Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 23 trang )

1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cơ sở Huyện Phú Ninh
Tên đề tài sáng kiến: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 2
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 5/9/2019
Năm học: 2019-2020
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng rất quan trọng, dễ tiếp thu những giá trị mới
về kiến thức và kỹ năng... nên việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào bậc học
này sẽ giúp cho các em sớm có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống. Nếu
được giáo dục tốt các em sẽ là lực lượng nòng cốt trong việc cải tạo, bảo vệ môi
trường tại địa phương và đặc biệt hơn các em sẽ trở thành những tuyên truyền
viên tích cực trong cộng đồng...
Bộ giáo dục và đào tạo xây dựng tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường qua các
môn học ở cấp Tiểu học: Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên – Xã hội, Khoa học,
Lịch sử và Địa lí, Mĩ thuật và Ngoài giờ lên lớp. Cấu trúc tài liệu chủ yếu nêu
một số kiến thức về môi trường, nguyên tắc tích hợp; hình thức và phương pháp
giáo dục và một ít nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường trong môn Tự nhiên và xã hội (khoảng 5-6 bài). Sau đó tiến hành tập
huấn và triển khai thực hiện. Chính vì thế nên cán bộ quản lí, giáo viên rất lúng
túng trong công tác chỉ đạo, thực hiện:
+Xác định các bài để tích hợp, tích hợp ở hoạt động nào trong khi lên lớp,
mức độ tích hợp, nội dung tích hợp.
+Đồng thời trong một nội dung bài dạy, trong một thời lượng tiết dạy
người giáo viên vừa truyền đạt kiến thức theo chuẩn ( Theo QĐ 16/ của Bộ
GD&ĐT) vừa nghiên cứu để tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường sao


cho hợp lí, hiệu quả và không xáo trộn trọng tâm bài dạy.
+Không đồng bộ giữa các giáo viên trong khối lớp 2 về số lượng bài, nội
dung tích hợp, phương pháp và hình thức…. rất khó trong việc thực hiện mục
tiêu giáo dục bảo vệ môi trường, khó công tác kiểm tra, đánh giá, soạn giảng.
+Trước thực trạng một số trường tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra
trên diện rộng, do hệ thống nhà vệ sinh cũ, xuống cấp. Nhiều trường tiểu học
thành lập cách đây 10 năm hoặc lâu hơn nhưng hệ thống cây xanh còn ít.
Nguyên nhân là do nhận thức sai lệch về vấn đề, còn xem nhẹ vấn đề môi trường
và tất nhiên, nhận thức sai thì không bao giờ hành động đúng.


2
Là một giáo viên giảng dạy tôi luôn ý thức sâu sắc vấn đề giáo dục môi
trường cho thế hệ trẻ, luôn trăn trở tìm giải pháp để thực hiện mục tiêu mà
Ngành Giáo dục các cấp chỉ đạo. Để khắc phục bớt khó khăn cho đồng nghiệp
trong quá trình lên lớp cũng như công tác soạn giảng; làm thế nào để giáo dục
được ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học để tiến đến thực hiện tốt
phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Bản thân
tôi đã nghiên cứu, theo đuổi đề tài này nên đã biên soạn nội dung tích hợp giáo
dục bảo vệ môi trường qua môn Tự nhiên và xã hội đã được tôi áp dụng thử
nghiệm. Đó cũng là lí do thôi thúc tôi chọn nghiên cứu đề tài “Tích hợp giáo
dục môi trường trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 2”.
Trong thực tế hiện nay việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trong
nhà trường đã được chú ý đến nhưng chưa có nét chuyển biến, nhiều trường còn
lúng túng trong việc tổ chức thực hiện các chương trình hoạt động rèn kĩ năng
bảo vệ môi trường cho học sinh vì không có giáo trình hướng dẫn cụ thể. Rồi
trong tư tưởng giáo viên, phụ huynh chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức, việc
giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh còn chiếu lệ, giáo viên chưa nhận thức
được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng đó cho học sinh lớp mình đang dạy,
chỉ luôn chú trọng đến việc đọc tốt, làm tính tốt...

