Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Phân tích hiệu quả kinh tế các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

PHAN VĂN HƯNG

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI TRONG GIAI ĐOẠN QUẢN LÝ
VẬN HÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

PHAN VĂN HƯNG

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI TRONG GIAI ĐOẠN QUẢN LÝ
VẬN HÀNH


Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 60.85.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Bá Uân

Hà Nội – 2016


PHAN VĂN HƯNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI – 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và làm luận văn thạc sĩ tác giả đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình, sự động viên sâu sắc của nhiều cá nhân, cơ quan và nhà
trường. Xin chân thành cảm ơn các cá nhân, cơ quan và Nhà trường đã tạo
điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn này.
Trước tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo hướng dẫn
khoa học PGS.TS. Nguyễn Bá Uân, cùng các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế
và Quản lý đã đóng góp các ý kiến quý báu trong quá trình tác giả nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học
Thủy lợi, Phòng Đào tạo đại học và Sau đại học, Ban chủ nhiệm Khoa
Kinh tế, Lãnh đạo và các đồng nghiệp trong cơ quan đã động viên, tạo mọi

điều kiện giúp đỡ tác giả về mọi mặt trong quá trình học tập và nghiên
cứu luận văn tốt nghiệp.
Do những hạn chế về kiến thức, thời gian, kinh nghiệm và tài liệu tham
khảo nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong
nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và đồng nghiệp để công trình nghiên
cứu được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2016
Tác giả luận văn

Phan Văn Hưng


ii

BẢN CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với
sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Bá Uân với đề tài nghiên cứu
là ‘‘Phân tích hiệu quả kinh tế các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào
Cai trong giai đoạn quản lý vận hành’’. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong
luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.
Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2016
Tác giả luận văn

Phan Văn Hưng


iii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
BẢN CAM ĐOAN .................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... ix
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ ix
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ..............................................................................x
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... xi
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. xi
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... xii
6. Kết quả dự kiến đạt được ..................................................................................... xii
7. Nội dung của luận văn.......................................................................................... xii
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ............................................................................1
1.1. Tổng quan về hệ thống công trình thủy lợi ..........................................................1
1.1.1. Khái quát về hệ thống công trình thủy lợi ................................................1
1.1.2. Vòng đời của một dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi .................1
1.1.3. Vai trò của hệ thống công trình thủy lợi trong nền kinh tế quốc dân .......2
1.2. Tình hình đầu tư xây dựng hệ thống công trình thủy lợi ở nước ta .....................6
1.2.1. Những kết quả đạt được ...........................................................................6
1.2.2. Những mặt còn tồn tại trong đầu tư xây dựng thủy lợi ............................9
1.3. Các mặt hiệu quả do việc xây dựng các công trình thủy lợi mang lại ...............10
1.3.1. Hiệu quả tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp ..................................10
1.3.2. Góp phần phòng chống giảm nhẹ thiên tai .............................................12
1.3.3. Đảm bảo cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản............12
1.3.4. Góp phần phát triển thủy điện ................................................................13
1.3.5. Góp phần vào việc bảo vệ, cải tạo môi trường sinh thái, phát triển du

lịch ....................................................................................................................14
1.3.6. Góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ......................15
1.3.7. Đóng góp vào việc quản lý tài nguyên nước ..........................................15
1.4. Hiệu quả kinh tế của hệ thống công trình thủy lợi .............................................16
1.4.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi ..........................16


iv

1.4.2. Tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu quả kinh tế dự án đầu tư ..........16
1.4.3. Thực chất hiệu quả kinh tế của các công trình thủy lợi ..........................17
1.4.4. Nguyên tắc xác định hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi ...............17
1.5. Các chỉ tiêu dùng trong đánh giá hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi .......19
1.5.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá từng mặt hiệu quả của công trình .....................20
1.5.2. Nhóm chỉ tiêu phân tích chi phí và lợi ích .............................................23
Kết luận Chương 1 ....................................................................................................28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC CÔNG TRÌNH
THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI TRONG GIAI ĐOẠN QUẢN
LÝ VẬN HÀNH.......................................................................................................29
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Lào Cai.........................................29
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên...................................................................................29
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .......................................................................31
2.2. Quá trình đầu tư phát triển thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai ...........................33
2.2.1. Hiện trạng đầu tư xây dựng và phân cấp quản lý ...................................33
2.2.2. Hiện trạng thủy lợi phục vụ nông nghiệp và dân sinh kinh tế ................40
2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Lào
Cai .........................................................................................................................43
2.3.1. Hiệu quả kinh tế theo thiết kế của một số công trình tiêu biểu ..............43
2.3.2. Hiệu quả kinh tế theo thực tế quản lý khai thác của một số dự án tiêu
biểu ...................................................................................................................54

