Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Sử dụng biện pháp nhân hóa trong viết bài văn miêu tả lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 20 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính
thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt nam. Bởi thế dạy TV có
vai trò cực kỳ quan trọng, ngoài cung cấp các kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ
nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kĩ năng hoạt động giao tiếp bằng tiếng
Việt, thì môn học này còn bồi dưỡng năng lực tư duy cũng như lòng yêu tiếng
Việt.
Nhiều năm qua, việc bồi dưỡng kỹ năng làm bài Tập làm văn cho học
sinh Tiểu học trong các nhà trường đang là mối quan tâm của nhiều giáo viên.
Bởi phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp, được vận dụng các
tri thức, kỹ năng của nhiều phân môn khác. Phân môn Tập làm văn có vị trí hết
sức quan trọng trong chương trình Tiểu học. Thông qua phân Tập làm văn nhằm
rèn luyện cho học sinh các kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết để phục vụ cho việc
học tập và giao tiếp. Cũng từ đó có thể trau dồi thái độ ứng xử có văn hoá, tinh
thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng tình cảm lành mạnh, tình yêu tiếng
Việt, tình yêu quê hương đất nước, góp phần đặc biệt quan trọng trong việc hoàn
thiện và nâng cao các kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.
Được phân công giảng dạy khối 4 + 5 nhiều năm, tôi nhận thấy môn
Tiếng Việt mà nhất là phân môn Tập làm văn được nhiều giáo viên cho rằng rất
khó dạy. Vì học sinh ngại viết văn. Trước một đề Tập làm văn, đặc biệt là văn
miêu tả, nhiều em học sinh ngồi “cắn bút”, nặn mãi mới được vài câu ngắn
ngủn. “Từ ngữ khô cứng” hoặc câu văn chỉ dừng ở mức độ có đủ chủ ngữ, vị
ngữ (câu đơn bình thường) hình ảnh nghèo nàn, ít ỏi. Thậm chí các em còn
không biết vận dụng các biện pháp tu từ (nhân hóa, so sánh) để viết. Đó là
những nguyên nhân thúc đẩy tôi tìm tòi, nghiên cứu làm thế nào để học sinh
khắc phục được tình trạng này, để các sự vật học sinh miêu tả được khoác một
màu áo mới: có hành động, lời nói, tâm trạng như con người…. trở thành người
bạn thân thiết của các em, góp phần nâng cánh ước mơ, phát triển năng lực cảm
thụ và khả năng tư duy hình tượng cho học sinh.
Ví như một lần kiểm tra, tôi kết luận không thấy học sinh A trong lớp. Em


ấy liền lên tiếng: “Chiếc bàn giấu con thì làm sao cô thấy được ạ!” Câu nói
ngây thơ mà thú vị của con trẻ ấy cứ khiến tôi ấn tượng. Thiết nghĩ, bạn ấy đã
nói rất hình ảnh và tôi rất ưng. Chỉ có vận dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong
giao tiếp cũng như trong bài văn miêu tả một cách kéo léo thì mới có được
những câu văn, bài văn hấp dẫn, mới khơi nguồn cảm xúc thơ văn, mới chữa
được căn bệnh ngại học văn, ngại viết văn ở học sinh tiểu học.
Chính vì phân môn Tập làm văn có vai trò quan trọng như vậy nên tôi
muốn đi sâu tìm hiểu một khía cạnh nhỏ nhằm bồi dưỡng kỹ năng cho học sinh
bằng “Một số giải pháp sử dụng biện pháp nhân hoá trong văn miêu tả nhằm
nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 4”
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu việc sử dụng biện pháp nhân hóa trong văn miêu tả nhằm đưa ra
một số giải pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 4.
1


1. 3 Đối tượng nghiên cứu.
- Nhân hóa (Tiếng Việt 3, tập 2 )
- Thế nào là miêu tả (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 40)
- Cách sử dụng biện pháp nhân hóa để miêu tả đồ vật, cây cối, con vật (Tiếng
Việt lớp 4)
1. 4 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp trò chuyện, trao đổi với đồng nghiệp, với phụ huynh học sinh.
- Phương pháp dự giờ, quan sát việc dạy - học của giáo viên và học sinh.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận.
Nhân hóa là mảnh đất để bày tỏ tâm tư kín đáo của mình, thái độ, cách

nhìn của mình đối với đối tượng miêu tả. Vì thế phép nhân hóa có tác dụng vừa
miêu tả trữ tình, vừa có chức năng nhận thức vừa có chức năng biểu cảm.
Theo Bách khoa toàn thư “Nhân hóa (Anthropomorphism) hay còn gọi
là phép nhân hóa hoặc nhân cách hóa là cách miêu tả, diễn tả con vật hoặc sự vật
có cảm xúc, tính cách và hành động như con người bằng các thủ pháp nghệ thuật
như văn, thơ. Trong đó, sự vật được quy ước về các đặc điểm, cảm xúc hay ý
định của con người đối với các thực thể không phải con người. Từ nhân hoá có
nghĩa là trở thành người hay hóa người. Nhân hóa là sự gắn kết về hình dáng và
đặc điểm con người với các khái niệm trừu tượng như cảm xúc, các đồ vật, các
loài động vật và các lực lượng tự nhiên như mùa màng và thời tiết”
Theo từ điển Tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý “ Nhân hóa là biện
pháp tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật,… bằng những từ ngữ sử dụng cho
con người như hành động, suy nghĩ, tính cách giúp chúng trở nên sinh động, gần
gũi, hấp dẫn và có hồn hơn”
Việc sử dụng các biện pháp tu từ nhân hóa trong viết bài văn miêu tả lớp 4
có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nghĩa là khi miêu tả (tái hiện) một sự vật, hiện
tượng trong đời sống thì sự vật hiện tượng ấy không chỉ được hiện lên một cách
đầy đủ, cụ thể về hình dáng, đặc điểm, tính chất mà chúng còn trở nên sinh
động, có hồn gần gũi với con người, biểu thị được tư tưởng, tình cảm của con
người. Nhân hóa trong văn miêu tả chính là cách “thổi hồn” vào sự vật, hiện
tượng. Từ đó, bồi đắp tình yêu đối với thế giới xung quanh.
Đối với học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 4, các em bước đầu làm
quen với các khái niệm trừu tượng ( biện pháp tu từ nhân hóa, cách sử dụng biện
pháp tu từ nhân hóa trong viết bài văn miêu tả đồ vật, cây cối, con vật ...) hẳn
gặp không ít khó khăn. Bởi sự non nớt về trí tuệ, hiểu biết... Để viết được bài
văn miêu tả hấp dẫn, có hồn quả là không dễ dàng. Tuy nhiên đây là lứa tuổi có
khả năng tượng tượng phong phú, có tư duy sáng tạo độc đáo. Nếu giáo viên
biết hướng dẫn, biết khơi gợi thì việc biến những sự vật vốn vô tri thành thế giới
con người qua bài văn miêu tả của học sinh là hoàn toàn có thể.
2.2 Thực trạng của vấn đề

