Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng dạy hoc tích hợp vào một số nội dung địa lí trung học phổ thông góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 87 trang )

PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục phổ thông hiện nay là “vận
dụng kiến thức vào thực tiễn” nhằm “phát triển khả năng sáng tạo, tự học , khuyến
khích học tập của học sinh”. Địa lí là một môn học quan trọng trong chương trình
giáo dục quốc dân, nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học
Địa lí, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử
với môi trường tự nhiên, đồng thời đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước, của
xu thế thời đại.
Việc liên hệ các hiện tượng, vấn đề thực tế vào trong quá trình dạy và học, trước
hết tạo điều kiện cho việc học và hành gắn liền với thực tế, tạo cho học sinh sự
hứng thú, hăng say trong học tập.
Liên hệ các hiện tượng, vấn đề thực tế vào trong quá trình dạy và học góp phần
xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng
tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức
vào cuộc sống. Đồng thời giúp cho học sinh có được những hiểu biết về các vấn đề
kinh tế - xã hội của thế giới, của một số quốc gia và khu vực. Học sinh nắm được
những ảnh hưởng của những hoạt động của con người lên hệ tự nhiên. Từ đó, học
sinh ý thức được hoạt động của bản thân trong cuộc sống, đặc biệt là đối với vấn
đề môi trường, dân số, phòng chống thiên tai, bảo vệ các loài động vật, an toàn gia
thông…
Dạy học tích hợp là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay
nhiều môn học. Dạy học tích hợp đã được áp dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia
trong đó có Việt Nam. Tích hợp có tính thực tiễn sinh động cao, hấp dẫn đối với
học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học
các chủ đề tích hợp học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào
giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc,
nhờ đó năng lực và phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển. Ngoài
ra, dạy học tích hợp giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội
dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không
có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng


hợp vào thực tiễn.
Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại được quan tâm nghiên cứu
và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới. Khoa học sư phạm nhấn
mạnh dạy tích hợp là dạy cách tìm tòi sáng tạo và cách vận dụng kiến thức vào các
tình huống khác nhau. Tức là, dạy cho học sinh biết cách sử dụng kiến thức và kĩ
năng của mình để giải quyết những tình huống cụ thể, có ý nghĩa nhằm mục đích
hình thành, phát triển năng lực. Đồng thời chú ý xác lập mối liên hệ giữa các kiến
thức, kĩ năng khác nhau của các môn học hay các phân môn khác nhau để đảm bảo
cho học sinh có thể huy động có hiệu quả kiến thức và năng lực của mình giải
quyết các tình huống.
Việc thực hiện phương pháp tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát
triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có
1


ý nghĩa hơn so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ.
Điều đó góp phần nâng cao năng lực người học, giúp đào tạo những người có
phẩm chất, năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống của hiện đại.
Đặc biệt, hiên nay Chương trình địa lí trung học phổ thông mới Ban hành kèm
theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ là: Chương trình chú trọng tích hợp, thực hành
và vận dụng. Chương trình môn Địa lí chú trọng tích hợp, thực hành, gắn nội dung
giáo dục của môn học với thực tiễn nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng
kiến thức địa lí vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề
của thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống. Trên nền tảng những kiến thức cơ
bản và phương pháp giáo dục đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của
học sinh, Chương trình môn Địa lí giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực địa
lí – một biểu hiện của năng lực khoa học; đồng thời góp phần cùng các môn học và
hoạt động giáo dục khác phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực
chung đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt là tình yêu quê

hương, đất nước; thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội; khả
năng định hướng nghề nghiệp; để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng
góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tính tích hợp được thể hiện ở
nhiều mức độ và hình thức khác nhau: Tích hợp giữa các kiến thức địa lí tự nhiên,
địa lí dân cư, xã hội và địa lí kinh tế trong môn học; lồng ghép các nội dung liên
quan (giáo dục môi trường, biển đảo, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu; giáo
dục dân số, giới tính, di sản, an toàn giao thông...) vào nội dung địa lí; vận dụng
kiến thức các môn học khác (Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử...) trong việc làm
sáng rõ các kiến thức địa lí; kết hợp kiến thức nhiều lĩnh vực khác nhau để xây
dựng thành các chủ đề có tính tích hợp cao. Chương trình xác định thực hành,
luyện tập, vận dụng là nội dung quan trọng, đồng thời là công cụ thiết thực, hiệu
quả để phát triển năng lực của học sinh. Nội dung này chú trọng việc vận dụng
kiến thức địa lí vào thực tiễn nhằm góp phần phát triển các năng lực đặc thù của
môn học.
Do đó, tích hợp trong giảng dạy Địa lí không còn là vấn đề đơn thuần nữa mà
nó trở thành nhiệm vụ của những giáo viên dạy Địa lí trong nhà trường, đặc biệt là
thực hiện chương trình Địa lí mới sắp tới.
Hiện nay cũng đã có tài liệu về tính tích hợp cho môn Địa lí trung học phổ
thông nhưng các tài liệu này còn mang tính chất lí thuyết chung chung mà chưa cụ
thể sâu sắc cho các nội dung chương trình. Chưa thấy một công trình khoa học nào
đưa ra các giải pháp cụ thể cho việc vận dụng tích hợp các nội dung địa lí trung
học phổ thông góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực
tiễn cho học sinh.
Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Vận dụng dạy hoc tích hợp vào một số
nội dung địa lí trung học phổ thông góp phần hình thành và phát triển năng lực
giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh”

