Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Truyền dẫn tỷ giá bất đối xứng đến giá tiêu dùng tại việt nam phương pháp NARDL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.5 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TIẾN KHOA

TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ BẤT ĐỐI XỨNG
ĐẾN GIÁ TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM
– PHƢƠNG PHÁP NARDL.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TIẾN KHOA

TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ BẤT ĐỐI XỨNG
ĐẾN GIÁ TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM
– PHƢƠNG PHÁP NARDL.

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT


TP. Hồ Chí Minh – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Bài nghiên cứu dưới đây là do tôi tự thực hiện, không sao chép, cắt ghép từ bất cứ
nghiên cứu nào trước đây. Bài nghiên cứu được thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt. Các số liệu, phân tích, kết luận trong luận văn này
được trình bày hoàn toàn trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiện hoàn toàn về lời cam đoan này.
HỌC VIÊN

NGUYỄN TIẾN KHOA


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT
PHẦN 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................1
1.1. Giới thiệu chủ đề nghiên cứu .........................................................................1
1.2. Lỗ hổng nghiên cứu ........................................................................................3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................4
1.4. Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................4
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................4
1.6. Kết cấu nghiên cứu .........................................................................................5
PHẦN 2: KHUNG LÝ THUYẾT ............................................................................6

2.1. Lý thuyết nền tảng về truyền dẫn tỷ giá hối đoái ........................................6
2.1.1. Định nghĩa truyền dẫn tỷ giá hối đoái .............................................................................. 6
2.1.2. Mối liên kết giữa tỷ giá và giá cả trong nước: Lý thuyết PPP ......................................... 6
2.1.3. Cơ chế truyền dẫn tỷ giá vào giá cả trong nước ............................................................... 8

Hình 2.1: ...............................................................................................................10
2.1.4. Các yếu tố quyết định của truyền dẫn tỷ giá .................................................................. 10

2.2. Các thuộc tính của cơ chế ERPT: Các góc nhìn thực nghiệm ..................14
2.2.1. Truyền dẫn không hoàn toàn và suy giảm...................................................................... 14


2.2.2. Truyền dẫn bất đối xứng ................................................................................................ 17

2.3. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm gần đây về ERPT ......................19
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................25
3.1. Dữ liệu và thiết lập mô hình nền tảng .........................................................25
3.2. Phƣơng pháp ARDL .....................................................................................28
3.3. Phƣơng pháp NARDL ..................................................................................30
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................33
4.1. Kiểm định tính dừng.....................................................................................33
4.2. Kết quả từ mô hình ARDL ..........................................................................34
4.2.1. Kiểm định đồng liên kết đối xứng .................................................................................. 34
4.2.2. Kết quả ước lượng ngắn hạn .......................................................................................... 35
4.2.3. Kết quả ước lượng dài hạn ............................................................................................. 36
4.2.4. Kiểm định chẩn đoán thống kê....................................................................................... 36

4.3. Kết quả từ mô hình NARDL........................................................................37
4.3.1. Kiểm định đồng liên kết đối xứng .................................................................................. 37
4.3.2. Kết quả ước lượng ngắn hạn .......................................................................................... 37

4.3.3. Kết quả ước lượng dài hạn ............................................................................................. 39
4.3.4. Kiểm định chẩn đoán thống kê....................................................................................... 40
4.3.5. Phân tích số nhân động tích lũy ..................................................................................... 40

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................42
5.1 Các kết luận chính .........................................................................................42
5.2 Hàm ý chính sách ...........................................................................................43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................44
Tài liệu tiếng Anh .................................................................................................44
Tài liệu tiếng Việt .................................................................................................49


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Thuật ngữ

Tên đầy đủ

Giải thích

ERPT

Exchange Rate Pass-Through

ARDL

Auto-Regress Distributor Lag

NARDL


Nonliner Auto-Regress
Distributor Lag

Truyền dẫn tỉ giá
Phương pháp tự hồi quy phân
phối trễ
Phương pháp tự hồi quy phân
phối trễ phi tuyến

OECD

Organization for Economic
Cooperation & Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế

PPP

Purchasing Power Parity

Lý thuyết ngang giá sức mua

LOOP

Law Of One Price

Luật một giá

CPI


Consumer Price Index

Chỉ số giá tiêu dùng

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩn quốc nội

VAR

Vector Autoregression

Mô hình Véc-tơ tự hồi quy

VECM

Vector Error Correction Model

Mô hình Véc-tơ hiệu chỉnh sai số

SVAR

Structure VAR

OLS

Ordinary Least Squares


WTO

World Trade Organization

Mô hình cấu trúc VAR
Phương pháp bình phương nhỏ
nhất
Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3. 1: Định nghĩa các biến nghiên cứu...................................................... 26
Bảng 3. 2: Thống kê mô tả ................................................................................. 27
Bảng 4. 1: Kết quả kiểm định tính dừng ADF................................................. 33
Bảng 4. 2: Kết quả kiểm định tính dừng PP. ................................................... 34
Bảng 4. 3 Kết quả kiểm định dƣờng bao trong khuôn khổ ARDL. .............. 34
Bảng 4. 4: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình sai số hiệu chỉnh tuyến tính. ............ 36
Bảng 4. 5: Kết quả ƣớc lƣợng dài hạn tuyến tính. .......................................... 36
Bảng 4. 6: Các kiểm định chẩn đoán cho mô hình ARDL. ............................ 37
Bảng 4. 7: Kết quả kiểm định đƣờng bao trong khuôn khổ NARDL. .......... 37
Bảng 4. 8: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình sai số hiệu chỉnh phi tuyến. ............. 38
Bảng 4. 9: Kết quả ƣớc lƣợng dài hạn phi tuyến. ........................................... 40
Bảng 4. 10: Các kiểm định chẩn đoán cho mô hình NARDL. ....................... 40


DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1: Cơ chế truyền dẫn tỷ giá vào chỉ số giá tiêu dùng..............................10
Hình 3. 1: Xu hƣớng của các biến nghiên cứu......................................................28
Hình 4. 1: Phản ứng của lạm phát trƣớc các thay đổi trong tỷ giá hối đoái danh

nghĩa. ........................................................................................................................41