4.2. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của
giải pháp đã biết:
Bảo vệ môi trường đã và đang trở thành mối quan tâm mang tính toàn cầu
và có tính sống còn của loài người. Thế giới đã buộc các nước tư bản và các
nước đang phát triển cam kết cắt giảm khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính.
Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) khởi xướng chiến dịch Giờ trái đất vào
năm 2007 tại thành phố Sydney nhằm kêu gọi Chính phủ, nhân dân và doanh
nghiệp các nước cùng tắt đèn 1 giờ nhằm giảm biến đổi khí hậu. Việt Nam là
một trong các nước có nhiều nỗ lực và quan tâm đặc biệt trong công tác bảo vệ
môi trường với cộng đồng quốc tế.
Khi thực hiện mục tiêu lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường qua các bài
dạy, giáo viên phải tuân thủ 3 nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn
học, biến môn học thành bài học giáo dục bảo vệ môi trường.
- Nguyên tắc 2: Khai thác nội dung giáo dục bảo vệ môi trường có chọn
lọc, có tính tập trung vào chương, mục nhất định, không tràn lan tùy tiện.
- Nguyên tắc 3: Phát huy cao độ tính tích cực nhận thức của học sinh và
kinh nghiệm thực tế các em đã có, tận dụng mọi khả năng để học sinh tiếp xúc
trực tiếp với môi trường. ( đây là nguyên tắc mang tính địa phương )
Cách tiếp cận trong giáo dục bảo vệ môi trường: Có 3 cách tiếp cận
- Giáo dục về môi trường : là phát triển những nhận biết, tri thức, hiểu biết
về sự tác động qua lại giữa con người và môi trường, là cách tiếp cận khi môi
trường trở thành chủ đề học tập.
- Giáo dục trong môi trường: Hình thành học sinh tình cảm, sự quan tâm
đến môi trường và các kĩ năng bảo vệ môi trường.


3
- Giáo dục vì môi trường: Hình thành mục tiêu, thái độ và sự tham gia vì
môi trường.

* Ba cách tiếp cận trên được biểu hiện qua sơ đồ sau:
Nhận biết
Hành động

Tri thức

TT trách nhiệm

Hiểu biết
Sự quan tâm

Theo ông Patrich Gedder, người sáng lập ra lí luận giáo dục môi trường,
ông cho rằng, trong giáo dục điều quan trọng là ba chữ H ( Head – đầu; Heart
– trái tim; Handr – tay ). Tức là tác động vào khối óc để hình thành những hiểu
biết, nhận biết về môi trường; tác động vào trái tim để hình thành những xúc
cảm, tình cảm với môi trường và cuối cùng tác động váo tay, chân để hình thành
những kĩ năng, hành động cụ thể để nâng cao chất lượng về giáo dục môi
trường.
Hình thức và phương pháp
- Do đặc thù của môn học là sự vật, hiện tượng của môi trường tự nhiên
và môi trường xã hội bao quanh nên chúng thường gần gũi, cụ thể với học sinh.
Các em được tiếp xúc hằng ngày qua thông tin đại chúng, qua người lớn trong
gia đình, địa phương, bạn bè…. Nên khi dạy giáo viên cần lưu ý phát huy tối đa
tính tích cực học tập của học sinh, tạo điều kiện để cho các em tham gia tự khám
phá, tự phát hiện kiến thức.
- Sử dụng phương pháp, hình thức dạy học ngoài thiên nhiên, điều tra,
khám phá, khảo sát, thí nghiệm, tham gia xã hội là những phương pháp mang lại
hiệu quả nhất.
- Đặc trưng của giáo dục môi trường là mang tính địa phương: Vì môi
trường địa phương chính là mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện học

tập của lĩnh vực này. Do đó khi giáo dục cho đối tượng học sinh nào thì cần
cung cấp cho học sinh những hiểu biết cụ thể về hiện trạng môi trường của địa
phương đó. Từ đó có thể dần dần hình thành những hành vi nhận thức môi
trường thiết thực cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục môi trường, quan
tâm đặc biệt trong công tác bảo vệ môi trường với cộng đồng quốc tế.
Xuất phát từ khó khăn gặp phải của bản thân và đồng nghiệp. Tôi quyết
định nghiên cứu tài liệu, trải nghiệm môi trường tại các xã trên địa bàn huyện,
áp dụng những hiểu biết, suy luận tại các lớp tập huấn. Qua thời gian, bản thân
tôi đã có được các hình ảnh về môi trường, xác định được nguyên nhân chính
gây ra ô nhiễm tại địa phương. Sau đó nghiên cứu từng nội dung bài dạy trong
môn Tự nhiên và xã hội để xác định địa chỉ các bài để tích hợp, nội dung đã
được tích hợp, nội dung cần được tích hợp, mức độ tích hợp và tích hợp khi nào


4
khi thực hiện quy trình tiết dạy.Với nội dung nghiên cứu mang tính thời sự nóng
bỏng, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của cả hệ thống chính trị và dư luận xã hội.
Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường như đã nêu ở phần đầu,
giúp đồng nghiệp tháo gỡ khó khăn khi lên lớp.
Để khắc phục những tồn tại đó tôi áp dụng một số nội dung giải pháp sau:
1. Hình thành cho học sinh những nhận biết, trí thức về môi trường.
2. Sử dụng hình ảnh trực quan, giảng thuyết để phát họa lên bức tranh
toàn cảnh tình trạng ô nhiêm môi trường và hậu quả tác động của môi
trường đến đời sống con người.
3. Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào các bài trong
môn Tự nhiên và xã hội lớp 2.
4. Một số hoạt động về môi trường đã triển khai thực hiện tại trường đã
đem là hiệu quả thiết thực.
5. Sử dụng phương pháp
5.1 Quan sát

