Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu đánh giá tác động của các hồ chứa và biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 93 trang )

1

Mục lục
1. Tính cấp thiết của Đề tài ...................................................................................................5
2. Mục đích của Đề tài ..........................................................................................................6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................................6
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .......................................................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH VÀ HỒ
CHỨA ĐẾN CHẾ ĐỘ THỦY VĂN SÔNG .........................................................................9
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu, hồ chứa đến chế độ thủy
văn sông .................................................................................................................................9
1.2. Biểu hiện của BĐKH trên thế giới................................................................................11
1.3. Biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam ................................................................................16
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM LƯU VỰC SÔNG SÊ SAN VÀ PHÂN TÍCH LỰA
CHỌN MÔ HÌNH TÍNH TOÁN TRONG LUẬN VĂN ....................................................18
2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên..............................................................................................18
2.1.1. Vị trí địa lý..........................................................................................................18
2.1.2. Đặc điểm địa hình...............................................................................................19
2.1.3. Địa chất...............................................................................................................20
2.1.4. Thổ nhưỡng ........................................................................................................20
2.1.5. Đặc điểm thủy văn..............................................................................................21
2.1.6. Đặc điểm khí hậu................................................................................................24
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội..............................................................................................27
2.2.1. Tỉnh KonTum .....................................................................................................27
2.2.2. Tỉnh Gia Lai .......................................................................................................28
2.3. Phân tích lựa chọn mô hình tính toán để đánh giá tác động của hồ chứa và BĐKH đến
chế độ thủy văn sông Sê San ...............................................................................................30
2.3.1. Mô hình SWAT ..................................................................................................31
2.3.2. Mô hình WEAP ..................................................................................................38
CHƯƠNG 3: MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC
TRÊN LƯU VỰC SÔNG SESAN ......................................................................................44


3.1. Mô phỏng dòng chảy trên lưu vực sông Sesan .............................................................44
3.1.1. Yêu cầu số liệu đầu vào của mô hình .................................................................44


2

3.1.2. Tính toán dòng chảy đến theo mô hình SWAT..................................................49
3.1.3. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình ......................................................................50
3.2. Tính toán nhu cầu sử dụng nước...................................................................................55
3.2.1. Nhu cầu tưới .......................................................................................................55
3.2.2. Nhu cầu nước cho chăn nuôi ..............................................................................61
3.2.3. Nhu cầu nước cho sinh hoạt ...............................................................................62
3.2.4. Nhu cầu nước cho công nghiệp ..........................................................................63
3.2.5. Nhu cầu nước cho sinh thái và dòng chảy môi trường.......................................63
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HỒ CHỨA VÀ BĐKH TỚI
CHẾ ĐỘ THUỶ VĂN SÔNG SÊ SAN THEO CÁC KỊCH BẢN .....................................65
4.1. Lập sơ đồ tính toán cân bằng nước hệ thống lưu vực sông Sê San ..............................65
4.2. Dữ liệu cần thiết............................................................................................................66
4.3. Tính toán mô phỏng dòng chảy theo các phương án ....................................................69
4.3.1. Tính toán khi có xét tới ảnh hưởng của hồ chứa ................................................70
4.3.3. Tính toán theo kịch bản biến đổi khí hậu ...........................................................74
4.4. Nhận xét chung .............................................................................................................77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................79
Kết luận................................................................................................................................79
Kiến nghị..............................................................................................................................80


3

Danh mục các hình vẽ

Hình 1: Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình toàn cầu.............................................................. 12
Hình 2:Diễn biến lượng mưa năm ở các vùng khác nhau trên thế giới........................................... 13
Hình 3: Xu thế biến động mực nước biển tại các trạm trên toàn cầu .............................................. 14
Hình 4: Những bức xạ bắt buộc của các con đường dẫn đến nồng độ đại diện (RCPs): (Van Vuuren
et al, 2011). [11] .............................................................................................................................. 15
Hình 5: Bản đồ vị trí lưu vực sông SeSan ........................................................................................ 18
Hình 6: Sơ đồ tổng quan hoạt động của mô hình SWAT ................................................................ 32
Hình 7: Miêu tả các quá trình thành phần trong mô hình SWAT .................................................... 33
Hình 8: Các quá trình dòng chảy trong kênh dẫn được tính toán trong mô hình............................ 35
Hình 9: Sơ đồ mô phỏng tính toán dòng chảy theo phương pháp cân bằng độ ẩm trong đất ........ 42
Hình 10: Bản đồ địa hình lưu vực sông SeSan (gồm cả phần thuộc Campuchia và Việt Nam) ...... 44
Hình 11: Bản đồ sử dụng đất trên lưu vực sông SeSan (gồm cả phần Campuchia và Việt Nam) ... 46
Hình 12: Bản đồ loại đất lưu vực sông SeSan (gồm phần Campuchia và Việt Nam)...................... 47
Hình 13: Bản đồ mạng lưới sông suối lưu vực sông SeSan (gồm cả phần Campuchia và Việt Nam)
.......................................................................................................................................................... 47
Hình 14: Bản đồ phân vùng tiểu lưu vực bằng mô hình SWAT ....................................................... 49
Hình 15: Giao diện xem kết quả chạy mô hình SWAT ..................................................................... 50
Hình 16. Hình vẽ so sánh giữa thực đo và tính toán hiệu chỉnh tại trạm Kon Tum......................... 53
Hình 17. Hình vẽ so sánh giữa thực đo và tính toán kiểm định tại trạm Kon Tum.......................... 53
Hình 18: Hình vẽ so sánh giữa thực đo và tính toán hiệu chỉnh tại trạm Kon Plong...................... 54
Hình 19: Hình vẽ so sánh giữa thực đo và tính toán kiểm định tại trạm Kon Plong....................... 54
Hình 20: Sơ đồ tính toán cho lưu vực sông Sê San xây dựng trên mô hình WEAP ......................... 66
Hình 21: Lượng mưa trung bình tháng thực đo và BĐKH tại trạm Pleiku ..................................... 67
Hình 22: Lượng mưa trung bình tháng thực đo và BĐKH tại trạm Kon Tum................................. 68
Hình 23: Lượng mưa trung bình tháng thực đo và BĐKH tại trạm KonPlong ............................... 68
Hình 24: Lượng mưa trung bình tháng thực đo và BĐKH tại trạm Đăkto...................................... 69
Hình 25: Dòng chảy trung bình tại cửa ra lưu vực khi chưa chịu ảnh hưởng của hồ chứa và BĐKH
.......................................................................................................................................................... 70
Hình 26: Tương quan giữa dòng chảy ra lưu vực khi có tác động của hồ chứa (có xét dòng chảy
Qmt và không xét Qmt) với dòng chảy ban đầu............................................................................... 72

