Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nghiên cứu những yếu tố thị trường cơ bản quyết định chỉ số giá tiêu dùng tại việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 127 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI








BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

“NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ THỊ TRƯỜNG CƠ BẢN
QUYẾT ĐỊNH CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY”





Mã số : 120.09.RD/HĐ-KHCN
Cơ quan chủ trì : Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại
Cơ quan chủ quản : Bộ Công Thương
Chủ nhiệm đề tài : CN. Đinh Thị Bảo Linh















7633
29/01/2010



Hà Nội, tháng 12 năm 2009


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI








BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

“NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ THỊ TRƯỜNG CƠ BẢN

QUYẾT ĐỊNH CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY”

Thực hiện theo Hợp đồng số 120.09.RD/HĐ-KHCN giữa Bộ Công Thương và
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại



Mã số : 120.09.RD/HĐ-KHCN
Cơ quan chủ trì : Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại
Cơ quan chủ quản : Bộ Công Thương
Chủ nhiệm đề tài : CN. Đinh Thị Bảo Linh
Các thành viên tham gia : Ngô Hoàng Thắng
Nguyễn Mỹ Ý
Hoàng Ngọc Oanh
Hoàng Đình Trung













Hà Nội, tháng 12 năm 2009



DANH MỤC BẢNG

Tên bảng Trang
Bảng 1: So sánh giá phân Ure vào các thời điểm khác nhau của Giá dầu 13
Bảng 2: Tham khảo giá phôi thép nhập khẩu, giá thành sản xuất và giá
bán tại nhà máy qua các tháng
15
Bảng 3: Diễn biến giá các nhóm hàng trong rổ hàng hóa tính CPI của
Trung Quốc 11 tháng đầu năm 2009
33
Bảng 4: Các thành phần và trọng số của rổ hàng hóa tính CPI ở Thái Lan 39
Bảng 5: Quyền số của các mặt hàng trong rổ hàng hóa tính CPI của
Malaysia

45
Bảng 6: Tham khảo chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2009 74
Bảng 7: Tham khảo chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2009 76
Bảng 8: Tham khảo chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2009 78
Bảng 9: Tham khảo chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2009 79
Bảng 10: Tham khảo chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2009 81
Bảng 11: Tham khảo chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2009 83
Bảng 12: Tham khảo chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2009 84
Bảng 13: Tham khảo chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2009 86
Bảng 14: Tham khảo chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2009 88
Bảng 15: Tham khảo chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2009 90
Bảng 16: Tham khảo chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2009 91













DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 1: Tham khảo diễn biến giá phân bón và giá dầu thế giới 14
Biểu đồ 2: Tham khảo giá nhập khẩu phân Urê và DAP 6 tháng đầu năm
2008
16
Biểu đồ 3: So sánh CPI năm 2008 và 2007 18
Biểu đồ 4: Diễn biến CPI của Việt Nam năm 2009 19
Biểu đồ 5: Diễn biến CPI của Trung Quốc từ đầu năm 2008 đến nay 33
Biểu đồ 6: Diễn biến tỷ lệ lạm phát của Thái Lan giai đoạn 1995-2007 40
Biểu đồ 7: Diễn biến CPI của Thái Lan từ tháng 01/2008 đến 06/2009 41
Biểu đồ 8: Chỉ số giá tiêu dùng Malaysia từ tháng 7/08 đến tháng 7/09 47































DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TÊN VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT

NHTW Ngân hàng Trung Ương
CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng
SNA Social National Account Hệ thống tài khoản xã hội

quốc gia
CSMTLP Chính sách mục tiêu lạm
phát
CSTT Chính sách tiền tệ
NBSC National business statistics of
China
Cơ quan Thống kê quốc
gia Trung Quốc (Còn gọi
là Tổng cục Thống kê
TQ)
PTA Policy Targets Agreement Các thỏa ước mục tiêu
ECB European Central Bank Ngân hàng Trung ương
Châu Âu
HCPI Harmonized consumer price
index
Chỉ số giá tiêu dùng hài
hòa, áp dụng cho khu vực
EU
MCI Monetary Conditions Index Chỉ số điều kiện tiền tệ
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
DBSH Đồng Bằng sông Hồng
NHNN Ngân hàng Nhà nước











TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Với mục tiêu góp phần nâng cao hiệu quả của công tác điều hành chỉ số
giá tiêu dùng (CPI), tạo cơ sở cho sự phục hồi vững chắc của kinh tế nước ta
trong năm tới, đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố quyết định CPI của Việt
Nam; dự báo xu hướng vận động và đề xuất các giải pháp tác động đến các yếu
tố theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
Sử
dụng linh hoạt các phương pháp thống kê, so sánh, tham khảo kinh
nghiệm điều hành CPI của các nước có nhiều điều kiện tương đồng với Việt
Nam trong khu vực, kết hợp với phương pháp chuyên gia, nhóm nghiên cứu đã
xác định được được chỉ số giá tiêu dùng ở nước ta bị chi phối bởi tổng hợp các
yếu tố sau đây: Ngoài yếu tố tiền tệ (do sự tăng/giảm cung tiề
n của NHTW), các
yếu tố thị trường tác động lớn tới CPI gồm có: (i) quan hệ cung-cầu trong nước;
(ii) tác động của tỷ giá, chủ yếu là tỷ giá USD/VND; (iii) tác động của giá thế
giới; (iv) hoạt động phân phối; (v) nạn đầu cơ, lũng đoạn; (vi) yếu tố tâm lý,
mùa vụ. Xu hướng vận động của các yếu tố này phát sinh từ thị trường, nhưng
có thể được tác động, đ
iều chỉnh bởi các công cụ chính sách của Nhà nước.
Công tác điều hành CPI của Nhà nước muốn đạt được tính kịp thời và hiệu quả
cao cần tác động chính xác và đồng bộ tới các nhóm yếu tố này, với một lộ trình
và cơ chế phối hợp hợp lý.


1
LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một trong những chỉ số kinh tế quan trọng,
phản ánh mức độ biến động của giá cả hàng hóa tiêu dùng và được coi là cơ sở cho
việc hoạch định các chính sách kinh tế, tài chính và xã hội của nhiều quốc gia.
Trong nhiều trường hợp, chỉ số này là tín hiệu cho các quyết sách của Ngân
hàng Trung ương (NHTW), do đó mang tính chất chỉ
dẫn cho thị trường chứng
khoán và các hoạt động đầu tư khác. CPI cũng có mối quan hệ chặt chẽ với việc
đảm bảo an sinh xã hội, ổn định mức sống cho nhân dân. Chính vì thế mà công tác
dự báo và điều hành Nhà nước về CPI được đặt ra như một yêu cầu quan trọng cho
sự tăng trưởng ổn định của các nền kinh tế. Ở một số nước phát triển, chỉ số
lạm
phát nói chung và CPI nói riêng thậm chí còn được giới hạn trong một ngưỡng an
toàn cần đạt được. Theo đó, các chính sách về tài chính, tiền tệ và tài khóa đều phải
xoay quanh trục đảm bảo mức lạm phát mục tiêu.
Như vậy, trong một nền kinh tế có sự kết hợp giữa bàn tay vô hình của thị
trường và bàn tay hữu hình của Nhà nước, diễn biến CPI bị chi phối bởi yếu tố thị
trường, đồng th
ời các yếu tố này cũng chịu sự tác động của các chính sách điều
hành của Nhà nước. Theo đó, chính sách kiểm soát CPI, điều hành thị trường trong
nước của Nhà nước có hiệu quả hay không tùy thuộc vào khả năng nhận biết, tác
động và điều chỉnh các yếu tố thị trường vốn có theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
Các yếu tố này không nhất thiết đồng nhất giữa các nền kinh t
ế mà thay đổi linh
hoạt. Ngay cả đối với một nền kinh tế, các yếu tố này cũng thay đổi theo thời gian,
thậm chí là trong ngắn hạn.
Do sự biến đổi không ngừng của các yếu tố thị trường quyết định đến CPI
khiến công tác dự báo và hoạch định chính sách điều hành giá cả thị trường trong
nước trở nên khá phức tạp và không thể mang lại những kết quả chính xác nếu
không được đầu tư đúng mức.