2.4. Phân tích những thành công và hạn chế trong việc phát huy hiệu quả kinh tế của
hệ thống các công trình thủy lợi trong giai đoạn quản lý vận hành ......................69
2.4.1. Những mặt hiệu quả đạt được ................................................................69
2.4.2. Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân .........................70
Kết luận Chương 2 ....................................................................................................74
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC CTTL TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI TRONG
GIAI ĐOẠN QUẢN LÝ VẬN HÀNH ...................................................................76
3.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai ......................................76
3.1.1. Định hướng chung ..................................................................................76
3.1.2. Các chỉ tiêu kế hoạch ..............................................................................78
3.2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư xây dựng và quản lý vận
hành công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai ...............................................79


v

3.2.1. Những cơ hội trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi........................80
3.2.2. Những thách thức đối với đầu tư xây dựng và quản lý vận hành công
trình thủy lợi .....................................................................................................81
3.3. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp .......................................................................82
3.3.1. Nguyên tắc khoa học, khách quan ..........................................................82
3.3.2. Nguyên tắc xã hội hóa.............................................................................82
3.3.3. Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và khả thi ...............................................82
3.3.4. Nguyên tắc phù hợp với quy luật khách quan của cơ chế thị trường ......83
3.3.5. Nguyên tắc tuân thủ các quy định của pháp luật .....................................83
3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các công trình
thủy lợi trong quá trình quản lý vận hành .............................................................83
3.4.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch các hệ thống thủy lợi trên cơ sở quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương ................................................83

3.4.2. Đầu tư cải tạo nâng cấp, hoàn chỉnh hệ thống công trình ......................85
3.4.3. Tăng cường hỗ trợ vốn và kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước .......87
3.4.4. Chủ động trong việc phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu đến chất
lượng công trình ...............................................................................................89
3.4.5. Nâng cao chất lượng công tác quản lý khai thác công trình ..................91
3.4.6. Đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư xây dựng và quản lý vận hành công
trình thủy lợi .....................................................................................................93
3.4.7. Thay đổi cơ cấu cấu cây trồng theo hướng canh tác những cây trồng có
giá trị kinh tế, xuất khẩu cao ............................................................................95
3.4.8. Nâng cao trình độ và nhận thức của cộng đồng hưởng lợi .....................97
Kết luận Chương 3 ....................................................................................................98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................100
1. Kết luận ...............................................................................................................100
2. Kiến nghị .............................................................................................................101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................103
PHẦN PHỤ LỤC.........................................................................................................


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Hồ chứa nước Cửa Đạt, Thường Xuân, Thanh Hóa


3

Hình 1.2

Hồ Định Bình, Vĩnh Thạnh, Bình Định

3

Hình 1.3

Đập nhà máy thủy điện Lai Châu

4

Hình 1.4

Đập nhà máy thủy điện Sơn La

4

Hình 2.1

Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý các CTTL, cấp nước

38

theo quy định tại Quyết định số 70/2012/QĐ-UBND
ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Lào Cai



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Hệ thống công trình phân theo diện tích phục vụ