Vấn đề dạy học Tiếng Việt hiện nay:
2


Nhiều năm qua, giáo dục Việt Nam đã có những đổi mới tích cực cả về
nội dung, chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học. Sự đổi mới ấy đã
đem lại những thành công, những kết quả đáng phát huy. Tuy nhiên còn tồn tại
những bất cập nhất định nhất là ở các bộ môn khoa học xã hội trong đó môn
Tiếng Việt mà cụ thể là môn Tập làm văn là một ví dụ. Thực tế cho thấy, giờ đây
học sinh có thái độ thờ ơ, ngại học Tiếng Việt không còn hứng thú, yêu thích,
say mê như trước nữa. Trên lớp: các em ngại suy nghĩ, ngại tư duy, ngại phát
hiện, ngại xây dựng bài… Về nhà: các em ngại chuẩn bị bài, ngại làm bài tập,
ngại học bài cũ. … Khi kiểm tra: óc quan sát kém, khả năng lựa chọn hình ảnh
không có, sức viết yếu, vốn từ nghèo, cách vận dụng vụng về… Từ đó dẫn đến
đời sống tâm hồn của các em tẻ nhạt, khô khan, sống xa rời thực tế, chưa biết
yêu quy thế giới xung quanh, lúc nào cũng chỉ thấy mình là tất cả…Đây là điều
mà bất cứ nhà giáo nào đứng trên bục giảng cũng băn khoăn, trăn trở.
Vấn đề dạy văn miêu tả lớp 4
Thực tế cho thấy, một số giáo viên về phương pháp, cách thức dạy Tập
làm văn còn lúng túng, đôi khi còn đơn điệu, quá phụ thuộc vào sách hướng dẫn,
ngại thay đổi mà thường đi theo đường mòn, chưa mang tính sáng tạo, chưa
mạnh dạn đưa những sáng kiến, ý tưởng của mình vào quá trình giảng dạy nên
chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh. Mặt khác, học sinh
không hứng thú với phân môn Tập làm văn, các em học một cách đối phó, chưa
nắm chắc các khái niệm (nhân hóa là gì, cách vận dụng biện pháp nhân hóa khi
làm bài văn miêu tả như thế nào), nên quá trình vận dụng còn bỡ bỡ, vụng về,
vốn từ chưa phong phú, chưa hiểu rõ nghĩa của từ, thiếu vốn sống thực tế, việc
quan sát thực tế lại chưa đầy đủ, còn qua loa đại khái, viết văn miêu tả chưa hay
hoặc sắp xếp ý còn lộn xộn, lủng củng, hình ảnh trong bài văn chưa gợi tả, ít liên
tưởng hoặc chỉ là sao chép một cách sống sượng bài văn mẫu.

Đối với kiểu bài miêu tả đồ vật, cây cối, con vật, Sách giáo khoa Tiếng
Việt 4
Bản thân tôi được phân công giảng dạy Tiếng Việt lớp 4 nhiều năm. Thực
tế cho thấy học sinh không hứng thú khi làm bài văn miêu tả. Bởi một số lý do:
Trước hết, các em thấy khó viết, ngồi nặn mãi mà bài văn chỉ được mấy
dòng ngắn ngủn. Ví dụ: Đầu năm học, mẹ mua cho em một chiếc cặp màu hồng.
Chiếc cặp có ba ngăn. Một ngăn em đựng sách, một ngăn em đựng bút…
Tiếp theo, các em chưa xác định được vị trí sử dụng biện pháp nhân hóa là
bộ phận nào của đồ vật. Hoặc nếu có xác định được thì các em vận dụng một
cách vụng về. Ví dụ: Đầu năm học, mẹ mua cho em một chiếc cặp. Màu hồng
em thích là màu áo bên ngoài của chiếc cặp.
Sau đó, các em chưa biết cách dựng đoạn và liên kết đoạn. Các em miêu
tả lộn xộn không theo một trình tự logic nào cả. Ví dụ: Đầu năm học, mẹ mua
cho em một chiếc cặp. Chiếc cặp mặc áo màu hồng trông mới kiêu sa và lộng
lẫy làm sao! Ngăn nhỏ nhất em đựng bút. Hằng ngày chiếc cặp cùng em đến lớp.
Hai ngăn rộng, một ngăn em đựng vở, một ngăn em đựng sách…
Tóm lại, việc vận dụng biện pháp nhân hóa trong viết văn miêu tả của các
em chủ yếu mang tính hình thức. Các em chưa thực sự hiểu rõ các khái niệm
3


trừu tượng nên chỉ gán cho đối tượng miêu tả tên gọi, thuộc tính của con người
một cách gượng ép, gò bó.
* Số liệu thống kê.
Năm học 2019 -2020 tôi được giao nhiệm vụ dạy lớp 4B với tổng số học
sinh là 42 em, trong đó có 16 em nữ. Các em có đầy đủ sách vở và đồ dùng học
tập. Đa số học sinh ngoan, lễ phép nhưng khả năng tiếp thu thì còn chậm.
Để nắm bắt cụ thể từng mức độ của học sinh trong lớp, tôi tiến hành kiểm
tra khảo sát.
Đề bài: Bước vào năm học mới, em được tặng một cái cặp đựng sách vở. Em

hãy tả cái cặp đó.
Kết quả:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung
Yếu
Kém
bình
4B

42

4

8

17

10

2

2.3 Các biện pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1 Giúp học sinh nắm bắt được những kiến thức cơ bản về văn miêu tả
a. Thế nào là miêu tả: Sgk Tiếng Việt 4 tập 1 trang 140
* Phần nhận xét:
GV: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. HS cả lớp theo dõi và tìm những sự vật
được miêu tả ?