Thực tiễn cho thấy, từ cuối năm 2007 và nửa đầu năm 2008, sự biến động
của giá cả hàng hóa đã khiến chỉ số CPI tăng mạnh tại nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên, sự biến động cũng rất khác biệt giữa các quốc gia. Trong khi chỉ số CPI
của Việt Nam và một số thị trường đang phát triển khác t
ăng mạnh, có những thời
điểm vượt tầm kiểm soát và đến mức báo động thì chỉ số CPI tại một số nước khác
lại được kiểm soát tốt hơn. Nguyên nhân không chỉ do sự khác biệt về các yếu tố
thị trường vốn có mà chính năng lực nhận định, dự báo xu hướng vận động của các
yếu tố này sẽ quyết định việc có thể kiểm soát CPI trong ng
ưỡng có lợi cho nền
kinh tế hay không.
Do đó, yêu cầu về việc hệ thống hóa và thường xuyên theo dõi những yếu tố
thị trường quyết định chỉ số CPI tại Việt Nam hiện nay cần sớm được đáp ứng để
phục vụ công tác hoạch định chính sách, kiểm soát CPI tại Việt Nam trong thời
gian tới.

2
Trước những yêu cầu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu những
yếu tố thị trường cơ bản quyết định chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam hiện
nay” làm hướng nghiên cứu và phát triển đề tài này theo hướng thực tiễn và khả thi
nhất.

2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước; tính mới của đề tài nghiên
cứu
Các nghiên cứu về lạm phát nói chung và về CPI nói riêng đã được thực hiện
rộng rãi
ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại các nước phát triển,
việc nghiên cứu về CPI được tiến hành một cách qui mô, liên tục và định kỳ qua
từng tháng, từng quí, từng năm để làm cơ sở cho việc hoạch định và điều chỉnh
chính sách. Ví dụ như tại Mỹ, kết quả của các nghiên cứu về CPI được sử dụng như

một cơ sở quan trọ
ng cho việc ra chính sách của các cơ quan Nhà nước. Cục an
ninh xã hội Mỹ thường xem xét CPI để đưa ra mức thu nhập phù hợp cho người
dân, cấu trúc thuế của Cục dự trữ liên bang cũng dựa trên CPI để điều chỉnh mức
thuế cho phù hợp.
Đối với các nước đang phát triển, hệ thống theo dõi, phân tích, nghiên cứu và
dự báo về CPI chưa được hoàn thiện như tại các nước phát triển. Tuy nhiên, trong
những nă
m gần đây vấn đề này đã được quan tâm và đầu tư hơn. Một trong những
nghiên cứu sát với hoàn cảnh thực tiễn của các nước đang phát triển và có nhiều
điểm tương đồng với Việt Nam là nghiên cứu của Lougani và Swagel (2001). Hai
tác giả đã tiến hành nghiên cứu về lạm phát tại 53 nước đang phát triển và các nhân
tố tác động tới lạm phát tại các nước này. Nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ

giữa chế độ tỷ giá hối đoái và lạm phát tại các nước này. Sử dụng các dữ liệu từ
năm 1964 đến 1998, các tác giả phát hiện ra rằng tăng trưởng cung tiền và sự thay
đổi trong tỷ giá hối đoái có liên quan đến những ảnh hưởng tài khóa tại các nước có
chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi nhiều hơn là tại các nước có chế độ tỷ giá cố đị
nh.
Thay vào đó, những nhân tố mang tính quán tính, truyền thống lại có sức chi phối
lớn hơn đến lạm phát tại các nước đang phát triển có chế độ tỷ giá hối đoái cố định.
Trong một nghiên cứu khác, Claude Hillinger (2003) đánh giá lại các thước
đo giá trị của nền kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng. Theo tác giả, có nhiều thước đo
khác nhau được sử dụng trong mỗi hoàn cảnh riêng, với những giả định riêng h
ầu
như phi thực tế. Tác giả phát triển một lý thuyết có thể sử dụng được trong tất cả
các hoàn cảnh mà ở đó các thước đo tiền tệ được sử dụng.
Xét về tác động của tỷ giá đến tình hình lạm phát trong nước – một trong
những lý do thường được các doanh nghiệp Việt Nam căn vào để lý giải cho các
đợt tăng giá hàng bán của mình, một nghiên cứu của Siok Kun SEK và Zhanna

KAPSALYAMOVA (2008) về cơ ch
ế chuyển tải của tỷ giá đến lạm phát đối với 4
nền kinh tế châu Á cho thấy mức độ tác động của biến đổi tỷ giá đến lạm phát thay
đổi qua từng quốc gia và theo thời gian. Trong phần lớn các trường hợp, sự truyền
tải là không đầy đủ. Biến động tỷ giá có tác động cao nhất đến giá nhập khẩu, tiếp

3
theo đến chỉ số giá sản xuất (PPI) và cuối cùng mới là CPI. Nghiên cứu cũng cho
thấy cú sốc về giá nhập khẩu có tác động đến CPI nhiều hơn là biến động về tỷ giá.
Tại Việt Nam, nghiên cứu về chỉ số giá tiêu dùng đã được thực hiện ngay từ
những năm sau Đổi mới (1986), với sự tham gia của các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước. Tiêu biểu như Shanaka J. Peiris (2003). Tác giả đã sử dụng ph
ương
pháp hệ thống vectơ tự tương quan (VAR) với độ dài các biến trễ là 3 để phân tích
những yếu tố chủ yếu tác động đến mức giá tiêu dùng ở Việt Nam. Số liệu được sử
dụng có tần số là tháng với thời gian từ 1995 đến 2002. Kết quả là tỷ lệ tác động
của tỷ giá lên giá tiêu dùng là thấp trong khi sự tác động của giá hàng nhập khẩu
đến giá tiêu dùng xấp xỉ 1:1. Đ
iều này có thể được lý giải qua tỷ trọng thấp của
những mặt hàng nhập khẩu trong rổ hàng hoá tiêu dùng và tình trạng cạnh tranh
không hoàn hảo. Ngoài ra, vai trò của mức cung ứng tiền tệ đối với giá tiêu dùng
không lớn, CPI có độ ỳ không giúp ích nhiều cho chính sách tiền tệ. VAR là một
công cụ rất tốt cho việc dự báo và xử lý các vấn đề có liên quan đến tính chính xác
của các ước lượng. Tuy nhiên, nó lại không đề cập đến các bản chấ
t kinh tế.
Phương pháp này cũng không cho phép đưa vào độ dài các biến trễ đủ lớn để có
được những ước lượng tin cậy đặc biệt là khi kích thước mẫu nhỏ.
Trên cơ sở vận dụng và rút kinh nghiệm từ nghiên cứu này, Trương Văn
Phước, Chu Hoàng Long (2005) đã tiến hành các ước lượng quan hệ giữa lạm phát
và các yếu tố liên quan theo phương pháp trực tiếp. Nghiên cứu này sử dụng

phương pháp ước lượ
ng trực tiếp phương trình kinh tế lượng cho chỉ số CPI của
Việt Nam với các biến: (i) tỷ giá trung bình USD/VND, (ii) mức cung ứng tiền tệ,
(iii) mức dư cầu, (iv) giá xăng thế giới, (v) giá gạo thế giới. Giá xăng và giá gạo thế
giới nhằm phân tích tác động của mức giá quốc tế của các mặt hàng xuất nhập khẩu
quan trọng. Nghiên cứu cho ra kết quả về mối quan hệ dài hạn gi
ữa CPI, tỷ giá,
cung tiền M2, giá xăng dầu, giá gạo thế giới và mức dư cầu. Tác động của tỷ giá
đến CPI lớn hơn so với giá xăng dầu và giá gạo quốc tế. Kết quả này là phù hợp với
tỷ trọng khá lớn của nhóm các hàng hoá có thể tham gia thương mại quốc tế trong
rổ hàng hoá tiêu dùng. Việc giá xăng dầu thế giới không có tác động ngay lập tức
đến CPI có thể là kết quả c
ủa việc kiểm soát giá trực tiếp. Mức cung ứng tiền tệ có
tác động đến CPI tuy với cường độ rất nhỏ và với độ trễ 6 tháng. Điều này có cho
thấy các công cụ của chính sách tiền tệ không tác động nhiều đến CPI và có thể là
sự không hợp lý đối với thành phẩm của rổ hàng hoá tiêu dùng.
PGS. TS Nguyễn Đức Phương, Giảng viên ĐH Thương mại Paris (2008)
cũng chia sẻ quan điểm trên, cho r
ằng lạm phát tại Việt Nam trước tiên do tác động
của sự mất cân đối giữa cung và cầu. Theo đó, cầu tăng mạnh hơn cung khiến giá
hàng hóa tăng. Trong khi đó, sự hạn chế về tín dụng đối với các doanh nghiệp sản
xuất cũng khiến nguồn cung không thể bứt phá để cân bằng với cầu. Ông còn đưa
ra một lý do đặc biệt khác đó là sự khan hiếm nhân lực có chuyên môn cao. Sự
khan hi
ếm và dòng chảy chất xám từ các nước đang phát triển đến các nước giàu đã
khiến gia tăng chi phí sức lao động, và giá cả.