5.2 Trò chơi
5.3 Tham gia xã hội
5.4 Thảo luận, tranh luận
5.5 Sử dụng các phương tiện nghe nhìn
5.6 Thực hành
5.7 Đóng vai
4.3. Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải
pháp:
Có sự hỗ trợ đắc lực của Liên đội, trường, phụ huynh và sự hợp tác nhiệt tình
của các em học sinh.
4.4. Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thực hiện giải pháp:
1. Hình thành cho học sinh những nhận biết, trí thức về môi trường:
- Theo tính lô gích, để học sinh có sự quan tâm đúng, hành động đúng thì
trước hết các em phải hiểu về môi trường: môi trường là gì, tác dụng của môi
trường, sự ảnh hưởng qua lại giữa môi trường và con người…. và vì sao phải
quan tâm đến môi trường, tức là ta thực hiện cách tiếp cận giáo dục về môi
trường: tác động vào khối óc của các em.
- Cách thực hiện bước nầy chủ yếu thực hiện ở các tiết ngoài giờ lên lớp,
giáo dục ngoại khóa hoặc nói chuyện dưới cờ.
- Kiến thức về môi trường cung cấp cho các em về những nội dung sau
( nội dung trích từ tài liệu tập huấn của Bộ GD&ĐT ):
* Môi trường là gì : Tại Điều 1, Luật Bảo vệ môi trường, môi trường được định
nghĩa như sau :
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con
người và sinh vật.
* Chức năng của môi trường: Môi trường có 4 chức năng
- Cung cấp không gian sống cho con người.



5
- Cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho đời sống và sản
xuất của con người.
- Là nơi chứa đựng và phân hủy các phế thải do con người tạo ra.
- Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin.
* Phân loại môi trường : Môi trường có 3 loại
- Môi trường tự nhiên : Bao gồm các yếu tố vật lí, hóa học, sinh học, xã
hội… tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. Nếu con người ngừng tác
động đến, các yếu tố này sẽ tiếp tục phát triển theo quy luật tự nhiên vốn có của
nó.
- Môi trường xã hội : Là tổng hòa các mối quan hệ giữa con người với con
người tạo nên sự thuận lợi và trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân,
cộng đồng con người.
- Môi trường nhân tạo: Bao gồm các yếu tố vật lí, hóa học, sinh học, xã
hội… do con người tạo ra và chịu sự chi phối của con người. Các yếu tố này tự
phá hủy nếu không có tác động của con người.
* Ô nhiễm môi trường : Ô nhiễm môi trường hiểu theo một cách đơn giản là:
- Làm bẩn, làm thoái hóa môi trường sống.
- Làm biến đổi môi trường theo chiều hướng tiêu cực toàn thể hay nột
phần bằng những chất gây tác hại ( chất gây ô nhiễm). Sự biến đổi môi trường
như vậy làm ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới đời sống con người và sinh
vật, gây tác hại đến nông nghiệp, công nghiệp, làm giảm chất lượng sống của
con người.
2. Sử dụng hình ảnh trực quan, giảng thuyết để phát họa lên bức tranh
toàn cảnh tình trạng ô nhiêm môi trường và hậu quả tác động của môi
trường đến đời sống con người.
- Giới thiệu cho học sinh xem những hình ảnh liên quan đến tình trạng ô
nhiễm môi trường ở nhiều khía cạnh như nước, không khí, đất…. Chú ý những
hình ảnh vệ sinh môi trường tại địa phương các em đang sống để thực hiện theo
đúng đặc trưng của giáo dục môi trường ( mang tính địa phương).

- Hình thức tiếp cận của học sinh tiến hành tương tự như phần 1, giờ
ngoại khóa sử dụng dụng cụ đèn chiếu, ti vi trình chiếu các hình ảnh sưu tầm
được cộng với lời thuyết minh của giáo viên về nguyên nhân, hậu quả..
* Hình ảnh bức tranh về môi trường thế giới và Việt Nam
- Chất thải của hoạt động công nghiệp 50 % lượng khí Đioxit cacbon gây
ra hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ trái đất, hủy hại tầng ôzôn.


6


7

Khi thải C02 gây hiệu ứng nhà kính
- Thời tiết ngày càng diễn ra cực đoan không theo quy luật và thường lệ,
gia tăng tầng suất các hiện tượng thiên tai như bão, lũ, sóng thần, động đất, phun
trào núi lửa, cháy rừng, hạn hán, sa mạc hóa. Hiện tượng mưa,mưa đá, dông bão


8
trái mùa diễn ra trên diện rộng gây thất thoát tài sản hoa mầu của nhân dân do
trong thời vụ canh tác, chưa chuẩn bị tinh thần phòng chống.


9

Hiện tượng lũ lụt, bão xảy ra hàng năm

Cháy rừng làm ô nhiểm bầu không khí



10


11

Hiện tượng hạn hán, sa mạc hóa, khan hiếm nước ngọt do biến đổi khí hậu
- Tăng nồng độ CO2, SO2 trong không khí. Cạn kiệt nguồn tài nguyên
( rừng, đất, nước).
- Nhiệt độ trái đất tăng; mực nước biển dâng cao từ 25 – 140 cm do băng
tan ở Bắc cực và Nam cực.
- Nhiều hệ sinh thái không còn khả năng tự điều chỉnh. Một số động thực
vật có nguy cơ biến mất.

