Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Định hướng và mục tiêu khai thác tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai trong hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.81 KB, 4 trang )

Định hướng và mục tiêu...

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU KHAI THÁC TIỀM NĂNG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐỒNG NAI TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Nguyễn Hoàng Phương*
TÓM TẮT
Trong những năm qua, ngành du lịch tỉnh Đồng Nai đã có những chuyển biến tích cực trong đó
sản phẩm du lịch ngày càng hoàn thiện, kết cấu hạ tầng du lịch từng bước được đồng bộ, cơ sở vật
chất kỹ thuật du lịch ngày càng phát triển, lượt khách và doanh thu du lịch ngày càng tăng… Cho
nên, ngành du lịch hướng đến trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của Đồng Nai.
Từ khóa: Đồng Nai, tài nguyên, phát triển, du lịch, tiềm năng

ORIENTATIONS AND OBJECTIVES OF EXPLOITING POTENTIAL
FOR DEVELOPMENT OF TOURISM OF DONG NAI PROVINCE IN
INTERNATIONAL INTEGRATION
ABSTRACT
In recent years, the tourism sector of Dong Nai province has had positive changes in which
tourism products are more and more complete, tourism infrastructure is gradually synchronized,
facilities and technical facilities tourism is growing, the number of tourists and tourism revenue is
increasing ... Therefore, the tourism industry aims to become an important economic sector of the
province in Dong Nai.
Keywords: Dong Nai, natural resources, development, tourism, potential
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng Nai là tỉnh nằm trong Vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam, là một trong những
tỉnh có lĩnh vực công nghiệp phát triển và có tốc
độ tăng trưởng kinh tế được xếp vào một trong
những tỉnh đứng đầu cả nước. Bên cạnh đó, do
cấu tạo về địa chất, địa hình tự nhiên và quá
trình phát triển lịch sử - văn hóa đã tạo cho Đồng


Nai những tiềm năng phát triển du lịch gồm tài
nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Đồng
thời, Đồng Nai có hệ thống giao thông thuận lợi
với nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua
như: Quốc 1A, Quốc lộ 51, Quốc lộ 20, tuyến
đường sắt Bắc – Nam, đường cao tốc thành
phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây,
gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất...và đặc biệt
*

nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng với quy mô lớn
đã, đang và sẽ thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế
phát triển nói chung và du lịch nói riêng trong
những năm tiếp theo: dự án đường cao tốc Bến
lức – Long Thành, Dầu Giây - Liên Khương,
Dầu Giây – Phan Thiết, hệ thống đường sắt Biên
Hòa – Vũng Tàu, hệ thống cảng nước sâu Vũng
Tàu – Thị Vải – Gò Dầu và đặc biệt sân dự án
cảng hàng không quốc tế Long Thành...
Tài nguyên du lịch tự nhiên của Đồng
Nai khá phong phú, đa dạng có rừng, thác, sông,
hồ núi, nổi bật trong đó là Khu dự trữ sinh quyển
thế giới Đồng Nai được xem như một khu du
lịch tổng hợp đa sắc màu; Vườn quốc gia Cát
Tiên được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt

TS. GV. Học Viện Chính trị Khu vực II.DT: 0908197543; Email:
81



Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

tác quản lý Nhà nước, đảm bảo an ninh trật tự,
an toàn cho du khách nhằm huy động các nguồn
lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở
vật chất kỹ thuật du lịch.
Đến nay, tỉnh Đồng Nai có 21 khu, điểm
du lịch gồm nhiều loại hình du lịch như: Tham
quan, vui chơi giải trí, sinh thái, thể thao, tín
ngưỡng, văn hóa…, 127 cơ sở lưu trú du lịch,
11 doanh nghiệp lữ hành nội địa được cấp Giấy
phép hoạt động kinh doanh lữ hành theo Luật
Du lịch năm 2017, 7 doanh nghiệp lữ hành quốc
tế và 5 chi nhánh văn phòng đại diện du lịch.
Sự tăng trưởng của các doanh nghiệp du lịch lữ
hành, khách sạn, vận chuyển đã góp phần nâng
cao năng lực phục vụ của ngành du lịch. Ngoài
ra, tỉnh Đồng Nai đã thu hút được nhiều nhà đầu
tư đang lập các thủ tục để triển khai dự án như:
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Du lịch
Hoàng Gia Bảo lập thủ tục đầu tư dự án tuyến
du lịch đường sông, vốn đầu tư dự kiến trên 1000
tỷ đồng, Công ty Cổ phần Đầu tư Cường Thuận
lập thủ tục đầu tư dự án du lịch sinh thái kết hợp
vui chơi giải trí tại hồ Trị An, vốn đầu tư dự kiến
khoảng 1300 tỷ đồng, Công ty Cổ phần The Coi
đầu tư dự án phát triển du lịch sinh thái Thác
Mai – Bàu nước nóng, vốn đầu tư dự kiến 300 tỷ
đồng, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC đang lập