TÓM TẮT
Nghiên cứu xem xét mối quan hệ bất đối xứng giữa tỷ giá hối đoái và giá tiêu dùng
tại Việt Nam từ quý I/2000 đến quý IV/2018. Tác giả ước tính truyền dẫn tỷ giá hối
đoái (ERPT) sang giá tiêu dùng bằng cách sử dụng khuôn khổ tự hồi quy phân phối
trễ phi tuyến (NARDL). Các kết quả thực nghiệm cho thấy cơ chế ERPT sang giá
tiêu dùng thể hiện sự điều chỉnh bất đối xứng trong ngắn hạn và dài hạn. Hơn nữa,
kết quả cho thấy ERPT không đầy đủ khi nội tệ mất giá, nhưng quá mức khi nội tệ
tăng giá. Mục đích của nghiên cứu nhằm cung cấp các tiêu chí đánh giá chính xác
để các nhà hoạch định chính sách hiểu được động lực phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái
và giá cả trong nước, từ đó giúp chính phủ Việt Nam hoạch định chính sách và dự
báo hiệu quả hơn.
Từ khóa: Bất đối xứng; truyền dẫn tỷ giá hối đoái; NARDL; lạm phát.

ABSTRACT
This paper examines the asymmetrical relationship between exchange rate and
consumer prices in Vietnam from 2000Q1 to 2018Q4. The author estimate the
exchange rate pass-through (ERPT) to consumer prices by using the nonlinear
autoregressive distributed lag (NARDL) framework. The empirical results reveal
that the ERPT mechanism to consumer prices shows an asymmetric adjustment
during the short-term and the long-term. Moreover, the results suggest incomplete
and significant ERPT during depreciation of the local currency, but overshoot and
significant one during appreciation of the local currency. The purpose of this paper
is to provide accurate assessment criteria for the policy makers to understand the
nonlinear dynamics among the exchange rate and the domestic price, thus leading to
more efficient policy-making and forecasting for the Vietnamese government.
Keywords: Asymmetry; exchange rate pass-through; NARDL; inflation.



1

PHẦN 1: GIỚI THIỆU
1.1. Giới thiệu chủ đề nghiên cứu
Nhiều thập niên qua, tỷ giá hối đoái trở thành tâm điểm của các cuộc tranh
luận mang tầm vĩ mô. Ngoài yếu tố không thể thiếu trong việc truyền dẫn chính
sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái còn đóng vai trò then chốt trong truyền dẫn các cú sốc
đến nền kinh tế. Trong thực tế, tỷ giá hối đoái đóng góp vào kênh nhu cầu thông
qua hiệu ứng giá tương đối giữa hàng hóa trong nước và nước ngoài, ảnh hưởng
trực tiếp đến giá tiêu dùng thông qua giá cả nhập khẩu; và ngoài ra, ảnh hưởng đến
giá cả hàng hóa trung gian nhập khẩu, do đó, ảnh hưởng quyết định giá của các
doanh nghiệp trong nước (Svensson, 2000; Senay, 2001). Hơn nữa, các biến động
trong tỷ giá còn có quan hệ mật thiết đối với một loạt các biến số kinh tế khác. Mức
độ phản ứng của giá hàng hoá và dịch vụ trước các thay đổi của tỷ giá trở thành một
trong những chủ đề thảo luận nhiều nhất trong giới học thuật và bàn tròn chính
sách. Đối với các nhà hoạch định chính sách tiền tệ, hiểu rõ và định lượng tác động
của cú sốc tỷ giá lên giá cả trong nước là vấn đề đặc biệt quan trọng. Đã có một sự
quan tâm mới về mức độ cùng cơ chế mà thông qua đó biến động tỷ giá ảnh hưởng
đến giá cả. Điều này dẫn dắt chúng ta đến với việc đề cập khái niệm mức độ truyền
dẫn tỷ giá hối đoái danh nghĩa đến giá cả, thường được biết với tên gọi truyền dẫn
tỷ giá hối đoái (gọi tắt là ERPT). ERPT đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực kinh tế
quốc tế vì nó đóng vai trò trung tâm trong các tranh luận về các chính sách tiền tệ.
Thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy mức độ ERPT có ý nghĩa quan trọng đối với
việc thực thi chính sách tiền tệ (Corsetti và Pesenti, 2005; Adolfson, 2007;
Sutherland, 2005). Ví dụ, nếu hiệu ứng lạm phát do sự thay đổi tỷ giá gây ra tương
đối lớn, các Ngân hàng Trung ương sẽ phải triển khai thực hiện các chính sách tiền
tệ khả thi nhằm khắc phục hậu quả lạm phát do sự thay đổi tỷ giá gây nên (Edwards,
2006). Do vậy, ERPT xác định liệu các Ngân hàng Trung ương cần nỗ lực bao
nhiêu để kiểm soát áp lực tỉ giá danh nghĩa có thể làm ảnh hưởng đến sự ổn định

của giá cả.


2

Số lượng các nghiên cứu về ERPT tăng nhanh chóng kể từ thập niên 70 của
thế kỷ trước, thời điểm mà hầu hết các quốc gia bắt đầu áp dụng chế độ tỷ giá thả
nổi. Thực tế ghi nhận, sự biến động trong tỷ giá đã trở thành một trong những trở
ngại lớn trong vận hành chính sách tiền tệ. Hơn nữa, sự hội nhập của thị trường
trong nước với thị trường toàn cầu và quá trình toàn cầu hoá mạnh mẽ cũng là lý do
thúc đẩy sự quan tâm dành cho ERPT. Có một số lý do khác để nhắc tới ERPT. Một
lượng lớn các nghiên cứu lý thuyết cho thấy mức độ ERPT có ý nghĩa quan trọng
cho việc truyền tải các cú sốc, điều chỉnh cân bằng thương mại và vận hành chính
sách tiền tệ tối ưu trong các nền kinh tế mở. Ví dụ, cú sốc từ bên ngoài có thể gây
áp lực lên tỷ giá hối đoái, dẫn đến sự mất giá đồng nội tệ và tạo ra hiệu ứng chuyển
đổi tiêu dùng. Điều này là do, người tiêu dùng có khả năng chuyển sang các sản
phẩm trong nước đang rẻ hơn so với hàng hóa sản xuất nước ngoài; và mặt khác,
nhu cầu nước ngoài sẽ tăng đối với hàng nội địa. Do đó, sản xuất trong nước sẽ tăng
ở quốc gia xảy ra sự mất giá và sẽ giảm ở quốc gia đối tác, và điều này bù đắp một
phần tác động ban đầu của cú sốc (Betts và Devereux, 2001). Cuối cùng, sự hiểu
biết thấu đáo về các cơ chế truyền dẫn cũng rất quan trọng đối với các nhà hoạch
định chính sách tiền tệ vì mức độ ERPT tác động đến cả cơ chế truyền dẫn chính
sách tiền tệ và dự báo lạm phát (Adolfson, 2007; Sutherland, 2005; Corsetti và
Pesenti, 2005). Khái niệm ERPT đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia đặt mục
tiêu lạm phát. Khi đó, Ngân hàng Trung ương áp dụng lạm phát mục tiêu phải dự
báo những thay đổi trong tỷ giá hối đoái trong tương lai và để ước tính tỷ lệ phần
trăm những thay đổi này sẽ truyền dẫn đến mức giá. Các nghiên cứu về tỷ giá hối
đoái cho thấy môi trường lạm phát cao thực sự có lợi cho sự truyền dẫn và thường
là liên quan đến sự truyền dẫn hoàn toàn (Choudhri và Hakura, 2001; Ca’Zorzi và
cộng sự, 2005). Mặt khác, chính sách tiền tệ tập trung vào việc kiểm soát lạm phát