7

Bảng 1.2

Các công trình thủy lợi, thủy điện loại lớn đã được

13

xây dựng
Bảng 2.1

Mức hỗ trợ kinh phí cho hoạt động Ban thủy lợi xã,

38

quy định theo mô hình tưới

Bảng 2.2

Mức hỗ trợ kinh phí, nội dung chi cho công tác vận

39

hành, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ
Bảng 2.3

Bảng thông số của công trình theo thiết kế

43

Bảng 2.4

Bảng giá trị quy đổi của công trình

44

Bảng 2.5

Bảng tính chi phí QLVH hằng năm của công trình

46

theo thiết kế
Bảng 2.6

Bảng tổng hợp chi phí của công trình theo thiết kế


46

Bảng 2.7

Bảng diện tích, năng suất, sản lượng nông nghiệp

48

của vùng khi chưa có dự án
Bảng 2.8

Bảng diện tích, năng suất, sản lượng nông nghiệp

49

của vùng khi có dự án (theo thiết kế)
Bảng 2.9

Bảng giá trị thu nhập thuần túy của công trình theo

50

thiết kế
Bảng 2.10 Bảng tổng hợp chi phí của công trình theo thực tế

56

Bảng 2.11 Bảng thu nhập thuần túy hàng năm từ nuôi trồng

58


thủy sản, tính cho 1 ha mặt nước (khi có dự án)
Bảng 2.12 Bảng giá trị thu nhập thuần túy của công trình theo

61

thực tế
Bảng 2.13 Bảng so sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo thiết
kế và theo thực tế của công trình

67


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
BĐKH
CNH – HĐH
CSHT
CTTL
CTMTQG
DNTN
GRDP
HĐND
HQKT
HTTL
HTX
NN &PTNT
NSNN

NXB
ODA
QLKTCT
QLNN
QLVH
SX
SXNN
TPCP
UBND
VSMTNT
XDCB

Nghĩa đầy đủ
: Biến đổi khí hậu
: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
: Cơ sở hạ tầng
: Công trình thủy lợi
: Chương trình mục tiêu Quốc gia
: Doanh nghiệp tư nhân
: Gross regional domestic product (tổng sản
phẩm trong tỉnh)
: Hội đồng nhân dân
: Hiệu quả kinh tế
: Hệ thống thủy lợi
: Hợp tác xã
: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
: Ngân sách Nhà nước
: Nhà xuất bản
: Official Development Assitance (Hỗ trợ phát
triển chính thức)

: Quản lý khai thác công trình
: Quản lý nhà nước
: Quản lý vận hành
: Sản xuất
: Sản xuất nông nghiệp
: Trái phiếu Chính phủ
: Ủy ban nhân dân
: Vệ sinh môi trường nông thôn
: Xây dựng cơ bản


ix

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa
Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của cả nước đến trước năm 2020, thì đầu tư
cho nông nghiệp, thuỷ lợi phải được tiến hành đi trước một bước. Coi trọng
và đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, quy trình canh tác tiên tiến,
phổ biến và đưa mạnh giống kỹ thuật, năng suất cao vào sản xuất, đẩy mạnh
sản xuất tăng vụ. Chú trọng đầu tư và duy trì hoạt động của hệ thống thủy lợi,
sử dụng có hiệu quả nguồn nước cho sản xuất. Nghị quyết Đại hội Đại biểu
Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2011- 2015) đã đề ra mục tiêu
tổng quát để thực hiện nhiệm vụ chính trị trong nhiệm kỳ mới là: “... Đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Nâng cao chất
lượng giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực
và y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với xóa
đói, giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội. Giữ vững ổn định
chính trị, củng cố quốc phòng- an ninh, giữ gìn biên giới ổn định, hòa bình,
hữu nghị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức

chiến đấu của tổ chức Đảng và chất lượng cán bộ, đảng viên, xây dựng Đảng
và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh,... tạo tiền đề vững chắc để đến
năm 2020, Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của cả nước ”.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững nguồn nước, giữ vững an ninh
lương thực đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển sản xuất Nông- Lâm nghiệp và
Kinh tế nông thôn trong giai đoạn 2010- 2020 đang đứng trước những thời cơ
và thách thức mới. Công tác quản lý vận hành các công trình thuỷ lợi phải
đảm bảo nước tưới cho 40.300 ha diện tích các loại (tưới lúa vụ đông xuân
9.870 ha, vụ mùa 20.320 ha; cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản 1.800 ha; tưới