phương án đầu tư dự án du lịch sinh thái hồ Đa
Tôn, quy mô dự kiến trên 1000 ha, dự án Safari,
vốn đầu tư trên 1000 tỷ đồng. Đây là những dự
án quan trọng để góp phần phát triển sản phẩm
đặc trưng của du lịch Đồng Nai trong những năm
tiếp theo, tạo điều kiện cho du lịch phát triển đột
phá, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương. Nhờ vậy, trong những năm qua
lượt khách và doanh thu du lịch năm sau luôn cao
hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng bình quân
lượt khách giai đoạn 2015-2019 đạt 10,5%/năm
và doanh thu du lịch đạt 14,6%/năm.
Còn về xu hướng hiện nay, dòng khách
du lịch có khả năng chi trả cao đến Việt Nam
tăng nhanh. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập
WTO, tổ chức thành công các sự kiện mang tầm

và đã được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch là
điểm du lịch quốc gia; sông Đồng Nai là một
trong những dòng sông thơ mộng, hiền hòa, một
trong những dòng sông đẹp và dài nhất vùng
Nam bộ, có những dòng suối, hồ và những dòng
thác đẹp như: Thác mai – Hồ nước nóng, Thác
Ba Giọt, Thác Giang Điền, hồ Trị An mênh
mông như biển cả. Núi Chứa Chan nổi tiếng
với phong cảnh hùng vĩ, có chùa Bửu Quang
ở độ cao 600m – một quần thể kiến trúc dựa
theo những hang động thiên nhiên, tạo nên nét
độc đáo giữa chốn thâm nghiêm kỳ vĩ của núi
rừng.... tất cả đều là những tài nguyên du lịch tự

nhiên đặc sắc của Đồng Nai.
II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU KHAI
THÁC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH TỈNH ĐỒNG NAI TRONG HỘI
NHẬP QUỐC TẾ
2.1. Định hướng khai thác tiềm năng
phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai trong hội
nhập quốc tế
Trong suốt quá trình gần 320 năm hình
thành và phát triển vùng đất Biên Hòa - Đồng
Nai, với truyền thống văn hóa, truyền thống đấu
tranh cách mạng, vùng đất - con người Đồng
Nai đã tạo nên những di tích lịch sử, văn hóa,
tín ngưỡng, kiến trúc, địa danh lịch sử nổi tiếng
và đến nay tỉnh đã có tổng cộng 57 di tích được
Nhà nước xếp hạng (trong đó có: 02 di tích xếp
hạng cấp Quốc gia đặc biệt, 29 di tích xếp hạng
cấp Quốc gia và 26 di tích xếp hạng cấp Tỉnh).
và trên 1000 di tích phổ thông khác. Để khai
thác những tài nguyên du lịch trên, đóng góp
vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, trong
những năm qua, tỉnh Đồng Nai quan tâm đầu tư
kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các tuyến giao thông
kết nối các khu du lịch, công tác cải cách hành
chính, công tác quy hoạch, mời gọi đầu tư, chính
sách đồng hành cùng doanh nghiệp, tăng cường
công tác quảng bá xúc tiến du lịch, đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực du lịch, liên kết, hợp tác
phát triển du lịch với các địa phương trong vùng
Đông Nam Bộ, đồng thời chú trọng đến công

82


Định hướng và mục tiêu...