4
Gần đây, Phạm Thị Thu Trang (2009) cũng đã tiến hành nghiên cứu các yếu
tố tác động tới lạm phát tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp Phân tích

chuỗi thời gian phi tuyến để có thể cải thiện kết quả dự báo và cho biết rõ hơn về
tính động trong chu kỳ kinh tế. Nghiên cứu này cho thấy lạm phát tại Việt Nam
chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:
+ Yếu tố
tiền tệ: Tăng cung tiền ngay lập tức làm cho lạm phát tăng và ảnh
hưởng của nó còn kéo dài tới 3 tháng sau đó. Cung tiền thực tế là yếu tố ảnh hưởng
mạnh nhất tới tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam từ năm 2000 tới nay.
+ Yếu tố phía cầu: Tổng cầu tăng ngay lập tức làm lạm phát tăng và tiếp tục
tăng ở 3 tháng tiếp theo. Tổng cầu tác
động tới lạm phát mạnh nhất sau 1 tháng. Tỷ
lệ lạm phát biến động cùng chiều với biến động giá gạo xuất khẩu. Độ trễ tác động
là 1, 2 và 3 tháng.
+ Yếu tố phía cung: Giá dầu thế giới tăng làm cho giá xăng dầu nhập khẩu
của Việt Nam tăng, chi phí sản xuất tăng và tác động tới lạm phát. Độ trễ tác động
là 1 tháng.
+ Yếu tố kỳ vọng: Lạm phát trong quá khứ
có ảnh hưởng tới lạm phát hiện
tại. Lạm phát kỳ vọng hay lạm phát do tâm lý là hiện tượng thường thấy ở Việt
Nam. Đây là yếu tố tác động yếu nhất tới lạm phát. Độ trễ tác động là 1 và 3 tháng.
Các nghiên cứu trên sử dụng các phương pháp khác nhau nhưng đều cho
thấy lạm phát các nước đang phát triển và trong quá trình hội nhập nói chung và
Việt Nam nói riêng chịu sự tác động của tổng hợp nhiề
u yếu tố, trong đó lớn nhất
có yếu tố cung-cầu, tiền tệ và tỷ giá. Trong trường hợp của Việt Nam, yếu tố tâm
lý, đầu cơ đã nổi bật lên trong những năm gần đây và là một thách thức không nhỏ
cho việc kiểm soát CPI.
Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc liệt kê ra những yếu tố thị trường đó thì
chưa thể đáp ứ
ng được yêu cầu đưa ra những giải pháp khả thi và hiệu quả
trong việc kiểm soát CPI tại Việt Nam. Quan trọng hơn cần phân tách các phân

đoạn cấu thành nên giá của các mặt hàng, từ khi nhập đầu vào sản xuất ra hàng
hóa đến khi xuất xưởng, qua chuỗi phân phối và đến tay người tiêu dùng cuối
cùng. Trong qua trình đó, cần phân biệt rõ các yếu tố làm tăng giá tự nhiên, các
yếu tố “bóp méo” giá cả Đặc biệt, việc rà soát, đánh giá l
ại hiệu quả của các
chính sách kiềm chế lạm phát đã được thực hiện trong những năm vừa qua để
rút kinh nghiệm cho thời gian tới cũng đóng góp một phần quan trọng cho việc
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều hành thị trường trong nước,
kiểm soát CPI. Đây cũng là tính mới của đề tài nghiên cứu này.

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài không đề xuấ
t cách tính chỉ số CPI mà chỉ xác định các yếu tố thị
trường tác động đến chỉ số này và xu hướng vận động của chúng trong thời gian
tới. Trên cơ sở đó, đưa ra khuyến nghị một số giải pháp vĩ mô góp phần bình ổn giá
cả, kiềm chế lạm phát tại Việt Nam.


5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố
thị trường căn bản tác động tới chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam trong những năm
gần đây và dự báo cho năm 2010.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào tác động của các yếu tố thị trường tới chỉ số giá
tiêu dùng của Việt Nam, mức độ
tác động và mối quan hệ giữa các yếu tố này ở
những khía cạnh có liên quan đến chỉ số giá tiêu dùng.
Về thời gian nghiên cứu, rà soát lại hệ thống số liệu, dữ liệu về tác động của

các yếu tố thị trường tới CPI trong các năm gần đây. Tổng hợp các dữ liệu đánh giá
và dự báo cho năm 2010.
Nghiên cứu cũng lựa chọn những mặt hàng quan trọng, có quyề
n số cao
trong “rổ hàng hóa” tính CPI hiện hành của Việt Nam làm trọng tâm nghiên cứu.

5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài kết hợp các phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp dữ liệu để làm
cơ sở cho việc dự báo. Để phục vụ việc đề xuất các giải pháp, bên cạnh việc sử
dụng các phân tích nhận định có được từ các dữ liệu, kết hợp với việc phân tích
kinh nghiệm kiểm soát CPI c
ủa một số nước có một vài điều kiện tương đồng với
Việt Nam, nhóm nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp chuyên gia.

6. Kết cấu đề tài
Sau phần mở đầu, đề tài được chia thành ba chương chính. Chương I tổng
hợp và phân tích những vấn đề cơ bản về CPI của Việt Nam trong những năm gần
đây trong đó nhấn mạnh đến các yếu tố thị tr
ường cơ bản quyết định đến CPI của
Việt Nam trong 3 năm trở lại đây và vai trò của các chính sách điều hành của Nhà
nước về thị trường trong nước và kiểm soát CPI. Chương II tiến hành nghiên cứu
kinh nghiệm thực tiễn của các nước có một số điều kiện tương đồng với Việt Nam
trong việc hoạch định và triển khai các chính sách kiểm soát CPI cũng như khả
năng áp d
ụng các kinh nghiệm này trong điều kiện của Việt Nam. Từ đó, chương
III hướng đề xuất một số giải pháp điều hành thị trường, kiểm soát CPI trong giai
đoạn hậu suy thoái, sau khi phân tích, nhận định những xu hướng trong và ngoài
nước có khả năng tác động tới CPI của Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể như
sau:









6
CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CPI CỦA VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2009

Mục tiêu đặt ra trong chương I là điểm lại những vấn đề cơ bản về CPI
của Việt Nam trong những năm gần đây, bao gồm khái niệm về CPI đang được
sử dụng tại Việt Nam, các phương pháp tính; các công cụ quản lý kiểm soát CPI
của Chính phủ; các yếu tố thị trường cơ bản quyết định CPI c
ủa Việt Nam trong
giai đoạn nghiên cứu. Một mục tiêu quan trọng khác là phân tích và đánh giá lại
hiệu quả các chính sách điều hành thị trường trong nước, kiểm soát CPI đã
được thực hiện những năm gần đây; từ đó rút kinh nghiệm cho việc điều hành
thị trường, giá cả trong thời gian tới.

