Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Vận dụng phương pháp lôgíc kết hợp với đàm thoại nêu vấn đề khi dạy sơ đồ khối trong môn công nghệ 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.5 KB, 21 trang )

I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục
phổ thông nói chung và công nghệ 12 nói riêng là tập trung vào đổi mới phương pháp
dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
với sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, góp
phầm hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm
tin và niềm vui trong học tập.Tiếp tục tận dụng các ưu điểm của phương pháp dạy học
truyền thống và dần làm quen với phương pháp dạy học mới.
Đổi mới phương pháp dạy học luôn luôn đặt trong mối quan hệ với đổi mới mục
tiêu, nội dung dạy học, đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; đổi mới các hình thức
dạy học để phù hợp với dạy học cá nhân và các nhóm nhỏ hoặc cả lớp, giữa dạy học
trong phòng và ngoài thực tiễn; đổi mới môi trường giáo dục để học tập gắn với thực
hành và vận dụng; đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh qua đổi mới nội dung,
hình thức, phương pháp kiểm tra, xây dựng các bộ công cụ đánh giá, phối hợp kiểu đánh
giá truyền thống với trắc nghiệm khách quan.
Thực trạng dạy học ở phổ thông hiện nay có những bước đổi mới nhằm khắc phục
một số mặt hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống là mang nặng tính thông báo,
tái hiện. Mặt khác, sau nhiều năm thí điểm thì toàn bộ chương trình và sách giáo khoa
mới được thực hiện ở cả 12 lớp trên cả nước, đồng thời cơ sở vật chất phục vụ dạy học
bắt đầu được cải thiện, trang thiết bị đã được bổ sung.
Là một giáo viên trẻ, để nhanh chóng hoà nhập vào xu hướng đổi mới hiện nay và
để trang bị thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm cho mình, tôi chọn đề tài sáng kiến
kinh nghiệm là “ Vận dụng phương pháp lôgic kết hợp với đàm thoại nêu vấn đề khi
dạy sơ đồ khối trong môn công nghệ 12 ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.

1


Vận dụng lý luận dạy học đàm thoại, nghiên cứu xây dựng bài giảng bằng


phương pháp lôgíc kết hợp với đàm thoại nêu vấn đề trong dạy học công nghệ nhằm tích
cực hoạt động nhận thức của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
* Đối tượng nghiên cứu.
- Quá trình dạy học môn công nghệ lớp 12 Trung học phổ thông.
- Tình huống có vấn đề và phương pháp dạy học đàm thoại theo hướng tích cực
hoá hoạt động nhận thức của học sinh.
* Phạm vi nghiên cứu.
Xây dựng các bài giảng bằng phương pháp lôgíc kết hợp với đàm thoại nêu vấn
đề trong nội dung môn công nghệ 12.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích lý luận.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
- Đề tài đã xây dựng được phương pháp dạy học tích cực khi dạy các sơ đồ khối
trong các bài dạy công nghệ 12. Đây là một trong những phương pháp dạy học tích cực.
- Đề tài xây dựng được các tình huống có tư duy logic. Tư duy thường bắt đầu từ
một vấn đề hay một câu hỏi, từ sự ngạc nhiên hay thắc mắc, sự mâu thuẫn. Tình huống
có vấn đề như vậy sẽ có tác dụng lôi cuốn cá nhân vào quá trình tư duy.

2


II. PHẦN NỘI DUNG
2.1 XÂY DỰNG BÀI GIẢNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP LÔGÍC KẾT HỢP VỚI ĐÀM
THOẠI NÊU VẤN ĐỀ.
2.1.1 Cơ sở lí luận để xây dựng các bài giảng bằng phương pháp lôgíc kết hợp với
đàm thoại nêu vấn đề.