HS: Một hs đọc thành tiếng. HS cả lớp theo dõi, dùng bút chì gạch chân những
sự vật được miêu tả:
GV chốt: Các sự vật được miêu tả: Cây sòi, cây cơm nguội, lạch nước.
GV: - Yêu cầu HS viết vào vở những điều em hình dung được về các sự vật trên
theo lời miêu tả.
- Trao đổi vở với bạn để học hỏi thêm về điều mà bạn hình dung được.
GV giới thiệu thêm về Cây sòi, cây cơm nguội, lạch nước:
- Cây sòi mọc hoang trong tự nhiên được nhiều người sử dụng để chữa bệnh
rất hiệu quả, cây được phơi khô để sử dụng.
- Cây cơm nguội, còn có tên nữa là sếu. Hình như chỉ Hà Nội mới có nhiều
cây này. Bóng mát lăn tăn, mùa hè xanh ngát. Mùa đông rụng hết lá, cành trơ ra
từ to đến nhỏ trong sương mờ, trong mây bạc nhìn cành khẳng khiu mà tưởng ta
đang đi trong tranh thuỷ mặc
- Lạch nước là đường nước chảy hẹp, nông, ít dốc, thông ra sông, hồ
GV: Qua những nét miêu tả trên, em thấy tác giả đã quan sát sự vật bằng những
giác quan nào ?
HS: - Tác giả đã quan sát bằng mắt để miêu tả hình dáng, màu sắc, sự chuyển
động của các sự vật.
- Tác giả lắng nghe bằng tai để thấy suối chảy róc rách.
GV: Ngoài quan sát sự vật, tác giả còn miêu tả bằng cách nào nữa?
HS: Tác giả còn biết liên tưởng, tưởng tượng và sáng tạo… để miêu tả.
GV: Vậy để miêu tả được sự vật một cách sinh động, người viết phải làm gì?
HS: - Người viết phải quan sát kĩ bằng nhiều giác quan.
4


- c c nhng c im ni bt ca i tng.
- Cú vn t giu cú din t rừ i tng.
GV: Sau khi hc sinh hon thnh xong, trao i v vi bn, tụi s khc sõu thờm
cho cỏc em bng s sau thụng qua trỡnh chiu.


HS rỳt ra kt lun: Th no l miờu t?
GV cht:
Miờu t l v li bng li nhng c im ni bt ca s vt giỳp
ngi c, ngi nghe hỡnh dung c cỏc s vt y. Khi miờu t ngi vit
phi hp rt nhiu giỏc quan quan sỏt khin cho s vt c miờu t thờm
p hn, sinh ng hn.
* Phn luyn tp
Bài 1:
- 1 HS đọc yờu cu và nội dung
- Lớp đọc thầm và tìm đợc những câu văn miêu tả
trong bài chú Đất Nung.
- Học sinh làm bài theo nhóm đôi.
- Học sinh nối tiếp trả lời trả lời - lớp nhận xét.
- GV kết luận bài làm đúng. Câu văn:" Đó là một chàng
kị sĩ rất bảnh, cỡi ngựa tía,... lầu son".
5


Bài 2:
Ngoài câu hỏi sgk, tôi yêu cầu HS xác định thêm những sự vật nào được
nhân hóa trong bài và nhân hóa bằng cách nào.
GV: Chốt y 1: Các sự vật được miêu tả trong đoạn trích bằng sơ đồ sau thông
qua trình chiếu.

GV: Chốt y 1:
- Các sự vật được miêu tả rất phong phú, đa dạng.
GV: Chuẩn bị bảng trống và chia nhóm để học sinh thực hiện theo yêu cầu:
- Tìm những sự vật được nhân hóa?
- Tác dụng ?

- Thời gian: 3 phút
HS: - Thực hiện theo nhóm.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét, góp y giữa các nhóm.
6


GV: Chuẩn kiến thức theo bảng biểu sau, thông qua trình chiếu.
Cách nhân hóa
Tên các sự
Miêu tả sự vật bằng
vật được
những từ ngữ miêu tả
Tác dụng
nhân hóa
con người.
Trước cơn mưa, trời nổi giông, sấm,
chớp đùng đoàng thường khiến nguời
Ghé xuống sân
ta giật nảy mình, nhưng với cách miêu
Sấm
Khanh khách cười tả này, sấm lại như một người bạn ghé
xuống sân và cất tiếng cười khanh
khách => gần gũi.
Lá dừa như những cánh tay người đang
Cây dừa
Sải tay bơi
sải bơi giữa dòng nước trắng xóa,
mênh mông => sinh động.
Những đợt mưa dội xuống kèm cả gió