1. Một số vấn đề cơ bản về CPI của Việt Nam trong những năm g
ần đây
1.1. Khái niệm về chỉ số giá tiêu dùng
CPI là một khái niệm kinh tế quan trọng và được sử dụng tại nhiều quốc gia
trên thế giới như một thước đo về lạm phát, mặc dù chỉ mang ý nghĩa tương đối.
Một cách phổ biến nhất, CPI được hiểu là “Chỉ số giá tiêu dùng (CPI là viết
tắt từ các chữ tiếng Anh Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm
để
phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là

thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một rổ hàng hóa đại diện cho toàn bộ
hàng tiêu dùng” (Wikipedia.org, 2009).
Ở các nước phát triển, chỉ số này rất được coi trọng và xem xét một cách kỹ
lưỡng, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và đưa ra các giải pháp nhằm ổn
định và định hướng thị trường, nề
n kinh tế của quốc gia một cách khoa học.
Năm 2004, Liên đoàn lao động thế giới đã xuất bản một cuốn sách Giáo
khoa về Chỉ số giá tiêu dùng. Trong đó định nghĩa CPI là một thước đo nhằm xác
định sự thay đổi của hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ theo thời gian. Cuốn sách này
cũng nhận định đây là một số liệu thống kê then chốt phục vụ việc hoạch định
chính sách kinh tế, xã h
ội, đặc biệt là chính sách tiền tệ và chính sách xã hội. Chỉ số
này có mối liên hệ trên diện rộng tới đa dạng các thành phần trong nền kinh tế, từ
Chính phủ, các doanh nghiệp, người lao động và các hộ tiêu dùng. (ILO, 2004)
Tại Việt Nam, Tổng cục Thống kê Việt Nam cũng đã đưa ra một khái niệm
tương đối đầy đủ và dễ hiểu về CPI. Theo đó “Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ
tiêu tươ
ng đối phản ánh sự biến động qua thời gian của giá tiêu dùng cho sinh hoạt
đời sống cá nhân và gia đình”.
Cụ thể như sau:
+ Chỉ số giá tiêu dùng được viết tắt là CPI và là các chữ cái đầu trong cụm từ
tiếng Anh - Consumer Price Index.
+ “Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ tiêu tương đối”, vì chỉ số này chỉ dựa vào
một rổ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.
+ “Phản ánh sự biến động qua thời gian của giá tiêu dùng
”: Giá cả các mặt
hàng tiêu dùng thay đổi theo thời gian do tác động của nhiều yếu tố và mức độ thay

7
đổi là khác nhau giữa các nhóm mặt hàng trong rổ hàng hóa. CPI có chức năng

phản ánh mức độ biến động giá cả của từng nhóm mặt hàng hoặc của cả rổ hàng
hóa tại thời điểm đánh giá so với thời điểm gốc được chọn.
+ “Sinh hoạt đời sống cá nhân và gia đình”: Rổ hàng hóa cũng như các phân
nhóm hàng hóa được xây dựng dựa trên hoạt động tiêu dùng của cá nhân và gia
đình. Các hàng hóa được chọn vào rổ
hàng hóa phải có tính chất phổ biến nhất và
có thể đại diện cho phần lớn các hàng hóa tiêu thụ khác của cá nhân và gia đình.

1.2. Các phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam
1.2.1. Phương pháp tính áp dụng trước năm 2005
Chỉ số giá tiêu dùng được Tổng cục Thống kê tính và công bố lần đầu tiên
vào năm 1998, trước đây là chỉ số giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ và chọn năm
1995 làm gốc cố định.
Quyền số và r
ổ hàng hóa đại diện đã được Tổng cục Thống kê cập nhật vào
các năm 2000 và 2005. Nguyên nhân phải cập nhật lại quyền số và rổ hàng hóa đại
diện là do tốc độ tăng trưởng kinh tế và sản xuất phát triển khiến nhiều mặt hàng
mới hoặc chất lượng cao hơn xuất hiện trên thị trường; đồng thời đời sống nhân dân
được cải thiện, cơ cấu chi tiêu dùng hàng ngày có nh
ững thay đổi; vì vậy, việc cập
nhật danh mục đại diện và quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng tiến hành 5 năm/lần là
rất cần thiết và nhằm mục đích nâng cao chất lượng chỉ số giá tiêu dùng.
1.2.2. Phương pháp tính áp dụng trong thời kỳ 2006-2010
Theo Thông cáo báo chí về nội dung cập nhật trong phương án tính chỉ số
giá tiêu dùng thời kỳ 2006-2010 của Tổng cục Thống kê vào ngày 03 tháng 07
năm 2006, phương pháp tính CPI gồm nhữ
ng bước sau:
Để tính được mức độ biến động của giá tiêu dùng, một danh mục các loại
hàng hóa và dịch vụ phổ biến tiêu dùng của người dân được chọn làm đại diện và
được thu thập giá hàng tháng. Danh mục này được gọi là “rổ” hàng hóa trong chỉ số

giá tiêu dùng. “Rổ” hàng hóa này đại diện cho mức tiêu dùng của các hộ gia đình
và được xem xét lại theo chu kỳ 5 năm/lần.
Do mức độ tiêu dùng mỗi loại hàng hóa và dịch vụ không giống nhau, vì
vậy, chỉ số giá tiêu dùng được tính bằng phương pháp bình quân gia quyền giữa
biến động giá của mỗi nhóm hàng hóa với quyền số là tỷ trọng mức tiêu dùng
tương ứng của chúng trong tổng mức chi tiêu dùng cho đời sống hàng ngày của
người dân (Tỷ trọng này dựa trên kết quả điều tra mức sống hộ gia đình do Tổng
cục Thống kê tiến hành).
Dưới đây là một số nội dung chủ
yếu được cập nhật trong phương án tính
chỉ số giá tiêu dùng của thời kỳ 2006 - 2010.
Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng người ta tính số bình quân gia quyền theo
công thức Laspeyres của giá cả của kỳ báo cáo (kỳ t) so với kỳ cơ sở. Để làm được
điều đó phải tiến hành như sau:
a. Cố định rổ hàng hoá: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng
hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng
điển hình mua.

8
b. Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong rổ hàng hoá tại
mỗi thời điểm.
c. Tính chi phí (bằng tiền) để mua rổ hàng hoá bằng cách dùng số lượng
nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại.
d. Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng
bằng công thức sau:

Chi phí để mua rổ hàng hoá thời kỳ t
CPIt = 100 x
Chi phí để
mua rổ hàng hoá kỳ cơ sở


Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng 5 đến 7 năm tùy ở từng nước.
Nếu muốn tính Chỉ số lạm phát của một thời kỳ, người ta áp dụng công thức
sau:
Chỉ số lạm phát thời kỳ T = (CPI thời kỳ T - CPI thời kỳ T-1) : CPI thời kỳ
T-1
Trên thực tế người ta có thể xác định quyền số trong tính toán chỉ số giá tiêu
dùng bằng cách điều tra để
tính toán tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm hàng hoá, dịch
vụ so với tổng giá trị chi tiêu. Sau đó quyền số này được dùng để tính chỉ số giá
tiêu dùng cho các thời kỳ sau. CPI thường được tính hàng tháng và hàng năm. CPI
còn được tính toán cho từng nhóm hàng hóa hoặc một số nhóm hàng hóa tùy theo
mục đích sử dụng. Ngoài CPI người ta cũng tính toán Chỉ số giá bán buôn là mức
giá của rổ hàng hóa do các doanh nghiệp mua vào, khác với CPI là giá do người
tiêu dùng mua vào (giá bán lẻ).

Các vấn đề gặp phải khi tính toán chỉ s
ố giá tiêu dùng
Do sử dụng rổ hàng hoá cố định nên khi tính toán CPI có ba vấn đề chính
dẫn đến hạn chế của CPI sau đây:
- CPI không phản ánh được độ lệch thay thế vì nó sử dụng rổ hàng hoá cố
định. Khi giá cả một mặt hàng này tăng nhanh hơn so với các mặt hàng khác thì
người tiêu dùng sẽ có xu hướng ít tiêu dùng những mặt hàng đã trở nên quá đắt đỏ
mà tiêu dùng nhiều những hàng hoá đỡ đắt đỏ hơn. Yếu tố này làm CPI
đã đánh giá
cao hơn thực tế mức giá.
- CPI không phản ánh được sự xuất hiện của những hàng hoá mới vì nó sử
dụng rổ hàng hoá cố định trong khi nếu có hàng hoá mới xuất hiện thì một đơn vị
tiền tệ có thể mua được các sản phẩm đa dạng hơn. CPI không phản ánh được sự
gia tăng sức mua này của đồng tiền nên vì thế lại đánh giá mức giá cao hơn th

ực tế.
- CPI không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hoá vì nếu mức
giá của một hàng hoá cụ thể nào đó tăng nhưng chất lượng cũng tăng tương ứng
thậm chí tăng hơn thì trên thực tế mức giá không tăng. Chất lượng hàng hoá dịch
vụ nhìn chung đều có xu hướng được nâng cao nên CPI cũng đã phóng đại mức
giá.