- Nghiên cứu chương trình môn công nghệ 12, giáo trình kĩ thuật điện tử và các
tài liệu có liên quan.
- Các tình huống diễn ra thực tế trong quá trình dạy học bộ môn ở trường.
- Những thắc mắc băn khoăn của học sinh về các nội dung dạy học môn công
nghệ 12.
2.1.2 Các nguyên tắc xây dựng bài giảng.
Tổ chức dạy học bằng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề phải xây dựng theo
nguyên tắc sau:
- Khi tổ chức đàm thoại giáo viên xuất phát từ kiến thức học sinh đã có. Câu hỏi
phải sát với từng đối tượng học sinh.
- Học sinh phải ý thức được mục đích cuộc đàm thoại và sẵn sàng tham gia đàm
thoại.
- Yếu tố quyết định sự thành công của đàm thoại là nội dung và tính chất của các
câu hỏi do giáo viên nêu ra, sự dự kiến trả lời của học sinh cũng như nghệ thuật gợi ý
khi gặp khó khăn.
- Sau khi giải quyết mỗi câu hỏi. Giáo viên tổng kết lại và chỉ ra kiến thức mới
cần lĩnh hội.
- Trong quá trình tổ chức đàm thoại giáo viên cần chú ý tới toàn lớp, tránh tình
trạng chỉ làm việc với học sinh khá giỏi.
2.2 MỘT SỐ BÀI GIẢNG ĐÃ XÂY DỰNG
2.2.1 Bài 7: Khái niệm về mạch điện tử - Chỉnh lưu - Nguồn một chiều
Hoạt động 2: Nguồn một chiều
Khi dạy học ở phần tìm hiểu nguồn một chiều. Giáo viên nêu vấn đề để học sinh
suy nghĩ và đưa ra ý kiến của bản thân:
3


Câu 1: Hãy kể tên 3 thiết bị điện tử sử dụng nguồn một chiều?
Câu 2: Khi các thiết bị điện tử trên hết điện, ta cần phải cung cấp điện cho các thiết bị đó
bằng cách nào?

Câu 3: Ứng dụng của nguồn một chiều trong thực tế?
Giáo viên kết luận: Mạch nguồn một chiều có nhiệm vụ chuyển đổi năng lượng điện
xoay chiều từ lưới điện quốc gia thành năng lượng điện một chiều có mức điện áp ổn
định và công suất cần thiết để nuôi toàn bộ thiết bị điện tử.
Giáo viên vận dụng phép lôgic, kết hợp với đàm thoại nêu vấn đề để hướng dẫn
học sinh tìm hiểu “Sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều”. Giáo viên sử
dụng hình vẽ theo hướng hoàn thiện từng phần. Cụ thể là:
GV: Các thiết bị điện tử sử dụng nguồn điện một chiều thường dùng các mức
điện áp khác nhau trong khi lưới điện mức điện áp luôn là 220 V. Vậy phải làm gì?
HS: Lắp một máy biến áp để điều chỉnh mức điện áp.
GV: Vậy để đổi điện xoay chiều 220V thành các mức điện áp cao lên hay thấp
xuống tùy thuộc yêu cầu của tải thì mạch nguồn một chiều cần phải có khối 1 biến áp
nguồn .

GV: Để biến đổi dòng điện xoay chiều về dòng điện 1 chiều ta cần có mạch gì?
HS: Mạch chỉnh lưu
GV: Trong các loại mạch chỉnh lưu mạch chỉnh lưu nào được dùng phổ biến?
HS: Mạch chỉnh lưu cầu.
GV: Vậy để biến đổi dòng điện xoay chiều về dòng 1 chiều thì mạch nguồn 1
chiều phải có khối thứ 2 là mạch chỉnh lưu.

GV: Em nhận xét về dạng sóng ra sau khi qua mạch chỉnh lưu?
4


HS: Độ gợn sóng lớn.
GV: Để giữ điện áp một chiều ra tải được bằng phẳng ta dùng các tụ hóa có điện
dung lớn để lọc nguồn. Vậy mạch nguồn 1 chiều có khối thứ 3 là mạch lọc nguồn.

GV: Điện áp đầu vào luôn biến đổi hoặc dòng điện tiêu thụ chạy ra tải luôn thay

đổi trong 1 giới hạn. Mạch cần làm gì?
HS: Phải ổn định điện áp ra tải.
GV: Vậy cần có mạch ổn định điện áp 1 chiều để giữ cho mức điện áp 1 chiều ra
trên tải luôn ổn định.

GV: Ngoài ra trong mạch người ta lắp thêm mạch bảo vệ tải tiêu thụ khi có sự cố
xảy ra.
5
1

2

3

4

6

Đến đây ta có thể rút ra kết luận: Mạch nguồn 1 chiều gồm 5 khối
Khối 1: Biến áp nguồn.

Khối 4: Mạch ổn áp

Khối 2: Mạch chỉnh lưu.