x

hoa màu khác gần 8.310 ha); tiêu úng thoát lũ cho khoảng 1.100 ha; cung cấp
nước sạch và nuôi trồng thuỷ sản, thuỷ điện, kết hợp phát triển du lịch...
Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, cho đến nay tỉnh Lào Cai đã
đầu tư xây dựng được tổng số 1.133 hệ thống công trình thủy lợi, trong đó 97
hồ chứa nhỏ, 1.034 đập dâng và 02 trạm bợm điện nhỏ. Tổng diện tích tưới
được là 40.300 ha. Các công trình thủy lợi sau khi được xây dựng đi vào phục
vụ đã có những đóng góp đáng ghi nhận đối với tiến trình xóa đói giảm
nghèo, nâng cao đời sống cộng đồng, phát triển sản xuất và kinh tế của địa
phương. Tuy vậy, thực tế còn nhiều bất cập, như một số công trình sau khi
đưa vào sử dụng, việc phát huy hiệu quả kinh tế, hiệu quả khai thác của các
công trình còn chưa được như kỳ vọng. Để xây dựng và phát triển bền vững,
có hiệu quả kinh tế của các công trình thuỷ lợi phục vụ mục tiêu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và phục vụ tái cơ cấu ngành nông
nghiệp, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, biến đổi khí hậu như
hiện nay cần phải có những giải pháp thích ứng nhằm phát huy tối ưu hiệu
quả của công trình trong công tác quản lý vận hành.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế và tầm quan trọng của việc quản lý vận

hành các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh thời gian qua, cùng với những
kiến thức đã được nghiên cứu học tập, kết hợp với những kinh nghiệm hiểu
biết qua môi trường công tác thực tế, từ đó tác giả lựa chọn đề tài "Phân tích
hiệu quả kinh tế các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai
đoạn quản lý vận hành" Làm luận văn tốt nghiệp cho mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích đề xuất một số giải pháp cơ bản
và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong quản lý vận hành các công
trình, góp phần thúc đẩy tiến trình CNH- HĐH trên địa bàn tỉnh Lào Cai.


xi

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả của các công trình thủy lợi
trong giai đoạn quản lý vận hành, cụ thể hơn là những hiệu quả kinh tế, xã
hội, môi trường mà các công trình đạt được cũng như các giải pháp nâng cao
hơn nữa các mặt hiệu quả của chúng.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của
một số công trình thủy lợi phục vụ tưới điển hình được xây dựng bằng nguồn
vốn ngân sách đã được bàn giao đưa vào sử dụng.
- Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các công trình thủy
lợi tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài sẽ thu thập các số liệu của các công trình
đã được đưa vào khai thác sử dụng đến năm 2014, và đề xuất giải pháp cho
các giai đoạn tiếp theo 2016- 2020.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học

Đề tài hệ thống hoá những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hiệu quả
kinh tế của các công trình thủy lợi, phân tích khách quan và toàn diện các
nhân tố ảnh hưởng có lợi cũng như bất lợi đến hiệu quả quản lý vận hành của
các công trình thủy lợi, từ đó đề xuất một số giải pháp khả thi, nhằm phát huy
hơn nữa các mặt hiệu quả của công trình trong giai đoạn quản lý vận hành.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Những phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế thực tế và những giải pháp đề
xuất nhằm năng cao hơn nữa hiệu quả của các công trình thủy lợi được xây
dựng từ những nghiên cứu lý luận và hệ thống số liệu thu thập từ thực tiễn
quản lý vận hành các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai, vì vậy nó


xii

là tài liệu nghiên cứu hữu ích cho hoạt động quản lý vận hành của chính các
công trình này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là những
phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu các
vấn đề kinh tế trong điều kiện Việt Nam, đó là: Phương pháp điều tra, khảo
sát thu thập số liệu thực tế; Phương pháp thống kê; Phương pháp phân tích so
sánh; phương pháp hệ thống hóa; phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia;
phương pháp phân tích kinh tế; và một số phương pháp kết hợp khác.
6. Kết quả dự kiến đạt được
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về việc phân tích hiệu quả
kinh tế các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trong giai đoạn quản lý
vận hành.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh
Lào Cai trong giai đoạn quản lý vận hành thông qua hệ thống các chỉ tiêu hiệu
quả. Qua đó phân tích, phát hiện những nhân tố ảnh hưởng tích cực và tiêu

cực ảnh hưởng đến việc phát huy hiệu quả kinh tế của các công trình thủy lợi.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các
công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn quản lý vận hành
nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
7. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, luận văn được cấu trúc
thành 3 chương, với nội dung chính như sau:
- Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế của công
trình thủy lợi.
- Chương 2. Thực trạng hiệu quả kinh tế các công trình thủy lợi trên
địa bàn tỉnh Lào Cai trong quản lý vận hành.


xiii

- Chương 3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế của các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai
đoạn quản lý vận hành.