Khai thác, tiêu thụ, sử dụng động vật quý hiếm, sinh vật bằng phương pháp
hủy duyệt động vật có trong sách đỏ
- Ô nhiễm môi trường đất do hậu quả của chiến tranh gây ra rất nặng nề..
Các chất độc Đioxin còn chứa trong lòng đất nhiều, bom mìn còn sót sau chiếu
tranh gây tử vong hàng trăm người mỗi năm.Trong thời gian qua, Chính phủ
Việt Nam đã phê duyệt Chương trình quốc gia về rà phá bom mìn sau chiến
tranh.


12

Hình ảnh bộ đội công binh rà soát bom mìn còn sót sau chiến tranh và Mỹ
rải chất độc Đioxin.
- Hiện tượng ô nhiễm môi trường nước do chất thải các nhà máy : Đây là
vấn đề gây bất bình trong dư luận, ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân ở các khu
công nghiệp, tồn thất hàng trăm tỷ đồng trong nuôi trồng thủy sản của nông dân.

Nguyên nhân chủ yếu là do khâu quản lí, cấp phép, quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội, phát triển kinh tế ngành…. chưa hiệu quả, quá lỏng lẻo tạo nhiều chổ
hở cho các doanh nghiệp thối thoát trách nhiệm.

Hình ảnh nước sông bị ô nhiễm làm cá trên các dòng sông chết hàng loạt


13

Hình ảnh rác thải tại các bãi biển Việt Nam.
* Hình ảnh môi trường địa phương :
Vấn đề môi trường tập trung vào một số nguyên nhân sau :
- Tình trạng ô nhiễm môi trường nước: Ở Quảng Nam ô nhiễm môi
trường nước không giống như các tỉnh khác do chất thải khu công nghiệp, dùng
chất tẩy rửa trong nuôi trồng thủy sản. Hầu hết các dòng sông trên địa bàn đều bị
xáo trộn ngổn ngan, làm cho các chất mùn được tích tụ từ hàng ngàn năm trôi
rửa theo dòng nước xịt của “vòi rồng” Sa tặc chảy ra biển, để lộ thiên nhiều bãi
đá với diện tích rộng. Một số loại động vật trên các dòng sông suối như rùa, ba
ba, cá, tôm, ốc … dần biến mất do chất thải, chất tẩy rửa của bãi vàng đổ ra.
- Tình trạng rừng bị suy thái nghiêm trọng nhất là rừng tự nhiên. Tình trạng
khai thác gỗ trái phép diễn ra nhiều, không kiểm soát được. Một số địa phương
lạm dụng chương trình 134 của Chính phủ về xóa nhà tạm để khai thác vận
chuyên, mua bán. Tuy đã được quán triệt nhưng tình trạng phát rừng già làm
nương rẫy vẫn còn xảy ra. Công tác phòng chống cháy rừng không hiệu quả do
lực lượng và phương tiện phòng chống cháy rừng hầu như không có, nên chủ
yếu là phòng là chính.


14


Khai thác gỗ trái phép
- Tình trạng đất bị bạc mầu ngày càng diển ra với diện rộng, phổ biến ở
những vùng đồi núi cao, có độ dốc lớn, những vùng thuộc rừng già trước đây,
dân phát rẫy thường xuyên nên rừng không tái sinh được và mãi là đồi núi trọc,
đất bạc mầu do không có độ che phủ.
- Tình trạng săn bắt động vật hoang dã tuy có chiều hướng giảm trong những
năm gần đây nhưng đây đó vẫn còn xảy ra làm giảm đáng kể số lượng cá thể.
Một số loài có nguy cơ biến mất như nai, hổ, gấu…. Bên cạnh đó, cùng với nhu
cầu sử dụng thịt rừng của một bộ phận giàu có cộng với thú chơi sinh vật cảnh
như gần đây Quảng Nam rộ lên phong trào chơi chào mào, khướu… tạo động
lực cho các tay săn rừng, cả người dân địa phương săn bắt quyết liệt hơn.
- Tình trạng đầu tư xây dựng cơ quan trường học làm các nhà vệ sinh chưa
khoa học, việc dội rửa thoát không hết gây ra hôi, thối mất vệ sinh. Việc nhà vệ
sinh còn bẩn, là vấn đề nóng hiện nay ở các trường. Nếp sinh hoạt nhân dân
thường thả rông gia súc, việc đại tiện một số hộ chưa có nhà vệ sinh đúng quy
cách.
3. Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào các bài trong
môn Tự nhiên và xã hội lớp 2.

i số

Tên bài
(trang)

Nội dung
GDBVMT đã tích
hợp

Nội dung GDMT
cần tích hợp


Mức
độ

Chủ
đề


15

6

8

9

12
13

- Có ý thức ăn
chậm nhai kĩ, chạy
nhảy sau khi ăn no
sẽ có hại cho tiêu
Tiêu hóa thức
hóa.
ăn
(trang 14,15)

-Những việc làm
cụ thể không nhịn

đi đại tiện và đi đại
tiện đúng nơi quy
định, đi đại tiện Liên
bừa bãi sẽ làm hệ
nhiễm bẩn môi
trường, ảnh hưởng
đến sức khỏe trong
cộng đồng.

