Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

kinh nghiệm giải nhanh một số dạng bài tập xác suất di truyền học quần thể khi xét một gen có nhiều alen và bài tập phần phả hệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.28 KB, 23 trang )

1.MỞ ĐẦU:
1.1 Lí do chọn đề tài
Với việc đổi mới trong cách thức thi Đại học - THPT quốc gia theo hình
thức trắc nghiệm từ năm 2007. Bên cạnh những thuận lợi đối với học sinh hiện
nay như: đã quen thuộc trong cách làm bài qua nhiều năm, có đề minh họa cho
từng năm với cấu trúc ổn định thì học sinh cũng gặp không ít khó khăn khi làm
bài, đặc biệt là chinh phục điểm 9-10.
Thứ nhất: phổ kiến thức rộng, bao gồm chương trình Sinh học 12 và
chương I của sinh học 11. Chỉ một số ít HS có thể nhớ, hiểu và hệ thống được
kiến thức cơ bản theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia của Bộ Giáo Dục.
Thứ hai: thời gian làm bài bình quân cho mỗi câu hỏi rất ngắn chỉ là 1,25
phút/câu. Làm thế nào để các em đọc đề, giải chính xác các câu hỏi trong đề với
những câu bài tập dạng tổ hợp đáp án mà câu dẫn dài 4-5 dòng, đáp án tổ hợp
cũng 4-5 đáp án và để giải được bài toán các em phải kiểm tra tất cả các phương
án đưa ra.
Thứ ba: áp lực tâm lí khi đi thi là rất lớn, đặc biệt áp lực này nhân lên gấp
nhiều lần khi các em gặp lúng túng chưa tìm được đáp án trong một câu hỏi bất
kì. Muốn giải quyết được vấn đề này đòi hỏi HS cần phải vừa nắm chắc kiến
thức vừa phải có kĩ năng làm bài linh hoạt.
Thứ tư: Theo cấu trúc đề tham khảo THPT Quốc gia lần 1 năm 2020,
nội dung kiến thức tập trung trong chương trình lớp 12 với 3 phần gồm: di
truyền học, tiến hóa, sinh thái học và phần chương I lớp 11, ma trận đề như sau:
Phần

Mức độ nhận thức

Nội dung cơ
bản

Mức 1


Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

Trao đổi chất ở
thực vật

1

1

0

0

2

Phần
lớp 11

Chương I:
Chuyển hóa
vật chất và
năng lượng.

Trao đổi chất ở

động vật.

1

1

0

0

2

Phần
lớp 12

Phần V: Di Cơ chế di truyền
truyền học
và biến dị

4

2

3

1

10

Tính quy luật

của hiện tượng
di truyền

4

1

5

1

11

Di truyền học
quần thể

1

0

0

1

2

Ứng dụng
truyền học

1


0

0

0

1

0

0

0

1

1

di

Di truyền học
người

1


Phần
VI:
Tiến hoá

Tiến hóa
Phần
Sinh
học

Sinh thái cá thể
VII: và quần thể
thái
Quần xã và hệ
sinh thái

Tổng số hai phần

3

1

0

0

4

2

1

0

0


3

3

1

0

0

4

20

8

(50%)

(20%)

8
(20%)

4
(10%)

40

Từ ma trận đề minh họa lần 1 năm 2020, nhận thấy:

- Các câu hỏi phần có bài tập: cơ chế di truyền và biến dị có 10 câu, phần
tính quy luật của hiện tượng di truyền 11 câu, phần di truyền học quần thể 2 câu,
phần di truyền học người 1 câu với tổng là 24 câu.
- Do tình hình dịch bệnh gây ra bởi virut Covid – 19, HS cả nước không thể
đến trường theo lịch. Bộ Giáo Dục giảm tải chương trình sinh học 12 – học kì 2,
với phần sinh thái và tiến hóa không có câu hỏi mức 3 và mức 4.
Như vậy theo tôi dự đoán câu hỏi bài tập điểm 9-10 sẽ tập trung vào phần
Di truyền học, Di truyền quần thể và bài tập phả hệ. Những dạng bài tập thuộc
các phần này liên quan chặt chẽ tới toán xác suất. Để giải được và giải nhanh
bài toán xác suất sinh học đòi hỏi HS vừa phải nắm chắc kiến thức toán, vừa
phải thông hiểu bản chất toán học trong các sự kiện sinh học.
Để giúp học sinh có thao tác nhanh hơn chinh phục điểm 9 -10, tôi mạnh
dạn đề xuất sáng kiến: "kinh nghiệm giải nhanh một số dạng bài tập xác suất di
truyền học quần thể khi xét một gen có nhiều alen và bài tập phần phả hệ ".
1.2 Mục đích nghiên cứu.
- Giải nhanh bài tập di truyền học quần thể khi xét một gen có nhiều alen
(từ 4 alen trở lên).
- Xác định cách giải nhanh, tránh sai lầm đối với một số dạng bài tập xác
suất thuộc phần phả hệ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp khối 12 sau khi học hết phần V: di truyền học
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Kết hợp nhiều phương pháp như: Nghiên cứu SGK Sinh học 12 (cơ bản
và nâng cao)- SGK Đại số 11 (cơ bản- nâng cao phần xác suất)
- Phân tích, giải bài tập các đề thi môn Sinh học THPT Quốc gia các năm
2017, 2018, 2019 và các đề luyện thi THPT Quốc gia 2019 - 2020.
1.5. Những điểm mới của SKKN
- Đưa ra hệ thống, cách thức, phân loại, phương pháp giải nhanh một số
dạng bài tập thuộc phần di tuyền học quần thể và phả hệ


2


2. NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Lí thuyết xác suất và hiện tượng sinh học.[1]
*Khái niệm xác suất.
Cách 1: Xác suất của một sự kiện là tỉ số giữa khả năng thuận lợi để sự
kiện đó xảy ra trên tổng số khả năng có thể. (Định nghĩa cổ điển)
Cách 2: Xác suất xuất hiện biến cố A là tỉ số giữa các trường hợp thuận
lợi để biến cố A xảy ra và số trường hợp cùng khả năng có thể xảy ra khi thực
hiện phép thử.
Nếu gọi P(A) là xác suất của biến cố A, m là trường hợp thuận lợi cho
biến cố A, n là số trường hợp cùng khả năng có thể xảy ra, ta có công thức:

*Tổng xác suất
Nếu 2 biến cố A và B xung khắc (xảy ra A thì không xảy ra B và ngược
lại); thì xác suất để A hoặc B xảy ra là:  A  B   A    B  .
Tổng quát: Cho n biến cố: A1, A2...An đôi một xung khắc. Khi đó:
 A11  A2 ...  An

  A1    A2 ...   An 

Ví dụ: Khi gieo 1 con xúc sắc có 6 mặt thì khả năng xuất hiện mặt có số
lẻ, số chẵn là bao nhiêu?
Giải
Trường hợp 1: Tính xác suất xuất hiện mặt có số lẻ (Gieo xúc sắc ).
1
Gieo xúc sắc có 6 mặt, do đó xác suất xuất hiện một mặt là 6 mà mặt lẻ


gồm 3 loại: 1, 3, 5.
Vậy biến cố mong đợi là tổng xác suất của 3 sự kiện A(1); B(3); C(5).
1
1
1
3
1
P( A  B  C ) = ( A)  (B)  (C ) = 6 + 6 + 6 = 6 = 2
1
Tương tự như trên ta có xác suất xuất hiện mặt có số chẵn là: 2