Hình 27: Dòng chảy qua Turbin nhà máy thủy điện trên các hồ Sê San 4, Thượng Kon Tum, Sê San
4A, PleiKrong và Ialy....................................................................................................................... 73
Hình 28: Dòng chảy qua Turbin nhà máy thủy điện Sê San 4 ......................................................... 73
Hình 29: Lượng nước thiếu tại các khu sử dụng nước trên lưu vực tính toán – khi hồ chứa đi vào
hoạt động.......................................................................................................................................... 68
Hình 30: Dòng chảy trung bình năm theo kịch bản RCp 4.5 theo các các giai đoạn...................... 75
Hình 31: Dòng chảy trung bình năm theo kịch bản RCp 8.5 theo các các giai đoạn...................... 75
Hình 32: Dòng chảy trung bình năm theo kịch bản RCP 4.5 và 8.5 (Khi cả hệ thống hồ chứa hoạt
động) ................................................................................................................................................ 76
Hình 33: Dòng chảy qua Turbin nhà máy thủy điện trên lưu vực sông Sê San – theo kịch bản RCP
4.5..................................................................................................................................................... 76
Hình 34: Dòng chảy qua Turbin nhà máy thủy điện trên lưu vực sông Sê San – theo kịch bản RCP
8.5..................................................................................................................................................... 77
Hình 35: Lượng nước thiếu tại các khu sử dụng nước trên lưu vực tính toán – khi hồ chứa đi vào
hoạt động.......................................................................................................................................... 77
Hình 36: Tương quan dòng chảy tháng tại cửa ra lưu vực tính toán .............................................. 78
  


4

Danh mục các bảng biểu
Bảng 1: Miêu tả và trích dẫn về 4 RCP [11] ................................................................................... 16
Bảng 2: Đặc trưng hình thái sông.................................................................................................... 22
Bảng 3: Mạng lưới trạm đo thủy văn............................................................................................... 23
Bảng 4: Mạng lưới trạm đo khí tượng ............................................................................................. 23
Bảng 5: Nhiệt độ tháng trung bình nhiều năm tại tác trạm (đơn vị oC) .......................................... 25
Bảng 6: Độ ẩm bình quân tháng nhiều năm các trạm trong lưu vực............................................... 25
Bảng 7: Tốc độ gió bình quân tháng nhiều năm các trạm trong lưu vực(m/s) ................................ 26
Bảng 8: Lượng mưa tháng trung bình nhiều năm(mm) ................................................................... 26

Bảng 9: Lượng bốc hơi bình quân tháng nhiều năm các trạm (mm) ............................................... 27
Bảng 10: Số giờ nắng bình quân tháng nhiều năm các trạm trong lưu vực (giờ) ........................... 27
Bảng 11: Các thông số đầu vào cho mô hình cân bằng độ ẩm trong đất ........................................ 43
Bảng 12: Các nhóm sử dụng đất trên lưu vực ................................................................................. 45
Bảng 13: Các loại đất trên lưu vực.................................................................................................. 46
Bảng 14: Vị trí các trạm đo khí tượng thủy văn sử dụng tính toán cho lưu vực .............................. 48
Bảng 15: Bộ thông số trong mô hình SWAT .................................................................................... 52
Bảng 16: Chỉ tiêu đánh giá .............................................................................................................. 52
Bảng 17: Diện tích canh tác vùng Pô Kô (ha) ................................................................................. 55
Bảng 18: Diện tích canh tác vùng Thượng Đăk Bla (ha) ................................................................ 56
Bảng 19: Diện tích canh tác vùng Kon Tum – Bắc Sa Thầy (ha) .................................................... 56
Bảng 20: Diện tích canh tác vùng Nam Sa Thầy (ha)...................................................................... 56
Bảng 21: Diện tích canh tác vùng Đông Pleiku (ha) ....................................................................... 56
Bảng 22: Diện tích canh tác vùng Tây Pleiku (ha) .......................................................................... 57
Bảng 23: Mô hình mưa năm thiết kế của trạm Kon Tum, Đăk Mốt................................................. 58
Bảng 24: Đặc trưng khí tượng của các trạm phục vụ cho tính toán nhu cầu tưới........................... 59
Bảng 25. Lịch thời vụ của một số cây trồng chính trong lưu vực nghiên cứu ................................. 60
Bảng 26: Hệ số cây trồng Kc của một số loại cây trồng chính........................................................ 61
Bảng 27. Kết quả tính toán nhu cầu nước cho các loại cây trồng ở các khu tưới trong lưu vực tính
toán (106m3/s)................................................................................................................................... 61
Bảng 28. Tiêu chuẩn cấp nước cho các loại vật nuôi ...................................................................... 62
Bảng 29. Kết quả tính toán nhu cầu nước cho chăn nuôi ................................................................ 62
Bảng 30. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt......................................................................................... 62
Bảng 31. Nhu cầu nước cho sinh hoạt các vùng tưới trên lưu vực sông Sê San (m3) ...................... 63
Bảng 32. Lưu lượng bình quân tháng tại cửa ra lưu vực tính toán khi có tác động của hồ chứa (có
xét dòng chảy Qmt và không xét Qmt) với dòng chảy ban đầu........................................................... 71


5


Mở đầu
1.

Tính cấp thiết của Đề tài
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia. Không có

nước thì không có sự sống, nước là động lực chủ yếu cho sự phát triển kinh tế xã
hội của một đất nước. Việc trị thủy dòng sông và quản lý tài nguyên môi trường
nước các lưu vực sông luôn là vấn đề hàng đầu của mỗi quốc gia.
Lưu vực sông Sê San là một trong 10 lưu vực sông lớn ở Việt Nam. Phần phía
thượng lưu của sông nằm trong vùng đồi núi thấp, độ dốc địa hình trung bình. Trên
phía Đông-Bắc của phần thượng lưu, sông tiếp giáp với vùng phân thuỷ giữa Đông
và Tây của dải Trường sơn. Phần phía hạ lưu, thung lũng sông nằm trong các hẻm
sâu của các dãy núi cao, độ dốc địa hình khá lớn. Đặc điểm địa hình tự nhiên tại các
vùng thượng và hạ lưu khác nhau đã tạo nên các hình thái khác nhau cho việc xây
dựng hồ chứa với mục đích thuỷ điện. Những hồ chứa lớn của các nhà máy thuỷ
điện phía thượng lưu sẽ đóng vai trò quyết định cho việc điều tiết dòng chảy cho các
nhà máy thuỷ điện phía hạ lưu.
Xây dựng hồ chứa phục vụ thủy lợi và thủy điện đóng vai trò không nhỏ vào
việc đảm bảo cho các hoạt động sản xuất và phục vụ đời sống, đồng thời cũng góp
phần quan trọng trong cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia. Nhưng bên cạnh
đó, những ảnh hưởng tiêu cực của các việc xây dựng hồ chứa đã và đang tác động
đến môi trường tự nhiên, nhất là đối với môi trường nước là làm thay đổi chế độ
thủy văn của con sông, gây ra những tác động lớn tới hệ sinh thái và hoạt động kinh
tế xã hội trên lưu vực sông.
Thêm nữa, hiện nay biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức
lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu có tác động đến những
yếu tố cơ bản của đời sống nhân loại trên phạm vi toàn cầu: nước, lương thực, sức
khỏe và môi trường. Hàng trăm triệu người có thể phải lâm vào nạn đói, thiếu nước
và lụt lội tại vùng ven biển do trái đất nóng lên. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng

gây ngập lụt, hạn hán, nhiễm mặn nguồn nước gây ảnh hưởng tới nông nghiệp.