2



II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy và
mở rộng vốn kiến thức, kỹ năng cho giáo viên.
- Giúp bản thân giáo viên và học sinh nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc
vận dụng tích hợp trong dạy và học Địa lí. Vận dụng phương pháp dạy học tích
hợp môn địa lí, lịch sử, sinh học , giáo dục công dân …nhằm tạo hứng thú học cho
học sinh trong giờ học, phát triển tư duy, năng lực vận dụng kiến thức các môn học
trong nhà trường của học sinh trong giải quyết các tình huuống học tập cụ thể ở
từng môn học có liên quan .
- Giúp học sinh có khả năng chủ động sử dụng kiến thức của các môn học
khác có liên qua vào trong việc học tập và kiểm tra đánh giá.
- Giúp giáo viên Địa lí dễ dàng hơn trong việc thử nghiệm dạy học liên môn
chủ đề, đổi mới kiểm tra đánh giá.
- Nghiên cứu đề tài giúp tôi hiểu rõ hơn: Thế nào là động vật hoang dã ? Động
vật hoang dã có vai trò gì trong môi trường sinh thái? Từ đó biết cách bảo vệ
những loài này và tăng thêm kiến thức để giáo dục học sinh. Qua học sinh, cũng có
thể tác động đến một bộ phận dân cư (gia đình học sinh) để nâng cao hơn ý thức
trách nhiệm trong việc bảo vệ các loài động vật hoang
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông trong
các cơ sở giáo dục, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ và giải pháp của ngành giáo
dục. Giúp nâng cao nhận thức cho học sinh trong việc chấp hành pháp luật về an
toàn giao thông, hạn chế vi phạm trong đối tượng học sinh - thanh thiếu niên. Qua
đó, nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học góp phần nâng cao chất lượng, hoàn
thành mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường phổ thông. Ngăn chặn, đẩy lùi
các vi phạm an toàn giao thông trong học sinh. Thông qua hoạt động giáo dục cũng
như các hoạt động khác giúp học sinh hiểu biết đầy đủ các qui định của pháp luật,
tự giác chấp hành nghiêm chỉnh qui định về đảm bảo an toàn giao thông. Khi tham
gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
- Giáo dục môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là

các em được trang bị những kiến thức về môi trường và từ đó nhận thức được ý
nghĩa của việc xây dựng môi trường trong sạch, tốt đẹp. Giúp học sinh có nhận
thức đúng đắn về môi trường và vai trò của môi trường đối với đời sống và sự phát
triển của xã hội loài người. Từ đó có ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường sống lành
mạnh, sạch đẹp, có những hành động thiết thực nhất để bảo vệ môi trường sống
xung quanh các em và chống lại những hành vi phá hoại hoặc gây ô nhiễm môi
trường.
- Giúp học sinh có thêm được những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu và
ảnh hưởng của nó đến khí hậu toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, giúp các
3


em có những kiến thức cơ bản, trọng tâm có thể áp dụng vào bài học cũng như áp
dụng vào cuộc sống thường ngày. Giúp các em vận dụng tốt kiến thức về biến đổi
khí hậu để có thể ứng phó được với những bất thường mà biến đổi khí hậu gây ra.
- Thông qua sáng kiến kinh nghiệm này, tôi muốn tìm cho mình một phương
pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh nơi mình công tác, tạo ra không
khí hứng thú học tập tốt, giúp các em đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
- Có ý thức trách nhiệm đối với gia đình, xã hội; ý thức nâng cao liên hệ được
kiến thức địa lí với thực tiễn, vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học vào
nhận thức hoặc nghiên cứu một chủ đề vừa sức trong thực tiễn, vào việc ứng xử
phù hợp với môi trường
2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp khảo sát thực tiễn.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
- Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa.
- Phương pháp kinh nghiệm thực tế để giáo dục.

- Phương pháp hoạt động thực tiễn.
- Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng.
- Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống bảo vệ môi trường.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Học sinh bậc Trung học phổ thông.
- Giáo viên giảng dạy môn Địa lí bậc Trung học phổ thông.
- Áp dụng cho nhiều bài học Địa Lí trung học phổ thông
- Giới hạn trong nội dung có thể tích hợp, lồng ghép các nội dung liên quan
(Giáo dục môi trường, biển đảo, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu; Giáo dục
dân số, giới tính, di sản, an toàn giao thông...) vào nội dung địa lí; vận dụng kiến
thức các môn học khác (Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử...) trong việc làm sáng
rõ các kiến thức địa lí;

4


PHẦN HAI: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lý luận
1.1. Thực tiễn
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Thực tiễn” là “những hoạt động của con người,
trước hết là lao động sản xuất, nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn
tại của xã hội”(Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội, Hoàng
Phê (2003)).
1.2. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng của một cá nhân hiểu và giải quyết tình
huốngvấn đề khi mà giải pháp giải quyết chưa rõ ràng. Nó bao gồm sự sẵn sàng
tham gia vào giải quyết tình huống vấn đề đó – thể hiện tiềm năng là công dân tích
cực và xây dựng (Định nghĩa trong đánh giá PISA, 2012).
Giải quyết vấn đề: Hoạt động trí tuệ được coi là trình độ phức tạp và cao nhất

về nhận thức, vì cần huy động tất cả các năng lực trí tuệ của cá nhân. Để giải quyết
vấn đề, chủ thể phải huy động trí nhớ, tri giác, lý luận, khái niệm hóa, ngôn ngữ,
đồng thời sử dụng cả cảm xúc, động cơ, niềm tin ở năng lực bản thân và khả năng
kiểm soát được tình thế (Theo Nguyễn Cảnh Toàn – 2012 (Xã hội học tập – học
tập suốt đời)).
Từ đó, ta có thể đề xuất định nghĩa như sau: “Năng lực giải quyết vấn đề là khả
năng của một cá nhân “huy động”, kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến
thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… để hiểu và giải
quyết vấn đề trong tình huống nhất định một cách hiệu quả và với tinh thần tích
cực”.
1.3. Ý nghĩa của việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho
người học
- Đối với học sinh:
+ Sự hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề giúp học sinh hiểu và nắm
chắc nội dung cơ bản của bài học. học sinh có thể mở rộng và nâng cao những kiến
thức xã hội của mình.
+ Sự hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề giúp học sinh biết vận
dụng những tri thức xã hội vào trong thực tiễn cuộc sống.
+ Sự hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề giúp học sinh hình thành
kỹ năng giao tiếp, tổ chức, khả năng tư duy, tinh thần hợp tác, hoà nhập cộng đồng.
- Đối với giáo viên:

