng dẫn, HS thực
hiện từng bước quá trình THTN; Bước 3. HS thảo luận, đánh giá lẫn nhau và tự
đánh giá quá trình thực hiện của bản thân; Bước 4. HS tự lực làm lại và hoàn
thiện kĩ năng.
Quy trình rèn luyện kĩ năng THTN Sinh học làm nguồn tư liệu tham khảo
cho các GV Sinh học trong giảng dạy bài thực hành.
4. Thiết kế được các giáo án dạy học THTN Sinh học 10 THPT theo
hướng rèn luyện kĩ năng THTN cho người học.
5. Xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ đạt được của các kĩ
năng trong chương trình rèn luyện.
6. Bước đầu thực nghiệm sư phạm với các giáo án dạy học THTN Sinh
học 10 THPT theo hướng rèn luyện KNTHTN cho HS trong dạy học Sinh học
10 cho thấy hiệu quả của việc sử dụng quy trình rèn luyện trong dạy học và điều
đó đã khẳng định tính đúng đắn của đề tài.
3.2. Kiến nghị
+ Do thời gian có hạn tôi có chưa thể thực nghiệm đề tài một cách rộng
rãi, tôi mong rằng trong thời gian tới sẽ có nhiều nghiên cứu bổ sung và triển
khai ứng dụng rộng rãi kết quả nghiên cứu vận dụng quy trình rèn luyện
KNTHTN cho HS.
+ Tăng cường triển khai thực nghiệm việc sử dụng thí nghiệm trên nhiều
đối tượng HS khác nhau, ở phạm vi mở rộng hơn để có thêm những thông tin về
chất lượng của quy trình rèn luyện kĩ năng thông qua thí nghiệm sinh học nhằm
đánh giá hiệu quả và tính khả thi của quy trình nêu trên.
+ Từ những kết quả mà đề tài đã đạt được, tôi đề xuất đưa kĩ năng thực
hành và thí nghiệm sinh học vào thành một nội dung kiểm tra đánh giá HS.

14



Thanh Hoá, ngày 24 tháng 6 năm 2020
XAC NHÂN CUA THU TRƯƠNG

ĐƠN VI

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết
Dương Hải Anh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, 2001. Lí luận dạy Học Sinh học phần
đại cương. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Đình Chỉnh, 1999. Hình thành kĩ năng và nãng lực cho HS trong
quá trình dạy học”
3. Nguyễn Thành Đạt và cs, 2010. Sinh học 10. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15


4. Trần Bá Hoành, 2007. Đổi mới PPDH, chương trình và sách giáo khoa. Nxb
Đại học Sư phạm, Hà Nội
5. Nguyễn Văn Hộ - Hà Thị Đức, 2002. Giáo dục học đại cương, Nxb Giáo dục
6. Sách giáo khoa 10 cơ bản.
7. Sách giáo viên 10 cơ bản
8. Sách giáo viên 10 nâng cao

16




×