* Tích xác suất.
Tích xác suất của một sự kiện được hiểu là xác suất mà biến cố mong đợi
cùng một lúc phụ thuộc vào hai hay nhiều biến cố độc lập và nó được tính bằng
tích xác suất của các biến cố độc lập tạo nên sự kiện đó.
Ví dụ: Khi gieo đồng thời 2 con xúc sắc có 6 mặt thì khả năng xuất hiện
cả hai mặt có 1; 2; 5 chấm là bao nhiêu?
Giải
Tính xác suất để khi gieo đồng thời 2 con xúc sắc xuất hiện cả 2 mặt có
một chấm.
1
Ta có: Gieo xúc sắc có 6 mặt  xác suất xuất hiện một mặt mong đợi là 6 . Khi
gieo đồng thời hai con xúc sắc và muốn có cả hai mặt đều một chấm  xác suất

có hai mặt một chấm phụ thuộc cùng một lúc vào hai sự kiện A(1) và B(1).
3


1
1

1

(
A

B
)

(
A
)

(B
)
 Biến cố mong đợi là:

=
= 6  6 = 36

Tương tự đối với trường hợp tính xác suất xuất hiện cả hai mặt có hai
chấm hoặc năm chấm.
Từ những nghiên cứu trên tôi đã thấy rõ được mối liên hệ giữa lí thuyết
xác suất với hiện tượng Sinh học như sau:
Khái niệm
Hiện tượng Sinh học tương ứng
toán học
1. Biến cố

* Các alen trong quá trình phát sinh giao tử. (a, A...)
* Các kiểu gen hoặc kiểu hình có trong kết quả 1 phép lai

* Tỉ lệ một loại giao tử mang 1 hay nhiều alen, được tính:

2. Khái
niệm xác
suất

Khả năng xuất hiện 1 loại giao tử
Tổng số khả năng xuất hiện tất cả các loại giao tử
* Tỉ lệ một loại kiểu gen (kiểu hình) có trong kết quả một phép lai
Số khả năng xuất hiện 1 loại kiểu gen (kiểu hình)
Tổng số khả năng xuất hiện tất cả các loại kiểu gen (kiểu hình)
*Sự xuất hiện đồng thời của các alen (biến cố) có trong 1 loại giao
tử. Ví dụ: Kiểu gen AaBbDd giao tử ABd có tỉ lệ:

3. Khái
niệm tích
xác suất

* Sự xuất hiện đồng thời của các giao tử mang các alen tạo nên một
loại kiểu gen quy định một loại kiểu hình nào đó trong 1 phép lai.
Ví dụ: Từ phép lai: AaBb
x
AaBb,
Tính tỉ lệ: Kiểu gen ; Kiểu hình
* Sự xuất hiện một loại kiểu hình do nhiểu kiểu gen quy định.

4. Tổng
xác suất

Ví dụ: Tỉ lệ kiểu hình A-:

* Khả năng 1 loại kiểu gen xuất hiện nhiều lần trong một phép lai.
Ví dụ: Từ phép lai: Tỉ lệ kiểu gen

2.1.2. Di truyền quần thể và trạng thái cân bằng của quần thể.
* Các đặc trưng di tuyền cơ bản của quần thể:
- Vốn gen: Tổng số alen có trong quần thể tại một thời điểm xác định.
- Tần số alen

- Tần số kiểu gen:

Số lượng một loại alen
Tổng số lượng alen của quần thể (Vốn gen)
Số lượng một loại kiểu gen
Tổng số lượng kiểu gen (cá thể) của quần thể
4


* Trạng thái cân bằng của quần thể - Định luật Hacđi- vanbec.
- Nội dung định luật: Trong 1 quần thể lớn, ngẫu phối, nếu không có các
yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể có khuynh
hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác theo công thức:
p là tần số alen A
.
p2 AA+ 2pq Aa+ q2 aa= 1
p là tần số alen a
p+q=1
- Trường hợp 1 gen có nhiều alen (≥ 3 alen), có tần số tương ứng p(A),
q(A1), r(A2)...Thì cấu trúc di truyền của quần thể khi cân bằng là:
[p(A) + q(A1) + r(A2) +... ]2 = 1.
2.2. Thực trạng.

2.2.1. Đối với học sinh
Thứ nhất: khi gặp bài toán di tuyền liên quan đến xác suất, đặc biệt là
dạng có nhiều cặp gen qua nhiều thế hệ hoặc quần thể cân bằng di truyền với 1
gen có nhiều alen (≥ 3 alen) thì đa phần đều rất lúng túng, không định hướng
được phương pháp giải nhanh dẫn tới mất quá nhiều thời gian đồng thời kết quả
không chính xác.
Thứ hai: qua thực tiễn giảng dạy tại trường THPT Lê Hoàn, tôi nhận thấy
đa phần các em 12 gặp khó khăn khi giải bài tập phần phả hệ. Trong khi đó,
tham khảo đề minh họa lần 1 và lần 2 khảo sát THPT Quốc gia môn Sinh luôn
có 1 câu phả hệ thuộc phần vận dụng cao (điểm 9-10).
- Khi tham khảo cách tính tra trên Google nhiều dạng không có phần
chứng minh, mặt khác một số câu áp dụng công thức đến bản thân giáo viên vẫn
còn nghi hoặc. Do vậy để học sinh nhớ máy móc mà không hiểu bản chất với
một lượng kiến thức quá lớn là sẽ không đạt hiệu quả cao.
2.2.2. Đối với giáo viên
Nếu không xác định được bản chất và tìm ra cách tính nhanh thì không
thể truyền đạt cho HS hiểu và vận dụng phương pháp làm nhanh và chắc chắn
cho HS được.
Ví dụ 1[Đề luyện thi y dược 2019]
Một quần thể động vật giao phối, màu sắc cánh do 1 gen gồm 5 alen
nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Trong đó, alen A1 quy định cánh
đen trội hoàn toàn so với alen A2, alen A3, A4 và alen A5; Alen A2 quy
định cánh xám trội hoàn toàn so với alen A3, A4 và alen A5; Alen A3 quy
định cánh tím trội hoàn toàn so với alen A4 và alen A5. Alen A4 quy định
cánh vàng trội hoàn toàn so với alen A5 quy định cánh trắng. Một quần thể đang
ở trạng thái cân bằng di truyền có 51% con cánh đen; 13% con cánh xám; 20%
con cánh tím; 12% con cánh vàng; 4% con cánh trắng. Biết không xảy ra đột
biến. Hãy xác định, trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Tần số các alen A1, A2, A3, A4, A5 lần lượt là 0,3; 0,1; 0,2; 0,2; 0,2.
II. Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể đen, sau đó cho các cá thể còn lại giao

phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh xám thuần chủng
chiếm tỉ lệ là 16/2401.
5


III. Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh xám, sau đó cho các cá thể còn lại
giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh xám thuần chủng
chiếm tỉ lệ là 1/841.
IV. Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh xám và cánh đen, sau đó cho các
cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh tím
thuần chủng chiếm tỉ lệ là 1/9.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Lời giải * Giải bài toán theo cách giải thông thường:
Gọi x, y, z, t, k lần lượt là tần số của alen A1, A2, A3, A4, A5
I. Kiểu hình A5 chỉ có kiểu gen A5A5 Tần số alen A5: k = .
- Kiểu hình A4 gồm có kiểu gen A4A4 và kiểu gen A4A5.
A4A4 + A4A5 = 0,12
- Kiểu hình A3 gồm có 3 loại kiểu gen A3 A3, A3 A4, A3 A5
- Kiểu hình A4 gồm có 4 loại kiểu gen: A2A2, A2A3, A2A4, A2A5

Tần số alen A1 là:
Vậy (I) Đúng.
(II). Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể đen, sau đó cho các cá thể còn lại giao
phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh xám thuần chủng
chiếm tỉ lệ là 16/2401.
*Yêu cầu: cần phải tìm tỉ lệ alen quy định màu xám A2 trong các cá thể còn lại.
Ta có: Khi loại các cá thể đen, cá thể còn lại chiểm tỉ lệ:

100% - % Kiểu hình đen =
Khi cho các cá thể còn lại giao phối với nhau, để thu được cá thể xám
thuần chủng thì bố, mẹ đem lai đều phải mang ít nhất một alen A 2. Vậy các cá
thể đem lai cần xét là A2A2, A2A3, A2A4, A2A5.
(Vì này giảm phân luôn cho giao tử A2)

Tỉ lệ Tỉ lệ xám thuần chủng thu được:
II Đúng
Tương tự: ý III, IV tốn quá nhiều thời gian, bên cạnh đó phép tính trung
gian nhiều nên dễ nhầm lẫn trong làm bài, độ chính xác không cao.
Do đó tôi đề xuất cách tính nhanh có chứng minh trong mục 2.3
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Tính nhanh tần số từng loại alen trong quần thể cân bằng di truyền
khi xét 1 gen có nhiều alen ().
Bài tập tổng quát: Xét 1 gen quy định một tính trạng có 5 alen trội lặn
hoàn toàn theo thứ tự A1A2 A3 A4 A5. Giả sử quần thể đang ở trạng thái cân bằng
6


di truyền có kiểu hình A1 chiếm tỉ lệ a, kiểu hình A2 chiếm tỉ lệ b; kiểu hình A3
chiếm tỉ lệ c; kiểu hình A4 chiếm tỉ lệ d; kiểu hình A5 chiếm tỉ lệ e. Thì tần số
của một alen bất kì được tính như sau:
CÔNG THỨC GIẢI NHANH ĐƯỢC ĐỀ XUẤT:
=
+ Tần số alen A3 :
A3 =
+ Tần số alen A2:
A2
+ Tần số alen A1:


Tần số A1 = 1* Với giải pháp dược đề xuất HS có thể tính bất kì tần số alen nào
trong quần thể một cách nhanh chóng và chính xác bằng cách nhẩm nhanh
mà không cần dùng đến máy tính.
Mặc dù một số tài liệu trên mạng Internet có sử dụng công thức này
nhưng không chứng minh cụ thể. Do vậy HS chỉ nhớ máy móc và đôi khi phân
vân không biết việc áp dụng có chính xác không. Do vậy tôi đã mạnh dạn:
CHỨNG MINH BẰNG TOÁN HỌC
- Kiểu hình A5 chỉ có 1 kiểu gen A5A5 Tần số A5 = (1)
- Kiểu hình A4 gồm có kiểu gen A4A4 và kiểu gen A4A5.
- Kiểu hình A4 + kiểu hình A5 gồm có 3 kiểu gen là A4A4 ; A4A5 và A5A5.
+) Vì quần thể cân bằng di truyền nên tỉ lệ của 3 kiểu gen này lần lượt là:
;;
+) Tổng tỉ lệ của 3 kiểu gen trên (kiểu hình A4 và kiểu hình A5) là:
Tần số (A4 + A5) = (2)
Từ (1) và (2):
Tần số alen A4 =
Tương tự chứng minh với tần số các alen còn lại:
- Kiểu hình A3 gồm có kiểu gen A3A3, A3A4 và A3A5.
Kiểu hình A3 + kiểu hình A4 + kiểu hình A5 gồm có 6 kiểu gen là:
A3 A3; A3A4; A3A5; A4A4; A4A5 và A5A5.
+ Vì quần thể cân bằng di truyền nên tỉ lệ của 6 kiểu gen này lần lượt là:
;;
+ Tổng tỉ lệ của 6 kiểu gen trên (tổng tỉ lệ kiểu hình A3, A4, A5) là:
Tần số (A3 +A4 + A5) = (3)

Từ (2) và (3):
7


Tần số A3=

- Kiểu hình A2 bao gồm các kiểu gen: A2A2; A2A3; A2A4; A2A5.
- Kiểu hình A2 + Kiểu hình A3 + kiểu hình A4 + kiểu hình A5 gồm các
kiểu gen: A2A2; A2A3; A2A4; A2A5; A3A3; A3A4; A3A5; A4A4; A4A5 và A5A5.
- Vì quần thể cân bằng di truyền nên tỉ lệ của 10 kiểu gen này lần lượt là:
;;
+ Tổng tỉ lệ của 10 kiểu gen trên (tổng tỉ lệ kiểu hình A2, A3, A4, A5) là:
++
Tần số (A2+ A3 +A4 + A5) =
(4)

Từ (3) và (4):
Tần số A2
Tương tự chứng minh cho tần số A1
Tần số A1 = = 1 Sau đó tùy thuộc vào từng yêu cầu cụ thể của bài toán mà ta sẽ tiếp tục
vận dụng với các nội dung khác.
VẬN DỤNG
* Trở lại Ví dụ 1[Đề luyện thi y dược 2019]
Một quần thể động vật giao phối, màu sắc cánh do 1 gen gồm 5 alen
nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Trong đó, alen A 1 quy định cánh
đen trội hoàn toàn so với alen A2, alen A3, A4 và alen A5; Alen A2 quy định cánh
xám trội hoàn toàn so với alen A3, A4 và alen A5; Alen A3 quy định cánh tím
trội hoàn toàn so với alen A4 và alen A5. Alen A4 quy định cánh vàng trội hoàn
toàn so với alen A5 quy định cánh trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân
bằng di truyền có 51% con cánh đen; 13% con cánh xám; 20% con cánh tím;
12% con cánh vàng; 4% con cánh trắng. Biết không xảy ra đột biến. Hãy xác
định:
I. Tần số các alen A1, A2, A3, A4, A5 lần lượt là 0,3; 0,1; 0,2; 0,2; 0,2.
Lời giải:
Áp dụng công thức tính nhanh, ta có:
- Tần số A5

- Tần số A4
- Tần số A3
- Tần số A2
- Tần số A1= 1- (Tần số A2+A3+A4+A5) = 0,3
(I) đúng
Ví dụ 2: Một quần thể động vật giao phối, màu sắc cánh do 1 gen gồm 4
alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Trong đó, alen A1 quy định cánh
đen trội hoàn toàn so với alen A2, alen A3 và alen A4; Alen A2 quy định cánh
xám trội hoàn toàn so với alen A3 và A4; Alen A3 quy định cánh vàng trội hoàn
toàn so với alen A4 quy định cánh trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân
bằng di truyền có 64% con cánh đen; 20% con cánh xám; 12% con cánh vàng;

8


4% con cánh trắng. Biết không xảy ra đột biến. Hãy tính tần số các alen A 1, A2,
A3, A4 ?
Lời giải:
-Tần số A1
- Tần số A2
- Tần số A3
Tần số A4 = 0,2.
Các ví dụ minh chứng tiếp theo về cách tính tần số alen ở mục 2.3.2.
2.3.2. Tính nhanh tần số một loại alen bất kì trong quần thể cân bằng
di truyền khi loại bỏ một hoặc một số loại kiểu hình [Trường hợp 1 gen có
nhiều alen ()].
Bài tập tổng quát: Giả sử 1 gen quy định một tính trạng có 5 alen trội lặn
hoàn toàn theo thứ tự A1A2 A3 A4 A5. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di
truyền có kiểu hình A1 chiếm tỉ lệ a, kiểu hình A2 chiếm tỉ lệ b; kiểu hình A3
chiếm tỉ lệ c; kiểu hình A4 chiếm tỉ lệ d; kiểu hình A5 chiếm tỉ lệ e. Hãy xác