5


+ Sự hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề giúp giáo viên có thể
đánh giá một cách khá chính xác khả năng tiếp thu của học sinh và trình độ tư duy
của họ, tạo điều kiện cho việc phân loại học sinh một cách chính xác.
+ Sự hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề giúp cho giáo viên có điều
kiện trực tiếp uốn nắn những kiến thức sai lệch, không chuẩn xác, định hướng kiến

thức cần thiết cho học sinh.
+ Giúp giáo viên dễ dàng biết được năng lực nhận xét, đánh giá, khả năng vận
dụng lý luận vào thực tiễn xã hội của học sinh. Từ đây định hướng phương pháp
giáo dục tư tưởng học tập cho học sinh.
1.4. Dạy học tích hợp
1.4.1. Khái niệm tích hợp
Theo từ điển Giáo dục học, tích hợp là “Hành động liên kết các đối tượng
nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau
trong cùng một kế hoạch giảng dạy”
Theo từ điển tiếng Việt, tích hợp là “Sự kết hợp những hoạt động, chương trình
hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp là sự hợp nhất,
sự hòa nhập, sự kết hợp”.
Theo từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary, tích hợp là “Kết hợp
những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng thể. Những phần, những bộ
phận này có thể khác nhau nhưng tích hợp với nhau” .
Theo Dương Tiến Sỹ, tích hợp là “Sự hợp nhất hay sự nhất thể hóa đưa tới một
đối tượng mới như là một thể thống nhất giữa các thành phần của đối tượng, nó
không phải là một phép cộng mang tính cơ học những thuộc tính của các thành
phần ấy”.
Như vậy, muốn hiểu đúng, hiểu rõ được bản chất, quy luật vận động của bất kì
một sự vật, hiện tượng nào trong tự nhiên thì chúng ta vừa phải nghiên cứu các bộ
phận, thành phần cấu thành nên các sự vật, hiện tượng đấy một cách riêng rẽ; vừa
phải tìm được các mối liên hệ, tác động qua lại giữa chúng trong một thể thống
nhất là sự vật, hiện tượng mà chúng ta đang nghiên cứu. Có như vậy, kết quả
nghiên cứu của chúng ta mới có tính chính xác, thực tiễn cao nhất.
Đối với quá trình dạy học, tích hợp chính là sự liên kết các đối tượng giảng dạy,
học tập trong cùng một kế hoạch hoạt động nhằm đảm bảo sự thống nhất, hài hòa,
trọn vẹn của một hệ thống dạy học để đạt mục tiêu dạy học tốt nhất.
1.4.2. Khái niệm dạy học tích hợp
Theo Nguyễn Văn Khải: “Dạy học tích hợp tạo ra các tình huống liên kết tri

thức các môn học đó là cơ hội phát triển các năng lực của học sinh. Khi xây dựng
các tình huống vận dụng kiến thức, học sinh sẽ phát huy được năng lực tự lực, phát
triển tư duy sáng tạo” .
6


Theo Xaviers Roegirs: “Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình
học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh
những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những yêu cầu cần thiết cho học sinh,
nhằm phục vụ cho quá trình học tập tương lai, hoặc hòa nhập học sinh vào cuộc
sống lao động. Khoa sư phạm tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa” .
Như vậy, dạy học tích hợp là quá trình giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh
biết huy động và tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó hình thành những
kiến thức, kỹ năng mới đồng thời phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là
năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống.
1.4.3. Mục đích của dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp nhằm hướng đến 4 mục đích chính sau:
- Định hướng vấn đề cần giải quyết- năng lực thực hiện công việc.
- Định hướng cuộc sống thật, hoạt động nghề nghiệp thật, giải quyết những vấn đề
liên quan đến cuộc sống và nghề nghiệp.
- Phát triển năng lực thực hiện ở người học.
- Giảm sự trùng lặp kiến thức kỹ năng giữa các môn học.
1.4.4. Bảo vệ môi trường hiện nay:
Là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi
trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/NQ- TƯ
ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi
trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Quyết định
số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng chính phủ về việc
phê duyệt đề án " Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc

dân" và Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những
nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai
bền vững của đất nước.
Cụ thể hoá và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày
31 tháng 1 năm 2005. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị về việc tăng
cường công tác giáo dục bảo về môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm đến
2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi
trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong năm học, ngoài vấn đề sử dụng phương tiện, kỹ thuật dạy học tích cực thì
vấn đề dạy học tích hợp đã được giáo viên thực hiện ở một số phần trong chương
trình địa lí trung học phổ thông, việc dạy học tích hợp giúp các em hiểu sâu hơn về
7


kiến thức, chất lượng và gây hứng thú hơn trong việc học tập địa lí, đáp ứng yêu
cầu khi nước ta mở cửa, hội nhập cũng như xu hướng thi trung học phổ thông quốc
gia.
Trước đây khi chưa thực hiện dạy học tích hợp thì kết quả học tập chưa đạt
được hiệu quả tối ưu vì phần lớn giáo viên chưa chú trọng việc gây sinh động,
hứng thú trong giờ học, chưa linh hoạt vận dụng kiến thức các môn đã học nên kết
quả một số giờ lên lớp chưa cao.
Qua những tháng năm giảng dạy tôi thấy nếu chỉ sử dụng đơn thuần kiến thức
một môn học thì có nhiều vấn đề giáo viên không đủ thời gian giải thích hơn nữa
không huy động được khả năng tư duy tổng hợp của học sinh. Với các kiến thức đã
học ở các môn học khác các em dễ dàng giải thích và khắc sâu kiến thức các môn.
Mặt khác, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế- xã hội trong những năm qua đã
làm thay đổi xã hội Việt Nam. Chỉ số tăng tưởng kinh tế không ngừng được nâng

cao, tuy nhiên sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi
trường. Vì vậy môi trường Việt nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô
nhiễm nghiêm trọng. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành và
đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số kết quả
đáng khích lệ. Tuy vây, việc bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn chung
môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có lúc, có nơi đã đến mức báo
động.
Hiện nay, việc giáo dục môi trường qua giảng dạy trong các trường học, nhất là
các trường trung học phổ thông có ý nghĩa và chiếm vị trí đặc biệt. Nhà trường là
nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai đất nước, những người sẽ thực
hiện khai thác, sử dụng, cải tạo và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi
trường đất nước mình. Nếu họ có nhận thức đầy đủ các vấn đề về môi trường, thì
khi ra đời, dù bất cứ lĩnh vực nào, hoạt động nào họ đều có thể thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả.
II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi.
- Chúng tôi là những giáo viên nhiệt tình, đam mê, luôn chịu khó tìm tòi sáng
tạo, luôn trau dồi, tích lũy kinh nghiệm và trăn trở đưa ra nhiều ý tưởng trong công
tác giảng dạy và các hoạt động chuyên môn.
- Kiến thức chương trình Địa lí liên quan thực tiễn và có tính ứng dụng rất cao
vào cuộc sống hàng ngày. Đây cũng là một điều rất cần thiết của ngành giáo dục
nước ta là học đi đôi với hành, học tập gắn liền với cuộc sống. Việc hình thành và
phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống cho học sinh đang là một
xu thế tất yếu. Đối với Việt Nam, Chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2018,
vấn đề này đã được đưa vào.
8