6

Trong những năm gần đây, ở nước ta đã có nhiều đề tài, dự án nghiên cứu
đánh giá tác động của BĐKH đến lãnh thổ Việt Nam. Song phần lớn vẫn dừng ở
những nét khái lược, định tính nhiều hơn, những tiếp cận số trị định lượng còn hạn
chế nên nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu như những dự báo hay kịch bản
về BĐKH trong thế kỷ XXI cho các vùng, cho các hiện tượng cực đoan...
Do mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nhiều kịch bản BĐKH và nước biển dâng
đã được định hướng để các bộ ngành địa phương đánh giá tác động đến nguồn nước
trên lưu vực gây ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế và xã hội. Mặt khác, việc xây
dựng hồ chứa lại ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ thủy văn của mỗi con sông. Chính
vì vậy, đánh giá tác động của hồ chứa và BĐKH tới chế độ thuỷ văn của lưu vực
sông là một trong những bài toán đầu tiên cần quan tâm để từ đó phân tích các ảnh
hưởng của nó tới các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác.
2. Mục đích của Đề tài
- Mục tiêu chung: Đánh giá về sự thay đổi chế độ thủy văn sông Sê San dưới
tác động của hồ chứa và biến đổi khí hậu.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá tác động của việc vận hành hồ chứa và mức độ tác động của
BĐKH tới các đặc trưng của tài nguyên nước mặt lưu vực sông Sê San như: Dòng
chảy đến, nhu cầu nước, cân bằng nước hệ thống.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Dòng chảy sông Sê San.
Phạm vi: Lưu vực sông Sê San thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các tác động của BĐKH và vận hành hồ
chứa đến chế độ dòng chảy theo quy mô không gian và thời gian. Điểm xét đánh
giá tác động chế độ thuỷ văn được lựa chọn là điểm nằm sau hồ chứa Sesan 4A sát

biên giới Việt Nam – Campuchia.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
a. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:


7

Cách tiếp cận của đề tài là đánh giá sự thay đổi của dòng chảy và chế độ thuỷ
văn của lưu vực sông Sê San theo các phương án vận hành hồ chứa kết hợp kịch
bản BĐKH trên thế giới và ở Việt Nam như thế nào, từ đó đề xuất các phương án
quản lý và sử dụng tài nguyên nước bền vững.
Luận văn áp dụng các cách tiếp cận sau:
- Tiếp cận theo không gian và thời gian: BĐKH gây ra các hiện tượng thời tiết
cực đoan, tăng tần suất thiên tai và mực nước biển dâng, xâm nhập mặn. Các ảnh
hưởng của sự thay đổi này thường diễn ra trên diện rộng, mức độ và phạm vi ảnh
hưởng thay đổi theo không gian và thời gian. Trong khi các hồ chứa thường thừa

nước trong mùa mưa, cạn kiệt vào mùa khô, việc xây dựng hồ chứa làm thay đổi
chế độ thủy văn của toàn con sông. Do đó, để nhận định quy mô ảnh hưởng của
BĐKH và hồ chứa đến chế độ thủy văn của một lưu vực sông cần tiếp cận theo
không gian và thời gian.
- Tiếp cận hệ thống:
+ Chúng ta xem xét tác động của hồ chứa và BĐKH, các đối tượng chịu tác
động và sự điều chỉnh các chính sách, các quy hoạch là một hệ thống nhất tự nhiên kinh tế - xã hội (khí hậu - hệ thống tài nguyên - môi trường - sinh thái – kinh tế - xã
hội), trong đó mọi thành phần của hệ thống này có quan hệ chặt chẽ với nhau, mọi
biến động của từng thành phần trong hệ thống đều có tác động đến các thành phần
khác. Hiện trạng tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế - xã hội liên quan rất chặt
chẽ với nhau và phụ thuộc mạnh mẽ vào các điều kiện tự nhiên nói chung, khí
tượng-khí hậu nói riêng.
+ Theo cách tiếp cận này, việc nghiên cứu, điều tra đánh giá ảnh hưởng của hồ

chứa và BĐKH tới các chính sách, quy hoạch phát triển tổng thể và phát triển ngành
phải được tiến hành đồng bộ, hệ thống, toàn diện. Việc xây dựng, chỉnh sửa các
chính sách, quy hoạch tài nguyên nước trong khu vực nghiên cứu cần được thực
hiện trong mối quan hệ không chỉ của đơn lẻ từng yếu tố, hoặc chỉ tính đến các yếu
tố nội địa, mà phải xem xét trong mối quan hệ, tác động tổng hợp của các cấu thành
thuộc hệ thống nội tại và các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài.


8

b. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng trong việc xử lý
các tài liệu về thủy văn phục vụ cho các tính toán, phân tích của luận văn.
- Phương pháp mô hình toán: Sử dụng công cụ mô hình toán thủy văn, ứng
dụng công nghệ viễn thám và GIS;
- Phương pháp phân tích hệ thống: Dựa vào lý thuyết hệ thống để phân tích
hoạt động của hệ thống và đưa ra các kịch bản tính toán.
- Phương pháp kế thừa nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện, luận văn có
tham khảo và thừa kế một số tài liệu, kết quả có liên quan đến luận văn được nghiên
cứu trước đây của các tác giả, cơ quan và tổ chức khác. Những thừa kế này là hết
sức quan trọng trong việc định hướng và hiệu chỉnh các kết quả nghiên cứu, cũng
như đưa ra các kết luận khoa học mới có giá trị, tránh trùng lặp hay kết quả nghiên
cứu lỗi thời và để tính toán của luận văn phù hợp hơn với thực tiễn của vùng nghiên
cứu.
Công cụ sử dụng: Mô hình thông số phân bố SWAT và mô hình WEAP