định:
1. Tần số của mỗi alen?
2. Nếu loại bỏ các cá thể có kiểu hình A1, sau đó cho các cá thể còn lại giao
phối với nhau. Tính tỉ lệ kiểu hình A2 thuần chủng (A2 A2) thu được ở đời con?
CÔNG THỨC GIẢI NHANH ĐƯỢC ĐỀ XUẤT
1. Áp dụng công thức tính nhanh trong mục 2.3.1 để tính tần số alen:
* Giả sử tần số các alen trong quần thể tính được lần lượt ở dạng tổng quát là:
()
,,
2. Khi loại bỏ các cá thể có kiểu hình A1 và cho các cá thể còn lại giao phối
với nhau.
Nguyên tắc: Muốn tính được tỉ lệ kiểu hình A2 thuần chủng ở đời con,
ta cần tính được tần số len A2 có trong các cá thể còn lại.
* Quần thể cân bằng sẽ tuân theo đẳng thức:
* Các cá thể còn lại mang alen A2 là: A2 A2, A2 A3, A2 A4, A2 A5
* Tần số A2=
Vậy tỉ lệ kiểu hình A2 thuần chủng ở đời con thu được là:
CHỨNG MINH
- Khi loại bỏ các cá thể có kiểu hình A1 (A1A1, A1A2, A1A3, A1A4, A1A5)
+ Tỉ lệ các cá thể còn lại trong quần thể là:
- Các cá thể còn lại mang alen A2 là: A2A2, A2A3, A2A4, A2A5.
Tỉ lệ kiểu gen tương ứng là: , , ,.
Tỉ lệ của alen A2 trong các cá thể trên tạo ra khi giảm phân là:
+
+
+
+
9



Từ (1) và (2)
Tần số alen A2 trong quần thể sau khi loại bỏ kiểu hình A1 là:

Áp dụng:
Ví dụ 1[Đề luyện thi y dược 2019]
Một quần thể động vật giao phối, màu sắc cánh do 1 gen gồm 5
alen nằm trên NST thường quy định. Trong đó, alen A1 quy định cánh đen
trội hoàn toàn so với alen A2, alen A3, A4 và alen A5; Alen A2 quy định cánh
xám trội hoàn toàn so với alen A3, A4 và alen A5; Alen A3 quy định cánh tím
trội hoàn toàn so với alen A4 và alen A5. Alen A4 quy định cánh vàng trội hoàn
toàn so với alen A5 quy định cánh trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân
bằng di truyền có 51% con cánh đen; 13% con cánh xám; 20% con cánh
tím; 12% con cánh vàng; 4% con cánh trắng. Biết không xảy ra đột biến. Hãy
xác định, trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Tần số các alen A1, A2, A3, A4, A5 lần lượt là 0,3; 0,1; 0,2; 0,2; 0,2.
II. Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể đen, sau đó cho các cá thể còn lại giao
phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh xám thuần chủng
chiếm tỉ lệ là 16/2401.
III. Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh xám, sau đó cho các cá thể còn lại
giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh xám thuần chủng
chiếm tỉ lệ là 1/841.
IV. Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh xám và cánh đen, sau đó cho các
cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh tím
thuần chủng chiếm tỉ lệ là 1/9.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Lời giải:
(I) Áp dụng công thức tính nhanh mục 2.3.1 ta xác định:

A1 =0,3; A2=0,1; A3=0,2; A=0,2; A5=0,2 (I) Đúng
(II) Nếu loại bỏ các cá thể đen A1- = 51% = 0,51
Tỉ lệ kiểu hình còn lại là 1- 0,51 = 0,49
Alen A2 có trong các cá thể có kiểu gen là: A2A2, A2A3, A2A4, A2A5.
Tỉ lệ alen A2 trong quần thể cần tìm là:
Tỉ lệ kiểu hình thân xám thuần chủng là (II) Sai
(III) Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh xám có kiểu gen:
A2A2, A2A3, A2A4, A2A5.= 13%=0,13
Tỉ lệ kiểu hình còn lại là 1- 0,13 = 0,87
Alen A2 có trong các cá thể có kiểu gen là: A1 A2.
Tỉ lệ alen A2 trong quần thể cần tìm là:
Tỉ lệ kiểu hình thân xám thuần chủng là (III) Đúng
(IV). Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh xám và cánh đen.
Tỉ lệ kiểu hình còn lại là 1- (0,51 + 0,13) = 0,36
Alen A3 có trong các cá thể có kiểu gen là: A3A3, A3A4, A3A5.
Tỉ lệ alen A3 trong quần thể cần tìm là:
Tỉ lệ kiểu hình thân tím thuần chủng là (IV) Đúng
Có 3 phát biểu đúng là (I); (III) và (IV) Chọn đáp án C
10


Ví dụ 2: Câu 119 [Đề minh họa lần 2 của Bộ Giáo dục và Đào tạo – 2020]
Một quần thể động vật giao phối, màu cánh do 1 gen có 4 alen nằm trên
NST thường quy định. Alen A1 quy định cánh đen trội hoàn toàn so với alen A 2,
A3 A4; alen A2 quy định cán xám trội hoàn toàn so với alen A 3, A4 ; alen A3 quy
định cánh vàng trội hòa toàn so với alen A4 quy định cánh trắng. Khi quần thể
đạt trạng thái cân bằng di truyền có 51% cá thể cánh đen: 13% cá thể cánh xám:
32% cá thể cánh vàng: 4% cá thể cánh trắng. Cho các cá thể cánh xám của quần
thể này giao phối ngẫu nhiên, thu được đời con. Theo lí thuyết, trong tổng số cá
thể thu được ở đời con có:

A. 12/169 số cá thể cánh vàng.
B. 122/169 số cá thể cánh đen.
C. 133/169 số cá thể cánh xám.
D. 16/169 số cá thể cánh trắng
Lời giải:
- Tần số từng loại alen là:
A1 = –
Tương tự:
A2 ; A3=
A4 =
Các cá thể cánh xám gồm: A2A2; A2A3; A2A4 , có tần số các alen lần lượt:
A1 = 0

A2 =
A3 =
A4=
Số cá thể cánh đen: 0. Sai
Số cá thể cánh xám A2A2; A2A3; A2A4
Đúng
Số cá thể cánh vàng: A3A3, A3A4: Sai
Số cá thể cánh trắng: A4A4: Sai
Ví dụ 3: Câu 119 – (Đề thi khảo sát của sở Giáo dục Hà Tĩnh – Lần 12020): Ở một loài thú, màu lông do một gen có 5 alen nằm trên NST thường quy
định, alen A1 quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen A 2, A3, A4, A5; alen A2
quy định lông nâu trội hoàn toàn so với alen A 3, A4, A5, alen A3 quy định lông
xám trội hoàn toàn so với alen A 4, A5; alen A4 quy định lông hung trội hoàn toàn
so với alen A5 quy định lông trắng. Biết rằng quần thể đang cân bằng di truyền,
các alen có tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong quần thể, số cá thể lông đen chiếm tỉ lệ 36%.
B. Cho tất cả các cá thể lông đen giao phối với nhau thì ở đời con, kiểu hình
lông đen chiếm tỉ lệ 20/27.