1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH
TẾ CỦA CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1. Tổng quan về hệ thống công trình thủy lợi
1.1.1. Khái quát về hệ thống công trình thủy lợi
Theo Điều 2 của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, thì
“Công trình thuỷ lợi" là cơ sở kinh tế - kỹ thuật thuộc kết cấu hạ tầng nhằm
khai thác nguồn lợi của nước; phòng, chống tác hại của nước và bảo vệ môi
trường sinh thái; bao gồm: hồ chứa, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống

dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại. Còn "Hệ thống công
trình thuỷ lợi" bao gồm các công trình thuỷ lợi có liên quan trực tiếp với nhau
về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định.
1.1.2. Vòng đời của một dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014 và
Điều 6 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì các giai đoạn của một dự án đầu tư
xây dựng công trình bao gồm:
a. Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định,
phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt
Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết
khác liên quan đến chuẩn bị dự án;
b. Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất
hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu
có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng;
cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép
xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công
xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối


2

lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công
trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công
việc cần thiết khác;
c. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử
dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình
xây dựng.
1.1.3. Vai trò của hệ thống công trình thủy lợi trong nền kinh tế quốc dân

Trong những năm qua, cùng với tiến trình phát triển kinh tế, xã hội,
chúng ta đã đầu tư xây dựng nhiều công trình, hệ thống công trình thuỷ lợi
lớn, nhỏ, hình thành nên một hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng hết sức to lớn,
quan trọng phục vụ đa mục tiêu tưới tiêu cho nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ
sản, cắt lũ, giao thông, phát điện, ngăn mặn giữ ngọt, du lịch..., bảo đảm cho
sản xuất và đời sống dân sinh. Đặc biệt, thuỷ lợi đã góp phần ổn định sản
xuất, giữ vững và nâng cao năng suất sản lượng cây trồng, đảm bảo an ninh
lương thực, xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, đưa nước ta từ một nước thiếu
lương thực, trở thành một nước không chỉ ổn định lương thực mà còn có vượt
nhu cầu trong nước để trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo
hàng đầu trên thế giới. Có thể nói rằng, hệ thống các công trình thủy lợi có
một vị trí vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, góp phần
đảm bảo đời sống an sinh và bảo vệ môi trường. Vai trò của hệ thống công
trình thủy lợi có thể được cụ thể hóa ở các mặt sau:
1. Đảm bảo tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp
Việc tưới tiêu nước chủ động đã góp phần tăng diện tích, tăng vụ, tăng
năng suất sản lượng cây trồng, đặc biệt là cây lúa nước. Ngoài ra, việc tưới
nước chủ động còn góp phần cho việc sản xuất cây trồng có giá trị hàng hóa
cao như rau màu, cây công nghiệp và cây ăn quả.


3

Hình 1.1. Hồ chứa nước Cửa Đạt, Thường Xuân, Thanh Hóa

Hình 1.2. Toàn cảnh Hồ Định Bình, Vĩnh Thạnh, Bình Định
2. Góp phần phát triển du lịch sinh thái
Các công trình thủy lợi, đặc biệt là các hồ chứa nước luôn được tận
dụng và kết hợp để phát triển du lịch (như các hồ Núi Cốc, Tuyền Lâm, Cửa
Đạt, Suối Hai, Đại Lải...). Một số hệ thống thủy lợi cũng được kết hợp thành

tuyến giao thông - du lịch. Ngoài ra, các công trình thuỷ lợi còn cấp, thoát nước
cho các làng nghề du lịch.


4

3. Phục vụ phát triển công nghiệp, thủy điện

Hình 1.3. Đập nhà máy thủy điện Lai Châu
Các công trình thuỷ lợi thông qua hệ thống kênh mương, đã trực tiếp
hoặc gián tiếp cung cấp nước, tiêu thoát nước cho phát triển công nghiệp, các
làng nghề. Nhiều công trình hồ chứa thuỷ lợi đã kết hợp cấp nước cho thuỷ
điện như các hồ: Cửa Đạt, Núi Cốc, Cấm Sơn, Khuôn Thần, Tà Keo, Yazun
hạ, Núi Cốc...