Khối 5: Mạch bảo vệ

Khối 3: Mạch lọc nguồn.

Khối 6: Tải tiêu thụ


Giáo viên có thể mở rộng: Bộ nguồn một chiều đơn giản nhất gồm những khối
nào? Tại sao?
5


HS: Gồm khối 1 và 2. Vì sau khi qua 2 khối này có được điện áp một chiều và
mạch đơn giản nhất.
2.2.2. Bài 14: Mạch điều khiển tín hiệu.
Hoạt động 2: Nguyên lý chung của mạch điều khiển tín hiệu.
Giáo viên dẫn dắt học sinh kết hợp với đàm thoại nêu vấn đề để học sinh hiểu
được sơ đồ khối của mạch điều khiển tín hiệu.
GV: Tín hiệu từ các cảm biến báo về đâu?
HS: Khối nhận lệnh.

GV: Các tín hiệu này sẽ được điều chế theo một nguyên tắc nào đó rồi phát tín
hiệu điều khiển. Vậy khối thứ 2 trong mạch là khối gì?
HS: Khối xử lý

GV: Sau khi xử lý xong tín hiệu cần làm gì?
HS: Cần được khuếch đại đến công suất cần thiết.
GV: Vậy khối thứ 3 trong mạch là khối khuếch đại.

GV: Sau khi khuếch đại đến công suất hợp lý tín hiệu sẽ cảnh báo bằng chuông
đèn và hàng chữ nổi. Vậy khối thứ 4 trong mạch là gì?
HS: Khối chấp hành

6



GV: Vậy nguyên lý chung của mạch là gì?
HS: - Sau khi nhận lệnh báo về từ 1 cảm biến, mạch điều khiển sẽ xử lý tín hiệu
đã nhận được và điều chế theo 1 nguyên tắc nào đó.
- Sau khi xử lý xong, tín hiệu được khuếch đại đến công suất cần thiết và đưa tới
khối chấp hành.
- Khối chấp hành sẽ phát lệnh báo hiệu bằng chuông, đèn, hàng chữ..
Ví dụ mạch báo hiệu và bảo vệ quá điện áp.

Giáo viên giao nhiệm vụ học sinh hoàn thiện bài tập để nhận biết nhiệm vụ các
khối trong sơ đồ.
GV: Hãy nối cột A với cột B để tạo thành một câu đúng
Cột A
1. Khối nhận lệnh
BA, Đ1, C

Cột B
a. Biến áp hạ điện áp (từ 220V xuống 20V)
Biến đổi điện xoay chiều thành điện 1 chiều nuôi mạch
điều khiển.

7


2. Khối xử lý
VR, R1, Đo, R2

3. Khối khuếch đại

b. Đóng, cắt nguồn điện cấp cho tải;
Báo hiệu điện áp nguồn cao quá định mức.


c. Điều khiển rơ le K hoạt động
Bảo vệ T1, T2

T1, T2, R3, Đ2
4. Khối chấp hành

d. Điều chỉnh ngưỡng tác động khi quá áp;

K1,K2, ĐH, Chuông

Tạo dòng đặt ngưỡng tác động cho tranzito T1,T2

HS: 1- a, 2-d, 3-c, 4-b
2.2.3 Bài 17: Khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông.
Khi dạy bài “Khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông” Giáo viên cần làm
rõ khái niệm:
Hệ thống thông tin là: Hệ thống dùng các biện pháp khác nhau để thông báo cho
nhau những thông tin cần thiết.
Hệ thống viễn thông là: Hệ thống truyền thông tin đi xa bằng sóng vô tuyến điện.
Hoạt động 2: Sơ đồ khối, nguyên lý làm việc của hệ thống thông tin và viễn
thông
Khi dạy về “Sơ đồ khối, nguyên lý làm việc của hệ thống thông tin và viễn
thông”. Giáo viên dẫn dắt vấn đề theo hướng logíc kết hợp với đàm thoại nêu vấn đề. Cụ
thể như sau:
GV: Một hệ thống thông tin và viễn thông bao gồm mấy phần?
HS: Hai phần là phần phát và phần thu
1. Phần phát thông tin.
GV: Nhiệm vụ phần phát thông tin là gì?
HS: Đưa nguồn tin từ nơi cần phát tới nơi cần thu.