C. Cho tất cả các con lông xám giao phối với tất cả các con lông nâu thì ở đời
con, kiểu hình lông trắng chiếm tí lệ 1/36.
D. Giả sử chỉ có các cá thế có cùng màu lông mới giao phối với nhau thì ở F1,
số cá thế lông hung chiếm 11/105.
Lời giải:
11


Tần số các len:
+ Số cá thể lông đen: A1A1, A1A2, A1A3, A1A4, A1A5:
ĐúngChọn A
+ Cho các cá thể lông đen (36%) giao phối với nhau thì ở đời con, số cá thể lông
đen A1A1, A1A2, A1A3, A1A4, A1A5 cho ra các loại giao tử:

A1 =

A2 =

Tương tự:

A3 =

A4=

A5=

Số cá thể lông đen A1A1, A1A2, A1A3, A1A4, A1A5 chiếm tỉ lệ:
B Sai
Tương tự cho việc kiểm tra đáp án C và D rất nhanh chóng.
2.3.3. Giải pháp giúp HS giải nhanh bài tập phả hệ liên quan đến xác

suất:
2.3.3.1. Xác định được các bước cơ bản trong giải bài tập phả hệ.
Bước 1: Xác định gen gây bệnh là gen trội hay gen lặn (nếu đề bài chưa cho).
Dựa vào các dấu hiệu như quy luật phân li mà các em đã học:
+ Ví dụ: bố mẹ bình thường sinh con bệnh thì tính trạng bệnh là tính trạng
lặn, tính trạng bình thường là trội...
+ Ví dụ: bố mẹ bệnh mà sinh con bình thường thì tính trạng bệnh là tính
trạng trội, tính trạng bình thường là tính trạng lặn.
Bước 2: Xác định gen gây bệnh do nằm trên NST thường hay giới tính.
- Nếu trên NST khi có tỷ lệ mắc bệnh đồng đều ở cả 2 giới hoặc mẹ mắc bệnh
(tính trạng lặn) con trai lại không bị bệnh… thì gen nằm trên NST thường;
- Nếu trên NST giới tính khi mang các đặc điểm của gen trên NST giới tính như:
gen bị bệnh chỉ biểu hiện ở con trai, có sự di truyền chéo…
Kết thúc bước này các em đã hoàn thành dạng bài thứ nhất. Như vậy nếu
bài toán chỉ yêu cầu đi tìm kiểu gen các cá thể trong phả hệ thì học sinh hoàn
toàn có thể làm được dễ dàng.
Bước 3: Tính xác suất xuất hiện kiểu gen hoặc kiểu hình nào đó ở đời con (nếu
đề bài yêu cầu)
Đây là phần dễ nhầm lẫn nhất, học sinh dễ tính toán sai một trong các
yêu cầu cần xác định. Trong phả hệ luôn có những cá thể biết chắc chắn kiểu
gen, và những cá thể chưa biết rõ kiểu gen mà mới chỉ biết kiểu hình nên chúng
ta cần xác định rõ đó là những cá thể nào, tỉ lệ về kiểu gen là bao nhiêu. Công
thức tổng quát mà các em có thể áp dụng cho xác suất cần tìm trong phả hệ như
sau:
Xác suất kiểu gen (kiểu hình) cá thể cần tìm = [tỉ lệ kiểu gen bố] [tỉ lệ kiểu
gen mẹ] [tỉ lệ kiểu gen (kiểu hình) cần tìm trong phép lai] [xác suất sinh trai
(gái)] [số trường hợp xảy ra]
Trong đó:
12



• Tỉ lệ kiểu gen của bố (nếu cần): xác suất bố mang kiểu gen nào đó là
bao nhiêu (ví dụ bố bình thường kiểu gen có thể là AA hoặc Aa với xác suất mỗi
loại là bao nhiêu).
• Tỉ lệ kiểu gen của mẹ (nếu cần): xác suất mẹ mang kiểu gen nào đó là
bao nhiêu (ví dụ mẹ bình thường kiểu gen có thể là AA hoặc Aa với xác suất
mỗi loại là bao nhiêu).
• Tỉ lệ kiểu gen (kiểu hình) cần tìm trong phép lai:
ví dụ: Xác định tỉ lệ kiểu gen aa, kiểu hình A- trong phép lai sau
Aa x Aa Tỉ lệ kiểu gen aa = 1/4; kiểu hình A- = 3/4
• Xác suất sinh trai (gái): xác suất này cần linh hoạt:
+ Nếu đề bài không yêu cầu thì chúng ta không tính
+ Nếu đề bài yêu cầu tính thì phải xét: Nếu tính trạng đang xét nằm trên
NST thường thì cần nhân ½ ở mỗi lần sinh, còn nếu tính trạng đang xét nằm trên
NST giới tính thì chúng ta không cần nhân thêm ½.
• Số trường hợp xảy ra (nếu cần): khi đề bài hỏi xác suất của 2 cá thể
sinh ra trở lên. (ví dụ: đề bài chỉ nói sinh 1 trai, 1 gái thì có 2 trường hợp: sinh
trai trước, gái sau hoặc sinh gái trước, trai sau)…
2.3.3.2. Khắc phục một số sai lầm của học sinh để giải nhanh bài tập
xác suất phần phả hệ.
Qua thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy các em có học lực khá, giỏi có khả
năng tiếp thu và làm bài tương đối tốt, tuy nhiên một số em còn mắc phải một số
sai lầm đáng tiếc khi giải các bài tập phả hệ. Điều này gây không ít khó khăn
cho những em có nguyện vọng thi vào những ngành có điểm chuẩn cao như
ngành y, dược,... Bởi lẽ, với những em này thì một câu trắc nghiệm cũng có thể
quyết định các em “trúng tuyển” hay “trượt” ngành mà mình lựa chọn. Nếu các
em được rèn luyện cẩn thận thì kết quả học tập của các em sẽ tốt hơn rất nhiều.
Theo kinh nghiệm của tôi, HS thường mắc một số sai lầm như sau (Phần
giải sai của HS được in đậm, nghiêng):
Một là: Sai khi tính xác suất ở đời sau có liên quan đến giới tính

Ví dụ 1: Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả một bệnh di truyền ở người do một
trong hai alen của một gen quy định.

Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ.
Xác suất sinh con gái không bị bệnh của cặp vợ chồng III13 – III14 là
A. 1/6.
B. 11/12.
C. 5/12.
D. 5/6.
13


* Lời giải của HS khi biện luận:
- Ta nhận thấy bố mẹ bình thường nhưng có con mang bệnh => bệnh do gen lặn
quy định.
- Bệnh biểu hiện ở cả nam và nữ => gen gây bệnh không thể nằm trên NST Y.
- Người con gái II7 bị bệnh mà bố I2 bình thường nên gen gây bệnh không thể
nằm trên NST X.
Vậy, gen gây bệnh trong sơ đồ phả hệ trên là gen lặn nằm trên NST thường.
Quy ước gen:
A: gen bình thường; a: gen gây bệnh
- Người chồng III13 có kiểu hình bình thường nhưng có mẹ II7 bệnh (aa)
=> kiểu gen của III13 là Aa.
- Người vợ III14 có em trai III16 mắc bệnh (aa), có mẹ (II 10) và bố (II11) bình
thường => tỉ lệ kiểu gen của III14 là (1/3AA : 2/3Aa).
Xét cặp vợ chồng III13 và III14:
III13: Aa
III14: 1/3AA : 2/3Aa
P
G


A = a = 1/2

A = 2/3; a = 1/3

=> Xác suất sinh con bị bệnh của cặp vợ chồng III13 và III14 là:
=> Xác suất sinh con gái bị bệnh của cặp vợ chồng III13 và III14 là:
=> Xác suất sinh con gái không bị bệnh của cặp vợ chồng III13 và III14 là:
Chọn đáp án B Sai
* Nguyên nhân: Các em tính xác suất sinh con gái không bị bệnh của cặp
vợ chồng III13 và III14 bằng phần bù xác suất (1 – 1/12) là chưa chính xác. Vì
phần bù của xác suất con gái bị bệnh không chỉ có duy nhất con gái không bị
bệnh mà còn có con trai bị bệnh và con trai không bị bệnh.
* Biện pháp: Đối với dạng bài tập này, các em nên lấy phần bù xác suất
xong rồi mới nhân xác suất giới tính.
*Lời giải đúng: (Sửa phần nghiêng bị sai của HS)
Thay vì tính xác suất con gái không bị bệnh ta cần tính xác suất sinh con
không bị bệnh của cặp vợ chồng III13 và III14 là:
1 – 1/6 = 5/6
=> Xác suất sinh con gái không bị bệnh của cặp vợ chồng III13 và III14 là:
(1/2).(5/6) = 5/12 Chọn đáp án C Đúng
* Hai là: Sai khi tính xác suất ở đời sau có từ 2 con trở lên
Ví dụ 2: [Đề khảo sát THPT Quốc gia trường THPT Yên Định I năm
2016-2017]
Ở người, bệnh bạch tạng do alen lặn nằm trên NST thường quy định (gen
này có 2 alen). Hiền và Hoa đều có mẹ bị bạch tạng, bố của họ không mang gen
gây bệnh, họ lấy chồng bình thường (nhưng có bố đều bị bệnh). Hiền sinh một
con gái bình thường đặt tên là Bình, Hoa sinh một con trai bình thường đặt tên là
An. Sau này lớn lên Bình và An lấy nhau. Xác suất để cặp vợ chồng Bình và An
sinh hai con đều bình thường là bao nhiêu?