9
1.2.3. Phương pháp tính mới với sự điều chỉnh cơ cấu rổ hàng hóa tính
CPI
Tháng 10 năm 2009, Tổng cục Thống kê đã tiến hành cập nhật quyền số và
danh mục mặt hàng đại diện, lấy năm 2009 làm năm gốc so sánh. Trên cơ sở kết
quả khảo sát, Tổng cục Thống kê đã loại một số loại hàng hoá không còn phổ biến
tiêu dùng và bổ sung thêm những mặt hàng mới, nay đ
ã trở nên phổ biến tiêu dùng.
Tổng số mặt hàng đại diện trong “rổ” hàng hoá thời kỳ 2009-2014 là 572 mặt hàng
(tăng 78 mặt hàng so với “rổ” hàng hoá kỳ trước).
Cụ thể rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 2009-2014 của toàn
quốc như sau:


Nguồn: Tổng cục Thống kê (12/2009)

1.3. Các công cụ quản lý Nhà nước trong kiểm soát CPI tại Việt Nam
1.3.1. Các chính sách quản lý giá đối với một số mặt hàng nhạy cảm
Trước những biến đổi của thị trường trong và ngoài nước, tháng 6/2008,
Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2008/NĐ-CP thay thế Nghị định
170/2003/NĐ-CP. Thủ tướng Chính phủ cũng quyết định điều chỉnh danh mục
hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá theo từng th
ời kỳ.

Nghị định mới bổ sung 4 mặt hàng bình ổn, thay vì 10 mặt hàng như trước
đây. 14 nhóm hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước quản lý và thực hiện bình ổn có xăng,
dầu; xi măng; thép xây dựng; khí hoá lỏng; phân bón hoá học; thuốc bảo vệ thực
vật; thuốc thú y; muối; sữa; đường ăn; thóc, gạo; thuốc phòng, chữa bệnh cho
người; cước vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồ
i cứng và một số
loại thức ăn chăn nuôi gia súc.
Nghị định cũng quy định 18 danh mục tài sản, hàng hoá, dịch vụ do Nhà
nước định giá, trong đó quan trọng nhất là đất đai, mặt nước; rừng; nhà thuộc sở
hữu nhà nước cho thuê và bán, nhà ở xã hội và nhà ở công vụ; hàng dự trữ quốc

10
gia; điện; nước sạch cho sinh hoạt; dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng
đường sắt trong đô thị…
1.3.2. Các chính sách tài chính, tiền tệ
Bên cạnh việc quản lý giá đối với các mặt hàng nhạy cảm, tại Việt Nam,
công cụ quản lý Nhà nước trong kiểm soát CPI khá đa dạng, trong đó có các chính
sách về tài chính, tiền tệ như: điều chỉnh các hình thức lãi suất tham chiếu; nghiệp
vụ thị trườ
ng mở; điều tiết vốn vay; các cơ chế về nguồn vốn kinh doanh; công cụ
thuế
1.3.3. Hệ thống thông tin định hướng dư luận
Hệ thống thông tin định hướng dư luận là một trong những công cụ kiểm
soát CPI quan trọng tại nhiều nước trên thế giới và tại Việt Nam. Thông tin thị
trường và quản lý Nhà nước minh bạch, đầy đủ, cập nhật hơn sẽ tạ
o điều kiện cho
việc thực hiện các công cụ khác và ngăn chặn nạn đầu cơ cũng như các hình thức
tăng giá bất hợp lí trên thị trường.
1.3.4. Các chính sách về cân đối cung-cầu hàng hóa: Từ khi nền kinh tế
chuyển sang định hướng thị trường, việc cân đối cung-cầu hàng hóa trong nước

không được thực hiện theo hình thức mệnh lệnh mà dựa trên cơ sở tác động đến
t
ương quan cung-cầu trên thị trường bằng nhiều hình thức như: hỗ trợ vốn để tăng
sản xuất, luân chuyển hàng hóa giữa các khu vực; xây dựng các kho dự trữ để đảm
bảo nguồn hàng vào các giai đoạn cầu tăng mạnh
1.3.5. Một số công cụ hành chính: Ngoài các công cụ trên, trong trường hợp
cần thiết, Nhà nước cũng sử dụng một số quy định hành chính để bình ổn giá cả
thị
trường.

1.4. Các yếu tố thị trường cơ bản quyết định chỉ số giá tiêu dùng của
Việt Nam trong những năm gần đây:
Diễn biến CPI của nước ta chịu ảnh hưởng của cả nhóm yếu tố thị trường
trong nước ngoài nước. Nhưng cùng với sự hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế
giới, các yếu tố thị tr
ường trong nước ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ hơn với
thị trường ngoài nước, do đó nhóm nghiên cứu không tách biệt hai nhóm yếu tố này
mà tiến hành phân tích đồng thời.
1.4.1. Tương quan cung-cầu hàng hóa trong nước
Về cơ bản, tương quan cung-cầu hàng hóa là một trong những yếu tố thị
trường chính quyết định đến chỉ số giá tiêu dùng của bất kỳ quốc gia nào, trong đó
có Việt Nam. Giá của các hàng hóa được xác định chủ
yếu dựa trên qui luật cung-
cầu (trừ khi có tác động lớn từ các nhân tố khác). Cung-cầu hàng hóa (khách quan,
không bị tác động bởi các yếu tố đầu cơ, làm giá ) sẽ dẫn đến sự tăng/giảm giá tự
nhiên của hàng hóa. Cùng với sự mở cửa nền kinh tế, cung-cầu nhiều mặt hàng của
Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng từ cung-cầu hàng hóa thế giới.
Thực tiễn Việt Nam cho thấ
y, vào những đợt dịch bệnh lan rộng trên đàn gia
súc, sự thiếu hụt nguồn cung đã góp phần đẩy giá thịt lên rất cao. Dịch lợn tai xanh

khiến nguồn cung giảm là nguyên nhân chính khiến giá thịt lợn tăng mạnh trong

11
thời gian đó. Ví dụ, tính đến cuối quí II/08, tổng đàn lợn đã giảm ít nhất 30% so với
năm 2007 do bị ảnh hưởng bởi các đợt dịch bệnh liên tục; giá thịt lợn hơi vào thời
gian này cao hơn từ 2,15 đến 2,35 lần; thịt mông sấn cao hơn 1,9 lần.
Trong khi đó, nguồn cung đáp ứng đủ cầu đã giúp cho giá lương thực, thực
phẩm và nhiều mặt hàng khác ổn định trong n
ửa đầu năm 2009. Trong thời gian
này, CPI trong nước ổn định ở mức thấp, thậm chí có tháng đã âm. Cung hầu hết
các mặt hàng cơ bản, thiết yếu - là những mặt hàng có quyền số cao trong rổ hàng
hóa tính CPI - đều rất dồi dào. Cụ thể như sau:
+ Nguồn cung lúa gạo thoả mãn nhu cầu trong nước và về cơ bản đảm bảo sự
tăng mạnh của các hoạt động xuất khẩu g
ạo.
+ Nguồn cung thực phẩm cũng cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu, tính đến hết
tháng 5/2009 đàn bò cả nước ước tăng 1-2% so với cùng kỳ, đàn lợn tăng 2-3%,
đàn gia cầm tăng 7-8%.
+ Nguồn cung thép các tháng đầu năm khá dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu và
còn tồn kho tới 400 ngàn tấn thép (tính đến cuối tháng 4/2009)
- Ngoài ra, nguồn hàng phục vụ hoạt động sản xuất các mặt hàng trên cũng
khá dồi dào, ví dụ:
+ Nguồn than sạch sản xuất trong 5 tháng đầu năm đạt 17,6 triệu tấn, tồn kho
tới cuối tháng 5/2009 đạt khoảng 8 triệu tấn.
+ Lượng phân bón tồn kho đến hết năm 2008 là 2 triệu tấn. Sau vụ Đông
xuân, lượng phân ure tồn kho vẫn còn khoảng 440 nghìn tấn.
1.4.2. Các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất
Các yếu tố cấu thành nên chi phí sản xuất bao gồm nguyên vật liệu
đầu vào,
máy móc, thiết bị, phương tiện sản xuất, chi phí nhân công và chi phí vốn.