Con
người
và sức
khỏe

-Ăn uống sạch sẽ
Ăn uống sạch đề phòng được
nhiều bệnh đường
sẽ.
(trang 18, 19)
ruột.

-Những việc làm
cụ thể của em và
gia đình đề phòng Liên
được nhiều bệnh hệ
đường ruột. Tiết
kiệm nguồn nước.

Con
người

và sức
khỏe

-Giữ gìn vệ sinh ăn
uống, rửa tay trước
khi ăn và sau khi đi
Đề phòng bệnh đại tiện tiểu tiện;
giun
ăn chín, uống sôi
(trang 37,, 38 )
để phòng bệnh
giun.

-Những việc làm
cụ thể của em biết
con đường lây
nhiễm giun. Hành Bộ
vi mất vệ sinh của phận
con
người

nguyên nhân gây ô
nhiểm môi trường
và lây truyền bệnh.

Đồ dùng trong -Cách bảo quản đồ -Sử dụng tiết kiệm,
Liên
gia đình
dùng.
lâu bền.

hệ
(trang 26, 27)
Giữ sạch môi
trường xung
quanh nhà ở
(trang 28,29)

-Giữ cho đồ dùng
trong nhà, môi
trường xung quanh
nhà ở sạch, đẹp, đề
phòng bệnh.

Con
người
và sức
khỏe


hội

- Có ý thức giữ gìn Bộ

vệ sinh, bảo vệ
phận hội
môi trường xung
quanh sạch đẹp.
- Biết làm một số
việc vừa sức để
giữ gìn môi trường

xung quanh: vứt


16
rác đúng nơi quy
định, sắp xếp đồ
dùng ngăn nắp.

18

21
22

24

25

26

Thực hành:
Giữ trường
học sạch, đẹp
(trang 38, 38)

-Biết tác dụng của
việc giữ trường,
lớp sạch, đẹp đối
với sức khỏe và
học tập


- Có ý thức giữ
trường, lớp sạch,
đẹp và tham gia
vào những hoạt
động làm cho
trương, lớp học
Toàn Xã
sạch, đẹp. Làm
phần hội
một số công việc
giữ gìn trường, lớp
học sạch, đẹp:
Quét lớp, sân
trường, tưới cây,
chăm sóc cây của
lớp, của trường.

Cuộc sống
- Có ý thức bảo vệ -Biết được môi
xung quanh
môi trường.
trường cộng đồng:
(trang 44, 45,
cảnh
quan
tự
Bộ
46, 47 )
nhiên, các phương


phận
tiên giao thông và
hội
các vấn đề môi
trường của cuộc
sống xung quanh.
- Biết cây cối, có
thể sống ở các môi
Cây sống ở trường khác
nhau:Đất,nước,
đâu?
Nhận ra sự phong
(trang 50, 51)
phú của cây cối.

Bảo vệ môi trường
để cây được phát
Liên
triển tốt, không
hệ
chặt phá rừng.

- Trồng nhiều cây
- Biết ích lợi của xanh vừa cho bóng
Liên
Một số loài cây cây xanh.
mát, quả, gỗ mà
hệ
sống trên cạn
còn cho không khí

(trang 52, 53)
trong lành.

Tự
nhiên

Tự
nhiên


17

28

29

31

Một số loài cây
sống dưới nước - Biết cây cối, có
thể sống ở các môi
(trang 54, 55)
trường khác
nhau:Đất,nước,
Nhận ra sự phong
phú của cây cối.

-Biết bảo vệ các
loài cây sống dưới
nước, không xả Liên

thải bừa bãi ra hệ
kênh, suối.

- Nhận biết sự
Một số loài vật phong phú của các
loài vật. Có ý thức
sống trên cạn
(trang 58, 59)
bảo vệ môi trường.

- Không săn bắt
thú, chặt phá cây Liên
rừng để rừng giữ hệ
đất và nước cung
cấp cho con người.

Một số loài vật -Nhận biết sự
sống dưới nước phong phú của các
(trang 60, 61)
loài vật. Có ý thức
bảo vệ môi trường

-Bảo
vệ
môi
Liên
trường sống cho
hệ
các loài vật sống
dưới nước.


- Biết khái quát về
hình dạng, đặc
điểm và vai trò của
Mặt trời đối với sự
sống trên Trái Đất
Sử dụng năng
lượng

-Có ý thức bảo vệ
môi trường sống
của cây cối các con
vật và con người.
-Năng lượng mặt
Liên
trời là năng lượng
hệ
sạch.
-Sử dụng tiết kiệm,
khuyến khích sử
dụng năng lượng
sạch.