GV: Những tín hiệu cần phát đi xa là gì?
8


HS: Là âm thanh, hình ảnh, chữ và số... được biến đổi thành tín hiệu điện gọi là
nguồn thông tin.
Nguồn thông
tin

GV: Nguồn thông tin này cần phải làm gì?
HS: Gia công và khuếch đại.
GV: Vậy khối tiếp theo là xử lý tin.
Nguồn thông
tin

Xử lí tin

GV: Tại sao những tín hiệu đã được xử lí có biên độ đủ lớn muốn truyền đi xa
cần được điều chế và mã hóa?
HS:- Điều chế là dùng tín hiệu cần truyền để làm thay đổi một thông số nào đó
của một tín hiệu khác, tín hiệu này thực hiện nhiệm vụ mang tín hiệu cần truyền đến nơi
thu nên được gọi là sóng mang.
- Mã hóa là gán cho tín hiệu một giá trị nhị phân và đặc trưng bởi các mức điện
áp cụ thể để có thể truyền trên kênh truyền và phục hồi ở máy thu.
Nguồn thông
tin

Xử lí tin

Điều chế

mã hóa

GV: Tín hiệu sau khi đã điều chế và mã hóa được gửi vào môi trường truyền dẫn
để truyền đi xa.
Nguồn thông
tin

Xử lí tin

Điều chế
mã hóa

Đường truyền

GV: Qua sơ đồ vừa vẽ, em hãy nêu tên và nhiệm vụ các khối cơ bản của phần
phát thông tin là gì?
HS: - Nguồn thông tin
9


- Xử lí tin
- Điều chế, mã hóa
- Đường truyền.
2. Phần thu thông tin.
GV: Nhiệm vụ phần thu thông tin là gì:
HS: Thu, nhận tín hiệu thông tin sau các thiết bị phát để biến đổi về dạng ban
đầu.
Nhận thông
tin


Xử lí tin

Điều chế
giải mã

Thiết bị đầu
cuối

Giáo viên nêu khái quát sơ đồ khối phần thu thông tin gồm các khối: Nhận thông
tin, xử lí tin, giải điều chế và giải mã, thiết bị đầu cuối. Sau đó nêu nhiệm vụ từng khối.
- Nhận thông tin: Tín hiệu được phát đi đã được thu, nhận bằng một thiết bị nào
đó như anten, modem.
- Xử lí tin: Gia công và khuếch đại tín hiệu nhận được.
- Giải điều chế, giải mã: Biến đổi tín hiệu về dạng tín hiệu ban đầu.
- Thiết bị đầu cuối: Là khâu cuối cùng của hệ thống như loa, màn hình ti vi, máy
in.
2.2.4 Máy tăng âm.
Trong hoạt động 2: Tìm hiểu sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của máy tăng âm.
GV: Tín hiệu âm tần từ các nguồn khác nhau như micrô, đĩa hát... được tiếp
nhận như thế nào?
HS: Được tiếp nhận qua khối mạch vào, tín hiệu này được điều chỉnh cho phù
hợp với máy.
Mạch
vào

GV: Tín hiệu âm tần qua mạch vào có biên độ rất nhỏ cần phải làm gì?
HS: Cần khuếch đại tới 1 trị số nhất định.
10



GV: Vậy khối tiếp theo của máy là khối tiền khuếch đại.
Mạch
vào

Mạch tiền
khuếch đại

GV: Để tạo ra các hiệu ứng âm thanh nhằm tăng khả năng truyền đạt đến người
nghe có thể là tạo mạch vang, tạo hiệu ứng tập thể... Trong máy có khối mạch âm sắc.
Mạch
vào

Mạch tiền
khuếch
đại

Mạch
âm sắc

GV: Tín hiệu ra từ mạch điều chỉnh âm sắc còn yếu, cần phải khuếch đại tiếp qua
mạch khuếch đại trung gian.
Mạch
vào

Mạch tiền
khuếch
đại

Mạch
âm sắc


Mạch
khuếch đai
trung gian

GV: Để tạo ra một công suất âm tần đủ lớn để phát ra loa thì trong máy phải có
khối mạch khuếch đại công suất.
Mạch
vào