9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA

BĐKH VÀ HỒ CHỨA ĐẾN CHẾ ĐỘ THỦY VĂN SÔNG
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu, hồ chứa
đến chế độ thủy văn sông
- Để đánh giá việc vận hành hồ chứa bị ảnh hưởng xấu trong điều kiện thay
đổi khí hậu, Levi D. Brekke, Edwin P. Maurer, Jamie D. Anderson, Michael D.
Dettinger, Edwin S. Townsley, Alan Harrison, and Tom Pruitt [12] đã có nghiên
cứu vào 22 tháng 2 năm 2008, điều chỉnh vào 18 tháng 9 năm 2008, được công
nhận vào 9 tháng 1 năm 2009, và phát hành ngày 11 tháng 4 năm 2009. Kế hoạch
điều chỉnh rủi ro này đã mang lại một đường lối để định nghĩa chiến lược mà được
chấp nhận để thích ứng với tài nguyên nước trong điều kiện thay đổi khí hậu. Bài
viết này cung cấp những phương án khác nhau để làm rõ rủi ro thay đổi khí hậu
trong việc ảnh hưởng đến hồ chứa. Việc ra quyết định có thể vận dụng trong những
phương án trong một hệ thống trong việc lựa chọn thời kỳ trong tương lai mà rủi ro
mắc phải trong các câu hỏi cho việc hoạch định bởi thu nhập đo lường hệ thống liên
quan đến việc tập hợp chuyển biến của khí hậu (nặng hay nhẹ) Bài viết này làm rõ
nhiều hình thức phương pháp được áp dụng trong dự án của California’s Central
Valley and hệ thống State Water Project. Nhiều hình thức được áp dụng sẽ được
quản lý những ảnh hưởng của rủi ro, những lựa chọn và những quyết định mang
tính khả thi, có thể ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro. Đặc biệt, rủi ro được tổ chức lại
trọng tất cả các lựa chọn được phối hợp trong hai quyết định khả thi:
1 – Giả định biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến chế độ kiểm soát lũ trong hoạt
động cung cấp nước ( và làm thế nào?)
2 - Giả định sẽ xác định chế độ thay đổi khí hậu (và làm thế nào?)
Kết quả cho thấy đánh giá rủi ro sẽ thúc đẩy những con đường quy hoạch
khác nhau dựa trên những kế hoạch được quyết định hướng đến rủi ro. (Ví dụ rủi ro
trung tính với rủi ro lớn) Kết quả cũng cho thấy rằng đánh giá rủi ro trong một chế
độ rủi ro nhất định là nhạy cảm trong việc tổ chức những lựa chọn hợp lý trong hai


10


quyết định trên, với lựa chọn nào mà có thể điều chỉnh được chế độ lũ dưới thay đổi
khí hậu mà xem xét có thể ảnh hưởng nhiều hơn là lựa chọn làm tăng trọng lượng
kịch bản khí hậu.
Tác giả Hosseini, S.H – Trường Đại học Tabriz nghiên cứu “Ảnh hưởng của
BĐKH đến dòng chảy và vận hành hồ chứa” [15]: Việc vận hành các hồ chứa ở
vùng khô hạn và bán khô hạn sẽ gặp thử thách dưới tác động của những thay đổi
trong các thành phần của việc cân bằng nước hồ chứa do biến đổi khí hậu. Nghiên
cứu này đã tập trung điều tra biến động của một trong những đập chính ở phía Tây
Bắc Iran phù hợp với những thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa sử dụng các công cụ
hệ thống động lực. Đối với mục đích này 10 GCM giả định và bốn GCM tiềm năng
dựa trên kịch bản đã được sử dụng. Phân tích nhanh cho thấy các hồ chứa có tiềm
năng tốt để đối phó với sự tăng lên của nhiệt độ, nhưng không có đủ khả năng để
đáp ứng các nhu cầu trong điều kiện giảm lượng mưa kết hợp với việc nhiệt độ tăng
lên.
Kịch bản xuất phát từ kết quả đầu ra của GCM trong điều kiện tăng nhiệt độ
trung bình là 2C đến 2.5˚C và giảm 26% đến 39% lượng mưa cho Mid-Century.
Với sự thay đổi như vậy, giả sử nhu cầu liên tục và kịch bản hoạt động tương tự, sẽ
cho kết quả là giảm trung bình 14, 19, 21 và 26 % về cung cấp mức độ tin cậy nội
địa, nhu cầu về môi trường, công nghiệp và nông nghiệp, tương ứng, thấp hơn tổng
số trong điều kiện ban đầu (1971- 2000).
Nhóm tác giả Marie Minville, Ph.D. François Brissette, Ph.D., and Robert
Leconte, Ph.D., P.E đã có nghiên cứu về “Ảnh hưởng và những thay đổi của BĐKH
đến quản lý tài nguyên nước của hệ thống sông Peribonca, Canada”[16]:
Các tác động của BĐKH đối với các hoạt động hồ chứa trung hạn tại
Peribonka của hệ thống tài nguyên nước Quebec, Canada được đánh giá bằng chỉ
số sản xuất điện hàng năm và theo mùa và tiêu chí kiểm soát lũ.Theo mô phỏng của
các quy tắc vận hành hiện nay trong bối cảnh biến đổi khí hậu, xu hướng là giảm
sản xuất điện trung bình hàng năm và tăng tràn, bất chấp sự gia tăng dòng chảy
trung bình hàng năm cho các hồ chứa. Các kết quả chính cho thấy rằng thủy điện



11

trung bình hàng năm sẽ thay đổi bởi -12 đến + 2%, và tràn bởi -49 đến + 152%.Một
loạt các dự án-khí hậu kết hợp của 05 mô hình lưu thông chung và 02 kịch bản khí
nhà kính được sử dụng để đánh giá sự không ổn định của các vùng khí hậu tiềm
năng trong tương lai đối với lũ và sản xuất điện.Dự án khí hậu đã được thu hẹp với
các phương pháp nhân tố thay đổi cũng được gọi là phương pháp Delta ở vùng
trung tâm trong năm 2050. Để miêu tả sự thay đổi tự nhiên, một máy tạo thời tiết
ngẫu nhiên đã được sử dụng để sản xuất 30 loại khí hậu tổng hợp của 30 năm, đại
diện của mỗi kịch bản biến đổi khí hậu cũng như loại khí hậu của giai đoạn đã được
kiểm soát.
Lajoie và nnk (2007)[14], so sánh các đặc trưng dòng chảy tháng bao gồm sự
xuất hiện của các thời kỳ dòng chảy lớn nhất và nhỏ nhất cùng với sự thay đổi trong
năm của nó, độ lớn và tần suất bằng cách áp dụng phương pháp phân tích hồi quy.
Kim và nnk. (2011) [13], đã sử dụng mô hình SWAT để mô phỏng dòng
chảy bị điều tiết và tự nhiên của các đập đa mục tiêu Soyanggang và Chungju. Họ
rút ra kết luận là phương pháp có khả năng mô tả lại khá chính xác đường quá trình
dòng chảy và vì thế có thể đánh giá được tác động của việc vận hành các hồ chứa
này đến chế độ dòng chảy dưới hạ lưu.
Các tác động thủy văn của biến đổi khí hậu được đánh giá bằng một mô
hình thủy văn tập trung và các chế độ thủy văn đã được phân tích theo đặc điểm lũ
mùa xuân và các dòng chảy trung bình. Nhìn chung, những dự báo cho thấy sự gia
tăng dòng chảy hàng năm, đỉnh lũ và khối lượng lớn trong suốt thời gian lũ xuân.
Các phân tích cũng cho thấy rằng một nhà máy điện được quản lý với một hồ chứa
là hợp lý với các quy tắc vận hành và các quy tắc này nên được kiểm tra lại để tính
toán cho kịch bản thủy văn theo mùa.
1.2. Biểu hiện của BĐKH trên thế giới
Sự nóng lên của hệ thống khí hậu toàn cầu rất rõ ràng với biểu hiện là sự tăng

nhiệt độ không khí và đại dương, sự tan băng diện rộng, dẫn đến sự tăng mực nước
biển trung bình toàn cầu.