Mặt trời
(trang 64, 65)

Tự
nhiên

Tự

nhiên

Tự
nhiên

Tự
nhiên

Trên đây là nội dung mà tôi đã nghiên cứu, chắt lọc và đã được đồng
nghiệp góp ý hoàn chỉnh. Tuy nhiên cũng xin nói rằng nội dung nghiên cứu này
vẫn trong thời gian tiếp tục thử nghiệm để hoàn chỉnh hơn và mang tính chất
tham khảo, định hướng sau này cho đồng nghiệp trong nhà trường tiểu học Kim
Đồng, làm chỗ dựa để mỗi đồng nghiệp phát triển sâu hơn, hiệu quả hơn viêc
tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện tốt chủ trương của
Đảng, Nhà nước và Ngành Giáo dục vì sự phát triển ổn định và bền vững.


18
4. Một số hoạt động về môi trường đã triển khai thực hiện tại trường đã
đem là hiệu quả thiết thực.
- Thực hiện công tác tuyên truyền, nhắc nhở thường xuyên học sinh, giáo
viên thực hiện công tác trực nhật hằng ngày. Tổ chức, phân công luân phiên giáo
viên trực tuần để ghi chép, đánh giá các mặt hoạt động của từng lớp, tổng kết và
tuyên dương, nhắc nhở giờ chào cờ hằng tuần, làm cơ sở để xét danh hiệu thi
đua tập thể lớp cuối năm.Tháng một lần Liên đội thực hiện dọn vệ sinh “Đoạn
đường em chăm” đã phát huy tác dụng. Hiệu quả của các cách làm này tạo
không khí thi đua giữa các lớp, vệ sinh lớp học được sạch sẽ, sĩ số chuyên cần
và nề nếp từng lớp tốt hơn hẳn.
*Một số hình ảnh hoạt động về giáo dục môi trường.
Hưởng ứng phong trào xây dựng lớp học thân thiện, để rèn kĩ năng tự phục

vụ, biết lao động vừa sức, biết chia sẽ cùng bạn, giáo viên đã hướng dẫn và cùng
các em trang trí góc thiên nhiên. Cô giáo giao cho mỗi nhóm trồng một loại cây
vào chậu được làm từ rác thải, bình, chai nhựa. Qua hoạt động này tôi thấy các
em rất hăng say tạo ra sản phẩm của mình. Giáo dục cho các em biết tận dụng
rác thải để làm đồ dùng phục vụ đời sống. Các em có ý thức bảo vệ môi trường
xanh sạch đẹp. Phong trào này được lan tỏa rất lớn đối với học sinh biết tận
dụng các thứ bỏ đi.

Liên Đội tổ chức cuộc thi nói không với rác thải nhựa, qua đôi bàn tay của cô
trò, những sản phẩm làm ra từ bình nhựa, ống hút, vỏ ốc,… các em rất hào hứng
với sản phẩm làm ra từ những thứ bỏ đi, từ đó các em biết làm những đồ chơi


19
hay vật trang trí từ rác thải nhựa.Hạn chế bỏ ra môi trường rác thải nhựa vì nó
rất khó phân hủy.

5. Sử dụng phương pháp :
Tuân thủ theo tính đặc trưng của giáo dục môi trường, và hình thức dạy
học. Xin giới thiệu một vài phương pháp cần khuyến khích sử dụng nhiều trong
giáo dục bảo vệ môi trường.
5.1 Quan sát:
Đối tượng quan sát là các sự vật, hiện tượng, các yếu tố của môi trường tự
nhiên và xã hội gần gũi xung quanh. Việc quan sát trực tiếp môi trường xung
quanh có tác dụng hình thành ở học sinh những biểu hiện sinh động, đầy đủ,
chính xác và chân thực về các sự vật, hiện tượng. Mặt khác, việc quan sát không
chỉ giúp hình thành ở học sinh những hiểu biết về môi trường xung quanh mình
mà qua đó có thể hiểu về môi trường chung. Ngoài ra nó còn làm cho các em
thấy được vẻ đẹp, sự kì diệu hay hiện trạng, tính vấn đề của môi trường
xung quanh mình. Đây là những cơ sở quan trọng cho việc giáo dục tình cảm

và ý thức giải quyết vấn đề môi trường, cải thiện hiện trạng và bảo vệ môi
trường sống của mình.
Khi sử dụng phương pháp này giáo viên cần phải huy động mọi giác quan
của các em để những biểu tượng thu được đầy đủ và trọn vẹn về các sự vật, hiện
tượng.
5.2 Trò chơi:
Phương pháp Trò chơi có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh tiểu học.
Trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em lĩnh hội kiến thức về
môn học và giáo dục bảo vệ môi trường nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Khi sử
dụng phương pháp trò chơi, giáo viên lưu ý: Chuẩn bị trò chơi, giới thiệu tên trò
chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và luật chơi, cho học sinh chơi, nhận
xét kết quả của trò chơi, rút ra bài học về bảo vệ môi trường qua trò chơi.