A. 27/36.
B. 29/36.
C. 32/36.
D. 64/81
14


Lời giải:
Cách 1 : Đơn giản, dễ tính nhưng tốn nhiều thời gian:
- Quy ước: A- bình thường; a- bị bệnh.
- Nhận thấy:
+ Bố của Hiền và Hoa đều không mang gen gây bệnh nên có kiểu gen là AA.
+ Mẹ của Hiền và Hoa đều bị bệnh nên có kiểu gen là aa.
=> Kiểu gen của Hiền và Hoa là Aa.
- Bố chồng của Hiền và Hoa đều bị bệnh mà chồng của họ bình thường nên có
kiểu gen dị hợp Aa.
P

Hiền

Chồng

Hoa

Chồng

KG

Aa


Aa

Aa

Aa

G

A = a = 1/2

A = a = 1/2

A = a = 1/2

A = a = 1/2

F1: A-

Bình: 1/3AA : 2/3Aa

An: 1/3AA : 2/3Aa

=> Có 4 trường hợp xảy ra:
Bình An Sinh 2 con đều bình thường:
Bình An Sinh 2 con đều bình thường:
Bình An Sinh 2 con đều bình thường:
Bình An Sinh 2 con đều bình thường:
=> Vậy xác suất để cặp vợ chồng Bình và An sinhh 2 con đều bình thường là:
Cách 2: Dùng phần bù trong xác suất, nhanh nhưng dễ nhầm.
P


Hiền

Chồng

Hoa

Chồng

KG

Aa

Aa

Aa

Aa

G

A = a = 1/2

A = a = 1/2

A = a = 1/2

A = a = 1/2

F1: A-


Bình: 1/3AA : 2/3Aa

An: 1/3AA : 2/3Aa

G

2/3A : 1/3a

2/3A : 1/3a

=> Xác suất sinh con bị bệnh của cặp vợ chồng Bình và An là:
=> Xác suất sinh con không bị bệnh của cặp vợ chồng Bình và An là:
=> Xác suất sinh 2 con không bị bệnh của cặp vợ chồng Bình và An là:
Chọn đáp án D Sai
* Nguyên nhân:
HS đã sai lầm khi sử dụng kết quả phần bù đối với sinh một con áp dụng
cho xác suất sinh 2 con (có cùng kiểu hình) bằng cách nhân chúng với nhau
(bình phương kết quả của một người).
=> Vô tình đã bình phương luôn tỉ lệ kiểu gen của cả bố và mẹ trong phép lai
15


=> tính sai tỉ lệ kiểu gen của bố và mẹ.
* Biện pháp:
+ Tính xác suất để ít nhất một trong 2 con của cặp vợ chồng Bình – An bị bệnh

+ Dùng phần bù đề tính xác suất sinh hai con không bị bệnh:
1- (xác suất để ít nhất một trong 2 con bị bệnh)
Lời giải đúng: (Sửa phần nghiêng bị sai của HS)

Để sinh con bị bệnh thì Bình và An phải có kiểu gen Aa với tỉ lệ 2/3.
=> Xác suất để ít nhất một trong 2 con của cặp vợ chồng Bình – An bị bệnh là:
+ là tỉ lệ xuất hiện kiểu gen Aa của Bình và An
+ là tỉ lệ sinh hai con không bị bệnh của Bình và An với
kiểu gen Aa.
=> Xác suất để sinh 2 con bình thường của cặp vợ chồng Bình – An là:
=> Chọn đán án B Đúng
Ba là: Sai khi giải bài tập tổng hợp vừa có gen nằm trên NST thường,
vừa có gen nằm trên NST giới tính
Ví dụ: (Đề khảo sát chất lượng THPT Sở GD và ĐT Hà Nội lần 2- năm 2020):
Cho sơ đồ phả hệ sau:
1
5

2

3

6

7
11

8

9

4
10


12

Bệnh P được quy định bởi gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường; bệnh Q
được quy định bởi gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen
tương ứng trên Y. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra. Xác suất để cặp vợ
chồng ở thế hệ thứ III trong sơ đồ phả hệ trên sinh con đầu lòng là con trai mắc
cả hai bệnh P, Q là
A. 25%.
B. 3,125%.
C. 12,5%.
D. 6,25%.
Lời giải HS:
* Xét bệnh P:
Quy ước gen:
A: gen gây bệnh; a: gen bình thường;
- Người chồng III11 bị bệnh và có bố II7 bình thường => kiểu gen của III11 là Aa.
- Người vợ III12 bình thường có kiểu gen là aa.
- Xét cặp vợ chồng III11 và III12:
P
III11: Aa
III12: aa
G
A = a = 1/2
a=1
- Xác suất sinh con bị bệnh P của cặp vợ chồng III11 và III12 là: ().1 =
* Xét bệnh Q:
Quy ước gen: B: gen bình thường; b: gen gây bệnh
- Người chồng III11 không bị bệnh Q nên có kiểu gen là XBY.
- Người nam II8 không bị bệnh Q nên có kiểu gen là XBY.
- Người nữ II9 bình thường nhưng có bố bị bệnh Q nên có kiểu gen là XBXb.

- Xét cặp vợ chồng II8 và II9:
16


P
G
III

II8: XBY
II9: XBXb
1XB: 1Y
1XB: Xb
=> Đời con: 1XBXB: 1XBXb: 1XBY: 1XBY

=> Người III12 là nữ và có kiểu hình bình thường nên có tỉ lệ kiểu gen là:
XBXB:XBXb
- Xét cặp vợ chồng III11 và III12:
III12: 1/2 XBXB : 1/2XBXb
XB = 3/4
G
XB = Y = 1/2
Xb = 1/4
=> Đời con: 3/8XBXB : 1/8XBXb : 3/8XBY : 1/8XbY
P

III11: XBY

=> Xác suất cặp vợ chồng III11 và III12 sinh con mắc bệnh Q là:
=> Xác suất cặp vợ chồng III11 và III12 sinh con mắc cả bệnh P và bệnh Q là:
=

=> Xác suất cặp vợ chồng III11 và III12 sinh con trai mắc cả bệnh P và bệnh Q
là:
= Chọn đáp án B=>Sai
* Nguyên nhân: Khi tính xác suất cặp vợ chồng III11 và III12 sinh con mắc bệnh
Q là đã tính luôn xác suất con trai mắc bệnh Q. Mặt khác khi HS tính xác suất
sinh con trai bị 2 bệnh vẫn nhân thêm xác suất sinh con trai là thêm lần nữa là
sai.
* Biện pháp: Khi giải bài tập tổng hợp, vừa có gen nằm trên NST thường, vừa
có gen nằm trên NST giới tính, các em không được nhân thêm xác suất giới tính
nữa, vì khi chúng ta lấy tính trạng do gen nằm trên giới tính quy định đã có xác
suất quy định giới tính.
Lời giải đúng: (Sửa phần in nghiêng tính sai)
=> Xác suất cặp vợ chồng III11 và III12 sinh con đầu lòng là con trai mắc cả hai
bệnh P và Q là:
= => Chọn đáp án D => Đúng
* Bốn là sai trong trường hợp tính xác suất có điều kiện
Ví dụ: Ở người, alen A quy định da bình thường trội hoàn toàn so với alen
a quy định da bạch tạng. Bệnh máu khó đông do alen lặn b nằm trên vùng không
tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, alen B quy định máu bình thường.
Cho sơ đồ phả hệ sau:

17


Biết bố của người đàn ông III13 không mang alen gây bệnh, không phát sinh
đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng III 13 – 14 sinh người
con đầu lòng không bị bệnh. Xác suất để người con đầu lòng không mang các
alen bệnh là
A. 0,428.
B. 0, 417.