- Trong những năm qua vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã được

ngành giáo dục triển khai sâu rộng với mục tiêu chuyển từ cung cấp kiến thức là
chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học để đáp
ứng sự phát triển và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là điều kiện
thuận lợi để giáo viên đổi mới phương pháp và giáo dục kĩ năng.
Trường trung học phổ thông Quỳnh Lưu 2 đã tổ chức cho giáo viên và học sinh
tham gia các hoạt động tình nguyện như ủng hộ đồng bào lũ lụt, ủng hộ học sinh
nghèo vùng cao, giúp đỡ các học sinh trong trường gặp khó khăn, làm vệ sinh sân
trường, lớp học hàng ngày,... sẽ tạo nhiều cơ hội và điều kiện để triển khai dạy học
tích hợp.
2. Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi đó, chúng tôi cũng còn gặp một số khó khăn:
- Đội ngũ giáo viên hiện nay phần lớn được đào tạo theo chương trình sư phạm
đơn môn, chưa được trang bị về cơ sở lý luận dạy học tích hợp một cách chính
thống, khoa học nên khi thực hiện phần lớn là do giáo viên tự tìm hiểu nên không
tránh khỏi việc hiểu không đúng, chưa đầy đủ. Phần lớn các giáo viên đã quen với
việc dạy học đơn môn nên kiến thức các môn liên quan còn hạn chế.
- Phần lớn các ẹm học sinh học môn Địa lí vẫn chủ yếu nắm kiến thức bộ môn, còn
việc sử dụng kiến thức, kỹ năng của các môn liên quan Toán, Lý, Hóa, Sinh,…khai
thác kiến thức mới ở môn Địa lí hay hiểu sâu vấn đề Địa lí còn hạn chế, một số em
kỹ năng tính toán hay kiến thức Toán, Lý, Hóa, còn yếu.
- Chương trình sách giáo khoa hiện nay được viết theo kiểu đơn môn nên khi tiến
hành xác định nội dung tích hợp mang lại hiệu quả không cao.
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi muốn đây là một đề tài thật bổ ích không
chỉ phục vụ cho giảng dạy mà còn phục vụ chính cuộc sống hàng ngày với những
điểm tới và tính hiệu quả của đề tài như sau:
- Giúp bản thân giáo viên và học sinh nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc vận
dụng kiến thức tích hợp trong dạy và học Địa lí. Vận dụng phương pháp dạy học
tích hợp môn địa lí, lịch sử, sinh học , giáo dục công dân …nhằm tạo hứng thú học
cho học sinh trong giờ học, phát triển tư duy, năng lực vận dụng kiến thức các môn

học trong nhà trường của học sinh trong giải quyết các tình huống học tập cụ thể ở
từng môn học có liên quan. Qua đó, học sinh nắm vững kiến thức, liên hệ giữa các
kiến thức.
- Giúp học sinh có ý thức trách nhiệm đối với gia đình, xã hội; ý thức nâng cao liên
hệ được kiến thức địa lí với thực tiễn, vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học
vào nhận thức hoặc nghiên cứu một chủ đề vừa sức trong thực tiễn.

9


- Giúp học sinh có thêm kiến thức về giáo dục môi trường nhằm đạt đến mục đích
cuối cùng là các em được trang bị những kiến thức về môi trường và từ đó nhận
thức được ý nghĩa của việc xây dựng môi trường trong sạch, tốt đẹp. Giúp học sinh
có nhận thức đúng đắn về môi trường và vai trò của môi trường đối với đời sống và
sự phát triển của xã hội loài người. Từ đó có ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường
sống lành mạnh, sạch đẹp, có những hành động thiết thực nhất để bảo vệ môi
trường sống xung quanh các em và chống lại những hành vi phá hoại hoặc gây ô
nhiễm môi trường.
- Giúp học sinh hiểu về động vật hoang dã có vai trò gì trong môi trường sinh thái.
Từ đó biết cách bảo vệ những loài này và tăng thêm kiến thức để giáo dục học
sinh. Qua học sinh, cũng có thể tác động đến một bộ phận dân cư (gia đình học
sinh) để nâng cao hơn ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ các loài động vật
hoang dã.
- Giúp học sinh có thêm được những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu và ảnh
hưởng của nó đến khí hậu toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, giúp các em
có những kiến thức cơ bản, trọng tâm có thể áp dụng vào bài học cũng như áp dụng
vào cuộc sống thường ngày.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông trong các
cơ sở giáo dục, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ và giải pháp của ngành giáo dục.
Giúp nâng cao nhận thức cho học sinh trong việc chấp hành pháp luật về an toàn

giao thông, hạn chế vi phạm trong đối tượng học sinh - thanh thiếu niên. Qua đó,
nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học góp phần nâng cao chất lượng, hoàn thành
mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường phổ thông. Ngăn chặn, đẩy lùi các vi
phạm an toàn giao thông trong học sinh. Thông qua hoạt động giáo dục cũng như
các hoạt động khác giúp học sinh hiểu biết đầy đủ các qui định của pháp luật, tự
giác chấp hành nghiêm chỉnh qui định về đảm bảo an toàn giao thông. Khi tham
gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
- Đề tài còn mang đến hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng như giáo
dục cộng đồng nâng cao hiệu quả và chất lượng trong cuộc sống đặc biệt là vấn đề
môi trường, ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ động vật hoang dã, an toàn giao thông… Có thể
áp dụng vào giảng dạy hay cho các hoạt động trải nghiệm sáng tạo…cho tất cả các
trường trung học phổ thông.
Chúng tôi tin tưởng vào tính khả thi của đề tài này. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận
được sự quan tâm, ủng hộ, góp ý kiến giúp đỡ của các thế hệ đàn anh đi trước, và
của các bạn đồng nghiệp, để đề tài sẽ được triển khai rộng rãi và thành công.

10


IV. VẬN DỤNG DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀO MỘT SỐ NỘI DUNG ĐỊA LÍ
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG GÓP PHẦN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CHO HOC SINH
1.Vận dụng kiến thức các môn học khác (Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch
sử...) vào nội dung địa lí địa lí trung học phổ thông
Việc vận dụng kiến thức tích hợp kết hợp với các phương tiện kĩ thuật dễ gây
hứng thú học tập Địa lí cho học sinh, đồng thời giúp củng cố, kiểm tra, đánh giá
kiến thức của học sinh và năng lực vận dụng của học sinh vào các tình huống cụ
thể. Vì vậy, kiến thức tích hợp vừa có chức năng minh họa vừa có chức năng cung
cấp nguồn tri thức cho học sinh. Do đó, trong dạy học Địa lí giáo viên cần phát huy
tốt các chức năng này.