sẽ không cho phép các biến động tỷ giá gây nên hiện tượng vòng xoắn lạm phát
(inflationary spiral). Các nhà hoạch định chính sách phải có khả năng ngăn ngừa
những thay đổi về giá cả tương đối.


3

1.2. Lỗ hổng nghiên cứu
Kể từ những năm 1980, các nghiên cứu thực nghiệm về ERPT bắt đầu xuất
hiện. Nhìn chung, các nghiên cứu này thường chỉ ra ERPT là không hoàn toàn và
giảm dần theo thời gian. Ví dụ, Campa và Goldberg (2005) thấy rằng ERPT trung
bình dài hạn lên giá nhập khẩu là 64% cho mẫu gồm 23 quốc gia OECD. Cạnh đó,
Bailliu và Fujii (2004) cho thấy sự suy giảm đáng kể trong truyền dẫn giai đoạn đầu
tiên kể từ năm 1990 cho 11 quốc gia công nghiệp. Có một số giải thích cho sự
truyền dẫn giảm dần và không hoàn toàn. Cụ thể, Krugman (1987) và Dornbusch
(1987) biện minh cho sự sụt giảm này là do các công ty hoạt động trong thị trường
cạnh tranh không hoàn hảo. Tương tự như vậy, Campa và Goldberg (2002) cho rằng
sự thay đổi thành phần của rổ hàng hóa nhập khẩu chứa hàng hoá ít nhạy cảm hơn
với tỷ giá đã giải thích sự suy giảm trong ERPT. Đối với việc giải thích cho sự
truyền dẫn không hoàn toàn, nhiều tác giả tìm thấy một số nhân tố tiềm năng khác
như tính cứng nhắc của giá cả, đặc điểm của thị trường và ngành công nghiệp, năng
lực thị trường (Krugman, 1987; Dornbusch, 1987; Devereux và Engel, 2002;
Bacchetta và Van Wincoop, 2003;...).
Tại Việt Nam, Nguyễn Thị Ngọc Trang và Lục Văn Cường (2012) xem xét tác
động của thay đổi trong tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá trong nước (giá nhập
khẩu, chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong
dài hạn, ERPT là hoàn toàn. Mặt khác, Nguyễn Kim Nam và cộng sự (2014) thấy
rằng trong ngắn hạn ERPT đến lạm phát là không hoàn toàn, khi tỷ giá tăng 1% thì
tỷ lệ lạm phát sẽ tăng 0,35%; nhưng trong dài hạn, thì mức độ ERPT đến lạm phát
là rất cao, khi tỷ giá tăng 1% thì tỷ lệ lạm phát sẽ tăng 1,3%. Tuy các nghiên cứu

thực nghiệm tại Việt Nam về chủ đề ERPT tương đối phong phú, nhưng hầu hết đều
chưa cân nhắc đến khả năng tồn tại hiệu ứng bất đối xứng của thay đổi tỷ giá lên
lạm phát. Thực tế, mặc dù nhiều nghiên cứu cho rằng mức độ truyền dẫn thực sự
không chịu ảnh hưởng bởi hướng và mức độ thay đổi tỷ giá; tuy nhiên, các yếu tố
như hạn chế năng lực, thị phần, sự hiện diện của chi phí thực đơn, tính cứng nhắc
của giá nhập khẩu và hiệu ứng chuyển đổi sản xuất có thể gây ra hiệu ứng bất đối


4

xứng (hoặc phi tuyến) trong cơ chế ERPT (tham khảo ví dụ, Ware và Winter, 1988;
Marston, 1990; Knetter, 1994; Webber, 2000; Pollard và Coughlin, 2003). Do đó,
nếu không xét đến khả năng hiện diện của tính bất đối xứng có thể dẫn đến sai sót
trong ước tính của ERPT, và do đó dẫn đến các quyết định chính sách tiền tệ sai
lầm.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ các lỗ hổng nghiên cứu vừa nêu cùng những phát triển gần đây
liên quan đến mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và mức giá; mục đích của nghiên
cứu này, đó là nắm vững và định lượng tác động của các cú sốc thay đổi tỷ giá lên
giá cả trong nước. Trong suốt nghiên cứu này, tác giả bổ trợ và kiểm tra ý tưởng
rằng ERPT có thể bất đối xứng.

1.4. Câu hỏi nghiên cứu
- ERPT tại Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn là hoàn toàn hay không hoàn
toàn?
- Có tồn tại hiệu ứng bất đối xứng (phi tuyến) trong cơ chế ERPT tại Việt Nam
hay không?
- Mức độ ERPT thay đổi (tăng hoặc giảm) như thế nào theo thời gian?


1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu trên, tác giả sử dụng phương pháp ARDL phi
tuyến (NARDL) đề xuất bởi Shin và cộng sự (2014) cho dữ liệu theo quý trong giai
đoạn quý I/2000–quý IV/2018. Phương pháp NARDL giữ nguyên các ưu điểm
trước đây của mô hình ARDL truyền thống của Pesaran và cộng sự (2001); và do
đó, cho phép kết hợp phân tích các vấn đề không dừng và phi tuyến, trong bối cảnh
của mô hình sai số hiệu chỉnh không ràng buộc cho các tác động bất đối xứng, cả
trong ngắn hạn và dài hạn.