Mạch
tiền
khuếch
đại

Mạch
âm
sắc

Mạch
khuếch đai
trung gian

Mạch
khuếch đại
công suất

Loa

GV: Để cung cấp các mức điện áp và dòng điện cần thiết cho các mạch khuếch

đại làm việc trong mạch phải có khối nguồn nuôi.
Mạch
vào

Mạch
tiền
khuếch
đại

Mạch
âm
sắc

Mạch
khuếch đai
trung gian

Mạch
khuếch đại
công suất

Loa

Nguồn nuôi

GV: Qua sơ đồ vừa vẽ, em hãy nêu tên và nhiệm vụ các khối cơ bản của máy
tăng âm.
HS: Các khối máy tăng âm gồm: Mạch vào, mạch tiền khuếch đại, mạch âm sắc,
mạch khuếch đại trung gian, mạch khuếch đại công suất.
11



GV: Các mạch tiền khuếch đại, khuếch đại trung gian, khuếch đại công suất có
điểm gì giống nhau về chức năng?
HS: Đều khuếch đại tín hiệu.
2.2.5 Máy thu thanh.
Trong hoạt động 2: Tìm hiểu sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy thu thanh.
Giáo viên đặt các câu hỏi đàm thoại nêu vấn đề để học sinh vẽ ra được sơ đồ
khối của máy thu thanh.
GV: Làm thế nào để lựa chọn sóng cần thu của máy thu thanh trong vô vàn sóng
không gian?
HS: Điều chỉnh cộng hưởng để lựa chọn sóng cần thu.
GV: Vậy khối đầu tiên của máy thu thanh là khối chọn sóng có nhiệm vụ điều
chỉnh cộng hưởng để lựa chọn sóng cao tần cần thu.

GV: Tín hiệu vừa nhận được còn yếu, làm thế nào để tăng thêm độ nhạy cho máy
thu.
HS: Tín hiệu phải được khuếch đại.
GV: Vậy khối thứ hai là khối khuếch đại cao tần.

GV: Máy thu thanh có khối dao động ngoại sai để tạo ra sóng cao tần (fd) trong
máy với quy luật là luôn cao hơn sóng định thu (ft) một trị số không đổi 465 kHz để đưa
vào khối trộn sóng.
12


GV: Khối trộn sóng có nhiệm vụ thu sóng của đài phát thanh (ft) với sóng cao
tần trong máy cho ra sóng có tần số fd - ft = 465 kHz gọi là trung tần.

GV: Tín hiệu trung tần tiếp tục được đưa tới khối khuếch đại trung tần


GV: Sau khi tín hiệu trung tần được khuếch đại sẽ được đưa tới khối tách sóng
để tách, lọc lấy tín hiệu âm tần. Tín hiệu âm tần tiếp tục được khuếch đại tới công suất
đủ lớn và đưa ra loa.

13


GV: Để cung cấp các mức điện áp và dòng điện cần thiết cho các mạch khuếch
đại làm việc trong mạch phải có khối nguồn nuôi.

GV: Sau khi tìm hiểu sơ đồ khối của máy thu thanh em hãy nêu nguyên lí làm
việc của máy thu thanh?
HS: Anten thu sóng điện từ trong không gian, rồi đưa vào mạch chọn sóng để
chọn lấy tín hiệu của một đài nhất định, tín hiệu đã chọn được đưa vào mạch khuếch đại
cao tần để tăng độ nhạy cho máy thu. Sau đó tín hiệu được đưa vào mạch trộn tần. Tại
đây tín hiệu do tầng dao động ngoại sai tạo ra được trộn với tín hiệu cao tần để tạo ra tín
hiệu trung tần. Tín hiệu trung tần được khuếch đại rồi đưa sang khối tách sóng để tách
lấy tín hiệu âm tần. Tín hiệu âm tần được khuếch đại tới công suất đủ lớn và phát ra loa.
Giáo viên mở rộng: Máy thu thanh và máy tăng âm khác nhau như thế nào?

14


Máy tăng âm thu tín hiệu trực tiếp có tần số thấp rồi khuếch đại và phát ra âm
thanh. Còn máy thu thanh thu tín hiệu ở xa trong không gian có tần số cao, do đó phải
chọn tách sóng rồi mới khuếch đại để tạo thành âm thanh.
2.2.6 Máy thu hình.
Hoạt động 2: Khi tìm hiểu sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy thu hình.
1. Phân loại máy thu hình.