Vấn đề đặt ra là vận dụng kiến thức tích hợp các môn học khác như thế nào cho
kết quả tốt nhất? Theo tôi, giáo viên có thể sử dụng phương pháp dạy học tích hợp
theo các cách sau:
1.1. Tích hợp kiến thức môn toán để hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng
thực hành Địa lí
Để rèn luyện kỹ năng thực hành Địa lí cho học sinh, tôi đã vận dụng kiến thức
môn toán để hướng dẫn học sinh làm bài thực hành.
- Toán học là một môn khoa học cơ sở, là tiền đề của các môn khoa học khác.
Hiện nay lý thuyết toán học đã được tích hợp vào nhiều môn học nhằm góp phần
nâng cao tính chính xác, khoa học, giúp học sinh dễ tiếp thu, tăng khả năng tư duy
lôgic. Việc sử dụng toán học trong dạy học hiện nay đang trở thành xu thế phổ
biến. Đối với môn Địa lí, toán được cụ thể hóa ra các bài tập, bài thực hành, qua kỹ
năng tính toán, xử lý số liệu. Đối với môn Địa lí việc rèn luyện kỹ năng làm bài tập
thực hành cho học sinh là rất quan trọng. Tuy nhiên với học sinh, vẫn còn nhiều
em kỹ năng tính toán của các em vô cùng hạn chế, nhiều em tính toán còn chưa
thạo. Bên cạnh đó trên thực tế nhiều người vẫn quan niệm Địa lí chỉ là 1 môn khoa
học xã hội đơn thuần.
- Để rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh có nhiều bước trong đó tùy vào
bảng số liệu đã cho và yêu cầu của đề, có nhiều bài học sinh phải xử lí số liệu trước
khi vẽ biểu đồ.
Ví dụ 1.
Vận dụng kiến thức môn Toán vào dạy Bài 30- Địa lí 10: Thực hành: Vẽ và
phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia.
Ở mục 2. Tính bình quân lương thực theo đầu người của thế giới và một số
nước ( đơn vị kg/người). Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào công thức sau:

11


Sản lượng lương thực


Bình quân lương thực theo đầu người =
kg/người).

Số dân

( Đơn vị:

Thay số vào công thức trên ta có bình quân lương thực theo đầu người của
Trung Quốc là:
Bình quân lương thực đầu người =

401,8
= 0,312 triệu tấn/triệu người
1287,6

= 312 kg/người
Bình quân lương thực đầu người của các nước còn lại và thế giới dựa vào
công thức trên tính tương tự, ta có bảng số liệu mới:
Nước
Trung Quốc
Hoa Kì
Ấn Độ
Pháp
In-đô-nê-xi-a
Việt nam
Thế giới

(Đơn vị: kg/người)
Bình quân lương thực theo đầu người

312
1 040,7
212,3
1 161,3
266,8
460,5
327

Ví dụ 2. Vận dụng kiến thức môn toán vào dạy Bài 34, Địa lí 10 ( Thực
hành: Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới ).
Cụ thể mục 1.Vẽ trên cùng một hệ tọa độ các đồ thị thể hiện tốc độ tăng
trưởng các sản phẩm công nghiệp nói trên.
Dựa vào bảng số liệu đã cho, giáo viên hướng dẫn học sinh áp dụng công
thức tính tốc độ tăng trưởng của một số đối tượng địa lí qua các năm để xử lí số
liệu.
Lấy năm 1950 = 100%, tính tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm công
nghiệp.
Áp dung công thức:
Tính tốc độ tăng trưởng một đối tượng địa lí qua các năm: lấy năm đầu tiên
ứng với 100%.
Giá trị năm sau
- Tốc độ tăng trưởng năm sau =
x 100
giá trị năm đầu

Thay số vào ta được, tố độ tăng trưởng của than giai đoạn 1950 – 2003 là
12


2603

x100%  143%
1820
2936
Tốc độ tăng trưởng than năm 1970 =
x 100% = 161%
1820

Tốc độ tăng trưởng năm 1960 =

Tốc độ tăng trưởng các sản phẩm còn lại tính tương tự ta có bảng số liệu
mới
Năm
Than
Dầu mỏ
Điện
Thép

1950
100
100
100
100

1960
143
201
238
183

1970

161
447
513
314

(Đơn vị: %)
1990 2003
186 291
637 746
1224 1536
407 460

1980
207
586
852
361

Sau khi sử lí số liệu song, giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ thích hợp
là biểu đồ đường biểu diễn.
Ví dụ 3. Theo kết quả điều tra dân số của Tổng cục Thống kê Việt Nam, dân số
trung bình nước ta qua một số mốc thời gian (Đơn vị: 1.000 người):
Năm

1976

1980

1990


2000

2010

Số dân

49160

53722

66016,7

77635

88434,6

a) Tính tỉ lệ % tăng dân số trung bình mỗi năm trong các giai đoạn 1976-1980,
1980-1990, 1990-2000, 2000-2010. Kết quả chính xác tới 4 chữ số phần
thập phân sau dấu phẩy. Giả sử tỉ lệ % tăng dân số trung bình mỗi năm
không đổi trong mỗi giai đoạn.
b) Nếu cứ duy trì tỉ lệ tăng dân số như ở giai đoạn 2000-2010 thì đến năm 2015
và 2020 dân số của Việt Nam là bao nhiêu?
Hướng dẫn
Từ công thức tính tăng trưởng dân số: X m  X n 1  r 

mn

,  m, n 




, m  n

Trong đó:
r % là tỉ lệ tăng dân số từ năm n đến năm m
X m dân số năm m

X n dân số năm n

Từ đó ta có công thức tính tỉ lệ tăng dân số là r %  m  n

Xm
1
Xn

 53722 
 1 .100  2, 243350914%
 49160 
13

a)+ Tỉ lệ tăng dân số giai đoạn 1976 – 1980 là r %   4


+ Tỉ lệ tăng dân số giai đoạn 1980 – 1990 là
 66016, 7 
r %   10
 1 .100 g nghệ: Sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại
cây trồng.
+ Phân tích sự ảnh hưởng của sinh vật đến sự phát triển và phân bố sinh vật?
- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân. Trao đổi, thảo luận, so sánh kết

quả làm việc, bổ sung kết quả của cá nhân. Giáo viên quan sát, giúp đỡ.
- Bước 3: Trao đổi thảo luận: Đại diện học sinh lên trình bày, các học sinh còn lại
so sánh đối chiếu, tiếp tục bổ sung kết quả làm việc cá nhân. Trên cơ sở thảo luận
và bổ sung của học sinh, giáo viên chuẩn kiến thức:
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật:
4. Sinh vật:
- Động vật có mối quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn…
- Thực vật ảnh hưởng đến phát triển và phân bố Động Vật
- Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của học
sinh.
HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhân tố con người đến sự phát
triển và phân bố sinh vật. (thời gian 3')
67