Để bóc tách ảnh hưởng của các nhân tố thị trường lên CPI, chúng ta tiến
hành xem xét sự tăng giá theo hai phân đoạn là tăng giá tự nhiên (tính theo chi
phí sản xuất, giá xuất xưởng, xuất chuồng ) do các yếu tố khách quan, hợp lý
và tăng giá do các yếu tố tác động chủ quan, bất hợp lý.
Phân tích một ví dụ thực tế sau đây sẽ cung cấp một cái nhìn sát thực hơn v

vấn đề này:
CPI tháng 12/2007 so với tháng 12/2006 tăng 12,63% nhưng CPI bình quân
năm 2007 so với năm 2006 chỉ tăng 8,3%. Ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành chi
phí sản xuất đối với giá bán một số mặt hàng tiêu biểu trong rổ hàng hóa tính CPI
như sau:
Sắt thép

Đối với sắt thép, công thức tính giá xuất xưởng hợp lý được thể hiện như
sau:
Giá xuất xưởng = Giá phôi thép nhập khẩu + thuế nhập khẩu + Chi phí vận
tải, kho bãi + Chi phí sản xuất (điện + nhân công + dầu) + Chi phí khác (lãi suất
vay vốn, chi phí lưu kho, chi phí khác) + lãi hợp lý đủ để tái sản xuất.
Sau khi được xuất xưởng, giá thép sẽ thay đổi theo từng chuỗi trong khâu
phân phối.

12
Cụ thể các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất thép cơ bản như sau:
+ Giá điện: Trong hầu hết các công đoạn như luyện phôi, cán thép, chi phí
điện năng chiếm 10-20% giá thành sản xuất. Theo tính toán, để sản xuất 1 tấn thép
cần tiêu tốn tới 400 kwh điện và 500 kwh cho 1 tấn phôi
+ Giá dầu: Trung bình, để sản xuất 1 tấn thép cần tới 40 lít dầu mazut. Do đó
nếu giá dầu tăng thêm tăng 4.500 đ
/lít, thì chi phí sản xuất 1 tấn thép tăng thêm tới
180.000 đồng/tấn.


Năm 2008: Nửa đầu năm 2008, giá thép tăng cũng một phần do tác động từ
chi phí sản xuất hợp lý tăng:
+ Trung bình để sản xuất 1 tấn thép cần tới 40 lít dầu mazut. Do đó trong nửa
đầu năm 2008, giá dầu tăng 2 lần với mức tăng 4.500 đ/lít, thì chi phí sản xuất 01
tấn thép tăng thêm tới 180.000 đồng/tấn.
+ Ngoài ra, giá dầu tăng cũng kéo theo sự tăng giá của dịch vụ vậ
n tải. Đợt
tăng giá xăng dầu vào ngày 21/7/08 đẩy giá cước vận tải tăng thêm từ 8-10%. Đến
ngày 14/8/08, giá xăng giảm 1000đ/lít nhưng giá dầu vẫn giữ nguyên nên giá cước
vận tải vẫn không thay đổi nhiều.
Năm 2009: Từ 1/3/09, giá điện sản xuất tăng trung bình 6,5-7%. Trong khi
đó, trong hầu hết các công đoạn như luyện phôi, cán thép, chi phí điện năng chiếm
10-20% giá thành sản xuất. Theo tính toán, để sản xu
ất 1 tấn thép cần tiêu tốn tới
400 kwh điện và 500 kwh cho 1 tấn phôi. Với mức tăng giá điện như trên thì chi
phí điện tăng thêm khi sản xuất 01 tấn phôi thép và 01 tấn thép ở mức 23-28 nghìn
đồng.
Phân bón

Xét về chi phí sản xuất phân bón trong nước thì giá điện, than, chi phí vận
chuyển nguyên vật liệu tăng đã làm chi phí sản xuất của nhiều loại phân bón trong
nước tăng lên trong giai đoạn 2007 và nửa đầu năm 2008. Giá các nguyên liệu đầu
vào như Ure, Kali, SA, DAP và chủ yếu phải nhập khẩu nên càng gây sức ép về chi
phí sản xuất.
Trong các yếu tố cấu thành nên chi phí sản xuất phân bón thì Dầu thô vừa là
nguyên liệu đầu vào vừa là nhiên liệ
u quan trọng trong việc sản xuất, vận chuyển,
phân phối phân bón… nên có tác động trực tiếp đến giá cả phân bón.
Theo thống kê, thời điểm đầu năm 2008, giá dầu thô dao động quanh mức

100 USD/thùng thì giá phân ure ở mức khoảng 400 USD/tấn.
Đến giữa tháng 7/2008, giá dầu thô thế giới đã lên tới mức đỉnh điểm trên
140 USD/thùng (130-147 USD/thùng) sau khi liên tục leo thang từ đầu năm 2008.
Các số liệu thống kê đã cho thấy mối liên hệ rõ r
ệt giữa giá dầu và giá ure thế giới
khi thời điểm trên cũng là khoảng thời gian giá ure thế giới đạt ở ngưỡng cao nhất,
800-830 USD/tấn. Thời điểm này giá dầu thô và phân ure thế giới ở mức cao nhất
so với đầu năm 2008, giá dầu tăng 40%, giá ure thế giới tăng hơn 100%.
- Thời điểm đáy của hai mặt hàng (cuối năm 2008 - đầu năm 2009), giá dầu
thô ở m
ức gần 40 USD/thùng, giảm 3,5 lần so với đỉnh điểm; phân ure thế giới ở
mức trên 200 USD/tấn, giảm 4 lần tương ứng.

13
- Đến tháng 10/2009, giá dầu thế giới đã tăng gần gấp đôi so với đầu năm
nhưng vẫn thấp hơn gần 50% so với đỉnh điểm của năm ngoái, trong khi đó giá
phân ure giảm tới gần 70% (giảm hơn 3 lần) so với thời kỳ giá cao nhất của năm
ngoái. Như vậy mức giảm giá của phân ure cao hơn so với mức giảm giá của dầu
mỏ.
Bảng 1: So sánh giá phân Ure
vào các thời điểm khác nhau của Giá dầu

Mốc thời
gian
Giá dầu thô Giá phân Ure Tương quan tăng
giảm
Đầu năm
2008
100 USD/thùng 400 USD/tấn
Tháng

7/2008
(đỉnh cao)
Quanh 140
USD/thùng,
tăng 40% so
với đầu năm
2008
800–830 USD/tấn,
tăng gấp đôi so với
đầu năm 2008
So với đầu năm
2008, mức độ tăng
giá của Ure (100%)
cao hơn so với mức
độ tăng của giá
Dầu thô (40%)
Cuối năm
2008 - đầu
năm 2009
(đáy)
40 USD/thùng,
giảm 3,5 lần so
với mức đỉnh
200 USD/tấn,
giảm 4 lần so với
mức đỉnh
So với thời điểm
đỉnh cao, mức độ
giảm giá của phân
Ure lớn hơn mức

độ giảm giá của
Dầu thô.
Cuối tháng
9 - đầu
tháng
10/2009
(hiện nay)
Quanh
70USD/thùng
(ngày 13/10/09,
đạt trên 72
USD/thùng),
giảm 50% so
với thời điểm
giá cao nhất
(T7/2008)
Quanh
260USD/Tấn,
giảm 70% so với
thời điểm đỉnh
(T7/2008)
So với mức đỉnh
vào T7/2008, hiện
nay mức giảm giá
của phân Ure lớn
hơn mức giảm giá
của dầu thô










14
Biểu đồ 1: Tham khảo diễn biến giá phân bón và giá dầu thế giới

Giá phân bón
Granular Ure Basket Price 2009 (USD/ton)
200
240
280
320
1
/9/2
009
1
/23
/200
9
2
/6
/2009
2/20/2009
3
/6/20
09
3

/20
/200
9
4
/3
/2009
4/17/2009
5
/1/20
0
9
5
/15
/200
9
5
/29
/200
9
6
/1
2/200
9
6/26/2009
7
/10/2
00
9
7
/24

/200
9
8
/7
/2009
8/21/2009
9
/4/20
0
9
9
/18
/200
9
1
0
/
2
/200
9

Nguồn: Fertilizerworks.com

Giá dầu



Nguồn: Bloomberg.com
1.4.3. Ảnh hưởng của giá thế giới
Cùng với sự hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế thế giới, ảnh hưởng của giá

thế giới đến giá bán của nhiều mặt hàng tại thị trường nội địa cũng lớn hơn.
Đối với nhóm hàng nhập khẩu:

Giá thế giới có tác động trực tiếp tới giá của các mặt hàng được nhập khẩu
hoặc được sản xuất bằng nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Trong nhiều trường hợp, sự
tăng giá của các mặt hàng này tại thị trường nội địa còn cao hơn mức tăng giá nhập
khẩu. Cụ thể như sau:
- Thép: Giá thép trong nước chịu ảnh hưởng khá lớn bởi giá thép và phôi
thép nhậ
p khẩu.
Theo dõi thị trường thép có thể thấy, giá thép nhập khẩu trung bình năm
2007 tăng so với năm 2006 đã kéo theo sự tăng giá của thép trong nước. Đến tháng
12/2007, giá thép cuộn bán tại các nhà máy đã tăng trung bình 32%, trong khi giá
nhập khẩu trung bình năm 2007 tăng 30% so với trung bình năm 2006. Nửa đầu
năm 2008, xu hướng này tiếp tục tái diễn. Bảng sau đây sẽ thể hiện mối tương quan
giữa giá nhập khẩu thép và các nấc giá thép qua chuỗi phân phối, tiêu th
ụ, trong
nửa đầu năm 2008 - thời gian lạm phát tăng mạnh nhất trong những năm gần đây.