12

Các quan trắc cho thấy rằng nhiệt độ tăng trên toàn cầu và tăng nhiều hơn ở
các vĩ độ cực Bắc. Trong 100 năm qua (1906 – 2005), nhiệt độ trung bình toàn cầu
đã tăng khoảng 0.74°C, tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi
so với 50 năm trước đó.
Trên phạm vi toàn cầu lượng mưa tăng lên ở các đới phía Bắc vĩ độ 30° thời
kỳ 1901–2005 và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới, kể từ giữa những năm 1970. Ở khu
vực nhiệt đới, mưa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi với trị số xu thế là 7.5% cho cả
thời kỳ 1901–2005. Ở đới vĩ độ trung bình và vĩ độ cao, lượng mưa tăng lên rõ rệt ở
miền Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á. Tần số mưa lớn
tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu thế giảm đi (IPCC,
2010).

(Nguồn: IPCC/2007)
Hình 1: Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình toàn cầu
Sự nóng lên của hệ thống khí hậu được minh chứng bởi số liệu quan trắc ghi
nhận sự tăng lên của nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước biển trung bình toàn cầu,
sự tan chảy nhanh của lớp tuyết phủ và băng, làm tăng mực nước biển trung bình
toàn cầu (IPCC, 2007).


13

Theo các nhà khoa học về BĐKH toàn cầu và nước biển dâng, đại dương đã
nóng lên đáng kể từ cuối thập kỷ 1950. Các nghiên cứu từ số liệu quan trắc toàn

cầu cho thấy, mực nước biển trung bình toàn cầu trong thời kỳ 1961 - 2003 đã dâng
với tốc độ 1.8 ÷ 0.5 mm/năm, trong đó, đóng góp do giãn nở nhiệt khoảng 0.42 ÷
0.12 mm/năm và tan băng khoảng 0.70 ÷ 0.50 (IPCC, 2007). Nghiên cứu cập nhật
năm 2009 cho rằng tốc độ dâng của mực nước biển trung bình toàn cầu khoảng 1.8
mm/năm (Chuch và White, 2009).

(Nguồn: IPCC/2007)
Hình 2: Diễn biến lượng mưa năm ở các vùng khác nhau trên thế giới


14

(Nguồn: IPCC/2007)
Hình 3: Xu thế biến động mực nước biển tại các trạm trên toàn cầu
Kịch bản BĐKH:
PATHWAYS ((RCPs)

REPRESENTATIVE

CONCENTRATION

Bốn RCPs được lựa chọn và định nghĩa bởi tất cả bức xạ bắt buộc (được
tích lũy đo lường con người về khí thải GHGs từ tất cả những nguồn hiện trong
Watts mỗi mét vuông) lộ trình và cấp độ bởi 2100. RCP’s được chọn để đại diện
một phần lớn mà thời tiết hướng tới một là dự báo hoặc quy định được nhắc tới.


15

Hình 4: Những bức xạ bắt buộc của các con đường dẫn đến nồng độ đại diện

(RCPs): (Van Vuuren et al, 2011). [11]

Dùng và hạn chế của RCPS: Trong khi mỗi RCP được xác đinh bởi những giả
định tập quán nội bộ thích hợp, bốn RCP được đi liền không thể xử lý như một bộ
với logic nội bộ kinh tế xã hội thích hợp. Ví dụ RCP 8.5 không thể được sử dụng
như một loại khí hậu, không phải tài liệu tham khảo kinh tế xã hội mà kịch bản cho
một RCP khác bởi vì RCP 8.5 về kinh tế xã hội, công nghệ và lịch sử đã được giả
định khác với những RCP khác.
Mỗi RCP có thể có kết quả từ những hệ thống khác nhau của kinh tế, công
nghệ, nội quy, và những thể chế và nhân khẩu học tương lai. Ví dụ, RCP thứ hai
đến cuối cùng có thể được đánh giá như một kịch bản giảm nhẹ vừa phải. Tuy
nhiên, nó còn được thể hiện bằng kịch bản thích hợp mà được đảm nhiệm bởi sự
phát triển của mặt đất mà tập chung vào phát triển công nghệ và được nâng cao dịch
vu công nghiệp nhưng không hướng về giảm nhẹ nhà xanh khí thải của gas như là
một mục tiêu của nó (đồng nghĩa với kịch bản của B1 của kịch bản SRES).


16

Bốn RCPs sử dụng một tập các dữ liệu lịch sử khí thải để khởi tạo các mô hình
đánh giá tổng hợp. Những dữ liệu lịch sử có sẵn để tải về.
Bốn RCPs được mô phỏng trong mô hình Đánh giá tổng hợp đến năm 2100.
Các mô hình khí hậu cộng đồng yêu cầu thêm hướng dẫn kịch bản ra để nghiên cứu
2300 để đáp ứng khí hậu lâu dài.
Bảng 1: Miêu tả và trích dẫn về 4 RCP [11]
Miêu tả
IA Model
RCP8.5 Tăng đường bức xạ dẫn đến 8.5 W/m2 MESSAGE
in 2100.
RCP6 Con đường ổn định không vượt qua 6

AIM
W/m2 ổn định sau 2100
RCP4.5 Con đường ổn định không vượt quá
GCAM
4.5 W/m2 at ổn định sau 2100
(MiniCAM)
RCP2.6

Cao điểm trong bức xạ buộc ~ 3
W/m2 trước 2100 và kết thúc

IMAGE

Công bố – IA Model
Riahi et al. (2007)
Rao & Riahi (2006)
Fujino et al. (2006)
Hijioka et al. (2008)
Smith and Wigley (2006)
Clarke et al. (2007)
Wise et al. (2009)
van Vuuren et al. (2006; 2007)

Thêm vào đó những công bố trong phần trích dẫn với kịch bản mở đầu được
lựa chọn để trở thành điểm khởi đầu trong việc phát triển RCPs, và được phát hành
trong thay đổi khí hậu cung cấp những thông tin chi tiết trong việc phát triển hơn
nữa những bước trong kịch bản của quá trình RCP (ví dụ cơ sở hài hòa khí thải của
năm và việc sử dụng đất) và hướng dẫn sử dụng RCPs.
1.3. Biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam
Ở Việt Nam, xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa rất khác nhau trên các

vùng trong 50 năm qua. Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0.5°C trên phạm vi cả
nước và lượng mưa năm có xu hướng giảm ở nửa phần phía Bắc, tăng ở phía Nam
lãnh thổ.
Nhiệt độ tháng I (tháng đặc trưng cho mùa đông), nhiệt độ tháng VII (tháng
đặc trưng cho mùa hè) và nhiệt độ trung bình năm tăng trên phạm vi cả nước trong
50 năm qua. Nhiệt độ vào mùa đông tăng nhanh hơn so với vào mùa hè và nhiệt độ
vùng sâu trong đất liền tăng nhanh hơn nhiệt độ vùng ven biển và hải đảo. Vào mùa
đông, nhiệt độ tăng nhanh hơn cả là Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ,
Bắc Trung Bộ (khoảng 1.3 – 1.5°C/50 năm). Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam


17

Bộ có nhiệt độ tháng I tăng chậm hơn so với các vùng khí hậu phía Bắc (khoảng
0.6-0.9°C/50 năm). Tính trung bình cho cả nước, nhiệt độ mùa đông ở nước ta đã
tăng lên 1.2°C trong 50 năm qua. Nhiệt độ tháng VII tăng khoảng 0.3-0.5°C/50 năm
trên tất cả các vùng khí hậu của nước ta. Nhiệt độ trung bình năm tăng 0.5 –
0.6°C/50 năm ở Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây
Nguyên và Nam Bộ, mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở Nam Trung Bộ thấp hơn,
chỉ vào khoảng 0.3°C/50 năm.
Lượng mưa mùa khô (tháng XI-IV) tăng lên chút ít hoặc không thay đổi đáng
kể ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phía Nam
trong 50 năm qua. Lượng mưa mùa mưa (tháng V-X) giảm từ 5 đến trên 10% trên
đa phần diện tích phía Bắc nước ta và tăng khoảng 5 đến 20% ở các vùng khí hậu
phía Nam trong 50 năm qua. Xu thế diễn biến của lượng mưa năm hoàn toàn tương
tự như lượng mưa mùa mưa, tăng ở các vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các vùng
khí hậu phía Bắc. Khu vực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa khô, mùa mưa và
lượng mưa năm tăng mạnh nhất so với các vùng khác ở nước ta, nhiều nơi đến 20%
trong 50 năm qua.
Số liệu mực nước quan trắc cho thấy xu thế biến đổi mực nước biển trung bình

năm không giống nhau tại các trạm hải văn ven biển Việt Nam. Trên dải ven biển
Việt Nam, mặc dù ở hầu hết các trạm mực nước trung bình năm có xu hướng tăng,
tuy nhiên, ở một số trạm lại có xu hướng mực nước giảm. Mức biến đổi trung bình
của mực nước biển dọc bờ biển Việt Nam khoảng 2.8 mm/năm.
Số liệu mực nước đo đạc từ vệ tinh từ năm 1993 đến 2010 cho thấy, xu thế
tăng mực nước biển trên toàn biển Đông là 4.7mm/năm, phía Đông của biển Đông
có xu thế tăng nhanh hơn phía Tây. Chỉ tính cho dải ven bờ Việt Nam, khu vực ven
biển Trung Trung Bộ và Tây Nam Bộ có xu hướng tăng mạnh hơn, trung bình cho
toàn dải ven biển Việt Nam tăng khoảng 2.9mm/năm.


18

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM LƯU VỰC SÔNG SÊ SAN VÀ PHÂN TÍCH
LỰA CHỌN MÔ HÌNH TÍNH TOÁN TRONG LUẬN VĂN
2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Sông SeSan là một trong các chi lưu lớn của sông Mê Kông. Toàn bộ lưu vực
nằm trong tọa độ địa lý 13o45’ đến 15 o 14’ vĩ độ Bắc; toạ độ 107 o 10’ đến 108 o 24’
kinh độ Đông. Được bắt nguồn từ vùng núi cao Ngọc Linh tỉnh Kon Tum thuộc
phía Bắc Tây Nguyên của Việt Nam, chảy sang Campuchia và sau nhập lưu với hạ
lưu các sông Srêpôk, SêKông sau đó nhập vào sông Mê Kông ở StrungTreng.

Hình 5: Bản đồ vị trí lưu vực sông SeSan


19

Trên lãnh thổ Việt Nam, sông SeSan nằm trên 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai với
chiều dài 230km, diện tích lưu vực trên lãnh thổ Việt Nam là 11.620km2.

Lưu vực có ranh giới với các sông: Phía Bắc giáp sông Thu Bồn; phía Nam
giáp sông Ba, IaĐrăng; phía Đông giáp sông Trà Khúc, Sông Ba; phía Tây giáp Lào
và Camphuchia. Lưu vực sông SeSan trên lãnh thổ Việt Nam chiếm 46,3% diện tích
tự nhiên của 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai, trong đó nằm trên địa phân của Kon Tum
87,6% diện tích toàn tỉnh, Gia Lai 20,63%.
2.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình của lưu vực thuộc dạng núi cao và trung bình, hướng dốc chính Đông
Bắc – Tây Nam. Độ cao phổ biến của lưu vực phần thượng nguồn từ 800 – 1000m,
phần hạ lưu 400 – 600m. Nhìn chung địa hình trong cùng biến đổi khá phức tạp và
bị chia cắt mạnh mẽ có thể chia thành 3 dạng địa hình chính:
2.1.2.1. Địa hình núi cao
Phân bố ở phía Bắc lưu vực, độ cao dao động từ 800 đến 2000m. Khối núi
phía Bắc và Đông là nhánh núi kéo dài của dẫy Trường Sơn gồm những ngọn núi
cao trung bình 1200 - 1800m, với đỉnh núi cao nhất là ngọn núi Ngọc
Linh(2.598m). Kế tiếp khối núi phía Tây chạy dọc biên giới Việt -

Lào -

Campuchia từ Bắc xuống Nam từ cao độ 1000m - 500m. Đặc điểm này tạo cho
vùng có lượng mưa khá phong phú.
2.1.2.2. Địa hình cao nguyên
Phân bố ở phía Nam lưu vực, đây là vùng đồi thấp có dạng bát úp kế tiếp nhau
nhưng không được liên tục bời sự chia cắt của các sông, suối nhỏ. Lớp phủ thực vật
chủ yếu là các bụi cây lúp xúp độ cao phổ biến 500 - 600m. Đây là vùng có tiềm
năng đất nông nghiệp của lưu vực, đất đai tốt có tầng canh tác dày rất thích hợp với
sự phát triển của cây công nghiệp ngắn và dài ngày.
2.1.2.3. Địa hình thung lũng