1. Mục tiêu:
- Hiểu được ảnh hưởng của con người đến sự phát triển, phân bố của sinh vật.
- Các yếu tố khác của môi trường tác động tới sinh quyển.
- Con người có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới sự phân bố sinh vật,sự tồn tại và
phát triển của sinh vật,làm môi trường thay đổi .
- Phân tích tác động qua lại giữa hoạt động của con người với sinh vật.
- Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ các loài sinh vật.
2. Phương thức:
Cả lớp, cá nhân
3. Hoạt động học:
- Bước 1: Giao nhiệm vụ:
+ Nêu những hoạt động tích cực và tiêu cực của con người đối với sinh vật.
+ Kể tên một số loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta. Biện pháp bảo vệ
các loài sinh vật đó.
Tích hợp môn giáo dục công dân: Trách nhiệm của công dân: Bảo vệ

giống loài động thực vật, không đốt phá rừng, không tham gia vào các hành vi vận
chuyển, mua bán động vật quý hiếm. Phát hiện, tố cáo những hành vi vi phạm…
- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân. Trao đổi, thảo luận, so sánh kết
quả làm việc, bổ sung kết quả của cá nhân. Giáo viên quan sát, giúp đỡ.
- Bước 3: Trao đổi thảo luận: Đại diện học sinh lên trình bày, các học sinh còn lại
so sánh đối chiếu, tiếp tục bổ sung kết quả làm việc cá nhân. Trên cơ sở thảo luận
và bổ sung của học sinh, giáo viên chuẩn kiến thức:
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật:
5. Con người:
-Tích cực: thay đổi phạm vi phân bố sinh vật, trồng rừng
-Tiêu cực: thu hẹp diện tích tự nhiên, mất nơi ở , làm tuyệt chủng SV
- Bước 4:
GV đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh.
C. Luyện tập(5’)
1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức của bài học về phần các nhân tố ảnh
hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật.
2. Phương thức: cả lớp.
3. Hoạt động:
68


- Bước 1: Giao nhiệm vụ:
GV lập sơ đồ tư duy về nọi dug bài học

HS cho biết nhân tố nào quan trọng nhất đối với sự phát triển và phân bố sinh vật.
- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân. Giáo viên quan sát.
- Bước 3: Trao đổi thảo luận: Giáo viên gọi 1-2 học sinh báo cáo nhanh kết quả
làm việc. Học sinh khác bổ sung. Trên cơ sở thảo luận và bổ sung của học sinh,
giáo viên chuẩn kiến thức.
- Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của học

sinh.
D. Vận dụng(3’)
1. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu tác động của con người đến sự phát
triển và phân bố sinh vật.
2. Phương thức: cá nhân.
3. Hoạt động:
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
Quan sát, tìm hiểu thực tế địa phương em để thấy được tác động của người dân tới
sự phát triển và phân bố sinh vật. Em sẽ làm gì khi biết có người đang nuôi gấu để
lấy mật ?
- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân ở nhà.
- Bước 3: HS trao đổi thảo luận.
- Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của học
sinh.
Ví dụ 2 (Địa lí 11 - Cơ bản):

69


Tiết PPCT: 3

Bài 3
Một số vấn đề mang tính toàn cầu

I. Mục tiêu:
Sau bài học , HS cần:
1.Kiến thức
- Giải thích được bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hoá dân
số ở các nước phát triển.

- Biết và giải thích được đặc điểm dân số của thế giới, nhóm nước phát triển,
đang phát triển và hệ quả của nó.
- Trình bày được một số biểu hiện ,nguyên nhân của ô nhiễm môi trường;
phân tích được ô nhiễm và hậu quả của ô nhiêm từng loại môi trường; nhận thức
được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
- Hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình và chống nguy cơ chiến tranh
2. Kỹ năng: Phân tích được các bảng số liệu, liên hệ thực tiễn, so sánh và nhận
xét
3. Thái độ: Nhận thức được tác động của con người tới biến đổi khí hậu, ô
nhiễm nước, suy giảm đa dạng sinh vật.
4. Định hướng năng lực cho học sinh:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,
năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, hình ảnh, sơ đồ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường trên thế giới và Việt Nam.
- Bảng số liệu phóng to theo SGK.
2. Học sinh: - Vở ghi, vở bài tập, đọc và chuẩn bị bài.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp- 1 phút
3. Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát (4 phút)
a. Mục tiêu: Nhận biết được một số vấn đề dân số trên thế giới và một số sự cố về
ô nhiễm môi trường, chiến tranh khu vực và khủng bố trên thế giới.
b. Phương thức: Cá nhân.
70


c. Tiến trình hoạt động:

Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ:
GV kể một số sự kiện mới nhất về sự già hoá dân số và sự bùng nổ dân số
của một vài quốc gia trên thế giới, một số sự cố về môi trường ( chất thải, sự cố
tràn dầu trên biển, ... ), một số tin mới nhất về chiến tranh khu vực và khủng bố
trên thế giới. Sau đó khái quát lại thành các vấn đề. GV hỏi : Đó là những vấn đề
riêng của một quốc gia hay của toàn nhân loại ?
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp.
Bước 3: HS trao đổi, GV quan sát giúp đỡ, GV gọi một học sinh trả lời, các
HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV đánh giá kết quả, chốt kiến thức và dẫn dắt vào bài.
Nội dung chốt:
- Bên cạnh xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa để phát triển kinh tế- xã hội ngày
nay, các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với một số vấn đề chung chúng
gây ra những hậu quả nghiêm trọng; cần sự hợp tác, chung sức của toàn nhân loại
để giải quyết như vấn đề dân số, môi trường, chiến tranh. Đó chính là những vấn
đề mang tính toàn cầu.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
Nội dung 1: Tìm hiểu vấn đề dân số( 12 phút)
a. Mục tiêu:
- Giải thích được bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hoá dân số ở
các nước phát triển.
- Biết và giải thích được đặc điểm dân số của thế giới, nhóm nước phát triển, đang
phát triển và hệ quả của nó.
b. Hình thức: Nhóm.
c. Tiến trình dạy học:
Bước 1:
GV chia lớp thành 4 nhóm:
- Nhóm 1, 2: Tìm hiểu nội dung mục 1, SGK trang 13 và bảng 3.1 nêu đặc điểm
phân bố, nguyên nhân, biểu hiện và hệ quả của hiện tượng bùng nổ dân số.
- Các nhóm 3, 4: Tìm hiểu nội dung mục 2, SGK trang 13 và bảng 3.2 nêu đặc