5

1.6. Kết cấu nghiên cứu
Sau phần giới thiệu, phần còn lại của nghiên cứu này được cấu trúc như sau: lý
thuyết và nghiên cứu thực nghiệm được trình bày trong Phần 2. Phần 3 và 4 thảo
luận về phương pháp nghiên cứu và kết quả thực nghiệm tương ứng. Phần 5 đưa ra
các kết luận và hàm ý chính sách.


6

PHẦN 2: KHUNG LÝ THUYẾT
2.1. Lý thuyết nền tảng về truyền dẫn tỷ giá hối đoái
2.1.1. Định nghĩa truyền dẫn tỷ giá hối đoái
Theo Goldberg và Knetter (1997) và Campa và Knetter (2003), truyền dẫn tỷ
giá hối đoái (ERPT) được định nghĩa là độ nhạy cảm của giá nhập khẩu, tính theo
đồng tiền của quốc gia nhập khẩu, tương ứng với một phần trăm thay đổi trong tỷ
giá hối đoái. Tuy nhiên, giá nhập khẩu tăng cũng có thể dẫn đến sự thay đổi các loại
giá cả trong nước khác, như giá sản xuất (PPI) và tiêu dùng (CPI). Do đó, ERPT nói
chung là mức độ ảnh hưởng của các biến động tỷ giá đến giá thương mại, và thông

qua đó, đến giá cả nội địa. ERPT có thể không hoàn toàn (incomplete) hoặc hoàn
toàn (complete). Cụ thể, ERPT được cho là đầy đủ (full) hoặc hoàn toàn khi kết quả
của sự gia tăng (hoặc sụt giảm) trong tỷ giá hối đoái được phản ánh đầy đủ trong giá
nhập khẩu. Ngược lại, nếu giá cả nhập khẩu tăng ít hơn tương xứng với tỷ lệ biến
động của tỷ giá hối đoái, do các nhà xuất khẩu hấp thụ một phần thay đổi trong tỷ
giá, thì đó được gọi là truyền dẫn một phần (partial) hoặc không hoàn toàn. Cho dù
là toàn bộ hay một phần, ERPT là một yếu tố quan trọng quyết định phạm vi của
các điều chỉnh tỷ giá nhằm mục đích thiết lập hoặc duy trì sự ổn định cân bằng bên
ngoài.
2.1.2. Mối liên kết giữa tỷ giá và giá cả trong nƣớc: Lý thuyết PPP
Mối liên kết giữa tỷ giá hối đoái và giá cả, nói chung, bắt nguồn từ các nghiên
cứu của các học giả của trường Salamanca ở Tây Ban Nha trong những năm 50 của
thế kỷ 16. Tuy nhiên, đầu thế kỷ trước, cụ thể là sau Thế chiến Thứ nhất, mối quan
hệ giữa tỷ giá hối đoái và mức giá tương đối thêm lần nữa được quan tâm và thúc
đẩy bởi các nghiên cứu mang tầm ảnh hưởng của Cassel (1921,1922),được biết với
tên gọi lý thuyết ngang giá sức mua (gọi tắt là PPP) (Rogoff, 1996; Taylor, 2003;
Taylor và Taylor, 2004). Cassel đề xuất lý thuyết PPP, giúp định hướng cho các
quốc gia công nghiệp thiết lập lại mức ngang giá vàng (gold parity) của mình khi
chiến tranh kết thúc. Ở dạng đơn giản nhất, lý thuyết PPP cho thấy tỷ giá hối đoái


7

danh nghĩa giữa 2 loại tiền tệ khác nhau sẽ điều chỉnh để cân bằng mức giá chung
của 2 quốc gia. Nói cách khác, cả nội tệ và ngoại tệ sẽ có sức mua bằng nhau khi
chúng được chuyển đổi thành một loại tiền tệ chung. Thể hiện dưới dạng toán học,
lý thuyết PPP là:
P = SP*

(2.1)


trong đó, P là mức giá trong nước, S là tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương và
P* là mức giá nước ngoài. Công thức (2.1) trình bày hình thức tuyệt đối của lý
thuyết PPP, với nền tảng xuất phát từ quy luật một giá (gọi tắt là LOOP). Bỏ qua
các trở ngại đối với thương mại quốc tế như chi phí vận chuyển, thuế và thuế quan,
lý thuyết LOOP phát biểu rằng giá của bất kỳ hàng hóa đồng nhất cụ thể nào được
giao dịch trên thị trường quốc tế đều bằng nhau, khi được chuyển đổi theo tỷ giá hối
đoái thị trường (McDonald, 2007). Cơ chế buộc điều kiện LOOP là các hoạt động
chênh lệch giá cạnh tranh ở cấp độ cá nhân. Ý nghĩa chính của lý thuyết PPP tuyệt
đối là tỷ giá hối đoái thực (viết tắt là RER) - tỷ giá hối đoái danh nghĩa được điều
chỉnh chênh lệch mức giá quốc gia - sẽ không đổi; tuy nhiên, điều này không đúng
với bất kỳ so sánh tỷ giá hối đoái thực và danh nghĩa nào (McDonald, 2007)1. Hơn
nữa, có một điều kiện rất quan trọng, để từ đó Luật một giá LOOP khái quát hóa để
thu được ngang giá sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ. Các chỉ số giá của các quốc gia
trong và ngoài nước nên bao gồm cùng loại hàng hóa với cùng một cơ cấu tỷ trọng
để đo lường giỏ hàng hóa thị trường chung (Rogoff, 1996; Pakko và Pollard, 1996;
McDonald, 2007). Điều kiện như vậy rõ ràng là hạn chế vì các quốc gia khác nhau
có thể có các cơ cấu tỷ trọng khác nhau, do sự khác biệt trong tiêu dùng và năm gốc
khác nhau. Hơn nữa, Luật một giá LOOP giả định cạnh tranh hoàn hảo, không có
dòng vốn và không trở ngại thương mại, nghĩa là vận chuyển, phân phối và bán lại
không tốn kém (Goldberg và Knetter, 1997;McDonald, 2007). Tuy nhiên, những
điều kiện này rõ ràng không có khả năng tồn tại trong thực tế.

1

Ở dạng toán học, RER = SP*/P. Theo đó, khi giả định lý thuyết PPP tuyệt đối tồn tại, khi đó, RER = 1, hay
logarite của RER bằng 0 (McDonald, 2007).