20


Phân bố chủ yếu dọc theo các con sông lớn như sông Đắc Bla, Đắc Pơ Tông,
đã tạo ra những vùng địa hình tương đối bằng phẳng thích hợp với sợ phát triển của
cây lương thực và hoa màu.
2.1.3. Địa chất
2.1.3.1. Tỉnh Kon Tum
Kon Tum nằm trong địa khối cổ phía nam hay gọi là địa khối cổ Kon Tum.
Nền địa chất được cấu tạo từ 4 nhóm đá mẹ chủ yếu: Nhóm đá Macma axit, nhóm
đá sét biến chất, nhóm đá Macma kiềm, nhóm nền địa chất bồi, dốc tụ.
2.1.3.2. Tỉnh Gia Lai
GiaLai nằm trên một phần của nền đá cổ rộng lớn, dày trên 4.000 m, thuộc Địa
khối Kon Tum. Cuối kỷ Nêogen sang kỷ Đệ Tứ (cách ngày nay khoảng 1,6 triệu
đến 0,7(triệu năm) các chuyển động tân kiến tạo làm vỏ trái đất nứt khá sâu, khiến
các núi lửa hoạt động mạnh, phun các lớp bazan phủ dày từ vài chục đến 500m.
Dung nham núi lửa đã lấp đầy các hố trũng của bề mặt địa hình, tạo nên cao nguyên
rộng lớn và khá bằng phẳng.
2.1.4. Thổ nhưỡng
2.1.4.1. Tỉnh Kon Tum
Đất đai tỉnh KonTum có 5 nhóm đất gồm 16 đơn vị đất, trong đó nhóm đất đỏ
vàng và nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi chiếm khoảng 96% tổng diện tích, phân bố
theo các nhóm đất sau:
- Nhóm đất phù sa: diện tích 16.663 ha chiếm tỷ lệ 1,73%.
- Nhóm đất xám bạc màu: diện tích là 5.066 ha chiếm 0,53%.
- Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 579.788 ha chiếm 60,3%.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: diện tích 343.288 ha chiếm 35,7%.
- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: diện tích 1.679 ha chiếm 0,17%.
2.1.4.2. Tỉnh Gia Lai
Tỉnh Gia Lai có 26 loại đất, gồm 7 nhóm chính:



21

- Nhóm đất phù sa có diện tích 46.430 ha, chiếm 3% diện tích tự nhiên, phân
bố ở nơi có địa hình bằng phẳng, gần nguồn nước (sông suối lớn), tầng đất dày. Đây
là loại đất tốt, thích hợp cho việc trồng các loại rau, hoa màu, lương thực.
- Nhóm đất xám có diện tích 364.806 ha, chiếm 23,55% diện tích tự nhiên, tập
trung thành vùng dọc theo sông Ba, sông Ayun ở tây nam huyện Chư Prông và các
huyện, thị: An Khê, Đăk Pơ, Ayun Pa, Ia Pa. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, dễ
thoát nước, khả năng giữ chất dinh dưỡng kém nên nghèo dinh dưỡng. Loại đất này
thích hợp với những loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, vừng, sắn, thuốc lá,
đậu đỗ các loại hoặc trồng rừng để giữ đất.
- Nhóm đất đen có tổng diện tích 27.870 ha, chiếm 1,8% diện tích tự nhiên,
phhân bố chủ yếu ở các huyện Mang Yang, Chư Prông, Chư Sê và Đức Cơ. Trên
diện tích này thích hợp cho việc trồng rừng, khôi phục thảm thực vật để bảo vệ đất.
- Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 781.765 ha, chiếm 50,44% diện tích tự nhiên,
tập trung ở các huyện trên cao nguyên Pleiku và cao nguyên Kon Hơnờng, thích
hợp cho việc trồng các cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè, hồ tiêu, cao su và
cây công nghiệp ngắn ngày, hoa màu, lương thực.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi có diện tích 175.582 ha chiếm 11,35% diện
tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng núi phía bắc và đông bắc tỉnh, có độ cao từ
1000 m trở lên. Loại đất này chủ yếu dành cho phát triển lâm nghiệp.
- Nhóm đất thung lũng dốc tụ có diện tích 14.140 ha, chiếm 0,91% diện tích tự
nhiên, phân bố chủ yếu ở độ cao từ 300 - 700 m, độ dốc từ 3 – 8%, trên địa bàn các
huyện Mang Yang, Chư Sê, vùng Ayun Pa và thành phố Pleiku.
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 113.423 ha, chiếm 7,32% diện tích
tự nhiên, tập trung ở các huyện thị: An Khê, Ayun Pa, Phú Thiện, Krông Pa. Nhóm
đất này không có khả năng khai thác để phất triển nông nghiệp, thích hợp cho việc
trồng rừng bảo vệ đất.
2.1.5. Đặc điểm thủy văn
2.1.5.1. Đặc điểm mạng lưới sông suối



22

Sông SeSan có mật độ lưới sông vào loại trung bình. Đổ vào dòng chính Sê
San có 27 nhánh sông suối lớn nhỏ, những nhánh lớn đổ vào dòng chính Sê San
phải kể đến là các nhánh Đak Psi, Đak Bla, Prông Pôkô và Sa Thầy. Các nhánh
chính của sông SeSan là :
- Sông Đak Bla là nhánh trái của sông SeSan có diện tích lưu vực 3507km,
bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Cơ Rinh cao 2025m. Sông Đak Bla chảy theo hướng
Đông Bắc – Tây Nam và hợp với sông Sê San cách Ya Ly 16km về phía hạ lưu.
- Sông Krông Pôkô dòng chính Sê San từ chỗ nhập lưu với sông Đak Bla lên
phía thượng nguồn dòng chính sông có tên là Krông Pôkô có diện tích lưu vực là
3530km2 với chiều dài là 121km. Sông bắt nguồn từ vùng núi cao Ngọc Linh có
đỉnh cao 2598m.
- Sông Sa Thầy có diện tích lưu vực 1570km2 với chiều dài là 91km. Sông bắt
nguồn từ vùng núi cao Cơ Lung Cơ Lui cao 1511m, sông chảy theo hướng

Bắc

Nam và đổ vào dòng chính Sê San ở gần biên giới Việt Nam – Campuchia cách cửa
sông Sê San 18km.
Bảng 2: Đặc trưng hình thái sông
Sông
ĐakPsi
ĐakBla
KrôngPôkô
SaThầy
SêSan(VN)


F (km2) Ls (km)
869
3.507
3.530
1.570
11.620

Mật độ
sông
(km/km2)

Hệ số uốn
khúc

J lòng sông
(%)

0,42
0,49

1,74
2,03

4

80,5
152
121
91
237


0,27
0,38

Độ cao
bq(m)
1216
963
673
737

1,24
2,3
1,45
2,9
(Nguồn:Viện Quy Hoạch Thủy Lợi 2006)

2.1.5.2. Mạng lưới các trạm thủy văn trên lưu vực
- Mạng lưới trạm khí tượng:
Trong lưu vực và lân cận có tổng số 10 trạm đo mưa, trong đó có 3 trạm khí
hậu đo các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi, nắng và gió đó là các trạm PleiKu, Kon
Tum, Đak Tô còn 7 trạm chỉ đo mưa. Hiện nay chỉ còn 9 trạm gồm 3 trạm khí hậu
và 6 trạm đo mưa, trạm Đak Lây bỏ không đo nữa.