20
5.3 Tham gia xã hội
Tham gia xã hội là việc các em học sinh được góp sức vào phong trào làm
xanh, sạch, đẹp môi trường địa phương. Các phong trào này là địa điểm tốt để
giáo dục học sinh tinh thần lao động, ý chí tự nguyện và thái độ coi trọng môi
trường địa phương như một thành viên cộng đồng.
Trước khi học sinh tham gia vào các hoạt động đó, tại các giờ học trên
lớp, cần bồi dưỡng cho học sinh những thông tin cơ sở về các hoạt động đó như
tầm quan trọng của các hoạt động đó để nâng cao ý muốn tham gia của học sinh.
5.4 Thảo luận, tranh luận
Khi tiến hành thảo luận, học sinh được trao đổi ý kiến với nhau để từ đó
các em có thể nhận thức rõ ràng các vấn đề môi trường, đào sâu tư duy và sẽ là
cơ hội tốt để các em có thể thay đổi cách sống của mình có lợi cho môi trường.
Thảo luận có tác dụng bồi dưỡng ở học sinh khả năng giải thích, khả
năng trình bày cho người khác hiểu và chấp nhận ý kiến của mình. Đây là cơ
sở quan trọng cho việc hình thành năng lực hợp tác, một kĩ năng sống quan

trọng trong thời đại hiện nay.
Khi thảo luận những đề tài nào đó, cần tạo cơ hội cho học sinh biết tôn
trọng ý kiến của người khác và bình tĩnh đối xử với những ý kiến khác, ngoài ra
cũng cần tạo cơ hội cho các em nói ra suy nghĩ của mình nhất là khi có ý kiến
trái ngược nhau, để từ đó có thể nhìn nhận lại những hành động của bản thân
hơn là vội đưa ra những kết luận.
Cùng có quan điểm chung với phương pháp thảo luận là các em được phát
biểu và lắng nghe ý kiến của nhau về một vấn đề nào đó, nhưng phương pháp
tranh luận thường được áp dụng khi một vấn đề có 2 quan điểm trái ngược
nhau. Khi đó học sinh thuộc từng qua điểm sẽ đưa ra những điều biện hộ của
mình. Còn phương pháp thảo luận có thể và thường được tiến hành theo tổ,
nhóm thì phương pháp tranh luận được tiến hành với cả lớp. Nhưng đều không
hề giảm tính tích cực tham gia của các em học sinh, vì việc bàn cãi một vấn đề
từ các quan điểm trái ngược nhau sẽ kích thích cao độ tính tích cực bàn luận của
học sinh, các em sẽ hăng hái đưa ra các lí lẽ, ví dụ để biện hộ cho quan điểm của
mình. Tuy nhiên các phương pháp tranh luận đòi hỏi giáo viên phải có một trình
độ sư phạm và chuyên môn vững vàng để có thể “điều hành” tốt cuộc tranh luận.
Ví dụ: Qua bài “ Giữ gìn trường học sạch, đẹp”, giáo viên có thể cho học
sinh cả lớp cùng thảo luận những vần đề sau:
• Giữ gìn trường học sạch, đẹp có lợi gì?
• Bạn đã làm gì để giữ trường học mình sạch, đẹp?
• Cây xanh trong nhà trường cần được chăm sóc và bảo vệ như thế
nào? …
Nội dung giáo dục trong bài: Giúp học sinh:
- Biết tác dụng của việc giữ trường, lớp sạch, đẹp đối với sức khoẻ và học
tập.
- Làm một số công việc giữ gìn trường học sạch đẹp như: quét lớp, quét sân
trường, tưới cây, chăm sóc cây của lớp, của trường…



21
- Có ý thức giữ trường, lớp sạch, đẹp và tham gia vào những hoạt động làm
cho trường, lớp học sạch, đẹp.
5.5 Sử dụng các phương tiện nghe nhìn
Bên cạnh việc học tập trong môi trường địa phương cần dần dần cho học
sinh sự quan tâm nhận thức về các vấn đề môi trường toàn cầu, những thái độ và
hành động giải quyết các vấn đề đó và bảo vệ môi trường toàn cầu.
Các phương tiện nghe nhìn có tác dụng cung cấp cho học sinh những
thông tin về những nơi xa xôi hay các sự vật hiện tượng xảy ra trong quá khứ mà
học sinh không có điều kiện qua sát trực tiếp. Qua việc quan sát môi trường và
các địa phương hoặc đất nước khác các em có cơ sở để so sánh với môi trường
mình và có tầm nhìn rộng lớn hơn về môi trường và các vấn đề môi trường, hiểu
rõ thêm về môi trường và các vấn đề môi trường tại địa phương mình.
5.6 Thực hành
Đối với các em việc thực hành làm một vật nào đó là một niềm vui lớn.
Khi thực hành làm một vật thì điều quan trọng không chỉ là kết quả một vật
được hoàn thiện, mà trong quá trình thực hiện các em phải suy ngẫm, “vật lộn”
với những khó khăn...nên có tác dụng giáo dục to lớn như rèn luyện tính kiên
trì, nhẫn nãi, sự khéo léo của đôi tay...
Có thể cho học sinh thực hành làm các vật như: sử dụng giấychai, lọ, ống
hút để gấp các con vật khác nhau, làm những bông hoa để trang trí, sưu tầm các
tờ lịch cũ để làm đồ dùng học tập...
Ngoài ra, các việc làm trên còn có tác dụng giáo dục ở học sinh tinh thần
tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng tài nguyên thiên nhiên, ý thức trân trọng sản
phẩm lao động...
5.7 Đóng vai
Khi tổ chức đóng vai, các em học sinh được tham gia giải quyết một số
tình huống của nội dung học tập gắn liền với cuộc sống thực tế bằng diễn xuất.
Cách diễn xuất này có thể theo ngẫu hứng, không cần kịch bản hoặc luyện tập
trước.