Hình 1.4. Đập nhà máy thủy điện Sơn La
4. Phục vụ phát triển diêm nghiệp
Các hệ thống thuỷ lợi đóng vai trò rất quan trọng cho việc sản xuất
muối thông qua hệ thống kênh mương dẫn lấy nước biển vào các cánh đồng
sản xuất muối, hệ thống cống, bờ bao ngăn ngừa nước lũ tràn vào đồng muối


5

phá hoại các công trình nội đồng, góp phần tiêu thoát nước mưa và nhanh
chóng tháo nước ngọt ra khỏi đồng muối.
5. Cấp nước sinh hoạt và đô thị
Công trình thủy lợi trực tiếp lấy nước từ các hồ chứa và công trình đầu
mối, thông qua hệ thống kênh mương dẫn cấp cho các khu dân cư, đô thị đảm
bảo cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho dân sinh. Hệ thống công trình lấy

nước từ hồ Hòa Bình về cấp cho Hà Nội là một công trình tiêu biểu về cấp
nước đô thị.
6. Phục vụ nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi
Các công trình thủy lợi luôn đóng vai trò phục vụ tích cực, có hiệu quả
cấp thoát nước cho nuôi trồng thuỷ sản, cung cấp mặt nước cho nuôi trồng
thủy sản (các hồ chứa). Hệ thống thủy lợi còn là môi trường, là nguồn cung
cấp nước và tiêu thoát nước cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy
cầm, cấp nước tưới cho các đồng cỏ chăn nuôi, cấp, thoát nước cho các cơ sở
giết mổ gia súc, gia cầm…
7. Phục vụ phát triển lâm nghiệp, giao thông
Các công trình thuỷ lợi tại các tỉnh miền núi, trung du, Tây nguyên và
đông Nam bộ, cấp nước, giữ ẩm cho các vườn ươm cây, cung cấp nước bảo
vệ phòng chống cháy rừng, phát triển rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn. Các bờ
kênh mương, mặt đập dâng, đập hồ chứa, cầu máng được tận dụng kết hợp
giao thông đường bộ. Hồ chứa, đường kênh tưới tiêu được kết hợp làm đường
giao thông thủy được phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
8. Góp phần phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường
Các công trình thủy lợi có tác dụng phòng chống úng ngập cho diện
tích đất canh tác và làng mạc, đặc biệt là những vùng trũng, góp phần cải tạo
và phát triển môi trường sinh thái, cải thiện đời sống nhân dân. Điều tiết nước
trong mùa lũ để bổ sung cho mùa kiệt, chống lại hạn hán, chống xa mạc hóa,


6

chống xâm nhập mặn,… hệ thống đê sông, đê biển, công trình bảo vệ bờ, hồ
chứa có tác dụng phòng chống lũ lụt từ sông biển, chống xói lở bờ sông, bờ
biển,… ngoài ra các công trình thủy lợi còn điều tiết nước giữa mùa lũ và mùa
kiệt, làm tăng lượng dòng chảy kiệt, dòng chảy sinh thái cho sông ngòi, bổ
sung nguồn cho nước ngầm. Công trình thủy lợi có vai trò to lớn trong việc