23

- Mạng lưới trạm thủy văn:
Trước đây trên lưu vực có 6 trạm đo thuỷ văn trong đó có 5 trạm đo mực nước
và lưu lượng, chỉ có 1 trạm đo mực nước là trạm Đak Tô là trạm dùng riêng của tỉnh

chỉ đo mực nước.
Bảng 3: Mạng lưới trạm đo thủy văn
Trạm

Sông

Loại

F (km2)

Yếu tố

Thời kỳ đo

Kon Tum

ĐakBla

Cấp I

2968

H,Q, ρH,

59-64,67-nay

Trung Nghĩa

krông Pôkô


Cấp I

3320

Q, ρH,Q

59-64,78-nay

Đak Cấm

Đak Cấm

Dùng riêng

154

H,Q H,Q

77-nay

SaBình

Sê San

Dùng riêng

6732

H


82-nay

Yaly

Sê San

Dùng riêng

7659

ĐakTô

Đak Takan

89-nay

77-nay
Dùng riêng 297.5
(Nguồn:Viện Quy Hoạch Thủy Lợi 2006)

Bảng 4: Mạng lưới trạm đo khí tượng
TT

Trạm

Yếu tố quan trắc

Thời gian đo

1


PlêiKu

X, T, V, Z, U

1960-nay

2

KonTum

X, T, V, Z, U

1961-nay

3

Đắc Tô

X, T, V, Z, U

1977-nay

4

Đak Lây

X

77-84, 86-nay


5

Chư PRông

X

1978-nay

6

Sa Thầy

X

80-85, 88-nay

7

Trung Nghĩa Kon

X

1978-nay

8

Plong

X


1978-nay

9

Đắc Đoa

X

80-82, 84-90, 93-nay

10

Mang Giang

X

1977-nay

(Nguồn:Viện Quy Hoạch Thủy Lợi 2006)


24

2.1.6. Đặc điểm khí hậu
Lưu vực sông SeSan có chế độ khí hậu của vùng nhiệt đới gió mùa cao
nguyên, nằm trên độ cao 700 - 800m lưu vực sông Sê san bị chi phối bởi các hoàn
lưu khí quyển như sau:
Vào mùa Đông, khối không khí cực đới lục địa có hướng Bắc và Đông bắc
tràn xuống phía Nam vào lưu vực gây nên những biến đổi về thời tiết như sự hạ

thấp nhiệt độ, thời tiết lạnh hanh hoặc ẩm,có mưa phùn vào cuối mùa Đông. Tuy
nhiên lưu vực Sê San có dãy Trường Sơn nằm che chắn cho nên chỉ có những đợt
gió mùa Đông Bắc mạnh lưu vực mới bị ảnh hưởng và có mưa ở các vùng phía Bắc
của lưu vực. Trên lưu vực, mùa Đông bắt đầu từ tháng XI đến tháng III. Mùa Hạ bắt
đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng IX hoặc X.
Trong mùa hạ lưu vực chịu ảnh hưởng của các hình thái thời tiết sau:
- Luồng gió mùa của khối không khí xích đạo bắt nguồn từ khu vực Nam Thái
Bình Dương và một phần từ Nam bán cầu di chuyển lên theo hướng Tây Nam. Bản
chất không khí này là nóng ẩm nó hoạt động mạnh trên lưu vực Sê San vào các
tháng VI,VII,VIII gây ra mưa dông trên lưu vực.
- Luồng gió mùa của khối không khí xích đạo bắt nguồn từ biển Bắc Ấn Độ
Dương, kết hợp với một phần nhỏ của tín phong bán cầu Nam vận chuyển lên bán
cầu Bắc tạo nên luồng gió Tây hoặc Tây Nam thổi vào Ấn Độ, ảnh hưởng tới bán
đảo Đông Dương đem đến cho lưu vực một thời tiết nắng nóng, tạo điều kiện cho
đới lưu nhiệt phát triển gây mưa dông vào đầu mùa hạ đôi khi có cường độ lớn và
mùa mưa bắt đầu ổn định trên lưu vực nhưng phía Đông của lưu vực vẫn còn là thời
kỳ khô nóng. Đến giữa mùa hạ tín phong từ Nam bán cầu vượt lên phía Bắc tạo nên
gió mùa Tây Nam có cường độ cực mạnh. Đến nửa sau của mùa hạ, khối không khí
này bị lấn át bởi không khí xích đạo từ Nam Thái Bình Dương lên. Trong mùa hạ
gió mùa Tây Nam ảnh hưởng mạnh đến lưu vực Sê San do có sự hội tụ giữa gió tín
phong và gió mùa Tây Nam. Sự hoạt động của dải hội tụ nội chí tuyến này thường
gây mưa lớn trên lưu vực nhất là vào các tháng IX, X.
2.1.6.1. Nhiệt độ không khí


25

Chế độ nhiệt trên lưu vực SeSan thể hiện những nét cơ bản của chế độ nhiệt
trung bình năm khá cao đạt 22,1oC ở Đăc Tô, 23,2oC ở Kon Tum, 21,7oC ở Pleiku.
Bảng 5: Nhiệt độ tháng trung bình nhiều năm tại tác trạm (đơn vị oC)

Tháng/Trạm I II III
KonTum
19 22 24
Pleiku
19 20 22
ĐăkTô
18 21 23

IV
25
24
24

V
25
24
24

VI VII VIII IX X XI XII Năm
25 24 24 24 23 22 20 23,2
23 22 22 22 22 20 19 21,7
24 22 23 23 22 21 19 22,1
(Nguồn:Viện Quy Hoạch Thủy Lợi 2006)

2.1.6.2. Độ ẩm
Trên lưu vực SeSan độ ẩm tuyệt đối có xu hướng giảm dần theo độ cao song
độ ẩm tương đối giữa các vùng có độ cao địa lí khác nhau không biểu hiện sự chênh
lệch một cách thuần nhất mà thường biểu hiện sự giảm độ ẩm tương đối từ vùng cao
tới vùng thấp. Tại Kon Tum độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm là 78% Trong
khi đó ở Plêi ku và Đak Tô là 81%. Độ ẩm trung bình thấp nhất xảy ra vào tháng III

dao động từ 66-71% và cao nhất vào tháng VIII từ 89-93%. Xem bảng sau đây:
Bảng 6: Độ ẩm bình quân tháng nhiều năm các trạm trong lưu vực
(Đơn vị: %)
Tháng/Trạm I II III
Kon Tum 71 68 68
Pleiku
77 74 72
Đăk Tô
74 72 72

IV
72
75
77

V
81
84
83

VI VII VIII IX X XI XII Năm
85 87 88 87 83 78 74
78
90 92 93 91 87 82 79
83
88 89 89 88 84 80 77
71
(Nguồn:Viện Quy Hoạch Thủy Lợi 2006)

2.1.6.3. Gió, bão

Trên lưu vực SeSan hướng gió thay đổi theo mùa và có đặc điểm của gió mùa
Đông Nam Á. Hướng gió thịnh hành là hướng Tây và hướng Đông với tần suất xuất
hiện khoảng 28-36%(trạm Pleiku). Hướng Bắc và Nam xuất hiện ít khoảng 1-2%.
Tốc độ gió trung bình ít thay đổi theo tháng và mùa, nhưng do ảnh hưởng của địa
hình nên tốc độ gió và hướng gió cũng có sự thay đổi. Vào mùa đông hướng gió
thịnh hành trên lưu vực là gió Bắc hoặc Đông Bắc. Vào mùa hạ hướng gió thịnh
hành là gió Tây Nam và gió Tây ở vào thời kì đầu mùa hạ. Tốc độ gió trung bình


×