15
Bảng 2: Tham khảo giá phôi thép nhập khẩu, giá thành sản xuất
và giá bán tại nhà máy qua các tháng

Nội dung ĐVT
Tháng
1/2008
Thán
g

2/2008

Thán
g

3/2008
Thán
g

4/2008
Thán
g

5/2008
Thán
g

6/2008
% so
T6
với
T1
Lượng phôi NK ngàn tấn 377,4 231,2 417,9 495,6 205,2 70,5
-
81,32
Giá NK trung bình USD/tấn 613 637 684,4 733,8 793,2 853,5 39,23
Giá thành sản xuất
(chưa có VAT)
đ/kg 11.656 12.040 12.798 13.590 14.540 15.700 34,69
Giá bán tại nhà máy
(chưa có VAT)
đ/kg 12.500 13.800 15.800 15.600 15.200 16.600 32,80

Nguồn: Tính toán của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại

Tính đến hết tháng 6/2008, giá thép bán tại nhà máy tăng 76% so với cùng
kỳ năm ngoái. Nếu so sánh với tháng 1/2008, giá thép vào cuối tháng 6/2008 tăng
tới 32,8%. Tháng 6/2008, giá phôi thép nhập khẩu trung bình tăng 39,23% so với
tháng 1/2008, cao hơn mức tăng của giá thép thành phẩm trung bình tại các nhà
máy (32,8% so tháng 1/2008) nhưng do thép thành phẩm còn được sản xuất bởi
nguồn phôi thép trong nước có giá rẻ hơn và một lượng không nhỏ phôi thép đã
được nhập khẩu với giá rẻ trướ
c đó).
Từ cuối năm 2008, nửa đầu năm 2009, do giá phôi thép nhập khẩu ở mức
thấp (dưới 400 USD/tấn); chi phí đầu vào giảm (giá dầu diezel giảm 1.000 đồng/lít)
và do sức ép từ nguồn thép giá rẻ nhập khẩu về Việt Nam nên giá thép tại nhà máy
của Tổng công ty thép liên tục giảm mạnh, giá thép cuộn từ mức 11,1 triệu
đồng/tấn trong tháng 1/2009, xuống mức 9,69–9,79 triệu đồng/tấn (chưa VAT)
trong những ngày đầu tháng 4/2009. Giá thép bán lẻ
trên thị trường dao động mức
10,5 triệu đồng/tấn. Thép chiếm tới 50% tổng chi phí công trình nên biến động
giảm của giá thép đã tác động làm giảm tới chỉ số giá của nhóm Nhà ở và vật liệu
xây dựng vào thời điểm đó.
- Phân bón:
Cũng tương tự như sắt thép, giá phân bón chịu ảnh hưởng lớn bởi giá nhập
khẩu.
Ví dụ, giá nhập khẩu phân bón trung bình trong năm 2007 tă
ng khoảng 18%
so với năm 2006 và đã có nhiều thời điểm tạo nên những đợt tăng giá mạnh của
phân bón trong nước. Đến cuối năm, giá phân bón trong nước đã tăng trung bình từ
30-60% tuỳ từng loại so với năm 2006.
Sang năm 2008, giá phân bón tiếp tục tăng trong nửa tháng đầu năm do tác
động của nhiều yếu tố như mặt bằng các loại hàng hóa dịch vụ tăng mạnh, tình


16
trạng đầu cơ găm hàng, trong đó nổi bật có sự tăng mạnh của giá thế giới: Tháng
1/2008, giá nhập khẩu phân urê trung bình là 306 USD/tấn, tăng 24% so với cùng
kỳ năm ngoái và liên tục tăng trong 2 tháng tiếp theo. Đến tháng 3/2008, giá phân
urê nhập khẩu trung bình đã lên tới 397 USD/tấn, tăng 29,7% so với đầu năm 2008.
Giá bán lẻ còn tăng mạnh hơn, tăng khoảng 50% so với cuối năm 2007.
Sở dĩ giá thế giới, được phả
n ánh qua giá nhập khẩu có tác động lớn tới giá
phân bón trong nước bởi nước ta vẫn phải nhập khẩu khoảng 50% phân urê, 100%
SA, 100% sulphur, 100% kali

Biểu đồ 2: Tham khảo giá nhập khẩu phân Urê và DAP
6 tháng đầu năm 2008
(đơn vị: USD/tấn)
311,11
322,58
395,5
399
410,2
420
526,19
745,2
902,8
988
1028,2
1171,9
100
500
900

1300
T1 T2 T3 T4 T5 T6
Urª DAP

Nguồn: Thống kê của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại trên
cơ sở số liệu thống kê về xuất, nhập khẩu của Tổng cục Hải quan Việt Nam.
Đối với nhóm hàng xuất khẩu:

Giá xuất khẩu cũng có tác động tới giá trên thị trường nội địa, thông qua cơ
chế làm tăng giá thu mua. Ví dụ, giá gạo thế giới tăng đã tạo nên cơn sốt gạo trong
nước, làm giá thu mua lúa gạo tăng vọt, ảnh hưởng đến mặt bằng giá của không chỉ
các sản phẩm gạo mà còn tạo hiệu ứng dây chuyền đối với các mặt hàng khác.
1.4.4. Hoạt động phân phối
Ho
ạt động phân phối có ảnh hưởng rất lớn đối với sự hình thành giá của các
mặt hàng, tạo nên sự khác biệt giữa các nấc giá, từ khi xuất xưởng hoặc từ cửa
khẩu, đi qua các đại lý trung gian và đến tay người tiêu dùng. Hệ thống phân phối
càng phức tạp, cồng kềnh, kém hiệu quả, giá đến tay người tiêu dùng càng bị đội
lên so với mức giá ban đầu. Ngược lại, khâu phân phối minh bạch, gọ
n nhẹ và có
thể kiểm soát sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc bình ổn giá, điều hành thị trường trong
nước.
Tại Việt Nam, hệ thống phân phối vẫn còn nhiều bất cập, với các khâu trung
gian cồng kềnh, thiếu chuyên nghiệp và phần lớn nằm ngoài tầm kiểm soát. Việc
quản lý khâu phân phối kém hiệu quả đã khiến chênh lệch giữa giá từ cơ sở sản
xu
ất ban đầu (xuất trang trại, xuất chuồng, xuất xưởng) so với giá bán lẻ ngày càng
tăng. Ví dụ :

17

- Giá bán đến tay người tiêu dùng các loại sữa tươi đã tăng 73% so với giá
thu mua, tức là khoảng 11.280đ/lít.
- Chênh lệch giá lợn xuất chuồng và giá bán tại chợ tăng khoảng 100.000đ -
130.000đ/con, mức tăng tập trung vào khâu bán hàng. Ngoài ra, do giá lợn tại thị
trường Trung Quốc tăng nên một lượng lớn lợn trong nước đã bị “đẩy” đi qua con
đường tiểu ngạch càng làm cho thị trường trở nên khan hiếm.
- Trung bình giá các loại rau bán tớ
i tay người tiêu dùng có giá tăng từ 30%-
70% so với giá bán tại vườn.
- Chênh lệch giữa giá thép tại nhà máy và giá bán trên thị trường ngày càng
mở rộng, cho thấy giá thép đã bị đẩy lên khá mạnh từ khi xuất xưởng tới khi đến
được tay người tiêu dùng. Thực tế thị trường thép cho thấy hiện tượng đầu cơ, găm
hàng, mua bán lòng vòng giữa các đại lý khiến nguồn cung hạn hẹp và đẩy giá thép
trên thị trường tăng mạnh, dẫn đế
n tình trạng giá ảo.
1.4.5. Hoạt động đầu cơ, làm giá
Hoạt động đầu cơ tác động đến giá của một mặt hàng thông qua cơ chế
tạo nên sự thiếu hụt cung ảo và đẩy giá lên. Về cơ bản, hoạt động này chỉ mang
lại lợi ích cho giới đầu cơ và gây thiệt hại lớn cho cả người tiêu dùng, người sản
xuất và Nhà nước. Hai minh chứng tiêu biểu cho tác động củ
a hoạt động đầu
cơ, làm giá đã xảy ra ở nước ta là mặt hàng gạo và phân bón.
Gạo : Một ví dụ tiêu biểu là cuối tháng 4/2008, trong nước đã trải qua một
tuần sốt giá gạo, chỉ trong vài ngày, giá gạo đã tăng tới 30-35% do thông tin về tình
hình lương thực thế giới khan hiếm đã bị các tư thương lợi dụng để tăng giá. Giá
bán lẻ một số loại gạo chất l
ượng cao tại Hà Nội thậm chí tăng tới 40%. Sau đó, giá
gạo đã giảm và dần dần ổn định trở lại, nhưng biến động giá gạo đã tác động dây
chuyền đến các ngành hàng liên quan đến gạo và có xu hướng hình thành mặt bằng
giá mới.