cải tạo đất, giúp đất có độ ẩm cần thiết để không bị bạc màu, đá ong hoá,
chống cát bay, cát nhảy và thoái hóa đất. Các hồ chứa có tác động tích cực cải
tạo điệu kiện vi khí hậu của một vùng, làm tăng độ ẩm không khí, độ ẩm đất,
tạo nên các thảm phủ thực vật chống xói mòn, rửa trôi đất đai.
1.2. Tình hình đầu tư xây dựng hệ thống công trình thủy lợi ở nước ta
1.2.1. Những kết quả đạt được
Theo kết quả điều tra đánh giá của Tổng cục Thuỷ lợi, đến nay trên cả
nước đã xây dựng được nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi lớn nhỏ, trong đó
có 904 hệ thống thuỷ lợi vừa và lớn có diện tích phục vụ từ 200 ha trở lên. Cụ
thể số lượng phân theo các loại diện tích tưới được thể hiện ở Bảng 1.1
Trong danh mục 110 hệ thống thuỷ lợi có diện tích phục vụ từ 2.000 ha
trở lên trên toàn quốc, bao gồm:
- 19 hệ thống thuỷ lợi có diện tích phục vụ từ 2.000 đến 3.000 ha;
- 15 hệ thống thuỷ lợi có diện tích phục vụ từ 3.000 đến 4.000 ha;
- 9 hệ thống thuỷ lợi có diện tích phục vụ từ 4.000 đến 5.000 ha;
- 13 hệ thống có diện tích phục vụ từ 5.000 đến 10.000 ha;
- 43 hệ thống có diện tích phục vụ từ 10.000 đến 100.000 ha;
- 11 hệ thống có diện tích phục vụ lớn hơn 100.000 ha;
Hiện nay trên cả nước đã xây dựng được trên 5.000 hồ chứa các loại, với
tổng dung tích trữ nước trên 35,34 tỷ m3, gồm: 26 hồ chứa thuỷ điện có tổng
dung tích trữ là 27,12 tỷ m3, 2.460 hồ chứa thủy lợi có dung tích từ 200 ngàn
m3 trở lên và hàng ngàn hồ nhỏ với tổng dung tích trữ khoảng 8,22 tỷ m3,


7

phục vụ cho phát điện, cấp nước sinh hoạt, cấp nước cho các ngành kinh tế
trọng yếu và bảo đảm tưới cho 80 vạn ha đất canh tác; trên 10.000 trạm bơm
điện lớn với các loại máy bơm khác nhau, có tổng công suất lắp máy phục vụ
tưới là 250 MW, phục vụ tiêu là 300 MW.

Bảng 1.1. Hệ thống công trình thuỷ lợi phân theo diện tích phục vụ

TT

Khu vực

Tổng số
hệ
thống
CTTL

Phân loại theo diện tích
phục vụ
> 2.000 (ha)

200÷2.000
(ha)

1

Miền núi Bắc bộ

78

10

68

2


Đồng bằng trung du Bắc bộ

44

28

16

3

Bắc Trung bộ

227

23

204

4

Duyên hải Nam Trung bộ

51

21

30

5


Tây Nguyên

87

8

79

6

Đông nam Bộ

82

8

74

7

Đồng bằng sông Cửu Long

335

12

323

904


110

794

Tổng cộng

(Nguồn: Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và PTNT – Năm 2015)
Ngoài ra, còn có gần 5.000 cống tưới tiêu lớn các loại. Tổng số 126.000
km kênh mương các loại, trong đó có trên 1.000 km kênh trục lớn, cùng với
hàng vạn công trình trên kênh. Trên 26.000 km bờ bao ngăn lũ đầu vụ hè thu
ở Đồng bằng sông Cửu Long, khoảng 3.700 km đê sông, trên 2.000 km đê
biển.
Hệ thống các công trình thủy lợi đã tạo đã tạo điều kiện cho những bước
tiến mạnh mẽ trong nông nghiệp: năng suất lúa liên tục tăng qua các năm, ước
năng suất lúa năm 2010 đạt 53 tạ/ha, gấp 4,4 lần năng suất năm 1945 và gần
gấp 2 lần năm 1985, trước thời kỳ đổi mới; sản lượng lúa tăng mạnh, năm
2010 đạt gần 40 triệu tấn; khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đều có bước phát


8

triển nhanh và liên tục, năm 2010 đạt tổng sản lượng 4,8 triệu tấn. Sản lượng
muối đạt 1,1 triệu tấn.
Bên cạnh việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, nước ta
đã tham gia xuất khẩu gạo với số lượng và giá trị ngày càng tăng. Nhiều vùng
sản xuất hàng hoá tập trung đã được hình thành và phát triển, tạo ra khối
lượng hàng hoá lớn làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu
như gạo, cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu, thủy sản.
Để đạt được những thành tựu như trên, chúng ta đã bỏ ra một khoản
ngân sách rất đáng kể. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT,