8


Do những khó khăn trong việc xây dựng rổ hàng hoá thị trường chung làm
thước đo mức giá giữa các quốc gia và các giả định hạn chế khác của LOOP, một
phiên bản yếu hơn của lý thuyết PPP, được gọi là PPP tương đối, thường được xem
xét. Lý thuyết tương đối của PPP nêu rõ rằng sự khác biệt về mức giá giữa 2 quốc
gia sẽ được điều chỉnh bởi những thay đổi trong tỷ giá hối đoái. Nói cách khác, PPP
tương đối tuyên bố rằng những thay đổi về mức giá sẽ liên quan đến thay đổi tỷ giá
hối đoái (Pakko và Pollard, 1996). Nó cũng có thể được giải thích để chỉ ra rằng các
nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát tương đối cao hơn sẽ trải qua sự định giá thấp tiền tệ
(McDonald, 2007). Được trình bày dưới dạng toán học, lý thuyết PPP tương đối là:
%∆S = %∆P – %∆P*

(2.2)

trong đó, ký hiệu ∆ trình bày thay đổi. Từ phương trình (2.2), rõ ràng lý thuyết PPP
tương đối ít hạn chế hơn phiên bản tuyệt đối vì nó đơn giản liên quan đến thay đổi
tỷ lệ phần trăm trong tỷ giá hối đoái giữa hai quốc gia với chênh lệch tỷ lệ lạm phát.
Ví dụ, nếu lạm phát ở quốc gia A tăng 6% trong khi lạm phát ở quốc gia B chỉ tăng
4%, thì theo lý thuyết PPP tương đối, tiền tệ của A sẽ mất giá 2% để bù đắp chênh
lệch lạm phát giữa 2 quốc gia. Yêu cầu chính để lý thuyết PPP tương đối tồn tại là
mức chênh lệch giữa thay đổi lạm phát và thay đổi tỷ giá hối đoái phải bằng 0 hoặc
ít nhất có xu hướng trở về 0 (Pakko và Pollard, 1996). Trong bối cảnh ERPT, hiệu
lực của PPP có nghĩa là bất kỳ thay đổi nào trong tỷ giá hối đoái sẽ chuyển thành
các biến động tỷ lệ trong mức giá trong nước. Nói cách khác, lý thuyết PPP giả định
truyền dẫn hoàn toàn từ thay đổi tỷ giá hối đoái đến mức giá trong nước. Theo đó,
truyền dẫn không đầy đủ sẽ phản ánh độ lệch so với PPP. Tuy nhiên, việc truyền
dẫn hoàn toàn có thể xảy ra ngay cả khi LOOP thất bại. Sự thất bại của LOOP chỉ
làm mất hiệu lực của PPP tuyệt đối, nhưng việc truyền dẫn không đầy đủ sẽ làm mất
hiệu lực cả hai biến thể (PPP tuyệt đối và tương đối) (Frankel và cộng sự, 2005).
2.1.3. Cơ chế truyền dẫn tỷ giá vào giá cả trong nƣớc

Giới nghiên cứu phân loại 2 kênh ERPT: kênh trực tiếp và kênh gián tiếp.
Kênh truyền dẫn trực tiếp hoạt động thông qua khu vực bên ngoài của một quốc gia,


9

tức là thông qua giá thành hàng hóa nhập khẩu và đầu vào nhập khẩu. Ví dụ, khi tỷ
giá tăng, giá thành thành phẩm nhập khẩu sẽ tăng lên và trở nên đắt hơn đối với
người tiêu dùng trong nước. Giá thành phẩm nhập khẩu được phản ánh trực tiếp vào
chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Bên cạnh đó, giá cả nguyên liệu đầu vào gia tăng khiến
chi phí sản xuất cũng tăng theo; kết quả là, sự thay đổi tỷ giá có thể sẽ truyền vào
giá tiêu dùng. Nhìn chung, tác động của tỷ giá hối đoái lên giá tiêu dùng sẽ mạnh
hơn, nếu hàng hóa nhập khẩu chiếm một phần lớn trong rổ hàng hóa tính CPI.
Kênh gián tiếp của ERPT liên quan khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị
trường quốc tế. Sự tăng giá của đồng nội tệ có xu hướng làm giảm tính cạnh tranh
bên ngoài của các doanh nghiệp trong nước. Thật vậy, hàng sản xuất trong nước trở
nên đắt hơn so với hàng hoá nước ngoài. Mặt khác, sự mất giá, ngược lại, sẽ tạo ra
sự gia tăng tổng cầu do giá các sản phẩm trong nước trở nên rẻ hơn so với hàng
nước ngoài. Sự gia tăng trong tổng cầu có thể dẫn đến sự gia tăng cầu lao động, làm
gia tăng mức lương, và do đó, có thể làm cho mức giá nội địa tăng lên. Ngoài ra, sự
tăng lên trong cầu hàng hóa thay thế trong nước (cho sản phẩm nước ngoài đang
mắc hơn tương đối) dẫn đến sự gia tăng giá cả của các hàng hóa thay thế, đến lượt
nó làm tăng mức giá nội địa. Dựa theo nghiên cứu của Laflèche (1996), cơ chế
ERPT vào giá cả tiêu dùng được thể hiện tại Hình 2.1.


10

Đồng nội tệ mất giá


Kênh trực tiếp

Kênh gián tiếp

Thành phẩm

Đầu vào

Nhu cầu hàng

Cầu xuất

nhập khẩu trở

nhập khẩu

hóa thay thế

khẩu tăng

nên đắt hơn

đắt hơn

trong nước
tăng

Cầu lao
động tăng


Chi phí sản xuất
tăng

Hàng hóa
thay thế xuất

Tiền lương

khẩu đắt hơn

tăng

Giá cả tiêu dùng tăng
Nguồn: Laflèche (1996).