GV: Máy thu hình có mấy loại?
HS: 2 loại là máy thu hình đen trắng và máy thu hình màu.
GV: Máy thu hình đen trắng và máy thu hình màu có đặc điểm gì giống và khác
nhau?
HS: - Giống nhau: Đều dùng để truyền tín hiệu âm thanh và hình ảnh.
- Khác nhau:
+ Máy thu hình đen trắng luôn thu được chương trình đen trắng (hai màu đen và
trắng) ngay cả khi chương trình phát là màu.
+ Máy thu hình màu: Thu màu khi chương trình phát là màu (màu sắc trong tự
nhiên) và thu được chương trình đen trắng khi chương trình phát là đen trắng.
2. Sơ đồ khối của máy thu hình màu.
Tìm hiểu sơ đồ khối của máy thu hình màu, giáo viên dẫn dắt bài giảng bằng
cách kết hợp phương pháp lôgíc và đàm thoại nêu vấn đề. Cụ thể:
GV: Khối đầu tiên có nhiệm vụ nhận tín hiệu cao tần từ anten, khuếch đại, xử lí,
tách sóng hình, tự động điều chỉnh tần số ngoại sai và hệ số khuếch đại, sau đó đưa tới
các khối 2, 3, 4. Đó là khối 1: Cao tần, trung tần, tách sóng.

15


GV: Khối 2 có nhiệm vụ nhận tín hiệu sóng mang âm thanh, khuếch đại, tách
sóng điều tần và khuếch đại âm tần để phát ra loa.

GV: Khối 3 là khối xử lý tín hiệu hình có nhiệm vụ nhận tín hiệu hình ảnh,
khuyếch đại tín hiệu này, giải mã màu, khuyếch đại các tín hiệu màu (đỏ, lục,lam) đưa
tới 3 catôt đèn hình màu.

Giáo viên giải thích để có được màu tự nhiên trên màn hình màu: Các màu tự
nhiên trên màn hình dựa trên 3 màu cơ bản là đỏ, lục, lam. Hai tia sáng cùng cường độ
thuộc 2 trong 3 màu gốc (đỏ, lục, lam) chồng lên nhau sẽ tạo nên màu thứ cấp. Thay đổi

cường độ của 3 màu gốc cho ra màu tự nhiên trên màn hình màu.
GV: Khối 4 là đồng bộ và tạo xung quét có nhiệm vụ tách lấy các xung đồng bộ
dòng và xung đồng bộ mành, xung quét mành đưa tới cuộn lái tia của đèn hình. Đồng
thời trong khối này còn tạo điện áp cao đưa tới anôt đèn hình.

16


GV: Khối 5 phục hồi hình ảnh có nhiệm vụ nhận tín hiệu hình ảnh màu, tín hiệu
quét để phục hồi hình ảnh phát lên màn hình.
GV: Để điều khiển các hoạt động của máy thu hình và tạo ra các mức điện áp cần
thiết để cung cấp cho máy làm việc cần có thêm khối nào?
HS: - Khối 6 là khối vi xử lí và điều khiển và khối 7 là khối nguồn.

GV: Qua tìm hiểu sơ đồ khối máy thu hình gồm mấy khối chính? Chức năng của
từng khối?
HS: 7 khối chính: 1. Khối cao tần, trung tần, tách sóng. 2. Khối xử lí tín hiệu âm
thanh. 3. Khối xử lí tín hiệu hình. 4. Khối xung đồng bộ và xung quét. 5. Khối phục hồi
hình ảnh. 6. Khối vi xử lí và điều khiển. 7 Khối nguồn.
2.3 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường.
17


Thông qua việc giảng dạy trực tiếp trên lớp, quan sát hoạt động của học sinh, qua
trao đổi với đồng nghiệp tôi thấy:
- Việc tổ chức đưa các câu hỏi đàm thoại và lập luận lôgic để dẫn dắt học sinh
xây dựng các sơ đồ khối trên vào bài giảng giúp học sinh có khả năng phân tích, lập
luận, diễn đạt vấn đề, nắm vững nội dung kiến thức bài học.
- Giáo viên có thể đánh giá ngay được khả năng nhận thức của học sinh.