kinh phí đầu tư cho xây dựng các hệ thống thủy lợi qua các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn từ 1945- 1975: Đầu tư gần 800 tỷ đồng vốn ngân sách, đã
xây dựng được hơn 1.200 công trình, trong đó có 80 công trình loại lớn. Diện
tích tưới đạt 1,89 triệu ha; năng suất lúa bình quân đạt 22,3 tạ/ha.
- Giai đoạn từ 1976- 1985: Đã đầu tư 2.047 tỷ đồng vốn ngân sách, đã
xây dựng mới được hơn 2.700 công trình thuỷ nông vừa và lớn, trong đó có
185 công trình loại lớn như hồ Dầu Tiếng, Phú Ninh, Kẻ Gỗ, Núi Cốc. Tưới
được cho trên 4,5 triệu ha lúa và màu, trong đó gồm 1,67 triệu ha lúa đông
xuân, 791 nghìn ha lúa hè thu, 1,99 triệu ha lúa mùa và gần 100 nghìn ha màu
và cây công nghiệp.
- Giai đoạn từ 1986 - 2004: Đầu tư 20.875 tỷ đồng.
- Giai đoạn từ 2005 - 2010: Đầu tư khoảng 62.000 tỷ đồng, đến nay
chúng ta đã xây dựng 5.700 km đê sông, 3.000 km đê biển, 23.000 km bờ bao
và hàng ngàn cống dưới đê, hàng trăm km kè và nhiều hồ chứa lớn tham gia
chống lũ cho hạ du, các hồ chưa lớn thuộc hệ thống sông Hồng có khả năng
cắt lũ 7 tỷ m3, nâng mức chống lũ cho hệ thống đê với con lũ 500 năm xuất
hiện một lần. Tổng năng lực của các hệ thống đã bảo đảm tưới trực tiếp 3,45
triệu ha, tạo nguồn cho 1,13 triệu ha, tiêu 1,4 triệu ha, ngăn mặn 0,87 triệu ha


9

và cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha; cấp và tạo nguồn cấp nước 5- 6 tỷ m3/năm
cho sinh hoạt, công nghiệp, du lịch, dịch vụ...; Cấp nước sinh hoạt nông thôn
đạt 70-75% tổng số dân.
1.2.2. Những mặt còn tồn tại trong đầu tư xây dựng thủy lợi
Tuy những thành tựu đạt được trong lĩnh vực thủy lợi của chúng ta là
rất lớn và quan trọng, nhưng vẫn còn những những mặt tồn tại cần phải được
nghiên cứu, xem xét để khắc phục. Những mặt tồn tại chính đó là:
- Quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và nuôi trồng thủy sản làm thay

đổi diện tích và cơ cấu sự dụng đất tạo ra những yêu cầu mới đối với công tác
thuỷ lợi. Nhu cầu cấp nước sinh hoạt ở nông thôn, thành thị, nhu cầu tiêu
thoát tại nhiều khu vực tăng lên nhanh chóng. Thuỷ lợi chưa đáp ứng kịp yêu
cầu phát triển của các đô thị lớn: 5 tỉnh, thành phố lớn đang bị ngập lụt nặng
do ngập triều (TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau, Hải Phòng và Vĩnh
Long). Thành phố Huế và các đô thị khu vực Trung Bộ, ngập úng do lũ.
Thành phố Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng sông Hồng ngập úng nặng
do mưa.
- Các công trình thủy lợi phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, mặc dù
cũng đã đầu tư xây dựng nhiều hồ chứa thượng nguồn kết hợp hệ thống đê
dưới hạ du nhưng hiện nay hệ thống đê biển, đê sông và các cống dưới đê vẫn
còn nhiều bất cập, phần lớn đê chưa đủ mặt cắt thiết kế, chỉ chống lũ đầu vụ
và cuối vụ, chính vụ (miền Trung), các cống dưới đê hư hỏng và hoành triệt
nhiều. Hiện tượng bồi lấp, xói lở các cửa sông miền Trung còn diễn ra nhiều
và chưa được khắc phục được.
- Nước thải không được xử lý hoặc xử lý không triệt để đổ vào kênh
gây ô nhiễm nguồn nước trong hệ thống thủy lợi như ở hệ thống thủy nông
Bắc Đuống, Sông Nhuệ, Bắc Hưng Hải...


×