Mục tiêu về đầu tư du lịch: Hình thành
các tổ hợp du lịch - thể thao hoặc các dự án gắn
với du lịch sinh thái và các dịch vụ thể thao.
Trung tâm giải trí, mua sắm lớn, dịch vụ giải trí
về đêm phục vụ du lịch. Đầu tư xây dựng mới
Nhà hát tỉnh Đồng Nai có quy mô lớn và hiện
đại để biểu diễn các chương trình nghệ thuật đặc
sắc. Trung tâm nghỉ dưỡng cao cấp, tổ chức hội
nghị, sự kiện là loại hình du lịch có khả năng tạo
doanh thu lớn. Đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ
thuật phục vụ du lịch. Bảo vệ và làm tăng giá trị
môi trường sinh thái cho các khu, điểm du lịch
Mục tiêu về bảo tồn, tôn tạo và phát triển
tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch phải được
bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý đặc biệt tại
Đồng Nai, nơi mà tài nguyên du lịch rất nhiều
nhưng do sự phân bổ không hợp lý dẫn tới tình
trạng tài nguyên du lịch bị cạn kiệt. Đồng thời,
đầu tư phục vụ phát triển du lịch, bảo đảm tính
khoa học, dung hòa mục tiêu bảo tồn với nhu
cầu phát triển. Triển khai thực hiện các chương
trình bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di
tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, các
vùng bảo tồn thiên nhiên; thực hiện lồng ghép
mục tiêu bảo tồn với việc khai thác phát triển du

lịch. Bảo vệ diện tích rừng hiện có, trồng rừng
và gia tăng độ che phủ rừng. Thiết lập vành đai
cây xanh xung quanh các hồ thủy lợi nhằm bảo
vệ nguồn cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho
tỉnh. Tôn tạo và nâng cấp các di tích văn hóa lịch
sử, danh thắng, công trình tôn giáo trên địa bàn
tỉnh. Bảo tồn và phát triển các lễ hội, văn hóa
nghệ thuật truyền thống, là tài nguyên nhân văn
độc đáo để phát triển du lịch.
Mục tiêu về công tác tuyên truyền,
quảng bá về du lịch: Tập trung tuyên truyền về
các cơ chế, chính sách, cải cách thủ tục hành
chính nhằm tiếp tục thu hút mạnh mẽ các dự án
đầu tư phát triển du lịch với hướng ưu tiên các
dự án có quy mô lớn, chất lượng cao. Quảng bá
lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm
nội dung trọng tâm hướng tới thị trường mục
tiêu. Đầu tư ứng dụng công nghệ cao, khai thác

khu vực và quốc tế, có các chiến lược quảng bá,
xúc tiến du lịch quy mô lớn nên chắc chắn lượng
khách quốc tế trong thời gian tới sẽ tăng cao. Thị
trường khách du lịch đến Đồng Nai: Xác định
thi ̣ trường mục tiêu với phân đoạn thi ̣ trường
theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán;
ưu tiên thu hút khách du lịch có khả năng chi trả
cao, lưu trú dài ngày. Phát triển thị trường khách
quốc tế đến tỉnh Đồng Nai là các nhà đầu nước
ngoài, các chuyên gia nước ngoài làm việc tại
các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, khách quốc