Phân bón : Một mặt hàng khác cũng bị chi phối bởi hoạt động đầu cơ là Phân
bón. Giá phân bón trên thị trường trong nước tại một số thời đ
iểm bị thả nổi, do các
doanh nghiệp và các đại lý phân phối tự điều tiết. Ngoài ra còn xuất hiện hiện
tượng găm hàng, đầu cơ và mua bán lòng vòng giữa các đại lý làm tăng giá bán đến
tay bà con nông dân. Lợi dụng việc giá xăng dầu và nhiều nhu yếu phẩm khác tăng
lên, cộng với tâm lý của bà con nông dân rất cần phân bón khi chuẩn bị vào vụ,
nhiều đại lý phân bón đã cố tình tăng giá bất hợp lí.
1.4.6. Các y
ếu tố khác, bao gồm
- Yếu tố mùa vụ :
Yếu tố mùa vụ tạo nên sự tăng/giảm giá tự nhiên của hàng hóa. Thông
thường, những mặt hàng đang vào vụ thu hoạch sẽ có giá thấp hơn so với thời điểm
không vào vụ. Cũng do yếu tố mùa vụ nên giá cả hàng hóa thường tăng vào các dịp
lễ tết cuối năm và một hai tuần đầu sau Tết Nguyên đán.
-
Tâm lý, Thị hiếu (tạo nên các cơn sốt mang tính chất thời điểm)
Yếu tố thị hiếu sẽ tạo nên những cơn sốt giá mang tính thời điểm và không
có tác động lâu dài đến mặt bằng giá chung.

18
2. Những điểm đáng chú ý về tình hình CPI giai đoạn 2008-2009
2.1. Diễn biến nổi bật của CPI năm 2008
Có thể xem năm 2008 là một năm mà CPI xảy ra biến động nhiều nhất và
khác xa so với những năm liền kề trước đó. CPI 2008 đã liên tục tăng cao trong nửa
đầu của năm, sau đó giảm dần vào những tháng cuối năm. Diễn biến CPI năm 2008
đã tạo ra hai nỗi lo trái chiề
u về lạm phát và suy giảm
- Diễn biến tăng: Trong khoảng 8 tháng đầu năm 2008, CPI trong xu hướng
tăng mạnh, với mức tăng cao nhất vào các tháng 2, 5 và 8.

- Diễn biến giảm: 4 tháng còn lại, CPI giảm dần theo xu hướng chung của
nhiều nước trên thế giới, thậm chí âm trong hai tháng 11 và 12/2008.
Những biến động thất thường của CPI năm 2008 tại Việt Nam như trên chủ
yếu do tác động lớn từ những bất
ổn của nền kinh tế thế giới, trong đó điển hình là
sự biến động mạnh của giá dầu thô, nguyên vật liệu và giá một số mặt hàng thiết
yếu.
Biểu đồ 3: So sánh CPI năm 2008 và 2007
2,38
3,56
2,99
2,2
3,91
2,14
1,13
1,56
-0,19
0,18
-0,68
-0,76
-2
-1
0
1
2
3
4
Th1 Th2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12
Năm 2008 Năm 2007


Nguồn: Tổng cục Thống kê
2.2. Diễn biến CPI năm 2009
Các tháng đầu năm 2009, tình hình lạm phát và thị trường trong nước không
căng thẳng như cùng kỳ năm 2008, một phần do tác động chung của cuộc khủng
hoảng tài chính trên thế giới, phần khác nhờ hiệu quả của các chính sách kiểm soát
CPI đã thực hiện trong năm 2008. Nhìn chung trong 3 quý đầu năm 2009, CPI có
tốc độ tăng dần qua từng tháng song chậm hơn hẳn so với cùng kỳ 2008. Nhưng
nế
u như CPI giảm đáng kể vào những tháng cuối năm 2008 thì cuối năm 2009 CPI
lại tăng trở lại.
Nhìn vào biểu đồ diễn biến CPI tính đến hết tháng 10/2009, có thể thấy tốc
độ tăng giảm CPI giữa các tháng ổn định hơn rất nhiều so với năm 2008. Đặc biệt
là giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 10/2009, tốc độ tăng CPI giữa các tháng chỉ dao
động từ 0,24% đến 0,62. (Xem biểu đồ
4)

19
Biểu đồ 4: Diễn biến CPI của Việt Nam năm 2009
0.32
0.44
0.55
0.52
0.24
0.62
0.37
0.55
1.38
1.17
0.35
-0.17

0.32
6.88
5.07
4.49
4.11
3.47
1.68
1.32
2.12
2.68
3.22
1.49
-1
0
1
2
3
4
5
6
7
8
T
1/
09
T2/09
T
3/
09
T4/09

T5/09
T6/
0
9
T7/09
T8
T9
T
10
T11
T
12
Tăng so thá ng liề n trướ c Tăng so với cuối năm 2008

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Phân tích cụ thể diễn biến CPI năm 2009 qua các giai đoạn:
Có thể tạm chia diễn biến CPI năm 2009 thành 3 giai đoạn chính: giai đoạn 3
tháng đầu năm; giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 8/2009 và giai đoạn 4 tháng cuối
năm 2009.
Giai đoạn 3 tháng đầu năm 2009:
Từ đầu năm 2009, nền kinh tế Việt Nam tiếp diễn trong bối cảnh nền kinh tế
thế giới đang chịu tác động sâu c
ủa cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Tại thời điểm
này, nhu cầu tiêu dùng rất yếu trong khi nguồn cung hàng hóa dư thừa khá nhiều do
lượng tồn kho lớn, khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Đây lại là giai
đoạn cận Tết nên tình hình giá cả biến động phức tạp.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, CPI tháng 1/2009 tăng 0,32% so với
tháng liền trước sau khi CPI 4 tháng cuối năm 2008 đều ở
mức âm. Đến tháng
2/2009, CPI lại bất ngờ tăng mạnh 1,49% so với tháng 1/2009 do giá cả hàng hóa

và dịch vụ phục vụ hoạt động mua sắm Tết Nguyên đán 2009 tăng nhanh. Tháng
3/2009, CPI bất ngờ giảm xuống mức âm, -0,17% so với tháng 2/2009.
Giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 8/2009:
Nhìn chung trong giai đoạn này, chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam diễn biến
khá ổn định. Đây cũng là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đã b
ước đầu có sự phục
hồi, với những biện pháp tổng thế và toàn diện của Chính phủ như điều chỉnh lại lãi
suất cơ bản, đưa ra các gói kích thích kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết tình
trạng tồn kho hàng hóa, điều chỉnh tỷ giá USD/VND Kết quả, CPI đã tăng không
mạnh từ tháng 4 đến tháng 6, rồi lại giảm từ tháng 6 đến tháng 8/2009 với biên độ
dao
động nhẹ, được đánh giá là ổn định và tích cực đối với kinh tế Việt Nam.
Thành công này có phần đóng góp rất lớn từ Chính phủ và các cơ quan chức năng.
Từ tháng 9 đến cuối năm 2009. Trước đó, chỉ số giá cả tiêu dùng trong giai
đoạn đã được dự báo là sẽ biến động phức tạp khó lường hơn, đặc biệt là hai tháng

×