Hình 2.1: Cơ chế truyền dẫn tỷ giá vào chỉ số giá tiêu dùng.
2.1.4. Các yếu tố quyết định của truyền dẫn tỷ giá
Một lượng lớn các nghiên cứu đề cập đến các yếu tố quyết định mức độ truyền
dẫn đến giá cả. Trong phần này, tác giả cố gắng xác định các yếu tố ảnh hưởng
ERPT đến giá cả (xuất khẩu, nhập khẩu và giá tiêu dùng). Dựa theo Campa và


11

Goldberg (2002), ERPT phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể phân thành hai nhóm
chính sau: nhóm các yếu tố vi mô và vĩ mô.
Đứng từ góc độ vĩ mô, Taylor (2000) lập luận rằng môi trường lạm phát là yếu
tố quan trọng quyết định việc truyền dẫn. Cụ thể, tác giả cho rằng lạm phát thấp dẫn
đến sự dai dẳng lạm phát nhỏ hơn, sự dai dẳng trong thay đổi chi phí liên quan đến
sự ổn định về giá cả. Do đó, trong môi trường ổn định, tính dai dẳng của lạm phát sẽ

thấp. Kết quả là, các thay đổi chi phí sẽ giảm dần và ít dai dẳng hơn, dẫn đến sự
truyền dẫn nhỏ hơn. Chính xác hơn, trong môi trường lạm phát ổn định, những cú
sốc tỷ giá có thể được coi là tạm thời, điều này khuyến khích các doanh nghiệp hấp
thụ những biến động tỷ giá vào lợi nhuận biên. Phát hiện này được xác nhận bởi
Goldfajn và Werlang (2000).Theo nghiên cứu của các tác giả, môi trường lạm phát
có thể dẫn đến các doanh nghiệp truyền dẫn thay đổi chi phí và tăng giá cả sau đó.
Gagnon và Ihrig (2001) cho thấy rằng các quốc gia áp dụng chính sách chống lạm
phát sẽ có mức độ truyền dẫn tỷ giá thấp. Schmidt-Hebbel và Tapia (2002) cũng
cho rằng ERPT phụ thuộc vào độ tin cậy của chính sách tiền tệ. Các nghiên cứu
thực nghiệm khác đã khảo sát mối quan hệ giữa truyền dẫn và môi trường lạm phát
như Choudhri và Hakura (2001); Devereux và Yetman (2002); và Gagnon và Ihrig
(2004).Cơ chế tỷ giá có thể là một yếu tố quyết định ERPT. Nhìn chung, ERPT
thấp hơn ở các nước có cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt so với cơ chế tỷ giá hối đoái
cố định (Krugman, 1989; Steel và King, 2004). Điều này có thể được giải thích bởi
thực tế là trong cơ chế cố định, khi các thay đổi trong tỷ giá hối đoái xảy ra, chúng
được xem là lâu dài (permanent), dẫn đến các doanh nghiệp điều chỉnh giá bán
nhanh chóng. Mặt khác, trong cơ chế tỷ giá linh hoạt, thay đổi tỷ giá sẽ được xem là
tạm thời (temporary). Do đó, các doanh nghiệp không điều chỉnh giá bán ngay lập
tức. Lỗ hổng sản lượng (output gap) cũng được xem là yếu tố quyết định về mặt vĩ
mô của ERPT. Lỗ hổng sản lượng được định nghĩa là sự khác biệt giữa tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) thực tế và tiềm năng. Bằng chứng của các nghiên cứu trước
đây cho thấy mối tương quan thuận giữa truyền dẫn và lỗ hổng sản lượng (Goldfajn
và Werlang, 1999; Beckmann và cộng sự, 2013). Goldfajn và Werlang (2000) cho


12

thấy ERPT có thể bị ảnh hưởng bởi một yếu tố vĩ mô khác, đó là chu kỳ kinh doanh.
Thật vậy, các tác giả thấy rằng ERPT sẽ cao hơn khi nền kinh tế trong giai đoạn
tăng trưởng bùng nổ so với thời kỳ suy thoái. Monteiro và Wu (2002) cũng tìm thấy

kết quả tương tự. Correa và Minella (2006) nhận thấy truyền dẫn tỷ giá phản ứng
với chu kỳ kinh doanh theo một cách phi tuyến. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của
Ben Cheikh (2013), không có hướng rõ ràng về mối quan hệ giữa ERPT và chu kỳ
kinh doanh. Thật vậy, ở một số nước, tác giả thấy rằng truyền dẫn tỷ giá cao hơn
trong thời kỳ mở rộng so với thời kỳ suy thoái; tuy nhiên, ở các nước khác, tác giả
lại tìm thấy kết quả ngược lại. Các nghiên cứu cũng xem xét vai trò độ mở thương
mại của một quốc gia. Phần đông các nghiên cứu đều cho thấy mối quan hệ tương
quan thuận giữa độ mở thương mại và truyền dẫn tỷ giá. Theo đó, độ mở thương
mại cao có thể hàm ý độ nhạy cảm cao của nền kinh tế với các biến động tỷ giá. Nói
cách khác, với độ mở thương mại cao hơn, phản ứng của giá cả đối với biến động tỷ
giá cũng sẽ cao hơn (McKinnon, 1963; McCarthy, 2000 và 2007). Tuy vậy, kết quả
này có thể bị thách thức một khi chúng ta xét đến lạm phát có thể có mối tương
quan nghịch với độ mở, như đã được thực nghiệm bởi Romer (1993). Điều này tạo
ra một kênh gián tiếp, theo đó độ mở có mối tương quan nghịch với lạm phát và
mức độ truyền dẫn (giả thuyết của Taylor). Các kênh trực tiếp và gián tiếp cho ra
các hướng truyền dẫn ngược nhau và dấu của quan hệ tương quan giữa sự truyền
dẫn và độ mở có thể là dương hoặc âm (Ca'Zorzi và cộng sự, 2007).
Xét tới quan điểm vi mô, nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến ERPT. Trong số
các yếu tố quan trọng quyết định mức độ truyền dẫn tỷ giá, tác giả nhận thấy mức
độ cạnh tranh mà nhà xuất khẩu phải đối mặt tại thị trường đích đến. Khi các nhà
xuất khẩu phải đối mặt với sức cạnh tranh mạnh mẽ, sức mạnh thị trường của họ
giảm đi và để duy trì thị phần, các nhà sản xuất sẽ chấp nhận hạn chế tăng giá và do
đó truyền dẫn tỷ giá sẽ không hoàn toàn lên giá cả. Do đó, tồn tại mối liên hệ nghịch
chiều giữa sức cạnh tranh và ERPT. Ngược lại, nếu các nhà xuất khẩu không phải
đối mặt nhiều cạnh tranh với sản phẩm của mình thì ERPT sẽ cao hơn (Knetter,
1993; Reinert và cộng sự, 2010). Khoảng thời gian của các biến động tỷ giá cũng là