C. 0,714.
D. 0,504.
*Lời giải HS:
* Xét bệnh bạch tạng:
- Người vợ II8 bình thường, có em trai II6 bị bệnh bạch tạng aa, mẹ I1 và bố I2
không bị bệnh này => I1 và I2 có kiểu gen Aa
=> tỉ lệ kiểu gen của người II8 là: AA : Aa.
- Theo đề bài, bố của người đàn ông III13không mang alen gây bệnh
=> kiểu gen của người II9 là AA.
- Xét cặp vợ chồng II8 và II9:
P
II8: 1/3AA : 2/3Aa
II9: AA
A = 2/3
G
A=1
a = 1/3
III
=> Đời con: 2/3AA : 1/3Aa
=> Tỉ lệ kiểu gen của người III13 là: 2/3AA : 1/3Aa
- Người vợ III14 bình thường, có em gái III15 bị bệnh bạch tạng, bố II10 và mẹ II11
không bị bệnh này Người số II10 và II11 có cùng kiểu gen Aa.
=> tỉ lệ kiểu gen của người III14 là: AA : Aa.
- Xét cặp vợ chồng III13 và III14:
P
III13: 2/3AA : 1/3Aa
III14: 1/3AA : 2/3Aa
A = 5/6
A = 2/3
G

a = 1/6
a = 1/3
=> Đời con: 10/18AA : 7/18Aa : 1/18aa
=> Tỉ lệ người con của cặp vợ chồng III13 và III14 không mang alen gây bệnh
bạch tạng là:
* Xét bệnh máu khó đông:
- Người chồng III13 bình thường có kiểu gen là XBY.
- Tương tự, người II10 bình thường nên cũng có kiểu gen là XBY.
- Người nữ II11 bình thường nhưng có bố bị bệnh máu khó đông nên có kiểu gen
là XBXb.
+ Xét cặp vợ chồng II10 và II11:
P
II10: XBY
II11: XBXb
18
5

1

6

2 127

138

914

15310 16 411



G
XB, Y
XB, Xb
III
=> Đời con: 1XBXB : 1XBXb : 1XBY : 1XbY
=> Người III14 là nữ và có kiểu hình bình thường nên có tỉ lệ kiểu gen là:
XBXB : XBXb
+ Xét cặp vợ chồng III13 và III14:
P
III13: XBY
III14: 1/2 XBXB : 1/2XBXb
XB = 3/4
B
G
X = Y = 1/2
Xb = 1/4
=> Đời con: 3/8XBXB : 1/8XBXb : 3/8XBY : 1/8XbY
=> Tỉ lệ người con của cặp vợ chồng III13 và III14 không mang alen gây bệnh
máu khó đông là:
+=
=> Tỉ lệ người con của cặp vợ chồng III13 và III14 không mang các alen gây
bệnh của hai bệnh trên là:
= 0,417=> Chọn đáp án B => Sai
* Nguyên nhân:
+ Đây là một dạng bài tập vận dụng xác suất có điều kiện khá cơ bản
trong môn Sinh học.
+ Đa số HS mắc sai lầm là do theo quán tính, đọc không kĩ đề chỉ tính xác
xác suất người con không mang alen gây bệnh, bỏ sót điều kiện của đề bài yêu
cầu tính xác suất người con không mang alen gây bệnh trong những người con
bình thường.

* Biện pháp:
+ Củng cố lại kiến thức xác suất có điều kiện và vận dụng trong bài tập phả hệ
cụ thể.
+ Xác suất của biến cố A được tính với điều kiện biến cố B đã xảy ra được gọi là
xác suất có điều kiện của A và nó được tính là P(A\B).
Lời giải đúng:
* Xét bệnh bạch tạng (Sửa phần in nghiêng tính sai)
=> Tỉ lệ người con của cặp vợ chồng III13 và III14 không mang các alen gây
bệnh là trong số những người bình thường là:
* Xét bệnh máu khó đông: (Sửa phần in nghiêng tính sai)
=> Tỉ lệ người con của cặp vợ chồng III2 và III3 không mang alen gây bệnh là:
=> Tỉ lệ người con của cặp vợ chồng III13 và III14 không mang alen gây cả
hai bệnh trên là:
= 0,504 Chọn đáp án D Đúng
* Năm là sai trong trường hợp bài tập phả hệ xét đồng thời nhiều tính
trạng và có hoán vị gen.
Ví dụ: [Đề khảo sát THPT lần 2 năm 2020 – Trường THPT Lê Hoàn]
Ở người, bệnh A và bệnh B là hai bệnh do đột biến gen lặn nằm ở vùng không
tương đồng trên NST giới tính X, khoảng cách giữa hai gen là 20cM. Người bình
19


thường mang gen A và B, hai gen này đều trội hoàn toàn so với gen lặn tương ứng
là a và b. Cho sơ đồ phả hệ sau:

Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Biết được chính xác kiểu gen của 9 người.
II. Người số 1, số 3 có thể có kiểu gen giống nhau.
III. Nếu người số 13 kết hôn với người không bị bệnh nhưng bố của vợ bị cả hai

bệnh thì xác suất sinh con gái bị bệnh là 30%.
IV. Cặp vợ chồng III11 – III12 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng
bị cả hai bệnh là 8%.
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
*Lời giải HS:
* Vì hai bệnh đều do đột biến gen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên NST
giới tính X, nên ta xác định được kiểu gen của cả 8 người nam trong phả hệ:
+ Người số 2, 4,6, 8, 12 bình thường có kiểu gen XABY.
+ Người số 9 chỉ bị bệnh A có kiểu gen XaBY.
+ Người số 10,13 bị cả hai bệnh có kiểu gen XabY
+ Xét người nữ số 5: luôn nhận của người số 2 giao tử XAB, mà sinh được người
con số 10 là nam bị cả hai bệnh Người số 5 phải có kiểu gen XABXab
Biết được chính xác kiểu gen của 9 người. I Đúng
* Người số 1 và số 3 đều là nữ và có kiểu hình bình thường về cả hai
bệnh, chưa biết chắc kiểu gen nên có thể họ có kiểu gen giống nhau II Đúng
* Người số 13 có kiểu gen XabY, vợ của người này có kiểu gen XABXab (vì
người vợ số 13 bình thường về 2 bệnh, nhưng có bố bị cả hai bệnh XabY)
- Xét cặp vợ chồng III13
P
III13: XabY
Vợ: XABXab (f=20%)
XAB = 0,4; XAb = 0,1; XaB = 0,1; Xab = 0,4
G
Xab =1
=> F (Con gái): 0,4XABXab : 0,1 XAbXab: 0,1 XaBXab: 0,4 XabXab
xác suất sinh con gái bị bệnh = 0,1 + 0,1 + 0,4= 0,6III Sai
* Xác định kiểu gen của cặp vợ chồng III11, III12:

+ Người nữ số 5 có kiểu gen XABXab, người số 6 có kiểu gen XABY
P
Vợ II5: XABXab (f=20%)
Chồng II6: XABY
AB
G
XAB = 0,4; XAb = 0,1; XaB = 0,1; Xab = 0,4 X = Y = 1/2
=> Đời con: 0,2 XABXAB : 0,05 XABXAb : 0,05 XABXaB : 0,2 XABXab
20


0,2 XABY : 0,05 XAbY: 0,05 XaBY: 0,2 XabY
=> Người nữ số 11 có thể có các kiểu gen với tỉ lệ tương ứng:
0,2 XABXAB : 0,05 XABXAb : 0,05 XABXaB : 0,2 XABXab
+ Người chồng số 12 có kiểu gen XABY .
=> Cặp vợ chồng III11 – III12 sinh con bị cả hai bệnh thì mẹ số 11 phải có kiểu
gen XABXab với tỉ lệ: 0,2 XABXab
P
Vợ III11: 0,2 XABXab
Chồng III12: XABY
XAB = 0,08; XAb = 0,02;
XAB = Y = 1/2
G
XaB = 0,02;
Xab = 0,08
=> Đời con: 0,04 XABXAB : 0,01 XABXAb : 0,01 XABXaB : 0,04 XABXab
0,04 XABY : 0,01 XAbY: 0,05 XaBY: 0,04 XabY
=> Cặp vợ chồng III11 – III12 sinh con đầu lòng bị cả hai bệnh ( XabY) với tỉ lệ 4%
=> IV Sai.
Vậy có 2 đáp án đúng là I, IIChọn đáp án D (Sai)

* Nguyên nhân:
- Một là học sinh đã tính sai tỉ lệ kiểu gen ở đời con khi xét ý III:
+ Cặp vợ chồng số III13: khi đề bài yêu cầu tính xác suất con gái bị bệnh,
HS đã mặc định nếu là con gái thì phải nhận Xab từ bố với xác suất là 100%,
nhưng thực tế xác suất xuất hiện giao tử Xab = Y = ½.
- Hai là tính sai tỉ lệ kiểu gen của mẹ (III11) khi xét ý IV
+ Cặp vợ chồng II5; II6 sinh con số 11 chắc chắn là con gái, bài toán quay
trở lại dạng xác suất có điều kiện P(XABXab/X-- X--), trong khi HS đã bỏ qua điều
kiện nên tính sai tỉ lệ.
* Biện pháp: HS cần ghi nhớ nguyên tắc:
- Khi xét 1 hoặc nhiều tính trạng, có hoán vị gen hay không luôn phải xác định
rõ xác suất cần tìm là biến cố chắc chắn hay không [Ω = 1 hoặc Ω]
- Xác suất cần tìm có điều kiện hay không? Nếu có thì xác suất xuất hiện A với
điều kiện B đã xảy ra là bao nhiêu [P(A/B)]?
Lời giải đúng: (Chỉ sửa phần in nghiêng tính sai)
* Xét cặp vợ chồng III13 : Chồng III13: XabY Vợ: XABXab (f=20%)
Con gái bị bệnh = 0,5 – con gái không bị bệnh = 0,5 – 0,4XAB0,5Xab= 0,3
(0,5 là xác suất sinh con gái) III Đúng
* Xét cặp vợ chồng II5 và II6:
+ Người nữ số 5 có kiểu gen XABXab, người số 6 có kiểu gen XABY

P
Vợ II5: XABXab (f=20%)
Chồng II6: XABY
XAB = Y = 1/2
G
XAB = 0,4; XAb = 0,1; XaB = 0,1; Xab = 0,4
=>Người số 11 chắc chắn đã là nữ sẽ có thể có các kiểu gen với tỉ lệ tương
ứng: 0,4 XABXAB : 0,1 XABXAb : 0,1 XABXaB : 0,4XABXab
=> Cặp vợ chồng III11 – III12 sinh con bị cả hai bệnh thì mẹ số 11 phải có kiểu gen

XABXab với tỉ lệ: 0,4 XABXab.
21


P: III11 0,4 XABXab III12 XABY (f=20%)
Sinh con bị cả 2 bệnh: 0,4 0,4 Xab 0,5Y = 0,08 (8%) IV Đúng
Vậy cả 4 đáp án đúng, chọn B
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1 Đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
- Bản thân có thêm phương pháp giảng dạy phần bài tập di truyền quần
thể có nhiều alen và bài tập phả hệ nhanh và chính xác, phù hợp với hình thức và
nội dung thi THPT quốc gia đặc biệt dành cho các câu vận dụng cao.
- Các đồng chí giảng dạy tai trường cùng bộ môn đã cùng tôi áp dụng và
đạt được hiệu quả cao.
2.4.2 Đối với học sinh
Để nắm bắt được hiệu quả sử dụng các giải pháp nêu trên trong dạy học,
tôi đã tiến hành thử nghiệm qua khảo sát thực tế ở các lớp: 12A2, 12A3, 12A5,
12A6 tại trường THPT Lê Hoàn năm học 2019 - 2020. Học sinh được kiểm tra
trắc nghiệm khách quan dạng câu hỏi "có hoặc không?": Anh(chị) có thích học
phần di truyền học quần thể và bài tập phả hệ không? Kết quả như sau:
Có hứng thú
Không hứng thú
Lớp
Số học
Tỉ lệ %
Số học sinh
Tỉ lệ %
sinh
12A2

45
44
97,78%
01
2,22 %
12A3
40
37
92,5%
03
7,5 %
12A5
42
40
95,24%
02
4,76%
12A6
42
38
90,48%
05
9,52%
Còn với câu hỏi kiểm tra kiến thức, kĩ năng phần bài tập di truyền học
quần thể và bài tập phả hệ, kết quả như sau:
Đạt
Chưa đạt
Tổng số
Lớp
Số học

học sinh
Tỉ lệ %
Số học sinh
Tỉ lệ %
sinh
12A2
45
40
88,89 %
05
11,11 %
12A3
40
33
82,5 %
07
17,5 %
12A5
42
36
85,71 %
06
14,29%
12A6
42
35
83,33 %
07
16,67 %
Từ số liệu trên cho thấy, khi được tiếp cận với những giải pháp đã nêu,

hiệu quả trong dạy học đã tăng lên ngoài mức mong đợi: hơn 90% số HS cảm
thấy hứng thú với môn học, hơn 80% số học sinh đạt yêu cầu kiểm tra về kiến
thức và kĩ năng.
Tổng số
học sinh

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Trên đây là những suy nghĩ và việc làm mà tôi đã thực hiện trong quá
trình bồi dưỡng học sinh luyện thi đại học đã đạt được nhiều kết quả đáng kể đối
với học sinh và cả bản thân tôi.
22


Sau khi được học các em đã nắm vững phương pháp giải, học sinh thấy
quen thuộc và dễ dàng làm, các em không còn lúng túng trong việc trình bày mà
có cách biến đổi để giải bài toán một cách đơn giản hơn và thấy ngày càng yêu
thích môn học. Bản thân tôi cũng nhận thấy mình vững vàng hơn khi thực hiện
công việc này.
Do điều kiện và năng lực của bản thân còn hạn chế, các tài liệu tham khảo
chưa đầy đủ nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tôi mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các thầy cô, của các bạn đồng nghiệp để vốn kinh nghiệm giảng
dạy của tôi ngày càng phong phú hơn.
3.2.Kiến nghị:
Đề nghị nhà trường bổ sung thêm các đầu sách phục vụ chuyên môn để
giáo viên có cơ hội tham khảo nhiều hơn.
Mỗi năm hội đồng khoa học ngành đều xếp loại các sáng kiến kinh
nghiệm, cần cung cấp cho các nhà trường để các giáo viên có cơ hội học hỏi.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Thanh hóa, ngày 20 tháng 06 năm 2020

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết

Lê Thị Nga

23



×