điểm phân bố, nguyên nhân, biểu hiện và hệ quả của hiện tượng già hóa dân số.
71


Bước 2 : HS nhận nhiệm vụ ghi kết quả ra giấy nháp.
Bước 3: HS trao đổi, GV quan sát giúp đỡ, đại diện các nhóm lên trình bày. Các
nhóm còn lại theo dõi, trao đổi, chất vấn, bổ sung.
Bước 4 : GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức, kết hợp liên hệ với chính sách dân
số ở Việt Nam.
Nội dung chốt:
Bùng nổ dân số

Già hóa dân số

Đặc điểm
phân bố và
nguyên
nhân

- Các nước đang phát triển.

- Các nước phát triển.

Biểu hiện

- Dân số thế giới tăng nhanh đặc
biệt là nửa sau thế kỉ XX.

Xu hướng chung của dân số
thế giới đang già đi:


- Các nước đang phát triển chiếm
80% dân số và trên 95% số dân
tăng hằng năm của thế giới.

- Tỉ lệ dưới 15 tuổi ngày càng
thấp, trên 65 tuổi ngày càng
cao.

- Nguyên nhân: có số người trong - Nguyên nhân: có dân số già,
độ tuổi sinh đẻ đông, điều kiện y
tỉ lệ sinh thấp, dân số tăng
tế, mức sống được cải thiện nên tỉ chậm.
lệ sinh cao, dân số tăng rất nhanh.

- Tuổi thọ trung bình dân số
thế giới ngày càng tăng.
Hệ quả

- Tạo nguồn nhân lực lớn.
- Gây nhiều sức ép về kinh tế- xã
hội, thiếu việc làm, khó cải thiện
chất lượng cuộc sống.

- Thiếu nhân công lao động,
hạn chế sự phát triển kinh tế,
tác động đến chất lượng cuộc
sống

Nội dung 2:

Tìm hiểu vấn đề môi trường( 15 phút)
a. Mục tiêu:
- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiễm môi trường;
phân tích được ô nhiễm và hậu quả của ô nhiêm từng loại môi trường; nhận thức
được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
b. Hình thức:
Thảo luận nhóm:
c. Tiến trình dạy học:
72


- Bước 1: GV trình chiếu một số tranh ảnh,video về môi trường, yêu cầu HS gọi ra
được tên của các vấn đề môi trường qua tư liệu đó ghi lên bảng và sắp xếp thành
nhóm như các chủ đề trong SGK.

Ảnh nguồn Internet
Sau đó GV chia lớp thành 6 nhóm nhỏ, phát phiếu học tập số 2 và phân công
nhiệm vụ cho các nhóm.
+ Nhóm 1-2: Tìm hiểu nội dung mục 1, SGK trang 14, nêu biểu hiện, nguyên nhân
và hậu quả của tình trạng ô nhiễm không khí.
+ Nhóm 3-4: Tìm hiểu nội dung mục 2, SGK trang 14, nêu biểu hiện, nguyên nhân,
hậu quả tình trạng ô nhiễm nước ngọt, biển và đại dương.
+ Nhóm 5-6: Tìm hiểu nội dung mục 3, SGK trang 15, nêu biểu hiện, nguyên nhân,
hậu quả tình trạng suy giảm đa dạng sinh học.
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ ghi kết quả ra giấy nháp.
Bước 3: HS trao đổi, GV quan sát giúp đỡ, HS đại diện nhóm trả lời, các HS khác
nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức và nhấn mạnh tính nghiêm trọng
của các vấn đề về môi trường trên phạm vi thế giới.
Nội dung chốt:

Một số vấn đề môi trường toàn cầu
Vấn đề
môi
trường

Hiện trạng

Nguyên nhân

Hậu quả

Giải pháp

73


Biến đổi
khí hậu
toàn cầu

- Trái đất
nóng lên
- Mưa axit.

- Khí CO2 tăng> hiệu ứng nhà
kính
- Chủ yếu từ
ngành sản xuất
điện và các
ngành CN sử

dụng than đốt.

- Băng tan
- Mực nước biển
tăng-> ngập 1 số
vùng đất thấp.
- ảnh hưởng đến
sức khoẻ, sinh
hoạt, sản xuất.

- Cắt giảm
lượng CO2,
NO2, SO2,
CH4 troóngản
xuất và sinh
hoạt.

Suy giảm
tầng ô
dôn

Tầng ôdôn
bị thủng và
lỗ thủng
ngày càng
lớn.

Hoạt động CN,
sinh hoạt -> 1
lượng khí thải

lớn trong khí
quyển.

ảnh hưởng đến sức Cắt giảm
khoẻ, mùa màng,
lượng CFCs
sinh vật thuỷ sinh. trong sản xuất
và sinh hoạt.

Ô nhiễm
nguồn
nước
ngọt,biển
và đại
dương

- Ô nhiễm
nghiệm
trọng
nguồn
nước ngọt.

- Chất thải CN,
NN và sinh hoạt

- Thiếu nguồn
nước sạch

- Việc vận
chuyển dầu và

các sản phẩn từ
dầu

- ảnh hưởng đến
sức khoẻ

Suy giảm
đa dạng
sinh học

Nhiều loài Khai thác thiên
sinh vật bị nhiên quá mức.
tuyệt chủng
hoặc đứng
trước nguy
cơ tuyệt
chủng.

- Ô nhiễm
biển

- Tăng cường
xây dựng các
nhà máy xử kí
chất thải.

- ảnh hưởng đến
SV thuỷ sinh

- Đảm bảo an

toang hàng
hải

- Mất đi nhiều loài
sinh vật, nguồn
thực phẩm, nguồn
thuốc chữa bệnh,
nguồn nguyên
liệu,...

- Toàn thế
giới tham gia
vào mạng lưới
các trung tâm
sinh vật, xây
dựng các khu
bảo vệ thiên
nhiên.