Ngọn mùng
khiến ngọn mùng tơi nhảy múa rộn
Nhảy múa
tơi
ràng như những vũ công ba lê => sinh
động.
Hả hê là cảm giác vừa vui sướng vừa
Cây lá
hả hê
bã hờn của con người được gán cho
cây cối => gợi sự thú vị.
GV chốt: Bài tập này là bước khởi đầu giúp HS dần lưu tâm đến các sự vật được
miêu tả trong thơ văn. Đồng thời nhận ra cách miêu tả các sự vật bằng biện pháp
nhân hóa và tác dụng của nó.
b, Bố cục của bài văn miêu tả: Gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
* Mở bài : Giới thiệu đối tượng được tả : Đồ vật, cây cối, con vật
Gồm : Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
* Thân bài : Tái hiện, sao chụp đối tượng miêu tả ở những góc nhìn khác
nhau.
* Kết bài : Nêu những nhận thức, suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người miêu
tả với đối tượng được miêu tả.
Có 2 kiểu kết bài đó là : kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng
* Bài tập vận dụng:
Khi dạy bài “Cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật” phần luyện tập SGK
Tiếng Vệt lớp 4, tập 1, trang 145. Tôi yêu cầu học sinh viết thêm phần mở bài và
kết bài để thành bài văn hoàn chỉnh.
GV: Hướng dẫn học sinh viết mở bài theo hai cách.
- Mở bài: Giới thiệu về cái trống.
+ Mở bài trực tiếp: Những ngày đầu cắp sách đến trường, có một đồ vật gây cho
tôi ấn tượng nhất, đó là chiếc trống trường.

+ Mở bài gián tiếp: Mỗi ngày đến trường là một ngày vui phải không các bạn ?
Tới trường được gặp thầy, gặp bạn, gặp những cảnh vật thân thương đã gắn bó
7


với tôi suốt mấy năm qua như: hàng cây, ghế đá, …Và chắc chắn không thể
thiếu được một nhân vật vô cùng quan trọng đó là cái trống trường.
- Kết bài: Nêu tình cảm của em với cái trống.
+ Kết bài mở rộng: Rồi mai đây, chúng tôi sẽ phải rời xa mái trường tiểu học
Quảng Thắng thân thương nhưng âm thanh thôi thúc, rộn rã của tiếng trống
trường thuở ấu thơ vẫn vang vọng mãi trong tâm trí tôi.
+ Kết bài không mở rộng: Tạm biệt anh trống. Ngày mai anh nhớ “ tùng, tùng,
tùng ...” gọi chúng tôi đến trường nhé!
GV ? Trong các cách mở bài và kết bài trên, trường hợp nào sử dụng biện pháp
tu từ nhân hóa?
HS: Trường hợp kết bài không mở rộng có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa:
Gọi cái trống bằng từ ngữ để gọi con người : “anh” và từ ngữ chỉ hoạt động của
người: “gọi”. Cách miêu tả này thật gần gũi, thân thuộc, cái trống không còn là
vật vô tri mà nó là một cơ thể có hoạt động như con người.
c, Cấu trúc đoạn văn miêu tả:
- Cấu trúc: 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
- Dấu hiệu nhận biết: Đoạn văn được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu
dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
- Hình thức: Đoạn văn có thể được viết theo một trong ba kiểu sau:
+ Đoạn văn diễn dịch (1)
+ Đoạn văn quy nạp (2)
+ Đoạn văn tổng hợp (3)
(Lưu y với học sinh lớp 4 tôi chỉ hướng dẫn các em kiểu (1), (2))
- Nội dung: Đoạn văn thường diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn:
+ Đoạn văn tả hình dáng đồ vật, cây cối, con vật.

+ Đoạn văn tả hoạt động và thói quen sinh hoạt của con vật.
+ Đoạn văn tả cơ chế hoạt động, cách bảo quản đồ vật.
+ Đoạn văn tả cơ chế hoạt động của đồ vật.
+ Hoặc các đoạn văn tổng hợp tả hình dáng con vật kết hợp tả hoạt động và
thói quen sinh hoạt của con vật.
2.3.2 Giúp học sinh nắm bắt được những kiến thức cơ bản về biện pháp tu từ
nhân hóa.
a, Khái niệm:
Nhân hóa là cách gọi hoặc tả sự vật bằng những từ ngữ được dùng để
gọi, tả người,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây
cối…
Ví dụ: - Ông trời mặc áo giáp đen ra trận
- Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới.
Dấu hiệu nhân biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ông,
bác, mặc, ngửi, ra trận được dùng để gọi tên và chỉ hành động của ông trời, bác
xe.
b, Tác dụng: Biện pháp nhân hóa là làm cho thế giới loài vật, cây cối,…trở nên
gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người .
c, Các hình thức nhân hóa trong tiếng Việt.
8


* Hình thức thứ 1: Gọi các sự vật bằng những từ ngữ để gọi con người.
Các sự vật (đồ vật, con vật, cây cối,…) không chỉ được gọi một cách thông
thường mà được gọi giống như con người.
Ví dụ: Bác gà trống trông thật oai vệ.
Anh bàn chị ghế trò chuyện với nhau phàn nàn về những trò nghịch ngợm
của các bạn học sinh.
* Hình thức thứ 2: Miêu tả sự vật bằng những từ ngữ miêu tả con người.
Đối với miêu tả sự vật, có thể tả dưới nhiều dạng như hành động, tâm

trạng, ngoại hình, tính cách….
Ví dụ: Chú ếch con đang ngồi học bài bên bờ sông.
Anh bàn chị ghế trò chuyện với nhau phàn nàn về những trò nghịch ngợm
của các bạn học sinh
* Hình thức thứ 3: Xưng hô với sự vật thân mật như con người.
Sự vật không còn là vật vô tri vô giác mà trở nên gần gũi thông qua cách
đối đáp, trò chuyện của con người.
Ví dụ: Chị gió ơi! Chị gió ơi!
* Bài tận vận dụng:
Khi dạy bài “Cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật” cũng ở phần luyện tập
SGK Tiếng Vệt lớp 4, tập 1, trang 145
GV: Chia nhóm và yêu cầu học sinh thực hiện trong 3 phút.
Nhóm 1: Nêu tên những bộ phận của cái trống được miêu tả.
Nhóm 2: Tìm những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống.
HS: Báo cáo, nhận xét, góp y.
GV: Chốt và trình chiếu bằng bảng biểu sau:
Cách nhân hóa
Cách miêu tả
Tên sự vật
Gọi các sự vật Miêu tả sự vật
được nhân
bằng những từ bằng những từ
Hình dáng: tròn như cái
hóa
ngữ để gọi
ngữ miêu tả con chum
con người
người.
Trên một cái giá gỗ kê ở
Trống