- Mức độ nắm vững kiến thức của học sinh được nâng cao bởi sự tập trung chú
ý, tích cực suy nghĩ, tích cực tranh luận.
- Giáo viên trở thành người dẫn dắt để học sinh suy nghĩ và tự chiếm lĩnh lấy
kiến thức của bài. Đây cũng chính là xu hướng học tập hiện nay nhằm phát triển tư duy
học sinh.
Dựa vào sự phân công giảng dạy môn công nghệ 12 trong năm học 2019– 2020 ở
trường THPT Lê Hoàn, tôi phụ trách giảng dạy 4 lớp công nghệ 12. Qua khảo sát bằng
so sánh kết quả học tập trung bình giữa các lớp, tôi tiến hành dạy học thực nghiệm trên
hai lớp: 12A2 và 12A4 .
Thông qua việc giảng dạy trực tiếp trên lớp, quan sát hoạt động của học sinh,
cùng kết quả học tập của học sinh hai lớp đạt được trong năm học 2019 - 2020 như sau:
 Lớp 12A2: Sĩ số 42 học sinh.
- Số học sinh học lực giỏi: 30 HS.
- Số học sinh học lực khá 12 HS.
- Số học sinh học lực trung bình 0 HS.
- Số học sinh học lực yếu: 0 HS.
 Lớp 12 A4: Sĩ số 40 học sinh
- Số học sinh học lực giỏi: 24 HS.
- Số học sinh học lực khá 16 HS.
- Số học sinh học lực trung bình 0 HS.
- Số học sinh học lực yếu: 0 HS.
Như vậy từ quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài cho thấy:
18


+ Tỉ lệ học sinh đạt học lực khá giỏi chiếm tỉ lệ cao. Gây được hứng thú học tập,
kích thích học sinh hoạt động và phát triển năng lực trí tuệ của học sinh. Tạo không khí
lớp học sôi nổi, giờ dạy sinh động, nhiều học sinh học tập khá tích cực, hăng hái phát
biểu xây dựng bài, tạo điều kiện cho hoạt động đồng bộ giữa thầy và trò.


III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện, đề tài đã đạt được một số kết quả sau:
- Tìm hiểu thực tế dạy học môn công nghệ 12 và ảnh hưởng của nó trong việc
vận dụng phương pháp dạy học đàm thoại nêu vấn đề.
- Xây dựng được một số bài giảng bằng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
- Tổ chức kiểm nghiệm đánh giá hiệu quả. Xây dựng bài giảng bằng phương
pháp lôgíc kết hợp với đàm thoại nêu vấn đề tôi viết phạm vi còn hẹp nên bản thân tôi
muốn nhận được sự tiếp tục phát triển rộng hơn nữa và được sự góp ý của các thầy, các
cô, các bạn để có thể hoàn thiện hơn nữa về phương pháp dạy học của mình.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh hoá, ngày 1 tháng 7 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.

Lê Thị Vân Khánh

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học KTCN, tập 1. Nguyễn Văn Bính, Trần Sinh Thành,
Nguyễn Văn Khôi. NSB GD, 1999.
2. Sách giáo khoa Công nghệ 12. Nguyễn Văn Khôi (Chủ biên).NSB GD.
3. Sách giáo viên Công nghệ 12. Nguyễn Văn Khôi (Chủ biên). NSB GD.
4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên THPT, Nguyễn Trọng Khanh, Lê Huy
Hoàng, Đặng Xuân Thuận, NXB ĐHSP, 2006.
5. Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên THPT về đổi mới
phương pháp dạy học - Môn Công nghệ. Nguyễn Văn Khôi, Lê Huy Hoàng, Nguyễn

Trọng Khanh.
6. Tài liệu trên mạng internet.

20


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN
XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê thị Vân Khánh.
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Lê Hoàn - Thọ Xuân - Thanh Hóa.

TT
1.

Tên đề tài SKKN
Xây dựng 1 số tình huống có

SGD&ĐT

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)
B

2010- 2011


SGD&ĐT

C

2012-2013

SGD&ĐT

C

2015 - 2016

SGD&ĐT

C

2016 - 2017

Cấp đánh giá
xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Năm học đánh
giá xếp loại

vấn đề trong dạy học môn
2.

Công nghệ 11 ở THPT

Xây dựng bài giảng bằng
phương pháp lôgic kết hợp
với đàm thoại nêu vấn đề
trong giảng dạy môn Công

3.

nghệ 11
Xây dựng bộ câu hỏi so sánh
ở môn Công nghệ 12 theo
định hướng phát triển năng

4.

lực học sinh.
Xây dựng 1 số tình huống có
vấn đề trong dạy học môn
Công nghệ 11 ở THPT

----------------------------------------------------

21



×