13


một yếu tố quan trọng quyết định mức độ truyền dẫn. Meurers (2003) nhận thấy
rằng, về lâu dài, truyền dẫn tỷ giá có xu hướng gần như hoàn toàn khi cú sốc tỷ giá
vẫn còn dai dẳng. Ngược lại, nếu các cú sốc tỷ giá hối đoái là tạm thời, để duy trì thị
phần, các nhà xuất khẩu có thể hạn chế tăng giá và do đó, ERPT lên giá cả sẽ không
hoàn toàn (Froot và Klemperer, 1989). Một số nghiên cứu cho rằng mức độ truyền
dẫn bị ảnh hưởng bởi hướng thay đổi của tỷ giá hối đoái, tức là sự truyền dẫn thay
đổi tùy theo đồng tiền của quốc gia nhập khẩu (xuất khẩu) đang được định giá cao
hay thấp (Delatte và Lopez-Villavcencio, 2012). Nếu tiền tệ của quốc gia xuất khẩu
đang định giá thấp, thì hàng hóa của nước xuất khẩu sẽ tương đối rẻ hơn ở thị
trường đích đến. Trong trường hợp này, doanh nghiệp xuất khẩu có thể thực hiện
truyền dẫn tỷ giá hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu đồng tiền của nước xuất khẩu đang
được định giá cao thì giá hàng hóa của nước xuất khẩu sẽ đắt hơn ở thị trường đích
đến, khiến cho các nhà xuất khẩu giảm giá xuất khẩu để duy trì thị phần của mình.
Truyền dẫn tỷ giá trong trường hợp này sẽ không đầy đủ (Pollard và Coughlin,
2003). Độ lớn trong thay đổi tỷ giá cũng ảnh hưởng đến việc truyền dẫn. Chẳng
hạn, Coughlin và Pollard (2004) nhận thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp phản ứng
bất đối xứng với những thay đổi lớn và nhỏ trong tỷ giá hối đoái. ERPT quan hệ
cùng chiều với mức độ thay đổi. Nói chung, khi mức thay đổi tỷ giá nhỏ, các công
ty có thể sẵn lòng chấp nhận sự thay đổi tỷ giá này để giữ giá cả nội địa không thay
đổi do sự hiện diện của các loại chi phí có liên quan đến việc thay đổi giá cả.
Các yếu tố quyết định truyền dẫn tỷ giá khác có thể là những thay đổi xảy ra
trong thành phần rổ hàng nhập khẩu của một quốc gia.Thật vậy, hàng hóa nhập
khẩu bao gồm nhiều loại sản phẩm không đồng nhất, và truyền dẫn tỷ giá có thể
khác nhau đáng kể giữa các loại hàng nhập khẩu khác nhau. Nếu một quốc gia thay
đổi thành phần hàng hóa thương mại từ các ngành công nghiệp có độ co giãn cao
(như năng lượng và nguyên liệu thô) sang các ngành công nghiệp với độ co dãn
thấp (như hàng hoá sản xuất) thì việc truyền dẫn sẽ suy giảm. Mặt khác, nếu một
quốc gia chuyển sang các sản phẩm nhạy cảm với tỷ giá thì mức truyền dẫn sẽ cao
hơn (Campa và Goldberg, 2002). Độ co giãn cầu và giá cũng ảnh hưởng đến ERPT.



14

Nhu cầu càng co giãn, càng có nhiều người tiêu dùng sẽ phản ứng trước những thay
đổi về giá cả, điều đó có nghĩa là các nhà sản xuất sẽ hạn chế khả năng truyền dẫn
các thay đổi chi phí. Do đó, nhu cầu càng ít co giãn, nhiều nhà sản xuất sẽ truyền
dẫn các biến đổi tỷ giá vào giá cả nhiều hơn. Điều này hàm ý sự tồn tại của mối
tương quan âm giữa truyền dẫn tỷ giá và độ co giãn cầu- giá. Thật vậy, khi nhu cầu
co dãn cao thì người tiêu dùng sẽ phản ứng nhanh hơn với những thay đổi tỷ giá. Vì
vậy, trong trường hợp này, các nhà sản xuất sẽ hạn chế truyền dẫn các thay đổi
trong chi phí. Ngược lại, khi nhu cầu ít co giãn, các nhà sản xuất có thể truyền dẫn
các thay đổi trong tỷ giá vào giá cả. Như vậy, có mối tương quan âm giữa truyền
dẫn và độ co giãn cầu-giá (Souza và cộng sự, 2010). Pollard và Coughlin (2004)
cũng gợi ý rằng chi phí thực đơn (menu cost) có thể ảnh hưởng đến ERPT. Tác giả
nhận thấy rằng chi phí thực đơn đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định
truyền dẫn trong hầu hết các ngành công nghiệp. Các nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò
của lợi nhuận biên (mark-up).Thật vậy, khi lợi nhuận biên là cố định, mức độ truyền
dẫn là hoàn toàn. Tuy nhiên, khi lợi nhuận biên thay đổi theo tỷ lệ tương tự như sự
thay đổi tỷ giá hối đoái, mức độ truyền dẫn bằng không. Do đó, lợi nhuận biên có
thể là một yếu tố quyết định đến ERPT (Hooper và Mann, 1989). Chi phí của việc
thay đổi giá cả cũng cần xét đến.Thật vậy, nếu chi phí liên quan đến việc thay đổi
giá cao, thì các nhà xuất khẩu có thể để giá của họ bằng đồng tiền của nhà nhập
khẩu.

2.2. Các thuộc tính của cơ chế ERPT: Các góc nhìn thực nghiệm
2.2.1. Truyền dẫn không hoàn toàn và suy giảm
Kể từ những năm 1980, các nghiên cứu thực nghiệm quan trọng về ERPT dần
xuất hiện, với trọng tâm là mối quan hệ giữa tỷ giá và giá nhập khẩu. Đo lường mức
truyền dẫn là bước đầu tiên để thực hiện. Nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá đã đạt ít
nhất hai khẳng định sau. Thứ nhất, ERPT trong nhiều trường hợp là không hoàn

toàn. Thứ hai, ERPT đã giảm trong những năm gần đây. Sau đó, các nghiên cứu bắt
đầu đo lường mức truyền dẫn trong ngắn hạn và dài hạn. Thực tế, mức độ truyền
dẫn cả trong ngắn hạn và dài hạn đóng vai trò quan trọng để hiểu tác động của sự