Anh chàng
Chễm chệ
trước phòng bảo vệ.
Mình anh
Lưng trống
Các bộ phận
của trống

Đầu trống

Tiếng trống

được ghép bằng những
mảnh gỗ đều chằn chặn…
quấn hai vành đai to bằng
con rắn cạp nong
buộc kín bằng da trâu thuộc
kĩ, căng rất phẳng.
- Ồm ồm, giục giã - Tùng! Tùng! Tùng!
- Trống cầm càng
theo nhịp
- Cắc , tùng! Cắc, Tùng!
- Trống xả hơi
- một hồi dài
9


Bài tập này rèn cho HS biết nhận diện các sự vật được nhân hóa và nhân
hóa bằng cách nào. Thông qua cách vận dụng biện pháp nhân hóa này để miêu tả
cái trống trường, tác giả giúp người đọc, người nghe hình dung cụ thể về hình

dáng, âm thanh của cái trống. Đồng thời ta còn cảm nhận được cái trống không
còn là vật vô tri mà nó như một cơ thể hoàn chỉnh có đầy đủ các bộ phận và có
hành động, lời nói giống như con người.
2.3.3 Các bước sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong bài văn miêu tả
Đây được xem là khâu quan trọng nhất thể hiện quá trình vận dụng hiệu
quả biện pháp nhân hóa khi miêu tả đồ vật, cây cối, con vật.
Khi dạy bài Miêu tả đồ vật: SGK Tiếng việt lớp 4 kỳ II, trang 18.
Bước 1: Xác định đối tượng miêu tả
Đề 1: Tả chiếc cặp sách của em.
GV: Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề và xác định đối tượng miêu tả và phạm vi.
HS: - Đối tượng miêu tả: Chiếc cặp sách.
- Phạm vi: Chiếc cặp sách của em chứ không phải của người khác.
Bước 2: Quan sát để tìm đặc điểm nổi bật của đối tượng
Bước này tôi sẽ vận dụng những hình ảnh gần gũi là chiếc cặp sách của
chính các em hướng dẫn các em quan sát trước ở nhà và ghi chép lại những đặc
điểm tiêu biểu.

Bước 3: Lập dàn bài chi tiết
+ Mở bài:
- Giới thiệu đồ vật sẽ tả: chiếc cặp sách của em
- Ở đâu?
- Lúc nào?
+ Thân bài:

10


1. Tả bao quát:
- Hình dáng của cặp: Hình hộp chữ nhật đứng.
- Kích thước: Chiều cao khoảng hơn 40 cm, bề dày khoảng 10cm.

- Màu sắc: màu xanh dương.
- Chất liệu: được làm bằng vải si-mi-li giả da.
2. Tả chi tiết:
- Mặt trước: in hình chú chuột.
- Khoá cặp: bằng sắt sáng bóng.
- Trang trí: đẹp mắt.
- Dây đeo: to bản bằng hai ngón tay mềm mại.
- Túi lưới nhỏ: hai bên dùng đựng chai nước hoặc hộp sữa.
- Ngăn nhỏ: đựng đồ dùng học tập.
- Ngăn lớn: đựng sách, vở.
3. Công dụng: cặp là người bạn giúp em mang đầy đủ sách vở và đồ dùng đi
học.
+ Kết bài:
- Cảm nghĩ của em về đồ vật đã tả
Bước 4: Xác định vị trí sử dụng biện pháp nhân hóa
Cách nhân hóa
Cách miêu tả
Tên sự vật
Gọi các sự vật Miêu tả sự vật
được nhân
bằng những từ bằng những từ Hình dáng: Hình hộp chữ
hóa
ngữ để gọi
ngữ miêu tả con nhật xinh xắn, khỏe khoắn
con người
người.
Trên lưng tôi mỗi ngày tới
Cặp sách
Anh chàng
Chễm chệ

trường.
Các bộ phận
Khoác lên người là chiếc áo
của cặp
Mình
Khoác
màu xanh dương mát dịu.
Đầu

mọc ra hai chiếc cằng hình
vòng cung cầm rất vừa tay


Lưng

Vững trãi, chắc chắn, là chỗ
dựa cho sách vở và đồ dùng
bên trong

Hông
Cánh tay

Ôm

Phía trên là hai cánh tay to
bản mềm mại vươn dài ôm
chắc lấy vai tôi mỗi ngày đến
trường. Phía bên dưới là hai
túi lưới giúp tôi đựng chai
nước uống giải khát mùa hè.


11


Nằm im nghe cô
giảng bài
Bước 5: Tiến hành dựng đoạn
Tôi chọn dựng đoạn văn miêu tả đặc điểm bên ngoài chiếc cặp của em:
Anh chàng cặp từ lâu đã trở thành người bạn thân của tôi, anh thường
chễm chệ trên lưng tôi mỗi ngày tới trường, dáng anh giống cái hình hộp chữ
nhật xinh xắn, khỏe khoắn tương đối như chiếc đầu máy nhưng bề dày phần trên
hơn phần dưới, rất vừa vặn với thân hình cân đối của tôi. Cặp được làm bằng ximi-li giả da. Mình anh khoác chiếc áo màu xanh dương mát dịu, lại được viền
quanh bởi màu trắng. Đây cũng là hai màu mà tôi yêu thích. Mặt cặp được trang
trí hình chú chuột ngộ nghĩnh, xinh xắn. Lưng cặp vững trãi, chắc chắn, là chỗ
dựa cho sách vở và đồ dùng bên trong. Hai bên hông, phía trên là hai cánh tay to
bản mềm mại vươn dài ôm chắc lấy vai tôi. Phía bên dưới là hai túi lưới màu
vàng giúp tôi đựng chai nước uống giải khát mùa hè. Khi đeo cặp lên vai, tôi hệt
như các chú bộ đội đang hành quân. Khiến bố tôi cứ nhìn rồi cười thích thú.
Những lúc không thích đeo thì tôi có thể xách ở chiếc quai ngay trên đầu chú.
Tương tự như thế tối hướng dẫn HS tiến hành dựng các đoạn văn còn lại
Bước 6: Liên kết thành bài hoàn chỉnh.
Khi dạy bài Miêu tả cây cối: SGK Tiếng việt lớp 4 kỳ II, trang 92
Bước 1: Xác định đối tượng miêu tả
Đề 1: Tả một cây bóng mát ở sân trường em.
GV: Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề và xác định đối tượng miêu tả và phạm vi.
HS: - Đối tượng miêu tả: Cây bóng mát
- Phạm vi: Cây bóng mát ở sân trường em chứ không phải ở các không gian
khác.
Bước 2: Quan sát để tìm đặc điểm nổi bật của đối tượng
Bước này tôi sẽ hướng dẫn học sinh quan sát cây bóng mát ngay trên sân