Đóng vai là phương pháp học tập gây hứng thú và phát huy cao vai trò
sáng tạo, chủ động của học sinh vì các em được tự do diễn xuất, ứng xử để giải
quyết các tình huống đặt ra. Ngoài ra, đóng vai còn giúp các em được xâm nhập
vào thực tế để tìm ra cách giải quyết vấn đề nên hình thành cho học sinh kĩ năng
giải quyết vấn đề.
Các tình huống có thể đóng vai là: khi gặp một người có hành vi vứt rác bừa
bãi các bạn sẽ xử lí thế nào? Gặp bạn bè cùng lớp đang bẻ cành cây trong sân
trường, nơi công cộng ... em sẽ làm gì?
4.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến:
- Nội dung đề tài thể hiện rõ tính tích cực về các mặt : Kiến thức về môi
trường; mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường của Bộ giáo dục và đào tạo; Xác
định nội dung tích hợp giáo dục môi trường vào từng bài trong phân môn Tự
nhiên và xã hội lớp 2; Giới thiệu một số hoạt động về môi trường mà nhà trường
đã thực hiện trong thời gian qua có hiệu quả và gợi ý, cung cấp cho đồng nghiệp


22
tích lũy thêm được một số phương pháp dạy học hiệu quả nhất về giáo dục môi
trường.
- Với nội dung đề tài, thực sự là chổ dựa tin cậy cho đồng nghiệp, mạnh dạn
đổi mới công tác dạy học, làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, thân thiện và gần
gủi học sinh hơn. Hơn bao giờ hết, các em học sinh bước đầu hình thành được ý
thức bảo vệ vệ sinh trường, lớp, vệ sinh môi trường và trực tiếp tham gia hành
động cùng nhau xây dựng trường lớp Xanh-Sạch-Đẹp hơn. Đây thực sự làm
niềm vui lớn nhất cho giáo viên và bản thân tôi, góp phần xây dựng thế hệ tương
lai của đất nước có quan niệm sống thân thiện và ý thức trách nhiệm chung tay
bảo vệ môi trường sống tốt hơn.
- Áp dụng sáng kiến này cho học sinh khối hai hay cấp tiểu học vẫn tốt.
5. Những thông tin cần được bảo mật:
6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng

kiến theo ý của tác giả:
Trong thời gia qua, tôi đã cố gắng tìm các biện pháp để khắc phục những
khó khăn mà học sinh và giáo viên còn mắc phải trong khi tích hợp giáo dục môi
trường vào từng bài học. Tích hợp những biện pháp mới đó vào việc giảng dạy
cho học sinh lớp 2/3 Trường Tiểu học Kim Đồng, tôi thấy các em đã có nhiều
tiến bộ biết được tác động xấu do môi trường gây ra và biết cách phòng tránh
nó. - Số học sinh hiểu và có ý thức bảo vệ môi trường có hiệu quả giáo dục:
75% ( tăng 35% so với đầu năm học ).
* Về phía bản thân tôi, tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn, không còn mệt mỏi khi
truyền thụ kiến thức tới học sinh vì các em tiếp nhận kiến thức và tích hợp môi
trường một cách chủ động, tích cực thông qua bài học. Tôi thấy rất vui, khi học
sinh của mình có tiến bộ, không những về kiến thức mà còn về ý thức…về môi
trường xung quanh chúng ta.
Như đã trình bày phần đầu, “ Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ
thống chính trị, của toàn xã hội và nghĩa vụ của mọi công dân ”. Đảng và
nhà nước ta đã nhận thức đúng đắn vấn đề. Việc đưa nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân vừa mang tích cấp bách, vừa mang
tính chiến lược lâu dài cho sự phát triển bền vững và phồng thịnh của đất nước.
Bản thân luôn cố gắng làm sao rèn cho các em kĩ năng bảo vệ môi trường sống,
giúp các em có một niềm tin, phát triển một cách toàn diện để trở thành con
người năng động, sáng tạo phù hợp với một xã hội hiện đại đang phát triển.


23



×