15

biến động tỷ giá đối với giá cả. Ước tính ngắn hạn dựa trên thay đổi mức giá hàng
quý do tỷ giá hối đoái trung bình của quý đó gây ra. Trong khi đó, ước tính dài hạn
bao gồm việc truyền dẫn do tỷ giá hối đoái trong quý và độ trễ hàng quý của tỷ giá
hối đoái gây ra. Chẳng hạn, Campa và Goldberg (2005) đo cả truyền dẫn ngắn hạn
và dài hạn. Tác giả thấy rằng mức độ truyền dẫn trong dài hạn thấp hơn so với ngắn
hạn.
Đối với các đề xuất lý thuyết cho vấn đề truyền dẫn không hoàn toàn,
Krugman (1987) và Dornbusch (1987) chứng minh rằng, sự truyền dẫn không đầy
đủ phát sinh từ các công ty hoạt động trong một thị trường cạnh tranh không hoàn
hảo. Lập luận cho rằng, các công ty điều chỉnh lợi nhuận biên của mình để đối phó
với các cú sốc tỷ giá. Đặc biệt, nếu lợi nhuận biên của công ty giảm xuống khi giá
của hàng hóa bán ra tăng lên thì việc truyền dẫn không đầy đủ. Theo lý thuyết, có ít
nhất ba cách giải thích cho các công ty độc quyền hành động theo cách thức trên.
Thứ nhất, hành động này có thể là phản ứng tự vệ đối với các biến động tiền tệ nhất
thời (Marston, 1990). Thứ hai, đó có thể là kết quả của những cân nhắc về thị phần
(ví dụ như Hooper và Mann, 1989; Kasa, 1992; hoặc Froot và Klemper, 1989). Cuối
cùng, Ihrig và cộng sự (2006) cho thấy một công ty chỉ có thể làm giảm ảnh hưởng
của sự biến động tỷ giá lên với giá cả khi lợi nhuận biên dương. Xét hướng khác, sự
truyền dẫn không hoàn toàn cũng có thể phát sinh từ việc định giá bằng đồng nội tệ
(tức là khi công ty xuất khẩu ấn định giá bằng đồng tiền của quốc gia đích đến).
Thực tế, Devereux và Engel (2001), Bacchetta và VanWincoop (2003) cho rằng các
quốc gia có biến động tỷ giá hối đoái tương đối thấp hoặc chính sách tiền tệ ổn định
có nhiều khả năng sẽ chọn loại tiền tệ của mình để lập hoá đơn giao dịch, và do đó,

nhiều khả năng truyền dẫn tỷ giá đến giá nhập khẩu sẽ thấp hơn. Bodnar và cộng sự
(2002) cho thấy rằng mức truyền dẫn có thể bé hơn một nếu một phần chi phí sản
xuất phát sinh bằng đồng tiền khác, nếu hàng hóa có thể thay thế cao hoặc nếu thị
phần của công ty xuất khẩu ở thị trường nước ngoài lớn. Ihrig và cộng sự (2006)
cũng chỉ ra sản xuất xuyên biên giới và phòng ngừa tỷ giá hối đoái là những giải
thích khác cho sự truyền dẫn không đầy đủ. Trong trường hợp đầu tiên, nếu sản


16

xuất diễn ra ở nhiều giai đoạn ở nhiều quốc gia, thì chi phí sản xuất ra sản phẩm
cuối cùng sẽ phát sinh bằng nhiều loại tiền tệ (ví dụ như Aksoy và Riyanto, 2000;
Bodnar và cộng sự, 2002; Hegji, 2003;...). Trong trường hợp thứ hai, Mann (1986)
cho thấy việc gia tăng vận dụng phòng ngừa tỷ giá có thể khiến một công ty không
bị ảnh hưởng bởi những cú sốc tỷ giá bằng cách cho phép họ tránh đẩy những cú
sốc đó sang người tiêu dùng. Tác giả giải thích rằng bảo hiểm rủi ro có thể cho phép
các công ty trì hoãn việc truyền dẫn của cú sốc tỷ giá. Tuy nhiên, về lâu dài một cú
sốc tỷ giá hối đoái đủ lớn và dai dẳng sẽ phải được truyền dẫn vào giá của các nhà
nhập khẩu. Cuối cùng, một cách giải thích chung cho sự truyền dẫn suy giảm và
không hoàn toàn, đó là kết quả phụ từ môi trường lạm phát thấp của những năm 90.
Thực tế, như đã nhắc khi trước, Taylor (2000) cho rằng, môi trường lạm phát thấp
(được đảm bảo bởi chính sách lạm phát mục tiêu đầy tin cậy), cho phép các doanh
nghiệp giảm mức độ truyền dẫn cú sốc tỷ giá vào chi phí.
Một lập luận tương tự được phát triển bởi Devereux và Yetman (2010), theo
đó, mức độ truyền dẫn là một chức năng của lập trường chính sách tiền tệ, vì nó tác
động đến mức độ “dai dẳng” của lạm phát. Khi các doanh nghiệp có thể điều chỉnh
tần suất thay đổi giá cả, chính sách tiền tệ mở (lạm phát cao) dẫn đến ERPT cao
hơn. Gagnon và Ihrig (2004), Campa và Goldberg (2005), Choudhri và Hakura
(2006) đã phân tích mối quan hệ này, tìm mối tương quan giữa ERPT và chỉ số lạm
phát. Gần đây hơn, dựa trên các mô hình trạng thái, Leon-Ledesma và Nogueira

(2010) cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự suy giảm trơn (smooth decline)
trong tác động của tỷ giá đối với lạm phát trong nước, nhưng không ủng hộ giả
thuyết cho rằng môi trường lạm phát thấp hơn làm suy giảm ERPT. Trên thực tế,
một số nghiên cứu cho thấy bằng chứng về sự suy giảm ERPT ở các nước công
nghiệp. Chẳng hạn, Campa và Goldberg (2002) cho rằng sự thay đổi thành phần của
giỏ hàng nhập khẩu điển hình từ hàng hoá có ít nhạy cảm hơn với tỷ giá đã giải
thích sự suy giảm trong ERPT. Bailliu và Fujii (2004) sử dụng bảng dữ liệu của 11
quốc gia công nghiệp, tìm thấy sự suy giảm trong ERPT kể từ 1990. Olivei (2002)
kiểm tra giá nhập khẩu của Mỹ cho 34 loại sản phẩm và giải thích rằng sự hiện diện


×