trường trước giờ vào học hoặc trong giờ ra chơi và ghi chép lại những đặc điểm
tiêu biểu.
Hoặc yêu cầu học sinh quan sát thông qua trình chiếu:

12


Bước 3: Lập dàn bài chi tiết
+ Mở bài: Giới thiệu về cây phượng mà em được quan sát hoặc có trong sân
trường em.
Tuổi học trò của chúng ta ai cũng biết đến cây phượng, đây là loài cây cổ
thụ trồng nhiều trong sân trường giúp tạo ra bóng mát. Mùa hè đến cây phượng
như "thay da đổi thịt" những bông hoa phượng nở rộ và tràn đầy sức sống thiên
nhiên.
II. Thân bài + Miêu tả chung cây phượng
- Cây phượng trong sân trường tôi đã được trồng từ hàng chục năm trước, đây là
loại cây cổ thụ, ra hoa vào mùa hè.
- Nhìn từ xa cây phượng tỏa bóng mát che cả khoảng trống phía trước trường.
+ Miêu tả chi tiết về cây phượng
- Gốc cây lớn, gồm nhiều rễ dài như những con rắn quấn lấy thân cây.
- Thân cây màu nâu, khoảng một vòng tay người ôm, có quét vôi trắng xung
quanh, lá phượng nhỏ nhắn như lá me,
- Hoa phượng thường nở đỏ rực có một khoảng trời, nụ hoa phượng mọc thành
từng chùm, có màu xanh, nhỏ xinh, mỗi bông hoa phượng thường có năm cánh
mỏng, màu đỏ, hoa phượng không có mùi hương nồng nàn nhưng lại rất riêng.
- Hoa phượng nở và tiếng ve là những âm thanh quen thuộc của mùa hè.
+ Tả hoạt động con người bên cây phượng
- Giờ giải lao chúng tôi thường tụ tập dưới gốc cây phượng vui chơi, ôn bài.
- Tổ chức các hoạt động ngoài trời, thỉnh thoảng có cô cậu học sinh đi nhặt hoa
phượng về làm kỉ niệm.

+ Ý nghĩa: Mùa phượng nở báo hiệu mùa hè đến chúng tôi phải tạm rời xa mái
trường, cây phượng gắn bó với nhiều thế hệ học sinh trong trường.
III. Kết bài - Tôi rất yêu cây phượng vì chúng rất có ích (tạo ra bóng mát).
- Dù sau này có đi đâu nhưng tôi mãi nhớ về cây phượng trường tôi với nhiều kỉ
niệm tuổi học trò.
13


Bước 4: Xác định vị trí sử dụng biện pháp nhân hóa.
Cách nhân hóa
Tên sự vật
Gọi các sự vật
Miêu tả sự vật bằng
được nhân
bằng những từ
những từ ngữ miêu tả
hóa
ngữ để gọi
con người.
con người
Cây phượng

Anh

Già

Thân
Các bộ phận
của cây


Cánh tay
Rễ

Cách miêu tả

cao hơn ngôi trường của
tôi học.
Xù xì

Vươn dài

tạo nên một bóng râm
rất mát.

Im lặng, nằm ngủ

một giấc thật ngon lành.

Bước 5: Tiến hành dựng đoạn
Tôi chọn dựng đoạn văn miêu tả đặc điểm bên ngoài của cây phượng .
Anh phượng già này cao hơn ngôi trường của tôi học. Thân anh xù xì, với
những cánh tay vươn dài tạo nên một bóng râm rất mát. Cũng trên thân ấy mọc
ra nhiều con mắt lồi, là nơi chúng tôi vẫn bám vào và trèo lên cây vui chơi. Lá
của cây phượng giống như lá của cây me, nhưng nó dài hơn lá cây me. Ở dưới
gốc cây, có những cái rễ rất to và dài bò lan ra ngoài mặt đất như những con rắn
đang im lặng nằm ngủ một giấc thật ngon lành. Rễ cây chính là nơi chúng tôi
vẫn ngồi mỗi giờ ra chơi. Chúng tôi nói đủ mọi thứ chuyện, chơi đủ mọi trò
chơi. Tiếng trống Tùng! Tùng! Tùng! báo hiệu giờ học lại bắt đầu nhưng chúng
tôi vẫn còn cố nán lại nơi đây để nghe nốt câu chuyện kể dở, hay kết thúc trò
chơi mới thôi.

Tương tự như thế tối hướng dẫn HS tiến hành dựng các đoạn văn còn lại
Bước 6: Liên kết thành bài hoàn chỉnh.
Bước này được đánh giá hoàn chỉnh nhất thông qua bài kiểm tra giữa kỳ II
Khi dạy bài Miêu tả con vật: SGK Tiếng việt lớp 4 kỳ II, trang 149
Bước 1: Xác định đối tượng miêu tả
Đề 1: Tả một con vật nuôi trong nhà
GV: Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề và xác định đối tượng miêu tả và phạm vi.
HS: - Đối tượng miêu tả: Con vật nuôi
- Phạm vi: Con vật nuôi trong nhà
Bước 2: Quan sát để tìm đặc điểm nổi bật của đối tượng
Bước này tôi sẽ hướng dẫn học sinh quan sát thông qua trình chiếu:
Lí do: Đối với học sinh thành phố thì không phải em nào cũng có kiến thức về
đối tượng.