- Mất cân bằng
sinh thái

Bước 5: GV đặt câu hỏi: Tại sao chúng ta phải bảo vệ môi trường?
Bước 6: HS nhận nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp. GV quan sát giúp đỡ.
Bước 7: HS trả lời,HS khác nhận xét bổ sung.
Bước 8: GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức:
Nội dung chốt:
Môi trường tự nhiên có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của con người, vì thế, bảo vệ môi trường tự nhiên chính là bảo vệ môi
trường sống của con người.

74


Nội dung 3: Tìm hiểu một số vấn đề khác( 8 phút)
a. Mục tiêu: Hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình và chống nguy cơ chiến
tranh
b. Hình thức: Cả lớp
c. Tiến trình dạy học:
Bước 1: GV trình chiếu một số hình ảnh về các vấn đề xung đột sắc tộc, xung đột
tôn giáo, nạn khủng bố. Yêu cầu HS quan sát và kết hợp kiến thức trong mục III,
SGK trang 14 chỉ ra được các vấn đề liên quan, phân tích ảnh hưởng của nó tới hòa
bình và phát triển của nhân loại.
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp.
Bước 3: HS trao đổi, GV quan sát giúp đỡ, gọi một HS trả lời, các HS khác nhận
xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung,chuẩn kiến thức.
Nội dung chốt:
- Các vấn đề: xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố,…
- Ảnh hưởng: gây mất ổn định xã hội, thiệt hại về người và của, nguy cơ dẫn đến
chiến tranh.
Hoạt đông 3: Luyện tập( 3 phút):
a. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu thêm kiến thức bài học.
b. Hình thức: Cả lớp
c. Tiến trình hoạt động:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Dựa vào nội dung kiến thức bài học, hãy: Giải thích
câu nói: Trong bảo vệ môi trường, cần phải ‘‘ tư duy toàn cầu, hành động địa
phương”.
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ ghi kết quả ra giấy nháp.
Bước 3: HS trao đổi, GV quan sát giúp đỡ, gọi một HS trả lời, các HS khác nhận
xét bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.
Nội dung chốt:
- Phải tư duy toàn cầu vì: Sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa
dạng sinh học đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu chứ không phải tại một số quốc
gia hay một khu vực nào trên trái đất.
- Hành động địa phương vì: Sự biến đổi, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng
sinh học ở các quốc gia, các khu vực khác nhau trên trái đất, không giống nhau về
75


mức độ. Do vậy, ở các địa phương khác nhau trên trái đất tùy theo mức độ ô
nhiễm môi trường mà có biện pháp cụ thể khác nhau.
Hoạt động 4: Vận dụng( 2 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học, video, tranh ảnh để liên hệ với thực tế địa
phương.
b. Hình thức: Cá nhân.
c. Tiến trình hoạt động:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
- Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy nêu một số loài động vật ở nước ta hiện nay
có nguy cơ tuyệt chủng hoặc còn lai rất ít.
- Sưu tầm các tài liệu liên quan đến các vấn đề môi trường toàn cầu.
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ ghi kết quả ra giấy nháp.
Bước 3: HS trao đổi, GV quan sát giúp đỡ, gọi một HS trả lời, các HS khác nhận
xét bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.
V. Phụ lục : Phiếu học tập 1:
Bùng nổ dân số

Già hóa dân số


Đặc điểm phân bố và nguyên nhân
Biểu hiện
Hệ quả
Phiếu học tập 2 :Dựa vào SGK và hiểu biết của bản thân, trao đổi và hoàn thành
phiếu học tập sau:
Một số vấn đề môi trường toàn cầu
Vấn đề môi trường

Hiện trạng Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp

Biến đổi khí hậu toàn cầu
Suy giảm tầng ô dôn
Ô nhiễm nguồn nước ngọt,
biển và đại dương

76


Suy giảm đa dạng sinh học

Ví dụ 3 (Địa lí 12 - Cơ bản):
Tiết PPCT 2

Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

- Mục tích hợp
2. Phạm vi lãnh thổ
b. Vùng biển
- Nội dung tích hợp
Theo công ước của Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982, vùng biển nước ta

bao gồm : nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và
thềm lục địa
Giáo viên dẫn dắt vấn đề: Ngày 2/5/2014, Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn
khoan Hải Dương 981 tới vị trí cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của
Việt Nam 17 hải lý về phía nam, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam)
khoảng 120 hải lý về phía đông. Đây là vị trí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền
kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển,
Trung Quốc đã vi phạm điều gì?
Sau khi đưa ra căn cứ, giáo viên kết luận: Lãnh thổ Việt Nam là thiêng liêng,
được Hiến pháp Việt Nam quy định, được thế giới công nhận. Mỗi công dân Việt
Nam trong đó có các em học sinh đều có trách nhiệm hiểu rõ, hiểu đúng về phạm
vi lãnh thổ của nước ta, đấu tranh với những quan điểm sai trái, bảo vệ quyền lợi
của quốc gia, tham gia vào các chương trình đóng góp xây dựng biển đảo. Đồng
thời các em cần thấy có trách nhiệm tuyên truyền phổ biến cơ sở pháp luật, khẳng
định chủ quyền đối với các quần đảo trên biển Đông đối với cộng đồng, có những
việc làm thiết thực góp phần bảo vệ, gìn giữ môi trường hòa bình, hợp tác và phát
triển với các quốc gia trong khu vực, tích cực tham gia đóng góp viết bài dự thi,
ủng hộ, vẽ tranh tuyên truyền...
Tiết PPCT 15

Bài 14.

SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.
- Mục tích hợp
1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng
a. Tài nguyên rừng
77


- Nội dung tích hợp

Luật bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 12: Những hành vi bị nghiêm cấm (16 hành vi)
GV lấy ví dụ về một số hành vi bị nghiêm cấm

Khai thác rừng trái phép

Đặt bẫy thú trái phép
Theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, người bao che cho người vi phạm pháp
luật về bảo vệ và phát triển rừng hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của
Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu
trách nhiệm hình sự. Việt Nam là một đất nước có ¾ diện tích là đồi núi, thiên
nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, thường xuyên chịu ảnh hưởng của nhiều loại thiên tai,
vai trò của rừng và bảo vệ rừng ở nước ta là đặc biệt quan trọng. Là học sinh các
em phải thấy rõ được trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền, bảo vệ tài
nguyên rừng theo qui định của pháp luật. Tích cực tham gia trồng và bảo vệ rừng,
ngăn chặn hành vi sai trái trong khai thác sử dụng tài nguyên rừng .
- Mục tích hợp
78


×