tế tham dự hội nghị, các sinh viên, nhà nghiên
cứu sinh học nước ngoài tại Vườn Quốc gia Cát
Tiên. Dự báo tốc độ tăng khách quốc tế bình
quân hàng năm tăng từ 11,0%/năm giai đoạn
2011-2015 lên 11,5%/năm giai đoạn 2016-2020,
lên 12,0%/năm giai đoạn 2021-2025 và 12,5%/
năm giai đoạn 2026-2030.
Phát triển và giữ vững thị trường du
lịch nội địa, khai thác tối đa thị trường khách
du lịch trong tỉnh, các chuyên gia nước ngoài,
công nhân từ các khu công nghiệp, khách du
lịch từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền
Đông Nam bộ, vùng Tây Nguyên, đồng bằng
sông Cửu Long. Dự báo tốc độ tăng khách nội
địa bình quân hàng năm tăng từ 10,5%/năm giai
đoạn 2011-2015 lên 11,0%/năm giai đoạn 20162020, lên 11,5%/năm giai đoạn 2021-2025 và
12,0%/năm giai đoạn 2026-2030.
Xác định ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh
Đồng Nai là du lịch, tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa
việc thu hút khách đặc biệt là nguồn khách quốc
tế tới Việt Nam ngày càng đông. Tạo điều kiện
để thu hút vốn nước ngoài cũng như xây dựng
cơ sở dịch vụ du lịch như cơ sở vui chơi, giải trí,
nghỉ dưỡng, lưu trú nhằm phục vụ khách quốc
tế. Đẩy mạnh việc thu hút khách nội địa bằng
các chương trình tham quan, hành hương, xây
các cụm du lịch lớn nhằm tránh việc hoạt động
nhỏ lẻ, manh mún giữa các khu du lịch với nhau.
2.2. Mục tiêu khai thác tiềm năng phát
triển du lịch tỉnh Đồng Nai trong hội nhập

kinh tế quốc tế
83


Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

tối ưu công nghệ thông tin, truyền thông, phối
hợp với các đối tác quốc tế. Phát triển thương
hiệu, tạo dựng được thương hiệu du lịch Đồng
Nai và một số thương hiệu du lịch nổi bật được
biết đến rộng rãi trong khu vực và trên thế giới.
Xây dựng hệ thống bài bản các thương hiệu: Du
lịch Đồng Nai, thương hiệu du lịch vùng, điểm
đến, thương hiệu sản phẩm du lịch, thương hiệu
doanh nghiệp du lịch, các địa danh nổi tiếng,….
III. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh phát triển như hiện nay,
vấn đề thực tế đặt ra đối với phát triển du lịch
bền vững ở Đồng Nai trong quá trình hội nhập
của du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế phải
phù hợp với nguyên tắc phát triển du lịch Việt
Nam đã được xác định tại Điều 5, Luật Du lịch
“Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế
hoạch, bảo đảm hài hòa giữa kinh tế , xã hội và
môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm
theo hướng du lịch văn hóa, du lịch sinh thái;
bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên
du lịch”. Điều này còn càng trở nên quan trọng
trong bối cảnh hội nhập của đất nước, trong đó
có Đồng Nai, với kinh tế quốc tế mà biểu hiện

rõ nhất là việc Việt Nam trở thành thành viên Tổ
chức Thương mại Thế giới WTO. Chính vì vậy
việc tiến hành nghiên cứu “Phát triển bền vững
du lịch Đồng Nai trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế đến năm 2015 và định hướng đến năm

2025” là một vấn đề nghiên cứu quan trọng và
cấp bách đặt ra hiện nay đối với Đồng Nai. Kết
quả nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa về mặt lý
luận mà sẽ còn có những đóng góp thiết thực
cho phát triển du lịch Đồng Nai trong giai đoạn
phát triển đến năm 2020 với bối cảnh hội nhập,
góp phần đảm bảo thực hiện thành công mục
tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói
chung và du lịch nói riêng của địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Kim Bằng - Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao - Du lịch tỉnh Đồng Nai/ www.
tuyengiao.vn
[2] UBND tỉnh Đồng Nai (2014), Báo cáo Kết
quả thực hiện Chương trình phát triển dịch
vụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn
2011 - 2015; phương hướng nhiệm vụ giai
đoạn 2015 - 2020.
[3]. Bùi Biên Hòa, Trần Thanh Phương, Đỗ
Mạnh Cường, Lê Thành Lân, Nguyễn
Thanh Thịnh, (2000), Tri thức thông tin và
phát triển, Viện Thông tin Khoa học – Xã
hội, Hà Nội.
[4]. Chương trình hành động Quốc gia về Du
lịch và các sự kiện du lịch Việt Nam năm

2000 – 2005.
[5]. Dự án “Xây dựng năng lực cho phát triển du
lịch ở Việt Nam” .

84



×