14


Hình ảnh một số vật nuôi trong gia đình
* Khi tả con vật cần chú ý tới bốn yêu cầu sau :
- Chọn vị trí quan sát. (Để đáp ứng yêu cầu này, tôi yêu cầu học sinh tìm hiểu
thực tế sau đó báo cáo kết quả và kết hợp với kênh hình thông tin–trên máy
chiếu ở lớp để cùng các em rút ra những đặc điểm chung nhất về đối tượng)
- Quan sát phải nắm được đặc điểm riêng biệt của con vật.
- Phải viết ra hình dạng, màu sắc, động thái của con vật cụ thể.
15


- Câu chữ phải chứa đựng tình cảm chân thực; biết dùng các biện pháp nghệ
thuật để tả (So sánh, nhân hoá…)
Khi miêu tả, phải nắm lấy cái đặc điểm nổi bật nhất. Chẳng hạn: chim bay,

thú chạy, sâu bò, cá bơi… là phương thức động thường thấy ở loài vật, cũng là
sự thể hiện sức sống của chúng, và những cái đó phải tả sao cho sinh động. Song
chỉ miêu tả chung như vậy thì chưa đủ, vì thế, cần phải quan sát kĩ, đi sâu tìm
hiểu, nắm bắt những đặc điểm riêng, nổi bật nhất của từng con vật thì mới tả
được giống như thật.
Một điểm nữa là: Trên cơ sở miêu tả những đặc điểm nổi bật về hình thể,
động tác bên ngoài của một con vật thì còn phải nắm bắt được đặc điểm tập tính
của nó nữa và cả quan niệm, tình cảm của con người đối với chúng. Và do vậy,
con vật được hiện lên bằng xương, bằng thịt, có hồn nữa.
Chẳng hạn: Sư tử, hổ, báo… là những mãnh thú thì phải chú ý làm nổi bật
cái đặc điểm oai phong, mạnh mẽ. Do vậy mà phải tả tiếng gầm của chúng làm
rung động đất trời, rồi cả cái nanh, cái vuốt sắc nhọn để vồ, để cắn xé, rồi cả
đến cái cung cách không chịu hàng, không chịu thua của chúng nữa.
Bước 3: Lập dàn y chi tiết
* Mở bài: (trực tiếp hay gián tiếp) (3- 4 dòng)
Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bầy
(Con vật đang ở đâu? Em thấy con vật này vào lúc nào?)
* Thân bài:
a. Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật (6-8 dòng) (mỗi đặc điểm 2-3
câu)
- Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da.
- Tả từng bộ phận:
+ đầu
+ tai
+ mắt
+ thân hình
+ chân, đuôi….
b. Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: (6-8 dòng)
(mỗi hoạt động 2-3 câu)
- Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật.

- Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa...)...
- Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường
sống của con vật.
* Kết luận:
Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật. (kết bài
mở rộng hoặc không mở rộng) (3-4 dòng)
Lưu y: Với dàn y chi tiết trên, học sinh có thể vận dụng linh hoạt để miêu tả các
con vật gần gũi, gắn bó với mình.
Bước 4: Xác định vị trí sử dụng biện pháp nhân hóa
(trong bài miêu tả con mèo)
Cách nhân hóa

Cách miêu tả

16


tai

Dỏng lên nghe
ngóng
Gối đầu

Lên gác bếp, ngủ một giấc
thật ngon lành.

Bước 5: Tiến hành dựng đoạn
Trong gia đình em có rất nhiều con vật nhưng con vật mà em yêu quý
nhất vẫn là chú mèo Miu. Tên đó là do em đặt cho chú. Chú là hiệp sĩ diệt chuột
trong gia đình em. Mèo Miu mặc một cái áo ba màu. Miu có một khuôn mặt

nhỏ, có lẽ bằng quả bưởi con. Đôi mắt tinh nhanh tròn như hai hòn bi của chú
vẫn sáng lên trong màn đêm. Hai cái tai như hai chiếc lá lúc nào cũng dỏng lên
như để nghe ngóng chuyện gì đó. Cái mũi màu hồng xinh xinh điểm thêm hai
bên là những chiếc râu trắng như cước. Miu rất giỏi bắt chuột. Lần nào cũng
vậy, sau khi bắt được chuột, thưởng cho mình một bữa no và ngon thì cậu ta lại
gối đầu lên gác bếp ngủ một giấc thật ngon lành.
Lưu y: Với đối tượng miêu tả là con vật, thì việc xác định vị trí sử dụng
nhân hóa dễ hơn. Học sinh hứng thú hơn. Tuy nhiên cần sử dụng đúng lúc, đúng
chỗ, tránh sử dụng không khéo lại mất hay.
Bước 6: Liên kết thành bài hoàn chỉnh.
Bước này được đánh giá hoàn chỉnh nhất thông qua bài kiểm tra cuối năm
2. 4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua thời gian giảng dạy ở lớp 4 cũng như quá trình quan sát, dự giờ việc
dạy học của giáo viên, so với kết quả khảo sát học sinh với kết quả sau thời gian
tôi đã thực hiện một số biện pháp trên, tôi thấy bài làm của các em có tiến bộ rõ
rệt, các em đã biết viết văn miêu tả đồ vật, cây cối, con vật giàu hình ảnh, giàu
cảm xúc. Đặc biệt nhiều em đã biết sử dụng nghệ thuật nhân hoá, ngoài ra còn
biết sử dụng điệp từ, điệp ngữ, so sánh làm cho bài văn thực sự thú vị, có cảm
xúc chân thực. Đồng thời biến thế giới xung quanh trở nên gần gũi, đáng yêu,
đáng quy. Tuy nhiên vẫn còn một vài bài viết còn mang tính liệt kê, kể lể. Mặc
dù sự chuyển biến chưa mang tính bứt phá song như vậy cũng là điều đáng quý
khi dạy Tập làm văn.
Thời gian áp dụng thực nghiệm chưa có nhiều. Do tình hình năm nay diễn
biến dịch bệnh phức tạp trên toàn cầu và chúng ta cũng bị ảnh hưởng khá sâu.
Sau thời gian nghỉ dài trở lại trường, chúng ta phải dạy học theo phân phối
chương trình mới. Nhiều tiết phải dồn bài, rồi bù bài nên cũng gặp không ít khó
khăn trong quá trình thực nghiệm. Tuy nhiên, trong khó khăn ta lại tìm cách
khắc phục. Trong thời gian HS nghỉ, chúng tôi cũng tổ chức dạy học qua zoom,
hơn nữa thời gian này nhiều phụ huynh cũng được nghỉ. Vì vậy việc hướng dẫn
bài giúp con, cùng con học tập cũng có phần hiệu quả hơn. Nên dạng bài miêu tả

đồ vật tôi thấy HS làm bài hiệu quả hơn. Có đà của dạng bài miêu tả mở đầu
này, các dạng sau các em vận dụng nhanh hơn.
Kết quả

17


Lớp

Sĩ số

Giỏi

Khá

Trung
bình

Yếu

Kém

4B

42

7

13


20

2

0

3. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận:
Thông qua việc áp dụng một số biện pháp trên trong quá trình giảng dạy
kiểu bài, tôi đi đến kết luận:
Muốn hình thành những khái niệm cơ bản về biện pháp tu từ, về kiểu bài
miêu tả cho học sinh lớp 4 thì vai trò của người giáo viên là rất quan trọng. Bởi
nếu giáo viên hiểu rõ bản chất về biện pháp tu từ, giàu có về ngôn ngữ, có kiến
thức hàn lâm về kiểu bài, về môn học thì quá trình thành khái niệm sẽ rõ ràng,
dễ hiểu.
Một yêu cầu hàng đầu để giảng dạy kiểu bài này thành công đó là giáo
viên phải có kĩ năng quan sát, nắm bắt từng đặc điểm nổi bật của loài vật, biết
vận dụng khéo léo các biện pháp tu từ để miêu tả thì mới có thể hướng dẫn các
em một cách rõ ràng cụ thể, tránh lý thuyết chung chung.
Trong giờ dạy, tuỳ thuộc vào nội dung từng đối tượng miêu tả, giáo viên
nên đọc cho các em nghe các câu văn, câu thơ có sử dụng các biện pháp tu từ,
đặc biệt là nhân hóa, cung cấp cho các em những đoạn văn mẫu giúp các em mở
rộng vốn từ, mở rộng vốn hiểu biết để từ đó học tập, vận dụng vào bài làm của
mình.
Khi tiến hành thực hiện các bước trên, tôi thấy học sinh hứng thú nhất là
bước thứ 4: Xác định vị trí sử dụng biện pháp nhân hóa. Học sinh bắt đầu biết
gọi tên các bộ phận của đồ vật, cây cối bằng từ ngữ vốn để gọi người. Biết gán
cho từng bộ phận những suy nghĩ, hành động của con người. Các em đua nhau
xung phong xác định được rất nhiều vị trí sử dụng biện pháp nhân hóa. Song đến
bước 5: Tiến hành dựng đoạn, sắp xếp các chi tiết miêu tả đã được xác định ở

bước 4 thì học sinh thực sự lúng túng. Chỉ một số em nhóm 1 có tố chất thực sự
thì mới làm được. Còn nhóm thứ 2, giáo viên cũng rất vất vả chỉnh sửa thì cũng
tạm. Còn đối với nhóm thứ 3, kết quả sắp xếp của các em thì đúng là “hài hước”.
Giáo viên cần coi tiết trả bài không thể thiếu của quá trình hoạt động, đó
chính là khâu kiểm tra đánh giá nhằm điều chỉnh cho những hoạt động tiếp theo.
Trả bài là tiết học mà giáo viên giành nhiều thời gian để sửa lỗi cho học sinh,
giúp các em tiến bộ hơn. Với học sinh lớp 4, các em không thể ngay lập tức có
những câu văn, đoạn văn hay mà phải là kết quả của một sự rèn luyện liên tục,
thường xuyên. “chăm chỉ, thành tài”, Văn hay không thể có được ở những học
trò lơ là đèn sách. Nhận thức được rằng: Việc rèn kĩ năng làm văn vừa để nhằm
mục đích nâng cao ý thức tự rèn luyện của học sinh. Và đó cũng chính là điều
thúc đẩy tôi nghiên cứu và hoàn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm. “Một số
giải pháp sử dụng biện pháp nhân hoá trong viết bài văn miêu tả nhằm nâng
cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 4”
18


3. 2 Kiến nghị
* Đối với ban giám hiệu:
Dành nhiều thời gian cho tổ thao giảng theo chuyên đề: “Một số giải pháp
sử dụng biện pháp nhân hoá trong viết bài văn miêu tả nhằm nâng cao chất
lượng môn Tiếng Việt lớp 4” để giáo viên thấm nhuần về phương pháp để giảng
dạy có hiệu quả.
* Đối với giáo viên:
Phải luôn trau dồi để có vốn từ phong phú, có cách cảm sâu sắc, vận dụng
khéo léo biện pháp nhân hóa để miêu tả các đối tượng, diễn đạt cụ thể rõ ràng và
sự tận tâm, nhiệt tình. Như thế giờ học sẽ hiệu quả.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà bản thân đã tích lũy được, không
sao tránh khỏi những thiếu sót, mong các Thầy, Cô đóng góp nhiệt tình để nâng
cao chất lượng dạy và học, để sáng kiến đi vào thực thực tiễn cao hơn!

Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của các thầy cô!
DUYỆT CỦA BGH
HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị Thìn

Tôi xin cam kết SKKN trên đây hoàn toàn là
do tôi viết và áp dụng, không sao chép của
người khác
Quảng Thắng, ngày 25 tháng 5 năm 2020
Người thực hiện

Trương Thị Liên

19


20



×